Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 120/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 102/2020/NĐ-CP Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp

Số hiệu: 120/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 30/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thay đổi hồ sơ gỗ nhập khẩu từ 15/11/2024

Ngày 30/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, trong đó, hồ sơ gỗ nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu có sự thay đổi từ ngày 15/11/2024.

Thay đổi hồ sơ gỗ nhập khẩu từ 15/11/2024

Theo đó, khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

(1) Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP (được thay thế bằng Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 120/2024/NĐ-CP ).

(2) Một trong các tài liệu sau:

- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản chính hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

(3) Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định.

Ngoài ra, Nghị định 120/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ: Chủ gỗ nhập khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu nêu trên và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.

Xem chi tiết tại Nghị định 120/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2020/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH HỆ THỐNG BẢO ĐẢM GỖ HỢP PHÁP VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2021;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

“1. Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 3 như sau:

“1. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác gỗ, trung chuyển và xuất khẩu gỗ vào Việt Nam.

2. Giấy phép FLEGT là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân để xuất khẩu lô hàng gỗ sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

7. Lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu là một số lượng gỗ nhất định được nhập khẩu, xuất khẩu một làn cùng với hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu.”.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 4 như sau:

“c) Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 4 như sau:

“5. Hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ có nguồn gốc nhập khẩu sau thông quan thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực

1. Quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:

a) Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;

b) Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

c) Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này hoặc quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.

2. Quốc gia, vùng lãnh thổ không thuộc vùng địa lý tích cực khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Quốc gia, vùng lãnh thổ không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Quốc gia, vùng lãnh thổ đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có bằng chứng khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp hoặc sử dụng tài liệu giả mạo theo quy định pháp luật của các quốc gia liên quan.

3. Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định; định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm hoặc khi có thay đổi Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Danh mục loài gỗ rủi ro

1. Gỗ thuộc Danh mục loài rủi ro nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:

a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);

b) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Loài gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;

d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác hoặc gỗ khai thác, buôn bán trái phép hoặc gỗ do sử dụng tài liệu giả mạo để chứng nhận hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định và công khai.

2. Gỗ không thuộc loài rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Danh mục loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định; định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm rà soát và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn khi có thay đổi.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Hồ sơ gỗ nhập khẩu

Khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

1. Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Một trong các tài liệu sau:

a) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản chính hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

b) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

3. Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loài gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:

“1. Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I.”.

10. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu Điều 10 như sau:

“Khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:”.

11. Bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:

“4. Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ xuất khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định.”.

12. Sửa đổi tên Chương III như sau:

“Chương III

PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP TRỒNG, KHAI THÁC VÀ CUNG CẤP GỖ RỪNG TRỒNG, CHẾ BIẾN, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU GỖ”.

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau:

“3. Phân loại lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; phân loại các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm I là 02 năm 01 lần, doanh nghiệp Nhóm II là 01 năm 01 lần.”.

14. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 12 như sau:

“c) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật;”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Doanh nghiệp Nhóm II là doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia phân loại doanh nghiệp nhưng chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.”.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:

“1. Đối tượng: Doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.”.

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 13 như sau:

“3. Trình tự thực hiện:

a) Doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự kê khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này tới cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm nhập thông tin vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp của cơ quan tiếp nhận căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tự động phân loại doanh nghiệp Nhóm I.

Trường hợp có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai hoặc nghi ngờ doanh nghiệp sử dụng tài liệu giả mạo cần xác minh làm rõ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại doanh nghiệp Nhóm I, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đăng ký phân loại doanh nghiệp, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung cần xác minh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan tiếp nhận phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính chính xác của thông tin tự kê khai của doanh nghiệp và thông báo kết quả xác minh cho doanh nghiệp đó biết;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại là doanh nghiệp Nhóm I hoặc kể từ ngày kết thúc xác minh thông tin kê khai theo quy định tại điểm b khoản này, nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận xếp loại doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;

d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày xếp loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại điểm c khoản này, cơ quan tiếp nhận thông báo kết quả phân loại cho doanh nghiệp đăng ký phân loại. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là doanh nghiệp Nhóm I, cơ quan tiếp nhận thông báo, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết; đồng thời gửi 01 bản thông báo kết quả phân loại về Cục Kiểm lâm để tổng hợp và đăng tải công khai kết quả phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

4. Trường hợp doanh nghiệp Nhóm I hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Nhóm I bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai thác rừng trái pháp luật; phá rừng trái pháp luật; vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tàng trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến lâm sản trái pháp luật với mức xử phạt bằng tiền từ 25.000.000 đồng trở lên; doanh nghiệp đang được phân loại là doanh nghiệp Nhóm I nhưng có bằng chứng chứng minh không tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này; doanh nghiệp không thực hiện kê khai theo quy định tại khoản 4a Điều này thì xử lý như sau:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền liên quan hoặc có bằng chứng chứng minh doanh nghiệp không tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này hoặc doanh nghiệp không thực hiện kê khai theo quy định tại khoản 4a Điều này, cơ quan tiếp nhận quyết định chuyển loại doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhóm I sang doanh nghiệp Nhóm II, cập nhật vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp và thông báo rõ lý do trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận cập nhật kết quả chuyển loại doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Cục Kiểm lâm tổng hợp và đăng tải công khai danh sách chuyển loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.”.

18. Bổ sung khoản 4a Điều 13 như sau:

“4a. Doanh nghiệp Nhóm I chịu trách nhiệm kê khai hồ sơ phân loại lại trước 30 ngày tính đến ngày hết hạn công nhận doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:

“1. Giấy phép FLEGT được cấp cho một lô hàng gỗ hợp pháp có mã HS thuộc Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của một chủ gỗ xuất khẩu đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào thị trường EU.”.

20. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:

“2. Giấy phép FLEGT không được có bất kỳ sự tẩy xóa hoặc sửa đổi nào trừ trường hợp gia hạn, cấp thay thế, cấp lại giấy phép FLEGT do Cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện.”.

21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 như sau:

“1. Đối tượng cấp giấy phép FLEGT: Gỗ hợp pháp có mã HS thuộc Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất khẩu vào thị trường EU, trừ trường hợp gỗ thuộc đối tượng phải cấp giấy phép CITES.

2. Cơ quan cấp giấy phép FLEGT: Cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện (sau đây viết tắt là Cơ quan cấp phép).”.

22. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:

“Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm, Cơ quan cấp phép, cơ quan Hải quan và của tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cơ quan Kiểm lâm trung ương:

a) Xây dựng và quản lý, vận hành Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, bảo đảm việc chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra, giám sát quá trình phân loại doanh nghiệp, sự tuân thủ pháp luật về sản xuất, chế biến gỗ trên toàn quốc; công bố kết quả phân loại doanh nghiệp; tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố các thông tin theo quy định tại Nghị định này;

b) Phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra, truy xuất nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu.

2. Cơ quan cấp phép:

a) Quản lý việc cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại, cấp thay thế giấy phép FLEGT theo quy định của Nghị định này;

b) Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bao gồm việc cấp và từ chối cấp giấy phép FLEGT;

c) Cung cấp thông tin để làm rõ các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép FLEGT theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu gỗ khi có nghi ngờ về tính xác thực và hợp pháp của giấy phép.

3. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh:

a) Chỉ đạo việc xác nhận gỗ xuất khẩu; tổ chức phân loại doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; thực hiện quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;

b) Phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra, truy xuất nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu.

4. Cơ quan Hải quan:

a) Kiểm tra gỗ nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về Hải quan;

b) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;

c) Tổng cục Hải quan tổng hợp và cung cấp số liệu về xuất khẩu, nhập khẩu gỗ theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo 6 tháng cuối năm. Số liệu 6 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6; số liệu 6 tháng cuối năm tính từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12.

5. Tổ chức, cá nhân:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của gỗ trong khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến và xuất khẩu. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Lưu giữ hồ sơ gỗ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày xuất bán gỗ;

c) Doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến gỗ, nhập khẩu gỗ, xuất khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; cung cấp các thông tin về hồ sơ lâm sản khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền theo quy định pháp luật;

d) Kê khai, giải trình, cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ theo quy định tại Nghị định này và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.”.

23. Bổ sung khoản 6 Điều 28 như sau:

“6. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.”.

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, điểm, khoản, điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

1. Thay thế cụm từ “Quốc gia thuộc vùng địa lý” bằng cụm từ “Quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý” tại khoản 11 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 102/2020/NĐ-CP).

2. Thay thế cụm từ “loại gỗ” bằng cụm từ “loài gỗ” tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 4, điểm c khoản 6 Điều 9Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP .

3. Thay thế cụm từ “môi trường mạng” bằng cụm từ “môi trường điện tử” tại tên Điều 21khoản 1 Điều 21 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

4. Thay thế Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Thay thế Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Thay thế Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Thay thế Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

8. Thay thế Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

9. Thay thế Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

10. Thay thế Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

11. Bãi bỏ khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

12. Bãi bỏ Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục IPhụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã nộp hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2024.

2. Quy định phân loại doanh nghiệp đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bô, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số 01

……..
……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): ..... /BKGNK

Tờ số(2): …… Tổng số tờ: ……

BẢNG KÊ GỖ NHẬP KHẨU

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LÔ HÀNG

1. Tên chủ gỗ nhập khẩu(3):………MST/MSDN/CMND/CCCD(4):………

2. Địa chỉ(5):………………………………………………………………..

3. Số điện thoại:……………………….; Địa chỉ E-mail:…………………

4. Tên chủ gỗ xuất khẩu(3):………………………………………………….

5. Địa chỉ(5):………………………………………………………………..

6. Số điện thoại:……………………….; Địa chỉ E-mail:…………………

7. Số vận đơn (B/L) hoặc chứng từ tương đương:………………………….

8. Số hoá đơn:……………………………………………………………………

9. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu:……………………………………………….

10. Cảng/cửa khẩu nhập khẩu:……………………………………………..

11. Quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu:…………………………………….

12. Thông tin chi tiết gỗ có mã HS thuộc Chương 44(6):

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, thanh tà vẹt, các loại ván

Số lượng (thanh/ tấm/ lóng)

Khối lượng/ trọng lượng
(m3 hoặc kg)

Ghi chú

Tên phổ thông/ tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(7)

Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

1

2

Tổng:

13. Thông tin chi tiết sản phẩm gỗ có mã HS thuộc Chương 94(6):

TT

Tên sản phẩm gỗ(8)

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/ tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học(9)

Nhóm loài(7)

Quốc, gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác

1

2

...

Tổng:

B. MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA LÔ HÀNG NHẬP KHẨU

Tùy theo tình trạng lô hàng, đánh dấu vào ô thích hợp dưới đây(10):

□ B1. Gỗ không thuộc loài rủi ro và gỗ từ vùng địa lý tích cực: Không yêu cầu tài liệu bổ sung và không kê khai theo Mục C; phải kê khai theo Mục D dưới đây.

□ B2. Gỗ thuộc loài rủi ro (bao gồm sản phẩm gỗ hỗn hợp có loài gỗ rủi ro) hoặc gỗ từ vùng địa lý không tích cực: Yêu cầu tài liệu bổ sung, kê khai theo Mục C và Mục D dưới đây.

C. TÀI LIỆU BỔ SUNG

1. Gỗ nguyên liệu (ví dụ: thuộc các mã HS 4403, 4406, 4407)

Nếu gỗ nhập khẩu thuộc loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực, thì chủ gỗ phải kê khai và xuất trình một trong các tài liệu về truy xuất nguồn gốc hợp pháp sau đây:

a) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững(11):

TT

Tên loại chứng chỉ

Số hiệu chứng chỉ

Thời hạn của chứng chỉ

b) Giấy phép hoặc tài liệu chứng minh được phép khai thác gỗ:

TT

Loại giấy phép hoặc tài liệu

Số giấy phép hoặc số tài liệu

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

c) Trường hợp quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác gỗ không quy định giấy phép khai thác đối với khu rừng mà gỗ này được khai thác, đề nghị cung cấp tài liệu bổ sung để chứng minh gỗ có nguồn gốc hợp pháp:

TT

Loại tài liệu(12)

Tài liệu số

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác:

Tên và địa chỉ của nhà cung cấp:

Lý do không quy định giấy phép khai thác:

□ Đính kèm bản sao các loại tài liệu (nếu có)

d) Trường hợp không có tài liệu khai thác, đề nghị cung cấp thông tin bổ sung sau:

TT

Loại tài liệu thay thế tài liệu khai thác

Tài liệu số

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác:

Tên và địa chỉ của nhà cung cấp:

Lý do không có tài liệu khai thác:

□ Đính kèm bản sao các loại tài liệu thay thế (nếu có)

2. Sản phẩm gỗ hỗn hợp (ví dụ: các mã HS thuộc Chương 44 và 94 ngoại trừ các mã HS: 4403, 4406, 4407)

Nếu sản phẩm gỗ được làm từ gỗ thuộc loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực thì chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai sau đây:

a) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững(11):

TT

Chứng chỉ (tên và loại)

Số hiệu chứng chỉ

Thời hạn của chứng chỉ

b) Trường hợp không có giấy phép hoặc tài liệu khai thác:

TT

Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của gỗ

Tài liệu số

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác gỗ:

Tên và địa chỉ của nhà cung cấp/nhà xuất khẩu:

Tài liệu bổ sung thay thế chứng minh tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác:

□ Đính kèm bản sao các tài liệu chứng minh hợp pháp (nếu có).

D. CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG CỦA CHỦ GỖ NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH HỢP PHÁP CỦA GỖ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ NƠI KHAI THÁC

1. Thông tin về quy định pháp luật đối với xuất khẩu gỗ của quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác: Cung cấp thông tin về các quy định pháp luật (ví dụ: cấm xuất khẩu, yêu cầu giấy phép xuất khẩu v.v...) áp dụng đối với xuất khẩu gỗ cho từng sản phẩm hoặc loài của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác.

TT

Sản phẩm, loài và quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác

Quy định pháp luật đối với xuất khẩu gỗ của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác

Tài liệu tương ứng chủ gỗ đã có

2. Xác định rủi ro và biện pháp giảm thiểu: Xác định bất cứ rủi ro về khai thác và thương mại bất hợp pháp liên quan đến lô hàng theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

TT

Các rủi ro

Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Tôi xin cam kết những thông tin kê khai là đúng, đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã kê khai.

…., ngày……tháng……năm…..
CHỦ GỖ NHẬP KHẨU
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

Cuối mỗi trang phần thông tin chi tiết tại nội dung 12 hoặc nội dung 13 Phần A của Bảng kê gỗ nhập khẩu ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loài gỗ trong cả bảng kê.

Các trường hợp chủ gỗ không phải kê khai Mục B, Mục C, Mục D bảng kê này, gồm: (i) Gỗ nhập khẩu tại chỗ theo quy định pháp luật về Hải quan; (ii) Lô hàng gỗ có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc giấy phép xuất khẩu tương đương từ quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu đã ký VPA với EU và có cơ chế cấp phép FLEGT.

(1) Số của Bảng kê gỗ nhập khẩu, do chủ gỗ ghi số thứ tự theo số đã lập trong năm. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự Bảng kê gỗ nhập khẩu đã lập.

(2) Số thứ tự tờ Bảng kê gỗ nhập khẩu: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân chủ gỗ.

(4) Ghi số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi các thông tin của lô hàng gỗ nhập khẩu tại nội dung 12 và 13. Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu có packing-list/log-list theo quy định của nước xuất khẩu có thông tin phù hợp thì đính kèm vào bảng kê thay cho việc kê khai trực tiếp tại nội dung 12 hoặc 13 Mục A bảng kê này.

(7) Ghi PLI đối với gỗ thuộc Phụ lục I CITES; ghi PLII đối với gỗ thuộc Phụ lục II CITES; ghi IA đối với gỗ thuộc nhóm IA trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; ghi IIA đối với gỗ thuộc nhóm IIA trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; ghi TT đối với gỗ thuộc loài thông thường.

(8) Ghi theo mã HS các mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ theo quy định.

(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng gỗ nguyên liệu hỗn hợp thì ghi lần lượt tên loài gỗ sử dụng chế biến thành sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ trước, sau đó đến loài gỗ chiếm tỉ lệ thấp hơn.

(10) Vùng địa lý tích cực xác định theo quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu gỗ vào Việt Nam tại Nội dung 11 Mục A Bảng kê này.

(11) Hệ thống chứng chỉ được công nhận và đăng tải trên trang thông tin điện tử www/kiemlam.org.vn.

(12) Chủ gỗ kê khai các văn bản chứng minh khu rừng được khai thác mà theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó không cần giấy phép khai thác.

Mẫu số 04

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

......, ngày..... tháng......năm.....

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ XUẤT KHẨU

Kính gửi (1):…………………

1. Tên chủ gỗ (2):……………………..; MST/MSDN/CMND/CCCD(3):………….

2. Địa chỉ (4):………....; Số điện thoại:……………. ; Địa chỉ E-mail:……………

3. Địa điểm kiểm tra (5):……………………………………………………………

4. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng gỗ:………………………………………….

5. Hồ sơ kèm theo (6):………………………………………………………………

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.

Đề nghị (1) …………………….xem xét kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ.

CHỦ GỖ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

(1) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi cất giữ lô hàng gỗ.

(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(3) Ghi số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(4) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ nơi cất giữ lô hàng gỗ để cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra và xác nhận bảng kê gỗ.

(6) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Mẫu số 05

……..
……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): …... /BKGXK

Tờ số(2): …… Tổng số tờ: ……

BẢNG KÊ GỖ XUẤT KHẨU

1. Tên chủ gỗ(3):……………………; MST/MSDN/CMND/CCCD(4):……………

2. Địa chỉ(5):……………………………………………………………………….

3. Số điện thoại:……………….……..; Địa chỉ E-mail:……………………..……

4. Tên tổ chức/cá nhân nhập khẩu(3):………………………………………………

5. Địa chỉ tổ chức/cá nhân nhập khẩu (6):……………………………………………

6. Quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu:…………………………………………….

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu:………………………………………………………..

8. Nguồn gốc gỗ xuất khẩu(7):

□ Gỗ rừng trồng khai thác trong nước.

□ Gỗ rừng tự nhiên khai thác trong nước.

□ Gỗ nhập khẩu.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có):....ngày... tháng.... năm...

10. Thông tin về gỗ xuất khẩu:

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, thanh tà vẹt, các loại ván

Số lượng (thanh/ tấm/ lóng)

Khối lượng/ trọng lượng (kg hoặc m3)

Ghi chú

Tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(8)

Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

Tổng:

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.


XÁC NHẬN
CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI
(9)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

….., ngày …… tháng …… năm …….
CHỦ GỖ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loài gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ do cơ quan Kiểm lâm sở tại ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xác nhận trong năm và vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số thứ tự tờ Bảng kê gỗ xuất khẩu: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ theo từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi địa chỉ của tổ chức/cá nhân nhập khẩu.

(7) Chủ gỗ tích vào các ô tương ứng về nguồn gốc gỗ (trường hợp lô hàng gỗ có 01 nguồn gốc thì tích vào 01 ô tương ứng với nguồn gốc; trường hợp lô hàng gỗ có nhiều nguồn gốc thì tích vào các ô tương ứng với nguồn gốc).

(8) Ghi PLI đối với gỗ thuộc Phụ lục I CITES; ghi PLII đối với gỗ thuộc Phụ lục II CITES; ghi IA đối với gỗ thuộc nhóm IA trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; ghi IIA đối với gỗ thuộc nhóm IIA trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; ghi TT đối với gỗ thuộc loài thông thường.

(9) Áp dụng đối với gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan được giao theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định này xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

Mẫu số 06

……..
……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): ….../BKSPGXK

Tờ số(2): ……Tổng số tờ: ……

BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): …………; MST/MSDN/CMND/CCCD(4):……………

2. Địa chỉ chủ sản phẩm gỗ (5):……………………………………………………

3. Số điện thoại:……………….……..; Địa chỉ E-mail:……………………..……

4. Tên tổ chức/cá nhân nhập khẩu(3):………………………………………………

5. Địa chỉ tổ chức/cá nhân nhập khẩu(6):……………………………………………

6. Quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu:…………………………………………….

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu:………………………………………………………..

8. Nguồn gốc sản phẩm gỗ chế biến từ (7):

□ Gỗ rừng trồng khai thác trong nước.

□ Gỗ rừng tự nhiên khai thác trong nước.

□ Gỗ nhập khẩu.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có):…..Ngày... tháng.... năm...

10. Thông tin sản phẩm gỗ:

TT

Tên sản phẩm gỗ(8)

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu (9)

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/ tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài (10)

Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác

1

2

Tổng:

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin/


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
KIỂM LÂM SỞ TẠI
(11)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

…., ngày….tháng…..năm…..
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ do cơ quan Kiểm lâm sở tại ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xác nhận trong năm và vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số thứ tự tờ Bảng kê gỗ xuất khẩu: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền có xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi địa chỉ tổ chức/cá nhân nhập khẩu.

(7) Chủ gỗ tích vào các ô tương ứng về nguồn gốc gỗ (trường hợp lô hàng gỗ có 01 nguồn gốc thì tích vào 01 ô tương ứng với nguồn gốc; trường hợp lô hàng gỗ có nhiều nguồn gốc thì tích vào các ô tương ứng với nguồn gốc).

(8) Ghi theo mã HS mặt hàng sản phẩm gỗ theo quy định.

(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng gỗ nguyên liệu hỗn hợp thì ghi lần lượt tên loài gỗ sử dụng chế biến thành sản phẩm theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ trước, sau đó đến loài gỗ chiếm tỉ lệ thấp hơn.

(10) Ghi PLI đối với gỗ thuộc Phụ lục I CITES; ghi PLII đối với gỗ thuộc Phụ lục II CITES; ghi IA đối với gỗ thuộc nhóm IA trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; ghi IIA đối với gỗ thuộc nhóm IIA trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; ghi TT đối với gỗ thuộc loài thông thường.

(11) Áp dụng đối với sản phẩm gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan được giao theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định này xác nhận nội dung chủ sản phẩm gỗ đã kê khai.

Mẫu số 08

BẢNG KÊ KHAI PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP(1)

STT

Nội dung kê khai

Tự đánh giá(2)

Ghi chú(3)

Không

I

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (4)

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có tài liệu sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật.

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau:

a

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);

b

Giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường (nếu có) hoặc hoặc tài liệu chứng minh tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường tùy theo quy mô, công suất hoạt động và ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau:

Tài liệu chứng minh đã tuân thủ quy định phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau:

a

Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b

Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

c

Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp;

d

Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

đ

Người lao động là thành viên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

II

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP( 5)

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu gỗ phải có các tài liệu sau:

a

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b

Hồ sơ nhập khẩu gỗ theo quy định pháp luật;

c

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ nguồn gốc gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải có các tài liệu sau:

a

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b

Hồ sơ xuất khẩu gỗ theo quy định pháp luật;

c

Bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ liền kề trước đó;

d

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp chế biến gỗ phải có các tài liệu sau:

a

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo, quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b

Bảng kê lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c

Bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ liền kề trước đó;

d

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng phải có các tài liệu sau:

a

Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng;

b

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c

Bản sao hồ sơ khai thác gỗ theo quy định của pháp luật;

d

Bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ;

đ

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

…., ngày ….. tháng….. năm….
DOANH NGHIỆP KÊ KHAI
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu1)

Ghi chú:

Trường hợp tự kê khai bằng bảng giấy thì doanh nghiệp kê khai phải thực hiện nội dung này.

(1) Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng gỗ tham gia phân loại gồm: Doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.

(2) Doanh nghiệp đánh dấu “X” vào ô tương ứng “Có” hoặc “Không” tuân thủ.

(3) Trường hợp pháp luật trong lĩnh vực liên quan không quy định doanh nghiệp phải thực hiện tiêu chí đó thì doanh nghiệp ghi rõ lý do vào cột ghi chú tương ứng với tiêu chí.

(4) Doanh nghiệp đăng ký phân loại đều phải kê khai.

(5) Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ kê khai mục 1; doanh nghiệp xuất khẩu gỗ kê khai mục 2; doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ kê khai mục 3; doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng kê khai mục 4; doanh nghiệp tham gia nhiều hoạt động thì kê khai vào các mục tương ứng với hoạt động đó.

Mẫu số 14

……..
……..
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

TỔNG HỢP THÔNG TIN TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU GỖ

(06 đầu năm/06 tháng cuối năm.....)

STT

Mã số hàng hóa

Tên hàng khai báo/ Mô tả hàng hóa

Tên loài gỗ

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Tên Việt Nam thường gọi

Tên khoa học

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá (USD)

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá (USD)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Ghi chú: Trường hợp cùng mã hàng hóa giống nhau nhưng khác về tên khoa học của gỗ hoặc trường hợp cùng tên khoa học nhưng khác tên Việt Nam thường gọi thì kê khai từng loại theo tên khoa học (mỗi loại hàng hóa có tên khoa học khác nhau thì kê khai theo từng dòng khác nhau tại bảng biểu; các loại hàng hóa có cùng tên khoa học thì kê khai tổng hợp trong cùng một dòng tại bảng biểu).

PHỤ LỤC II

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

TT

Tiêu chí

I

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có tài liệu sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật.

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có các tài liệu sau:

a

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);

b

Giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường (nếu có) hoặc tài liệu chứng minh tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường tùy theo quy mô, công suất hoạt động và ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau:

Tài liệu chứng minh đã tuân thủ quy định phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau:

a

Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b

Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

c

Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp;

d

Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

đ

Người lao động là thành viên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

II

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu gỗ phải có tài liệu sau:

a

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b

Hồ sơ nhập khẩu gỗ theo quy định pháp luật;

c

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ nguồn gốc gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải có các tài liệu sau:

a

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b

Hồ sơ xuất khẩu gỗ theo quy định pháp luật;

c

Bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ liền kề trước đó;

d

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp chế biến gỗ phải có tài liệu sau:

a

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b

Bảng kê lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c

Bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ liền kề trước đó;

d

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng phải có tài liệu sau:

a

Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng;

b

Bản sao hồ sơ khai thác gỗ theo quy định của pháp luật;

c

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d

Bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ;

đ

Báo cáo tình hình nhập, xuất lâm sản theo quy định.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 120/2024/ND-CP

Hanoi, September 30, 2024

 

DECREE

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 102/2020/ND-CP DATED SEPTEMBER 01, 2020 ON VIETNAM TIMBER LEGALITY ASSURANCE SYSTEM

Pursuant to the Law on Government Organization of Vietnam dated June 19, 2015; Law on amendments to some Articles of the Law on Government Organization of Vietnam and Law on Local Government Organization of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

Pursuant to the Voluntary Partnership Agreement on Forest Law Enforcement, Governance and Trade (VPA/FLEGT) between Vietnam and Europe Union, which comes into force from June 01, 2019;

Pursuant to the Agreement between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of the United States of America on Illegal Logging and Trade of Timber, which comes into force from October 31, 2021;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates Decree on amendments to some articles of Government’s Decree No. 102/2020/ND-CP dated September 01, 2020 on Vietnam timber legality assurance system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Clause 1 of Article 1 shall be amended as follows:

“1. This Decree provides for Vietnam Timber Legality Assurance System (VNTLAS) for export and import of timber; criteria, authority, procedures for classifying enterprises that cultivate, harvest and provide timber of cultivated forests, produce, import and export timber; issuance of FLEGT licenses.”.

2. Clause 1, clause 2 and clause 7 Article 3 shall be amended as follows:

“1. “legal timber” means timber or timber products (hereinafter referred to as “timber”) that are harvested, imported, transported, traded, processed, exported in accordance with Vietnam’s law, relevant regulations of international treaties to which Vietnam is a signatory and relevant laws of a country or territory in which the timber is harvested, transited and exported to Vietnam.

2. “FLEGT license” means a document issued by a regulatory body at the request of an organization/individual for export of timber shipments to Europe Union (EU) in accordance with this Decree, the VPA/FLEGT and relevant legislative documents.

7. A “shipment” means a single export/import shipment of a specific amount of timber according to an export/import document.”.

3. Point c clause 4 of Article 4 shall be amended as follows:

"c) Provide documents; declare the origin of imported timber according to regulations in clause 1 Article 7 of this Decree; take responsibility for the accuracy of the documents provided and information declared.

4. Clause 5 of Article 4 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Article 5 shall be amended as follows:

“Article 5. List of low risk countries and territories

1. A country/territory is considered low risk if:

a) It has an operative Timber Legality Assurance System in place issuing FLEGT licenses;

b) It has a binding national/territorial regulatory framework on due diligence for timber legality covering the whole supply chain to the country/territory of harvest recognized by Vietnam as meeting the VNTLAS criteria;

c) The indicator for effectiveness of Government according to World Bank Worldwide Governance Indicators (WGI) is from 0 and above. The regulatory system for CITES implementation is rated I-level as announced by the CITES Secretariat and one of the two following are met: Vietnam has concluded an international agreement or treaty on timber legality with the country/territory, or the country/territory has a national regulatory forest certification scheme recognized by Vietnam as meeting timber legality criteria prescribed by this Decree.

2. A country/territory will be considered high risk if:

a) The criteria specified in clause 1 of this Article are not satisfied;

b) The criteria specified in clause 1 of this Article are satisfied but there is proof that the country/territory harvests or trades timber in an illegal manner or uses forged documents according to laws of relevant countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Article 6 shall be amended as follows:

“Article 6. List of high-risk timber species

1. Timber species are considered high risk if:

a) The species are listed in any of the Appendices of CITES

b) The species are critically endangered precious and rare species in Category IA and Category IIA; on Vietnam’s List of controlled species;

c) The timber species are imported into Vietnam for the first time;

d) The species are threatened with extinction in the country/territory of harvest or illegally harvested or traded or the species are those for which legality certification is obtained by use of forged documents as determined and published by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Foreign Affairs, relevant ministries, central authorities and the organizations specified in international treaties/agreements to which Vietnam is a signatory.

2. Low risk species are defined as those not satisfying any of the criteria specified in Clause 1 of this Article.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in determining the list of imported timber species, including their scientific name, common Vietnamese names and English names (if any); before December 31, every year, the list shall be reviewed and published on web portal of the Ministry of Agriculture and Rural Development and www.kiemlam.org.vn if changed.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 7. Timber dossier for import

While following customs procedures for the import shipment, in addition to the customs dossier prescribed by customs law, the importer shall present the following documents to the customs authority where the declaration is registered:

1. Original copy of the packing list for imported timber (Form No. 01 in Appendix I hereof).

2. One of the following documents:

a) In case the timber is listed in a CITES Appendix: Copy of the CITES permit for export or re-export issued by a CITES authority of the exporting or re-exporting country; Authentic copy of the CITES permit or the electronic CITES permit for import issued by a CITES authority of Vietnam;

b) In case timber is imported from a country/territory that has entered a Timber Legality Agreement with EU and has an operative FLEGT licensing system: Copy of the FLEGT license to export issued by a competent authority of the exporting country.

3. If the importer presents the physical dossier, after customs procedures are completely followed, the customs authority shall return the timber dossier for import to the importer for storage according to regulations.”.

8. Clause 2 of Article 8 shall be amended as follows:

“2. Exported timber shall be managed by species, importing countries and classification of enterprises that cultivate, harvest and provide timber of cultivated forests, produce, import and export timber.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“1. Subject of verification: Shipments of timber for export of owners other than Category I enterprises.”.

10. The first paragraph of Article 10 shall be amended as follows:

“While following customs procedures for the export shipment, in addition to the customs dossier prescribed by customs law, the importer shall present one of the following documents to the customs authority where the declaration is registered:”.

11. Clause 4 shall be added to Article 10 as follows:

“4. If the importer presents the physical dossier, after customs procedures are completely followed, the customs authority shall return the timber dossier for export to the importer for storage according to regulations.”.

12. Title of Chapter III shall be amended as follows:  

“Chapter III

CLASSIFICATION OF ENTERPRISES THAT CULTIVATE, HARVEST AND PROVIDE TIMBER OF CULTIVATED FORESTS, PRODUCE, IMPORT AND EXPORT TIMBER.”

13. Clause 3 of Article 11 shall be amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. Point c clause 1 of Article 12 shall be amended as follows:

“c) Prepare and submit reports in accordance with clause 5 Article 27 of this Decree and retain original documents as prescribed by law;”.

15. Clause 2 of Article 12 shall be amended as follows:

“2. Category II enterprises are those that engage in classification of enterprises but fail to satisfy any of the criteria specified in Clause 1 of this Article.”.

16. Clause 1 of Article 13 shall be amended as follows:

“1. Subjects of classification: Enterprises that cultivate, harvest and provide timber of cultivated forests, produce, import and export timber.”.

17. Clause 3 and clause 4 Article 13 shall be amended as follows:

“3. Procedures:

a) The applying enterprise (applicant) shall sign up into the enterprise classification system and complete Form No. 08 in Appendix I hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 01 working day from the receipt of the enterprise’s information as prescribed in point a of this clause, the enterprise classification system will automatically classify the enterprise into Category I according to the criteria specified in clause 1 Article 12 of this Decree.

If the information provided by the enterprise needs verifying or there is any doubt that the enterprise uses forged documents, the receiving authority shall, within 03 working days from the day on which the classification result is available on the enterprise classification system, send a written notification of the time and contents of verification to the applicant.

Within 05 working days from the notification date, the receiving authority shall cooperate with relevant agencies in verifying the information and inform the result to the applicant;

c) Within 03 working days from the day on which the enterprise is classified into Category I or the verification result is available as prescribed in point b of this Clause, the receiving authority shall classify the enterprise into Category I if the criteria specified in clause 1 Article 12 of this Decree are fully satisfied;

d) Within 01 working day from the day on which the enterprise is classified into Category I as prescribed in point c of this Clause, the receiving authority shall inform the enterprise of the result. In case the criteria for Category I enterprises are not fully satisfied, the receiving authority shall inform and provide explanation for the enterprise and at the same time, send a written notification of the result to the Forest Protection Department that will make review and publish the result on www. kiemlam. org. vn.

4. In case a Category I enterprise or its legal representative is facing criminal prosecution as prescribed in Article 232 of the 2015’s the Criminal Code (amended in 2017) or incurs administrative penalties for illegal logging, deforestation, transport of forest products, trade or processing of forest products that carries a fine of 25.000.000 VND or above; an enterprise is being classified as a Category I enterprise but there is proof that it fails to comply with regulations in point b, point c clause 1 Article 12 of this Decree; an enterprise fails to make declaration according to clause 4a of this Article:

a) Within 01 working day from the day on which information about the violations is received from a competent authority or there is proof that the enterprise fails to comply with regulations in point b, point c clause 1 Article 12 of this Decree or make declaration according to clause 4a of this Article, the receiving authority shall issue a decision to put the enterprise into Category II, update the enterprise classification system and provide explanation therein;

b) Within 01 working day from the day on which the enterprise classification system is updated, the Forest Protection Department shall make review and publish the list of reclassified enterprises on www.kiemlam.org.vn.”.

18. Clause 4a shall be added to Article 13 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19. Clause 1 of Article 14 shall be amended as follows:

“1.A FLEGT license shall be granted to each shipment of legal timber with HS code under the List of HS codes of commodities managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development of an exporter at the first checkpoint of import into the EU market.”.

20. Clause 2 of Article 15 shall be amended as follows:

2. Erasures and changes are not permitted on the FLEGT license, except the license is renewed, replaced or reissued by an authority assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development.".

21. Clause 1 and clause 2 Article 16 shall be amended as follows:

“1. The FLEGT license shall be granted for: legal timber that has HS code under the List of HS codes of commodities managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development and exported to EU market, except timber subject to CITES licensing.

2. FLEGT licensing authority: Authority assigned by the Ministry of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as “licensing authority”).”.

22. Article 27 shall be amended as follows:

“Article 27. Responsibilities of forest protection authorities, licensing authorities, customs authorities, relevant organizations and individuals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Develop, manage and operate the enterprise classification system; implement necessary measures to protect information and data therein; ensure accurate, timely and effective sharing of information for relevant agencies, organizations and individuals; inspect and supervise the process of enterprise classification, compliance with regulations of law on timber production and processing nationwide; announce enterprise classification results; advise the Ministry of Agriculture and Rural Development to disclose information in accordance with this Decree;

b) Cooperate with customs authorities in inspecting and tracing origins of timber imported/exported.

2. Licensing authorities shall:

a) Manage issuance, renewal, revocation, reissuance and replacement of FLEGT licenses in accordance with this Decree;

b) Manage the database of applications for FLEGT licensing, including accepted and rejected applications;

 c) Provide information to clarify FLEGT licensing issues at the request of competent authorities of importing countries/territories in case of suspicious authenticity and legitimacy of the license.

3. Provincial forest protection authorities (or Departments of Agriculture and Rural Development of provinces in which provincial forest protection authorities are not available) shall:

a) Preside over the certification of timber for export; organize the enterprise classification; inspect and supervise compliance with the law by organizations and individuals within their jurisdiction; manage and trace origins of timber; retain documents in accordance with this Decree and relevant laws; retain, backup and protect data about transactions on the enterprise classification system;

b) Cooperate with customs authorities in inspecting and tracing origins of timber imported/exported.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Inspect timber imported/exported according to regulations of this Decree and relevant laws on customs;

b) Cooperate with forest protection authorities and relevant authorities in inspecting and verifying legality of import and export shipments of timber;

c) General Department of Vietnam Customs shall consolidate and provide data on import and export of timber according to Form No. 14 Appendix I enclosed with this Decree and send, on a periodic basis, first half-year reports before July 15 and second half-year reports before January 15 to the Ministry of Agriculture and Rural Development.  The closing duration for data collected within the first half of year ranges from January 1 to June 30; the closing duration for data collected within the second half of year ranges from July 1 to December 31.

5. Other organizations and individuals shall:

a) Take legal responsibility for the accuracy and legality of timber in harvest, import, transport, trade, processing and export.  Comply with timber legality requirements prescribed in this Decree and relevant laws;

b) Retain timber dossiers for 05 years from the day on which timber is sold;

c) Enterprises that cultivate, harvest and provide timber of cultivated forests, produce, import and export timber shall submit reports according to regulations in the Circular of the Minister of Agriculture and Rural Development on management and tracing of origins of forestry products; provide information about forestry product dossiers at the request of competent authorities according to regulations of law;

d) Declare, explain, provide information about origins of timber in accordance with this Decree and facilitate inspection and supervision by competent authorities.”.

23. Clause 6 shall be added to Article 28 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Replacement and annulment of some words, phrases, points, clauses and articles of Government’s Decree No. 102/2020/ND-CP dated September 01, 2020 on Vietnam timber legality assurance system

1. The phrase “Quốc gia thuộc vùng địa lý” (low risk country) shall be replaced by the phrase “Quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý” (low risk country or territory) in clause 11 Article 3, clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 102/2020/ND-CP dated September 01, 2020.

2. The phrase “loại gỗ” (category of timber) shall be replaced by the phrase “loài gỗ” (timber species) in clause 3 and point b clause 4 Article 4, point c clause 6 Article 9 and Form No. 10 Appendix I enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP.

3. The phrase “môi trường mạng” (electronically) shall be replaced by the phrase “môi trường điện tử” (online) in title of Article 21 and clause 1 Article 21 of the Decree No. 102/2020/ND-CP.

4. Form No. 01 Appendix I enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be replaced by Form No. 01 Appendix I enclosed with this Decree.

5. Form No. 04 Appendix I enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be replaced by Form No. 04 Appendix I enclosed with this Decree.

6. Form No. 05 Appendix I enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be replaced by Form No. 05 Appendix I enclosed with this Decree.

7. Form No. 06 Appendix I enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be replaced by Form No. 06 Appendix I enclosed with this Decree.

8. Form No. 08 Appendix I enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be replaced by Form No. 08 Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Appendix II enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be replaced by Appendix II enclosed with this Decree.

11. Clause 4 and Clause 5 Article 28 of the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be annulled.

12. Form No. 02, Form No. 03 Appendix I and Appendix III enclosed with the Decree No. 102/2020/ND-CP shall be annulled.

Article 3. Responsibility for organization of implementation

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall organize implementation of this Decree. 

2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, relevant agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.

Article 4. Transitional provisions

Timber processors and exporters that have submitted applications for classification of enterprises before the effective date of this Decree shall continue to be classified according to regulations in the Government's Decree No. 102/2020/ND-CP dated September 01, 2020.

Article 5. Implementation clause

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Regulations on classification of enterprises other than timber processors and exporters in this Decree will come into force after 18 months from the effective date of this Decree./.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 120/2024/NĐ-CP ngày 30/09/2024 sửa đổi Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.543

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.215.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!