ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9418/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 07 tháng 10
năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NĂM 2016
VÀ NĂM 2017
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
- Đảm bảo cân đối cung - cầu hàng
hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội; đồng thời,
gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Hàng hóa trong Chương trình là sản
phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp,
có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cầu và đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tỉnh Đồng Nai, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.
- Thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa
dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân
phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng;
chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống,
khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh.
- Kết nối các hợp tác xã với các đơn
vị phân phối, các khách hàng có nhu cầu nhằm góp phần giải quyết đầu ra cho sản
phẩm nông nghiệp.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Danh mục mặt hàng và lượng hàng
tham gia Chương trình
1.1. Mặt hàng
Triển khai đối với 11 mặt hàng: Gạo,
đường, dầu ăn, thịt gà, thịt heo, trứng gia cầm, gia vị (bột ngọt, bột nêm), nước
chấm (nước tương, nước mắm), sách
giáo khoa, vở học sinh, thuốc tân dược.
1.2. Lượng hàng
Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số
dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 2,9 triệu người
cùng một số lượng khách vãng lai, nhập
cư, kế hoạch này dự kiến phục vụ cho khoảng 03 triệu người
(khoảng 750.000 hộ). Thời gian dự trữ: 01 tháng.
STT
|
Mặt
hàng
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
1
|
Gạo
|
kg
|
300.000
|
2
|
Đường
|
kg
|
225.000
|
3
|
Dầu ăn
|
lít
|
187.000
|
4
|
Thịt gà
|
kg
|
150.000
|
5
|
Thịt heo
|
kg
|
375.000
|
6
|
Trứng gia cầm
|
quả
|
2.000.000
|
7
|
Bột ngọt, bột nêm
|
kg
|
37.000
|
8
|
Nước chấm:
|
|
|
|
- Nước mắm
|
lít
|
50.000
|
|
- Nước tương
|
lít
|
37.000
|
9
|
Sách giáo khoa
|
bộ
|
451.895
|
10
|
Vở học sinh
|
quyển
|
200.000
|
11
|
Thuốc tân dược
|
nhóm
|
21
|
Ghi chú: Sở Y tế
chịu trách nhiệm cụ thể hóa danh mục nhóm thuốc tại kế hoạch do Sở xây dựng và
trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Đối tượng và điều kiện tham gia
2.1. Đối tượng
- Các hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực lĩnh vực thương mại - dịch vụ được thành lập theo quy định của pháp luật, ưu tiên các hợp tác
xã có kinh nghiệm, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chính
sách pháp luật về thuế và có hệ thống phân phối, đáp ứng đầy đủ điều kiện tự nguyện đăng
ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương
trình.
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt
hàng sách giáo khoa - vở học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, có kinh
nghiệm và năng lực tổ chức, thực hiện tốt chính sách pháp
luật về thuế và có hệ thống phân phối, đáp ứng
đầy đủ điều kiện tự
nguyện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình.
- Các đơn
vị sản xuất, kinh doanh, các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đang
kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn giá (ngoài 03 mặt hàng: Thuốc tân dược, sách giáo khoa và vở học sinh).
2.2. Điều kiện
- Cam kết tổ chức phân phối hàng hóa
phù hợp với chủng loại, số lượng theo kế hoạch
đã được thẩm định, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn
gốc xuất xứ và nhãn mác sản phẩm;
- Có năng lực tài chính, tình hình
tài chính lành mạnh;
- Ưu tiên xét chọn
những đơn vị đã tham gia tích cực và chấp hành tốt các quy định của chương
trình trong những năm trước.
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của thương
nhân tham gia Chương trình
3.1. Quyền lợi
- Được vay vốn từ ngân sách để tổ chức
dự trữ hàng hóa theo kế hoạch đã được thẩm định (áp dụng với
một số đối tượng cụ thể); được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận
chuyển, cung ứng, phân phối hàng hóa khi tham gia cùng địa phương thực hiện nhiệm
vụ bình ổn thị trường.
- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá
đối với hàng hóa bình ổn thị trường, điểm bán bình ổn thị trường khi tham gia
Chương trình.
- Được ưu tiên giới thiệu cung ứng
hàng hóa bình ổn thị trường vào mạng lưới điểm bán hiện hữu của Chương trình và
được kết nối để cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến những nơi có nhu cầu.
- Được sử dụng biểu trưng (logo),
băng rôn Chương trình Bình ổn thị trường Đồng Nai theo hướng dẫn của Sở Công
Thương.
3.2. Nghĩa vụ
- Đăng ký chủng loại, số lượng, chất
lượng sản phẩm tham gia Chương trình.
- Tổ chức phân phối hàng hóa theo
đúng kế hoạch tạo nguồn hàng và cung ứng hàng hóa đã được thẩm định; đảm bảo hàng hóa tham gia Chương trình đạt
chất lượng, an toàn thực phẩm; thực hiện niêm yết giá và
bán đúng giá đã được Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt.
- Tích cực phát triển hệ thống phân
phối và tăng số điểm bán hàng bình ổn thị trường; chú trọng phát triển điểm bán
tại các chợ truyền thống, khu công
nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn trên địa
bàn tỉnh; đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến
các bếp ăn tập thể.
- Thông tin công khai địa chỉ các điểm
bán; treo băng rôn, bảng hiệu, niêm yết bảng giá; trưng bày hàng hóa tại các vị
trí thuận tiện, riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhìn, dễ
nhận biết và mua sắm.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn
trả vốn, trả phí đúng quy định theo hợp đồng đã ký với Quỹ
trợ vốn phát triển hợp
tác xã.
- Thực hiện đúng các cam kết của đơn
vị, các quy định của Chương trình.
4. Cơ chế thực hiện Chương trình
4.1. Thời gian: 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm
2016 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2017.
4.2. Nguồn vốn
- Các hợp tác xã thương mại dịch vụ tham
gia chương trình bình ổn giá được vay vốn từ ngân sách với lãi suất bằng không,
vay vốn qua Quỹ trợ vốn phát triển Hợp
tác xã. Đơn vị vay thực hiện trả phí cho Quỹ, mức phí vay 0,2%/tháng.
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt
hàng sách giáo khoa - vở học sinh vay vốn từ ngân sách với lãi suất bằng không,
sau khi có phê duyệt của UBND tỉnh, Sở Tài chính sẽ làm thủ tục cho vay.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
các trung tâm thương mại, siêu thị được thanh toán các khoản chi phí liên quan
đến việc vận chuyển, cung ứng, phân phối hàng hóa khi tham
gia cùng địa phương thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường theo ý kiến thống nhất
của Sở Công Thương.
4.3. Giá bán bình ổn thị trường
- Các đơn vị tham gia chương trình
đăng ký giá bán bình ổn thị trường với Sở Tài chính theo nguyên tắc bù đắp được
giá mua, chi phí lưu thông, có lãi và phải thấp hơn giá thị trường của sản phẩm
cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5%
trở lên.
- Trường hợp thị trường biến động
tăng hoặc giảm giá đối với sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng, đơn
vị được điều chỉnh tăng giá bán sau khi Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng
văn bản hoặc đơn vị chủ động điều chỉnh giảm giá bán tương ứng đồng thời gửi
thông báo về Sở Tài chính.
4.4. Phát triển mạng lưới
Khuyến khích đơn vị tham gia Chương
trình đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng
tiện lợi; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp,
khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa
bàn tỉnh; tích cực tổ chức thực hiện các chuyến bán hàng lưu động và đẩy mạnh
cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến vùng sâu, vùng xa, các bếp ăn tập thể;
chủ động tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại nhằm
đẩy mạnh phân phối, xúc tiến tiêu thụ hàng hóa bình ổn thị trường.
4.5. Về
công khai thông tin tại nơi bán
Tất cả các điểm bán hàng bình ổn giá
phải treo băng rôn và dán biểu trưng của chương trình bình ổn giá. Trong các quầy, kệ mà có mặt hàng tương tự, cùng loại nhưng
không nằm trong danh sách bình ổn thì những mặt hàng bình ổn phải được ghi rõ
là mặt hàng bình ổn giá để người mua và cơ quan quản lý nhà nước biết, kiểm
tra. Phải niêm yết giá mặt hàng bình ổn rõ ràng, dễ thấy, dễ đọc. Khi không
tham gia nữa phải xóa, bỏ ngay các thông tin này.
4.6. Về
chế độ báo cáo
Tất cả các đơn vị tham gia bình ổn phải
báo cáo tình hình, kết quả thực hiện mỗi tháng 01 lần, trước 15 giờ ngày 05
hàng tháng (nếu ngày báo cáo rơi vào thứ bảy, chủ nhật, lễ thì báo cáo vào ngày
làm việc liền kề). Khi có biến động thì báo cáo ngay và báo cáo hàng ngày về Sở
Công Thương bằng fax hoặc mail, báo cáo bằng giấy gửi sau.
III. TỔ CHỨC BÁN
HÀNG LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT PHỤC VỤ NÔNG THÔN, CÔNG NHÂN
1. Bán hàng lưu động: Ngân sách tỉnh
hỗ trợ kinh phí vận chuyển, nhân công, bao bì cho các đơn
vị tham gia tổ chức bán hàng lưu động vùng sâu vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán
Đinh Dậu 2017. Thời gian bán hàng lưu động phục vụ tết được hỗ trợ kinh phí là
02 tháng trước Tết Nguyên đán (tháng 11 và tháng 12 âm lịch).
2. Các phiên chợ đưa hàng Việt về
nông thôn, phục vụ công nhân khu công nghiệp: Thực hiện theo Chương trình xúc
tiến thương mại năm 2016, năm 2017 được UBND tỉnh phê duyệt.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan thường trực của Chương
trình.
- Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp
các cơ quan có liên quan hướng dẫn thủ tục, vận động tham
gia, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia. Phối hợp với Sở Tài chính, Liên minh Hợp
tác xã thẩm định kế hoạch
của các hợp tác xã, kể cả kế hoạch bán hàng lưu động phục
vụ tết và kiểm tra việc triển khai thực hiện; phối hợp với
Sở Tài chính thẩm định kế hoạch của các doanh nghiệp kinh doanh sách giáo khoa,
vở học sinh và trình UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có
liên quan kết nối các đơn vị sản xuất,
kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị với các hợp tác xã tham gia bình ổn giá năm 2016 - 2017 để cung cấp các mặt hàng trong
chương trình bình ổn giá. Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia kết nối và phối hợp Sở Tài
chính thanh toán chi phí bán hàng phát sinh khi các đơn vị thực hiện nhiệm vụ vận
chuyển, cung ứng hàng đến điểm thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa theo chỉ đạo của
UBND tỉnh.
- Phối hợp Sở Tài chính thanh toán mức
hỗ trợ đối với các đơn vị tham gia bán hàng lưu động phục vụ Tết Nguyên đán.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có
liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc
biệt là hàng hóa tham gia Chương trình, để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và
tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền. Chủ trì
tổ chức các phiên chợ công nhân, các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn... theo
chương trình xúc tiến thương mại hàng năm đã được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có
liên quan kiểm tra việc thực hiện cam kết của đơn vị và quy định của Chương
trình; phối hợp các cơ quan có liên quan
và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố
Biên Hòa kiểm tra, giám sát tình hình
cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các cơ quan thông tin -
truyền thông cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về Chương trình và tình hình
cung - cầu hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là hàng hóa tham
gia Chương trình; quảng bá sản phẩm,
thương hiệu và hoạt động của đơn vị tham gia Chương trình; kịp thời đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thông tin - truyền thông cho Chương trình.
- Kịp thời tổng hợp báo cáo và tham
mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết khó
khăn, vướng mắc (nếu có) của các đơn vị
tham gia Chương trình;
- Tiếp tục thực hiện chương trình
bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai những tháng cuối năm 2016 và đầu năm
2017. Giao Sở Công Thương phối hợp Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở,
ban, ngành, đơn vị liên quan làm việc với các nhà cung ứng sản phẩm đáp ứng hài
hòa nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, thực
hiện kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng bình ổn
giá.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên
quan lập kế hoạch bình ổn giá thực phẩm,
đặc biệt là trong dịp Tết.
- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành, đơn vị
liên quan làm việc với các siêu thị, trung tâm thương mại yêu cầu hợp tác và hỗ trợ hàng hóa khi
cần thiết.
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế
hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử
lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp
luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm
hàng, sản xuất - kinh doanh hàng cấm,
hàng lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có nhãn mác,
hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm… Phối hợp
với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định
pháp luật về giá. Kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm
quyền, theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng thương hiệu
của Chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng uy tín của
Chương trình.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp Sở Công Thương, Liên minh
HTX thẩm định Kế hoạch tham gia Chương
trình của các hợp tác xã thương mại - dịch vụ; chuyển nguồn kịp thời cho Quỹ trợ
vốn phát triển hợp tác xã để đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các hợp tác xã;
chuyển nguồn cho Sở Công Thương thanh toán mức hỗ trợ đối với các đơn vị tham
gia bán hàng lưu động phục vụ Tết Nguyên đán, thanh toán
phí bán hàng phát sinh cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các trung tâm
thương mại, siêu thị khi vận chuyển, cung ứng hàng hóa đến vùng khan hiếm theo
chỉ đạo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng
ký giá của đơn vị tham gia Chương trình; thẩm định giá đăng ký, phê duyệt và
công bố giá bán bình ổn thị trường của
các đơn vị (trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ đăng ký giá); chịu trách nhiệm kiểm
tra, điều chỉnh giá bán bình ổn
thị trường theo đề nghị của các đơn vị, đảm bảo đúng quy định
của Chương trình (kể cả đơn vị đăng ký tham gia nhưng không
có nhu cầu vay vốn).
- Phối hợp các sở, ngành chức năng kiểm
tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của đơn vị tham gia Chương
trình; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm; chịu trách nhiệm điều chỉnh giá khi thị trường
biến động hoặc có văn bản đề nghị tăng, giảm giá của đơn vị, đảm bảo đúng quy định
của Chương trình (thời hạn giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giá của doanh nghiệp).
- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban,
ngành, đơn vị liên quan cân đối ngân sách, tích cực hỗ trợ
cho các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, lập thủ tục giải ngân nhanh, kịp thời vốn vay cho các đơn vị, cho Quỹ trợ vốn hợp tác
xã.
- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị
trường; tổ chức kiểm tra trong các trường hợp biến động
giá (nếu có); tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra
và đề xuất UBND tỉnh biện pháp xử lý.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã
Long Khánh, thành phố Biên Hòa lựa chọn, giới thiệu các trang trại, cơ sở giết
mổ gia súc gia cầm an toàn trên địa
bàn tham gia hệ thống bán hàng bình ổn.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích
cực thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác
kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thực phẩm đưa vào lưu
thông.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành tập trung
chỉ đạo tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, rau xanh để có đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân; có biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh gia súc,
gia cầm một cách hiệu quả, kịp thời, không để bùng phát
thành dịch lớn, làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm;
đề xuất, thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch, bệnh thâm nhập, lây lan.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, trang trại thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt
an toàn vệ sinh thực phẩm; tích cực sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu
nhất là lương thực, thực phẩm, rau, quả.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình bình ổn giá, ngăn chặn hành
vi găm hàng, đầu cơ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công
tác thông tin tuyên truyền về
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo điều
hành của Chính phủ, UBND tỉnh; tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong và
ngoài nước để nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong
xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm công bằng,
an sinh xã hội, ngăn chặn có hiệu quả hành vi tung tin thất thiệt gây tâm lý
hoang mang và làm rối loạn thị trường.
- Phối hợp với cơ quan thường trực
chương trình bình ổn giá thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình giải ngân, công tác phát triển điểm bán hàng
lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa để đăng tải trên Cổng
thông tin điện tử tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài
chính thẩm định Kế hoạch tham gia Chương trình của các hợp tác xã thương mại -
dịch vụ; giải ngân vốn vay cho các hợp tác xã nhanh, kịp
thời.
- Phối hợp UBND các huyện, thị xã
Long Khánh và thành phố Biên Hòa lựa chọn, giới thiệu các HTX có uy tín, có điều
kiện về mặt bằng, nhân lực... tham gia hệ thống bán hàng
bình ổn giá.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài
chính kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các HTX tổ chức tốt việc bán hàng bình ổn giá.
6. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Ban Quản lý các Khu công nghiệp
- Sở Y tế chủ trì, xây dựng Kế hoạch
chương trình bình ổn giá các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn tỉnh năm
2016 và đầu năm 2017 trình UBND tỉnh
phê duyệt. Phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông,
UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện chương trình, đảm bảo mặt hàng thuốc thuộc chương
trình được phân phối đến người bệnh, đặc biệt là người có thu nhập thấp.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban,
ngành, đơn vị liên quan làm việc với các nhà thuốc, thực
hiện chương trình bình ổn giá thuốc, dược phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp
cùng các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Sách và thiết bị
trường học phát triển mạng lưới bán sách giáo khoa, vở học sinh bình ổn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu đề xuất
chương trình bình ổn giá mặt hàng sách giáo khoa, vở học
sinh cho năm học 2017 - 2018; nghiên cứu xây dựng Đề án
tái sử dụng sách giáo khoa, tránh lãng phí tài sản xã hội và tạo điều kiện cho
học sinh nghèo có bộ sách đến trường với giá thấp nhất.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
rà soát các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi
để các đơn vị tham gia bán hàng bình ổn giá, mở điểm bán
hàng bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu người lao động tại
các khu công nghiệp trong tỉnh.
7. Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
- Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan
đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chương trình bình ổn giá của tỉnh
nhằm vận động các hợp tác xã trên địa bàn tham gia; thông tin các điểm bán bình
ổn cho người dân biết, mua sắm.
- Tất cả các địa phương phải tổ chức
được mạng lưới bán hàng bình ổn giá trên địa bàn địa phương quản lý. Phối hợp
Liên minh HTX tỉnh lựa chọn, giới thiệu các HTX thương mại dịch vụ uy tín trên
địa bàn có đủ điều kiện về mặt bằng, nhân lực... tham gia hệ thống bán
hàng bình ổn giá thường xuyên và đột xuất (khi có biến động giá), khuyến khích
các đơn vị tham gia không vay vốn từ ngân sách. Quan tâm đến
công tác phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn giá, đặc biệt
là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các địa phương còn ít hoặc chưa có
điểm bán.
- Chỉ đạo Ban quản lý các chợ mỗi chợ
quy hoạch ít nhất 01 điểm bán hàng bình ổn giá kết hợp với bán các loại hàng
hóa khác.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chọn lọc, giới thiệu các cơ sở giết mổ đạt tiêu
chuẩn trên địa bàn tham gia chương trình.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
các đơn vị trên địa bàn tích cực, chủ động
phối hợp với các sở, ngành thực hiện các biện pháp đẩy mạnh
sản xuất, lưu thông, bình ổn giá; trọng tâm là chỉ đạo việc niêm yết giá tại
các chợ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp lệnh về giá; hướng dẫn cho các đơn vị lập kế hoạch bán hàng lưu động thường
xuyên trong năm, phê duyệt, hỗ trợ kinh
phí thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong và ngoài địa bàn
tham gia bán hàng bình ổn, bán lưu động vùng sâu vùng xa trên địa bàn.
- Chủ động phối hợp với các đoàn thể
thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách và
tình hình thị trường. Khi thị trường có dấu hiệu bất thường,
báo cáo và phối hợp với các sở, ngành xử lý kịp thời.
- Rà soát, giới thiệu các mặt bằng
đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích cho đơn vị tham gia
Chương trình đầu tư phát triển điểm bán; hỗ trợ phát triển điểm bán bình ổn thị
trường tại các chợ truyền thống.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát
việc chấp hành quy định của Chương trình tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường
trên địa bàn; quản lý giá, kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo
giá niêm yết trên địa bàn. Theo dõi sát, chủ động thông
tin và phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính xử lý kịp thời những bất ổn trong diễn biến cung - cầu hàng hóa và các trường
hợp biến động giá trên địa bàn (nếu có).
- Báo cáo tình hình cung - cầu hàng
hóa và giá cả thị trường trên địa bàn gửi về Sở Công Thương, Sở Tài chính để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh.
8. Các đơn vị đăng ký tham gia
chương trình bình ổn giá
Các đơn vị tham gia Chương trình có
trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Chương trình cũng như các quy định
khác có liên quan trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là Kế hoạch bình ổn giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu những
tháng cuối năm 2016 và năm 2017. Quá trình thực hiện phát sinh khó khăn, vướng
mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh
xem xét, chỉ đạo xử lý./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương; Bộ Tài
chính; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- TT.Tỉnh ủy (b/c);
- TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: Công Thương, Tài chính, NN&PTNT, GD&ĐT, TT&TT, Y
tế, Liên minh HTX tỉnh, Ban QLCKCN;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Chánh - Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, TH, CNN, KT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Vĩnh
|