Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 119/NQ-CP 2019 quản lý phòng chống gian lận xuất xứ chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp

Số hiệu: 119/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các tổ chức cấp C/O

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O theo quy định hiện hành bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về xuất xứ hàng hóa, cụ thể:

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O (cả C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi) bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về xuất xứ hàng hóa;

- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức cấp C/O trong việc trao đổi thông tin; tăng cường hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ các cán bộ cấp C/O,... tạo thuận lợi cho việc xác minh xuất xứ khi có yêu cầu;

- Thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin dữ liệu về tình hình cấp C/O để phát hiện các diễn biến bất thường; …

Nghị quyết 119/NQ-CP được ban hành ngày 31/12/2019.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 119/NQ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ, CHUYỂN TẢI HÀNG HÓA BẤT HỢP PHÁP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT NGHỊ:

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất và mức sống của nhân dân. Việt Nam đã tham gia ký kết và đang đàm phán 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA); khi thực hiện các Hiệp định FTA này, phần lớn hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được hưởng miễn thuế nhập khẩu khi xuất khẩu sang các đối tác FTA. Trong khi đó, nhiều nước, đối tác trên thế giới đang tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ... với mức rất cao, gây nhiều hệ lụy và làm giảm khả năng xuất khẩu của nước bị áp thuế, dẫn tới việc một số đối tượng doanh nghiệp tìm cách gian lận xuất xứ hàng hóa, lợi dụng xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để được hưởng ưu đãi, lợi thế thương mại hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại một cách bất hợp pháp.

Trong thời gian qua, với chủ trương kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt nhiều hoạt động, biện pháp cụ thể, qua đó đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thương mại quốc tế, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung, sự điều chỉnh chính sách của một số quốc gia đối tác lớn trong thời gian gần đây, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để tăng cường quản lý nhà nước về ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhằm phát triển bền vững xuất khẩu, nhập khẩu của ta góp phần bảo vệ và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực liên quan. Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan tập trung chỉ đạo, quyết liệt, thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc nếu có;

- Thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất Việt Nam; duy trì tăng trưởng xuất khẩu theo hướng bền vững; thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

- Nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là triển khai các Hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả cam kết trong các khuôn khổ đa phương và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết;

- Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa để triển khai có hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;

- Tăng cường năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra để triển khai có hiệu quả các giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;

- Chủ động kiểm tra, điều tra, xác minh để phát hiện các hành vi vi phạm, gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, xử lý nghiêm minh các vụ việc được phát hiện;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp ngăn chặn và xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Bộ Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

- Sửa đổi hoặc thay thế Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hàng hóa nhằm tăng tính răn đe;

- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa, đầu tư nước ngoài, công nghiệp phụ trợ theo hướng bổ sung điều chỉnh các quy định cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ;

- Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa lưu thông trong nước.

b) Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai đầy đủ Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Theo dõi, thống kê, cập nhật thường xuyên và kịp thời cung cấp Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp (Danh sách) cho Bộ Tài chính và các bộ, ngành, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tăng cường kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra, đặc biệt đối với việc cấp C/O và giám sát hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu.

c) Đẩy nhanh việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa trong cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị trong nước và hàm lượng giá trị khu vực để tăng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi, tận dụng lợi thế giảm thuế của các FTA, giảm thiểu khả năng bị các nước điều tra chống gian lận xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

d) Áp dụng lộ trình phù hợp với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam.

đ) Bộ Công Thương và Bộ Tài chính xem xét ký Biên bản hợp tác về việc trao đổi thông tin phục vụ việc tăng cường kiểm soát xuất xứ và cảnh báo, đánh giá nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh cũng như điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh với hàng hóa nhập khẩu.

e) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt thông qua ký kết các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các cơ quan có liên quan của nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động xử lý lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.

g) Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho công tác cấp C/O, kể cả quy hoạch lại hệ thống các tổ chức cấp C/O và công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống theo hướng hiện đại, hiệu quả.

h) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O theo quy định hiện hành bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về xuất xứ hàng hóa.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp C/O (cả C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi) bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định về xuất xứ hàng hóa;

- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức cấp C/O trong việc trao đổi thông tin; tăng cường hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ các cán bộ cấp C/O, nâng cấp cơ sở vật chất, lưu trữ hồ sơ, chứng từ... tạo thuận lợi cho việc xác minh xuất xứ khi có yêu cầu;

- Thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin dữ liệu về tình hình cấp C/O để phát hiện các diễn biến bất thường;

- Tiếp tục triển khai rộng rãi cơ chế phân luồng trong việc tiếp nhận hồ sơ và cấp C/O, cập nhật thường xuyên danh sách các doanh nghiệp và mặt hàng trong diện nguy cơ rủi ro cao để đưa vào luồng đỏ. Xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu kim ngạch lớn bất thường để yêu cầu kiểm tra, xác minh xuất xứ;

- Tăng cường cơ chế quản lý rủi ro, kiểm tra hồ sơ và xác minh tại doanh nghiệp đối với những trường hợp nghi ngờ hoặc đối với những mặt hàng trong diện nguy cơ cao;

- Tăng cường theo dõi, giám sát đối với các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để tránh các trường hợp lợi dụng thực hiện hành vi gian lận về xuất xứ hàng hóa;

- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về xuất xứ hàng hóa đối với doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; thành phần đoàn kiểm tra gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội ngành hàng liên quan. Tiến hành thanh tra, kiểm tra về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Đối với những nội dung liên quan đến kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân, đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Thông tư số 39/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

i) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại trong tháng 12 năm 2019 để có cơ sở phân tích và cập nhật nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị các nước điều tra biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, được trợ cấp hoặc gian lận xuất xứ nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

k) Cơ chế phối hợp

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng nhằm thường xuyên cải tiến, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Cung cấp thông tin về sản lượng, năng lực sản xuất của các hiệp hội ngành hàng và thông tin nghi vấn về gian lận C/O, thông tin về thủ đoạn gian lận C/O để các cơ quan chức năng tăng cường quản lý;

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và tổ chức liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo, thông tin, tuyên truyền về chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

l) Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận các thông tin liên quan đến gian lận xuất xứ.

m) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức cấp C/O ở địa phương để theo dõi, kiểm tra thực tế quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nắm vững hoạt động sản xuất và nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ.

2. Bộ Tài chính

a) Phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi những nội dung liên quan đến xử lý vi phạm xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện các nội dung:

- Theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thuộc Danh sách và các mặt hàng Việt Nam đang điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường;

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong địa bàn kiểm soát hải quan;

- Tăng cường hợp tác với hải quan các nước để trao đổi thông tin liên quan đến số liệu thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, dự báo khả năng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp xử lý của cơ quan hải quan nước nhập khẩu liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;

- Tăng cường theo dõi, kiểm tra, xác định xuất xứ, đẩy mạnh quản lý đối với một số nhóm mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu có kim ngạch tăng đột biến, các mặt hàng trong diện áp dụng thuế suất chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp. Cung cấp kết quả điều tra, xác minh, kiểm tra với các mặt hàng, doanh nghiệp có vi phạm về xuất xứ, các thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về thủ đoạn gian lận trong quá trình xin cấp C/O, gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cảnh báo trong quá trình xin cấp C/O cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu;

- Xây dựng chức năng cảnh báo gian lận xuất xứ trên hệ thống quản lý của cơ quan hải quan để kịp thời ngăn chặn các lô hàng có nghi ngờ gian lận xuất xứ;

- Siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra sau thông quan. Xây dựng mạng lưới nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường trong nước để kịp thời phát hiện các hành vi ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định.

b) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo ghi nhãn, xuất xứ Việt Nam.

c) Rà soát phạm vi, hiệu lực Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

a) Tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu, chuyển tải từ Việt Nam đi các nước để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định.

b) Siết chặt công tác quản lý cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

c) Theo dõi thị trường và bám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp hội viên nhằm kịp thời phát hiện các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, phối hợp cung cấp thông tin về mặt hàng, doanh nghiệp có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cho các bộ liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính...).

d) Trao đổi dữ liệu cấp C/O với Bộ Công Thương theo quy định. Xây dựng phương án kết nối hệ thống trao đổi dữ liệu cấp C/O qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo chuẩn dữ liệu do Bộ Công Thương hướng dẫn.

đ) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức cấp C/O ở địa phương để theo dõi, kiểm tra thực tế quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nắm vững hoạt động sản xuất và nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ.

e) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng về nguy cơ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt do gian lận xuất xứ; khuyến khích các hiệp hội phát hiện, phản ánh về các hành vi gian lận xuất xứ; bảo vệ các doanh nghiệp chân chính và thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

5. Bộ Công an

a) Chủ động triển khai các biện pháp thu thập nghiên cứu và đánh giá tình hình chính sách thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại và bảo hộ mậu dịch của các nước, trọng tâm là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,...; nghiên cứu, rà soát những bất cập trong chính sách, quy định pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ để kịp thời đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, hội nhập quốc tế và đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, VCCI để tăng cường phòng, chống lẩn tránh thuế, kiểm tra, xác minh kịp thời các mặt hàng, vụ việc có dấu hiệu gian lận xuất xứ; chủ động phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về lẩn tránh phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ theo quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo các Cục nghiệp vụ và công an các địa phương tăng cường giám sát để phát hiện, kịp thời các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, điều tra xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tăng cường giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trên từng lĩnh vực, địa bàn có liên quan.

6. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng

a) Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn các cơ quan quản lý cấp địa phương trong việc xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (kể cả việc sáp nhập, mua lại), đồng thời giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, sản xuất kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

b) Phối hợp nghiên cứu, phân tích đánh giá giữa khả năng sản xuất trong nước với số liệu xuất nhập khẩu trên cơ sở số liệu do Bộ Tài chính cung cấp và cung cấp thông tin về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp liên quan đến những mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ tới Bộ Công Thương, VCCI, Tổng cục Hải quan để kiểm soát chặt chẽ trong quá trình cấp và kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu.

c) Tham vấn với các Hiệp hội ngành hàng để đưa ra các giải pháp trong lĩnh vực phụ trách nhằm chống gian lận xuất xứ bảo vệ sản xuất trong nước.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo

a) Các sở, ban, ngành tại địa phương

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa để các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nắm được chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước để chấp hành đúng quy định.

b) Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trực thuộc tỉnh, thành phố

- Xây dựng kế hoạch đấu tranh, phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa trong từng thời kỳ;

- Theo dõi, đôn đốc, báo cáo công tác đấu tranh, phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

8. Các cơ quan truyền thông, báo chí

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,... và các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, các biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam.

III. ĐẢM BẢO CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức liên quan bảo đảm nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết để thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết này.

2. Bộ Tài chính đảm bảo ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ trong Nghị quyết này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp trong Nghị quyết này nhằm tăng tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai Nghị quyết; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai thực hiện của các bộ, ngành và các địa phương khi có yêu cầu./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Viện NCQLKTTW, Văn phòng PTBV (Bộ KH&ĐT);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Tổng Thư ký HĐQG về PTBV và Nâng cao NLCT, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 119/NQ-CP

Hanoi, December 31, 2019

 

RESOLUTION

EMERGENCY MEASURES FOR ENHANCEMENT OF STATE MANAGEMENT REGARDING PREVENTION AND COMBAT AGAINST ORIGIN FRAUD AND ILLEGAL GOODS TRANSPORT

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 1, 2016 of Government on operating regulations of Government;;

At request of Minister of Industry and Trade,

HEREBY RESOLVES:

Along with economic openness and integration, import and export have taken great steps to develop and become a vital factor contributing to economic development and improving manufacturing capacity and living standards of the people. Vietnam has been a member and is negotiating 17 Free Trade Agreements (FTA); during implementation of said FTAs, the majority of goods originating from Vietnam benefit from import duty exemption when exported to other members of the FTA.  Meanwhile, as a result of many countries and partners in the world increasingly adopting trade remedies namely antidumping tax, countervailing duties, safeguard tax, etc. with rates so high that lead to many consequences and impair export capabilities of countries which said taxes are imposed on, some enterprises attempt to falsify goods origin and exploit Vietnamese origin of goods to receive benefits and goodwill or to evade trade remedies illegally. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

1. General objectives

- Deter and prevent trade fraud and illegal transport in import and export, proactively detect and stringently take actions against violations if any;

- Promote domestic manufacture and protect reasonable rights and benefits of Vietnamese manufacturers; maintain import development sustainably; attract foreign cooperation and investment in projects involving high technology, high added value, exerting on a large scale and connecting global production and supply chains.

- Increase effectiveness of international economic integration, particularly implementation of new-generation FTAs and ensure strict implementation and guaranteed efficiency according to multilateral frameworks and signed FTAs; 

- Protect rights and benefits of Vietnam in international trade.

2. Specific objectives:

- Develop legal systems regarding goods origin, goods origin examination and verification to effectively implement prevention and stringent sanctions against origin fraud, illegal transport and trade remedy evasion. 

- Enhance capacity of supervising and examining bodies to effectively implement prevention and stringent sanctions against origin fraud, illegal transport and trade remedy evasion;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increase publicizing and raising awareness to deter and prevent violations regarding goods origin fraud and illegal transport in import and export;

- Promote international cooperation in deterring and taking actions against goods origin fraud and illegal transport in import and export.

II. PRIMARY TASKS AND MEASURES

1. Ministry of Industry and Trade

a) Take charge and cooperate with ministries and relevant agencies in examining and developing legislative document systems

- Amend or replace Decree No. 124/2015/ND-CP dated November 19, 2015 on amendments to Decree No. 185/2013/ND-CP on administrative sanctions in trade, manufacture and sale of counterfeits and banned commodities, and protection of consumer’s rights by increasing levels of sanctions imposed on violations relating to origin fraud and fabricated product labeling to intensify intimidation;

- Examine legislative documents on goods origin, foreign investment and auxiliary industry and amend regulations to conform to policies of government on prevention and combat against trade frauds regarding origin; 

- Expedite completion of relevant law provisions on goods origin, particularly domestically circulated goods.

b) Continue to take charge and cooperate with relevant ministries to fully implement Decision No. 824/QD-TTg dated July 4, 2019 of Prime Minister approving Schemes for enhancement of state management regarding combat against evasion of trade remedies and origin fraud measures.  Monitor, conduct statistical reports and update on a regular basis, promptly provide list of commodities placed under inspection, adoption of antidumping tax and countervailing tax by countries adopting trade remedies on a regular basis and list of commodities subject to origin fraud and illegal transport for Ministry of Finance and relevant ministries and organizations, People’s Committees of provinces or central-affiliated cities to enhance control, examination and inspection, particularly control, examination and inspection of issuance of C/O and supervision of investment, manufacture, import and export. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Adopt routes suitable to self-certification of product origin and certificate of origin via the internet to facilitate exporting enterprises and suitable to law systems and practical situations in Vietnam.

dd) Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance shall consider and sign records for cooperation on information exchange serving enhancement of origin control and warning, assessment of probability in which export goods are subject to trade remedies and counter evasion as well as investigation for adoption of trade remedies and counter evasion measures on export goods.

e) Promote international cooperation, particularly via signing memorandum and reach agreements on cooperation with relevant agencies of foreign countries to increase effectiveness of actions against evasion of trade remedies and origin fraud.

g) Strengthen organization and increase capacity with respect to issuance of C/O, including reform systems of C/O issuing bodies and examination and verification of goods origin in order to ensure operational effectiveness of the systems in a modern and efficient fashion.

h) Intensify inspection and supervision frequencies carried out on C/O issuing bodies according to applicable regulations and law in order to ensure compliance with regulations and law on goods origin.

- On a regular basis, carry out inspection and supervision on bodies issuing C/O (both preferential and non-preferential C/O) to ensure stringent compliance with regulations and law on goods origin;

- Increase cooperation between C/O issuing bodies in information exchange; improve specialized and operational instructions provided for officials issuing C/O, upgrade facilities and store documents and files, etc. in order to facilitate verification of origin upon request;

- Monitor and update information and data on issuance of C/O on a regular basis to detect irregularities;

- Continue to implement on a large scale classification mechanic in application receipt and issuance of C/O, update lists of enterprises and commodities under high risks on a regular basis to place into red lane. Identify focus of export goods displaying unusually high turn-over to request origin inspection and verification;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increase supervision and monitor with respect to enterprises self-certifying origin of their products to avoid exploitation to commit violations regarding goods origin fraud;

- Establish interdisciplinary inspectorates to inspect origin of goods of enterprises suspected with origins and labeling fraud and illegal transport of goods; the inspectorates consist of Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Public Security Vietnam Chamber of Commerce and Industry and relevant industry associations. Conduct inspection on issuance of certificate of origin of goods;

- With respect to contents relating to examination and verification of export goods origin before and after issuance of certificate of origin of goods and self-certification of origin of export goods of traders, comply precisely with Circular No. 39/2018/TT-BCT dated October 30, 2018 on examination and verification of goods origin.

i) Develop and request Prime Minister to approve scheme for effective development and operation of early warning systems against trade remedy proceedings in December 2019 to establish basis for analysis and update risks of goods being inspected by other countries in terms of trade remedies and origin fraud as well as prevent import goods sold at injured prices, subsidized goods or goods with fabricated origin from being imported into Vietnam which will damage domestic manufacture. 

k) Cooperation

- Develop close and effective cooperation between ministries, Vietnam Chamber of Commerce and Industry and industry associations to innovate and assist enterprises in dealing with issues on a regular basis, facilitate enterprises in stringently complying with regulations and law on goods origin. Provide information on productivity and manufacture capacity of industry associations and suspicions regarding C/O fraud, information about C/O fraud schemes to enable competent authorities to emphasize on management;

- Cooperate with ministries, local government, industry associations and relevant organizations in promoting training, education and raising awareness of counter of origin fraud and illegal transport.

l) Establish hotline to receive information relating to origin fraud.

m) Stringently cooperate with ministries, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and C/O issuing bodies to monitor and conduct physical inspections on manufacturing process of enterprises manufacturing export goods, acknowledge manufacturing operation and material sources used by the enterprises to ensure satisfactory to origin criteria.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Cooperate with ministries in amending regulations relating to imposing sanctions regarding to origin of import and export goods in Decree No. 45/2016/ND-CP dated May 26, 2016 on amendments to Decree No. 127/2013/ND-CP dated October 15, 2013 of Government on administrative sanctions and enforcement of implementation of administrative decisions in customs.

b) Direct General Department of Customs to:

- Monitor import and export figures, particularly those of goods under the lists and goods of Vietnam placed under inspection and trade remedies to provide information for Ministry of Industry and Trade and Ministry of Public Security on a monthly basis, pay special attention to unusual change in import and/or export turn-over;

- Increase inspection, control and taking actions against manufacturing and trading goods infringing intellectual property rights within customs controlled areas;

- Increase customs cooperation with other countries to exchange information relating to statistical figures of import and export goods of Vietnam, predict probability that export goods of Vietnam are placed under trade remedies and other measures of customs authorities of importing countries relating to origin fraud and illegal transport;

- Increase monitor, examination and origin verification, promote management with respect to certain import and export goods observing unusually rise in turn-over, goods placed under taxes for prevention of trade remedy evasion, potentially subject to origin and/or labeling fraud or falsification and illegally transported. Provide investigation, verification and examination results with respect to goods and enterprises committing origin-related violations and information relating to fraudulent schemes during procedures for issuance of C/O and origin fraud of import and/or export goods for Ministry of Industry and Trade, Ministry of Public Security and Vietnam Chamber of Commerce and Industry to warn procedures for issuance of C/O for export goods of Vietnam;

- Develop origin fraud warning functions on the management systems of customs authorities to promptly intercept shipments suspected with origin fraud;

- Perform stricter origin inspection from application receipt to post clearance inspection. Develop operational network to examine and verify origin of import and export goods.

3. Ministry of Science and Technology

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate with relevant ministries in conducting research and amending Decree No. 43/2017/ND-CP on goods labeling and Decree No. 119/2017/ND-CP dated November 1, 2017 of Government on administrative sanctions in product and goods standards, measurement and quality to promptly prevent Vietnam labeling and origin fraud. 

c) Examine scope and effective period of Circular No. 05/2019/TT-BKHCN on guidelines for implementation of Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14, 2017 of Government relating product labeling.

4. Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI)

a) Increase examination and verification regarding origin of goods and goods exported from Vietnam to other countries for issuance of certificates of origin as per the law.

b) Perform stricter management of issuance of certificates of origin as specified in Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 8, 2018 on elaborating to Law on Foreign Trade Management regarding goods origin. 

c) Monitor market and supervise manufacture and export of member enterprises to promptly detect violations regarding goods origin fraud, cooperate in providing relevant ministries (Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, etc.) information about goods and enterprises potentially commit origin fraud and illegally transport.

d) Exchange information about issuance of C/O with Ministry of Industry and Trade as per the law. Develop measures to link systems for exchange of C/O issuance information via National single-window portal according to data standards provided by Ministry of Industry and Trade.

dd) Stringently cooperate with ministries, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and C/O issuing bodies to monitor and conduct physical inspections on manufacturing process of enterprises manufacturing export goods, acknowledge manufacturing operation and material sources used by the enterprises to ensure satisfactory to origin criteria.

e) Increase publicizing, raising awareness and warning enterprise and industry associations about risks of sanctions against origin fraud; encourage associations to detect and report origin fraud violations; protect honest enterprises and Vietnam brands. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Proactively adopt measures to acknowledge research and assess commercial policies, trade remedies and trade protection of other countries, particularly those of the United States, EU, China, etc.; conduct research and review difficulties in policies, regulations and law under functions and tasks of Ministry of Public Security relating to import and export of goods, prevention of trade remedies and origin fraud evasion to promptly request Government and ministries to amend and develop in a joint and synchronized fashion and satisfactory to requirements of state management, international integration and prevention and fight against crimes in recent times.

b) Closely cooperate with Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance and VCCI to increase prevention of tax evasion, promptly examine and verify goods and cases of potential origin fraud; proactively detect, investigate and take actions against violations regarding trade remedy evasion and origin fraud as per the law.

c) Direct professional agencies and police of local governments to increase supervision to promptly detect violations regarding origin fraud, investigate and take actions against violations as per the law, increase supervision with respect to foreign direct and indirect investment in each relevant sector and administrative division.

6. Ministry of Planning and Investment, Ministry of Transport, Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Construction

a) Increase publicizing and instruct local authorities to consider and deal with investment registration of foreign investors (including acquisition and purchase), monitor closely foreign investment projects in sectors and foreign investment projects manufacturing and/or trading goods potentially subject to origin fraud, illegal transport and trade remedy evasion.

b) Cooperate in conducting research and analyzing assessment of domestic manufacturing capacity with import and export figures provided by Ministry of Finance and provide information on investment of enterprises relating to goods potentially subject to origin fraud for Ministry of Industry and Trade, VCCI and General Department of Customs to perform strict control during issuance and examination of export goods origin.

c) Consult industry associations to devise measures to be adopted within specific sectors to prevent origin fraud and protect domestic manufacture.

7. People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall direct

a) Local departments and agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To increase publicizing and popularizing legislative documents on goods origin and labeling to enable enterprises operating in vicinity to acknowledge policies, regulations and law of government and comply therewith. 

b) National steering committees for combating smuggling, commercial fraud and counterfeit goods of provinces and cities.

- To develop plans for combating and preventing origin and labeling fraud and illegal transport of goods from time to time;

- To monitor, encourage and report on combating and preventing smuggling, origin and labeling fraud and illegal transport of goods according to direction of the National steering Committee 389.

8. Media and press agencies

Vietnam Television (VTV), Voice of Vietnam, Vietnam News Agency, etc. and press agencies shall increase publicizing and providing information about combating origin fraud, illegal transport, trade remedies and prevention of trade remedy evasion of Vietnam.

III. ASSURANCE OF IMPLEMENTATION RESOURCES

1. Ministries, ministerial agencies, People’s Committees of provinces or central-affiliated cities and relevant agencies and organizations shall assure personnel and necessary conditions for timely and effective implementation of tasks and measures set forth under this Resolution.

2. Ministry of Finance shall provide funding for implementation of tasks set forth under this Resolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministries, ministerial agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and heads of relevant agencies within their functions and tasks shall be assigned to direct, instruct and organize implementation of measures under this Resolution to enhance state management regarding prevention and combat against goods origin fraud and illegal transport.

2. Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with ministries and People’s Committees of provinces or central-affiliated cities in monitoring, encouraging and examining implementation and results of implementation of the Resolution; consolidate and report to Prime Minister on implementation of ministries and local governments upon request./. 

 

 

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 về biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.073

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!