ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 91/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
10 tháng 4 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP “TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH
DOANH NÔNG SẢN THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG, PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG” GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Chương trình phối hợp số
01/CTPH-CP-HNDVN- HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt
Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh
doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển
bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình phối hợp số 01/CTPH-
CP-HND VN-HLHPNVN) và Công văn số 743 8/BNN-QLCL ngày 08/11/2021 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp triển khai Chương trình phối
hợp; theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
1344/TTr-SNNPTNT ngày 04/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương
trình trong giai đoạn 2024 - 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Tiếp tục phát huy các nội dung đã thực hiện hiệu
quả trong giai đoạn 2021 -2023.
2. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật
về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là cơ sở sản xuất, kinh
doanh nhỏ lẻ, hộ cá thể) tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; đấu
tranh, ngăn chặn hiệu quả việc sản xuất nông sản thực phẩm không an toàn; xóa bỏ
hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với sản xuất để bán.
3. Thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình,
quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi
giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế vì sức khỏe, quyền lợi người
tiêu dùng và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
4. Phát huy vai trò của các cấp Hội và hội viên Hội
Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động
và giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
5. Kịp thời phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên
tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, lên án
các hành vi vi phạm.
II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ TRONG
GIAI ĐOẠN 2024 - 2025
1. Các cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh
nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định,
trong đó 100% cơ sở tuân thủ theo cam kết sản xuất an toàn thực phẩm đã ký kết;
tiến tới loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với để bán.
2. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực/đặc
thù/được chứng nhận OCOP, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến/công
nghệ cao/nông nghiệp hữu cơ, mã vùng trồng/nuôi, truy xuất nguồn gốc, thiết kế,
xây dựng logo mẫu bao bì sản phẩm, chỉ dẫn địa lý/nhãn hiệu, được chứng nhận sản
phẩm chuỗi cung ứng bảo đảm an toàn thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm (thị trường
cung ứng/sàn điện tử/hội chợ, ...), theo chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo
tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
3. Ít nhất 50% các cấp Hội cập nhật ứng dụng công
nghệ thông tin, khoa học công nghệ vào tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất,
kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
III. ĐỐI TƯỢNG
1. Các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thực phẩm.
2. Các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân, Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của
pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thực phẩm chất lượng, an
toàn; phổ biến về yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước nhập khẩu nông,
lâm, thủy sản; tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người
tiêu dùng về an toàn thực phẩm.
2. Tiếp tục vận động các cơ sở sản xuất ban đầu, sơ
chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực
phẩm an toàn; không phân biệt sản xuất để ăn với để bán.
3. Vận động, hướng dẫn, tập huấn, áp dụng xây dựng,
nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế,
chế biến sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm
an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế; chuỗi giá trị nông sản thực phẩm chất
lượng, an toàn cho các sản phẩm chủ lực của địa phương theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
quốc tế. Tập huấn về kiến thức ATTP, các kỹ năng kinh doanh, marketing tiêu thụ
sản phẩm, ...cho hội viên, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Hỗ trợ kết nối các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy
sản thực phẩm an toàn với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mô hình
thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản quy mô hộ gia đình, an toàn, chất lượng
quốc tế, chủ động kết nối phát triển thị trường. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết
nối tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến
thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.
5. Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh những điển
hình tiên tiến; đấu tranh, lên án các hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thực phẩm không an toàn.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp, lồng
ghép từ các chương trình, dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh triển khai
Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN và Kế hoạch này, chịu trách
nhiệm:
a) Chủ trì, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành liên
quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung được phân công
tại Kế hoạch này; phối hợp Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển
khai, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phối hợp số
01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN và Kế hoạch này trong giai đoạn 2024 - 2025, hằng năm
báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi.
b) Phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản
xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về
mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, cung ứng
tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn cho các cấp Hội.
c) Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ
nữ tỉnh tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho
các cấp Hội; tập huấn về kiến thức ATTP, các kỹ năng kinh doanh, marketing tiêu
thụ sản phẩm, .... cho hội viên, cơ sở sản xuất, kinh doanh; kết nối với các
sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm
nông, lâm, thủy sản an toàn.
d) Vận động, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng mô hình
về sản xuất nông nghiệp sản phẩm chủ lực/đặc thù/được chứng nhận OCOP, áp dụng
quy trình quản lý chất lượng tiên tiến/công nghệ cao/nông nghiệp hữu cơ, mã
vùng trồng/nuôi, truy xuất nguồn gốc, xây dựng bao bì, chỉ dẫn địa lý/nhãn hiệu,
được chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng bảo đảm an toàn thực phẩm và tiêu thụ sản
phẩm (thị trường cung ứng/sàn điện tử, ...), theo chuỗi giá trị nông sản thực
phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
đ) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các
cơ quan truyền thông, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thông tin,
truyền thông kịp thời về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và
tình hình, kết quả triển khai Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN
và Kế hoạch này.
e) Là đơn vị đầu mối trong việc chủ trì, phối hợp với
các địa phương, các cấp Hội tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công theo
Kế hoạch này.
g) Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện
trong dự toán kinh phí của cơ quan (nghiên cứu lồng ghép với các chương trình,
dự án, kế hoạch khác), gửi Sở Tài chính thẩm tra, tham mưu trình cấp thẩm quyền
bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện.
2. Hội Nông dân tỉnh
Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện các nội dung:
a) Trên cơ sở hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam
và các nhiệm vụ Kế hoạch này, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội địa
phương tổ chức thực hiện.
b) Tổ chức tập huấn về kiến thức quy định của pháp
luật, quy định của thị trường tiêu thụ, nhập khẩu; chia sẻ kinh nghiệm về mô
hình, quy trình sản xuất, kinh doanh liên kết và tổ chức sản xuất, tiêu thụ
nông sản an toàn bằng nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo trong đó có ứng dụng
công nghệ.
c) Tuyên truyền, vận động các hội viên nông dân, cơ
sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản ký cam kết sản
xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn
với để bán, sản xuất để xuất khẩu với sản xuất để tiêu thụ nội địa.
d) Vận động, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng mô hình
nông dân làm chủ về sản xuất nông nghiệp sản phẩm chủ lực/đặc thù/được chứng nhận
OCOP, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến/công nghệ cao/nông nghiệp
hữu cơ, mã vùng trồng/nuôi, truy xuất nguồn gốc, xây dựng bao bì, chỉ dẫn địa
lý/nhãn hiệu, thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng bảo đảm an
toàn thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm (thị trường cung ứng/sàn điện tử,...), theo
chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, mang
thương hiệu Hội nông dân.
đ) Tham gia, trưng bày giới thiệu các sản phẩm
nông, lâm, thủy sản an toàn tại các Hội chợ.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp Hội
ở địa phương tổ chức triển khai Chương trình phối hợp và Kế hoạch này; biểu
dương, khen thưởng, tôn vinh những điển hình tiên tiến; đấu tranh, lên án các
hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thực
phẩm không an toàn.
3. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện các nội dung:
a) Trên cơ sở hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam và các nhiệm vụ tại Kế hoạch này, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội
địa phương tổ chức thực hiện.
b) Tổ chức tập huấn về kiến thức quy định của pháp
luật, quy định của thị trường tiêu thụ, nhập khẩu; chia sẻ kinh nghiệm về mô
hình, quy trình sản xuất, kinh doanh liên kết và tổ chức sản xuất, tiêu thụ
nông sản an toàn bằng nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo trong đó có ứng dụng
công nghệ.
c) Tuyên truyền, vận động các hội viên, cơ sở sản
xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông, lâm, thủy sản do phụ nữ tham gia
quản lý, được Hội hỗ trợ thành lập ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ
hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với để bán, sản xuất để xuất khẩu
với sản xuất để tiêu thụ nội địa.
d) Vận động, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng mô hình
hộ gia đình, phụ nữ làm chủ về sản xuất nông nghiệp sản phẩm chủ lực/đặc thù/được
chứng nhận OCOP, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến/công nghệ
cao/nông nghiệp hữu cơ, mã vùng trồng/nuôi, truy xuất nguồn gốc, xây dựng bao
bì, chỉ dẫn địa lý/nhãn hiệu, thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng
bảo đảm an toàn thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm (thị trường cung ứng/sàn điện tử,...),
theo chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế,
mang thương hiệu Hội Liên hiệp Phụ nữ.
đ) Tổ chức xúc tiến thương mại giới thiệu các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp Hội
ở địa phương tổ chức triển khai Chương trình phối hợp và Kế hoạch này; biểu
dương, khen thưởng, tôn vinh những điển hình tiên tiến; đấu tranh, lên án các
hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm nông,
lâm, thủy sản không an toàn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh
triển khai công tác thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản thực
phẩm an toàn và tình hình, kết quả triển khai Kế hoạch này.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổng hợp, Sở Tài chính thẩm tra, tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem
xét, bố trí nguồn kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách để thực hiện Kế hoạch
này theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp trong tổ chức thực hiện Kế hoạch
này; hướng dẫn chuyên môn cho cấp Hội cùng cấp; tuyên truyền Nhân dân biết và
thực hiện các nội dung của Kế hoạch; tăng cường nâng cao công tác quản lý nhà
nước đối với chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản.
b) Chủ động phối hợp với các địa phương trong và
ngoài tỉnh, tổ chức giao thương tiêu thụ sản phẩm của địa phương, tránh tình trạng
ùn ứ sản phẩm.
c) Bố trí kinh phí, tạo điều kiện để cấp Hội cùng cấp
thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
7. Các Sở: Y tế, Công Thương
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nông dân tỉnh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2024 - 2025, đề nghị các sở, ngành, các hội, đoàn thể, UBND các huyện,
thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Công Thương, NNPTNT, Thông tin và Truyền thông, Tài chính;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.ph160
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|