ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
91/KH-UBND
|
An
Giang, ngày 27 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2017/NQ-CP NGÀY 06/02/2017 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số
19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. NHẬN XÉT
CHUNG
1. Đánh giá tình hình:
Trong thời gian qua, các khía cạnh
khác nhau về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đã được nhiều
tổ chức nghiên cứu và đo lường. Các báo cáo xếp hạng có phương pháp luận và hệ
thống các chỉ số khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau của các tổ chức liên
quan. Tuy nhiên, các xếp hạng được Việt Nam thực hiện cải cách nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh gồm: Môi trường kinh doanh của
Ngân hàng thế giới; Năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới.
Do đó, để cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành ba Nghị
quyết: Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày
12/3/2015 và Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016. Về quan điểm, cả 3 Nghị
quyết 19 yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung cải thiện môi trường
kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí hành
chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển mạnh cơ chế quản lý sang hậu
kiểm; áp dụng phương thức quản lý trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và mức độ
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên
quan.
Đến năm 2017, Nghị quyết 19
được Chính phủ bổ sung thêm hai xếp hạng để thực hiện cải cách nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh gồm: Đổi mới sáng tạo của Tổ chức
Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Trường INSEAD; Chính phủ điện tử do Liên Hợp
quốc nghiên cứu.
2. Kết quả:
Theo đánh giá của Ngân hàng
thế giới (WB) năm 2016, Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 9 bậc (từ
vị trí 91/189 lên vị trí 82/190 của bảng xếp hạng); so với các nước ASEAN, Việt
Nam là quốc gia có sự cải thiện tốt về thứ hạng (tăng 9 bậc). Mặc dù đã có bước
cải thiện, nhưng hầu hết các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa đạt
được trung bình của các nước ASEAN 6 (gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Philippines, Indonesia và Brunei). Đối với xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn
cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì thứ hạng của Việt Nam giảm 4 bậc
so với năm 2015 (từ vị trí 56 xuống thứ 60), thấp hơn hầu hết các nước ASEAN 6
(chỉ đứng trên Lào và Campuchia)
Theo báo cáo về chỉ số Đổi
mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam
giảm 7 bậc so với năm 2015 (từ thứ 52/141 xuống 59/128 quốc gia với số điểm chỉ
đạt 35,4/100 điểm), thấp hơn nhiều nước ASEAN.
Về xếp hạng Chính phủ điện
tử (theo đánh giá của Liên hợp quốc), Việt Nam đứng thứ 89 trên thế giới,
tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2014, xếp thứ 6 trong ASEAN (sau: Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei).
II. MỤC
TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Đến hết năm 2017,
các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
- Bám sát tiêu chí đánh giá
của Ngân hàng thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới; củng cố, duy trì các kết
quả đạt được về môi trường kinh doanh, đồng thời phấn đấu nâng điểm trên tất cả
các chỉ tiêu. Thường xuyên rà soát, kiến nghị bãi bỏ về điều kiện kinh doanh,
kiên quyết đổi mới công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Rút ngắn thời gian thực hiện
các thủ tục, gồm: Nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 168 giờ/năm (trong đó
thuế là 119 giờ và bảo hiểm là 49 giờ); Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên
quan tối đa không quá 120 ngày, bao gồm: thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định
thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng xuống còn 63 ngày (giảm 19 ngày); thủ tục
kết nối cấp, thoát nước xuống còn 7 ngày (giảm 7 ngày); thủ tục đăng ký sở hữu
tài sản sau hoàn công xuống còn 20 ngày (giảm 10 ngày); tiếp cận điện năng
không quá 35 ngày; đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản không quá 20 ngày;
thông quan hàng hóa qua biên giới còn 70 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 90 giờ
đối với hàng hóa nhập khẩu; giải quyết tranh chấp hợp đồng tối đa 300 ngày; thời
gian giải quyết phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng.
- Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi
sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng
tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp; phấn đấu đạt 10.000 doanh nghiệp đăng ký
thành lập vào năm 2020.
- Hầu hết các dịch vụ công
phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3;
nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4).
2. Đến năm 2020, điểm
số các nhóm chỉ tiêu về Năng lực cạnh tranh (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế
thế giới) đạt điểm số trung bình của nhóm nước ASEAN 4; các chỉ số Đổi mới sáng
tạo (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) đạt trung bình
ASEAN 5; điểm số và thứ hạng Chính phủ điện tử (theo cách tiếp cận của Liên hợp
quốc) đạt trung bình ASEAN 5.
III.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực
tiếp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả cải thiện
các chỉ số theo phân công tại các Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này và tập
trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng Chương trình, Kế
hoạch hành động triển khai thực hiện Kế hoạch này (lồng ghép với Chương trình
hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
của đơn vị), hoàn thành trước ngày 28 tháng 03 năm 2017. Trong đó, xác định rõ
trách nhiệm của từng phòng, ban chuyên môn và tiến độ thực hiện đối với từng
nhiệm vụ gắn với từng chỉ số được phân công tại các Phụ lục ban hành kèm theo Kế
hoạch này.
b) Sau khi có hướng dẫn của
Bộ, ngành Trung ương về phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số xếp
hạng, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ
này.
Các cơ quan, đơn vị được
giao chủ trì trong thực hiện cải thiện đối với từng chỉ số cụ thể chịu trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện
tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số; trường hợp cần thiết,
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư làm
đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh
tranh quốc gia. Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối theo dõi việc cải thiện
các chỉ số về Đổi mới sáng tạo. Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối theo
dõi việc thực hiện các chỉ số về Chính phủ điện tử.
Các Sở đầu mối chịu trách
nhiệm:
- Tổ chức thực hiện, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện tại các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện trong việc
thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải thiện các chỉ số được phân công làm đầu mối.
- Tổng hợp kết quả thực hiện
cải thiện các chỉ số; đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về giải
pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.
d) Các đơn vị quản lý hàng
hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số
19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4
năm 2016 của Chính phủ, Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn
thời gian kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng
kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo hướng ít nhất có thể; chuyển mạnh
sang hậu kiểm; rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp
quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục;
không yêu cầu tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có quy
chuẩn quốc gia.
Điện tử hóa các thủ tục (nộp
hồ sơ, trả kết quả…) kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ
tục kiểm tra chuyên ngành theo mục tiêu đề ra; đề xuất sửa đổi các quy định về
phí kiểm tra chuyên ngành, minh bạch về cách tính chi phí, đối tượng trả phí và
chuyển dần sang áp dụng cơ chế giá.
đ) Tiếp tục triển khai việc
xây dựng, vận hành và nâng cao hiệu quả cổng thông tin tiếp nhận, xử lý kiến
nghị và công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính; công khai kết quả tiếp
nhận, xử lý kiến nghị. Thủ trưởng các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu
trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định về giải trình và giải
quyết các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện nghiêm Quyết
định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu
chính công ích.
e) Thực hiện có hiệu quả cơ
chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong
giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng Hệ thống
quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
hành chính nhà nước; đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước, thực hiện thuê ngoài đối với các dịch vụ liên quan đến
thanh toán, chi trả; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển sản
phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của tỉnh.
g) Tăng cường kỷ luật, kỷ
cương và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện Nghị quyết:
- Thường xuyên kiểm tra,
giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện
Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.
- Thực hiện nghiêm chế độ
báo cáo. Trước ngày 10 của tháng cuối quý và trước ngày 10 tháng 12, tổng hợp
báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện trong quý và cả năm
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xử lý nghiêm cơ quan, đơn
vị, cán bộ, công chức, viên chức và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, gây phiền
hà cho người dân và doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 25 tháng 08 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 06
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành
chính.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Theo dõi, giám sát đảm bảo
thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập trong thực
tiễn thi hành để tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản có liên
quan.
- Chủ trì, phối hợp với các
Sở, Ngành: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh cải
thiện thứ hạng và điểm số của các chỉ số Khởi sự kinh doanh, Bảo vệ nhà đầu tư;
theo dõi, đánh giá về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh.
- Chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Quyết
định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư theo cơ chế một
cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả định kỳ hàng quý, năm.
3. Cục Thuế tỉnh:
- Thực hiện ứng dụng công
nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với
doanh nghiệp.
- Công khai cơ sở dữ liệu về
hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của
người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật.
- Cụ thể hóa chủ trương, định
hướng quản lý thuế theo mức độ rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp
thuế, xác định tính hợp lệ của giao dịch kinh tế dựa trên cơ sở giao dịch tiền
hàng.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong 01 ngày làm việc.
4. Cục Hải quan tỉnh:
- Ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo kết nối thông tin thống
nhất giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị liên quan nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục kiểm tra
chuyên ngành tại các cửa khẩu nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, có
nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước thông
quan.
- Nâng cấp, hoàn thiện cơ chế
quản lý rủi ro, thực hiện phân luồng trước khi hàng đến cửa khẩu để giải quyết
thông quan hoặc giải phóng hàng hóa ngay khi đến cửa khẩu.
- Tiếp tục hoàn thiện nâng
cao hiệu quả hệ thống thông quan điện tử, phối hợp với các đơn vị triển khai thực
hiện kết quả kết nối trao đổi thông tin thương mại và các doanh nghiệp trong
lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ có liên quan. Công khai các tiêu
chí đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Kiến nghị tham mưu sửa đổi các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện hải quan tự động, bảo đảm
tính thống nhất trong hệ thống.
5. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Xây dựng,
các đơn vị liên quan tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác
thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Đẩy mạnh thực hiện xác định
giá trị tài sản nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ
chế giao vốn cho doanh nghiệp theo Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 01
năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03
tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Rà soát, đơn giản hồ sơ,
quy trình và thủ tục kê khai thu, cấp sổ, thẻ và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế.
- Áp dụng công nghệ thông
tin, kết nối mạng giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội của các huyện, thị xã, thành
phố; tạo lập cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội tập trung của tỉnh, tiến tới thực hiện
giao dịch điện tử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Triển khai thực hiện cấp
thẻ Bảo hiểm y tế điện tử, tiến tới tích hợp các thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm thất nghiệp vào một thẻ điện tử chung theo hướng dẫn của ngành.
- Nâng cao chất lượng công
tác giám định bảo hiểm y tế, kết nối điện tử với các bệnh viện, phòng khám, đảm
bảo chi trả bảo hiểm y tế đúng, kịp thời và tránh thất thoát.
- Xây dựng quy trình, thủ tục
thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với
doanh nghiệp để thống nhất thực hiện. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh Xã
hội, Sở Y tế và các huyện, thị xã, thành phố thống nhất về thẩm quyền, cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
7. Sở Công Thương:
- Triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp có liên quan trong Chương trình hành động của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội
nhập kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham
gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Chủ động phối hợp với các
đơn vị quản lý chuyên ngành liên quan kiến nghị Bộ, ngành Trung ương sớm ban
hành Danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành Quy định một số thủ tục liên quan đến quy trình
tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh An Giang, phù hợp
với Thông tư 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công thương về rút
ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi,
bổ sung Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp
đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo hướng bỏ một số dịch vụ ngân hàng
(bao gồm thẻ ghi nợ nội địa; mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán áp dụng
cho khách hàng cá nhân; vay vốn cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi Danh mục
nhằm cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, giảm chi phí tuân thủ thủ tục
hành chính cho các tổ chức tín dụng và bảo đảm thống nhất về cơ quan quản lý
nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín
dụng.
8. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Tổ chức đánh giá, xếp loại
các cơ sở đủ điệu kiện và không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy
định về thủ tục hành chính và công bố trên trang website của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, website của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm minh bạch, công
khai thông tin đến các cá nhân, tổ chức và người dân trong và ngoài tỉnh.
- Phối hợp Ban Chỉ đạo liên
ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh tiếp xúc, đối thoại định kỳ, hàng năm
với các cơ sở, tổ chức, cá nhân về các vướng mắc do thủ tục hành chính nhằm giải
quyết kịp thời các vướng mắc, và tiếp thu ý kiến để kiến nghị với cơ quan cấp
trên.
- Chủ động rà soát các thủ tục
hành chính, đồng thời nghiên cứu trả hồ sơ trước hạn và cắt giảm thủ tục không
cần thiết thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Sở Khoa học và Công
nghệ:
- Nghiên cứu, kiến nghị sửa
đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro của hàng
hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chuyển mạnh sang hậu kiểm.
- Báo cáo Bộ Khoa học và
Công nghệ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ Quyết định số
50/2006/QĐ-TTg ngày 7 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng
hóa phải kiểm tra về chất lượng do căn cứ ban hành Quyết định là Pháp lệnh chất
lượng hàng hóa và Nghị định số 179/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y
tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan quản lý chuyên ngành
rà soát, kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định chứng nhận hợp quy, quản lý
chất lượng không phù hợp với Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất
lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật an toàn thực phẩm theo hướng bãi bỏ các thủ tục
hành chính không cần thiết, giảm thiểu thời gian xử lý về thủ tục hành chính đối
với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, tăng cường hậu kiểm.
- Tham mưu đề xuất sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13 tháng 11 năm 2015 quy định việc nhập
khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hướng: Phối hợp
với Sở Công Thương và các cơ quan quản lý chuyên ngành đề xuất Bộ, ngành Trung
ương xây dựng tiêu chí nhập khẩu máy móc, thiết bị theo tuổi thiết bị (từ năm sản
xuất đến năm nhập khẩu) của từng lĩnh vực cụ thể, không áp dụng hạn chế chung
“không quá 10 năm” cho tất cả các máy móc, thiết bị.
- Định kỳ hàng quý, năm, báo
cáo chuyên đề về tình hình, kết quả cải thiện các chỉ số, chỉ tiêu về Đổi mới
sáng tạo gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Sở Tài nguyên và Môi
trường:
- Thực hiện liên thông, kết
nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, giấy chứng nhận sở hữu công
trình xây dựng với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi,
bổ sung các quy định pháp luật về đất đai theo hướng cải cách quy trình, thủ tục
hành chính, rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về công bố công khai quỹ đất chưa sử dụng,
đất chưa cho thuê, cho thuê lại tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
kinh tế, quỹ đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng. Tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung các quy định liên quan đến thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường theo hướng
áp dụng quản lý theo mức độ rủi ro về ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
- Đề nghị Bộ tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn cụ thể về hồ sơ nhập khẩu phế liệu quy định tại Thông tư số
41/2015/TT-BTNMT ngày 9 tháng 9 năm 2015 đối với trường hợp cấp Giấy xác nhận đủ
điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Thực hiện cơ chế liên
thông kiểm tra, xác nhận chương trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận
hành dự án và nghiệm thu đưa vào sử dụng theo hướng thành lập đoàn công tác
liên ngành do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chủ trì, trừ các chương
trình phải có yêu cầu vận hành thử nghiệm.
11. Sở Tư pháp:
- Tổ chức thẩm định kịp thời,
có chất lượng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản liên quan đến
đến đầu tư, kinh doanh.
- Phối hợp với Tòa án nhân
dân tỉnh thực thi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu quả; đẩy nhanh việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng theo hướng đơn giản hóa quy trình, nội dung hồ sơ,
bãi bỏ hồ sơ, thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian, giảm chi phí giải
quyết tranh chấp thương mại.
- Nghiên cứu, kiến nghị ban
hành các quy định pháp luật về hòa giải thương mại và tạo lập cơ chế thúc đẩy
phương thức giải quyết tranh chấp qua hòa giải thương mại.
- Thúc đẩy phát triển đội
ngũ quản tài viên và luật sư, nhất là luật sư chuyên sâu về thương mại.
12. Sở Nội vụ:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Chương trình cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao
năng lực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính; tiến hành đo lường
sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
nhà nước.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người
dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
13. Sở Giao thông vận tải:
- Áp dụng quản lý trên cơ sở
đánh giá mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
- Đơn giản hóa các thủ tục
hành chính, đẩy mạnh kết nối trực tuyến với Cổng thông tin một cửa quốc gia
trong thực hiện nhận và trả kết quả kiểm tra chuyên ngành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương, Sở Xây dựng rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ
tục thỏa thuận vị trí cột hoặc trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi
công công trình điện trong trường hợp công trình điện nằm toàn bộ hoặc một phần
trên đất công trình tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của
Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
14. Sở Xây dựng:
- Tiếp tục rà soát, cải cách
quy trình, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng (bao gồm thẩm định
thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng).
- Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị có liên quan duy trì và tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng
xây dựng bao gồm cả chất lượng các quy định pháp luật về xây dựng; kiểm soát chất
lượng trước khi thi công xây dựng công trình; kiểm soát chất lượng sau khi hoàn
thành thi công xây dựng công trình; trách nhiệm pháp lý của các chủ thể sau khi
thi công; quản lý và cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây
dựng.
- Phối hợp với Công an tỉnh
nghiên cứu đề xuất kết hợp thực hiện lồng ghép thủ tục thẩm duyệt thiết kế
phòng cháy chữa cháy với thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng;
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận
sở hữu công trình xây dựng. Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện quản lý, giám
sát, thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Quy định cụ thể về hồ sơ
hoàn công, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký tài sản hình thành từ quá
trình xây dựng. Công khai hóa thủ tục hành chính có liên quan về đăng ký quyền
sở hữu, sử dụng tài sản. Chỉ đạo các công ty cấp, thoát nước quy định thống nhất
quy trình đấu nối cấp, thoát nước cho khách hàng cá nhân và tổ chức, triển khai
việc đăng ký đấu nối trực tuyến, rút ngắn thời gian thực hiện kết nối cấp,
thoát nước xuống còn 7 ngày.
- Giải quyết các vướng mắc
cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng theo Nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư
xây dựng.
- Rà soát, cải cách thủ tục
hành chính, quy định liên quan đến sản xuất, cung cấp nước sạch theo hướng xã hội
hóa, giảm thủ tục hành chính, thời gian thực hiện, điện tử hóa thủ tục thực hiện
thỏa thuận, đấu nối, cấp và thoát nước.
- Chủ trì, phối hợp với Công
an tỉnh tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng và phòng cháy, chữa cháy.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam - chi nhánh tỉnh An Giang:
- Thực hiện các giải pháp cải
thiện và minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi trong việc
tiếp cận vốn tín dụng theo cơ chế thị trường.
- Phối hợp với Sở Tài chính
và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển
các dịch vụ tài chính.
- Chỉ đạo các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện
thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
16. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Nghiên cứu, tham mưu để
hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Xây dựng cơ chế và thúc đẩy
hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy và học tại các cơ sở giáo dục.
17. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội:
- Rà soát, đề xuất Trung
ương cải cách các quy định về thị trường lao động, nâng cao hiệu quả thị trường
lao động, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt.. Tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng
và sử dụng lao động.
- Rà soát, đề xuất Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hoàn thiện các thủ tục và điều kiện thành lập, hoạt động
đối với các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập; kiến nghị bãi bỏ các thủ tục,
điều kiện không phù hợp; khuyến khích và tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân
trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề nghiệp.
- Rà soát, đề xuất Trung
ương đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo nghề nghiệp theo hướng mở rộng quyền tự
chủ tuyển sinh, tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung và sản phẩm
dịch vụ, cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc
kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội
tỉnh rà soát, tham mưu nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã
hội; phối hợp nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu, chi bảo hiểm xã hội, từ đó
kiến nghị sửa đổi các quy định nhằm đảm bảo hiệu quả chính sách và khuyến khích
doanh nghiệp phát triển.
- Kết nối cơ sở dữ liệu với
Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm
thất nghiệp.
18. Sở Thông tin và Truyền
thông:
- Nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ thông tin - viễn thông.
- Định kỳ hàng quý, năm, báo
cáo chuyên đề về tình hình, kết quả cải thiện các chỉ số, chỉ tiêu về Chính phủ
điện tử gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thường.
19. Sở Y tế:
- Chủ trì phối hợp với các
đơn vị liên quan đề xuất Trung ương sửa đổi, bổ sung Luật an toàn thực phẩm,
trong đó có việc đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa là thực
phẩm xuất nhập khẩu theo hướng áp dụng thông lệ quốc tế.
- Đề xuất Trung ương sửa đổi
thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp giấy tiếp nhận bản công bố
hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các
sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu theo hướng phân cấp cho các cơ quan chuyên môn ở
địa phương.
- Chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh
kết nối cơ sở dữ liệu với Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện giao dịch
điện tử phục vụ quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế và giám định, thanh toán chi
phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
20. Sở Ngoại vụ:
- Phối hợp với các đơn vị
liên quan hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao năng lực hội
nhập quốc tế; tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập quốc tế,
nhất là các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Nâng cao năng lực của các
cơ quan liên quan trong việc nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế về đầu
tư, kinh doanh, chủ động tuân thủ, nâng cao khả năng hỗ trợ giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tối đa lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp
trong tỉnh.
- Phối hợp với Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo về hội nhập quốc
tế tỉnh An Giang, gắn việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh (PCI) tỉnh An Giang, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
21. Công an tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây
dựng rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng cháy,
chữa cháy theo hướng cải cách quy trình, thủ tục hành chính về thẩm duyệt phòng
cháy, chữa cháy; nghiên cứu đề xuất lồng ghép thẩm định phòng cháy, chữa cháy với
thẩm định thiết kế xây dựng, bảo đảm nâng cao chất lượng thẩm định.
22. Sở Thông tin và
Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang chủ động phối
hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các phương tiện thông tin đại chúng khác tổ
chức truyền thông, quán triệt, phổ biến Kế hoạch sâu rộng đến các ngành, các cấp,
tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tăng cường theo dõi, giám sát của các cơ
quan truyền thông, báo chí về kết quả thực hiện Nghị quyết.
23. Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh đưa vào vận hành Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành
chính tỉnh An Giang; phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông; cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát lập danh mục
dịch vụ công mức độ 3, 4.
24. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường giám sát cán bộ,
công chức, viên chức tại bộ phận “một cửa” nhằm tạo sự thông thoáng trong việc
thực hiện thủ tục hành chính; niêm yết công khai quy định của thủ tục hành
chính về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí, lệ phí...
- Định kỳ hàng quý, năm, báo
cáo về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
25. Hiệp hội doanh nghiệp
tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh:
- Tổ chức thu thập ý kiến phản
biện chính sách của tỉnh, những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện thủ tục
hành chính của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền
xem xét, tháo gỡ kịp thời và công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Phối hợp với các đơn vị
liên quan hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh, áp dụng khoa học
công nghệ, nâng cao năng suất, xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội nhằm từng bước cải thiện trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
26. Tòa án nhân dân tỉnh:
- Thực hiện cải cách thủ tục
hành chính tư pháp theo đúng tinh thần của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật
phá sản 2014.
- Phối hợp Cục Thi hành án
dân sự tỉnh rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án theo yêu
cầu của Kế hoạch; hỗ trợ hoạt động của tòa án, cơ quan thi hành án, thừa phát lại,
luật sư.
- Nghiên cứu áp dụng mô hình
“hành chính tư pháp một cửa” tại các cấp tòa án; áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn
đối với các vụ án có giá trị nhỏ; tham mưu hoàn thiện mô hình “tòa án điện tử”.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp
trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, phá sản doanh nghiệp;
công khai các hoạt động giải quyết vụ án của tòa án và công khai các bản án.
- Đề nghị cung cấp thông tin
về những doanh nghiệp đã và đang thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp để Sở Kế
hoạch và Đầu tư đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
27. Đề nghị Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tạo lập cơ
chế hỗ trợ cho hoạt động của tòa án, cơ quan thi hành án dân sự.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, ngành
tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập
trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Thực hiện nghiêm chế độ báo
cáo. Trước ngày 10 của tháng cuối quý và trước ngày 10 tháng 12, tổng hợp báo
cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện trong quý và cả năm gửi
Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình triển khai
thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch,
các đơn vị thông tin kịp thời đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu
tư có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hàng quý, năm để gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn
phòng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo
cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo);
- TT.TU, HĐND tỉnh, UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh;
- Công ty Điện lực An Giang;
- Công ty CP Điện nước An Giang;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Vp.UBND tỉnh: lãnh đạo và các phòng;
- Website An Giang;
- TT.Công báo và TH;
- Lưu HCTC, TH.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
|
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH
TỈNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
19-2017/NQ-CP NGÀY 06/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số………/KH-UBND ngày …… tháng 02 năm 2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Các nhiệm vụ cụ thể
|
Kết quả hiện tại
(Theo Nghị quyết 19-2017)
|
Mục tiêu 2017 của tỉnh
|
Cơ quan chủ trì/phối hợp
|
Nhiệm vụ cụ thể từng chỉ
tiêu để cải thiện chỉ số Môi trường kinh doanh
|
(1)
|
Cải thiện thứ hạng Khởi
sự kinh doanh (giảm thủ tục, thời gian và chi phí)
|
7 thủ tục
24 ngày
|
|
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì.
- Các Sở, ngành gồm: Tài
chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, BHXH và UBND cấp huyện phối hợp.
|
1
|
Rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu.
|
5 ngày
|
01 ngày làm việc
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì.
|
2
|
Điện tử hóa thủ tục, rút ngắn
thời gian, chi phí thực hiện Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh
doanh; Rút ngắn thời gian Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
|
5 ngày
|
01 ngày làm việc
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì.
|
3
|
Đơn giản hóa thủ tục mở
tài khoản ngân hàng
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
Ngân hàng Nhà nước - CN An
Giang.
|
4
|
Đơn giản hóa thủ tục, rút
ngắn thời gian
Mua hóa đơn VAT hoặc tự in
hóa đơn
|
10 ngày
|
01 ngày làm việc
|
Cục Thuế tỉnh.
|
5
|
Đơn giản hóa thủ tục Nộp lệ
phí môn bài
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
Cục Thuế tỉnh.
|
6
|
Đơn giản hóa thủ tục, rút
ngắn thời gian khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Lao động - TB&XH
chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
7
|
Đơn giản hóa thủ tục, rút
ngắn thời gian
Đăng ký BHXH, BHYT, BHTN
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ
trì
- Các Sở, ngành: Y tế, Lao
động - TB&XH và UBND cấp huyện phối hợp.
|
(2)
|
Đơn giản hóa thủ tục và
rút ngắn thời gian Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan
|
10 thủ tục
166 ngày
|
|
- Sở Xây dựng chủ trì.
- Các Sở, ngành: Công an tỉnh,
Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện phối hợp.
|
1
|
Rút ngắn thời gian Thẩm
duyệt PCCC
|
30 ngày
|
18 - 26 ngày làm việc
|
Công an tỉnh chủ trì.
|
1.1
|
Dự án thiết kế quy hoạch
|
10 ngày
|
07 ngày làm việc
|
1.2
|
Thiết kế cơ sở
- Đối với dự án nhóm A
- Đối với dự án nhóm B
và C
|
15 ngày
10 ngày
5 ngày
|
09 ngày làm việc
07 ngày làm việc
02 ngày làm việc
|
1.3
|
Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết
kế bản vẽ thi công
- Đối với dự án, công
trình nhóm A
- Đối với dự án, công
trình nhóm B và C
|
25 ngày
15 ngày
10 ngày
|
17 ngày làm việc
10 ngày làm việc
07 ngày làm việc
|
|
1.4
|
Chấp thuận địa điểm xây dựng
công trình
|
5 ngày
|
02 ngày làm việc
|
2
|
Đơn giản hóa và điện tử
hóa thủ tục, rút ngắn thời gian Cấp giấy phép xây dựng
|
82 ngày
|
10 ngày làm việc
|
- Sở Xây dựng chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
3
|
Đơn giản hóa và điện tử
hóa thủ tục Thông báo cho Sở Xây dựng về việc khởi công và thực hiện thanh
tra xây dựng
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Xây dựng chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
4
|
Rút ngắn thời gian Thanh tra
xây dựng sau khi hoàn thành móng công trình
|
3 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Xây dựng chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
5
|
Rút ngắn thời gian Thanh
tra xây dựng sau khi hoàn thành xây thô
|
3 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Xây dựng chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
6
|
Điện tử hóa thủ tục Đăng
ký kết nối cấp, thoát nước
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- UBND cấp huyện chủ trì.
- Công ty CP Điện nước An
Giang phối hợp.
|
7
|
Công ty cấp thoát nước kiểm
tra thực địa
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Công ty CP Điện nước An
Giang chủ trì.
- UBND cấp
huyện phối hợp.
|
8
|
Rút ngắn thời gian Kết nối
cấp, thoát nước
|
14 ngày
|
03 ngày làm việc
|
- UBND cấp huyện chủ trì.
- Công ty CP Điện nước An
Giang phối hợp.
|
9
|
Rút ngắn thời gian Thanh
tra xây dựng sau hoàn công
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Xây dựng chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
10
|
Đơn giản hóa, điện tử hóa
thủ tục và rút ngắn thời gian Đăng ký sở hữu tài sản sau hoàn công
|
30 ngày
|
10 - 15 ngày làm việc
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì.
- Sở Xây dựng và UBND cấp
huyện phối hợp.
|
Đo lường chất lượng
|
Nâng cao hiệu quả Kiểm
soát chất lượng xây dựng (thang điểm: 0-15), bao gồm:
- Chất lượng các quy định
về xây dựng
- Kiểm định chất lượng trước
thi công
- Kiểm định chất lượng
trong thi công
- Kiểm định chất lượng sau
khi hoàn thành thi công
- Trách nhiệm pháp lý và bảo
hiểm
- Quản lý và cấp chứng chỉ
hành nghề
|
12 điểm
|
15 điểm
|
- Sở Xây dựng chủ trì
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
(3)
|
Đơn giản hóa thủ tục,
rút ngắn thời gian và cải thiện thứ hạng Tiếp cận điện năng
|
5 thủ tục
46 ngày
|
|
- Sở Công Thương chủ trì.
- Các Sở, ngành: Xây dựng,
Giao thông vận tải, UBND cấp huyện và Công ty Điện lực An Giang phối hợp.
|
1
|
Đơn giản hóa thủ tục Đăng
ký cấp điện mới; Khảo sát và thỏa thuận đấu nối
|
4 ngày
|
04 ngày làm việc
|
- Công ty Điện lực An
Giang đề xuất.
- Sở Công Thương, UBND huyện
phối hợp.
|
2
|
Xác nhận phù hợp quy hoạch
lưới điện
|
|
03-10 ngày làm việc.
|
- Sở Công Thương chủ trì.
- Sở Tư Pháp hỗ trợ thẩm định
văn bản; Công ty Điện lực An Giang phối hợp.
|
3
|
Đơn giản hóa, kết hợp thực
hiện các thủ tục liên quan về Thỏa thuận tuyến, vị trí cột/ thỏa thuận địa điểm
trạm điện, vị trí cột điện và hành lang lưới điện với thủ tục cấp Giấy phép
đào đường, vỉa hè.
|
15 ngày
|
05 ngày làm việc
(gộp 02 thủ tục: Thỏa
thuận và Cấp phép thành một)
|
- Sở Công Thương chủ trì.
- Các Sở, ngành: Xây dựng,
Giao thông vận tải, Nông nghiệp & PTNT và UBND cấp huyện chịu trách nhiệm
đối với thủ tục Thỏa thuận tuyến, vị trí cột/ thỏa thuận địa điểm trạm điện,
vị trí cột điện và hành lang lưới điện/ Giấy phép đào đường, vỉa hè.
|
4
|
Kiểm tra công tác nghiệm
thu (khi công trình sử dụng vốn ngân sách)
|
10 ngày
|
06 ngày làm việc
|
- Sở Công Thương chủ trì.
- UBND cấp huyện và Công
ty Điện lực An Giang phối hợp.
|
5
|
Nghiệm thu kỹ thuật, đóng
điện, ký hợp đồng mua bán điện
|
4 ngày
|
04 ngày làm việc
|
Công ty Điện lực An Giang
chủ động đề xuất.
|
Đo lường chất lượng
|
Nâng cao độ tin cậy cung cấp
điện và minh bạch về giá điện (0-8 điểm)
|
3 điểm
|
08 điểm
|
- Công ty Điện lực An
Giang chịu trách nhiệm công bố và minh bạch về giá bán điện.
- Sở Công Thương
và UBND cấp huyện phối hợp tăng cường giám sát hệ thống điện và tuyên truyền
về giá bán điện.
|
(4)
|
Đơn giản hóa thủ tục,
giảm thời gian và chi phí thực hiện Đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản
|
5 thủ tục
57,5 ngày
|
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì.
- Các Sở, ngành: Tư pháp,
Tài chính và UBND cấp huyện phối hợp.
|
1
|
Chuẩn bị bộ hồ sơ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
|
1 ngày
|
01 ngày làm việc
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì.
|
2
|
Công chứng viên kiểm tra nội
dung thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng hoặc nội dung văn bản về bất động
sản không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
|
1 ngày (thủ tục online)
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Tư pháp chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
3
|
Rút ngắn thời gian Ký hợp
đồng chuyển nhượng với sự chứng kiến và xác nhận của Công chứng.
|
7 ngày
|
01 ngày làm việc
|
- Sở Tư pháp chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
4
|
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn
thời gian Nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trước bạ
|
25-30 ngày
|
10 ngày làm việc
|
- Cục Thuế tỉnh chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
5
|
Đơn giản hóa, điện tử hóa
và rút ngắn thời gian Đăng ký quyền sử dụng đất
|
|
05 ngày làm việc
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
Đo chất lượng
|
Nâng cao hiệu
quả, chất lượng thủ tục hành chính về đất đai (0-30 điểm)
|
14 điểm
|
30 điểm
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì.
- UBND cấp
huyện phối hợp.
|
(5)
|
Nâng cao tính minh bạch
và khả năng Tiếp cận tín dụng
|
Thứ hạng: 32
|
Thứ hạng: 30
Đến 2020: 25
|
- Ngân hàng NN - CN An Giang chủ trì.
- Các Sở, ngành: Tư pháp, Công thương, Thông
tin và Truyền thông, UBND cấp huyện phối hợp.
|
1
|
Cải thiện Chỉ số quyền
pháp lý (0-12 điểm): Bảo vệ quyền lợi của người vay và người cho vay; bảo vệ
quyền của chủ nợ bảo đảm.
|
7 điểm
|
12 điểm
|
- Ngân hàng Nhà nước - CN
An Giang chủ trì.
- Sở Tư pháp phối hợp.
|
2
|
Mở rộng phạm vi và khả năng
tiếp cận thông tin tín dụng do các trung tâm thông tin tín dụng công và công
ty thông tin tín dụng tư cung cấp (0-8 điểm).
|
7 điểm
|
08 điểm
|
- Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh tỉnh An Giang chủ trì.
- Các Sở, ngành: Công
Thương, Thông tin và Truyền thông phối hợp.
|
3
|
Tăng mức độ bao phủ trung
tâm thông tin tín dụng công (% người trưởng thành): Số lượng khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp lưu trữ trong kho dữ liệu của trung tâm thông tin tín dụng
công so với tỷ lệ dân số trưởng thành.
|
41,8%
|
90%
|
4
|
Tăng Mức độ bao phủ công
ty thông tin tín dụng tư (% người trưởng thành): Số lượng khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp lưu trữ trong kho dữ liệu của công ty thông tin tín dụng tư
so sánh với tỷ lệ dân số trưởng thành
|
14.8%
|
90%
|
(6)
|
Đảm bảo hiệu quả thực
thi các quy định về Bảo vệ nhà đầu tư
|
Thứ hạng: 87
|
Thứ hạng: 80
Đến 2020: 60
|
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì.
- UBND cấp huyện phối hợp.
|
(7)
|
Đơn giản hóa, điện tử
hóa thủ tục, rút ngắn thời gian Nộp thuế và bảo hiểm xã hội
|
540 giờ
Tỷ lệ thuế và BHXH/lợi
nhuận là 39,4%
|
168 giờ
|
- Cục Thuế tỉnh và Bảo hiểm
xã hội tỉnh chủ trì.
- Các Sở, ngành: Lao động
- TB&XH, Y tế, Tài chính và UBND cấp huyện phối hợp.
|
1
|
Đơn giản hóa, điện tử hóa thủ
tục, rút ngắn thời gian Nộp Bảo hiểm xã hội
|
- 189 giờ
- Tỷ lệ đóng góp BHXH/ lợi
nhuận là 24,8%
|
49 giờ
|
- Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ
trì
- Các Sở, ngành: Lao động
- TB&XH, Y tế, Tài chính và UBND cấp huyện phối hợp.
|
2
|
Đơn giản hóa, điện tử hóa thủ
tục, rút ngắn thời gian Nộp thuế (Thu nhập doanh nghiệp)
|
- 351 giờ
- Tỷ lệ thuế thu nhập DN/lợi
nhuận là 14,4%
- Tỷ lệ thuế khác/lợi nhuận
là 0,1%
|
119 giờ
|
Cục Thuế tỉnh chủ trì.
|
Đo chất lượng
|
Nâng cao chất
lượng, hiệu quả giải quyết các thủ tục sau nộp thuế (Hoàn thuế, thanh tra thuế,
khiếu nại thuế) (0-100 điểm)
|
38,9 điểm
|
90 điểm
|
Cục Thuế tỉnh chủ trì.
|
(8)
|
Đơn giản hóa, điện tử hóa
thủ tục, giảm thời gian, chi phí Giao dịch thương mại qua biên giới
|
246 giờ
|
160 giờ
|
- Cục Hải quan tỉnh chịu
trách nhiệm về thủ tục hải quan.
- Các Sở, ngành chịu trách
nhiệm về cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, gồm: Tài chính,
Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông vận tải,
Công an, Y tế, TT&TT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa -
TT&DL.
|
1
|
Rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục xuất khẩu
|
108 giờ
|
70 giờ
|
2
|
Rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục nhập khẩu
|
138 giờ
|
90 giờ
|
(9)
|
Nâng cao hiệu quả và
rút ngắn thời gian Giải quyết tranh chấp hợp đồng
|
400 ngày
|
300 ngày
|
- Tòa án nhân dân tỉnh chủ
trì.
- Sở Tư pháp, UBND cấp huyện
phối hợp.
|
(10)
|
Nâng cao tỷ lệ phục hồi
doanh nghiệp và rút ngắn thời gian Giải quyết phá sản doanh nghiệp
|
5 năm (60 tháng)
|
30 tháng
|
- Tòa án nhân dân tỉnh chủ
trì.
- Các Sở, ngành: Tư pháp,
Kế hoạch và Đầu tư và UBND cấp huyện phối hợp.
|