Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 126/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Số hiệu: 126/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/10/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 126/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày  10  tháng  10  năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

1. Vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo lường:

a) Vi phạm các quy định về đơn vị đo lường hợp pháp;

b) Vi phạm các quy định về kiểm định phương tiện đo trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sửa chữa;

c) Vi phạm quy định về công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo;

d) Vi phạm quy định về đo lường đối với hàng đóng gói sẵn định lượng theo khối lượng hoặc thể tích;

đ) Vi phạm quy định về đo lường đối với các phép đo trong thương mại bán lẻ;

e) Vi phạm các quy định khác của pháp luật về đo lường.               

2. Vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hoá:

a) Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Vi phạm các quy định về công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác (sau đây gọi tắt là công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn); 

c) Vi phạm quy định về chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn khác (sau đây gọi tắt là chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn); 

d) Vi phạm các quy định về chứng nhận và công nhận hệ thống quản lý chất lượng;

đ) Vi phạm các quy định về sử dụng mã số mã vạch;

e) Vi phạm các quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

g) Vi phạm các quy định khác của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

 

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt 

1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải do người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại các Điều 25, 26 và Điều 27 của Nghị định này thực hiện.

3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá chỉ bị xử phạt hành chính một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ;

b) Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của người vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá còn có thể bị áp dụng  một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

 a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại quyết định bao gồm: quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo; quyết định công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo (hoặc mở rộng phạm vi kiểm định); quyết định uỷ quyền kiểm định phương tiện đo (hoặc mở rộng phạm vi uỷ quyền kiểm định); quyết định công nhận lại khả năng kiểm định phương tiện đo; quyết định gia hạn uỷ quyền kiểm định phương tiện đo; quyết định về việc chứng nhận và cấp thẻ kiểm định viên đo lường; quyết định chỉ định tổ chức kiểm tra về chất lượng; giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn hoặc các giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Tịch thu tang vật và phương tiện đã sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính cũng có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá; buộc công bố  phù hợp tiêu chuẩn; buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn;

d) Buộc loại bỏ dấu, tem vi phạm các quy định về phù hợp tiêu chuẩn; buộc tiêu huỷ bao bì có in dấu vi phạm các quy định về phù hợp tiêu chuẩn; buộc cải chính nội dung thông tin quảng cáo sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Buộc sửa chữa phương tiện đo sai, hỏng, không đạt yêu cầu quy định; buộc ghi, khắc theo đúng các quy định về đơn vị đo lường hợp pháp; buộc sửa chữa, hiệu chỉnh phương tiện đo theo đúng với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được phê duyệt mẫu; buộc thu hồi các phương tiện đo vi phạm đã đưa vào lưu thông; buộc tái xuất; buộc cấm lưu hành phương tiện đo nhập khẩu không đúng quy định;

e) Buộc thực hiện kiểm định và hoàn thành thủ tục phê duyệt mẫu trong thời hạn quy định; buộc hoàn thành thủ tục đề nghị công nhận lại khả năng kiểm định;

g) Buộc người kinh doanh thực hiện cân, đong đúng quy định; đóng gói lại hoặc buộc ghi bổ sung định lượng thực;

h) Buộc xác định nguồn gốc xuất xứ phương tiện đo; buộc đóng gói lại đúng định lượng theo quy định;

i) Buộc tái chế, buộc tiêu huỷ hoặc buộc tái xuất theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá nhập khẩu gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ con người, động vật, an toàn, vệ sinh và môi trường; buộc tái chế hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu có chất lượng thấp hơn mức chất lượng theo quy định của pháp luật hoặc đã quá hạn sử dụng;

k) Buộc tái chế hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hoá sản xuất trong nước có chất lượng thấp hơn mức chất lượng theo quy định của pháp luật nhưng chưa vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, động vật, an toàn, vệ sinh và môi trường; buộc tiêu huỷ hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hoá đã quá hạn sử dụng;

l) Buộc thu hồi tem, giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, các kết quả kiểm tra chất lượng đã cấp trái quy định.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; thời hạn trên được tính là hai năm đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nếu quá thời hạn nói trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi đó vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là (03) ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Nếu trong thời hạn quy định tại các khoản 1, khoản 2 của Điều này mà cá nhân, tổ chức vi phạm lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực  đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói trên; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở. 

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nếu qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

CHƯƠNG 2:
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC  XỬ PHẠT CÁC HÀNH VIVI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC  ĐO LƯỜNG

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về đo lường trong việc sản xuất phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo khi xuất bán.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phương tiện đo không đúng với mẫu phương tiện đo được phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phương tiện đo khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt mẫu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.

5. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm định trong thời hạn nhất định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc sửa chữa, hiệu chỉnh phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này;

c) Buộc hoàn thành thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo trong thời hạn nhất định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về kiểm định trong việc nhập khẩu phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ kiểm định ban đầu các phương tiện đo nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Nhập khẩu phương tiện đo mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt mẫu;

b) Nhập khẩu phương tiện đo không đúng với mẫu đã được phê duyệt.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm định theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc hoàn thành thủ tục phê duyệt mẫu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này;

c) Buộc tái xuất hoặc cấm lưu hành hoặc làm thủ tục xin phê duyệt lại mẫu phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 của Điều này.

 Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về kiểm định trong việc sửa chữa phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sửa chữa phương tiện đo không thực hiện kiểm định theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 Buộc thực hiện kiểm định trong thời hạn quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành       

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Kinh doanh phương tiện đo chưa kiểm định;

b) Kinh doanh phương tiện đo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm định ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này;

b) Buộc xác định nguồn gốc xuất xứ phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.

Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về đo lường trong bán lẻ, về sử dụng phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, về sử dụng dấu, tem kiểm định, về giấy chứng nhận kiểm định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi gian lận cân, đong hàng hoá có giá trị nhỏ trong thương mại bán lẻ gây thiệt hại cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gian lận cân, đong hàng hoá có giá trị lớn trong thương mại bán lẻ gây thiệt hại cho khách hàng.

3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Sử dụng phương tiện đo không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định theo quy định;

b) Sử dụng dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết thời hạn hiệu lực.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Sử dụng phương tiện đo sai, hỏng, không đạt yêu cầu quy định;

b) Có sự gian lận trong việc sử dụng dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định (tháo dỡ, gắn lại niêm chì, sửa chữa, tẩy xoá nội dung trong chứng chỉ kiểm định).

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các  hành vi:

a) Làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo; điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt các chi tiết, thiết bị của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo;

b) Giả mạo dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 của Điều này.

7. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc người kinh doanh thực hiện cân, đong đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 của Điều này;

b) Buộc thực hiện kiểm định theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 của Điều này;

c) Buộc sửa chữa, hiệu chỉnh và kiểm định lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 của Điều này;

d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu của phương tiện đo; kiểm định theo quy định phương tiện đo đó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 của Điều này;

đ) Buộc tiêu huỷ dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định giả mạo và buộc thực hiện kiểm định theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 của Điều này.

 Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về kiểm định phương tiện đo của tổ chức kiểm định

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Kiểm định phương tiện đo không thuộc lĩnh vực được công nhận khả năng kiểm định hoặc uỷ quyền kiểm  định;

b) Sử dụng các quyết định sau đây đã hết thời hạn hiệu lực: quyết định công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo (hoặc mở rộng phạm vi kiểm định); sử dụng quyết định uỷ quyền kiểm định phương tiện đo (hoặc mở rộng phạm vi uỷ quyền kiểm định) hoặc quyết định công nhận lại khả năng kiểm định phương tiện đo; quyết định gia hạn uỷ quyền kiểm định phương tiện đo;

c) Sử dụng chuẩn đã hết thời hạn hiệu lực kiểm định;

d) Không thực hiện kiểm định mà giao tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định khống chỉ cho tổ chức, cá nhân buôn bán, sử dụng phương tiện đo để họ tự dán tem kiểm định hoặc điền vào giấy chứng nhận kiểm định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện kiểm định phương tiện đo khi chưa được cấp thẻ kiểm định viên đo lường;

b) Không tuân thủ quy trình kiểm định;

c) Sử dụng dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định không đúng quy định.

3. Các hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng quyết định công nhận khả năng kiểm định hoặc uỷ quyền kiểm định đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 của Điều này;

b) Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên đến 90 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 của Điều này.

4. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận kiểm định đã cấp trái quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;

b) Buộc thực hiện kiểm định chuẩn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại  điểm c khoản 1 của Điều này;

c) Buộc thu hồi dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định sử dụng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 của Điều này;

d) Buộc thu hồi tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định khống chỉ đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi phí tổn cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

 Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về đo lường đối với việc sản xuất hàng đóng gói sẵn theo định lượng (khối lượng hoặc thể tích) thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Không ghi định lượng thực trên bao bì  theo quy định;

b) Không đủ định lượng, có sai số vượt quá mức giới hạn cho phép đối với sản xuất hàng đóng gói sẵn.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc ghi định lượng thực hàng hoá theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này;

b) Buộc đóng gói lại đúng định lượng hàng hoá đối với hành vi vi phạm quy định tại  điểm b khoản 1 của Điều này.

Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi phí tổn cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 13. Hành vi kinh doanh hàng đóng gói sẵn theo định lượng (khối lượng hoặc thể tích) thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành nhưng không ghi định lượng thực trên bao bì

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá không ghi định lượng thực trên bao bì theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cơ sở sản xuất ghi bổ sung định lượng thực trên bao bì đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

Điều 14. Hành vi cản trở hoạt động giám sát, kiểm tra các phép đo, phương pháp đo của phương tiện đo

 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: cản trở, không tạo điều kiện thuận lợi để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng giám sát, kiểm tra các phép đo, phương pháp đo của phương tiện đo theo quy định của pháp luật.

Chương 3:
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 15. Hành vi vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải công bố tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng khi sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố tiêu chuẩn sửa đổi khi sản xuất hàng hoá có những thay đổi so với nội dung tiêu chuẩn đã công bố.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong thời hạn quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá sửa đổi theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.

Điều 16. Hành vi vi phạm các quy định về công bố sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn trong sản xuất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn khi sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải công bố phù hợp tiêu chuẩn.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chưa công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn mà đã đóng dấu phù hợp tiêu chuẩn hoặc dán tem phù hợp tiêu chuẩn hoặc thông tin, quảng cáo là đã công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn khi sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải công bố phù hợp tiêu chuẩn.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn trong thời hạn quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ bao bì vi phạm; buộc cải chính nội dung thông tin quảng cáo sai sự thật trên phương tiện đã thông tin theo quy định của pháp luật về quảng cáo; buộc công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi phí tổn cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 17. Hành vi vi phạm các quy định về giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn và hoạt động chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn trong sản xuất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã hết thời hạn hiệu lực khi sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá chưa được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn mà đã đóng dấu, dán tem phù hợp tiêu chuẩn hoặc quảng cáo đã được chứng nhận chất lượng hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chưa thực hiện chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn mà đã sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chưa được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn mà đã đóng dấu, dán tem phù hợp tiêu chuẩn hoặc quảng cáo đã được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn khi sản xuất hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.

5. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện việc chứng nhận chất lượng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc người kinh doanh mặt hàng đó tiêu huỷ bao bì có in dấu phù hợp tiêu chuẩn và buộc cải chính nội dung thông tin quảng cáo sai sự thật trên phương tiện đã thông tin theo quy định của pháp luật về quảng cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này;

c) Buộc thực hiện việc chứng nhận chất lượng trong thời hạn quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này;

d) Buộc tiêu huỷ bao bì có in dấu phù hợp tiêu chuẩn; buộc cải chính nội dung thông tin quảng cáo sai sự thật trên phương tiện đã thông tin theo quy định của pháp luật về quảng cáo; buộc thực hiện việc chứng nhận chất lượng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 của Điều này.

Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi phí tổn cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm b, d khoản 5 của Điều này.

Điều 18. Hành vi vi phạm các quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong hoạt động sản xuất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hoá không thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn nhưng có mức chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng đã tự nguyện công bố.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn mà chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng đã công bố nhưng chưa vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn mà chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng đã công bố nhưng vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hoá không thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn mà chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn mà chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng đã được chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn nhưng chưa vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.  

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn mà chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng đã được chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn nhưng vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

 7. Các hình thức xử phạt bổ sung:

 a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đến 90 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 của Điều này.

8. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hoá đối với hành vi vi phạm quy định tại  khoản 1, 2 và khoản 4, 5 của Điều này;

b) Buộc tái chế hoặc tiêu huỷ sản phẩm, hàng hoá chất lượng kém có khả năng gây hại sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 6 của Điều này.

Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi phí tổn cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 19. Hành vi vi phạm các quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá so với nội dung tiêu chuẩn chất lượng đã công bố áp dụng và nội dung đã được chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn nhưng chưa công bố sản phẩm, hàng hoá đó phải áp dụng tiêu chuẩn hoặc thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn nhưng chưa được chứng nhận.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch chỉ dẫn (giả mạo dấu chất lượng, dấu phù hợp tiêu chuẩn, giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc các giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thông tin sai lệch, thiếu trung thực, không đầy đủ...) về công bố phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn nhưng chưa vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch chỉ dẫn (giả mạo dấu chất lượng, dấu phù hợp tiêu chuẩn, giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc các giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thông tin sai lệch, thiếu trung thực, không đầy đủ...) về công bố phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi can thiệp, tác động (thay thế, đánh tráo, rút bớt, pha trộn tạp chất, chất phụ gia, ch? d? b?o qu?n...) làm sụt giảm chất lượng vượt quá giới hạn cho phép so với chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã công bố phù hợp tiêu chuẩn hoặc đã được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn nhưng chưa vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi can thiệp, tác động (thay thế, đánh tráo, rút bớt, pha trộn tạp chất, chất phụ gia, ch? d? b?o qu?n...) làm sụt giảm chất lượng vượt quá giới hạn cho phép so với chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã công bố phù hợp tiêu chuẩn hoặc đã được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn nhưng vi phạm quy định bắt buộc về sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 2 đến khoản 5 của Điều này đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác, phân loại, đóng gói, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá.

7. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5 của Điều này đối với hàng hoá có giá trị lớn (vàng, kim loại quý hiếm, đá quý).

8. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại cơ sở sản xuất để thực hiện công bố hoặc chứng nhận chất lượng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại  khoản 1 của Điều này;

b) Buộc tái chế hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng đối với sản phẩm, hàng hoá vi phạm quy định từ khoản 2 đến khoản 5 của Điều này.

Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi phí tổn cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 20. Hành vi vi phạm sử dụng mã số mã vạch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng trái phép mã số mã vạch quốc gia;

b) Sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp mà không được chủ doanh nghiệp đó cho phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu sản phẩm, hàng hoá có mã số mã vạch vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

4. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu huỷ nhãn hàng hoá có in mã số mã vạch vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đã cấp cho doanh nghiệp không đúng thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này. 

Điều 21. Hành vi vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng khi đã đăng ký kiểm tra về chất lượng.

2. Hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng nhưng có chất lượng thấp hơn giới hạn cho phép so với mức chất lượng cần đạt được theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt theo các Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra về chất lượng trong thời hạn quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả  theo các Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.

Điều 22. Hành vi vi phạm quy định kiểm tra về chất lượng hàng hoá của các tổ chức được chỉ định kiểm tra về chất lượng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Tiến hành kiểm tra về chất lượng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trình tự, thủ tục kiểm tra về chất lượng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hoạt động kiểm tra về chất lượng không thuộc lĩnh vực kiểm tra chất lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

 Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định tổ chức kiểm tra chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 của Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi các kết quả kiểm tra chất lượng đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Tiến hành hoạt động chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trình tự, thủ tục đánh giá, chứng nhận;

c) Cấp giấy chứng nhận chất lượng hoặc công nhận hệ thống quản lý chất lượng khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trình tự, thủ tục đánh giá, chứng nhận;

d) Tiến hành hoạt động chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng không thuộc lĩnh vực hoạt động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

 Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c và điểm d khoản 1 của Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi các giấy chứng nhận đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 1 của Điều này.

Điều 24. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu; cung cấp thông tin sai sự thật hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước hoặc người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà không có lý do chính đáng; 

b) Trì hoãn hoặc lẩn tránh thực hiện các yêu cầu, kiến nghị trong quyết định thanh tra;

c) Không thực hiện hoặc trì hoãn thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định của Thanh tra chuyên ngành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Tự ý tháo gỡ niêm phong hàng hoá, tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ;

b) Tẩu tán, tiêu huỷ hàng hoá, tang vật vi phạm đang bị kiểm tra hoặc tạm giữ;

c) Các hành vi cản trở khác làm cho cuộc thanh tra không được tiến hành bình thường.

Chương 4:
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG  LĨNH VỰC ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Điều 25.  Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Thanh tra viên chuyên ngành đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, an toàn, vệ sinh và môi trường.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cấp Sở Khoa học và Công nghệ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

 a) Phạt cảnh cáo;

 b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

 c) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá do các cơ quan có thẩm quyền cấp trong lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l  khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 26: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh

1. Chủ tịch ủy ban nhõn dõn cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này hoặc buộc tiêu huỷ sản phẩm, hàng hoá gây hại sức khoẻ con người, động vật, an toàn, vệ sinh và môi trường.

2. Chủ Tịch ủy ban nhõn dõn cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này hoặc buộc tiêu huỷ sản phẩm, hàng hoá gây hại sức khoẻ con người, động vật, an toàn, vệ sinh và môi trường.

3. Chủ Tịch ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, i và k khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác

Các cơ quan Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.

Điều 28. ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 25 của Nghị định này và tại các Điều 27, 28, 29; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 31; các khoản 2 và 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 37; các khoản 2 và 3 Điều 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền bằng văn bản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình thực hiện.

Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá

1. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá không thuộc thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định.

3. Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có thẩm quyền đang thụ lý phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền giải quyết.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá để xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 30. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được tiến hành theo quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 5:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 31. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân và tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 32. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 57/CP ngày 31 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá. Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 35. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:                                                                         
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;                      
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;                                                                
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;                                               
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
  Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 126/2005/ND-CP

Hanoi, October 10, 2005

 

DECREE

PROVIDING FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF MEASUREMENT AND PRODUCT AND GOODS QUALITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the October 6, 1999 Ordinance on Measurement;
Pursuant to the December 24, 1999 Ordinance on Goods Quality;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Administrative violations in the field of measurement and product and goods quality mean acts of intentionally or unintentionally violating legal provisions on state management in the field of measurement and product and goods quality which are committed by individuals, agencies or organizations (hereinafter referred to as individuals, organizations) but are, however, not crimes and must, according to legal provisions, be administratively sanctioned, including:

1. Violations of regulations on state management in the field of measurement:

a/ Violation of regulations on lawful units of measurement;

b/ Violation of regulations on expertise of means of measurement in production, business, import and repair;

c/ Violation of regulations on accreditation of expertising capability and authorized expertise of means of measurement;

d/ Violation of regulations on measurement of pre-packed commodities quantitatively determined by amount or volume;

e/ Violation of regulations on measurement with regard to measuring methods in retailing commerce;

f/ Violation of other provisions of law on measurement.

2. Violations of regulations on state management in the field of product and goods quality:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Violation of regulations on publicization of product and goods quality conformable to Vietnam standards, branch standards or other standards (hereinafter called publicization of standard conformable quality for short);

c/ Violation of regulations on certification of product and goods quality being conformable to Vietnam standards, branch standards or other standards (hereinafter called certification of standard-compatible quality);

d/ Violation of regulations on certification and accreditation of quality control systems;

e/ Violation of regulations on use of codes and bar codes;

f/ Violation of regulations on inspection of product and goods quality;

g/ Violation of other provisions of law on product and goods quality.

Article 2.- Subjects of application

1. Vietnamese individuals or organizations that commit acts of administrative violation in the field of measurement and product and goods quality shall be administratively sanctioned under the provisions of this Decree.

2. Foreign individuals or organizations that commit acts of administrative violation in the field of measurement and product and goods quality in the Vietnamese territory shall also be sanctioned under the provisions of this Decree, except otherwise provided for by treaties to which Vietnam has signed or acceded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All acts of administrative violation in the field of measurement and product and goods quality must be detected in time and stopped immediately. The sanctioning thereof must be conducted swiftly, fairly and resolutely. All consequences of acts of administrative violation must be redressed in accordance with the provisions of law. Individuals or organizations shall be administratively sanctioned only when they commit administrative violations specified by law.

2. The sanctioning of administrative violations in the field of measurement and product and goods quality must be conducted by persons with sanctioning competence, defined in Articles 25, 26 and 27 of this Decree.

3. An administrative violation in the field of measurement and product and goods quality shall be sanctioned only once; a person committing many acts of administrative violation in the field of measurement and product and goods quality shall be sanctioned for every act of violation. If the sanctioning form is a fine, fines shall be added up into a common fine and only one sanctioning decision is issued. If many persons jointly commit an act of administrative violation in the field of measurement and product and goods quality, each violator shall be sanctioned for such act and the persons with sanctioning competence shall base on the nature and severity of the violation, the personal records of violators, and extenuating and/or aggravating circumstances to issue a sanctioning decision for each person committing such act of administrative violation.

Article 4.- Forms of sanctioning administrative violations and remedial measures

1. For each administrative violation in the field of measurement and product and goods quality, violating individuals and organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a/ Caution: applicable to minor, first-time administrative violations involving extenuating circumstances;

b/ Fine: Basing on the nature and severity of the violations to decide on the fine levels within the prescribed fine bracket. Upon imposition of fine, the specific fine level for an act of administrative violation is the average of the fine bracket prescribed for such act; if extenuating circumstances are involved, the fine level may be reduced, but not lower than the minimum level of the fine bracket; if aggravating circumstances are involved, the fine level may be raised but must not be higher than the maximum level of the fine bracket.

Extenuating circumstances and aggravating circumstances in administrative violations in the field of measurement and product and goods quality shall comply with the provisions in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Depending on the nature and severity of violation acts, organizations and individuals committing administrative violations in the field of measurement and product and goods quality may also be subject to one of the following additional sanctioning forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations in the field of measurement and product and goods quality.

3. In addition to the above-mentioned principal and additional sanctioning forms, organizations and individuals committing administrative violations may also be subject to the application of one of the following remedial measures:

a/ Forced restoration of the original state altered by acts of administrative violations;

b/ Forced application of measures to redress the environmental pollution or epidemic spread caused by acts of administrative violation;

c/ Forced publicization of product and goods quality standards; forced publicization of standard conformity; forced certification of standard conformity;

d/ Forced abolition of seals, stamps in violation of regulations on standard compatibility; forced destruction of packages printed with marks in violation of regulations on standard conformity; forced rectification of untruthful contents of advertisement on mass media;

e/ Forced repair of means of measurement which are inaccurate, broken or not up to the prescribed requirements; forced recording, inscription in accordance with regulations on lawful units of measurement; forced repair, adjustment of means of measurement in strict accordance with approved technical norms; forced withdrawal of violating means of measurement which have been already put into circulation; forced re-export; ban on circulation of means of measurement imported in contravention of regulation;

f/ Forced expertise and completion of procedures for model approval within the prescribed time limit; forced completion of procedures for proposing the re-accreditation of expertising capability;

g/ Forcing traders to weigh or measure according to regulations; to re-pack or to additionally print the net quantity;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ Forced recycle, forced destruction or forced re-export, as provided for by law, of imported goods which cause serious consequences to human health, animals, safety, hygiene and environment; forced recycle or forced re-export of imported goods of quality lower than that prescribed by law or with expired use duration;

j/ Forced recycle or forced change of use purposes of home-made goods of a quality lower than that prescribed by law but without violating regulations on human health, animal, safety, hygiene and environment requirements; forced destruction or forced change of use purpose of goods with expired use duration;

k/ Forced recovery of stamps, expertise certificates, certificates of the right to use codes, bar codes or quality inspection results which are issued in contravention of regulations.

Article 5.- Statute of limitations for sanctioning and time limits for being considered having not yet been sanctioned for administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning the administrative violations specified in this Decree shall be one year counting from the date administrative violations are committed; the above time limit shall be two years for acts of administrative violation in dealing in exports, imports on the Prime Minister-issued list of products, goods subject to quality inspection. If the above-mentioned time limit has expired, a sanction shall not be imposed but remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree must still be applied.

2. Individuals who have committed acts of law violation in the field of measurement and product and goods quality and been prosecuted or given decisions to bring their cases to trial according to criminal procedures, but are later given decisions on suspension of investigation or suspension of the cases and their acts are administrative violations shall be administratively sanctioned; within three days as from the date of issuing the decisions on suspension of investigation or suspension of the cases, the persons who have issued the decisions must send the decisions to the persons competent to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality; for this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and violation case files.

3. If, within the time limits specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating individuals or organizations commit new acts of administrative violation in the field of measurement and product and goods quality or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the above-said statute of limitations shall not apply; the statute of limitations for sanctioning shall be recounted from the time new acts of administrative violation are committed or the time the acts of evasion or obstruction are stopped.

4. If individuals or organizations sanctioned for administrative violations in the field of measurement and product and goods quality do not relapse into violations within one year counting from the date of completely serving the sanctioning decisions or from the date of expiration of the statute of limitations for executing sanctioning decisions, they shall be considered having not yet sanctioned for administrative violations.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Acts of violating regulations on measurement in the manufacture of means of measurement on the list of those subject to expertise, promulgated by the Ministry of Science and Technology

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for an act of failing to make primary expertise of means of measurement upon delivery for sale.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for an act of manufacturing means of measurement at variance with the approved models thereof.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for an act of manufacturing means of measurement when competent agencies performing the state management over measurement have not yet approved the models thereof.

4. Additional sanctioning form:

Deprivation of the right to use decisions on approving models of means of measurement for up to 180 days for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.

5. Remedial measures:

a/ Forced expertise within a given period of time for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b/ Forced repair, adjustment of means of measurement for acts of violation specified in Clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Acts of violating regulations on expertise in the import of means of measurement on the list of those subject to expertise, promulgated by the Ministry of Science and Technology

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for an act of failing to implement the regime of primary expertise of imported means of measurement before they are put into circulation.

2. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Importing means of measurement with models thereof having not yet been approved by competent agencies performing the state management over measurement;

b/ Importing means of measurement at variance with the approved models.

3. Remedial measures:

a/ Forced expertise according to regulations, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b/ Forced completion of procedures for model approval, for acts of violation specified at Point a, Clause 2 of this Article;

c/ Forced re-export or circulation ban or completion of procedures of application for re-approval of measurement means models, for acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed on measurement means-manufacturing, -trading and/or -repairing establishments for failure to conduct the expertise according to regulations.

2. Remedial measure:

Forced expertise within the prescribed time limit, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 9.- Acts of violating regulations on trading in means of measurement on the list of those subject to expertise, promulgated by the Ministry of Science and Technology

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Trading in means of measurement, which have not yet been expertised;

b/ Trading in means of measurement of unknown origin.

2. Remedial measures:

a/ Forced primary expertise, for acts of violation specified at Point a, Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Acts of violating regulations on measurement in retail, on the use of means of measurement on the list of those subject to expertise, promulgated by the Ministry of Science and Technology, on the use of expertising seals or stamps, and on expertise certificates

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for acts of fraudulently weighing or measuring goods of small value in retailing commerce, thus causing damage to customers.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of fraudulently weighing, measuring goods of great value in retailing commerce, causing damage to customers.

3. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Using means of measurement without expertising seals or stamps or expertise certificates according to regulations;

b/ Using expertising seals or stamps or expertise certificates, which have expired.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Using means of measurement, which are inaccurate, broken or not up to the prescribed requirements;

b/ Committing fraudulence in the use of expertising seals or stamps or certificates (removing them, re-affixing lead seals, modifying or erasing contents in expertise certificates).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Altering the technical conditions and measuring properties of means of measurement; adjusting, modifying, replacing, additionally assembling or reducing details, components of means of measurement in order to falsify the measuring results;

b/ Forging expertising seals, stamps or certificates.

6. Additional sanctioning form:

Confiscation of means of measurement, for acts of violation specified at Point a, Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a/ Forcing traders to conduct weighing, measurement strictly according to regulations, for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b/ Forced expertise according to regulations, for acts of violation specified in Clause 3 and Point b, Clause 4 of this Article;

c/ Forced repair, adjustment and re-expertise, for acts of violation specified at Point a, Clause 4 of this Article;

d/ Forced restoration of the original state of means of measurement; expertise of means of measurement according to regulations, for acts of violation specified at Point a, Clause 5 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Acts of violating regulations on expertise of means of measurement by expertising organizations

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Expertising means of measurement falling beyond the scope of accredited expertising capability or authorized expertise;

b/ Using the following decisions which have expired: decisions accrediting the capability to expertise means of measurement (or expanding the expertising scope); decisions authorizing the expertise of means of measurement (or expanding the expertise  authorization scope) or decisions re-accrediting the capability to expertise means of measurement; decisions extending the authorization of expertise of means of measurement;

c/ Using standards with expired expertise validity;

d/ Failing to conduct expertise but giving expertising stamps, blanks expertise certificates to organizations or individuals dealing in means of measurement so that they stick the expertising stamps or fill in the expertise certificates by themselves.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Expertising means of measurement without expertiser’s card;

b/ Failing to comply with the expertising process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Additional sanctioning forms:

a/ Deprivation of the right to use decisions recogning the expertising capability or authorizing the expertise for up to 180 days, for acts of violation defined at Points a and d, Clause 1 of this Article;

b/ Deprivation of the rights to use an expertiser’s card for up to 90 days, for acts of violation defined at Point b, Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

a/ Forced recovery of expertising certificates issued in contravention of regulations, for acts of violation defined at Point b, Clause 1 of this Article;

b/ Forced application of standard expertise according to regulations, for acts of violation defined at Point c, Clause 1 of this Article;

c/ Forced recovery of expertising seals, stamps and/or certificates, which are used in contravention of regulations, for acts of violation defined at Point c, Clause 2 of this Article;

d/ Forced recovery of granted expertising stamps and/or blank expertising certificates, for acts of violation defined at Point d, Clause 1 of this Article. Violating organizations and individuals muse bear all expenses for application of remedial measures.

Article 12.- Acts of violating regulations on measurement with regard to production of pre-packed goods (by amount or volume) on the list of pre-packed goods subject to state management over measurement, promulgated by the Ministry of Science and Technology

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Failing to print the net quantity on packages as provided for;

b/ Pre-packing goods in adequate quantity with an error exceeding the permitted limit with regard to the production of pre-packed goods.

2. Remedial measures:

a/ Forced printing of the net quantity of goods according to regulations, for acts of violation specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b/ Forced re-packing of goods with correct quantity, for acts of violation defined at Point b, Clause 1 of this Article.

Violating organizations and individuals must bear all expenses for the application of remedial measures.

Article 13.- Acts of trading in goods pre-packed (by amount or volume), which are on the list of pre-packed goods subject to state management over measurement, promulgated by the Ministry of Science and Technology, which are not printed with their net quantity on packages

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for acts of trading in goods with their net quantity not printed on packages according to regulations.

2. Remedial measure:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Acts of obstructing activities of supersing, inspecting the measuring methods, measuring rules of means of measurement

A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of obstructing, failing to create favorable conditions for, responsible persons, customers or customers’ representatives to supervise, inspect measuring methods or rules of means of measurement according to the provisions of law.

Chapter III

FORMS AND LEVELS OF SANCTIONING OF ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF PRODUCT AND GOODS QUALITY

Article 15.- Acts of violating regulations on publicization of goods quality standards in the production of goods on the list of goods subject to quality standard publicization, promulgated by the Ministry of Science and Technology

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of failing to publicize quality standards when producing goods on the list of goods subject to quality standard announcement.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of failing to publicize the amended standards upon the production of goods with changes in the publicized standard contents.

3. Remedial measures:

a/ Forced publicization of goods quality standards within the prescribed time limits, for acts of violation defined in Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Acts of violating regulations on publicization of standard conformable products or goods in the production thereof

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of failing to publicize standard-conformable goods upon the production of goods on the list of products, goods subject to standard conformity publicization.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of having not yet publicized standard-conformable goods but affixing standard conformity seals or stamps or issuing information and/or advertisement that standard-conformable goods have been already publicized upon the production of goods on the list of goods subject to standard conformity publicization.

3. Remedial measures:

a/ Forced publicization of standard-conformable goods within the prescribed time limit, for acts of violation defined in Clause 1 of this Article;

b/ Forced destruction of packages in violation; forced correction of untruthful contents of information advertised on the media according to the provisions of law on advertisement; forced publicization of standard-conformable goods according to regulations, for acts of violation defined in Clause 2 of this Article. Violating organizations and individuals shall have to bear all expenses for application of remedial measures.

Article 17.- Acts of violating regulations on standard-conformable quality certificates and activities of certifying standard-conformable quality in production

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of using expired standard-conformable quality certificates when producing goods on the list of products, goods subject to standard conformity certification.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of trading in goods which have not yet been certified of standard-conformable quality but have been already affixed with standard conformity seals or stamps or advertised as having been already given their standard-conformable quality certification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of failing to get the standard-conformable quality certification but having already affixed standard conformity seals or stamps or having advertised as being already given standard-conformable quality certification upon manufacture of goods on the list of products, goods subject to standard-conformable quality certification.

5. Remedial measures:

a/ Forced certification of quality according to regulations, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b/ Forcing the traders in such goods to destroy the packages printed with standard conformity seals and to correct untruthful information contents advertised on the media according to the provisions of law on advertisement, for acts of violation defined in Clause 2 of this Article;

c/ Forced certification of quality within the prescribed time limit, for acts of violation defined in Clause 3 of this Article;

d/ Forced destruction of packages printed with standard conformity seals; forced correction of untruthful information contents advertised on the media according to the provisions of law on advertisement; forced certification of quality according to regulations, for acts of violation defined in Clause 4 of this Article.

Violating organizations and individuals must bear all expenses for the application of remedial measures specified at Points b and d, Clause 5 of this Article.

Article 18.- Acts of violating regulations on product and goods quality in production activities

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for acts of manufacturing products or goods not on the list of those subject to standard application but with a quality lower than the permitted limits as compared to the voluntarily publicized quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of manufacturing products or goods on the list of those subject to standard application but with a quality lower than the permitted limit as compared to the publicized quality, which have, however, breached regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of manufacturing products or goods not on the list of those subject to standard-conformable quality certification but with quality lower than the permit limit as compared to the quality having been certified as conformable with standards.

5. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of manufacturing products or goods on the list of those subject to standard-conformable quality certification but with a quality lower than the permitted limit as compared to the quality having been already certified as conformable with standards, which have, however, not yet breached the regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

6. A fine of between VND 7.000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of manufacturing products or goods on the list of those subject to standard-conformable quality certification but with a quality lower than the permitted limit as compared to the quality having been already certified as conformable with standards, which have, however, breached regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

7. Additional sanctioning forms:

a/ Deprivation of the right to use certificates of standard-conformable quality for up to 90 days, for acts of violation defined in Clause 3 of this Article;

b/ Deprivation of the right to use certificates of standard-conformable quality for up to 180 days, for acts of violation defined in Clause 6 of this Article.

8. Remedial measures:

a/ Forced recycle or change of use purposes of products or goods, for acts of violation defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Violating organizations and individuals must bear all expenses for the application of remedial measures.

Article 19.- Acts of violating regulations on product and goods quality as compared to the contents of quality standards already publicized for application and the contents of certification of standard-conformable quality in business activities

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of trading in products, goods on the list of those subject to standard application, which have, however, not yet been publicized for compulsory application of standards or for inclusion in the list of products, goods subject to standard-conformable quality but not yet certified.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for acts of falsifying the instructions (forging quality seals, standard conformity seals, standard conformity certificates or permits, other practice certificates issued by competent state agencies or persons in the field of product and goods quality; providing false, untruthful, incomplete information) on standard conformity publicization or standard-conformable quality certification, which have, however, not yet breached the regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of falsifying the instructions (forging quality seals, standard conformity seals, standard conformity certificates or permits, other practice certificates, issued by competent state agencies or persons in the field of product and goods quality; providing false, untruthful, incomplete information) on standard conformity publicization or standard-conformable quality certification, which have, however, breached regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of interference, impact (replacement, fraudulent exchange, reduction, mixture of impurities, additives, preservation regimes...), thus reducing the quality to below the permitted limit as compared to the product or goods quality already publicized as being conformable with standards or certified as conformable with standards, which have, however, not yet breached regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

5. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of interference, impact (replacement, fraudulent exchange, reduction, mixture of impurities, additives) thus reducing the quality to below the permitted limit as compared to the product or goods quality already publicized as conformable with standards or certified as conformable with standards, which have, however, breached regulations on human health, safety, hygiene and environment requirements.

6. A fine doubling the fine level specified in Clauses from 2 thru 5 of this Article on organizations, individuals manufacturing, processing, assembling, recycling, classifying, packing, importing products, goods.

7. A fine doubling the fine level specified in Clause 5 of this Article, for goods of big value (gold, precious metals, gems).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Forced return of products, goods to production establishments for quality publicization or certification according to regulations, for acts of violation defined in Clause 1 of this Article;

b/ Forced recycle or change of use purposes of products, goods in violation of the provisions of Clauses from 2 thru 5 of this Article.

Violating organizations and individuals must bear all expenses for the application of remedial measures.

Article 20.- Acts of violating regulations on use of codes and bar codes

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Illegally using national codes or bar codes;

b) Using codes or bar codes granted by competent agencies to other enterprises without permission of the latter.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for acts of issuing certificates of the use of codes or bar codes ultra vires.

3. Additional sanctioning form:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Remedial measures:

a/ Forced destruction of goods labels printed with violating codes or bar codes, for acts of violation defined in Clause 1 of this Article;

b/ Forced withdrawal of code-, bar code-using certificates granted ultra vires to enterprises, for acts of violation defined in Clause 2 of this Article.

Article 21.- Acts of violating regulations related to activities of goods quality inspection applicable to goods on the list of products, goods subject to quality inspection in goods production, trading, export and import activities

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of failing to conduct quality inspection of goods on the list of products and goods subject to quality inspection, which have been registered for quality inspection.

2. For goods on the list of products and goods subject to quality inspection but with a quality lower than the permitted limit as compared to the quality required by law, the sanctioning shall comply with Articles 18 and 19 of this Decree.

3. Remedial measures:

a/ Forced inspection of quality within the prescribed time limit, for acts of violation defined in Clause 1 of this Article;

b/ Forced application of remedial measures in accordance with Articles 18 and 19 of this Decree, for acts of violation defined in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Conducting quality inspection when not yet designated by competent state agencies;

b/ Failing to observe or not fully observing the quality inspection order, procedures.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for conducting quality inspection beyond the quality inspection field designated by competent state agencies.

3. Additional sanctioning form:

Deprivation of the right to use decisions on designation of a quality inspection organization, for acts of violation defined at Point b of Clause 1, Clause 2 of this Article.

4. Remedial measure:

Forced withdrawal of the issued quality inspection results, for acts of violation defined at Points a and b of Clause 1, Clause 2 of this Article.

Article 23.- Acts of violating regulations on quality certification, accreditation of quality control systems of technical service organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Conducting activities of quality inspection, accreditation of quality control systems of technical service organizations when having not yet been certified by competent state agencies as having fully satisfied the conditions for activities;

b/ Failing to observe or not fully observing the evaluation and/or certification order and procedures;

c/ Issuing quality certificates or accrediting quality control systems when failing to observe or not fully observing the evaluation and/or certification order and procedures;

d/ Conducting activities of quality certification, accreditation of quality control systems not falling under the scope of operation permitted by competent state agencies.

2. Additional sanctioning form:

Deprivation of the right to use certificates of satisfaction of conditions for operation, for acts of violation defined at Points b, c and d of Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Forced withdrawal of issued certificates, for acts of violation defined at Points a, b and c of Clause 1 of this Article.

Article 24.- Acts of obstructing state management activities in the field of measurement and product and goods quality

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Refusing to supply information, documents, supplying untruthful information or supplying incomplete information, documents to state management agencies or persons competent to inspect, examine the standards, measurement and quality of products or goods without justifiable reasons;

b/ Delaying or shirking the implementation of requests, proposals in inspection decisions;

c/ Failing to implement or delaying the implementation of requests, conclusions, decisions of specialized inspectorates on measurement and product and goods quality.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Arbitrarily removing seals on goods and/or material evidences which have been sealed off or temporarily seized;

b/ Dispersing, destroying violating goods and/or material evidences which are being inspected or temporarily seized;

c/ Other acts of obstructing the inspection, making it impossible to be routinely carried out.

Chapter IV

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF MEASUREMENT AND PRODUCT AND GOODS QUALITY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Specialized measurement and product and goods quality inspectors who are performing their public duties shall have the following powers:

a/ To impose a caution;

b/ To impose fines of up to VND 200,000;

c/ To confiscate material evidences, means worth up to VND 2,000,000 used for commission of administrative violations;

d/ To force the restoration of the original state altered by administrative violations;

e/ To force the application of measures to address environmental pollution or epidemic spreads caused by administrative violations;

f/ To force the destruction of articles harmful to human health, safety, hygiene and environment.

2. Specialized measurement and product and goods quality chief inspectors of provincial/municipal Services of Science and Technology shall have the powers:

a/ To impose a caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To definitely or indefinitely deprive of the right to use permits or practice certificates issued by competent state agencies in the field of measurement and product and goods quality;

d/ To confiscate material evidences and means used for commission of administrative violations;

e/ To apply remedial measures specified at Points a, b, c, d, e, f, g, k, l of Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. The chief inspector of the Ministry of Science and Technology shall have the power to sanction administrative violations in accordance with the provisions of Clause 3, Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, including:

a/ To give a caution;

b/ To impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ To definitely or indefinitely deprive of the right to use permits or practice certificates issued by competent agencies in the field of measurement and product and goods quality;

d/ To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;

e/ To apply remedial measures specified at Points a, b, c, d, e, f, g, h, l of Clause 3, Article 4 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Commune-level People’s Committee presidents shall have the power to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality, which are defined in Article 28 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and to apply remedial measures specified at Points a and b, Clause 3, Article 4 of this Decree or to force the destruction of products, goods harmful to human health, animals, safety, hygiene and environment.

2. District-level People’s Committee presidents shall have the power to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality, which are defined in Article 29 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and to apply remedial measures specified at Points a and b, Clause 3, Article 4 of this Decree or to force the destruction of products, goods harmful to human health, animals, safety, hygiene and environment.

3. Provincial-level People’s Committee presidents shall have the power to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality, which are defined in Article 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and to apply remedial measures specified at Points a, b, i and j, Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 27.- Sanctioning competence of other agencies

The People’s Police, Customs, Market Management agencies, the specialized inspectorates and other agencies shall, within the ambit of their respective assigned functions, tasks and powers, have the power to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality in accordance with the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the provisions of this Decree when they detect such violations.

Article 28.- Authorization of sanctioning of administrative violations

Where persons competent to sanction administrative violations defined in Clauses 2 and 3, Article 25 of this Decree and in Articles 27, 28 and 29; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 31; Clauses 2 and 3 of Article 34; Clause 2, 3 and 4, Article 37; Clauses 2 and 3, Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, are absent, their deputies who are authorized in writing shall have competence to sanction administrative violations and must bear responsibility for their decisions on sanctioning of administrative violations.

Article 29.- Definition of competence to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality

1. Where an administrative violation in the field of measurement and product and goods quality falls under the handling jurisdiction of many agencies, the sanctioning thereof shall be conducted by the agency which has received the case first.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When deeming that administrative violations in the field of measurement and product and goods quality show signs of crime, the competent persons who are processing the cases must immediately transfer the files to competent agencies conducting criminal procedures for settlement.

It is strictly prohibited to withhold cases of violation showing signs of crime in the field of measurement and product and goods quality for sanctioning of administrative violations.

Article 30.- Procedures for sanctioning administrative violations shall comply with decisions sanctioning administrative violations in the field of measurement and product and goods quality

The procedures for sanctioning administrative violations and the execution of decisions on sanctioning administrative violations in the field of measurement and product and goods quality shall comply with the provisions of Articles 53 thru 69 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter V

COMPLAINT, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 31.- Complaints, denunciations and the settlement of complaints and denunciations in the field of measurement and product and goods quality; settlement of disputes over the quality of products or goods circulated on the market

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of measurement and product and goods quality or their lawful representatives shall have the right to complain about the sanctioning decisions of persons competent to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality.

2. Individuals shall have the right to denounce to competent state agencies acts of administrative violation committed by organizations or individuals and denounce illegal acts committed by persons competent to sanction administrative violations related to measurement and product and goods quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The competence to handle disputes over the quality of products or goods being circulated on the market shall comply with regulations of the Ministry of Science and Technology.

Article 32.- Handling of violations committed by persons competent to sanction administrative violations

The persons competent to sanction administrative violations in the field of measurement and product and goods quality who commit acts of harassment, toleration, coverage of, fail to handle or handle not in time, handle ultra vires, shall, depending on the nature and severity of the violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.

Article 33.- Handling of violations committed by persons sanctioned for administrative violations

Persons sanctioned for administrative violations in the field of measurement and product and goods quality, if committing acts of resisting persons who are performing their public duties, delaying or shirking the execution or committing other acts of violation, shall, depending on the nature and severity of their violations, be sanctioned for administrative violations or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to the provisions of law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and replaces the Government Decree No. 57/CP of May 31, 1997, providing for the sanctioning of administrative violations in the field of measurement and goods quality. All previous regulations contrary to this Decree shall be annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Science and Technology shall have to guide in detail and organize the implementation of this Decree.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People’s Committee shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.151

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.70.131
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!