HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2013/NQ-HĐND
|
Phan
Rang - Tháp Chàm, ngày 18 tháng 12 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH NINH THUẬN GIAI
ĐOẠN 2013 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ
Luật Thủy sản năm 2003;
Căn cứ
Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ
Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ
Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt
động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Xét Tờ
trình số 63/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt Đề án tổ
chức lại nghề khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2013 - 2020;
Sau
khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ
chức lại nghề khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2013 - 2020, với các
nội dung chính sau đây:
1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ
của Đề án
a) Quan điểm
Tổ chức lại nghề khai thác hải sản
phải đảm bảo an toàn, ổn định, bền vững, khai thác một cách hợp lý nguồn lợi tự
nhiên phù hợp với định hướng phát triển ngành. Đồng thời gắn với nhiệm vụ an
ninh, quốc phòng trên từng vùng biển, tham gia cùng với lực lượng quốc phòng
tạo ra thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Lấy hiệu quả kinh tế
làm động lực, không chỉ nhắm tới lợi ích trước mắt của cá nhân, của ngành, địa
phương mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lâu
dài của tỉnh và đất nước.
b) Mục tiêu
* Giai đoạn 2013 đến năm 2015:
- Hòan thành công tác phân định
ranh giới quản lý hoạt động khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ giáp ranh
giữa Ninh Thuận với các tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận;
- Thực hiện phân cấp 100% nhiệm vụ
quản lý tàu cá gắn máy có tổng công suất máy chính nhỏ dưới 20CV và vùng nước
ven bờ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện/thành phố;
- Cơ bản chấm dứt hoạt động khai
thác hải sản bằng nghề vây rút có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, chất
nổ, hóa chất độc trên các vùng biển. Ổn định các nghề truyền thống của ngư dân
đang hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ trong tỉnh và vẫn mang lại hiệu
quả kinh tế; từng bước chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bằng các hình thức
mang tính hủy diệt nguồn lợi;
- Toàn tỉnh có 750 tàu cá trên 90CV
thường xuyên hoạt động khai thác tại vùng khơi, trong đó đội tàu thực hiện khai
thác tại các vùng biển xa đạt 20 chiếc. Với 70 - 75% số tàu là thành viên các
tổ, đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Từng bước tổ chức hợp tác xã sản
xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín từ cung ứng hậu cần, khai thác, vận chuyển
đến thu mua, chế biến, tiêu thụ theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần trên ngư
trường; tổ chức thành lập được từ 1 - 2 nghiệp đoàn nghề cá từ các tổ đoàn kết,
hợp tác xã khai thác xa bờ và biển xa;
- Cơ bản giám sát được tàu cá hoạt
động trên các vùng biển theo quy định. Giám sát hành trình 15 - 20% tàu cá hoạt
động tại vùng khơi;
- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống
dưới 15%. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác, bảo quản đến chế
biến và tiêu thụ đối với tàu khai thác cá ngừ (nếu có);
- Phấn đấu đưa tổng sản lượng khai
thác hải sản hàng năm tăng trưởng bình quân từ 1,5 - 2,0%. Trong đó sản lượng
khai thác hải sản tại vùng khơi đạt 40 - 50% tổng sản lượng hải sản khai thác
toàn tỉnh.
* Giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2020:
- Chuyển đổi 100% các hộ khai thác
hải sản bằng các hình thức mang tính hủy diệt nguồn lợi sang các nghề thích
hợp;
- Giảm 25% số lượng tàu cá có tổng
công suất máy chính nhỏ dưới 20CV;
- Toàn tỉnh có 833 tàu cá trên 90CV
thường xuyên hoạt động khai thác tại vùng khơi, trong đó có 100 - 120 tàu cá
hoạt động khai thác tại các vùng biển xa; 100% số tàu là thành viên các tổ, đội
ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Nhân rộng tổ chức hợp tác xã, nghiệp đoàn
nghề cá sản xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín từ cung ứng hậu cần, khai thác,
vận chuyển đến thu mua, chế biến, tiêu thụ theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần
trên ngư trường;
- Giám sát hành trình 100% tàu cá
hoạt động tại vùng khơi;
- Phấn đấu đưa tổng sản lượng khai thác hải sản hàng năm
tăng trưởng bình quân từ 1,8 - 2,2%. Trong đó sản lượng
khai thác hải sản tại vùng khơi đạt 60 - 75% tổng
sản lượng hải sản khai thác toàn tỉnh.
c) Nhiệm vụ
- Tổ chức lại sản xuất nghề khai
thác hải sản trên các vùng biển tỉnh Ninh Thuận (vùng bờ, vùng lộng và vùng
khơi).
- Nâng cao năng lực quản lý hoạt
động khai thác hải sản.
- Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục
vụ khai thác hải sản.
2. Các dự án ưu tiên thực hiện Đề
án
a) Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề
b) Hỗ trợ đóng mới tàu dịch vụ hậu
cần trên biển
c) Nghiên cứu cải tiến một số nghề
khai thác hải sản
3. Kinh phí thực hiện Đề án
Tổng nhu cầu vốn cho cả giai đoạn
2.157,07 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2013 - 2015: tổng nhu
cầu kinh phí đầu tư khoảng 403,37 tỷ đồng, trong đó: vốn từ ngân sách Trung
ương 92,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 10,87 tỷ đồng; vốn vay tín dụng, vốn tự
có của doanh nghiệp và nhân dân 300 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020: tổng nhu
cầu vốn đầu tư khoảng 1.753,70 tỷ đồng, trong đó: vốn từ ngân sách Trung ương
764 tỷ đồng; ngân sách địa phương 39,7 tỷ đồng; vốn từ vay tín dụng, vốn tự có
của doanh nghiệp và nhân dân 950 tỷ đồng.
4. Các giải pháp thực hiện Đề án
Chú trọng công tác tuyên truyền để
nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, đoàn thể và ngư dân.
a) Quan tâm xây dựng cơ chế, chính
sách, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phù hợp tại địa phương.
b) Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng khoa
học, công nghệ.
c) Quan tâm đến công tác đào tạo
nguồn nhân lực.
d) Các giải pháp về huy động vốn.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp
luật; Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội
đồng nhân dân có nhiệm vụ giám sát, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
này.
Điều 3. Nghị quyết này được
Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 13 tháng
12 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày./.