KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
5 NĂM 2016 – 2020 TỈNH Phú Yên
(Kèm theo Nghị quyết số 164/2015/NQ-HĐND,
ngày 25/12/2015 của HĐND tỉnh Phú Yên)
I. MỤC TIÊU TỔNG
QUÁT
Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản
xuất, tập trung một số ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có
hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao,
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái để tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp; tập
trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo
yêu cầu phát triển; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
và chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt các nhiệm vụ
phát triển văn hóa - xã hội, đẩy mạnh cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đưa Phú Yên phát triển
nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng
cường, vị thế của Phú Yên trong khu vực được nâng cao, GRDP bình quân đầu
người bằng mức trung bình của cả nước.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Các chỉ tiêu về kinh tế
1.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 12,5
-13%/năm. Trong đó: Giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản bình quân 3,5
- 4%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 23,5 - 24%/năm; ngành dịch vụ
bình quân 9 - 9,5%/năm và thuế sản phẩm bình quân 6%/năm.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong
GRDP đến năm 2020: Ngành nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 14 - 14,5%; công
nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50 - 50,5%; dịch vụ chiếm khoảng 33 - 33,5% và thuế
sản phẩm chiếm khoảng 2%.
1.2. GRDP bình quân đầu người đến
năm 2020 đạt khoảng 3.400 - 3.500 USD.
1.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa đến năm 2020 đạt khoảng 1 tỷ USD.
1.4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2016 - 2020 từ 120 - 130 nghìn tỷ đồng.
1.5. Thu ngân sách đến năm 2020 đạt
khoảng 8.000 tỷ đồng.
2. Các chỉ tiêu về xã hội
2.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đến năm 2020 đạt 70%,
trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 51%.
2.2. Số lao động được tạo việc làm
giai đoạn 2016 - 2020: 122,5 nghìn lao động (bình quân mỗi năm 24 - 25 nghìn
lao động); tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh đến năm 2020 dưới 2,5%; tỷ lệ lao động
tham gia bảo hiểm xã hội trên tổng số
lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2020 đạt 51%.
2.3. Đến năm 2020 đạt 80% thanh
niên trong độ tuổi có trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương.
2.4. Tỷ lệ gia đình được công nhận
gia đình văn hóa đến năm 2020 trên 95%; tỷ lệ thôn, buôn, khu phố văn hóa đạt 85%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đạt
97%.
2.5. Tỷ lệ tăng dân số bình quân
hàng năm khoảng 0,72%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 dưới
12%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 85%.
2.6. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 2 - 2,5%/năm, riêng các huyện
nghèo giảm bình quân 3 - 4%/năm.
2.7. Tỷ lệ xã được công nhận đạt
tiêu chí nông thôn mới năm 2020 đạt trên 65%; số xã còn lại bình quân đạt trên
10/19 tiêu chí.
2.8. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020
đạt 38% dân số.
3. Các chỉ tiêu về tài nguyên -
môi trường
3.1. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt
45%.
3.2. Đến năm 2020, tỷ lệ dân số
thành thị được cung cấp nước sạch đạt 90%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp
nước hợp vệ sinh cơ bản đạt 100%.
3.3. Duy trì tỷ lệ khu công nghiệp
đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
đạt 100%; tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn đạt 100%; tỷ lệ thu gom
chất thải rắn ở đô thị đến năm 2020 đạt 95%.
4. Các chỉ tiêu về quốc phòng -
an ninh
Giữ vững quốc phòng, an ninh. Xây
dựng tiềm lực trong khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang vững
mạnh toàn diện. Giao quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu. Phấn đấu đến năm 2020,
100% xã, phường, thị trấn đạt vững mạnh về quốc phòng, an ninh.
III. NHỮNG NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế.
2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đột
phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của cả nước,
có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh:
2.1. Huy động hiệu quả các nguồn lực
để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào dự án nhà máy lọc hóa dầu
Vũng Rô và tạo điều kiện tốt nhất để Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô sớm đi
vào hoạt động. Phối hợp và tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai sớm đi
vào hoạt động các dự án du lịch lớn như: Dự án Khu du lịch sinh thái biển đảo
cao cấp Sun Rise Phú Yên, dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Newcity Việt
Nam...
2.2. Thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu
tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
đầu tư và phát huy hiệu quả Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên.
2.3. Đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chú trọng
phân luồng học sinh sau THCS; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào
hoạt động sản xuất, quản lý; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và quản lý hành chính. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp
sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
2.4. Thực hiện tinh giản
biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính
công cấp tỉnh (PAPI); chỉ số cải cách hành chính (PI).
3. Huy động nhiều nguồn lực
chăm lo phát triển văn hoá, thể dục thể thao; tập trung giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội;
lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Chủ động, tích cực
phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh cải cách
hành chính xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
4. Sử
dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường
công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động
xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
5. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, làm tốt
công tác thông tin đối ngoại. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo;
bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục
và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên.
6. Phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng
an ninh. Tiếp tục giữ vững và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
7. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham
nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
8. Tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế sâu rộng và có hiệu quả. Tăng cường liên kết và nâng cao hiệu quả hợp tác với
thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên để góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2016 - 2020. HĐND tỉnh nhấn mạnh một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Làm tốt công tác quy hoạch;
chú trọng nâng cao chất lượng công tác thông tin dự báo
Nâng cao chất lượng xây dựng,
quản lý và thực hiện quy hoạch. Thực hiện tốt việc rà soát,
điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực cho
phù hợp với tình hình mới gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển
đồng bộ, hài hòa.
Nâng cao chất lượng công tác
thông tin, dự báo kinh tế xã hội, dự báo thị trường để quản lý điều hành phát
triển kinh tế xã hội được chủ động, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh hiệu quả.
2. Tăng cường huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển
2.1. Đối với nguồn vốn Nhà nước:
2.1.1. Ngân sách Trung ương: Phối
hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong công tác quy hoạch ngành, vùng
để đảm bảo sự thống nhất. Phối hợp chuẩn bị thủ tục và triển khai tốt
công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành
triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn
bám sát quy hoạch, kế hoạch, thứ tự ưu tiên, nhu cầu cấp bách cũng như đảm bảo
tính lâu dài. Phối hợp tốt về thông tin, kế hoạch, chương
trình xúc tiến đầu tư với các bộ, ngành Trung ương, chủ động bám sát các nhà tài trợ
lớn để tranh thủ các nguồn vốn ODA, trong đó chú trọng vận động tài trợ các dự
án trọng điểm như xây dựng hạ tầng về giao thông, thủy lợi, ứng phó biến
đổi khí hậu.
2.1.2. Ngân sách địa phương: Quản lý tốt các nguồn thu hiện có, rà soát đảm bảo
không để sót các nguồn thu theo quy định; bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý đảm
bảo nhu cầu phát triển.
2.1.3. Vốn tín dụng nhà nước: Quản lý có hiệu quả các
nguồn tín dụng nhà nước để thực hiện các chính sách xã hội
của nhà nước trên địa bàn. Tạo điều kiện để quỹ đầu tư
phát triển tỉnh huy động các nguồn vốn hợp pháp, tập trung hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các dự án theo chính sách khuyến khích đầu
tư của tỉnh.
2.1.4. Vốn
đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: Tạo điều kiện cho
doanh nghiệp đầu tư phát triển những lĩnh vực đang sản xuất kinh doanh
có hiệu quả theo yêu cầu và lộ trình tái cơ cấu của doanh nghiệp. Hỗ
trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyển dịch đầu tư sang các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, phù hợp
với điều kiện năng lực của doanh nghiệp nhà nước.
2.2. Vốn đầu tư ngoài Nhà
nước:
Đẩy mạnh đầu tư theo hình
thức đối tác công tư trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Tăng cường xúc tiến thu hút một
số doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh đầu tư tại tỉnh. Xây dựng và thực
hiện có hiệu quả cơ chế hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới, tạo
điều kiện và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng
nông thôn.
2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài:
Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn
FDI theo hướng làm tốt công tác quy hoạch ngành nghề, địa bàn và xác định đối
tác thu hút đầu tư để chủ động giới thiệu tiềm năng trên các lĩnh vực
và địa bàn cần thu hút đầu tư trên các phương tiện thông tin đại
chúng và thông qua các bộ, ngành
trung ương để tham gia xúc tiến đầu tư tại các
quốc gia.
3. Tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch
Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các
thủ tục hành chính; áp dụng công nghệ thông tin và giảm
thiểu các đầu mối trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tăng cường hệ thống
cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.
Làm tốt công tác quy hoạch,
chuyển mục đích sử dụng đất, đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng để triển khai
các công trình, dự án đúng tiến độ. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh
doanh cho nhà đầu tư thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất,
quỹ đất.
4. Phát triển, mở rộng thị trường; hình thành
đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường
Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng
hóa; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu
thị trường; làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, lấy thị trường làm định hướng
sản xuất... Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu
các mặt hàng chủ lực có thế mạnh của tỉnh: thủy sản, hạt điều, dược....
Xây dựng các quy định,
chính sách để thúc đẩy thị trường lao động, thị trường bất động sản, tài chính;
khoa học công nghệ… phát triển./.