ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4674/KH-UBND
|
Bến
Tre, ngày 05 tháng 10
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày
17 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình
truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, MỤC TIÊU
1. Mục đích yêu
cầu
- Truyền thông về đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình truyền thông phát triển
bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm góp phần phát huy và
hướng đến những giá trị tốt đẹp, lâu bền, tạo động lực và khuyến khích mọi tầng
lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Truyền thông về phát triển bền vững
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gắn với thực tiễn, cập nhật theo từng
thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng đất nước, bám sát các mục tiêu của Kế
hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển
bền vững.
- Lồng ghép nội dung chương trình với
các nhiệm vụ có liên quan nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả trong công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Nội dung truyền thông Chương trình
phải được xem là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, thường xuyên, liên tục, có trọng
tâm, trọng điểm phù hợp từng đối tượng, địa bàn, thời điểm cụ thể.
2. Mục tiêu
- Nội dung truyền thông phải cụ thể,
rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, phương thức truyền thông qua phương tiện thông tin
đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
người dân về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn
kết nội dung về phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa
- xã hội.
- Đồng thời truyền thông kịp thời các
chủ trương, giải pháp, biện pháp và kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mỗi giai đoạn phát triển đất
nước, của tỉnh.
II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
1. Truyền
thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính
sách phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó,
truyền thông sâu rộng về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc,
các chương trình nghị sự và sự kiện quốc tế về phát triển bền vững và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia mà Việt Nam tổ chức; tham gia, phổ biến các chỉ số
đánh giá năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các tổ chức uy tín trên
thế giới tới các tổ chức và người dân; về phát triển bền vững và nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, quá trình thực hiện và những kết quả đạt được qua các
năm; truyền thông về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo,
thi đua xây dựng đất nước, các điển hình tiên tiến và các công việc thiết thực
góp phần thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Truyền
thông các nội dung trên lĩnh vực kinh tế như: Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế
bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền
vững; tăng cường nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
3. Truyền
thông các nội dung trên lĩnh vực văn hóa - xã hội như: Các mục tiêu phát triển
văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ
cơ bản, các phúc lợi xã hội.
4. Truyền
thông các nội dung trên lĩnh vực môi trường: Truyền thông về các nội dung khai
thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc
gia; cách sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm;
nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng
chống thiên tai.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
- Xây dựng biên soạn, thu thập tài
liệu đăng tải trên các chuyên mục, chuyên trang, chương trình của các phương
tiện thông tin đại chúng về các hoạt động liên quan đến sự phát triển bền vững
kinh tế gắn với văn hóa, môi trường để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và người dân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh
bạn trong khu vực và cả nước.
- Tổ chức truyền thông về các hội
nghị sơ kết, tổng kết các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững và nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia do các đơn vị, địa phương trong tỉnh và ngoài
tỉnh tổ chức.
- Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống
thông tin cơ sở: Triển lãm, cổ động trực quan, hội thi, văn hóa nghệ thuật có
nội dung liên quan đến Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
* Thời gian thực hiện: từ nay
đến năm 2030.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của
Chương trình từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành
và nguồn tài chính hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền
thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị,
địa phương căn cứ vào nội dung kế hoạch này, hàng năm xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ
quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác truyền thông về phát triển bền
vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng lợi thế của hình thức
truyền thông qua mạng viễn thông, internet. Chịu trách nhiệm tổng hợp và báo
cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này hàng năm, sơ kết, tổng kết về Bộ Thông tin
và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố bố trí
kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hàng năm cho việc triển khai
thực hiện Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia của tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và các
sở, ngành có liên quan: Phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông biên tập, xây dựng các tài liệu về phát triển bền vững và nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan
báo chí những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành để phục vụ
công tác tuyên truyền, chuyển tải thông tin đến các tầng lớp nhân dân trên địa
bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện và
thành phố
- Chỉ đạo các trang/cổng thông tin,
Đài truyền thanh, Phòng Văn hóa và thông tin, Trung tâm văn hóa các huyện,
thành phố, xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin
về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Bố trí nguồn kinh phí triển khai
thực hiện nhiệm vụ truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực
cạnh tranh tại địa phương.
5. Đài Phát thanh Truyền hình
Bến Tre, Báo Đồng Khởi: Xây dựng chương trình và
dành thời lượng phát sóng nhằm chuyển tải thông tin kịp thời đến các tầng lớp
dân cư những thông tin về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia trên các chuyên trang, chuyên mục và bản tin thời sự.
- Phối hợp với các địa phương, đơn vị
triển khai việc đăng tải, sản xuất, biên tập các chuyên mục, chuyên trang,
phóng sự về quá trình thực hiện, những kết quả đạt được về các mục tiêu phát
triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
6. Chế độ báo cáo
Định kỳ ngày 01 tháng 12 hàng năm
(hoặc ngày 01 tháng 6 và khi có yêu cầu) các cơ quan, đơn vị, địa phương báo
cáo việc triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông để theo dõi, chỉ
đạo.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân
dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền thông về
Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Ủy ban nhân dân
tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ TT và TT;
- TT.TU.TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh (để thực hiện);
- Các Ban đảng (để phối hợp);
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh (để phối hợp);
- UBND các huyện, thành phố (để thực hiện);
- Chánh; PCVP.KGVX;
- Các Phòng; KGVX,TH, Cổng TTĐT;
- Lưu VT (Ty).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Phước
|