Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 197-HĐBT Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 14/12/1982 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 197-HĐBT

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1982

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 197-HĐBT NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 1982 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 quy định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nuớc;
Theo đề nghị của chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá.

Điều 2.- Bản điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày công bố. Những quy định trước đây về thể lệ đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ trái với điều lệ này đều bãi bỏ.

Đối với những nhãn hiệu thương phẩm đã đăng ký theo Nghị định số 175-TTg ngày 3-1-1958 của Thủ tướng Chính phủ và những nhãn hiệu chế tạo hay thương hiệu đã đăng ký ở miền nam Việt Nam trước ngày 30-4-1975 muốn tiếp tục được bảo hộ về pháp lý đều phải đăng ký theo quy định của điều lệ này.

Điều 3.- Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, các bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Tố Hữu

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ
VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 197-HĐBT ngày 14-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng)

Để thống nhất quản lý nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi cả nước, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, góp phần quản lý việc lưu thông hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước, chống làm hàng giả và kinh doanh trái phép.

Điều lệ này ban hành nhằm bảo hộ pháp lý các nhãn hiệu hàng hoá, bảo vệ quyền lợi chính dáng của người tiêu dùng và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều1.-1. Các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các xí nghiệp công tư hợp doanh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, các tư nhân và pháp nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ hợp pháp (sau đây gọi tắt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh) có quyền và có nghĩa vụ đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hay nhãn hiệu dịch vụ để đánh dấu sản phẩm hàng hoá hay phương tiện phục vụ của mình theo quy định của điều lệ này.

2. Điều lệ này được áp dụng chung cho việc bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ (sau đây gọi chung là nhãn hiệu hàng hoá).

3. Các công ty, tổng công ty, liên hiệp các xí nghiệp, các tổ chức Nhà nước có tư cách pháp nhân có quyền xin đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tập thể. Các thành viên hoặc các chi nhánh của các tổ chức trên được quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tập thể đó theo quy tắc sử dụng do các tổ chức trên quy định.

4. Cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền lợi do điều lệ này quy định trên nguyên tắc có đ i có lại theo đúng luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các hiệp ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam tham gia.

Cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài tiến hành các công việc liên quan đến bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam phải thông qua người đại diện hợp pháp là Phòng thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu như các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không quy định một thể thức khác.

Điều 2.-1. Nhà nước bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của điều lệ này theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh với điều kiện sản phẩm hàng hoá đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, kinh doanh và đã đăng ký chất lượng sản phẩm theo quy định.

2. Các Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm quy định các loại hàng hoá phải mang nhãn hiệu đã được đăng ký khi lưu thông trên thị trường như hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống người tiêu dùng hay một số loại hàng hoá có ý nghĩa kinh tế - xã hội khác thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của mình.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải xin đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho các loại hàng hoá theo quy định ở mục 2 nêu trên.

Điều 3.-1. Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ pháp lý là những dấu hiệu được chấp nhận có thể là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình nổi... hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp.

2. Các dấu hiệu dưới đây không được chấp nhận là nhãn hiệu hàng hoá:

a) Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như tập hợp các dạng hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái hoặc những chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, trừ trường hợp đặc biệt các dấu hiệu này đã được sử dụng rộng rãi và được tín nhiệm từ trước.

b) Các dấu hiệu quy ước, các hình vẽ và tên gọi thông thường của hàng hoá đã được sử dụng rộng rãi mọi người đều biết.

c) Các dấu hiệu chỉ thời gian, đia điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, chất lượng, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị... mang tính chất mô tả hàng hoá.

d) Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch về xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hoá hoặc các dấu hiệu có tính chất lừa đảo người tiêu dùng.

e) Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành... của các tổ chức trong hay ngoài nước.

g) Các dấu hiệu mang hình quốc kỳ, quốc huy, biểu tượng quốc gia, ảnh lãnh tụ, ảnh anh hùng dân tộc, địa danh của Việt Nam cũng như của nước ngoài; các tên gọi, biểu tượng của các tổ chức quốc tế nếu không được các cơ quan có thẩm quyền tương ứng cho phép.

h) Các dấu hiệu trái với pháp luật Nhà nước, trật tự và đạo đức xã hội chủ nghĩa.

i) Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký trước tại Việt Nam hoặc đã được bảo hộ theo một hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cho cùng một loại hàng hoá.

Điều 4.-Việc trình bày nhãn hiệu hàng hoá trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện phục vụ theo quy định của điều lệ này không thay thế cho việc trình bày nhãn hiệu sản phẩm (ê-ti-kết) và các loại nhãn khác theo quy định trong các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật và hợp đồng chuyển giao hàng hoá.

Chương 2:

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

Điều 5. -1. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá do Cục sáng chế thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đảm nhiệm. Để được bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp hồ sơ xin đăng ký cho Cục sáng chế.

2. Mỗi hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ sử dụng cho một nhãn hiệu và phải kèm theo danh mục các loại hàng hoá sẽ mang nhãn hiệu đó. Hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá làm theo mẫu quy định trong thông tư hướng dẫn thi hành điều lệ này.

3. Người nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp các khoản lệ phí đăng ký. Lệ phí đăng ký và các khoản lệ phí khác nêu ở các điều sau đây của điều lệ này sẽ do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.

Điều 6.-1. Trong thời hạn nhiều nhất là 1 tháng tính từ ngày nhận được hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Cục sáng chế phải xem xét các yêu cầu về hình thức và thủ tục lập hồ sơ và trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chấp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục sáng chế phải xem xét và trình Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ra quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp không cấp phải thông báo rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết.

2. Các nhãn hiệu hàng hoá được cấp giấy chứng nhận được ghi vào sổ đăng bạ nhãn hiệu hàng hoá quốc gia và được công bố trên thông báo sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xuất bản.Chủ nhãn hiệu hàng hoá phải nộp lệ phí in nhãn hiệu hàng hoá khi công bố.

Điều 7.-1. Nếu những nhãn hiệu hàng hoá tương tự gây nhầm lẫn hoặc giống nhau do hai hay nhiều người nộp hồ sơ xin đăng ký cho cùng một loại hàng hoá thì quyền ưu tiên thuộc vè người nộp hồ sơ sớm nhất và được xác định trên cơ sở:

a) Ngày Cục sáng chế nhận hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc ngày gửi hồ sơ qua bưu điện.

b) Ngày nộp đơn đầu tiên ở một nước khác theo quy định của hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

c) Ngày trưng bày hiện vật có mang nhãn hiệu giá hàng hoá tại một cuộc triển lãm chính thức ở Việt Nam, nếu hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được nộp trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày hiện vật được trưng bày tại triển lãm.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền ưu tiên thì nhãn hiệu hàng hoá được chấp nhận cho người chứng minh được rằng nhãn hiệu hàng hoá đã được người đó sử dụng trước một cách rộng rãi trên thị trường.

Điều 8.-1. Để bảo vệ quyền lợi liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài trên cơ sở quyết định của Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với sự thoả thuận của Bộ Ngoại thương và theo các thể thức do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.

2. Nhãn hiệu hàng hoá trước khi đăng ký ra nước ngoài nhất thiết phải được bảo hộ ở Việt Nam.

Chương 3:

BẢO HỘ PHÁP LÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

Điều 9.-1. Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ kể từ ngày Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ra quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá.

2. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm tình từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

3. Thời hạn bảo hộ có thể được kéo dài mỗi lần nhiều nhất là 10 năm tính từ thời điểm kết thúc thời hạn trước. Để tiếp tục kéo dài thời hạn bảo hộ, chủ nhãn hiệu hàng hoá phải nộp đơn xin gia hạn cho Cục sáng chế 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn bảo hộ và phải nộp lệ phí theo quy định.

Điều 10.-1. Trong thời hạn hiệu lực, chủ nhãn hiệu hàng hoá được độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá để đánh dấu các hàng hoá liệt kê trong danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu đó, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ của mình trên lãnh thổ Việt Nam .

2. Chủ nhãn hiệu hàng hoá có trách nhiệm bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của mình, hàng hoá nào không còn bảo đảm phẩm cấp chất lượng theo quy định thì không được mang nhãn hiệu đã được đăng ký.

3. Chủ nhãn hiệu hàng hoá có quyền chuyển nhượng từng phần hoặc toàn bộ quyền sở dụng nhãn hiệu hàng hoá cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên cơ sở hợp đồng, với điều kiện cơ sở tiếp nhận phải đảm bảo tính năng và chất lượng của hàng hoá mang nhãn hiệu đó. Trường hợp chuyển nhượng từng phần, trong hợp đồng phải quy định quyền kiểm tra chất lượng hàng hoá của chủ nhãn hiệu.

4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục sáng chế mới có giá trị pháp lý và chủ nhãn hiệu hàng hoá phải nộp lệ phí theo quy định.

Điều 11.-1. Trong thời hạn hiệu lực, chủ nhãn hiệu hàng hoá có thể đè nghị Cục sáng chế sửa đổi tên, địa chỉ của chủ nhãn hiệu, một vài chi tiết trong nhãn hiệu, danh mục háng hoá mang nhãn hiệu... Những sửa đổi này phải được ghi nhận trong sổ đăng bạ nhãn hiệu hàng hoá quốc gia và giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá. Chủ nhãn hiệu phải nộp các khoản lệ phí theo quy định.

2. Trong trường hợp việc sửa đổi dẫn đến làm thay đổi cơ bản nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký, chủ nhãn hiệu phải tiến hành xin đăng ký như nhãn hiệu hàng hoá mới.

Điều 12.-Việc bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá sẽ bị huỷ bỏ khi:

a) Chủ nhãn hiệu làm đơn xin từ bỏ sự bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá trước khi kết thúc thời hạn hiệu lực.

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh là chủ nhãn hiệu không còn tồn tại hoặc không tiếp tục hoạt động mà không có người thừa kế hợp pháp quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.

c) Nhãn hiệu hàng hoá không được sử dụng sau 5 năm tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ mà chủ nhãn hiệu không nêu ra được lý do chính đáng.

Nhãn hiệu hàng hoá được coi là sử dụng khi nhãn hiệu được trình bày trên hàng hoá, bao bì, giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo hàng hoá...

d) Có kết luận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chất lượng hàng hoá không đảm bảo tiêu chuẩn với nhãn hiệu đã đăng ký.

Điều 13.-Trong suốt thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu hàng hoá, bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào, nếu phát hiện nhãn hiệu hàng hoá được cấp giấy chứng nhận không phù hợp với các quy định của điều lệ này, đều có quyền gửi đơn khiếu nại tố cáo cho Cục sáng chế. Trên cơ sở xem xét đơn, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có thể ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá đó.

Điều 14.-1. Người nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc chủ nhãn hiệu hàng hoá có quyền khiếu nại về các quyết định liên quan đến việc:

- Không chấp nhận hố sơ xin đăng ký nhãn hiệu háng hoá.

- Không cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá.

- Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực bảo hộ pháp lý nhãn hiệu hàng hoá.

2. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận được quyết định về các việc nêu trên, người khiếu nại phải nộp đơn khiếu nại cho Cục sáng chế.

3. Trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Cục sáng chế có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa người khiếu nại và Cục sáng chế thì quyết định của chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước là quyết định cuối cùng về các khiếu nại này.

Điều 15.-1. Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của người khác mà không được phép hoặc sử dụng những dấu hiệu giống hoặc tương tự có khả năng làm người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác cho các loại hàng hoá đã được liệt kê trong danh mục đều bị coi là vi phạm độc quyền sử dụng của chủ nhãn hiệu hàng hoá.

2. Chủ nhãn hiệu hàng hoá có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình.

Điều 16.-Các cơ sở sản xuất kinh doanh không đăng ký và không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá theo quy định ở điều 2, mục 3 và những người vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của chủ nhãn hiệu theo quy định ở điều 15, mục 1, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy tố trước toà án và xét xử theo pháp luật hiện hành.

Chương 4:

TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

Điều 17.-1. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo việc đăng ký, bảo hộ pháp lý và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi cả nước. Cục sáng chế thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước là cơ quan giúp chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện chức năng trên.

2. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo công tác nhãn hiệu hàng hoá trong ngành hoặc địa phương mình, bao gồm:

a) Chỉ đạo các cơ sở xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở trong và ngoài nước theo quy định.

b) Kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.

c) Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm liên quan đến việc xin đăng ký, bảo hộ pháp lý và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Chuẩn bị và lập hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở trong và ngoài nước theo quy định.

b) Trình bày nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ trên sản phẩm hàng hoá, bao bì, giấy tờ giao dịch và quảng cáo hàng hoá của mình.

4. Bộ phận quản lý sáng kiến, sáng chế hoặc tuỳ theo tình hình cụ thể một bộ phận thích hợp khác có trách nhiệm giúp các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ trên ở các cấp tương đương.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18.-Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các thông tư giải thích, hướng dẫn và tổ chức thực hiện điều lệ này.

Điều 19.- Các bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện điều lệ này.

THE COUNCIL OF MINISTERS
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 197-HDBT

Hanoi, December 14, 1982

 

DECREE

ON TRADE MARKS

With a view to unifying the administration of trademark throughout the country, to encourage manufacturing and commercial establishments to ensure and improve the quality of their products, in order to contribute to the increased circulation of goods in domestic and international markets, and to suppress the manufacture of fraudulent products, and illegal commercial practices;
This Ordinance is promulgated to protect the trademarks, and the legitimate interests of consumers as well as those of manufacturing and commercial establishments.

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1

1. State, collective and private organizations which are legal entities (hereinafter referred to as organizations), and neutral persons engaged in lawful manufacturing, commercial or service activities shall be entitled, and obliged to register and use trademarks and service marks to designate their products or services, pursuant to the provisions of this Ordinance.

2. This Ordinance shall apply to the legal protection of trademarks and to the protection of service marks ( hereinafter referred to as marks).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Natural persons and legal entities of foreign countries shall benefit from the rights granted by this Ordinance in accordance with the international conventions to which Vietnam is a party, or the principle of reciprocity.

Natural persons and legal entities having no residence, headquarters or representative offices in Vietnam shall apply for the legal protection of marks in Vietnam through an industrial property agency.

Article 2

1. Trademark means a sign used to distinguish goods or services of the same kind, of different manufacturing and commercial establishments. A trademark may be a word, a figurative element or a combination thereof represented in one or more colors.

2. The signs specified below shall not be recognized as marks:

(a) signs that do not possess distinctive characteristics, in that they consist of an assembly of simple geometric shapes, figures or letters that cannot be pronounced, except in exceptional cases in which the signs have been widely used and recognized for a long time;

(b) conventional signs, and the usual figures and denominations for goods that are widely used and a matter of public knowledge;

(c) signs expressing time, place, manufacturing process, type, quality, quantity, nature, composition, purpose, value, amongst other things, that are of a descriptive character in relation to the product;

(d) signs liable to mislead the public as to the origin nature or purpose of the product, or signs likely to deceive the consume.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(f) signs that represent State flags, armorial bearings or emblems, portraits of national leaders or heroes, geographical denominations relating to Vietnam or other countries, names or emblems of international organizations, except where the use of the such signs has been authorized by the competent authorities;

(g) signs that are contrary to the law, to public policy and to socialist morality;

(h) in the case of goods of the same type, signs identical or similar to marks previously registered in Vietnam, or protected by an international convention to which Vietnam is a party.

Article 3

The affixing of marks on goods or in connection with services pursuant to the provisions of this Ordinance shall not replace the affixing of labels or other signs pursuant to provisions on standards, technical conditions and conditions governing the delivery of the goods.

Chapter II

REGISTRATION OF MARKS

Article 4

1. The registration of marks shall be carried out by the National Office on Inventions attached to the State Committee for Science and Technology. In order to obtain legal protection for marks, legal entities and natural persons shall file an application for registration for registration there of with the National Office on Inventions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The applicant shall pay the fees required for registration.The fees required for registration and the other fees mentioned in the following articles shall be prescribed by the State Committee for Science and Technology.

Article 5

1. Within a maximum period of one month after the date of receipt of the application for registration, the National Office on Inventions shall proceed to examine the application with respect to form, in order to ensure that the application has been filed in the proper manner.
Within six months after the date of acceptance of the application found to be in proper form, the National Office on Inventions shall proceed to examine the application with respect tosubstance, and shall decide to grant or refuse a certificate of registration of the mark. In the event of refusal, the grounds shall be notified to the applicant.

2. The mark for which a certificate of registration is granted shall be entered in the National register of Marks and shall be published in the Official bulletin of Inventions and Marks issued by the National Office on Invention. The owner of the mark shall pay a publication fee.

Article 6

Where two or more persons file applications for the registration of identical or confusingly similar marks for goods of the same kind, priority shall be granted to the person who files his application first on the basis of the following dates:
(a) the date on which the National Office on Inventions received the application, or the date of postal dispatch;

(b) the date of filing of the initial application in another country pursuant to the provisions of international conventions to which Vietnam is a party;

(c) the date on which the product bearing the mark was displayed in an official exhibition in Vietnam, if the application for registration of the marks in Vietnam, provided the international conventions to which Vietnam is a party do not otherwise provide.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8

1. Marks shall be protected as from the date on which the National Office on Inventions rendered its decision to grant the certificate of registration.

2. The term of protection shall be ten (10) years following the date of priority. The term of protection may be extended for periods of ten (10) years each following the expiry date of the previous term of protection. For the purpose of the extension of the term of protection, the owner of the mark shall file a request for extension with the National Office on Invention six months prior to the expiry date of the term of protection and shall pay the required fees.

Article 9

1. During the term of validity, the owner of the mark shall have the exclusive right to use the mark to designate goods appearing in the list of goods that are to bear the mark in question, in connection with all manufacturing, commercial or service activities in the territory of Vietnam.

2. The owner of the shall be entitled to assign the right to use the mark by contract, either partially or totally, to other manufacturing or commercial establishment, provided that the assignee ensures the characteristics and quality of the goods that bear the mark. In the case of partial assignments, the contract shall provide for the right of the owner of the mark to verity the quality of goods.

3. The contract for assignment of the right to use the mark must be registered with the National Office on Inventions before it shall be of legal effect, and the owner of the mark must pay the prescribed fee.

Article 10

1. During the term of validity, the owner of the mark may apply to the National Office on Inventions for a change in his or her name or address, to secondary elements of the mark, or the list of goods bearing the mark. Such changes shall be entered in the National Register of Marks and on the certificate of registration of mark. The owner of the mark shall pay the prescribed fee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11

The legal protection of marks shall terminate in the following cases:

(a) where the owner of the mark files a request to terminate the protection of the mark prior to the expiry of the term of validity;

(b) where the manufacturing or commercial establishment that owns the mark no longer exists, or no longer carries on its activities, and there is no legal successor to the right to use the mark;

(c) where the mark has not been used or assigned for five years following the date of decision to grant the certificate of registration, and the owner of the mark has not given legitimate reasons.

Article 12

Throughout the term of validity of the certificate of registration of the mark, any organization or person who discovers that mark has been registered in a manner contrary to the provisions of this Ordinance shall have the right to file a declaration with the National Office on Inventions requesting the cancellation of the legal protection of the mark concerned.

Article 13

1. The person filing the application for the registration of a mark or the owner of the mark shall have right to appeal against decisions concerning acceptance and examination of the application for registration of the mark, and refusing the grant of a certificate of registration for the mark contrary to the provisions of article 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within two months after the date of receipt of the appeal petition, the National Office on Inventions shall examine the appeal, settle the matter in issue, and notify its findings to the person concerned. In the event of a difference of opinion between the person concerned and the National Office on Inventions, the decision of the Chairman of the State Committee for Science and Technology shall be considered final.

Article 14

1. Any person or organization shall be regarded as having violated the right of use of the owner of the mark if he, she, or it has made use belonging to another person without authorization, or of identical or similar signs likely to be confused by consumers with a mark belonging to another person, in respect of goods appearing in the list for that mark.

2. The owner of the mark shall have the right to apply to the competent authorities for the imposition of a sanction in cases of violation of the right to use the mark.

Article 15

1. Organizations which, or persons who do not register or use marks pursuant to the provisions of clause 1 of article 1 shall not enjoy the rights provided for in the Ordinance, and shall be subject to legal sanctions in accordance with the extent of the consequences of failure to so register and use marks.

2. Organizations which, or persons who have violated the rights of an owner of a mark provided for in clause 1 of article 14 shall be subject to legal sanctions in accordance with the degree and consequences of the violation.
Chapter IV

ORGANIZATION AND ADMINISTRATION OF ACTIVITIES CONCERNING MARKS

Article 16

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministries, the State Committees, other bodies of the Council of Ministers, and the people's committees of the provinces, cities and special zones under central authority shall be responsible for administering activities concerning marks within their respective jurisdictions, including;

(a) giving instructions to manufacturing and commercial establishments in relation to applications for the registration of marks within the country or abroad;

(b) control the use of marks.

3. The department responsible for the management of innovations and inventions or, as the case may be, another appropriate department shall be responsible for assisting Ministries, State Committees, other bodies of the Council of Ministers, and the people's committees of the provinces, cities and special zones under the central authority, and also manufacturing and commercial establishments, in performing the above tasks, in accordance with their respective duties.

Chapter V

PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION

Article 17

The Chairman of the State Committee for Science and Technology shall be responsible for promulgating, either on his own initiative or in consultation with the bodies associated there with, instructions for the interpretation of this Ordinance and for the purpose of directing and organizing its implementation.

Article 18

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

To Huu

(Signed)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 197-HĐBT ngày 14/12/1982 Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.981

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!