ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5330/KH-UBND
|
Quảng Trị, ngày 18 tháng 11 năm 2019
|
KẾ
HOẠCH
TỔ
CHỨC ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG VÀ CÔNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP TỈNH QUẢNG TRỊ
Thực hiện Quyết định số 1048/QĐ-TTg
ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí về đánh giá, phân
hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và Kế hoạch số 4565/KH-UBND ngày
17/10/2018 về việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2018 - 2020. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng
và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Khuyến khích các tổ chức kinh tế
(Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh...) tham gia
chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm đảm bảo
các quy định tại Bộ tiêu chí về đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi
xã một sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng
Chính phủ. Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tham gia
Chương trình đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Thông qua đánh giá, phân hạng và
công nhận sản phẩm OCOP sẽ khuyến khích, tạo động lực cho các tổ chức kinh tế
khắc phục các tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm. Khích
lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh, xây dựng ý
tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần triển
khai thành công Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Trị, giai đoạn
2018- 2020 và làm tiền đề cho việc xây dựng Đề án Chương trình Mỗi xã một sản
phẩm giai đoạn 2021 -2030.
2. Yêu cầu
- UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ
chức đánh giá tất cả các sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một
sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm được đánh giá đạt điểm 3 sao trở lên được tham
gia đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm ở cấp tỉnh.
- Các Sở, ngành liên quan cử cán bộ
lãnh đạo tham gia Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh đúng thành phần và thời
gian để thực hiện việc đánh giá đạt kết quả tốt; cử cán bộ của Tổ giúp việc
Chương trình OCOP tham gia hỗ trợ công tác hồ sơ cho Hội đồng đánh giá, phân
hạng cấp tỉnh.
- Việc đánh giá, phân hạng và công
nhận sản phẩm OCOP yêu cầu tổ chức chặt chẽ, khách quan, đúng quy định.
- Thông qua đánh giá, phân hạng và
công nhận các sản phẩm, tuyên truyền đến các địa phương, cộng đồng nhằm khích
lệ các tổ chức kinh tế tham gia chương trình.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM
GIA
1. Cấp huyện
Các sản phẩm của các chủ thể sản xuất
đã đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
2. Cấp tỉnh
Các sản phẩm của các chủ thể sản xuất
đã được đánh giá ở cấp huyện đạt điểm 3 sao trở lên được tham gia đánh giá,
phân hạng và công nhận sản phẩm ở cấp tỉnh.
III. THỜI GIAN
1. Đối với cấp huyện
Hoàn thành trước ngày 10/12
hàng năm. Sau đó chọn những sản phẩm đạt điểm 3 sao trở lên gửi hồ sơ về Ban
Điều hành Chương trình OCOP tỉnh (qua Chi cục Phát triển nông thôn) trước
ngày 15/12 hàng năm để tham gia đánh giá, phân hạng và trình cấp có thẩm
quyền quyết định công nhận hạng sao đối với sản phẩm (UBND tỉnh quyết định công
nhận hạng 3-4 sao; hạng 5 sao do Trung ương công nhận).
2. Đối với cấp tỉnh
Hoàn thành việc đánh giá và phân hạng
sản phẩm trước ngày 31/12 hàng năm.
IV. NỘI DUNG
1. Thành lập Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện (Hội đồng cấp tỉnh, Hội
đồng cấp huyện)
1.1. Hội đồng cấp tỉnh: Có từ 09 đến
11 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo
UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Công thương,
Khoa học - Công nghệ, Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các Chi
cục: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), Bảo
vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường), Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở
Khoa học và Công nghệ), Vệ sinh An toàn thực phẩm (Sở Y tế), Chi cục trưởng Chi
cục Phát triển nông thôn, kiêm Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh
(Ủy viên thường trực Hội đồng).
+ Mời TS. Trịnh Văn Tuấn - Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam (Tư vấn Trưởng Chương trình OCOP tỉnh Quảng Trị năm 2019) tham gia làm
thành viên cố vấn cho Hội đồng cấp tỉnh.
+ Tổ giúp việc Hội đồng cấp tỉnh thực
hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ phân hạng sản phẩm của các địa phương
gửi về; tham mưu, giúp việc cho Hội đồng cấp tỉnh trong việc tổ chức đánh giá,
phân hạng. Ngoài ra, mòi thêm một số chuyên gia tư vấn ở Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển hệ thống nông nghiệp, tư vấn thực hiện Chương trình mỗi xã một
sản phẩm Quảng Trị tham gia Tổ giúp việc.
- Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Ban hành quy chế đánh giá, phân hạng
sản phẩm.
+ Đánh giá, phân hạng đối với các sản
phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019 theo quy định của Bộ
tiêu chí tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Xem xét giải quyết các thắc mắc,
khiếu nại liên quan đến đánh giá, phân hạng sản phẩm.
1.2. Hội đồng cấp huyện: Có từ 05 đến
07 thành viên, gồm:
- Hội đồng cấp huyện do 01 lãnh đạo UBND
cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo
Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế, các thành viên là đại diện lãnh đạo: Phòng
Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông
tin, Phòng Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan có liên quan khác.
- Hội đồng cấp huyện có nhiệm vụ:
+ Xây dựng và ban hành quy chế cụ thể
để tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm theo Bộ tiêu chí về đánh giá, phân
hạng sản phẩm Chương trình mồi xã một sản phẩm tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg
ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Các sản phẩm đánh giá là các sản phẩm
có hồ sơ đảm bảo theo đúng quy định và tham gia Chương trình OCOP.
+ Lựa chọn các sản phẩm đạt điểm 3 sao
trở lên, hoàn chỉnh hồ sơ nộp về tỉnh (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để
tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Chú ý: Qua đánh giá, phân hạng, hướng
dẫn các chủ thể sản xuất có sản phẩm dưới 3 sao tiếp tục điều chỉnh, bổ sung
các nội dung cụ thể để chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm, sang năm tiếp theo tiếp
tục tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg .
- Tổ giúp việc Hội đồng cấp huyện gồm
các chuyên viên của các phòng, ban chuyên môn có liên quan trên; Tổ giúp việc
có trách nhiệm: Kiểm tra, hướng dẫn các chủ thể sản xuất lập hồ sơ phân hạng
sản phẩm và thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác, giúp Hội đồng cấp huyện tổ
chức phân hạng sản phẩm tại địa phương đảm bảo thời gian và đúng quy định.
2. Hồ sơ và mẫu sản
phẩm nộp về tỉnh, gồm:
- Bìa hồ sơ sử dụng theo mẫu chung của
Chương trình OCOP tỉnh, hồ sơ của sản phẩm được đóng thành cuốn và có phụ lục
chi tiết và số trang đi kèm (Phụ lục I kèm theo);
- Các mẫu phiếu hồ sơ bắt buộc và
phiếu đánh giá, phân hạng sản phẩm được mã hóa số đơn vị hành chính theo quy
định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (Phụ lục II kèm theo);
- 01 hồ sơ gốc và 15 bản sao hồ sơ gốc
(để gửi đến các thành viên Hội đồng tỉnh trước khi tổ chức đánh giá, phân hạng
03 ngày);
* Đối với sản phẩm thuộc các nhóm:
Thực phẩm; Đồ uống; Thảo dược; Vải và may mặc; Lưu niệm - nội thất - trang trí.
+ Số lượng: Thực phẩm, Đồ uống, Thảo
dược (ít nhất 11 mẫu); Vải và may mặc, Lưu niệm - Nội thất - Trang trí (ít nhất
01 mẫu);
+ Mẫu sản phẩm: Sản phẩm tham gia đánh
giá có kích thước không quá 0,5m x 0,5m x 0,5m và nặng dưới 20 kg gửi về Hội
đồng cấp tỉnh.
* Đối với sản phẩm thuộc nhóm Du lịch,
dịch vụ
+ Đối với nhóm lĩnh vực sản phẩm du
lịch, dịch vụ phải gửi kèm theo 02 bộ dĩa video, hình ảnh minh họa về sản phẩm.
+ Ảnh sản phẩm, ảnh tổ chức, ảnh của
tác giả sản phẩm: mỗi sản phẩm gửi 6 ảnh 4 cm x 6 cm, ghi rõ họ, tên ở mặt sau
(gồm 2 ảnh sản phẩm, 02 ảnh về hình ảnh và hoạt động của tổ chức, 02 ảnh của
chủ sản phẩm).
Các mẫu sản phẩm này sẽ được Hội đồng
sử dụng trong quá trình đánh giá, lưu giữ mẫu (không lưu sản phẩm tươi sống) và
gửi đi kiểm nghiệm độc lập (nếu thấy cần thiết). Những sản phẩm có giá trị cao,
sau khi đánh giá, phân hạng Hội đồng cấp tỉnh sẽ trả lại cho chủ thể và chỉ lưu
bằng hình ảnh.
2. Quy trình
đánh giá, phân hạng sản phẩm
- Thực hiện theo Quy trình đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP được nêu tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Các biểu mẫu tổng hợp, biên bản đánh
giá, xếp hạng sản phẩm OCOP (Phụ lục III kèm
theo).
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí tổ chức thực hiện việc đánh
giá và phân hạng, cấp Giấy chứng nhận được sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước
theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) - Cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách
Ban Điều hành Chương trình OCOP tỉnh:
- Tham mưu thành lập Hội đồng cấp tỉnh
về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm; tổ chức triển khai Kế hoạch đánh giá,
phân hạng sản phẩm; trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và
công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh; tham mưu đề xuất các sản phẩm đủ điều kiện
đạt 5 sao tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp Trung ương.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có
liên quan hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc tổ chức đánh giá sản phẩm tại các
huyện, thị xã, thành phố.
- Giúp Hội đồng tỉnh xây dựng và ban
hành quy chế đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm độc lập đối
với các sản phẩm cấp tỉnh được đánh giá đạt từ 03 sao trở lên (nếu xét thấy cần
thiết).
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức trao Giấy
chứng nhận, hình thức khen thưởng và vinh danh sản phẩm cho các chủ thể, đảm
bảo trang trọng, nghiêm túc, tiết kiệm.
2. Các Sở, ngành liên quan: Y tế, Công
Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
- Cử cán bộ lãnh đạo tham gia Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và phân công cán bộ chuyên môn hỗ
trợ công tác hồ sơ cho Hội đồng cấp tỉnh.
- Căn cứ theo chức năng của đơn vị và
các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định 1074/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về việc
thành lập Ban Điều Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm tỉnh Quảng Trị để chủ động
thực hiện.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các
đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về đánh
giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Quảng Trị: Tuyên truyền về công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm
tham gia chương trình OCOP, công bố các sản phẩm đạt sao OCOP, tuyên truyền về
các sản phẩm và chương trình OCOP.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ
các chủ thể tham gia Chương trình OCOP kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục tham
gia đánh giá, phân hạng sản phẩm; xây dựng Kế hoạch, thành lập Hội đồng đánh
giá, phân hạng tất cả các sản phẩm tham gia OCOP cấp huyện, đảm bảo yêu cầu chất
lượng, hiệu quả, đúng thời gian quy định.
- Thực hiện công khai kết quả đánh giá
sản phẩm OCOP của địa phương hàng năm.
- Hoàn thiện hồ sơ đối với các sản
phẩm được đánh giá đạt điểm từ hạng 03 sao trở lên để tham dự đánh giá và phân
hạng cấp tỉnh.
6. Đơn vị tư vấn - Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp
- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Đề nghị bố trí chuyên gia tư vấn và cán
bộ nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi
cục Phát triển nông thôn) thực hiện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức
đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp huyện đảm bảo đúng quy định,
tiến độ theo kế hoạch.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành,
địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
-
CT,
các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, Y tế, Công Thương, KH&CN, TN&MT;
VHTT&DL,TT&TT;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Trị;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục PTNT;
- Đơn vị tư vấn OCOP tỉnh;
- CVP, Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNP
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Sỹ Đồng
|
PHỤ LỤC I:
MẪU
BÌA HỒ SƠ SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số:
5330/KH-UBND
ngày 18/11/2019 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
|
|
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ1
BAN ĐIỀU
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH2
HỒ SƠ SẢN
PHẨM OCOP
DỰ THI ĐÁNH
GIÁ VÀ XẾP HẠNG NĂM ………..3
Địa phương
|
|
Đơn vị
|
|
Sản phẩm4
|
|
Biểu tượng/logo
|
|
Giấy ĐKKD
|
|
Mã số thuế
|
|
Địa chỉ
|
|
Điện thoại
|
|
Email
|
|
Website
|
|
Đại diện
|
|
…… tháng 12/20…5
|
________________
1 Chữ màu xanh
da trời; font chữ: Time New Roma in hoa không đậm; cỡ chữ: 14
2 Chữ màu đỏ
font chữ: Time New Roma in hoa đậm; cỡ chữ: 15
3 Chữ màu đỏ
font chữ: Time New Roma in hoa đạm; cỡ chữ: 18
4 Chữ màu đen;
font chữ: Time New Roma in thường; cỡ chữ: 13
5 Chữ màu xanh
da trời; font chữ: Time New Roma in thường đậm; cỡ chữ: 15
Khung chữ màu xanh da trời khung nét
đôi
PHỤ
LỤC II:
MÃ
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 5330/KH-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
STT
|
Mã số ghi phiếu
|
Đơn vị
|
Mã số tỉnh
|
1
|
45
|
Tỉnh Quảng Trị
|
Mã số cấp huyện
|
2
|
461
|
Thành phố
Đông Hà
|
3
|
462
|
Thị xã
Quảng Trị
|
4
|
464
|
Huyện Vĩnh
Linh
|
5
|
465
|
Huyện Hướng
Hóa
|
6
|
466
|
Huyện Gio
Linh
|
7
|
467
|
Huyện
ĐaKrông
|
8
|
468
|
Huyện Cam
Lộ
|
9
|
469
|
Huyện Triệu
Phong
|
10
|
470
|
Huyện Hải
Lăng
|
PHỤ LỤC
III:
BIỂU
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo Kế hoạch số: 5330/KH-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
CHƯƠNG TRÌNH
MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
TỈNH QUẢNG
TRỊ
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM OCOP
TẠI HUYỆN/TP…..
Nhóm ....:
………………………………..
Phân nhóm ....:
……………………………………..
1. Tên sản phẩm: .......................................................................................................
- Chủ thể sản xuất:.......................................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
2. Mã sản phẩm: □ □ □ □ □ □
□ □ 3. Đánh giá: 20...
4. Kết quả đánh giá:
TT
|
Các chỉ
tiêu
|
Số điểm đạt
được
|
Bằng số
|
Bằng chữ
|
A
|
Phần A: Sản phẩm và
sức mạnh cộng đồng
|
|
|
1
|
Tổ chức sản xuất
|
|
|
2
|
Phát triển sản phẩm
|
|
|
3
|
Sức mạnh của cộng đồng
|
|
|
B
|
Phần B: Khả năng
tiếp thị
|
|
|
1
|
Tiếp thị
|
|
|
2
|
Câu chuyện về sản phẩm
|
|
|
C
|
Phần C: Chất lượng
sản phẩm
|
|
|
1
|
Cảm quan
|
|
|
2
|
Dinh dưỡng
|
|
|
3
|
Tính độc đáo
|
|
|
4
|
Công bố chất lượng sản phẩm
|
|
|
5
|
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
|
|
|
6
|
Cơ hội tiếp thị toàn cầu
|
|
|
|
Tổng điểm:
A + B + C
|
|
|
5. Kết luận: Sản phẩm đạt.... sao
(cấp huyện)
Thư
ký
(Ký và ghi rõ
họ tên)
|
…………..,
ngày ... tháng ... năm 20...
Chủ tịch
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
|
CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG TRỊ
|
|
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Tên sản phẩm: ……………………………….
Mã sản phẩm: □ □ □ □ □ □ □ □ □ Đánh giá lần: ....-20....
Tổng hợp kết quả đánh giá của các thành
viên Hội đồng: ………………, ngày ... tháng ...
năm 20...
TT
|
Các chỉ
tiêu
|
Thành viên
1
|
Thành viên
2
|
Thành viên
3
|
Thành viên
4
|
Thành viên
5
|
Thành viên
6
|
Thành viên
7
|
Thành viên
8
|
Thành viên
9
|
Điểm trung
bình
|
A
|
Phần A: Sản phẩm và
sức mạnh cộng đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phát triển sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Sức mạnh của cộng đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Phần B: Khả năng
tiếp thị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tiếp thị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Câu chuyện về sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Phần C: Chất lượng
sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cảm quan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tính độc đáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Công bố chất lượng sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Cơ hội tiếp thị toàn cầu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng điểm A
+ B + C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thư ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
|
CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG TRỊ
|
|
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM OCOP
Nhóm ....: …………………………..
Phân nhóm ...: ……………………………………
1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………….
2. Mã sản phẩm: □ □ □ □ □ □ □ □ 3.
Đánh giá lần:01-20...
4. Kết quả đánh giá:
TT
|
Các chỉ
tiêu
|
Sổ điểm đạt
được
|
Bằng số
|
Bằng chữ
|
A
|
Phần A: Sản phẩm và
sức mạnh cộng đồng
|
|
|
1
|
Tổ chức sản xuất
|
|
|
2
|
Phát triển sản phẩm
|
|
|
3
|
Sức mạnh của cộng đồng
|
|
|
B
|
Phần B: Khả năng
tiếp thị
|
|
|
1
|
Tiếp thị
|
|
|
2
|
Câu chuyện về sản phẩm
|
|
|
C
|
Phần C: Chất lượng
sản phẩm
|
|
|
1
|
Cảm quan
|
|
|
2
|
Dinh dưỡng
|
|
|
3
|
Tính độc đáo
|
|
|
4
|
Công bố chất lượng sản phẩm
|
|
|
5
|
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
|
|
|
6
|
Cơ hội tiếp thị toàn cầu
|
|
|
|
Tổng điểm:
A + B + C
|
|
|
5. Kết luận
□ Sản phẩm đạt 1 sao □
Sản phẩm đạt 2 sao
□ Sản phẩm tiềm năng đạt 3-5 sao, đề
nghị đánh giá lần 2
Thư ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
…………..,
ngày ... tháng ... năm 20...
Chủ tịch
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
|
CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG TRỊ
|
|
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM OCOP
Nhóm ....: …………………………..
Phân nhóm ...: ……………………………………
1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………….
2. Mã sản phẩm: □ □ □ □ □ □ □
□ 3. Đánh giá lần:02-20...
4. Kết quả đánh giá:
1) Tổng điểm đánh giá lần 1: ........................................................................................
2) Kết quả kiểm tra ATTP: ............................................................................................
3) Kết quả kiểm tra thực địa:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Kết luận:
- Sản phẩm đạt số điểm có thể cấp
chứng nhận: □ 3 sao □ 4 sao □ 5 sao
- Khác:
………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
Thư
ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
………………..,
ngày ... tháng ... năm 20...
Chủ tịch
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
|
CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG TRỊ
|
|
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Tên sản phẩm: ……………………………………………
Mã sản phẩm: □ □ □ □ □ □ □ □ Đánh giá: 20....
Tổng hợp kết quả đánh giá của các
thành viên Hội đồng: …………………..,
ngày ... tháng ... năm 20...
TT
|
Các chỉ
tiêu
|
Thành viên
1
|
Thành viên
2
|
Thành viên
3
|
Thành viên
4
|
Thành viên
5
|
Thành viên
6
|
Thành viên 7
|
Thành viên
8
|
Thành viên
9
|
Điểm trung
bình
|
A
|
Phần A: Sản phẩm và
sức mạnh cộng đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phát triển sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Sức mạnh của cộng đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Phần B: Khả năng
tiếp thị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tiếp thị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Câu chuyện về sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Phần C: Chất lượng
sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cảm quan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tính độc đáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Công bố chất lượng sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Cơ hội tiếp thị toàn cầu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng điểm A
+ B + C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thư ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………….., ngày
... tháng ... năm 2019
BIÊN
BẢN HỌP
V/v
Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2019
tại huyện ……………..
I. Thông tin chung
1. Thời gian: Từ ...h....
đến ...h.... ngày ..../12/2019
2. Địa điểm: …………………………………………………………………………………………
3. Thành phần
1) Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản
phẩm OCOP huyện....
- Ông (Bà)………………………….., (1) - Chủ tịch
Hội đồng
- Ông (Bà)………………………….., (1)- Phó Chủ
tịch Hội đồng
- Ông (Bà) ………………………….., (1)- Thành
viên
- Ông (Bà) ………………………….., (1)- Thành
viên
- Ông (Bà) ………………………….., (1) - Thành
viên
- Ông (Bà) ………………………….., (1) - Thành
viên
- Ông (Bà) ………………………….., (1) - Thư ký
2) Khách mời
- Ông (Bà) ………………………….., đại diện (2),
chủ thể sản xuất sản phẩm (3)
- Ông (Bà), …………………………..
4. Căn cứ pháp lý:
- Kế hoạch số ...., ngày..., của ...
V/v thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP ... ;
- Quyết định số...., ngày..., của ....
V/v thành Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm ...
II. Nội dung
1 .Thư ký: Đọc quyết định thành lập
Hội đồng đánh giá, quy chế, danh mục sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng,...
2. Chủ tịch Hội đồng: Thông qua chương
trình làm việc
3. Các thành viên hội đồng đánh giá
sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá, hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm, kết quả cụ
thể:
1) Sản phẩm:
- Của (2); địa chỉ: (4)
- Số thành viên đánh giá: ..../(5)
- Kết quả:
+ Điểm trung bình (6) điểm, xếp hạng
(7) sao
+ Góp ý hoàn thiện sản phẩm:
2) Sản phẩm:
- Của (2); Địa chỉ: (4)
- Số thành viên đánh giá: ..../(5)
- Kết quả:
+ Điểm trung bình (6) điểm, xếp hạng
(7) sao
+ Góp ý hoàn thiện sản phẩm:
III. Kết luận
Hội đồng đã đánh giá, xếp hạng ... sản
phẩm OCOP của (8). Kết quả có ... sản phẩm đạt 1 sao, ... sản phẩm đạt 2
sao,... sản phẩm đạt 3 sao,... sản phẩm đạt 4 sao,... sản phẩm đạt 5 sao (chi
tiết theo biểu kèm theo).
Hội đồng đề nghị các chủ thể sản xuất
hoàn thiện hồ sơ sản phẩm theo góp ý của các thành viên Hội đồng.
Hội đồng thống nhất, đề nghị ... sản
phẩm (đạt 3-5 sao) cấp huyện được dự thi tại cấp tỉnh (phiếu kết quả từng sản
phẩm kèm theo).
Cuộc họp kết thúc lúc .... cùng ngày.
Các thành viên Hội đồng cùng thông qua và thống nhất với nội dung biên bản
trên./.
Các thành
viên tham gia
Ghi chú:
(1): Ghi chức vụ, cơ quan công tác
(2): Ghi tên chủ thể sản xuất
(3): Ghi tên sản phẩm dự thi đánh giá,
xếp hạng
(4): Địa chỉ chủ thể sản xuất sản phẩm
(5): Ghi tổng số thành viên Hội đồng
(bao gồm chủ tịch Hội đồng)
(6): Ghi số điểm trung bình của các
thành viên, lấy 1 số sau dấu "," (phẩy)
(7): Ghi cấp sao OCOP (1/2/3/4/5)
(8): Ghi tên huyện/thành phố
PHỤ LỤC
(Kèm theo
Biên bản họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2019 tại huyện……………………………)
TT
|
Tên sản
phẩm
|
Chủ thể sản
xuất
|
Địa chỉ
|
Nhóm/phân nhóm
|
Số điểm
|
Xếp hạng
|
1 sao
|
2 sao
|
3 sao
|
4 sao
|
5 sao
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ
LỤC II
QUY
TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng
Chính phủ)
1. Trình tự đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP
a) Công tác đánh giá tại cấp huyện
(bao gồm huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh):
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, ban hành Quy chế hoạt
động của Hội đồng;
- Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá,
phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ
sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 50 điểm đến 100 điểm (từ 3 đến 5 sao) lên Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.
b) Công tác đánh giá tại cấp tỉnh (bao
gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương):
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Tổ tư vấn giúp việc
Hội đồng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
- Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá,
xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt
từ ba (03) đến bốn (04) sao, tổ chức công bố kết quả;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ
sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên trung ương (Qua Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm
OCOP cấp quốc gia.
c) Công tác đánh giá tại cấp trung
ương:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc
gia, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng;
- Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh
giá, phân hạng các sản phẩm do cấp tỉnh đề xuất;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các
sản phẩm đạt năm (05) sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết
quả.
Trường hợp kết quả đánh giá của Hội
đồng cấp trung ương không đạt 05 sao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
gửi kết quả đánh giá về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, ban hành Giấy
chứng nhận sản phẩm OCOP theo kết quả đánh giá của Hội đồng Trung ương.
2. Thành phần Hội đồng đánh giá sản
phẩm OCOP các cấp:
a) Thành phần Hội đồng cấp trung ương:
Có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Công Thương;
Khoa học và Công nghệ (Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí
tuệ); Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cơ quan tham mưu triển khai Chương
trình OCOP cấp trung ương;
- Đại diện các bộ, ngành có liên quan
khác tùy theo đối tượng sản phẩm: Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm, Quản lý
Dược); Tài nguyên và Môi trường...
- Đại diện khác: Chuyên gia tư vấn
Chương trình OCOP; Chuyên gia thuộc tổ chức, đơn vị kiểm định chất lượng quốc
tế; đại diện các hiệp hội, hội có liên quan.
b) Thành phần Hội đồng cấp tỉnh: Có từ
09 đến 11 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đại diện các sở, ngành: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản);
Công Thương; Khoa học và Công nghệ (Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở hữu trí
tuệ); Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cơ quan tham mưu triển khai Chương
trình nông thôn mới, Chương trình OCOP cấp tỉnh;
- Đại diện các sở, ngành có liên quan
khác tùy theo đối tượng sản phẩm: Y tế; Tài nguyên và Môi trường...
- Đại diện khác: Chuyên gia tư vấn
Chương trình OCOP; đại diện các hiệp hội, hội có liên quan.
c) Thành phần Hội đồng cấp huyện: Có
từ 05 đến 07 thành viên, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Ủy
ban nhân dân cấp huyện;
- Đại diện từ các phòng ban chuyên
môn, tổ chức có liên quan, chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP.
3. Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm
OCOP:
a) Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản
phẩm OCOP cấp huyện (Hồ sơ sản phẩm): do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất...) chuẩn bị. Ủy ban nhân dân cấp huyện
hướng dẫn, kiểm tra. Bao gồm:
TT
|
Nội dung
|
Yêu cầu
|
1
|
Yêu cầu bắt buộc
|
|
-
|
Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng
ký sản phẩm
|
Có theo mẫu đính kèm (biểu số 01,
02)
|
-
|
Phương án, kế hoạch kinh doanh sản
phẩm
|
Có theo mẫu đính kèm (biểu số 03)
|
-
|
Giới thiệu bộ máy tổ chức
|
Có theo mẫu đính kèm (biểu số 04)
|
-
|
Giấy đăng ký kinh doanh
|
Bản sao có công chứng, chứng minh
hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh
doanh)
|
-
|
Sản phẩm mẫu
|
05 đơn vị sản phẩm (trừ sản phẩm
dịch vụ)
|
2
|
Yêu cầu tài liệu
minh chứng bổ sung
|
|
-
|
Giấy đủ điều kiện sản xuất
|
Bản sao có công chứng (đối với sản
phẩm cần phải có giấy chứng nhận theo quy định hiện hành)
|
-
|
Công bố chất lượng sản phẩm
|
Bản sao tài liệu, chứng minh chất
lượng sản phẩm được công bố
|
-
|
Tiêu chuẩn sản phẩm
|
Bản sao tài liệu, chứng minh tiêu
chuẩn sản phẩm được công bố
|
-
|
Phiếu kết quả kiểm tra chi tiêu an
toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố
|
Bản sao tài liệu, chứng minh đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
|
-
|
Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn
gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm...
|
Bản sao tài liệu, chứng minh mã,
tem, sở hữu thương hiệu...
|
-
|
Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi
|
Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận, hợp
đồng, hóa đơn... chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa
thuận liên kết
|
-
|
Bảo vệ môi trường
|
Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận Kế
hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh cam kết, đánh giá tác động môi trường
|
-
|
Hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến, kiểm soát chất lượng
|
Bản sao tài liệu: chứng nhận Hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng minh hệ thống quản lý đạt tiêu
chuẩn
|
-
|
Kế toán
|
Bản sao tài liệu, minh chứng hoạt
động kế toán của cơ sở
|
-
|
Phát triển thị trường, hoạt động
quảng bá, xúc tiến thương mại
|
Bản sao tài liệu: Hợp đồng, cam kết,
xác nhận về phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương
mại...
|
-
|
Câu chuyện về sản phẩm
|
Bản sao tờ rơi, hình ảnh, phim, ghi
âm... minh chứng về câu chuyện của sản phẩm
|
-
|
Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi
hồ sơ lô sản xuất...
|
Bản sao tài liệu, minh chứng về hoạt
động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng lô sản xuất
|
-
|
Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn
của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế...
|
Bản sao tài liệu, minh chứng về các
thành tích, giải thưởng, bình chọn...
|
b) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp
tỉnh: Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp
huyện;
- Hồ sơ sản phẩm.
c) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp
quốc gia: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp
tỉnh;
- Quyết định phê duyệt kết quả chấm
điểm, Giấy chứng nhận đạt sao của sản phẩm;
- Hồ sơ sản phẩm;
- Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm
nghiệm bổ sung của cấp tỉnh (nếu có).
4. Quy trình đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP
a) Quy trình đánh giá, phân hạng sản
phẩm tại cấp huyện
Các huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng sơ bộ sản phẩm theo quy trình ở hình 1.
Hình 1: Sơ đồ
quy trình đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp huyện
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận
hồ sơ sản phẩm/dịch vụ từ các cá nhân/tổ chức đảng ký sản phẩm tham gia Chương
trình OCOP.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra
thể thức, nội dung, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định
thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện.
(2) Đánh giá:
- Đối tượng đánh giá: Mẫu sản phẩm
(trừ sản phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch
nông thôn và bán hàng: Các thành viên cần kiểm tra thực tế và có đánh giá trước
tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm cung cấp dịch vụ, bán hàng).
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ
gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm
và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh
giá ít nhất 01 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản
phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn
giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan
điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá,
tính trung bình điểm của các thành viên, thống nhất, thông qua kết quả đánh
giá, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh cấp tỉnh, báo cáo kết quả gửi Ủy
ban nhân dân huyện.
(3) Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị
cấp tỉnh đánh giá, phân hạng:
- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của
Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo
kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ
sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm đề nghị cấp tỉnh
đánh giá, phân hạng.
b) Quy trình đánh giá, phân hạng sản
phẩm tại cấp tỉnh:
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo quy trình ở hình 2.
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận
hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra
thể thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh và kế hoạch đánh
giá.
Hình 2: Sơ đồ
quy trình đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp tỉnh
(2) Tổ chức đánh giá lần thứ nhất (Lần
1):
- Đối tượng: Mẫu sản phẩm (trừ sản
phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch
nông thôn và bán hàng: cần có đánh giá trước tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm
cung cấp dịch vụ, bán hàng). Các thành viên tiến hành kiểm tra thực tế chất
lượng sản phẩm dịch vụ du lịch theo các tiêu chí.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ
gốc và bản sao đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm
và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh
giá ít nhất 02 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản
phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn
giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan
điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá,
tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được
chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng
đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết
quả đánh giá lần thứ nhất, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh giá lần thứ
hai (có tiềm năng đạt 03 sao trở lên, cần bổ sung các kết quả kiểm nghiệm, kiểm
tra chất lượng...).
(3) Tổ chức đánh giá lần thứ hai (Lần
2):
- Đối tượng: Các sản phẩm tiềm năng
đạt 03 sao trở lên theo kết quả đánh giá lần 1.
- Hội đồng gửi mẫu kiểm tra các thông
tin, chỉ tiêu cần kiểm định tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, tổ chức kiểm
tra thực tế tại cơ sở sản xuất, điểm cung ứng dịch vụ du lịch, bán hàng.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ
gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm,
các tài liệu xác minh kiểm nghiệm, kiểm tra và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho
các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 02 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản
phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn
giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan
điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá,
tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được
chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng
đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết
quả đánh giá lần thứ hai, đề xuất các sản phẩm có thể tham gia đánh giá cấp
trung ương (đạt từ 90 điểm trở lên), báo cáo kết quả tới Ủy ban nhân dân tỉnh
và đề xuất về phân hạng sản phẩm.
(4) Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị
đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia:
- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá lần
thứ hai của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo
kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt ba (03)
và bốn (04) sao; tổ chức công bố kết quả.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ
sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm có tiềm năng đạt năm (05) sao (từ 90 đến
100 điểm) đề nghị cấp trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
- Trường hợp Hội đồng cấp trung ương
đánh giá có kết quả không đạt yêu cầu (đạt 05 sao), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành Giấy chứng nhận phân hạng theo kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung
ương.
5. Thời hạn hiệu lực phân hạng sản
phẩm OCOP
- Các chủ thể OCOP có thể đăng ký sản
phẩm để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên, liên tục
(theo kế hoạch và chu trình OCOP của tỉnh).
- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm
OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có
thẩm quyền ban hành. Cơ quan điều hành Chương trình OCOP các cấp thông báo,
hướng dẫn các chủ thể đăng ký đánh giá, phân hạng lại sản phẩm theo kế hoạch và
chu trình OCOP.