ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 60/KH-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 04 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU KINH TẾ GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THANH HÓA ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Ngày 05 tháng 12 năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4292/QĐ-UBND phê duyệt
Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ
đã đề ra trong Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi
mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt,
nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp
chiều rộng và chiều sâu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2020 có sản phẩm, lĩnh vực sản
xuất đạt trình độ quốc gia và khu vực; phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Thanh
Hóa thành tỉnh có nền công nghiệp, dịch vụ hiện đại với tốc độ đô thị hóa cao và
trở thành một trong những tỉnh có nền kinh tế nằm trong
tốp đầu cả nước.
2. Phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành thực hiện trên các lĩnh vực và xác định
rõ thời gian hoàn thành; làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá
tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
3. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền
sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này đến các cấp, các ngành, cộng
đồng doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng,
tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ
sung, xây dựng mới các quy hoạch, cơ chế chính sách, đảm bảo phù hợp với định
hướng tái cơ cấu kinh tế của tỉnh
1.1. Về quy hoạch
a) Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Hoàn thành báo cáo điều chỉnh Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt trong quý 2/2015.
- Chủ trì lập Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, báo
cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015. Rà soát, lập báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2016.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định danh mục các quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu phải rà soát, điều chỉnh và
xây dựng mới trong giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015.
b) Sở Xây dựng chủ trì lập điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong năm 2018.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì lập báo cáo điều chỉnh, Quy hoạch phát triển
3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2026, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong quý 4/2015. Lập Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2016.
d) Sở Công thương chủ trì lập Quy
hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong quý 4/2015. Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo UBND
tỉnh trong quý 2/2016.
e) Sở Giao thông Vận tải chủ trì, lập
báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh
trong quý 4/2016.
g) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
chủ trì lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung mở rộng Khu
kinh tế Nghi Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong
quý 3/2015.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chủ trì lập báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015.
i) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, báo
cáo UBND tỉnh trong quý 1/2016.
k) Các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức rà soát,
điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành,
lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và các quan điểm, định hướng, mục tiêu của Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.
1.2. Về cơ chế,
chính sách
a) Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, tham mưu xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức
đối tác công tư (BT, BOT, BTO, BTL, BLT...), báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015.
b) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
chủ trì, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu hạ
tầng các khu công nghiệp, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2016.
c) Sở Công thương chủ trì, tham mưu
sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh
trong quý 1/2016.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái
cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; cơ chế, chính sách khuyến khích xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND
tỉnh trong quý 2/2015.
e) Sở Giao thông Vận tải chủ trì,
tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải,
báo cáo UBND tỉnh trong năm 2016.
g) Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ bưu
chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo cáo UBND tỉnh trong năm 2016.
h) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát các cơ
chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đã ban hành đang còn
hiệu lực thi hành và sẽ hết hiệu lực thi hành đến năm 2015; đề xuất bãi bỏ hoặc
sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách không còn phù hợp
với tình hình thực tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý 3/2015.
i) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khoa học và công nghệ; cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất; cơ chế, chính sách đào tạo, sử dụng, thu
hút, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, báo cáo UBND tỉnh
trong quý 4/2015.
2. Thực hiện nhiệm vụ tái cơ
cấu các ngành, lĩnh vực
2.1. Về nông,
lâm, thủy sản
Sở Nông nghiệp
và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương:
- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh trong quý
2/2015.
- Xây dựng Chương trình phát triển
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh
trong quý 3/2015.
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi 32
nghìn ha đất lúa năng suất thấp sang trồng cỏ, thức ăn gia súc, ngô và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn, báo cáo
UBND tỉnh trong quý 2/2016.
- Xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2016.
- Rà soát, điều tra xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang tạm giao
cho UBND xã quản lý để giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
thôn, ban quản lý, sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, báo cáo UBND tỉnh trong
quý 4/2016.
- Xây dựng Đề án bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND
tỉnh trong quý 1/2016.
2.2. Về công
nghiệp - xây dựng
a) Sở Công thương chủ trì, phối hợp
với các ngành, đơn vị liên quan:
- Xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành
công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo
UBND tỉnh trong quý 4/2015.
- Cung cấp thông tin, tạo điều kiện
hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ, sử dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, thay thế dàn công nghệ cũ, lạc hậu. Thường xuyên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp
có quy mô lớn, gồm: Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thép Nghi Sơn, nhiệt điện Nghi Sơn 2, thủy điện Bá Thước I,
Trung Sơn, Hồi Xuân, các Nhà máy ferocrom.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp cải tạo, nâng cấp công nghệ sản xuất nhằm đẩy mạnh phát triển các
sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao như: xi măng, gạch xây, bia, sữa, súc sản,
thủy sản, điện sản xuất, sản phẩm gỗ…; mở rộng quy mô sản
xuất các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động khu vực nông thôn như: may
mặc, da giày. Định hướng cho doanh nghiệp duy trì quy mô
hiện có, tạo điều kiện hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm như: thuốc lá bao, đá khai thác, đá ốp lát xây dựng, quặng secpentine.
- Đề xuất giải pháp phát triển các
cụm công nghiệp theo quy hoạch; hướng dẫn thực hiện tốt công tác khuyến công
nhằm khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, làng nghề mới
trên địa bàn tỉnh.
b) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thường xuyên tháo gỡ khó
khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện,
sớm hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu trong khu
công nghiệp, khu kinh tế (nhất là các công trình giao thông, cấp thoát nước,
cấp điện, xử lý nước thải) để đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
c) Sở Xây dựng
chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Triển khai thực hiện các biện pháp
hỗ trợ nhằm tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp mạnh
trong ngành xây dựng với trang thiết bị tiên tiến, tiếp cận
và từng bước làm chủ công nghệ hiện đại trong thi công, đảm bảo thực hiện được các dự án quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
- Tăng cường vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển mạnh mẽ thị trường bất động sản, trước hết là thị trường nhà ở xã hội, văn phòng cho thuê, các cao ốc hiện đại.
- Xây dựng Đề án
phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020 đảm bảo mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 35% trở lên, báo cáo
UBND tỉnh trong quý 3/2016.
d) Các cấp, các ngành theo chức năng,
nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh thu hút đầu tư; khuyến khích
mở rộng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, như: dầu mỏ
tinh chế (xăng, dầu và các sản phẩm sau dầu), ngành sản xuất điện năng (nhiệt
điện, thủy điện), sản xuất ô tô, kim loại, sản xuất thiết bị điện; linh kiện và
thiết bị điện tử. Tăng cường các hoạt động, xúc tiến đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm sau lọc hóa dầu, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, cao su, plastic; cơ
khí, thiết bị điện; linh kiện và thiết bị điện tử, tin
học, phần mềm tin học...
e) UBND các
huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn; khuyến khích phát triển
tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, chú trọng phát triển các ngành nghề mà địa phương mình có tiềm năng, lợi thế,
có thương hiệu và thị trường tiêu thụ; tiếp tục du nhập, nhân cấy thêm nghề mới
để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
2.3. Về dịch vụ
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu và
phát triển ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm
2025, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2015.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tăng cường thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ du
lịch; thu hút có chọn lọc các công ty lữ hành có danh tiếng thiết lập hiện diện
thương mại trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Chương trình phát triển du lịch đến năm
2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý
2/2015; xây dựng Đề án phát triển một số sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2016; tham mưu lập Đề án nâng cao chất lượng và phát
triển thương hiệu du lịch trên địa bàn TX. Sầm Sơn gắn với
huyền thoại Thần Độc Cước, Hòn Trống
Mái, Chùa Cô Tiên.
c) Sở Giao thông Vận tải tăng cường
thực hiện các giải pháp phát triển đa dạng các loại hình vận tải; khuyến khích,
tạo điều kiện cho các hãng vận tải biển lớn thiết lập trụ sở, chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng Đề án phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015; xây dựng Đề án phát
triển dịch vụ logistics đến năm 2025, định hướng đến năm
2030, báo cáo UBND tỉnh trong năm 2017; thu hút các doanh nghiệp logistics có thương hiệu nước ngoài đầu tư vào tỉnh.
d) Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, tham mưu xây dựng Đề án phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung (phần
mềm, nội dung số) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo
UBND tỉnh trong quý 3/2015; xây dựng Đề án phát triển một
số sản phẩm công nghệ thông tin mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến
năm 2025, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2016. Khuyến khích phát triển nhanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin với công nghệ hiện
đại, chất lượng cao; mở rộng phủ sóng mạng thông tin di động 3G, internet băng
thông rộng đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
e) Sở Công thương đẩy mạnh thực hiện
các giải pháp khuyến khích phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại
tại TP. Thanh Hóa, Khu kinh tế Nghi Sơn, các thị xã, đô
thị Ngọc Lặc; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập
đoàn bán lẻ đa quốc gia vào tỉnh.
3. Tái cơ cấu vùng
3.1. Đối với vùng đồng bằng
a) Sở Công thương chủ trì, phối hợp
với các ngành, đơn vị liên quan:
- Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh
phát triển ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xi măng, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may,
giày da, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.
- Ưu tiên thu hút và tạo điều kiện
phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao như; công nghệ sinh
học phục vụ nông nghiệp và y tế; công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện
tử; công nghệ tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ vật liệu mới, năng
lượng mới; công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ
phần mềm tin học; công nghệ phục vụ hóa dầu.
b) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp: Bỉm Sơn, Đình
Hương - Tây Bắc Ga, Lễ Môn, Hoàng Long, Lam Sơn - Sao Vàng để đẩy mạnh thu hút
đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy,
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, thực hiện các biện pháp để tiếp tục phát triển vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn tập
trung; vùng chăn nuôi bò sữa tập trung.
3.2. Đối với vùng ven biển
a) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
chủ trì xây dựng Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi
Sơn, các khu công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015.
b) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đẩy
mạnh phát triển ngành công nghiệp có lợi thế như: lọc hóa dầu và
sau lọc hóa dầu, công nghiệp xi măng, nhiệt điện, luyện thép, ferocrom, công
nghiệp chế biến thủy, hải sản.
c) Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh nuôi
trồng thủy sản nước mặn, lợ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo thực hiện có
hiệu quả Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đặc biệt là chính sách hỗ trợ
ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu công suất lớn để khai thác
xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần.
3.3. Đối với vùng
miền núi
a) Ban Dân tộc chủ trì, tham mưu xây
dựng chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền
núi đến năm 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2015.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, tham mưu xây dựng Đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015.
Xây dựng Đề án phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn đến năm 2020, báo cáo UBND
tỉnh trong quý 2/2016.
c) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
chủ trì, tham mưu xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo, báo cáo
UBND tỉnh trong năm 2018.
d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang, huyện
Lang Chánh. Xây dựng Đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Như
Thanh; tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm
Thủy và tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, báo cáo UBND
tỉnh trong quý 4/2016.
e) Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển tre
luồng Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND
trong quý 3/2015.
4. Tái cơ cấu đầu tư
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh
mục các dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh đến năm 2020, báo
cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015.
- Rà soát, đề nghị UBND tỉnh cho dừng
đầu tư, tạm dừng đến điểm dừng kỹ thuật đối với các dự án chưa thực sự cấp
bách, kém hiệu quả, không có khả năng cân đối vốn.
- Đề xuất với
UBND tỉnh định hướng ưu tiên đầu tư các chương trình, dự
án sử dụng vốn nhà nước; các nguyên
tắc phân bổ, bố trí vốn đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.
- Xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung
hạn 5 năm 2016 - 2020 theo đúng tinh thần Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tranh
thủ nguồn vốn các chương trình, dự án Trung ương hỗ trợ có mục tiêu trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.
b) Sở Tài chính
chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt để triển khai
thực hiện; tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử
dụng các nguồn vốn có tính chất ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Xây dựng Đề án thành lập Quỹ đầu tư
phát triển tỉnh Thanh Hóa, hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt trong quý
3/2015.
c) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương
mại và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các đơn vị liên
quan:
- Rà soát, bổ sung danh mục các dự án
lớn, quan trọng làm cơ cơ sở để vận động, xúc tiến đầu tư; xây dựng Chương
trình vận động, xúc tiến đầu tư theo hướng cụ thể, tập trung vào các doanh
nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, các nước có nhiều tiềm năng
như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước trong khối ASEAN.
- Xây dựng Kế hoạch hành động tiếp
tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình hành động cải thiện chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015.
d) Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu thành
lập các Ban quản lý dự án xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo
quy định của Luật Xây dựng, báo cáo UBND tỉnh trong quý
3/2015.
e) Thanh tra tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra việc quản lý, sử dụng các
nguồn vốn NSNN; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong sử dụng vốn đầu tư từ NSNN, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
g) UBND các huyện, thị xã, thành phố
tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy và Chưong trình
hành động của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi
thường GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư đúng tiến độ.
5. Về phát triển doanh nghiệp
và đội ngũ doanh nhân
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, giảm tối đa thời gian và chi phí cho
các tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết công việc. Tiếp tục thực hiện
tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ doanh nhân.
- Hoàn chỉnh Đề án phát triển doanh
nghiệp và đội ngũ doanh nhân đến năm 2020, báo cáo tỉnh trong quý 1/2016.
b) Sở Tài chính xây dựng phương án
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 -
2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của các Công ty TNHH
một thành viên Lam Sơn, Sông Âm, Yên Mỹ sang hoạt động theo mô hình các Công ty
TNHH nhiều thành viên, báo cáo UBND tỉnh trong quý 4/2016.
d) Sở Nội vụ rà soát, kiện toàn tổ
chức nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các
hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng trên địa bàn tỉnh.
6. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển và tái cơ cấu kinh tế
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh
báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng Chương trình đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề
đến năm 2020 cho phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp, báo cáo UBND tỉnh trong quý 2/2016; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh
mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và phổ thông trên
địa bàn tỉnh nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên hiện có.
- Xây dựng Kế hoạch hành động thực
hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, báo cáo UBND tỉnh trong quý
2/2015.
- Chủ động đấu mối với Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thành lập các
phân hiệu đại học tại Thanh Hóa trên cơ sở tách khoa nông
lâm thuộc Trường Đại học Hồng Đức để sáp nhập vào Trường Cao đẳng Nông lâm
Thanh Hóa; đồng thời, đấu mối với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
c) Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề, báo
cáo UBND tỉnh trong quý 4/2015.
- Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và các cơ
sở đào tạo hợp tác, hỗ trợ nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ
năng cho lao động.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị
trường lao động, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động; rà soát, kiện
toàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm; nâng quy mô, tần suất tổ chức Sàn giao dịch việc
làm, tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao
động tiếp cận thông tin, tìm kiếm cơ hội việc làm.
d) Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn
chủ trì, xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Khu kinh
tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, báo cáo UBND tỉnh trong quý 1/2016.
e) Trường Đại học Hồng Đức, Trường
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Y tế
Thanh Hóa, các cơ sở đào tạo nghề công lập theo chức năng,
nhiệm vụ của mình, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo; nghiên
cứu, thực hiện tuyển sinh theo cơ cấu ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu
xã hội và định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đảm bảo
đủ tỷ lệ tiến sỹ theo quy định.
7. Phát triển khoa học và công
nghệ
a) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì,
phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:
- Hoàn thành báo cáo Quy hoạch phát
triển các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015.
- Xây dựng Đề án phát triển khoa học
và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo
UBND tỉnh trong quý 3/2016.
- Xây dựng Đề án xây dựng và phát triển Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Thanh Hóa thành sàn giao dịch trung
tâm của vùng Bắc Trung Bộ; Đề án phát triển một số sản phẩm thành thương hiệu
mạnh, báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015. Xây dựng Đề án nâng cao năng suất,
chất lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo UBND
tỉnh trong quý 3/2016.
- Xây dựng chương trình trọng điểm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới,
triển khai ứng dụng các quy trình công nghệ mới; xây dựng chương trình hợp tác
quốc tế về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để tổ chức triển khai thực
hiện, báo cáo UBND tỉnh trong quý
4/2015; xây dựng Chương trình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ
tỉnh Thanh Hóa, báo cáo UBND tỉnh trong năm 2017.
b) Trường Đại học Hồng Đức, Trường
Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng nghề công
nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, Trung tâm thông tin ứng
dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, mỗi đơn vị đầu tư đồng bộ một phòng thí
nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN.
8. Bảo vệ môi trường, sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với với các ngành, đơn vị liên quan:
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng lộ trình xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
báo cáo UBND tỉnh trong quý 3/2015. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực môi trường, thu gom, xử lý và tái chế chất thải.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định về
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thực hiện nhân rộng việc đấu giá khai
thác các mỏ khoáng sản. Xây dựng lộ trình hạn chế, tiến
tới chấm dứt khai thác đá xuất khẩu, đá ốp lát ở những nơi gây ô nhiễm môi
trường, sử dụng lãng phí tài nguyên, báo cáo UBND tỉnh trong
quý 4/2015.
- Đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ,
lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện của các dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê
đất để sản xuất kinh doanh; kiên quyết thu hồi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền
thu hồi đất đối với những dự án không triển khai thực hiện, triển khai chậm
hoặc sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả.
- Trên cơ sở điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của tỉnh được Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo, hướng dẫn các
huyện, thị xã, thành phố lập điều chỉnh
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
b) Sở Công thương chủ trì, rà soát
quy hoạch các dự án thủy điện trên hệ
thống sông; đề xuất biện pháp xử lý đối với các dự án
không hiệu quả, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, điều hành tưới
tiêu, hoặc gây mất an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân, báo cáo UBND tỉnh
trong quý 4/2015.
c) Các sở, ban, ngành và UBND các
huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong quá trình
xây dựng, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, chương trình, dự án phục vụ tái
cơ cấu và phát triển các ngành kinh tế, cần đặc biệt coi trọng nội dung bảo vệ môi trường.
9. Cải cách hành chính, nâng
cao chất lượng quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành
a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
các ngành, đơn vị liên quan:
- Xây dựng Kế hoạch cải cách hành
chính của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Đề án vị trí việc
làm trong các cơ quan hành chính nhà nước và xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, báo cáo UBND tỉnh trong quý
3/2015.
- Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn
lại Ban Chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô
hình tăng trưởng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh trong
quý 2/2015.
b) Các sở, ban,
ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ và người đứng đầu của đơn vị mình, trình UBND tỉnh phê
duyệt.
- Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa
hồ sơ, thủ tục và mẫu hóa tối đa các hồ sơ, giấy tờ, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo thuận lợi và giảm chi
phí cho tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết công việc.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao
trong Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và
phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra
đôn đốc thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp với các cơ
quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với những công việc đã có chương trình,
đề án, dự án hoặc không cần xây dựng các chương trình, đề án, dự án thì phải tổ
chức thực hiện ngay. Định kỳ 6 tháng 1 lần, báo cáo tình
hình thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Giám đốc các sở, Trưởng các ban,
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp, tham gia xây dựng các chương trình, đề án, dự án do
các cơ quan khác chủ trì nhưng có các nội dung liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, địa phương mình nhằm nâng cao
chất lượng và tính khả thi của các chương trình, đề án, dự án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
đầu mối tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành và
UBND cấp huyện trong việc thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp tình hình, báo cáo
UBND tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh phân công một
đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo tổ chức
thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- TTr Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP Đoàn
ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH (02).
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
|