Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 63/KH-OCOP 2017 thực hiện Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm Quảng Ninh

Số hiệu: 63/KH-OCOP Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 20/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH QUẢNG NINH
BAN CHỈ ĐẠO OCOP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-OCOP

Quảng Ninh, ngày 20 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM NĂM 2017

Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Chương trình OCOP), giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020.

Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2017 với chủ đề là “Phát triển sản xuất, xác định sản phẩm chủ lực OCOP tnh Quảng Ninh”, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về xây dựng nông thôn mới và cụ thể hóa Đề án Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017- 2020. Làm cơ sở cho các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2017 sát với tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

2. Yêu cầu: Các cấp, các ngành, các địa phương phải coi đây là Chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, do vậy các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần ưu tiên đưa nội dung triển khai OCOP bổ sung vào chương trình công tác trọng tâm năm 2017 của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tập trung nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, xây dựng một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu OCOP trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước và dần tng bước trên thị trường quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) - 100% đơn vị cấp huyện củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP cấp huyện, xã và hình thành bộ máy tham mưu giúp việc chuyên trách OCOP các cấp.

(2) - Về phát trin tổ chức kinh tế: Tiếp tục củng cố, nâng cấp các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã tham gia Chương trình OCOP; Phát triển mới ít nht 01 doanh nghiệp và 01 hợp tác xã tham gia chương trình OCOP.

(3) - Về phát triển sản phẩm:

- Tiếp tục củng cố các sản phẩm các sản phẩm giai đoạn 2013-2016; thẩm định và phát triển mới ít nhất 24 sản phẩm mới.

- Xác định, lựa chọn sản phẩm chlực cấp huyện, cấp tỉnh:

+ Đối với sản phẩm cấp huyện: Mỗi đơn vị cấp huyện lựa chọn 1-2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm (theo danh sách 31 sản phẩm chủ lực cấp huyện xác định trong đề án).

+ Đối với sản phẩm cấp tỉnh: Lựa chọn 03 sản phẩm gồm: Ba kích (rượu, cao...), Mực (chả mực, mực ng Cô Tô) và Ln Móng Cái (giò, chả, ruốc, khau nhục...) tập trung ưu tiên phát triển sâu theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, dần hướng ti thị trường quốc tế. Xây dựng sản phẩm chả mực Hạ Long trở thành sản phẩm thương hiệu quốc gia.

- Đánh giá và công nhận/chng nhận ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh (có thể xuất khẩu).

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2017

1. Tuyên truyền, khi động Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020

- Hoàn thiện văn kiện và phê duyệt Đề án OCOP Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020. Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án giai đoạn 2017- 2020 đến cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến 186 xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp, hợp tác xã

- Cấp huyện tổ chức quán triệt nội dung Đề án đến toàn thể cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, thôn, bản, thực hiện trong tháng 7/2017.

- Tuyên truyền thường xuyên về Đề án OCOP tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng (kể cả trên hệ thống loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn).

2. Củng cố hệ thống tổ chức OCOP giai đoạn 2017- 2020

- Đối với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Thành lập 03 tiểu ban giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về một số lĩnh vực chuyên môn sâu, do thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng tiểu ban gồm: (1) Tiểu ban phát triển sản phẩm và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; (2) Tiểu ban Xúc tiến Thương mại; (3) Tiu ban Đào tạo và Truyền thông; thời gian hoàn thành trong tháng 7/2017.

- Đối với cấp huyện: Kiện toàn Ban điều hành Chương trình theo hướng chuyên nghiệp, chuyên trách gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; bố trí từ 1- 2 cán bộ, công chức (trong tổng biên chế được giao) chuyên trách tham mưu, giúp việc thực hiện chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã gắn với theo dõi chương trình nông thôn mới; phân công lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm chương trình OCOP; hàng tháng tổ chức kiểm điểm tiến độ thực hiện các công việc đkịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương có thể thành lập các tnghiệp vụ giúp việc chuyên môn cho Ban điều hành cấp huyện; thời gian hoàn thành trong tháng 8/2017

3. Rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý phục vụ Chương trình.

- Rà soát các văn bản chính sách hiện hành thuộc các lĩnh vực: Nông - lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại để áp dụng vào Chương trình OCOP. Nghiên cứu xây dựng chính sách riêng để ưu tiên phát triển, hoàn thiện các nhóm sản phẩm OCOP chủ lực của Tỉnh.

- Hoàn thiện chu trình chuẩn OCOP và quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh đảm bảo theo đúng quy định.

- Rà soát, quy hoạch các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động của các Trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

- Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý Chương trình OCOP gắn với quản lý sản phẩm trên Hệ thống tem điện tử thông minh (Tem điện tử thông minh sử dụng mã Qr-code; ng dụng SmartLife trên smartphone; Phần mềm quản lý sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...) đảm bảo công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

4. Tăng cường tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp, HTX, cũng như hệ thống cán bộ quản lý thực hiện chương trình của các cấp.

5. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã, thợp tác thực hiện nghiêm túc đảm bảo theo đúng chu trình OCOP thường niên;

6. Phát triển tổ chức sản xuất: Tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, tsản xuất, hợp tác xã theo hướng nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thng tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên/cđông, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đủ các điều kiện đ chuyn đi loại hình hoạt động thành doanh nghiệp.

7. Phát triển sản phẩm: Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu. Các hoạt động bao gồm: Phát triển ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá trị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường.

Tổ chức tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm của các đơn vị tham gia chương trình OCOP như: xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì, quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung về phát triển sản phẩm theo chuỗi...

Thực hiện tốt công tác đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2017 từ cấp huyện đến cấp tỉnh trong tháng 8/2017.

8. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP và hợp tác quốc tế về OCOP

- Tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ V năm 2017, mời các đối tác OCOP quốc tế (OVOP Nhật Bản, OTOP Thái Lan, Trung Quốc, Israel, Lào,...) tham gia hội chợ OCOP dịp 2/9 tại Quảng Ninh.

- Tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại bán hàng OCOP, tập trung vào các dịp lễ hội của tỉnh, của Quốc gia; phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trên địa bàn; thường xuyên tổ chức hoạt động “Tuần bán hàng OCOP” tại BigC Quảng Ninh, ...

- Tăng cường kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.

- Tổ chức đoàn công tác của tỉnh học tập Chương trình OTOP của Chính phủ Thái Lan (ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP). Dự kiến tổ chức trong tháng 9/2017.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Xây dựng nông thôn mới Tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan điều phối và triển khai toàn diện các nội dung Kế hoạch OCOP năm 2017. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung, chương trình Đề án OCOP theo Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập 03 tiểu ban giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về một số lĩnh vực chuyên môn sâu. Đề xuất báo cáo UBND về chủ trương triển khai một số dự án: (i) Xây dựng hệ thng phn mm quản lý Chương trình OCOP gắn với quản lý sản phẩm trên Hệ thống tem điện tử thông minh (Tem điện tử thông minh sử dụng mã Qr-code; Ứng dụng SmartLife trên smartphone; Phần mềm quản lý sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...) đảm bảo công tác truy xuất nguồn gc sản phẩm, cũng như bảo mật chng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, (ii) Dự án Thung lũng Dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử giai đoạn 2017-2020. Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2017.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp, HTX, cũng như hệ thống cán bộ quản lý thực hiện chương trình; thời gian hoàn thành trong tháng 8/2017.

- Rà soát hoàn thiện chu trình chuẩn OCOP và quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh đảm bảo theo đúng quy định; Rà soát lại các cơ chế chính sách hiện hành, đtham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung (hoặc ban hành mới cơ chế, chính sách riêng) cho chương trình nhm thúc đẩy sự đầu tư từ các nguồn lực xã hội cho phát triển các sản phẩm cấp tỉnh và quốc gia; thời gian hoàn thành trong tháng 9/2017.

- Hướng dẫn các địa phương, tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm, nhóm sản phẩm và triển khai cuộc thi sản phẩm OCOP cấp tỉnh đảm bảo theo kế hoạch đề ra, tổ chức vinh danh các sản phẩm đạt giải vào dịp hội chợ OCOP lần thứ V, diễn ra vào đầu tháng 9/2017.

- Chun bị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cho năm 2018, trong đó đặc biệt lưu ý đến lộ trình xây dựng các sản phẩm cấp tỉnh, cấp quốc gia; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 9/2017.

- Hướng dẫn các địa phương xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế của địa phương; tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý Chương trình cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện, kinh phí thực hiện nội dung này do các địa phương bố trí trong chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng bộ tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm chủ lực OCOP Quảng Ninh; hoàn thành trong tháng 10/2017

- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện nghiêm túc đảm bảo theo đúng chu trình OCOP thường niên;

- Kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung công việc nêu tại Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp tiến độ, kết quả và tham mưu xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả Chương trình OCOP năm 2017.

2- Sở Khoa học và Công nghệ.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị sản xuất sử dụng các mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo đúng quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm mẫu mã bao bì, kiu dáng công nghiệp và cht lượng sản phẩm theo quy định.

- Chủ động phối hợp với các địa phương hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị sản xuất về ứng dụng KHCN, đổi mới dây chuyền công nghệ trong chế biến bảo quản các sản phẩm, trên cơ sở đó kết nối, đặt hàng với các nhà khoa học giải quyết những vn đ phát sinh trong sản xuất.

3- Sở Công Thương.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và UBND các địa phương xây dựng quy chế quản lý hoạt động của các Trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh; thời gian hoàn thành trong tháng 9/2017

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

- Chủ trì chuẩn bị tổ các điều kiện tổ chức thành công Hội chợ OCOP - Quảng Ninh ln thứ V năm 2017, theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Chủ trì thực hiện có hiệu quả tuần lễ OCOP tại Trung tâm thương mại Bigci Hạ Long, theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến bán sản phẩm OCOP tại các kỳ hội chợ thường niên trong và ngoài tỉnh; liên kết chặt chẽ với các dự án du lịch lớn trên địa bàn như SunGroup, Vingroup, cùng như thị trường đô thị lớn trong nước đtiêu thụ sản phẩm OCOP.

4- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và giúp đỡ các địa phương thực hiện các chính sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp của Tỉnh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện;

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân về quy trình sản xuất an toàn, về các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của người sản xuất trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất ra an toàn theo VietGAP, rau hữu cơ...Thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện sản xuất và an toàn thực phẩm đối với nhóm thực phẩm; phối hợp kiểm tra giám sát điều kiện sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn đối với các vùng sản xuất tập trung, các chợ trung tâm trên địa bàn Tỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

5- Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương và các cơ quan có liên quan hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hp chuẩn, hp quy sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

6- Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới, Liên minh HTX Tỉnh xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo, tập hun nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý của các tổ chức kinh tế và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia sản xuất các sản phẩm OCOP, kinh phí từ chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

7- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tham mưu bố trí kế hoạch vốn chương trình nông thôn mới hàng năm cho chương trình OCOP; thẩm định các dự án đầu tư và thực hiện việc quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể (HTX, Thợp tác) tham gia chương trình OCOP.

8- Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định dự toán kinh phí của đề án (đối với phần có tính chất sự nghiệp), hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình OCOP.

9- Sở Du lịch: Có trách nhiệm chủ trì phối hợp Ban xây dựng nông thôn mới và UBND các địa phương cung cấp thông tin và chỉ đạo các đơn vị l hành btrí khách du lịch đến các điểm, trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của địa phương.

10- Liên minh HTX Tỉnh: Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc thành lập các HTX và các nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý cho thành viên Hội đồng quản trị, ban giám đốc HTX.

11- Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Quảng Ninh: Tiếp tục duy trì chuyên mục mi xã, phưng một sản phẩm trên các loại hình truyền thông của Tỉnh, phản ánh kịp thời những cách làm hay và không khí triển khai thực hiện Đề án tại cơ sở.

12. Các sở, ngành, đơn vị khác là thành viên Ban Chỉ đạo.

- Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2020 và Quyết định số 56/QĐ-BCĐ ngày 03/7/2017 của Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017- 2020.

- Chủ động bám sát cơ sở kiểm tra, nm tình hình, hướng dẫn hỗ trợ cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Chương trình OCOP đã phân công theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; kịp thời tham mưu, đề xuất với Ban chỉ đạo và UBND tỉnh về những vấn đề vướng mắc vượt thẩm quyền. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (qua Ban Xây dựng NTM tỉnh) để tổng hợp.

13- Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể Tỉnh: Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành của tỉnh trong việc giám sát, tuyên truyền và vận động nông dân tích cực tham gia Chương trình sản xuất theo quy trình kỹ thuật, cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo sạch, an toàn; kịp thời thông tin đến các cơ quan chức năng những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về sản xuất sản phẩm không an toàn đxử lý theo quy định của pháp luật.

14- Công ty Dược khoa (DKPharma) - đơn vị tư vấn Đề án OCOP Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020:

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện tt các nội dung và giải pháp theo Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020 đã được phê duyệt; đồng thời giúp đỡ các địa phương trong công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ các cấp về nghiệp vụ quản lý Chương trình, cho các đối tượng cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất về nghiệp vụ quản trị, sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả, bn vững.

- Phối hợp với Ban Xây dựng Nông thôn mới rà soát, tham mưu đề xuất xây dựng Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP; quy chế quản lý tem nhãn mác, chất lượng sản phẩm; rà soát quy hoạch các trung tâm, các điểm quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP...

- Phối hợp với Ban Xây dựng Nông thôn mới xây dựng và hoàn thành chnh các dự án khai thác thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn trình UBND tỉnh phê duyệt.

15. UBND các địa phương.

- Khn trương tổ chức rà soát, đánh giá kết thực hiện Đề án giai đoạn 1 (2013-2016) và xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm 2017 triển khai Đán giai đoạn 2 (2017-2020); xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm (mỗi địa phương lựa chọn từ 1-2 sản phẩm, nhóm sản phẩm) có lợi thế của địa phương để tập trung chỉ đạo mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm...đảm bảo thị hiếu và nhu cầu của thị trường; thời gian hoàn thành trong tháng 9/2017

- Kiện toàn lại Ban điều hành Chương trình theo hướng chuyên nghiệp, chuyên trách gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; bố trí từ 1-2 cán bộ, công chức (trong tng biên chế được giao) chuyên trách tham mưu, giúp việc thực hiện chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã và phân công lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm chương trình OCOP; hàng tháng tổ chức kim điểm tiến độ thực hiện các công việc để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ nhng khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; thời gian hoàn thành trong tháng 7/2017.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2017 cấp huyện đảm bảo tiến độ (hoàn thành trước ngày 28/7/2017), theo kế hoạch số 54/KH-OCOP ngày 27/6/2017 của Ban Chỉ đạo OCOP Quảng Ninh.

- Rà soát lại các thủ tục hành chính và loại bỏ các thủ tục không còn phù hợp, có các cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư cho mở rộng, phát triển sản xuất, dịch vụ (các điểm giới thiệu sản phẩm, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến, bảo quản nâng cao sản lượng, chất lượng) cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn; thời gian hoàn thành trong tháng 8/2017.

- Chủ động bố trí nguồn kinh phí ngân sách của địa phương hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nhãn hiệu OCOP gắn trên các sản phẩm tham gia Chương trình.

- Chỉ đạo, tuyên truyền và hỗ trợ các đơn vị sản xuất trên địa bàn cung cấp các sản phẩm của địa phương mình đến tất cả các trung tâm, đim giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn Tỉnh để trưng bày, bán và giới thiệu quảng bá sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất n định và phát triển.

- Chủ động btrí quỹ đất đkêu gọi các nhà đầu tư lớn, đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.

- Tổ chức quán triệt tới các phòng, ban, đơn vị, tổ chức và người dân về nội dung Chương trình OCOP giai đoạn 2017- 2020; tổ chức thường xuyên các hoạt động truyền thông về chương trình OCOP (về lợi ích, nguyên tắc, chu trình, các bước triển khai).

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chu trình OCOP thường niên từ bước nhận ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm, thẩm định, hỗ trợ thành lập các tổ chức kinh tế, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn.

- Hoàn thiện đầu tư xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP; Xây dựng và thống nhất cơ chế hoạt động của các trung tâm; vận hành các điểm giới thiệu và phân phối sản phẩm có hiệu quả.

- Mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng từ 1 - 2 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện, mỗi dự án tạo ra ít nhất 2 sản phẩm, thực hiện ngay trong năm 2017.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (qua Ban Xây dựng NTM tỉnh) để tổng hợp chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh (B/c);
- BCĐ OCOP tỉnh;
- MTT
Q và các Đoàn thể Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- V0, V5, NLN2, 3, TM
1;
- Lưu VP, NLN1 (25
b-KH17)

TRƯỞNG BAN




Đặng Huy Hậu
(Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 63/KH-OCOP thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm ngày 20/07/2017 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.892

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.91.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!