HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/2017/NQ-HĐND
|
Thái Bình, ngày 14 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017
- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHOÁ XVI KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày
28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục
lập, thẩm định, phê duyệt,
công bố, quản lý quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp và thương mại;
Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày
26 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch
tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030; Báo
cáo thẩm tra số 26/BC-KTNS ngày 09 tháng 7 năm 2017
của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kì họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến
năm 2030 (Có Quy hoạch kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14
tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng
7 năm 2017./.
Nơi
nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở; ban; ngành thuộc tỉnh;
- TT Huyện uỷ, Thành ủy;
- TT HĐND, UBND huyện, Thành phố;
- Báo TB; Công báo; Cổng thông tin điện tử TB;
- L.ưu: VT,TH
|
CHỦ TỊCH
Đặng Trọng Thăng
|
QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT
TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của
Hội đồng nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Quan
điểm phát triển
Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn
tỉnh Thái Bình trong thời gian tới được thực hiện dựa trên các quan điểm sau:
- Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và khuyến khích sản xuất hàng hóa phát triển, phù hợp với những quy
luật khách quan của kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước. Theo đó, quyền tự chủ, tự do kinh
doanh và sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các chợ hoạt động trên địa bàn tỉnh
phải đảm bảo tuân thủ các cam kết gia
nhập WTO, các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam
đã ký kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng
và ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn. Với
nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập
khác nhau nên chỉ tiêu cho nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau đòi hỏi mạng lưới chợ trên địa
bàn tỉnh phải được phát triển một
cách đa dạng, đáp ứng được cả nhu cầu tiêu dùng của người có thu nhập thấp cũng như người có
thu nhập cao.
- Hướng tới các phương thức chợ
hiện đại, đảm bảo văn minh thương mại. Cùng với việc tăng cường
khuyến khích ứng dụng và phát triển các mô hình mạng lưới
chợ văn minh hiện đại thì việc cải tạo
và nâng cấp mạng lưới chợ truyền thống
vẫn cần được sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt nhằm hướng tới mục đích phát triển bền vững thương mại
trong nước, đảm bảo và nâng cao chất
lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác
như: Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại, giao thông,
công nghiệp, đô thị, nông thôn, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh... Khai thác, phát huy các lợi thế về dân tộc,
tập quán tiêu dùng, vị trí để hỗ trợ
cho các hoạt động thương mại, dịch vụ để hỗ trợ cho các hoạt
động dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt
Nam có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mà không vi phạm các cam kết với WTO.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng hệ thống chợ phát triển cả
về số lượng, quy mô và cấp độ chợ, với sự tham gia của các loại
hình tổ chức và một thành phần kinh tế, có sự quản lý và
điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thoả mãn nhu cầu kinh
doanh, mua sắm tiêu dùng và nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo cho các thị trường
hàng hoá phát triển ổn định. Trên cơ
sở đó, nâng cao vai trò của chợ trong việc phục vụ sản xuất
và đời sống, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
xuất khẩu, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có
tổng số 225 chợ (đã loại trừ 03 chợ
thuộc diện xóa bỏ) trong đó có 07 chợ hạng I; 41 chợ hạng
III và 177 chợ hạng III.
- Đến năm 2030 số
lượng chợ trên địa bàn không thay đổi về số lượng so với năm 2025, các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.
- Phấn đấu tăng
diện tích bình quân của hộ kinh doanh
cố định trên chợ từ 3,8 m2/hộ hiện nay lên 06 m2/hộ vào năm 2025.
- Đảm bảo tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ
lưu thông qua hệ thống chợ trong tỉnh chiếm 55% năm 2020
và 40% vào năm 2025.
- Xoá bỏ chợ tạm,
nền đất, mái thô sơ, tăng cường diện
tích xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
3. Định
hướng phát triển
a) Chợ thành thị
- Hạn chế xây dựng
mới các chợ ở khu vực nội thành.
- Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số
chợ quy mô lớn hiện có thành một số chợ trung tâm của tỉnh và huyện với quy mô chợ loại I hoặc chuyển hoá chợ trung tâm thị trấn
thành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung
quanh, cùng với các siêu thị, đường phố thương mại quanh
khu vực chợ để hình thành nên các khu thương mại - dịch vụ
tổng hợp của huyện, thành phố; cần khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư chợ
trên địa bàn theo hình thức đầu tư phù hợp.
b) Chợ nông thôn
- Cải tạo, nâng
cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn
hơn, có quy mô chợ hạng I, hạng II để
trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới chợ dân sinh ở các xã; lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại
hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thương
mại - dịch vụ tổng hợp ở các địa bàn; kêu gọi đầu tư theo
hướng xã hội hóa.
- Từng bước cải tạo,
xây dựng mới và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn, làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa
thuận lợi cho nông dân. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tư các chợ trung tâm cụm xã và xã, các điểm dân cư tập trung,
duy trì tốt chế độ chợ phiên, chợ
chuyên doanh (chợ nông sản, gia súc, gia cầm…) đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân; đối
với chợ dân sinh ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn thì việc kêu gọi đầu tư theo hướng
xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn, do đó cần có sự hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước đối với việc xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ ở địa bàn này.
lI. QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
1. Quy hoạch theo giai đoạn
Trên cơ sở phân tích và dự báo tình
hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái
Bình lần thứ XIX, các báo cáo quy hoạch có liên quan; căn
cứ vào dự báo xu hướng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh, dự kiến quy hoạch phát
triển mạng lưới
chợ tỉnh Thái Bình 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030
theo hướng sau:
a) Giai đoạn 2017 - 2025
- Trong giai đoạn 2017 - 2025, trên địa
bàn tỉnh quy hoạch 225 chợ, trong đó có 07 chợ hạng I; 41
chợ hạng II và 177 chợ hạng III.
- Đưa ra khỏi quy hoạch 3 vị trí đầu tư xây dựng mới chợ theo quy hoạch cũ vì không bố
trí được quỹ đất, gồm: Chợ Đô thị Trần Hưng Đạo, chợ Tiền Phong 2, chợ xã Phú Xuân (trên địa bàn xã Phú Xuân trước
đây bố trí 02 chợ, nay đưa ra khỏi quy
hoạch 01 chợ).
- Xóa bỏ 3 chợ vì
các chợ này đều là nền lán tạm, việc họp chợ ảnh hưởng đến an
toàn giao thông và không có quỹ đất để phát triển.
- Đầu tư xây dựng mới hoàn toàn 06 chợ;
trong đó có 02 chợ hạng I (chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền,
chợ đầu mối nông sản Quỳnh Hải), 01 chợ hạng II (chợ Hải sản Thái Thượng) và 03
chợ hạng III (chợ Vũ Đông, chợ Phú Xuân, chợ Tân Bình).
- Đầu tư xây dựng
mới 06 chợ hạng III trên nền chợ cũ (chợ Quyết Tiến xã Quyết Tiến, chợ Chiều xã Đông Hải, chợ xã Đông Long, chợ xã Thái Hưng, chợ Khuốc xã Phong Châu và chợ Xép xã Liên Giang).
- Di chuyển xây mới 27 chợ; trong đó có 02 chợ hạng I (chợ Gốc xã Bình
Thanh, chợ Huyện Hưng Hà); 04 chợ hạng
II (chợ Bặt xã Quang Bình, chợ Nguyễn thị trấn Đông Hưng,
chợ thị trấn Hưng Nhân và chợ Nhội xã
Hồng Minh) và 21 chợ hạng III (chợ Hải sản Lê Hồng Phong,
chợ Cầu Nề, chợ Phúc Khánh, chợ Giai
xã Minh Lãng, chợ Hàng xã Trung An, chợ Chi Phong xã Hồng Phong, chợ Dương Liễu xã Minh Tân, chợ Dương Liễu xã Bình Định, chợ Thuyền Định xã Trà Giang, chợ Phong Lạc xã Đông Trung, chợ xã
Thái Hồng, chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong, chợ Cổng Vực xã Đồng Phú, chợ Cau xã Minh Châu, chợ Chùa Cần xã
Đông Dương, chợ Hôm Đình xã Đông Giang, chợ Đống Năm xã Đông Động, chợ Diền xã Minh Hòa, chợ Giác xã Kim
Trung, chợ Và xã Quỳnh Hội, chợ Hiệp xã Quỳnh Giao).
- Tiến hành cải tạo nâng cấp các chợ
còn lại.
b) Định hướng đến năm 2030
Đến năm 2030 số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi về số lượng, các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng
khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu
tiêu dùng mua sắm của nhân dân.
2. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ theo địa bàn
a) Thành phố Thái Bình
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Bình có 20 chợ; trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 03 chợ, chợ
hạng III là 16 chợ, cụ thể như sau:
* Giai đoạn 2017-2025:
- Đưa ra khỏi quy hoạch: 03 chợ gồm:
Chợ đô thị Trần Hưng Đạo, chợ Tiền Phong 2, chợ xã Phú
Xuân (trên địa bàn xã Phú Xuân trước đây bố trí 02 chợ, nay đưa ra khỏi quy hoạch 01 chợ).
Xóa bỏ 01 chợ đang tồn tại vì không có quỹ đất để phát triển và ảnh hưởng đến an toàn giao thông đó là
chợ Đề Thám II.
- Xây mới: Tiếp tục thực hiện việc
xây mới 03 chợ hạng III với tổng diện
tích tối thiểu khoảng 6.000m2,
dự kiến tổng nguồn vốn tối thiểu khoảng 9.000 triệu đồng gồm: Chợ xã Vũ Đông, chợ Tân Bình xã Tân Bình, chợ Phú Xuân 1 xã
Phú Xuân.
- Di chuyển và
xây mới: Tiến hành thực hiện di chuyển và xây dựng mới 03 chợ hạng III gồm: Chợ Cầu Nề phường Kỳ Bá, chợ Phúc Khánh phường
Phúc Khánh và chợ Hải sản phường Lê Hồng Phong với phương
án huy động từ nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư.
- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 03 chợ được
xây mới như nêu trên và 03 chợ được di chuyển xây mới ở phần quy hoạch di chuyển xây mới thì các chợ còn lại đều được cải tạo
sửa chữa nhỏ để
đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến năm 2030
Số lượng chợ
trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang
trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu
dùng, mua sắm của nhân dân.
(Phụ lục
01 kèm theo)
b) Huyện Vũ Thư
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên
địa bàn huyện Vũ Thư có 23 chợ; trong đó: Chợ hạng II
là 07 chợ, chợ hạng III là 16 chợ, cụ thể
như sau:
* Giai đoạn 2017-2025:
- Đưa ra khỏi quy hoạch: Chợ Bến xã Tân Lập (Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 03/11/2009 của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh, thuộc diện xóa bỏ trong giai đoạn
2009 - 2015 nhưng hiện nay chưa thực hiện).
- Xây mới: Bổ
sung vào quy hoạch và hoàn thiện việc xây dựng chợ Tân Lập
xã Tân Lập với quy mô là chợ hạng II trên diện tích 11.500
m2 và đưa chợ này vào hoạt động.
- Di chuyển và
xây mới: Tiến hành thực hiện di chuyển
và xây dựng mới 03 chợ hạng III gồm:
Chợ Chi Phong xã Hồng Phong, chợ
Giai xã Minh Lãng và chợ Hàng xã Trung An trên cơ sở nguồn ngân sách và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển chợ.
- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 01 chợ được bổ sung và hoàn thiện việc xây dựng để đưa vào hoạt động và 03 chợ được di chuyển xây mới ở phần quy hoạch di chuyển xây mới thì
các chợ còn lại (19 chợ) đều được cải tạo nâng cấp để đảm
bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến
năm 2030
Số lượng chợ trên
địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang
hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng
mua sắm của nhân dân.
(Phụ lục
02 kèm theo)
c) Huyện Kiến Xương
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên
địa bàn huyện có 28 chợ; trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 06 chợ, chợ hạng III là
21 chợ; cụ thể như sau:
* Giai đoạn 2017-2025
- Xây mới: Chợ Quyết Tiến xã Quyết Tiến trên nền đất cũ với quy mô hạng
III.
- Di chuyển xây mới: 05 chợ, gồm 03
chợ hạng III (chợ Dương Liễu xã Minh
Tân, chợ Dương Liễu xã Bình Định và chợ Thuyền Định xã Trà
Giang); 01 chợ hạng II (chợ Bặt xã Quang
Bình) và 01 chợ hạng I (chợ Gốc xã Bình Thanh). Nguồn vốn di chuyển xây mới được từ ngân sách xã và huy động doanh
nghiệp đầu tư.
- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 06 chợ được xây mới và di
chuyển xây mới như đã nêu ở phần trên thì các chợ còn lại (22 chợ) đều được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến
năm 2030
Số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của
nhân dân.
(Phụ lục 03 kèm theo)
d) Huyện Tiền Hải
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên
địa bàn huyện có 28 chợ, gồm: Chợ hạng II là 01 chợ (chợ
Huyện xã An Ninh) còn lại là 27 chợ hạng III; cụ thể như
sau:
* Giai đoạn 2017 -2025
- Xây mới: 02 chợ
hạng III trên nền đất cũ là chợ Đông
Hải xã Đông Hải, chợ Đông Long xã Đông Long.
- Di chuyển và xây mới: Chợ Phong Lạc
xã Đông Trung (do chợ cũ không đảm bảo
về diện tích).
- Cải tạo nâng cấp:
Ngoài 02 chợ được xây mới và 01
chợ được di chuyển xây mới như nêu trên thì các chợ còn lại (25
chợ) được cải tạo sửa chữa để đảm bảo
an toàn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến năm 2030
Số lượng các chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp
theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo
nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân
dân.
(Phụ lục 04 kèm theo)
d) Huyện Thái Thụy
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên
địa bàn có 37 chợ gồm: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng
II là 08 chợ, chợ hạng III là 28 chợ. Cụ thể
như sau:
* Giai đoạn 2017 - 2025
- Xây mới: 03 chợ, gồm: 01 chợ hạng I
là chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền, 01 chợ hạng II là chợ Hải sản Thái Thượng và 01 chợ hạng III trên nền chợ cũ là chợ xã Thái Hưng.
- Di chuyển xây mới: Số chợ được di chuyển xây mới 02 chợ là chợ Đồng
Hòa xã Thụy Phong và chợ xã Thái Hồng.
- Cải tạo nâng cấp: Các chợ trên địa bàn ngoài 05 chợ được xây mới và di
chuyển xây mới, thì các chợ còn lại
(32 chợ) được cải tạo sửa chữa để đảm
bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh; mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến
năm 2030
Số lượng các chợ trên địa bàn không
thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.
(Phụ lục
05 kèm theo)
e) Huyện Đông Hưng
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn có 39 chợ, trong đó: Chợ hạng II là 06 chợ, chợ hạng III là 33 chợ. Cụ thể như sau:
* Giai đoạn 2017 - 2025
- Đưa ra khỏi
quy hoạch: Chợ Bái xã Đông Hợp do không còn quỹ đất để mở rộng và số lượng hộ kinh
doanh tại chợ ngày một giảm, hiện tại chỉ còn vài hộ kinh doanh.
- Xây mới: 02 chợ hạng III trên nền chợ cũ là chợ Xép xã Liên Giang và chợ Khuốc xã Phong
Châu.
- Di chuyển và
xây mới: 06 chợ; trong đó có 05 chợ hạng
III gồm: Chợ Đống Năm xã Đông Động, Chợ Hôm
Đình xã Đông Giang, Chợ Cau xã Minh
Châu, chợ Chùa Cần xã Đông Dương, chợ
Cống Vực xã Đồng Phú và 01 chợ hạng
II là chợ Nguyễn thị trấn Đông Hưng (đã
được UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty
Cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu
Phú Hưng đầu tư với quy
mô là chợ hạng II)
- Cải tạo nâng cấp:
Ngoài 08 chợ được xây mới và di chuyển
xây mới ở phần quy hoạch nêu trên thì các chợ còn lại (31
chợ) đều được cải tạo sửa chữa để đảm
bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của
nhân dân.
* Định hướng đến năm 2030
Số lượng các chợ
trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm
đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của
nhân dân.
(Phụ lục
06 kèm theo)
g) Huyện Hưng Hà
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên
địa bàn có 23 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng
II là 04 chợ, còn lại là chợ hạng III gồm 18 chợ. Cụ thể như sau:
* Giai đoạn 2017-2025
- Di chuyển xây
mới: 05 chợ gồm 01 chợ hạng I là chợ huyện Hưng Hà; 02 chợ
hạng II gồm chợ thị trấn Hưng Nhân và chợ Nhội xã Hồng Minh và 02 chợ hạng III là Chợ Diền xã Minh Hòa và chợ
Giác xã Kim Trung.
- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 05 chợ được
di chuyển xây mới như ở phần quy hoạch di chuyển xây mới
thì các chợ còn lại (18 chợ) đều được cải tạo sửa chữa để
đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến năm 2030
Số lượng các chợ trên địa bàn không
thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp
theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.
(Phụ lục
07 kèm theo)
h) Huyện Quỳnh Phụ
Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên
địa bàn có 27 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 03 chợ, chợ hạng II là 06 chợ, còn lại
là 18 chợ hạng III. Cụ thể như sau:
* Giai đoạn 2017 - 2025
- Xây mới: 01 chợ hạng I là chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải
- Di chuyển xây mới:
02 chợ hạng III là Chợ Hiệp xã Quỳnh
Giao và chợ Và xã Quỳnh Hội.
- Cải tạo nâng cấp:
Ngoài 01 chợ được xây mới và 02 chợ được di chuyển xây mới
như nêu trên thì các chợ còn lại (24 chợ) đều
được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu
kinh doanh, mua bán của nhân dân.
* Định hướng đến năm 2030
Số lượng các chợ
trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu
tiêu dùng mua sắm của nhân dân.
(Phụ lục
08 kèm theo)
* Tổng hợp
quy hoạch chợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Theo quy mô chợ)
STT
|
Địa
phương
|
Tổng số chợ
|
Phân
loại
|
Hạng I
|
Hạng
II
|
Hạng
III
|
1
|
Thành phố Thái Bình
|
20
|
1
|
3
|
16
|
2
|
Huyện
Vũ Thư
|
23
|
-
|
7
|
16
|
3
|
Huyện
Kiến Xương
|
28
|
1
|
6
|
21
|
4
|
Huyện
Tiền Hải
|
28
|
-
|
1
|
27
|
5
|
Huyện
Thái Thuỵ
|
37
|
1
|
8
|
28
|
6
|
Huyện
Đông Hưng
|
39
|
-
|
6
|
33
|
7
|
Huyện
Hưng Hà
|
23
|
1
|
4
|
18
|
8
|
Huyện
Quỳnh Phụ
|
27
|
3
|
6
|
18
|
|
Tổng cộng
|
225
|
7
|
41
|
177
|
III. DỰ KIẾN NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ VỐN ĐẦU TƯ
1. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất
Trong thời kỳ quy hoạch sẽ tiến hành:
- Xây mới 12 chợ, trong đó:
+ Xây mới hoàn
toàn 6 chợ gồm: 02 chợ Đầu mối hạng I (Quỳnh Hải, Diêm Điền),
01 chợ hạng lI (Hải sản Thái Thượng) và 03 chợ hạng III
(Vũ Đông, Tân Bình, Phú Xuân).
+ Xây mới trên nền
chợ cũ 06 chợ hạng III gồm: Chợ Quyết Tiến xã Quyết Tiến,
chợ chiều Đông Hải xã Đông Hải, chợ
Đông Long xã Đông Long, chợ Thái Hưng
xã Thái Hưng, chợ Khuốc xã Phong Châu và chợ Xép xã Liên
Giang.
- Di chuyển và
xây mới 27 chợ gồm:
+ Chợ hạng I là 02 chợ: Chợ Gốc, chợ
huyện Hưng Hà.
+ Chợ hạng II là 04 chợ gồm: Chợ Bặt
xã Quang Bình, chợ Nguyễn Đông Hưng, chợ Thị trấn Hưng Nhân, chợ Nhội xã Hồng
Minh.
+ Chợ hạng III là 21 chợ gồm: Chợ Hải sản Lê Hồng Phong, chợ Cầu Nề, chợ Phúc Khánh, chợ Giai xã Minh Lãng, chợ Hàng xã Trung An, chợ Chi Phong xã
Hồng Phong, chợ Dương Liễu xã Minh
Tân, chợ Dương Liễu xã Bình Định, chợ Thuyền Định xã Trà
Giang, chợ Phong Lạc xã Đông Trung, chợ xã Thái Hồng, chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong, chợ Cống Vực,
chợ Cau xã Minh Châu, chợ Chùa Cần xã Đông Dương, chợ Hôm Đình xã Đông Giang, chợ Đống Năm xã Đông Động, chợ Diền xã Minh Hòa, chợ Giác xã Kim Trung, chợ Và xã Quỳnh Hội,
chợ Hiệp xã Quỳnh Giao.
Với diện tích tối
thiểu của chợ hạng I là 10.000 m2, chợ hạng II là 5.000 m2 và chợ hạng III là
1.000 m2 thì nhu cầu về đất tối thiểu để phục vụ phát triển
các chợ này là 89.000 m2 (8,9 ha).
TT
|
Hạng
chợ
|
Hình
thức đầu tư
|
Số lượng
|
Diện tích tối thiểu (m2)
|
Tổng
diện tích (m2)
|
1
|
I
|
Xây
mới hoàn toàn
|
2
|
10.000
|
20.000
|
2
|
II
|
Xây
mới hoàn toàn
|
1
|
5.000
|
5.000
|
3
|
III
|
Xây
mới hoàn toàn
|
3
|
1.000
|
3.000
|
4
|
I
|
Di
chuyển xây mới
|
2
|
10.000
|
20.000
|
5
|
II
|
Di
chuyển xây mới
|
4
|
5.000
|
20.000
|
6
|
III
|
Di
chuyển xây mới
|
21
|
1.000
|
21.000
|
Cộng:
|
33
|
|
89.000
|
2. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình, hầu hết các chợ được xây dựng từ lâu. Nhìn
chung nhiều vị trí, quy mô, tính chất của các công trình không đáp ứng được nhu
cầu kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, từ nay đến năm
2020, cần đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới một số công trình thương mại phục
vụ hoạt động chợ. Căn cứ vào các hạng mục tối thiểu trong từng công trình
thương mại phục vụ hoạt động chợ được quy định chung trong phạm vi cả nước, việc xác định mức đầu tư cho các công
trình thương mại phục vụ hoạt động chợ dưới đây được tính
bình quân từng loại hình cụ thể.
Trong đó, vốn đầu tư được tính chỉ tập trung
cho việc xây dựng các công trình thương mại và những yếu tố kĩ thuật cơ bản kèm theo
cho các công trình mà không bao gồm vốn đầu tư để đền bù, giải phóng mặt bằng hay xây dựng các loại hình thương mại khác gắn liền với khu vực
do những vấn đề liên quan cần giải quyết rất phức tạp. Dự kiến định mức đầu tư cho các các công trình phục vụ chợ truyền thống:
- Chợ hạng I: Xây mới khoảng 25 - 30
tỷ đồng/chợ; cải tạo nâng cấp khoảng 2 tỷ đồng/chợ;
- Chợ hạng II: Xây
mới khoảng 15 - 20 tỷ đồng/chợ; cải tạo nâng cấp khoảng 1
tỷ đồng/chợ;
- Chợ hạng III: Xây mới khoảng 2 - 3 tỷ đồng/chợ; cải tạo nâng cấp khoảng 0,5 tỷ đồng/chợ.
Việc di chuyển
chợ được tính bằng kinh phí xây mới cùng loại.
Trên cơ sở định mức trên dự kiến tổng vốn đầu tư tối thiểu để
phát triển mạng lưới chợ giai đoạn 2017 - 2025 dự kiến là
351.000 triệu đồng.
Đơn vị
tính: triệu đồng
TT
|
Hạ
tầng đầu tư
|
Số
lượng
|
Nhu
cầu vốn đầu tư tối thiểu
|
Nguồn
vốn
|
Ngân
sách nhà nước
|
Khác
|
I
|
Chợ hạng
I (04 chợ)
|
|
|
|
1
|
Chợ Gốc Bình
Thanh
|
|
25.000
|
5.000
|
20.000
|
2
|
Chợ Đầu mối Hải
sản Diêm Điền
|
1
|
25.000
|
5.000
|
20.000
|
3
|
Chợ Huyện Hưng
Hà
|
1
|
25.000
|
5.000
|
20.000
|
4
|
Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải
|
1
|
25.000
|
5.000
|
20.000
|
|
Cộng I
|
4
|
100.000
|
20.000
|
80.000
|
II
|
Chợ hạng
II (06 chợ)
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Cầu Nề
|
1
|
25.500
|
0
|
25.500
|
2
|
Chợ Bặt Quang
Bình
|
1
|
15.000
|
0
|
15.000
|
3
|
Chợ Hải sản
Thái Thượng
|
1
|
15.000
|
0
|
15.000
|
4
|
Chợ Thị trấn Đông
Hưng
|
1
|
15.000
|
0
|
15.000
|
5
|
Chợ Thị trấn Hưng Nhân
|
1
|
15.000
|
0
|
15.000
|
6
|
Chợ Nhội Hồng
Minh
|
1
|
15.000
|
0
|
15.000
|
|
Cộng II
|
6
|
100.500
|
0
|
100.500
|
III
|
Chợ
hạng III (29 chợ)
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Vũ Đông
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
2
|
Chợ Tân Bình
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
3
|
Chợ Phú Xuân 1
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
4
|
Chợ Phúc Khánh
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
5
|
Chợ Hải sản Lê Hồng Phong
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
6
|
Chợ Chi Phong Hồng Phong
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
7
|
Chợ Giai Minh Lãng
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
8
|
Chợ Hàng Trung An
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
9
|
Chợ Quyết Tiến
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
10
|
Chợ Dương Liễu Minh Tân
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
11
|
Chợ Dương Liễu Bình Định
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
12
|
Chợ Thuyền Định Trà Giang
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
13
|
Chợ Đông Hải
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
14
|
Chợ Đông Long
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
15
|
Chợ Lạc Phong xã Đông Trung
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
16
|
Chợ Thái Hưng
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
17
|
Chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
18
|
Chợ xã Thái Hồng
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
19
|
Chợ Xép Liên Giang
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
20
|
Chợ Khuốc Phong Châu
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
21
|
Chợ Đống Năm
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
22
|
Chợ Hôm Đình Đông Giang
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
23
|
Chợ Cau Minh Châu
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
24
|
Chợ Chùa Cần
Đông Dương
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
25
|
Chợ Cống Vực Đồng Phú
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
26
|
Chợ Diền Minh Hòa
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
27
|
Chợ Giác Kim Trung
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
28
|
Chợ Hiệp Quỳnh Giao
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
29
|
Chợ Và Quỳnh Hội
|
1
|
2.000
|
0
|
2.000
|
|
Cộng III
|
29
|
58.000
|
0
|
58.000
|
IV
|
Cải tạo (185 chợ)
|
185
|
|
|
|
1
|
Thành Phố
|
14
|
7.000
|
0
|
7.000
|
2
|
Vũ Thư
|
19
|
9.500
|
0
|
9.500
|
3
|
Kiến Xương
|
22
|
11.000
|
0
|
11.000
|
4
|
Tiền Hải
|
25
|
12.500
|
0
|
12.500
|
5
|
Thái Thụy
|
32
|
16.000
|
0
|
16.000
|
6
|
Đông Hưng
|
31
|
15.500
|
0
|
15.500
|
7
|
Hưng Hà
|
18
|
9.000
|
0
|
9.000
|
8
|
Quỳnh Phụ
|
24
|
12.000
|
0
|
12.000
|
|
Cộng
IV
|
|
92.500
|
0
|
92.500
|
|
Tổng
cộng (I + II + III + IV)
|
|
351.000
|
20.000
|
331.000
|
3. Cân đối vốn đầu tư và lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động chợ trên địa
bàn tỉnh
* Cân đối vốn đầu
tư
- Vốn xây dựng mới và nâng cấp cải
tạo các chợ được huy động từ các nguồn xã hội hoá đầu tư như doanh nghiệp, từ các hộ kinh doanh trong chợ góp vốn trước rồi thuê lại quầy, sạp, cửa hàng trong chợ sau. Đặc biệt, vốn đầu tư xây dựng chợ
đầu mối chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, hợp tác đầu tư, vốn góp hoặc tiền thuê diện tích kinh doanh của thương
nhân trong chợ và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng (mặt bằng, nền, đường giao thông, cấp thoát nước, vệ
sinh môi trường, tường rào bao quanh...).
* Lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư
Do nguồn vốn có hạn nên phải ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, có hiệu quả kinh tế - xã hội
cao, mang tính động lực thúc đẩy việc phát triển hoạt động bán buôn, bán lẻ
theo nguyên tắc:
- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư
các chợ hạng III khu vực nông thôn, đặc biệt là các chợ nằm trong kế hoạch về
đích nông thôn mới.
- Xây dựng mới các chợ có vị trí đặc
biệt trên địa bàn tỉnh làm động lực thúc đẩy phát triển hoạt
động chợ theo hướng văn minh, hiện đại.
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ hiện
có, ưu tiên đầu tư các chợ lớn, chợ
bán buôn, chợ đầu mối ở trung tâm các huyện, thị trên địa
bàn tỉnh.
- Đầu tư tiếp các công trình thương mại còn lại tùy theo khả
năng huy động vốn cho mỗi công trình và luận
chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.
IV. CHƯƠNG TRÌNH
VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
1. Chương trình phát triển chợ
a) Mục tiêu chương trình:
- Mục tiêu tổng
quát: Phát triển và khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ với
sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ, đồng thời đổi mới về tổ chức và quản lý
chợ trên tất cả các địa bàn; góp phần mở rộng thị trường lưu thông hàng hóa, tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá và cung cấp ngày càng đầy đủ
vật tư hàng tiêu dùng cho nhân dân
góp phần thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn.
- Mục tiêu cụ thể: Trong thời kỳ quy hoạch, từng năm xây dựng kế hoạch
thực hiện trong việc phát triển chợ
giai đoạn 2017 - 2025 đảm bảo mục tiêu:
+ Đến năm 2025: Có 80% cán bộ quản lý
chợ ở địa bàn nông thôn và 100% cán bộ
quản lý chợ ở địa bàn thành thị được
đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và khai
thác chợ với trình độ và hình thức đào tạo phù hợp.
+ Hoàn thành đầu tư xây dựng mới 2 chợ
đầu mối là chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải và chợ Đầu mối Hải
sản Diêm Điền; tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý một số chợ nằm ở các vị trí trọng điểm về kinh tế - thương mại của tỉnh, của thành phố và của các huyện theo mô hình mới.
+ Gắn quy hoạch
phát triển chợ với các quy hoạch phát triển trung tâm thương mại, siêu thị,
trung tâm bán buôn, trung tâm bán lẻ; giải toả hết chợ cóc, chợ tạm gây mất trật tự và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khắc phục dần tình trạng buôn bán vỉa hè, lòng đường đảm bảo văn minh đô thị
và văn minh thương mại.
+ Cơ bản hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ
với trình độ và hình thức đào tạo phù
hợp.
+ Đưa hoạt động của chợ vào trật tự nề
nếp góp phần tích cực vào việc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, đẩy mạnh tiêu
thụ nông sản hàng hóa, thuận tiện cho người tiêu dùng và
nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về chợ.
b) Phạm vi chương
trình:
- Chương trình được thực hiện trên phạm
vi toàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ đầu tư để thực hiện chương
trình đối với những vùng và địa
phương có sản xuất nông sản hàng hoá, các xã đặc biệt khó khăn.
- Thời gian thực hiện chương trình:
Giai đoạn 2017 - 2025.
c) Nội dung chương trình
Nội dung chủ yếu của chương trình tập
trung vào các dự án sau:
- Tổ chức các lớp
học nghiệp vụ về quản lý chợ cho các cán bộ quản lý chợ
trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thực hiện 2 dự án đầu tư phát triển chợ đầu mối là chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải và chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền.
- Xóa bỏ các chợ thuộc diện xóa bỏ trong quy hoạch, xóa các
chợ cóc, chợ tạm. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển chợ, đặc biệt là các chợ dân sinh ở khu vực nông thôn.
2. Các dự án ưu tiên đầu tư
a) Các dự án ưu tiên đầu tư:
- Các chợ hạng III khu vực nông thôn, đặc biệt là các chợ nằm trong kế hoạch về đích nông thôn
mới.
- Tổ chức các lớp học nghiệp vụ
về quản lý chợ cho các cán bộ quản lý chợ
trên địa bàn toàn tỉnh.
- Kêu gọi các thành phần kinh tế thực
hiện đầu tư 02 dự án phát triển chợ đầu mối gồm: Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải và chợ Đầu mối Hải sản Diêm
Điền.
- Kêu gọi các
thành phần kinh tế đầu tư vào phát
triển chợ, đặc biệt là các chợ dân sinh
ở khu vực nông thôn.
b) Thứ tự ưu
tiên sau:
- Chợ hạng III nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới, chợ hạng III ở vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn và các chợ hạng
III khác trên địa bàn.
- Các chợ hạng II liên xã và chợ hạng II trên địa bàn huyện, thành phố.
- Chợ hạng I ở
các khu vực thị tứ, thị trấn, các chợ
đầu mối và chợ hạng I trên địa bàn thành phố Thái Bình.
(Phụ lục
10 kèm theo)
Chương II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. CÁC GIẢI PHÁP
1. Về
huy động nguồn vốn đầu tư
Với tình hình đầu tư xây dựng mạng lưới
chợ trên thực tế trong những năm qua
và nhất là so với khả năng ngân sách địa phương, để
đảm bảo được mức đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn như dự kiến là hết sức khó khăn. Vì vậy cần phải thực thi các chính sách và biện pháp nhằm
khắc phục hạn chế về vốn đầu tư vào phát
triển mạng lưới chợ từ huy động vốn đầu
tư xã hội nhằm phát triển mạng lưới chợ; cần phải xây dựng và thực hiện có hiệu quả trên cơ sở xử lý mối quan hệ với chính sách quản lý khai thác cơ sở vật
chất kỹ thuật chợ; thực hiện chính sách tái đầu tư, sửa chữa
và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần được đặt
trong mối quan hệ với cơ chế quản lý
vốn, tài sản đầu tư của Nhà nước và của các tổ chức cá nhân khác. Các chính sách và giải pháp
khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển mạng lưới
chợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời kỳ giai đoạn 2017 - 2025 bao gồm:
- Thu hút vốn từ
các thương nhân kinh doanh trong chợ: Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút vốn
từ các thương nhân kinh doanh trong chợ là biện pháp hết sức quan trọng để đảm
bảo vốn đầu tư. Biện pháp thu hút vốn phổ biến là bán quyền sử dụng dài hạn
diện tích kinh doanh trong chợ, hay thu tiền thuê diện
tích kinh doanh hàng năm của các thương nhân kinh doanh trên chợ. Tuy nhiên, các biện pháp này gây ra những khó khăn trong
việc thu hút vốn như: (1) Việc bán dài hạn quyền sử dụng diện tích kinh doanh trên chợ
đôi khi vượt quá khả năng đầu tư của
các thương nhân, nhất là các hộ kinh doanh nhỏ; (2) Mức lệ phí cho thuê diện tích kinh doanh cao
so với khả năng kiếm lời của các hộ kinh doanh trên chợ.
Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý và nâng cao khả năng thu
hút nguồn vốn đầu tư từ các thương nhân, cần áp dụng biện
pháp: Có thể áp dụng biện pháp giảm giá cho thuê để khuyến khích các hộ kinh
doanh trên chợ mua quyền sử dụng diện tích kinh doanh dài hạn
hay trả gộp tiền thuê diện tích kinh doanh trong 1-2 năm,
kết hợp với hình thức cho thuê ngắn hạn với mức giá thuê
cao hơn.
- Huy động vốn thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh: Để
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn cần chú trọng áp dụng các chính sách và biện pháp sau:
+ Dành quỹ đất xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động chợ
theo quy hoạch.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày
24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020 và Quyết định 01/2017/QĐ-UBND ngày
18/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cơ
chế chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến
năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND
ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh; Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa
bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số
18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh.
+ Đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực chợ có lãi, tăng cường khả năng thu hồi vốn
trên cơ sở cho phép doanh nghiệp áp dụng khung giá cho thuê diện tích kinh
doanh và khung giá một số loại dịch vụ phục vụ kinh doanh
quan trọng một cách hợp lý.
Như vậy, tùy theo đặc thù và
khả năng huy động vốn của từng địa phương mà
có thể thực hiện việc đầu tư xây dựng và phát triển mạng
lưới chợ theo các phương thức phù hợp như: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí mặt
bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước…) đến ngoài tường
rào, huy động doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình
phục vụ hoạt động chợ (cho thuê hoặc bán có thời hạn và
thu phí để thu hồi vốn cho doanh nghiệp);
ngân sách hỗ trợ một phần, phần còn lại huy động từ các hộ kinh doanh, sau đó
giao thầu quản lý kinh doanh; doanh nghiệp đầu
tư 100% và được giao quản lý, kinh doanh.
2. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
phục vụ phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh
Ngoài các chợ đầu
mối, chợ hạng I đảm bảo các tiêu chuẩn
theo quy định hiện hành của nhà nước được hưởng các chính sách khuyến khích đầu
tư theo quy định tại Quyết định 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh,
thì việc đầu tư các chợ hạng III ở nông
thôn phục vụ nhu cầu mua sắm và kinh doanh của nhân dân là
hết sức cần thiết. Do các chợ hạng III này khả năng sinh lời
không cao nên khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng chợ mà chủ yếu việc xây dựng các
chợ được lấy từ nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương, do
vậy để tạo nguồn phát triển và đầu tư các chợ hạng III, UBND cấp xã (nơi có chợ) khi tiến hành việc
di chuyển xây mới hoặc xây mới chợ theo quy hoạch cần quy
hoạch thêm một phần đất bên ngoài chợ (khu vực liền kề chợ) làm đất ở và đề nghị UBND tỉnh
cho đấu thầu phần đất ở này để
lấy kinh phí xây dựng chợ.
3. Giải pháp về xây dựng mô
hình quản lý chợ
Việc chuyển đổi
từ mô hình tổ chức Ban quản lý chợ sang mô
hình doanh nghiệp, hợp tác xã,… quản lý, khai thác và kinh
doanh phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Quá trình chuyển đổi mô hình chợ phải
công khai minh bạch, theo kế hoạch được duyệt nhằm đảm bảo ổn định xã hội, an ninh trật tự và phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; bảo đảm các chế độ, quyền lợi của
người lao động thuộc Ban quản lý chợ, các tổ chức, doanh
nghiệp, hộ kinh doanh tham gia các hoạt động kinh doanh tại chợ; đáp ứng các yêu cầu quản lý của Nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã hội của
các chợ sau chuyển đổi.
- Đối với chợ khi chuyển giao cho
doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, thực hiện chuyển
giao toàn bộ nhân sự của Ban, Tổ quản lý chợ cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã
tiếp nhận sử dụng. Những
cán bộ thuộc biên chế Nhà nước (nếu có) do UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc
chuyển giao hay không chuyển giao cho
doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và giải quyết các chính sách, chế độ theo quy định hiện hành.
- Phương án chuyển đổi mô hình chợ phải được thẩm định, phê duyệt đúng quy định và thông tin công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở chính quyền địa phương
và Ban quản lý chợ.
- Nhà nước không nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ (trừ một số chợ hạng I, chợ đầu mối tại
trung tâm kinh tế, đô thị có tầm ảnh hưởng tới trật tự an toàn và an sinh xã
hội do UBND tỉnh xem xét, quyết định
việc nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp
hoặc hợp tác xã quản lý chợ).
4. Giải pháp bảo vệ môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm trong các chợ
a) Giải pháp bảo vệ môi trường
Lập kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật,
xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải
đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, có
biện pháp xử lý chất thải thông thường
và thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công thương, UBND huyện, thành phố cùng các đơn vị có liên
quan phối hợp xây dựng kế hoạch tiến hành khảo sát thực tế việc chấp hành các
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với một số dự án chợ trên địa bàn tỉnh.
Đối với các dự án chợ đang đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư xây dựng, yêu cầu đơn vị cấp phép tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư xây dựng dự án và chỉ cho phép chủ dự án
đưa dự án vào khai thác, quản lý, sử dụng khi đã hoàn
thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung hồ sơ, giấy phép môi trường đã được Cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
b) Giải pháp về vệ sinh an toàn thực
phẩm trong các chợ
Về cơ sở vật chất - kỹ thuật của các
chợ hạng I: Hệ thống điện trong chợ
được thiết kế lắp đặt đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hoạt động mua bán kinh doanh, được kiểm tra
thường xuyên đảm bảo hoạt động tốt và an toàn; hệ thống cấp nước sinh hoạt từ
nguồn nước máy và giếng khoang đảm bảo
an toàn hợp vệ sinh, phục vụ tốt cho các hộ kinh doanh; hệ thống giao thông
xung quanh chợ phải được tráng bê tông, đường vào chợ và
các lối đi nội bộ trong chợ rộng rãi,
khô ráo và thông thoáng, thuận tiện cho việc ra vào chợ.
Bên cạnh đó, hệ thống cống rãnh thoát
nước mưa, nước thải riêng biệt và được đấu nối với hệ thống cống thoát nước
công cộng sau khi xử lý xung quanh chợ; hệ thống tổ chức
thu gom rác thải thường xuyên không để gây ô nhiễm; có xây
dựng nhà vệ sinh công cộng; các trang thiết bị của thương nhân kinh doanh hàng thực phẩm gồm: Tủ kính, bàn chế
biến, kệ, rổ, xô, dao, kéo, găng tay, tạp dề, thùng cách
nhiệt, quầy sạp gỗ, bàn bọc thép không gỉ, phải thực hiện
theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Làm tốt công tác
kiểm soát hàng thực phẩm ra vào chợ đảm bảo tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm do hàng hóa tại các chợ cung cấp nhằm bảo vệ sức khỏe
cho người tiêu dùng.
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm, triển khai thực hiện xây dựng chợ văn minh
thương mại, từng bước quản lý chặt chẽ
nguồn gốc hàng hóa ra vào chợ; đầu tư các phương tiện phục
vụ cho công tác kiểm tra về vệ sinh
an toàn thực phẩm tại các chợ.
Tăng cường hoạt
động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với động vật sống
và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lưu thông vào chợ. Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, công tác truyền thông giáo
dục về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được quan tâm nhiều hơn nữa, cụ thể: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ
và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục
và truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu
dùng có kiến thức và biết lựa chọn thực phẩm an toàn; thường xuyên tổ chức tập
huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN QUY HOẠCH
- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt,
tiến hành công bố rộng rãi, tuyên truyền, quảng bá, thu hút
sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh
để huy động tham gia thực hiện Quy hoạch.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu Quy hoạch đã được duyệt và các chỉ
tiêu đặt ra trong từng thời kỳ.
- Giám sát, kiểm
tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các
cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện Quy hoạch.
Cần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch từng thời kỳ, bổ sung và điều
chỉnh lại mục tiêu của kỳ tới cho phù
hợp với tình hình thực tế.