ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 69/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
17 tháng 4 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg
ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát
triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo tồn
và phát triển làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình năm 2023 với nội dung như sau:
I. Mục đích,
yêu cầu
1. Mục đích
- Tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế nông thôn thông qua bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển sản phẩm làng nghề, nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống là tiềm năng, thế mạnh của địa phương từ đó nâng cao đời
sống vật chất cho nhân dân.
- Duy trì, bảo tồn và phát triển
giá trị các làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn
hóa, du lịch; giữ gìn tinh hoa, văn hóa bản địa; gắn sự phát triển làng nghề,
nghề truyền thống, làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch và lễ hội, bảo
vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo động lực phát triển kinh tế
- văn hóa- xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Bảo tồn và phát triển làng
nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình mỗi xã một
sản phẩm (OCOP).
2. Yêu cầu
- Nâng cao nhận thức của các cấp,
ngành, nhân dân về tầm quan trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông
thôn.
- Tiếp tục duy trì và phát triển
làng nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng trưởng
xanh, phát triển các mô hình sản xuất tuần hoàn khép kín tiết kiệm nguyên liệu,
bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ số
trong quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề. Bảo tồn, phát
triển các làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một,
thất truyền; đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề gắn với
những nét đặc trưng văn hóa bản địa và sức mạnh du lịch trên địa bàn tỉnh. Thúc
đẩy, phát triển các sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
II. Nội
dung, nhiệm vụ trọng tâm
1. Công nhận
làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống
Tổ chức các Hội nghị thẩm định,
xét duyệt, công nhận 05 nghề truyền thống và 01 làng nghề truyền thống1.
2. Tuyên
truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống
- Thực hiện công tác truyền
thông về tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh
truyền hình, báo, đài); xây dựng ấn phẩm, clip; lồng ghép nội dung vào chương
trình hội nghị, sinh hoạt chuyên đề của các cấp, ngành.
- Tổ chức các lớp tập huấn,
tham quan học tập kinh nghiệm tại một số làng nghề tiêu biểu trên toàn quốc cho
cán bộ làm công tác quản lý và các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm
làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống theo các chương trình xúc
tiến thương mại, Chương trình OCOP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại
làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán
hàng trực tuyến; tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam; Sản phẩm Công
nghiệp, nông thôn tiêu biểu…
- Xây dựng các điểm trưng bày,
giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các trạm dừng
nghỉ ven đường quốc lộ, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại
làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống xây dựng thương hiệu, hệ
thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm;
Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho chủ thể sản xuất tại làng nghề, nghề truyền
thống, làng nghề truyền thống đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một
sản phẩm (OCOP).
3. Hỗ trợ
máy móc, thiết bị tiên tiến đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm làng nghề
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp tại làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cải thiện
điều kiện sản xuất, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu nhưng không ảnh hướng tới giá trị nghệ
thuật truyền thống và thẩm mỹ của sản phẩm.
4. Ứng dụng
chuyển đổi số trong phát triển làng nghề gắn với du lịch
- Tăng cường ứng dụng công nghệ
số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại
và phát triển du lịch làng nghề.
- Xây dựng các tuyến du lịch gắn
với làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; ứng dụng công nghệ số
trong quản lý, điều hành các tour, tuyến du lịch2.
5. Triển
khai mô hình thí điểm phát triển làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống
Lựa chọn 01-02 làng nghề tiêu
biểu để hỗ trợ đầu tư đồng bộ (cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường, không
gian truyền thống của làng nghề…) để bảo tồn, phát triển những giá trị văn
hóa làng nghề, thu hút khách du lịch tham quan và trải nghiệm.
III. Thời
gian, kinh phí thực hiện
1. Thời gian thực hiện:
Trong năm 2023.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn vốn Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới, lồng ghép trong chương trình, đề án khác có liên quan của
ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
IV. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện nội dung của Kế hoạch này; kiểm tra, đánh giá tổng hợp kết quả
thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ đề nghị xét, công nhận làng
nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.
- Phối hợp với các đơn vị liên
quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho chủ thể sản xuất tại
làng nghề, làng nghề truyền thống đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã
một sản phẩm (OCOP); Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của làng nghề; tổ
chức lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm; hỗ trợ máy móc thiết bị tiên
tiến đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm làng nghề theo các chính sách hiện
hành; tham mưu thành lập Hội đồng công nhận làng nghề, nghề truyền thống, làng
nghề truyền thống, tổ chức xét duyệt theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các cơ quan đơn vị có liên quan hướng dẫn sử dụng,
thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch
theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định có liên
quan.
3. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại,
quảng bá, giới thiệu sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống của tỉnh tại các hội chợ triển lãm và trên các kênh truyền thông.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
làng nghề.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp tại làng nghề, làng nghề truyền thống thiết kế kênh thông tin điện
tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến; hệ thống nhận diện
thương hiệu cho sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ
dẫn địa lý và hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm.
6. Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng
các tuyến du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống;
hỗ trợ trưng bày sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống
tại các điểm du lịch; tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề của tỉnh
trong các sự kiện, chương trình xúc tiến, giới thiệu du lịch trong và ngoài nước.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu lồng ghép các nguồn vốn
đầu tư thực hiện việc hỗ trợ, khuyến khích bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề
truyền thống, làng nghề truyền thống theo đúng quy định.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Tăng cường công tác phổ
biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống tới các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chương
trình, đề án, dự án (sản phẩm theo Chương trình OCOP, làng nghề, nghề truyền thống,
làng nghề truyền thống gắn với du lịch để thu hút nhiều lao động tại địa
phương) tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, nghề
truyền thống, làng nghề truyền thống.
- Quản lý việc công nhận làng
nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và tình hình thực hiện quy định
về tiêu chí công nhận làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên
địa bàn; rà soát, lập danh sách làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống.
Trên đây là Kế hoạch bảo tồn và
phát triển làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình năm 2023, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Lưu VT, VP3,5.
Bh_VP3_KH16
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Song Tùng
|
1 (Làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư; 04 nghề truyền thống của huyện Kim Sơn; 01
nghề truyền thống của huyện Nho Quan)
2 Tuyến du lịch Tam Cốc,
Bích Động, Động Thung Nham, Cố đô Hoa Lư gắn với tham quan làng nghề thêu truyền
thống Văn Lâm và các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân; Tuyến tham quan khu
du lịch Hồ Yên Thắng, sân golf Hoàng Gia với trải nghiệm nghề truyền thống gốm
cổ Bồ Bát