BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 685/KH-CHK
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 02 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
VỀ
PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG NĂM
2021
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết
số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Kế hoạch số
11/KH-BCĐ389 ngày 08/8/2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác
phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm,
thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Công văn số
9485/BGTVT-VT ngày 24/8/2018 của Bộ GTVT về quán triệt tổ chức thực hiện Kế hoạch
số 11/KH-BCĐ389; Quyết định số 07/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2021 của Bộ GTVT ban hành
Kế hoạch hành động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm
2021 của Bộ GTVT; Công văn số 968/BGTVT-VT ngày 02/02/2021 của Bộ GTVT về việc
triển khai văn bản số 35/VPTT-TH ngày 27/01/2021 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về
tiếp tục tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua
biên giới, cửa khẩu, vùng biên; Quyết định số 382/QĐ-BGTVT ngày 07/7/2017 về việc
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo
389 quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; Công văn số 1492/BGTVT-VT ngày
24/02/2021 của Bộ GTVT về triển khai văn bản số 03/BCĐ389-VPTT ngày 08/02/2021
của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu;
Công văn số 1474/BGTVT-VT ngày 21/02/2020 của Bộ GTVT về tăng cường công tác chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng phòng chống dịch
bệnh Corona (2019-nCoV) và cúm A (H5N1); Công văn số 281/BGTVT-VT ngày
02/6/2020 của Bộ GTVT về tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả, phòng chống dịch Covid-19; Quyết định số 1928/QĐ-BGTVT
ngày 13/10/2020 của Bộ GTVT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch
399/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử đến các cơ
quan, đơn vị trong ngành hàng không.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan,
các đơn vị nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa bằng đường hàng không, trong đó tập
trung vào việc kiểm tra, xử lý các hành vi buôn bán hàng giả, vận chuyển trái
phép vũ khí, ma túy, pháo nổ, tiền giả, xăng dầu, động vật hoang dã, vàng, rượu,
bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp, dược
phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, trang thiết bị vật tư y tế phục vụ chống
dịch bệnh Covid-19.... qua đường hàng không.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của
các đơn vị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không về những
nguy hại của hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với kinh tế
- xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.
2. Yêu cầu
Các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tổ chức
quán triệt, phân công quản lý có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, đôn đốc và tập
trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm
vụ được giao; xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của
cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các cán bộ, công chức viên chức, người lao động
trong ngành hàng không.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các văn
bản, các quy định của pháp luật về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả tới cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan quản lý nhà nước và
các cấp quản lý, nhân viên của các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành
các quy định trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,
không bảo kê, tiếp tay, chứa chấp hàng lậu, không tiêu dùng hàng lậu, hàng giả.
Tăng cường xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối
với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng lậu,
gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không, đặc biệt trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả thuộc phạm vi trách nhiệm.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và hiệu quả
giữa các lực lượng chức năng, các đơn vị có liên quan trong công tác chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
II. CÁC BIỆN PHÁP TRỌNG TÂM
Các cơ quan, đơn vị trong ngành xây dựng Kế hoạch của
đơn vị với các nội dung trọng tâm sau:
1. Xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng,
thường xuyên của đơn vị và của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong ngành hàng không; phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Phân công lực lượng làm công tác chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu,
phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và gắn trách nhiệm của người đứng
đầu từ cấp tổ đội trở lên; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức,
viên chức của cơ quan quản lý nhà nước, các cấp quản lý và nhân viên của các
doanh nghiệp tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm
vụ được giao. Đặc biệt là người đứng đầu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
3. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp
vụ kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại tất cả các đơn vị; không trùng lắp,
không gây phiền hà cho nhân viên khi làm việc và hành khách đi tàu bay nhưng
cũng không bỏ hở. Kịp thời kiến nghị các khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Rà soát các quy trình kiểm tra, soi chiếu
an ninh hàng không tại các cổng, cửa, đặc biệt là các lối đi nội bộ; quy trình
giám sát camera; quy trình phục vụ hàng hóa, hành lý; quy trình kiểm tra, giám
sát tàu bay tại hangar; quy trình thực hiện cung cấp xăng dầu, suất ăn; quy
trình kiểm tra an ninh tàu bay của đội ngũ tiếp viên... đảm bảo chặt chẽ không
tạo khe hở để đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm.
5. Đội ngũ cán bộ các cấp tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát ưu tiên kiểm tra đột xuất các vị trí, đối tượng có điều
kiện thực hiện hoặc tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; kết hợp
có hiệu của công tác kiểm tra, giám sát trong công tác phòng, chống mất cắp tài
sản vận chuyển bằng đường hàng không với công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả.
6. Thực hiện chặt chẽ, hiệu quả công tác phối
hợp giữa các đơn vị trong ngành hàng không với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Công an, Hải quan... trong công tác năm phương thức, thủ đoạn hoạt động của các
đối tượng, công tác kiểm tra, giám sát, cách phân biệt hàng thật-hàng giả.
7. Tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức
các quy định của pháp luật, chính sách không vận chuyển và không tiếp tay cho vận
chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc hàng hóa không rõ xuất xứ đến
các tổ chức, cá nhân liên quan.
8. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống
mất cắp tài sản trong hành lý, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không với
công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Các Cảng vụ hàng không: miền
Bắc, miền Trung, miền Nam
Triển khai thực hiện và giám sát công tác phòng, chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân có liên quan thuộc khu vực quản lý.
Yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
khu vực cảng hàng không, sân bay thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ, Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam về chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các vị trí nhạy cảm
như điểm kiểm tra an ninh hàng không; khu vực phục vụ hành lý, hàng hóa; khu vực
sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; khu vực tập kết đồ vật, dụng cụ của suất ăn phục vụ
trên tàu bay nhất là các chuyến bay quốc tế; trên tàu bay... nhằm kịp thời phát
hiện bắt giữ khi có hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa bằng đường
hàng không.
2. Tổng công ty Cảng hàng không
Việt Nam-CTCP, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đội
ngũ quản lý các cấp và nhân viên về các quy định của pháp luật đối với hành vi
thực hiện và tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Triển khai cho đội ngũ quản lý các cấp và nhân viên
làm việc trong khu vực hạn chế viết cam kết không tham gia và không tiếp tay
cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Kiểm tra, rà soát chặt chẽ quy trình kiểm tra, soi
chiếu an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay kịp thời phát hiện những
sơ hở để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh. Kiểm soát chặt chẽ người và phương
tiện, đồ vật ra, vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không,
sân bay.
Gắn trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực phụ trách.
Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của Bộ Công
an, Hải quan:
+ Tổ chức tập huấn cho lực lượng an ninh hàng không
nhận biết hàng giả, kiến thức, kỹ năng chống buôn lậu.
+ Kịp thời trao đổi thông tin, tình hình liên quan
đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn làm cơ sở cho việc
phối hợp kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn và xử lý vi phạm.
+ Kiểm tra soi chiếu đối với hàng lý, hàng hóa quốc
tế đi/đến của hành khách và tổ bay.
Kịp thời khen thưởng, biểu dương các tổ chức, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật
và quy định về chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
3. Tổng công ty Hàng không Việt
Nam-CTCP, các Hãng hàng không: VJC, PIC, HAA, VASCO, VSA, BAV, VTA
Tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức các quy
định của pháp luật, chính sách không vận chuyển và không tiếp tay cho vận chuyển
hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc hàng hóa không rõ xuất xứ đến các tổ
chức, cá nhân liên quan. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trong nội bộ
không sử dụng hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không
tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng
không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Qua đó vận
động người lao động tố giác các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Chỉ đạo Đoàn bay, Đoàn tiếp viên rà soát nội bộ,
thường xuyên kiểm soát tổ bay khi làm nhiệm vụ, quán triệt và yêu cầu tổ bay chấp
hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả trong hoạt động hàng không.
Chỉ đạo bộ phận An ninh hàng không của Hãng tập
trung phân tích, đánh giá tình hình, xác định trọng điểm về: thời gian, chuyến
bay, chặng bay, đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động để phối hợp với lực
lượng hải quan, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có biện pháp kiểm tra chặt
chẽ đối với các chuyến bay, đối tượng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh của đơn vị.
Tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng chức
năng của Bộ Công an để nắm thông tin về đối tượng, thủ đoạn buôn lậu nhằm kịp
thời bổ sung các biện pháp cụ thể trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả của đơn vị.
Thường xuyên trao đổi thông tin về cán bộ, nhân
viên, đặc biệt là tổ bay bị sa thải do vi phạm liên quan đến hành vi buôn lậu.
Kịp thời khen thưởng, biểu dương các tổ chức, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả; đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và quy định về chế độ
kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
4. Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam và các doanh nghiệp cung ứng suất ăn, xăng dầu, sửa chữa bảo dưỡng tàu bay,
hàng hóa và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác tại các cảng hàng không, sân
bay
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức cho đội ngũ quản lý các cấp và nhân viên về các quy định của pháp luật
đối với hành vi thực hiện và tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả.
Triển khai cho quản lý các cấp và nhân viên làm việc
thường xuyên trong khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay; quản lý các cấp và
nhân viên tiếp xúc trực tiếp với tàu bay không tham gia và không tiếp tay cho
hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện, đồ vật của
đơn vị mình khi ra, vào hoạt động tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay
nhằm ngăn chặn việc thực hiện và tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả. Trong đó:
+ Các đơn vị phục vụ suất ăn kiểm soát chặt chẽ người,
đồ vật dụng cụ thu hồi sau chuyến bay đặc biệt là các chuyến bay quốc tế.
+ Các đơn vị cung cấp xăng dầu hàng không kiểm soát
chặt chẽ, người, phương tiện; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành
vi vi phạm về vận chuyển nhiên liệu hàng không, hành vi chiếm đoạt, pha tạp chất
không đúng quy chuẩn vào bồn, téc chứa nhiên liệu hàng không trên đường vận
chuyển.
+ Các đơn vị bảo dưỡng tàu bay kiểm tra chặt chẽ người,
đồ vật phục vụ bảo dưỡng khi thực hiện bảo dưỡng ngoại trường; kiểm soát chặt
chẽ người, đồ vật mang lên tàu bay phục vụ bảo dưỡng nội trường và thực hiện
nghiêm túc quy định kiểm tra an ninh hàng không trước khi bàn giao tàu bay.
+ Các đơn vị phục vụ mặt đất phối hợp với lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất đối với nhân
viên bốc xếp, vệ sinh tàu bay; khu vực tập kết rác sau chuyến bay.
+ Các đơn vị phục vụ hàng hóa phối hợp với các cơ
quan chức năng của Hải quan, Quản lý thị trường tổ chức những lớp bồi dưỡng kiến
thức về hành vi buôn lậu; phân biệt hàng thật, hàng giả để ngăn ngừa từ khâu chấp
nhận vận chuyển hàng hóa. Phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
kiểm tra chặt chẽ quy định mang đồ vật vào/ra khu vực hạn chế.
Kịp thời khen thưởng, biểu dương các tổ chức, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả; đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và quy định về chế độ
kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị tại điểm 1, 2, 3, 4 Mục
III lập kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện nghiêm các nội dung được phân công
trong Kế hoạch này; xây dựng và gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của cơ quan, đơn vị về Cục HKVN trước
ngày 15 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 20 hàng tháng.
(Bản giấy báo cáo gửi theo đường bưu chính và bản
điện tử báo cáo gửi qua địa chỉ thư điện tử: avsec@caa.gov.vn).
2. Giao các Cảng vụ hàng không: miền Bắc, miền
Trung, miền Nam chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Kế hoạch này của các đơn vị; nếu có những khó khăn, vướng mắc báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam để chỉ đạo kịp thời.
3. Giao Phòng An ninh hàng không - Cục HKVN
đôn đốc, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phòng chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, báo cáo Cục trưởng Cục HKVN và Bộ Giao thông vận
tải./.
Nơi nhận:
- Bộ GTVT (để báo cáo);
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Các Phó Cục trưởng;
- Văn phòng Đảng ủy - Cục HKVN;
- Thanh tra Cục HKVN;
- Các Cảng vụ HK: miền Bắc, miền Trung, miền Nam;
- Trung tâm Y tế hàng không;
- Tổng công ty Cảng HKVN-CTCP;
- Tổng công ty HKVN-CPCP;
- Tổng công ty QLBVN;
- Cảng HKQT Vân Đồn;
- Các Hàng hàng không: VJC, PIC, HAA, VASCO, VSA, BAV, VTA;
- Các Công ty: VIAGS, HGS, SAGS, NCS, VACS, NASCO, MASCO, SASCO, VINACS,
SKYPEC, PETROLIMEX, TAPETCO, NAFSC, NCTS, SCSC, AGS, ACSV, TCS, TECS, ALS,
VAECO, SAAM, AHT, CRTC;
- Trang Thông tin điện tử Cục HKVN;
- Lưu: VT, ANHK (01) ĐHH (50).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Đinh Việt Sơn
|