Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 116-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 05/09/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 116-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CUẢ CHÍNH PHỦ SỐ 116-CP NGÀY 5-9-1994  VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI KINH TẾ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Điều 2.

1- Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức Trung tâm Trọng tài kinh tế.

2- Tổ chức và hoạt động của mỗi Trung tâm Trọng tài kinh tế được xác định trong Điều lệ phù hợp với Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 3.

1- Các bên có quyền thoả thuận lựa chọn Trung tâm Trọng tài kinh tế để giải quyết tranh chấp cho mình, không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên.

2- Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ nhận đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp kinh tế được quy định tại Điều 1 Nghị định này, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đã có thoả thuận bằng văn bản về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại chính Trung tâm Trọng tài kinh tế đó.

Điều 4.

Việc giải quyết tranh chấp kinh tế có thể do một Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc do một Trọng tài viên thực hiện.

Điều 5.

Quyết định giải quyết tranh chấp của Trung tâm Trọng tài kinh tế (sau đây gọi là quyết định trọng tài) có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo.

Điều 6.

Trọng tài viên giải quyết tranh chấp kinh tế phải tôn trọng sự thật khách quan, vô tư và đúng pháp luật.

Chương 2:

TỔ CHỨC TRUNG TÂM TRỌNG TÀI KINH TẾ

Điều 7.

1- Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ được phép thành lập khi có ít nhất năm Trọng tài viên là sáng lập viên.

2- Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài kinh tế được gửi đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), nơi Trung tâm Trọng tài dự định đặt trụ sở.

3- Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài kinh tế có nội dung sau đây:

a) Họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ của các Trọng tài viên là sáng lập viên;

b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế;

c) Địa điểm dự định đặt trụ sở của Trung tâm Trọng tài kinh tế;

4- Kèm theo đơn phải có:

a) Dự thảo Điều lệ của Trung tâm Trọng tài kinh tế;

b) Danh sách Trọng tài viên;

c) Sơ yếu lý lịch của sáng lập viên đã được Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nơi người đó thường trú xác nhận;

d) Bản sao thẻ Trọng tài viên.

Điều 8.

1- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được công nhận là Trọng tài viên:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan;

b) Có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật và kinh tế.

2- Người mất trí, người bị kết án tù mà chưa được xoá án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được làm Trọng tài viên.

3- Thẩm phán, kiểm sát viên không được đồng thời là Trọng tài viên.

4- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng xét chọn Trọng tài viên và quy định thủ tục xét chọn Trọng tài viên và cấp thẻ Trọng tài viên theo đề nghị của Hội đồng xét chọn Trọng tài viên.

Điều 9.

1- Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các Trung tâm Trọng tài kinh tế trong cả nước.

2- Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý tổ chức, hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế tại địa phương, bao gồm các công tác chủ yếu sau đây:

a) Tiếp nhận đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài kinh tế trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

b) Báo cáo thường kỳ về hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp quản lý tổ chức, hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế;

c) Xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các kiến nghị của Trung tâm Trọng tài kinh tế và của Trọng tài viên;

d) Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài kinh tế, trong trường hợp Trung tâm Trọng tài kinh tế vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

đ) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ Trọng tài viên, trong trường hợp Trọng tài viên vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Điều 10..

1- Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài kinh tế, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp; trong trường hợp từ chối, phải thông báo và nói rõ lý do cho đương sự.

2- Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài kinh tế phải ghi rõ:

a) Họ, tên các Trọng tài viên là sáng lập viên;

b) Địa chỉ trụ sở; tên gọi của Trung tâm Trọng tài kinh tế;

c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế.

3- Thời hạn có giá trị của giấy phép là năm năm. Khi giấy phép hết hạn, nếu Trung tâm Trọng tài kinh tế muốn tiếp tục hoạt động thì phải xin phép lại.

4- Khi cấp giấy phép thành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời chuẩn y Điều lệ của Trung tâm Trọng tài kinh tế.

Điều 11.

1- Trung tâm Trọng tài kinh tế có Chủ tịch và Phó Chủ tịch do các Trọng tài viên của Trung tâm bầu ra.

2- Chủ tịch Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ định Thư ký của Trung tâm.

3- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài kinh tế, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch được quy định trong Điều lệ của Trung tâm.

Điều 12.

1- Trung tâm Trọng tài kinh tế chấm dứt hoạt động khi:

a) Hết thời hạn đã ghi trong giấy phép;

b) Theo các điều kiện đã được thoả thuận trong Điều lệ;

c) Hết thời hạn sáu tháng kể từ khi Trung tâm không có đủ số lượng 5 Trọng tài viên mà không được bổ sung;

d) Bị thu hồi giấy phép.

2- Khi chấm dứt hoạt động, Trung tâm Trọng tài kinh tế phải nộp lại giấy phép thành lập cho cơ quan đã cấp giấy phép.

Chương 3:

TỐ TỤNG TRỌNG TÀI KINH TẾ

Điều 13.

1- Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp, nguyên đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài kinh tế văn bản thoả thuận của các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài kinh tế đó.

Đơn yêu cầu phải có nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên và địa chỉ các bên;

c) Tên Trung tâm Trọng tài kinh tế được yêu cầu giải quyết tranh chấp;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp và yêu cầu giải quyết;

đ) Các biện pháp thương lượng, hoà giải mà các bên đã thực hiện nhưng không đạt kết quả;

e) Họ tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài kinh tế.

2- Kèm theo đơn yêu cầu, nguyên đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài kinh tế các tài liệu cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Điều 14.

1- Khi gửi đơn yêu cầu, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí trọng tài.

2- Lệ phí trọng tài do Trung tâm Trọng tài kinh tế ấn định theo khung lệ phí trọng tài do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.

3- Lệ phí trọng tài do người thua kiện trả, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 15.

1- Trong thời gian bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Thư ký Trung tâm Trọng tài kinh tế phải gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài kinh tế cho bị đơn.

2- Trong thời hạn đã được Trung tâm Trọng tài kinh tế ấn định, bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho Trung tâm và cho nguyên đơn. Văn bản trả lời có nội dung như đơn yêu cầu của nguyên đơn.

Bị đơn có thể gửi kèm theo các tài liệu cần thiết khác cho Trung tâm Trọng tài kinh tế.

Điều 16.

Trong trường hợp vụ tranh chấp do một Hội đồng Trọng tài giải quyết, thì mỗi bên chọn một Trọng tài viên; hai Trọng tài viên được các bên chọn sẽ chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Trọng tài viên thứ hai đã được chọn, nếu hai Trọng tài viên được các bên chọn không chọn được Trọng tài viên thứ ba, thì Chủ tịch Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ định Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

Điều 17.

Trong trường hợp các bên có thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên giải quyết, nhưng không thoả thuận được việc chọn Trọng tài viên nào thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày các bên được thông báo về việc chọn Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài kinh tế chỉ định Trọng tài viên để giải quyết tranh chấp.

Điều 18.

1- Trọng tài viên phải khước từ hoặc bị các bên yêu cầu khước từ nếu có căn cứ cho thấy Trọng tài viên có thể không vô tư trong việc giải quyết tranh chấp.

2- Mỗi bên chỉ có thể khước từ Trọng tài viên mà mình đã chọn.

3- Bên yêu cầu khước từ phải làm đơn gửi đến Trung tâm Trọng tài kinh tế.

4- Đơn yêu cầu khước từ phải được Chủ tịch Trung tâm Trọng tài kinh tế xem xét và quyết định trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn.

5- Nếu đơn yêu cầu khước từ được chấp nhận thì việc chọn hoặc chỉ định Trọng tài viên thay thế được tiến hành theo quy định tại Điều 16, Điều 17 của Nghị định này.

Điều 19.

Trong trường hợp có Trọng tài viên không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp, thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên khác thay thế được tiến hành theo quy định tại Điều 16, Điều 17 của Nghị định này.

Điều 20.

1- Trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

Theo yêu cầu của một hoặc các bên, hoặc theo sáng kiến của mình, Trọng tài viên có thể nghe các bên trình bày ý kiến. Trọng tài viên cũng có thể tìm hiểu sự việc từ những người khác với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã báo cho các bên biết.

2- Theo yêu cầu của các bên, Trọng tài viên có thể trưng cầu giám định.

3- Khi cần thiết, Trọng tài viên có thể yêu cầu các bên cung cấp các bản giải thích, các bằng chứng và tài liệu khác có liên quan.

Điều 21.

1- Thời gian, địa điểm phiên họp giải quyết tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên ấn định, nếu các bên không có thoả thuận.

2- Giấy triệu tập tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp phải được gửi cho các bên trước mười lăm ngày khi mở phiên họp.

Điều 22.

1- Các bên có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp tham gia vào việc giải quyết tranh chấp.

2- Các bên có thể mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 23.

1- Theo đề nghị của các bên hoặc được các bên chấp thuận, vụ tranh chấp có thể được giải quyết không có mặt của các bên.

2- Trong trường hợp một hoặc các bên vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì việc giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành căn cứ vào tài liệu và chứng cứ đã có.

Điều 24.

1- Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp là tiếng Việt.

2- Các bên có thể yêu cầu Trung tâm Trọng tài kinh tế mời phiên dịch hoặc tự mời phiên dịch, nhưng phải được Trung tâm Trọng tài kinh tế chấp thuận. Bên yêu cầu phải trả chi phí phiên dịch.

Điều 25.

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành.

Điều 26.

Khi quyết định, Hội đồng Trọng tài biểu quyết theo đa số.

Điều 27.

1- Mọi diễn biến của phiên họp giải quyết tranh chấp phải được Thư ký Trung tâm Trọng tài kinh tế ghi thành biên bản.

2- Biên bản phải được các Trọng tài viên và Thư ký cùng ký.

3- Các bên có quyền tìm hiểu nội dung của biên bản. Những điểm thay đổi hoặc bổ sung biên bản theo yêu cầu của một bên hoặc các bên do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên quyết định.

Điều 28.

1- Quyết định trọng tài có các nội dung sau đây:

a) Tên Trung tâm Trọng tài;

b) Địa điểm và ngày ra quyết định;

c) Họ, tên Trọng tài viên giải quyết tranh chấp;

d) Tên, địa chỉ của các bên;

đ) Nội dung tranh chấp;

e) Căn cứ ra quyết định, nội dung quyết định;

f) Mức lệ phí trọng tài mà các bên phải chịu.

2- Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên có thể ra quyết định giải quyết từng phần của vụ tranh chấp, nếu thấy điều đó là hợp lý.

3- Quyết định trọng tài phải có chữ ký của tất cả các Trọng tài viên.

4- Sau khi quyết định trọng tài được công bố, Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên không được sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu tính toán hoặc về chính tả và phải thông báo ngay cho các bên biết.

Điều 29.

1- Quyết định trọng tài được công bố cho các bên ngay khi kết thúc phiên họp hoặc có thể công bố sau, nhưng chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp.

2- Quyết định trọng tài được gửi cho các bên trong vòng ba ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Điều 30.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu các bên đạt được thoả thuận bằng thương lượng, thì Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên chấm dứt việc giải quyết. Các bên có thể yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài kinh tế xác nhận sự thoả thuận đó bằng văn bản. Văn bản này có giá trị như quyết định trọng tài.

Điều 31.

Trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 32.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 33.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 116-CP

Hanoi, September 05,  1994

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF ECONOMIC ARBITRATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Economic arbitration is a social-professional organization authorized to settle disputes concerning economic contracts; disputes between the company and its members, and among the members of a company, on the establishment, operation and dissolution of the company; and disputes concerning the buying and selling of shares and bonds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Economic arbitration is organized in the form of Centers of Economic Arbitration.

2. The organization and operation of each Center of Economic Arbitration shall be stipulated by its Regulations conforming to this Decree and other relevant statutory provisions.

Article 3.-

1. The sides involved can choose by mutual agreement a Center of Economic Arbitration to settle their dispute, no matter where their office is based or where they reside.

2. A Center of Economic Arbitration shall accept applications for settling economic disputes as stipulated in Article 1 of this Decree, only if before or after the dispute occurs, the sides have reached mutual written agreement on the choice of that Center of Economic Arbitration for settling their dispute.

Article 4.- An economic dispute can be settled by an Arbitration Council composed of three Arbitrators, or by one Arbitrator.

Article 5.- The decision made by a Center of Economic Arbitration (hereunder referred to as the arbitrators' decision) for settling a dispute is effective, without protest.

Article 6.- The Arbitrators in settling economic disputes must observe the objective truth, be impartial, and act in accordance with law.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.-

1. A Center of Economic Arbitration can be established only when there are at least five Arbitrators who are its founding members.

2. An application for the founding of a Center of Economic Arbitration must be sent to the People's Committee of the province or city under the Central Government (hereunder referred to as the provincial People's Committee), where the Center of Economic Arbitration intends to base its office.

3. An application for the founding of a Center of Economic Arbitration must specify the following:

a/ The full names, occupations and addresses of the Arbitrators who are founding members;

b/ The field of activity of the Center of Economic Arbitration;

c/ The place where the Center of Economic Arbitration intends to be based.

4. The application must be enclosed with:

a/ Draft Statute of the Center of Economic Arbitration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Resumes of the founding members certified by the People's Committee of the ward, commune or township where they reside permanently;

d/ Photocopies of the Arbitrators' Cards.

Article 8.-

1. Vietnamese citizens residing in Vietnam who meet the following conditions can be recognized as Arbitrators:

a/ They must be recognized as virtuous, honest, impartial and objective;

b/ They must have knowledge and experience in the field of law and economics.

2. Those who have mental disorder, who have been sentenced to imprisonment, or whose sentence has not yet been revoked, or who are being prosecuted for their penal liability, shall not be made an Arbitrator.

3. A juror and procurator cannot be at the same time an Arbitrator.

4. The Minister of Justice shall decide the establishment of a Council to consider and select Arbitrators, and stipulate the procedures to consider and select Arbitrators and issue Arbitrators' Cards, at the proposal of the Council to consider and select Arbitrators.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Justice is a Government agency exercising the function of State management of the activities of the Centers of Economic Arbitration throughout the country.

2. The Justice Office shall have to help the President of the provincial People's Committee manage the organization and activities of the local Center of Economic Arbitration, including:

a/ Receiving applications for the establishment of the Center of Economic Arbitration, and submitting them to the President of the provincial People's Committee for consideration and decision;

b/ Making regular reports on the activities of the Center of Economic Arbitration, and proposing to the President of the provincial People's Committee to decide measures to manage the organization and activities of the Center of Economic Arbitration;

c/ Considering requests of the Center of Economic Arbitration and of Arbitrators, and submitting them to the President of the provincial People's Committee for solution;

d/ Proposing to the President of the provincial People's Committee to issue a decision for suspension of the operation and withdrawal of the license of the Center of Economic Arbitration, in case the Center of Economic Arbitration commits serious breach of law;

e/ Proposing to the Minister of Justice to issue a decision for withdrawal of Arbitrators' Cards in case the Arbitrators make serious breach of law.

Article 10.-

1. Within 45 (forty five) days from the day when he/she receives a full valid dossier, the President of the provincial People's Committee shall have to consider and decide whether to grant, or not to grant, a license for the establishment of a Center of Economic Arbitration, after consulting with the Minister of Justice; in case of refusal, he/she must notify the applicant of the reason.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The full names of the Arbitrators who are founding members;

b/ The address of the Office; the name of the Center of Economic Arbitration.

c/ The field of activity of the Center of Economic Arbitration.

3. The license is valid for five years. When the license expires, if the Center of Economic Arbitration wants to continue its operation, it must apply for extension of the license.

4. In granting a license, the President of the provincial People's Committee shall also ratify the Statute of the Center of Economic Arbitration.

Article 11.-

1. A Center of Economic Arbitration has a President and a Vice-President elected by the Arbitrators.

2. The President of a Center of Economic Arbitration shall appoint a Secretary of the Center.

3. The organizational Structure of a Center of Economic Arbitration, the tasks, powers, responsibility and tenure of the President and Vice-President shall be stipulated by the Center's Statute.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A Center of Economic Arbitration shall cease its operation when:

a/ The duration written in the license expires;

b/ The conditions mutually agreed on in the Statute are effective;

c/ The Center has not been able to fill any vacancy in the required number of five Arbitrators within six months after such vacancy is announced.

d/ The Center's license is revoked.

2. When the Center of Economic Arbitration ceases its operation, it must return the license to the license-issuing agency.

Chapter III

PROSECUTION BY ECONOMIC ARBITRATORS

Article 13.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The request must have the following contents:

a/ The date, month and year when the request is made;

b/ Names and addresses of the sides;

c/ Name of the Center of Economic Arbitration which is requested to settle the dispute;

d/ Brief resume of the dispute, and proposal for settlement;

e/ The measures of negotiations and reconciliation already taken by the sides which have failed;

f/ Full name of the Arbitrator whom the plaintiff selects from the list of Arbitrators of the Center of Economic Arbitration.

2. The plaintiff must send, enclosed with the request, the necessary documents to prove his/her request to the Center of Economic Arbitration.

Article 14.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The arbitration fee shall be fixed by the Center of Economic Arbitration in accordance with the rates of fees stipulated by the Ministry of Finance and the Ministry of Justice.

3. The arbitration fee shall be borne by the losing side, unless otherwise decided by the parties concerned.

Article 15.-

1. Within seven days after receipt of the request, the Secretary of the Center of Economic Arbitration shall send a photocopy of the plaintiff's request and the list of Arbitrators of the Center of Economic Arbitration to the defendant.

2. Within the time-limit set by the Center of Economic Arbitration, the defendant must send his/her answer to the Center and the plaintiff. The answer must correspond with the request of the plaintiff.

The defendant can send, enclosed with the answer, other necessary documents to the Center of Economic Arbitration.

Article 16.-

In case the dispute is settled by a Council of Arbitrators, each side shall choose an Arbitrator; the two Arbitrators selected by the sides shall choose a third Arbitrator to act as Chairman of the Arbitrators' Council.

Within ten days after the selection of the second Arbitrator, if the two Arbitrators selected by the sides fail to select a third Arbitrator, then the President of the Center of Economic Arbitration shall appoint a third Arbitrator to act as Chairman of the Arbitrators' Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.-

1. An Arbitrator must be forced to refuse, or be requested by the sides to refuse, to perform his function, if there is evidence that he/she may not be impartial in settling the dispute.

2. Each side can refuse only the Arbitrator of its own choice.

3. The side, which requests a refusal, must send the request to the Center of Economic Arbitration.

4. The request for refusal must be considered and decided by the President of the Center of Economic Arbitration within seven days from the date when the request is received.

5. If the request for refusal is accepted, then another Arbitrator shall be selected or appointed as replacement, as stipulated in Article 16 and Article 17 of this Decree.

Article 19.- In case an Arbitrator cannot continue to take part in settling the dispute, another Arbitrator shall be selected or appointed as replacement, as stipulated in Article 16 and Article 17 of this Decree.

Article 20.-

1. The Arbitrators shall study the dossier and proceed with the necessary work to settle the dispute.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. At the sides' request, the Arbitrators may hold an examination.

3. When necessary, the Arbitrators may request the sides to supply explanations, evidence and other relevant documents.

Article 21.-

1. The time and venue for the session to settle the dispute shall be fixed by the Chairman of the Arbitrators' Council or by the Arbitrators, if the sides fail to reach agreement on it.

2. Invitations to the session to settle the dispute must be sent to the sides fifteen days before the opening of the session.

Article 22.-

1. The sides themselves can take part, or send their legitimate representatives to take part, in settling the dispute.

2. The sides can invite lawyers to defend their rights and their legitimate interests.

Article 23.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In case one side or the sides are absent without a plausible excuse, the dispute may be settled on the basis of the available documents and evidence.

Article 24.-

1. Vietnamese is the language and script used in the process of settling the dispute.

2. The sides may request the Center of Economic Arbitration to invite interpreters, or they themselves may invite interpreters, with the approval of the Center of Economic Arbitration. The side who makes the request must defray the interpretation cost.

Article 25.- The settlement of the dispute shall be conducted on the basis of the contract's provisions and current law.

Article 26.- The Arbitrators' Council shall decide by majority vote.

Article 27.-

1. All developments of the session to settle the dispute must be recorded by the Secretary of the Center of Economic Arbitration.

2. The minutes must be signed by the Arbitrators and the Secretary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.-

1. A decision made by the Arbitrators must have the following contents:

a/ Name of the Center of Arbitration;

b/ The venue and date of the decision;

c/ Full names of the Arbitrators who settle the dispute;

d/ Names and addresses of the sides;

e/ The contents of the dispute;

f/ The basis for making the decision, and the contents of the decision;

g/ The rates of arbitration fee the sides are liable to pay.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. An arbitrators' decision must have the signatures of all the Arbitrators.

4. After announcing an Arbitrators' decision, the Arbitrators' Council or the Arbitrators should not alter or supplement it, except when there are some miscalculations or misspelling, and they must notify the sides of it.

Article 29.-

1. An arbitrators' decision shall be announced to the sides immediately after the close of the session or some time afterwards, but not later than five days from the closing day.

2. An arbitrators' decision shall be sent to the sides within three days after the decision is made.

Article 30.- In the process of settling the dispute, if the sides reach agreement by negotiations, then the Arbitrators' Council or the Arbitrators can stop the case. The sides may request the President of the Center of Economic Arbitration to certify such an agreement in writing. This certification has the validity of an arbitrators' decision.

Article 31.- In case an arbitrators' decision is not observed by one side, the other side can request the competent People's Court to try it, in the same way as regarding an economic lawsuit.

Chapter IV

FINAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Justice shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 33.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 116-CP ngày 05/09/1994 về việc tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.928

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!