Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 02/NQ-CP 2022 nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

Số hiệu: 02/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Minh Chính
Ngày ban hành: 10/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/NQ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2022

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Theo đó, hàng năm Chính phủ ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014-2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP các năm 2019-2021) với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, bám sát các chỉ số xếp hạng của các tổ chức quốc tế có uy tín. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP, các Bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tháo gỡ nhiều rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông nguồn lực trong xã hội nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ vậy, Việt Nam luôn được coi là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và là nền kinh tế năng động, có độ mở lớn và duy trì tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trên thế giới.

Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên. Cụ thể là: Năng lực cạnh tranh 4.0 (của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF) xếp thứ 67/141 (năm 2019[1]), tăng 10 bậc so với năm 2018; Đổi mới sáng tạo (của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) giữ thứ hạng tốt, ở vị trí 44/132 (năm 2021); Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc - UN[2]) xếp thứ 86 (năm 2020), tăng 2 bậc so với năm 2018; Phát triển bền vững (của UN) xếp thứ 51/165 năm 2021, tăng 37 bậc so với năm 2016[3] (vị trí 88); An toàn an ninh mạng (của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU) xếp thứ 25/194 (năm 2020), tăng 25 bậc so với năm 2018 (vị trí 50).

Ở một số lĩnh vực cụ thể, các tổ chức quốc tế tiếp tục duy trì đánh giá, xếp hạng trong năm 2021 như Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản), Cảm nhận tham nhũng (của Tổ chức minh bạch quốc tế), Hiệu quả quản trị nhà nước (của Ngân hàng thế giới - WB). Trong đó, Ngân hàng thế giới đánh giá Hiệu quả quản trị của nước ta năm 2020 có mức độ cải thiện tốt hơn so với các năm trước đó.

Chất lượng môi trường kinh doanh cải thiện tích cực cũng được thể hiện rõ qua kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tuy mức độ cải thiện là khác nhau giữa các lĩnh vực. Năm 2020, có 58,2% doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh cải thiện tốt, cao hơn rõ rệt so với kết quả năm 2017 (tỷ lệ 51,7%); cả 10 lĩnh vực môi trường kinh doanh đề ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP đều có cải thiện, trong đó Thành lập doanh nghiệp, Tiếp cận điện năng được đánh giá có cải thiện tốt nhất.

Kết quả đạt được như trên là nhờ những nỗ lực cải cách của các Bộ, ngành và địa phương nhằm cải thiện chất lượng các yếu tố môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh thuộc lĩnh vực quản lý. Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 tác động nặng nề tới người dân, doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Những cơ chế, chính sách, giải pháp đã đi vào cuộc sống và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hoan nghênh và đánh giá cao. Thời gian tới, doanh nghiệp càng kỳ vọng nhiều hơn vào sự đồng hành của Chính phủ thông qua các giải pháp cải cách thể chế, quy định và thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta từ năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 có xu hướng chững lại. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc. Năm 2021 so với năm 2020, nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc, như: Đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ thứ 42 xuống 44); Phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 49 xuống 51); Quyền tài sản giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 78 xuống 84); Cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc (từ thứ 96 xuống 104).

Việc cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng ngày càng khó khăn và đòi hỏi nỗ lực cao hơn bởi các nền kinh tế khác cũng rất chú trọng cải cách nhằm nâng cao vị thế trên toàn cầu. Mặt khác, có nhiều chỉ số phải nỗ lực liên tục trong một số năm mới có thể cải thiện được, nhất là các chỉ số liên quan tới hạ tầng, nhân lực và các yếu tố môi trường, xã hội. Vì vậy, cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt và tăng tốc hơn nữa của các Bộ, ngành, địa phương trong cải cách môi trường kinh doanh, cũng như sự chia sẻ và hợp tác từ phía cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo các Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ ban hành Nghị quyết tiếp nối các Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tập trung triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:

a) Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

b) Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.

c) Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.

d) Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.

đ) Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.

e) Hiệu quả logistics[4] (của WB) tăng ít nhất 4 bậc.

g) Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

h) An toàn an ninh mạng (của ITU) tăng ít nhất 3 bậc.

2. Một số mục tiêu cụ thể năm 2022

a) Cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch.

b) Về cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của WEF:

- Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật[5] (gọi tắt là B1).

- Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng[6] (B2) lên 10 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai[7] (B3) lên ít nhất 1 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng[8] (B4) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin[9] (B5) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề[10] (B6) lên ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán[11] (B7) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển[12] (B8) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo[13] (B9) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo mới đột phá[14] (B10) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ[15] (B11) lên 2-3 bậc.

c) Về cải thiện Năng lực Đổi mới sáng tạo (GII) theo xếp hạng của WIPO:

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin[16] (gọi tắt là C1) lên ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tuyển dụng lao động thâm dụng tri thức[17] (C2) lên ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Hợp tác nghiên cứu nhà trường - doanh nghiệp[18] (C3) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường[19] (C4) lên 10 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Công nghệ thông tin và sáng tạo trong mô hình của tổ chức[20] (C5) lên 2-3 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Sáng tạo trực tuyến[21] (C6) lên ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Giáo dục đại học[22] (C7) lên ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Nhập khẩu dịch vụ ICT[23] (C8) và xuất khẩu dịch vụ ICT[24] (C9) lên ít nhất 5 bậc.

d) Về cải thiện Quyền tài sản (IPRI) theo xếp hạng của Liên minh quyền tài sản:

- Cải thiện xếp hạng chỉ số Độc lập tư pháp[25] (gọi tắt là D1).

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Quyền tài sản vật chất (D2) lên ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Quyền sở hữu trí tuệ (D3) lên 2-3 bậc.

đ) Tăng điểm số các chỉ số thuộc Mục tiêu 9 về Công nghiệp, sáng tạo và phát triển bền vững theo xếp hạng Phát triển bền vững của UN.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các Bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số (tại mục 1, Phụ lục I) và các Bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần (tại mục 2, Phụ lục I).

a) Các Bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các Bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:

- Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

- Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số, chỉ số được phân công; cập nhật trên hệ thống thông tin báo cáo của bộ, ngành, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ chỉ đạo, điều hành.

b) Các Bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh (tại Phụ lục II)[26] tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, bao gồm: (i) Khởi sự kinh doanh; (ii) Nộp thuế và bảo hiểm xã hội; (iii) Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; (iv) Tiếp cận tín dụng; (v) Bảo vệ nhà đầu tư; (vi) Tiếp cận điện năng; (vii) Đăng ký tài sản; (viii) Giao dịch thương mại qua biên giới; (ix) Giải quyết tranh chấp hợp đồng; và (x) Giải quyết phá sản doanh nghiệp.

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

a) Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh.

b) Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật.

c) Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

d) Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.

e) Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.

g) Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững.

h) Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

i) Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

k) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phân công tại Phụ lục III kèm theo Nghị quyết.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này và các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

b) Trước ngày 20 tháng 01 năm 2022, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ, ngành và địa phương.

d) Thường xuyên tổ chức đối thoại, trao đổi với người dân và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tổ chức công tác truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

đ) Trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 năm 2022, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 06 tháng và 01 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và cuối năm.

2. Bộ Nội vụ nghiên cứu lồng ghép một số tiêu chí đánh giá, xếp hạng việc thực thi Nghị quyết vào nội dung khảo sát hàng năm của chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh theo dõi, đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để được giải quyết. Định kỳ hàng năm công khai kết quả theo dõi, đánh giá.

4. Văn phòng Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, thu thập thông tin báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.

5. Các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập, thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra và công bố thường niên chỉ số PCI; kết hợp, lồng ghép đánh giá kết quả và tác động của Nghị quyết.

6. Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khảo sát, đánh giá và công bố thường niên Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI).

7. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí chủ động hỗ trợ các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức truyền thông, quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp và đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường sự theo dõi, giám sát của các cơ quan truyền thông, báo chí về kết quả thực hiện Nghị quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Các ngân hàng: Chính sách xã hội, Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Viện Nghiên cứu QLKTTW (Bộ KHĐT);
- VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KSTT (2).NTTL

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính

PHỤ LỤC I

PHÂN CÔNG CÁC BỘ, CƠ QUAN ĐẦU MỐI THEO DÕI, CÁC BỘ, CƠ QUAN CHỦ TRÌ, CHỊU TRÁCH NHIỆM CẢI THIỆN CÁC BỘ CHỈ SỐ, NHÓM CHỈ SỐ, CHỈ SỐ THÀNH PHẦN
(Kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)

1. Các Bộ đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số quốc tế

STT

Bộ chỉ số xếp hạng quốc tế

Bộ đầu mối theo dõi

Thời gian

1

Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (của WEF)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo thời gian công bố của các tổ chức quốc tế

2

Phát triển bền vững (của UN)

3

Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO)

Bộ Khoa học và Công nghệ

4

Chính phủ điện tử (của UN)

Bộ Thông tin và Truyền thông

5

An toàn an ninh mạng (của ITU)

6

Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7

Hiệu quả logistics (của WB)

Bộ Công Thương

8

Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2. Các Bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần

STT

Bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm

Nhóm chỉ số/ chỉ số thành phần

Thời gian

1

Bộ Tài chính

B7

Hàng năm

2

Bộ Thông tin và Truyền thông

B5, C1, C5, C6, C8 và C9

Hàng năm

3

Bộ Giao thông vận tải

B4

Hàng năm

4

Bộ Tài nguyên và Môi trường

B3, C4 và D2

Hàng năm

5

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

B6 và C2

Hàng năm

6

Bộ Giáo dục và Đào tạo

C3 và C7

Hàng năm

7

Bộ Khoa học và Công nghệ

B8, B9, B10 và D3

Hàng năm

8

Bộ Tư pháp

- B1;

- D1 (Tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp thực hiện giải pháp cải thiện chỉ số khi được ủy quyền)

Hàng năm

9

Thanh tra Chính phủ

B2

Hàng năm

10

Ngân hàng Nhà nước

B11

Hàng năm

PHỤ LỤC II

PHÂN CÔNG CÁC BỘ, CƠ QUAN CHỦ TRÌ, CHỊU TRÁCH NHIỆM CẢI THIỆN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
(Kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)

STT

Chỉ số (theo cách tiếp cận của WB)

Bộ, cơ quan chủ trì

Nhiệm vụ, giải pháp

Thời gian

1

Khởi sự kinh doanh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu, thực hiện theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động. Phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2023.

Thường xuyên

2

Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan

Bộ Xây dựng

Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến; rút ngắn thời gian ở mỗi bước thủ tục.

Thường xuyên

3

Tiếp cận điện năng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến.

Thường xuyên

4

Tiếp cận tín dụng (trên khía cạnh nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng và cơ chế an toàn về bảo đảm quyền lợi của người đi vay và người cho vay)

Ngân hàng Nhà nước

Thực hiện hoặc kiến nghị thực hiện các giải pháp về; (i) Cải thiện chiều sâu thông tin tín dụng; và (ii) Hỗ trợ việc cho vay trên cơ sở hoàn thiện các quy định về xử lý đối với tài sản bảo đảm và phá sản doanh nghiệp.

Thường xuyên

5

Đăng ký tài sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện liên thông các thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Thường xuyên

6

Bảo vệ nhà đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu và kiến nghị sửa đổi các quy định để ngăn chặn xung đột lợi ích và nâng cao hiệu quả quản trị cổ đông.

Thường xuyên

7

Nộp thuế

Bộ Tài chính

Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến đầy đủ, thực chất.

Thường xuyên

8

Nộp bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến.

Thường xuyên

9

Giao dịch thương mại qua biên giới

Bộ Tài chính

- Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hải quan.

- Hoàn thiện Cổng thông tin một cửa quốc gia để đảm bảo thực hiện giao dịch trực tuyến đầy đủ trên Cổng và kết nối dữ liệu giữa các Bộ, ngành, cơ quan.

Thường xuyên

10

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Bộ Tư pháp

Tham mưu các giải pháp cụ thể cho Chính phủ và trực tiếp thực hiện (khi được ủy quyền).

Thường xuyên

11

Giải quyết phá sản doanh nghiệp

Bộ Tư pháp

PHỤ LỤC III

PHÂN CÔNG BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
(Kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)

1. Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; kiến nghị các phương án gồm: (i) Thu hẹp phạm vi của một số ngành nghề; (ii) Đưa ngành nghề ra khỏi danh mục nếu có biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn; (iii) Đưa các ngành nghề ra khỏi danh mục nếu yêu cầu quản lý thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, không có mục tiêu quản lý hoặc mục tiêu quản lý không rõ ràng. Hoàn thành trong năm 2023.

- Kiểm soát việc đề nghị bổ sung ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh mới.

b) Các Bộ, ngành: Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh quy định tại các luật chuyên ngành liên quan. Hoàn thành trong năm 2023.

2. Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật

a) Các Bộ, ngành:

- Nghiên cứu, rà soát các luật có liên quan đến đầu tư tạo tài sản, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, các Luật liên quan khác và các điều khoản liên quan trong các Nghị định hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở rà soát xác định: (i) Các quy định đã không còn phù hợp với thực tế khách quan; (ii) Các quy định không hợp lý; (iii) Các quy định không rõ ràng, cụ thể; (iv) Các quy định chồng chéo, mâu thuẫn; (v) Các quy định khác nhau về cùng một vấn đề,... và kiến nghị phương án bổ sung, sửa đổi phù hợp.

- Thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

b) Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng theo dõi, đánh giá và nắm bắt kịp thời bất cập trong thực hiện các văn bản pháp luật mới ban hành như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền nhằm kịp thời tháo gỡ các bất cập.

3. Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

a) Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đối với các sản phẩm, hàng hóa được cắt giảm, nhà nước quản lý theo nguyên tắc nhà nước quy định tiêu chuẩn an toàn, người sản xuất, kinh doanh tự tuân thủ.

- Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: (i) cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2; (ii) Áp dụng đầy đủ nguyên tắc về quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; (iii) Thay đổi phương pháp quản lý từ việc kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng (trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, giống cây trồng).

- Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng pháp luật và nâng cao năng lực cho việc áp dụng phương thức kiểm tra tại nguồn và kiểm tra tại khâu lưu thông trên thị trường nội địa.

- Nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả thủ tục điện từ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan: Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định đảm bảo áp dụng đầy đủ nguyên tắc khoa học về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan: Nghiên cứu, kiến nghị xây dựng trung tâm dữ liệu quản lý rủi ro để thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước.

4. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định về hệ thống thông tin đất đai; thúc đẩy thực hiện giao dịch điện tử về đất đai.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục Đăng ký sở hữu và chuyển nhượng tài sản, trong đó chú trọng nhiệm vụ: (i) Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lập kế hoạch số hóa và lưu trữ hồ sơ địa chính ở dạng số để đưa vào khai thác sử dụng tại các Văn phòng đăng ký đất đai; (ii) ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

- Triển khai mạnh mẽ việc kết nối liên thông điện tử để trao đổi thông tin dữ liệu đất đai giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất thực hiện giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất.

- Nghiên cứu, ban hành hoặc kiến nghị ban hành cơ chế cụ thể và độc lập để khiếu nại về vấn đề xảy ra tại cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan địa chính cũng như cơ quan đo đạc bản đồ.

- Nghiên cứu, ban hành hoặc kiến nghị ban hành quy định cho phép người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận bản đồ thửa đất. Hoàn thành trong năm 2023.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất.

- Nghiên cứu, đề xuất thí điểm thành lập Trung tâm giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.

Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính; nhấn mạnh các giải pháp tăng mức độ sẵn sàng thích ứng với nền sản xuất mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, chú trọng thực hiện: (i) Rà soát và nâng cao Hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến; (ii) Đẩy mạnh hơn nữa tiến độ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử; (iii) ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền; kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

6. Tăng cường cải cách, cất giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát

a) Các Bộ, ngành, địa phương:

- Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ trên mọi lĩnh vực; trong đó tập trung nghiên cứu giải pháp cải cách thủ tục hành chính đối với các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và công nghệ tốt nhất, dự án xanh…; gắn cải cách thủ tục hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

- Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ; thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 01 tháng 6 năm 2022; tại Bộ phận Một cửa cấp huyện từ ngày 01 tháng 12 năm 2022 theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP. Sơ kết mô hình trung tâm phục vụ hành chính công các cấp để có giải pháp phát triển phù hợp.

- Tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và công khai kết quả xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

b) Văn phòng Chính phủ:

- Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021.

- Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

7. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững

a) Các Bộ, ngành, địa phương:

- Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn với mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng nhưng khó cải thiện trong thời gian ngắn như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa,...

- Khuyến khích doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, trong đó chú trọng các yếu tố bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

- Thực hiện các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã hội về nội dung và ý nghĩa của phát triển bền vững.

b) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện các giải pháp nhằm phát triển nhanh cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

8. Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19

Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"; triển khai thực hiện ngay các giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

9. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:

- Xây dựng và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thí điểm sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp nhà nước để tài trợ, cho vay, đầu tư, góp vốn đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.

10. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

a) Các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh các hoạt động hợp tác nghiên cứu, tư vấn và đối thoại chính sách với các tổ chức quốc tế có uy tín nhằm phục vụ thu hút nguồn lực và sự ủng hộ của các đối tác cho mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy hoạt động hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức, cơ quan nghiên cứu để tham vấn quốc tế về cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó bao gồm đề xuất và triển khai xây dựng các nghiên cứu, đánh giá và khuyến nghị chính sách cho Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.



[1] Năm 2020 và 2021, do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên nhiều tổ chức quốc tế không công bố báo cáo xếp hạng thường niên, trong đó có Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới.

[2] Xếp hạng này được Liên hợp quốc công bố 2 năm một lần.

[3] Năm 2016 là năm đầu tiên Liên hợp quốc xếp hạng Phát triển bền vững (SDG) cho toàn cầu.

[4] Theo xếp hạng Hiệu quả logistics gần đây nhất (năm 2018), Việt Nam xếp thứ 39.

[5] Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0 (2019).

[6] Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0 (2019).

[7] Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0 (2019).

[8] Trụ cột 2, GCI 4.0 (2019).

[9] Trụ cột 3, GCI 4.0 (2019).

[10] Thuộc Trụ cột 6, GCI 4.0 (2019).

[11] Thuộc Trụ cột 9, GCI 4.0 (2019).

[12] Thuộc Trụ cột 12, GCI 4.0 (2019).

[13] Thuộc Trụ cột 11, GCI 4.0 (2019).

[14] Thuộc Trụ cột 11, GCI 4.0 (2019).

[15] Thuộc Trụ cột 9, GCI 4.0 (2019).

[16] Thuộc Trụ cột 3 - Cơ sở hạ tầng, GII, (2021).

[17] Thuộc Trụ cột 5 - Trình độ phát triển kinh doanh, GII, (2021).

[18] Thuộc Trụ cột 5 - Trình độ phát triển kinh doanh, GII, (2021).

[19] Thuộc Trụ cột 3 - Cơ sở hạ tầng, GII, (2021).

[20] Thuộc Trụ cột 7 - Sản phẩm sáng tạo, GII, (2021).

[21] Thuộc Trụ cột 7 - Sản phẩm sáng tạo, GII, (2021).

[22] Thuộc Trụ cột 2 - Nguồn nhân lực và nghiên cứu, GII, (2021).

[23] Thuộc Trụ cột 5 - Trình độ phát triển kinh doanh, GII, (2021).

[24] Thuộc Trụ cột 6 - Sản phẩm tri thức và công nghệ, GII, (2021).

[25] Thuộc Nhóm chỉ số Pháp lý và Chính trị, IPRI, (2021).

[26] Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Ngân hàng thế giới thông báo dừng công bố báo cáo Doing Business, nguyên nhân không phải do vấn đề về cách tiếp cận, mà do có sự can thiệp dữ liệu từ một số quốc gia. Vì vậy, việc tìm kiếm và thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh gắn với các yếu tố từ Khởi sự kinh doanh đến Phá sản doanh nghiệp vẫn là những giải pháp chính sách phù hợp và hữu ích, cần tiếp tục duy trì.

THE GOVERNMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
 Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 02/NQ-CP

Hanoi, January 10, 2022

 

RESOLUTION

MAIN DUTIES AND MEASURES FOR IMPROVING BUSINESS ENVIRONMENT AND ENHANCING NATIONAL COMPETITIVENESS IN 2022

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to National Assembly’s Resolution No. 32/2021/QH15 dated November 12, 2021 on socio-economic development plan in 2022;

At the request of the Minister of Planning and Investment,

HEREBY RESOLVES:

OVERALL SITUATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vietnam's position on global prestigious ranks has been raised through 8 years of effort to reform In particular, Competitiveness 4.0 index (of the World Economic Forum - WEF) ranks 67/141 (in 2019) that is upgraded by 10 places compared to 2018; Creative Innovation index (of the World Intellectual Property Organization - WIPO) holds a good rank, at 44/132 (in 2021); E-Government index (of the United Nations - UN) ranks 86th (in 2020) that is upgraded by 2 places compared to 2018; Sustainable development index (of the UN) ranks 51/165 in 2021 that is upgraded by 37 places compared to 2016 (88th); Cybersecurity index (of the International Telecommunication Union - ITU) ranks 25/194 (in 2020) that is upgraded by 25 places compared to 2018 (50th).

International organizations continue to maintain their assessment and ranking in 2021 in some specific sectors including Property Rights  (of the Property Rights Alliance), Corruption perception (of Transparency International), Governance efficiency (of World Bank - WB). In particular, the World Bank assesses that the governance efficiency of Vietnam in 2020 was improved better than in previous years.

The quality of the business environment was positively improved according to assessment results of the Provincial Competitiveness Index (PCI), although the degree of improvement was variable across sectors. In 2020, 58.2% of enterprises assessed that their business environment was effectively improved and higher than that in 2017 (51.7%); all 10 sectors of business environment set out in Resolution No. 19/NQ-CP and Resolution No. 02/NQ-CP were improved, in which business establishment and electricity access had the best improvement.

Thanks to the reform effort of central authorities and localities to improve the quality of business environment factors and competitiveness in the field of management, Vietnam got the above results. From 2020 until now, the COVID-19 pandemic has had heavy impact on people and enterprises. The Government and Prime Minister have promulgated many mechanisms, policies and solutions to overcome difficulties and support businesses and people. These mechanisms, policies and solutions have been applied to people’s lives. The enterprise community and people have welcomed and highly appreciated them. In the next time, enterprises will expect more from the Government's companionship through measures for reform in institutions, regulations and administrative procedures.

However, the reform in the business environment in Vietnam from 2020 is slowing down due to the impact of the COVID-19 pandemic. On the global ranks, some improvement indicators are not sustainable. There are many specific indicators that the quality and ranking of Vietnam is still low or not improved, even slipped places. In 2021, many indicators that scores and places were slipped compared to 2020 include Creative Innovation that were slipped 2 places (from 42nd to 44th); Sustainable development that scores and places were slipped (from 49th to 51st); Property rights that scores and places were slipped (from 78th to 84th); corruption perception that were slipped 8 places (from 96th to 104th).

Position improvement on the ranks has become more and more difficult and requires more effort because other economies are also focused on reforms to improve their positions in the world. On the other hand, there are many indicators that need continuous efforts in next years for the purpose of improvement, especially those regarding infrastructure, human resources, and environmental and social factors. Therefore, central authorities and localities shall strictly and quickly reform the business environment, share and cooperate with the enterprise community and people.

The Government hereby promulgates a Resolution following the Resolutions No. 02/NQ-CP, Resolution No. 19/NQ -CP on improving the business environment, enhancing national competitiveness and requests relevant central authorities, localities, agencies and organizations to focus on implementation to successfully implement the goals that are set out in the 5-year socio-economic development plan from 2021 to 2025, the socio-economic development plan in 2022 according to the Resolutions of the National Assembly; at the same time, support enterprises in production and trade development and recovery, flexible and effective adaption to the context of the COVID-19 epidemic.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



By 2025, strive to rank competitiveness as follows:

a) Competitiveness 4.0 index (of WEF) is expected to be named among the top 50 countries.

b) Sustainable Development index (of UN) is expected to be named among the top 40 countries.

c) Creative innovation index (of WIPO) is expected to be named among the top 40 countries.

d) E – Government index (of UN) is expected to be named among the top 60 countries.

dd) Property rights index (of the Property Rights Alliance) is expected to be named among the top 60 countries.

e) Logistics Efficiency Index (of WB) is expected to upgrade by at least 4 places.

g) Travel and Tourism Competitiveness Index (of WEF) is expected to be named among the top 50 countries.

h) Cybersecurity Index (of ITU) is expected to upgrade by at least 3 places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Improve the quality and the ranking of the business environment indexes, the competitiveness in sync the national credit ratings improvement of Moody's, S&P and Fitch.

b) Regarding improvement of competitiveness according to ranking of WEF in 2020:

- Improve the score and maintain the ranking of Law compliance cost index (briefly called B1).

- Improve the ranking of Bankruptcy Controlling Index (B2) by 10 places

- Improve the ranking of Land administration quality index (B3) by at least 1 places

- Improve the ranking of Infrastructure Index (B4) by 2-3 places

- Improve the ranking of Information Technology Application index (B5) by 2-3 places

- Improve the ranking of Job Training Quality index (B6) by at least 5 places

- Improve the ranking of Stock Market Capitalization Index (B7) by 2-3 places

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Improve the ranking of Innovative Enterprise Growth Index (B9) by 2-3 places.

- Improve the ranking of the index of companies with creative and breakthrough ideas (B10) by 2-3 places.

- Improve the ranking of the index of access to capital for small and medium- sized enterprises (B11) by 2-3 places.

c) Regarding improvement of creative innovation capacity (GII) according to ranking of WIPO:

- Improve the ranking of Information Technology Infrastructure index (C1) by 5 places.

- Improve the ranking of Knowledge Intensive Recruitment index (C2) by at least 5 places.

- Improve the ranking of Research Cooperation Index of schools and enterprises (C3) by 2-3 places

- Improve the ranking of Environmental Quality index (C4) by at least 10 places

- Improve the ranking of IT and innovative organizational model index (C5) by 2-3 places

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Improve the ranking of Higher Education index (C7) by at least 5 places.

- Improve the ranking of the index of import of ICT services (C8) and export of ICT services (C9) (C7) by at least 5 places.

d) Regarding improvement of Property Rights Index (IPRI) according to ranking of the Property Rights Alliance:

- Improve the ranking of the Judicial independence index (briefly called D1).

- Improve the ranking of Corporeal Property Rights index (D2) by at least 5 places.

- Improve the ranking of Intellectual Property Rights Index (D3) by 2-3 places

dd) Improve scores for Industry, Innovation and Sustainable Development index of the Objective 9 according to the UN Sustainable Development ranking.

III. MAIN DUTIES AND MEASURES

1. Continue to raise the responsibilities of the ministries assigned as centers for monitoring the improvement of indices (at Section 1, Appendix I) and of ministries, agencies assigned to manage and take responsibility for the indices and component indices (at Section 2, Appendix I)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Update, instruct, supervise and inspect the implementation of relevant duties and measures at central authorities, People's Committees of provinces; promptly propose and report on removing obstacles and difficulties regarding mechanisms, policies, solutions and duties that are arising to improve the assigned indices to the Government and the Prime Minister.

- Actively take charge to connect with the international organizations; establish an information channel for providing and updating full information in a timely manner, in order to evaluate and rank the indices with objective precision

- Take responsibility and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, the Government Office and relevant ministries and agencies in developing reporting and monitoring regime for the situation and improvement results of indexes and assigned indexes; updated on the report information system of central authorities, connect to the Government Report Information System for the purpose of direction and administration.

b) Ministries and agencies shall take charge and responsible for improving business environment factors (in Appendix II) in order to continue to implement measures for reducing the quantity of procedures, time, costs and risks to the enterprises, including: (i) business startup; (ii) Tax and Social Insurance Contribution Payment; (iii) construction permit and relevant procedures; (iv) Credit Access; (v) Investor Protection; (vi) Electricity Access; (vii) Property registration; (viii) Cross-border trade; (ix) Contract dispute resolution and (x) Business bankruptcy resolution.

c) The Ministry of Education and Training shall take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and relevant central authorities and localities in researching and adjusting statistical indices that are announced in education - training sector to ensure compliance with international practices.

2. Focus on the implementation of the following key duties and measures:

a) Reduce the list of investment lines, conditional business and reform business conditions.

b) Focus on removing barriers to investment and trade activities due to inconsistent, unreasonable and different legal regulations.

c) Continue to promote management reform and strict inspection of imported and exported goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Implement digitalization duties and measures according to Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020 of the Prime Minister approving "National digitalization program by 2025 with orientations towards 2030" in sync administrative reform implementation.

e) Strengthen reform, reduction and simplification in administrative procedures and business regulations; at the same time, promote decentralization, assign tasks and authority to local government, inspect and supervise.

g) Promote the implementation of measures to create sustainable change in the sustainable development targets.

h) Continue to focus on assisting people and enterprises to recovery production and trade, overcome the negative effects of the COVID-19 epidemic.

i) Develop creative innovation ecosystem, assist and encourage enterprises in innovative startup.

k) Promote international cooperation activities in association with the implementation of domestic reforms in the business environment and national competitiveness improvement.

Request relevant central authorities, localities, agencies and organizations to perform specific duties that are assigned in Appendix III attached to the Resolution.

V. IMPLEMENTATION

1. The Ministers, Heads of the Ministerial-Level agencies, Heads of the governmental agencies, the Presidents of the People's Committees of provinces shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) By January 20, 2022, develop and promulgate the Program, Action Plan, specific documents to implement this Resolution; in particular, identify objectives, duties, implementation progress, expectation of the results of each task, assign units to take responsibility for implementation and submit to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office.

c) Regularly inspect and monitor the progress and results of the implementation of the Program, the Plan for carrying out the Resolutions on improving the business environment and enhancing the national competitiveness; at the same time, publish the results of inspection and supervision. Assign the unit to take responsibility for advising, instructing, inspecting and summarizing the situation of improvement of the business environment and enhancement of the competitiveness of central authorities and localities.

d) Regularly organize meeting to discuss with people and enterprises to promptly receive feedback on policies and solve difficulties and problems. Ensure regulations applied to officials on the performance of their duties; strictly handle officials harassing enterprises. Organize communication work on improving the business environment and enhancing competitiveness under their responsibilities.

dd) By June 10 and December 10, 2022, report the situation and the results of the implementation of the Resolution within 6 months and 1 year to the Ministry of Planning and Investment (Central Institute for Economic Management) and the Government Office in order to summarize and report to the Government and the Prime Minister at the regular Government Session in June and at the end of year.

2. The Ministry of Home Affairs shall research and integrate some evaluation and ranking criteria for the implementation of the Resolution into the content of the annual survey of the administrative reform index and Satisfaction Index of Public Administrative Services (SIPAS).

3. The Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with the Government Office and the National Council on Sustainable Development and Competitiveness Improvement in monitoring and evaluating the situation and the results of the implementation of the Resolution in order to promptly report difficulties and problems to the Government and the Prime Minister for solving. Annually, they shall publish the results of monitoring and evaluation.

4. The Government Office shall apply information technology to design and report information collection to serve the direction and administration of business environment improvement, national competitiveness enhancement and sustainable development.

5. Business associations and industries shall independently and regularly monitor and evaluate the situation and the results of the implementation of the Resolution. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall annually investigate and publish the PCI index; combine and integrate assessment of the results and effect of the Resolution.

6. The Prime Minister's Advisory Council for Administrative Procedure Reform shall annually conduct survey, evaluate and publish the Administrative Procedures Compliance Cost Assessment Index Report (APCI).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Pham Minh Chinh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ngày 10/01/2022 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.196

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.195.254
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!