Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 36/KH-UBND 2022 phát triển nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số Vĩnh Long

Số hiệu: 36/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 19/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Vĩnh Long, ngày 19 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ, KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Thực hiện Quyết định số 186/QĐ-BTTTT , ngày 11/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia là giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia sẵn có để tạo hạ tầng mềm, hoạt động đồng bộ, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số nhanh và hiệu quả, phát huy được sức mạnh tổng thể, tránh việc triển khai phân tán, rời rạc, sử dụng trùng lặp nhiều giải pháp khác nhau.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa các nội dung nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy triển khai có hiệu quả các nền tảng số quốc gia được phê duyệt tại Quyết định số 186/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Xác định các nội dung, nhiệm vụ, phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, địa phương trong việc thúc đẩy sử dụng các nền tảng số để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nền tảng số

a) Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông; thường xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; Xây dựng, tổng hợp và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá.

b) Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm nhằm giới thiệu, phổ biến về các nền tảng số quốc gia. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các nền tảng số quốc gia.

c) Học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

2. Triển khai thúc đẩy sử dụng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia

a) Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia, đánh giá và lựa chọn các nền tảng số quốc gia phù hợp để triển khai trên địa bàn tỉnh; tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nền tảng số quốc gia dùng chung trên địa bàn tỉnh.

b) Tích cực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp có các nền tảng số quốc gia để thúc đẩy sử dụng trên địa bàn tỉnh.

c) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn bổ sung kiến thức, kỹ năng liên quan cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng sử dụng nền tảng số.

3. Thúc đẩy các nền tảng số của tỉnh và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số ở địa phương

a) Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh có nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia hoặc có năng lực nghiên cứu, phát triển nền tảng số quốc gia đăng ký nền tảng số của mình tham gia chương trình phát triển nền tảng số quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số.

c) Đề xuất cụ thể phương án, kế hoạch để triển khai đưa nền tảng số vào sử dụng khi được tổ chức đánh giá, công nhận và công bố đạt yêu cầu; đề xuất phương án hướng dẫn, đào tạo người dùng, chuyển giao sử dụng để đảm bảo sự sẵn sàng, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng sử dụng nền tảng.

4. Các giải pháp

a) Rà soát, xây dựng và ban hành văn bản hỗ trợ triển khai, sử dụng các nền tảng số quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các nền tảng số để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

b) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, nội dung, mục đích của các nền tảng số quốc gia phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

c) Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực từ xã hội và các nguồn tài trợ khác để thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh.

d) Khen thưởng, động viên cơ quan, doanh nghiệp triển khai, sử dụng có hiệu quả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia để thực hiện chuyển đổi số toàn diện, triệt để.

III. DANH MỤC CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) thống nhất trên cơ sở quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC). Nền tảng CGC thiết lập môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ dùng chung cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc được linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng; kết nối, khai thác hiệu quả các hệ thống đám mây của doanh nghiệp (EGC) để cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho Chính phủ số.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hoá.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Nền tảng địa chỉ số

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng địa chỉ số trên cơ sở kế thừa nền tảng địa chỉ bưu chính VPostcode hiện có; gắn biển địa chỉ số đến từng công trình, nhà cửa, địa điểm đã được tạo địa chỉ số; tích hợp với nền tảng bản đồ số quốc gia dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia địa chỉ số, có chức năng chỉ đường, dẫn đường đến được từng địa chỉ số đã được tạo. Nền tảng địa chỉ số sẽ được mở để chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác để xây dựng các bản đồ số chuyên biệt phục vụ cho từng ngành, lĩnh vực và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hoá.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Nền tảng bản đồ số

Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng bản đồ số cung cấp dịch vụ để phát triển các ứng dụng, dịch vụ dựa trên nền bản đồ, phục vụ quản lý của nhà nước và mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội như: quản lý đô thị, dữ liệu kết cấu hạ tầng; sản xuất và bán lẻ; giao thông vận tải; quản lý đất đai, nông nghiệp; tài chính ngân hàng; cứu hộ, cứu nạn; thương mại điện tử,... Nền tảng bản đồ số được tích hợp với Nền tảng địa chỉ số để chia sẻ cho các giải pháp phục vụ chuyển đổi số, dần thay thế các nền tảng bản đồ số khác trên thế giới.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Vụ Quản lý doanh nghiệp.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức. Nền tảng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả của việc quản lý, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số thống nhất, tin cậy; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trên quy mô toàn quốc; mở ra cơ hội cho khu vực tư có thể khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước để tạo ra giá trị mới.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hoá.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

5. Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu cung cấp khả năng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ vào kho dữ liệu; phân tích, xử lý dữ liệu theo nhu cầu; trình diễn dữ liệu theo nhiều chiều từ đó làm công cụ giúp các cơ quan nhà nước sử dụng, khai thác dữ liệu một cách có hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hoá.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

6. Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng cung cấp dịch vụ họp trực tuyến cho phép nhiều người tham gia họp trên môi trường mạng, hỗ trợ đa nền tảng, thiết bị; các tính năng cần thiết của cuộc họp như: đặt lịch, nhắc lịch, chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình, chia sẻ video trực tuyến, quản lý, điều hành cuộc họp, biểu quyết,... Nền tảng cho phép triển khai họp qua Internet hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Bưu điện Trung ương.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Nền tảng dạy học trực tuyến

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mô tả ngắn gọn: Xây dựng và phát triển nền tảng đào tạo trực tuyến cung cấp một hệ sinh thái học tập bao gồm: quản lý học tập, quản lý kho tài nguyên học liệu số,... cho giáo viên, học sinh và các cơ sở giáo dục. Nền tảng đào tạo trực tuyến sẽ trở thành sân chơi mở, bình đẳng, kích thích sáng tạo, phát triển hệ sinh thái EdTech Việt Nam.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo.

8. Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS)

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở được xây dựng để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao cho người dân theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm công dân số. Việc triển khai nền tảng giúp người dân có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hoá.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

9. Nền tảng hóa đơn điện tử

Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép mỗi cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế thông qua nền tảng này. Nền tảng giúp rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí, xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, khắc phục tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ Thông tin và Truyền thông: Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Tài chính.

10. Nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử

Cơ quan chủ quản: Bộ Công an.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, để phục vụ định danh mọi người dân trên môi trường số, khi tham gia sử dụng các dịch vụ số. Mỗi người dân khi tham gia không gian số sẽ được xác thực, định danh và sử dụng cho mọi hoạt động hàng ngày. Nền tảng sẽ có vai trò thúc đẩy toàn bộ các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt cho các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán điện tử,...

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục C06 - Bộ Công an.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ Thông tin và Truyền thông: Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Công an tỉnh.

11. Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mô tả ngắn gọn: phát triển Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt và người nông dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho nông dân.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Trung tâm Tin học nông nghiệp và Thống kê.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ Thông tin và Truyền thông: Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12. Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản cung cấp dịch vụ truy vết và chứng thực thông tin trong từng công đoạn, từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và đến tay người tiêu dùng trong chuỗi giá trị nông nghiệp giúp minh bạch hóa Chuỗi cung ứng; Tối ưu Chuỗi cung ứng; Truy xuất được nguồn gốc.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Trung tâm Tin học nông nghiệp và Thống kê và Đơn vị chuyên môn do Cơ quan chủ quản giao.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ Thông tin và Truyền thông: Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

13. Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn sức khỏe từ xa cho người dân qua ứng dụng di động và các phương tiện công nghệ khác; Tích hợp công nghệ số vào dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe tại gia đình; theo dõi hàng ngày các chỉ số đo mà không cần thường xuyên đến phòng khám của bác sĩ, không phải đến bệnh viện, không phải xếp hàng, chờ đợi để được khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe 24/7. Nền tảng sẽ giúp người dân tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục Tin học hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Y tế.

14. Nền tảng quản lý tiêm chủng

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng quản lý tiêm chủng cung cấp công cụ, dịch vụ cho mọi cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc tổ chức tiêm ngừa cho người dân tại Việt Nam. Nền tảng cho phép người dân đăng ký tiêm chủng trực tuyến, cho phép cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm, lập danh sách tiêm, thực hiện tiêm và tổng hợp thông tin sau tiêm. Nền tảng quản lý tiêm chủng sẽ tích hợp dữ liệu với Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Y Tế Dự phòng; Cục Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Cục Tin học hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Y tế.

15. Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ là một y bạ điện tử cho mỗi người dân ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cung cấp cho thầy thuốc biết tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị. Đây là thành phần cốt lõi nhất trong phát triển y tế thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số ngành Y tế.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Cục Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Cục Tin học hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Y tế.

16. Nền tảng Trạm y tế xã

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Trạm y tế xã/phường giúp các cơ sở y tế phường, xã, phòng khám khu vực tại các tỉnh quản lý toàn diện các hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương mình quản lý. Nền tảng đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm kết nối, liên thông dữ liệu với nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở của Bộ Y tế.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Cục Tin học hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Y tế.

17. Nền tảng Phát thanh số (trực tuyến)

Cơ quan chủ quản: Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Phát thanh số cung cấp kênh trực tuyến giúp người dân có thể nghe, nghe lại bất kỳ chương trình phát thanh trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc các Đài truyền thanh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại Việt Nam. Nền tảng hỗ trợ người dân tiếp cận các kênh phát thanh mọi lúc, mọi nơi, kể cả đối với kiều bào ở nước ngoài.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Đề nghị VOV chỉ định.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

18. Nền tảng Truyền hình số (trực tuyến)

Cơ quan chủ quản: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Truyền hình số cung cấp kênh trực tuyến giúp người dân trong và ngoài nước tiếp cận được bất kỳ kênh, chương trình truyền hình nào do Đài truyền hình Việt Nam, các Đài truyền hình địa phương phát sóng. Nền tảng Truyền hình số còn cung cấp các nội dung theo nhu cầu khác, đáp ứng nhu cầu của người dân và xu thế công nghệ.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Trung tâm sản xuất và Phát triển nội dung số.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long.

19. Nền tảng bảo tàng số

Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng bảo tàng số ứng dụng công nghệ số trong trưng bày, đưa tư liệu, hiện vật đến gần hơn với người xem. Các tư liệu, hiện vật được số hóa dưới dạng 2D, 3D, xây dựng video clip, liên kết các mảnh ghép của không gian, thời gian thành các câu chuyện hiện vật sống động, truyền tải tới người xem trực tiếp cũng như qua các kênh trực tuyến, Internet, thiết bị di động hoặc trình chiếu ngoài trời.

Đề xuất đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Di sản văn hóa; Trung tâm Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

20. Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân là kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội. Cơ quan nhà nước thu thập, đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công; thu thập các ý kiến góp ý về các chính sách quản lý đã hoặc chuẩn bị ban hành. Nền tảng triển khai tập trung, nhưng các bảng khảo sát, câu hỏi xin ý kiến người dân có thể đưa vào từng dịch vụ công, từng nền tảng, tiếp cận đến từng người dân để thu thập thông tin đã được cá thể hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

21. Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng điện toán đám mây do các doanh nghiệp xây dựng, phát triển và cung cấp dịch vụ ra thị trường phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tổ chức và toàn xã hội.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Viễn thông.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

22. Nền tảng trí tuệ nhân tạo

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng trí tuệ nhân tạo cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng hoặc phát triển thêm các dịch vụ gia tăng để cung cấp ra thị trường. Thông qua hình thức nền tảng, dữ liệu và mức độ “thông minh” sẽ ngày càng phát triển.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

23. Nền tảng thiết bị IoT

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng thiết bị IoT cung cấp dưới dạng dịch vụ cho phép các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân dịch vụ quản lý thiết bị IoT, thiết lập kết nối các thiết bị IoT từ xa, thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị IoT, xử lý dữ liệu theo nhu cầu, kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng bên ngoài mạng IoT,... một cách hiệu quả, không phải đầu tư hạ tầng chuyên dùng để xây dựng, phát triển các ứng dụng IoT.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Vụ Công nghệ thông tin; Cục Viễn thông.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

24. Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng họp trực tuyến được các doanh nghiệp trong nước phát triển, cung cấp dưới hình thức dịch vụ họp trực tuyến cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho phép nhiều người tham gia họp trên môi trường mạng, hỗ trợ đa nền tảng, thiết bị; các tính năng cần thiết của cuộc họp.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Bưu điện Trung ương.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

25. Nền tảng mạng xã hội thế hệ mới

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Mạng xã hội do các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, phát triển với các đặc tính khác biệt nhằm tạo ra một mạng xã hội “sạch” cho người Việt, mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia, bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, an toàn thông tin mạng, hạn chế sự phụ thuộc vào mạng xã hội nước ngoài.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

26. Nền tảng sàn thương mại điện tử

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công Thương.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho phép các doanh nghiệp trực tuyến quản lý hợp nhất hoạt động bán hàng, tiếp thị, vận hành kinh doanh, địa điểm và khách hàng; cá nhân hóa các dịch vụ, sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng; phân tích dữ liệu tiêu dùng và bán hàng theo thời gian thực để có phương án tổ chức hoạt động phù hợp; quản lý mối quan hệ khách hàng và dịch vụ thiết yếu; hỗ trợ thanh toán di động thuận tiện.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Vụ Quản lý doanh nghiệp.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương.

27. Nền tảng Đại học số

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Đại học số cung cấp dưới hình thức dịch vụ cho các trường Đại học để thực hiện tất cả các khâu trong một trường Đại học trên môi trường mạng: Thực hiện tuyển sinh/nhập học số; liên thông dữ liệu và hình thành một cơ sở dữ liệu mở dùng chung; tổ chức đào tạo/đánh giá/khảo thí,... nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của học viên, giảng viên, cán bộ, lãnh đạo.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hóa; Học viện Bưu chính Viễn thông.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo.

28. Nền tảng Quản trị tổng thể

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Quản trị tổng thể cung cấp dưới hình thức dịch vụ quản trị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường mạng nhằm hỗ trợ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Bộ thông tin và Truyền thông: Vụ Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

29. Nền tảng Kế toán dịch vụ

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Kế toán dịch vụ giúp kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán/thuế với các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán/thuế. Doanh nghiệp có thể tìm đúng kế toán có năng lực ở bất kỳ mảng nghiệp vụ mà doanh nghiệp cần, như: kế toán thuế/bán hàng/nội bộ,... Doanh nghiệp sẽ giải quyết được bài toán rào cản chi phí, nhất là khi chuyển đổi số thì nghiệp vụ kế toán sẽ mở rộng ra trong khi nhân sự hiện có chưa đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ mới.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Vụ Công nghệ thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính.

30. Nền tảng Quản trị và Kinh doanh du lịch

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Quản trị và Kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ thống kê, báo cáo, quản trị theo thời gian thực về lượng khách, doanh thu, phòng trống,... của khách sạn, cơ sở lưu trú mọi lúc, mọi nơi; quản trị nội bộ khách sạn (phòng, bán hàng, tài chính, nhân sự,...); công cụ cho phép người sử dụng tìm kiếm, đặt phòng, trả phòng; tích hợp với cơ quan Nhà nước về quản lý lưu trú nhằm giám sát hoạt động lưu trú khi cần và cung cấp số liệu phục vụ cho công tác thống kê của Tổng cục du lịch về lượng khách, doanh thu theo từng mảng và nguồn khách từ các quốc gia trên thế giới đến Việt nam.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Vụ Quản lý doanh nghiệp; Tổng cục Du lịch.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.

31. Nền tảng Quản trị và Kinh doanh vận tải

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tải.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Quản trị và Kinh doanh vận tải giúp các doanh nghiệp, tổ chức vận tải kết nối, cung cấp dịch vụ, kết nối khách hàng trực tuyến để mở rộng thị trường. Nền tảng giúp các doanh nghiệp vận tải tiến hành chuyển đổi số, thay đổi quy trình vận tải truyền thống.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Vụ Quản lý doanh nghiệp; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giao thông vận tải.

32. Nền tảng Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC)

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Trung tâm giám sát điều hành thông minh cung cấp dịch vụ giám sát, cảnh báo; chỉ đạo, điều hành; phân tích và xử lý dữ liệu; quản lý chỉ số hiệu suất (KPIs); quản lý quy trình nghiệp vụ; báo cáo thống kê; mô phỏng và dự báo. Giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý chất lượng dịch vụ do bộ, ngành, địa phương cung cấp một cách tổng thể với việc ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục Tin học hóa.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

33. Nền tảng Trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC)

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia; Giúp các Bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình “4 lớp” về bảo đảm an toàn thông tin mạng; nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các chủ quản hệ thống thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Cục An toàn thông tin.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

34. Nền tảng Trợ lý ảo

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng Trợ lý ảo được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, giúp tự động hóa nhiều quy trình, tiết kiệm nhân công và tăng cường năng suất công việc. Trợ lý ảo có thể giúp người dân trong các hoạt động thường ngày cũng như giúp cán bộ, người lao động trong công việc.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

35. Nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô tả ngắn gọn: Nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm quản lý và cung cấp các số liệu kịp thời về các hoạt động của chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn để mô phỏng và tối ưu hóa các quy trình, từ đó xác định những giải pháp hiệu quả phục vụ các doanh nghiệp, tổ chức trong chuỗi cung ứng.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của Cơ quan chủ quản: Vụ Quản lý doanh nghiệp.

Đơn vị đầu mối thúc đẩy của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

2. Việc lập dự toán kinh phí cụ thể sẽ do các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ chủ trì triển khai các nền tảng số quốc gia chủ động xác định trong quá trình lập các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.

- Là đơn vị đầu mối, điều phối chung việc thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đề xuất triển khai ứng dụng của các đơn vị, tổng hợp danh sách tham mưu báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Tham mưu, đề xuất, ưu tiên sử dụng các nền tảng số quốc gia đồng bộ với việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, nền tảng số của tỉnh để đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực phối hợp với đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp, cơ quan có liên quan để thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia.

- Hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh, các đơn vị có Trang/Cổng thông tin điện tử,... đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Căn cứ theo các hệ thống thông tin, quản lý chuyên ngành hiện có để phối hợp cung cấp thông tin trong thực hiện đồng bộ trên nền tảng số quốc gia để phục vụ công tác quản lý, điều hành ngân sách của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ danh mục các nền tảng số quốc gia và chức năng, nhiệm vụ được giao lựa chọn, đề xuất, triển khai sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số theo trách nhiệm quản lý nhà nước của mình; gửi danh sách đề xuất về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chủ quản nền tảng số đã lựa chọn để tổ chức triển khai sử dụng.

4. Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh

Chủ động thực hiện tuyên truyền, phổ biến về Chương trình phát triển các nền tảng số quốc gia; tuyên truyền về sử dụng các nền tảng số quốc gia nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

5. Các Doanh nghiệp viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh

- Đầu tư thiết lập hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối Internet đảm bảo đáp ứng nhu cầu khai thác, truy cập các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành.

- Tập trung nâng cấp mạng di động 4G; tích cực triển khai hạ tầng mạng di động 5G; phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh để phục vụ quá trình chuyển đổi số.

- Bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia, đề xuất phục vụ quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh và tham gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia.

Trên cơ sở Kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

(Kèm theo phụ lục)

 


Nơi nhận:
- Bộ TT&TT;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh;
- Các doanh nghiệp VT, CNTT;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Các phòng, ban, Trung tâm thuộc VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, 1.16.05.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

PHỤ LỤC

TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ, KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

I

Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nền tảng số

1

Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân liên quan; Xây dựng, tổng hợp và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện;

Các cơ quan báo chí.

Hàng năm

2

Lồng ghép tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia và giới thiệu, phổ biến về các nền tảng số quốc gia. Triển khai tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác nền tảng số quốc gia.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Hàng năm

3

Học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác sử dụng các nền tảng số quốc gia để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Hàng năm

II

Triển khai thúc đẩy sử dụng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia

1

Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia, đánh giá và xác định rõ sự cần thiết, vai trò của từng nền tảng số quốc gia phù hợp trên địa bàn tỉnh, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nền tảng số quốc gia dùng chung trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Năm 2022

2

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp có các nền tảng số quốc gia để thúc đẩy phát triển và đưa các nền số quốc gia vào sử dụng trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông;

Các sở, ban, ngành tỉnh.

UBND cấp huyện;

Năm 2022

3

Bồi dưỡng, đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng liên quan cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng sử dụng nền tảng.

Sở Thông tin và Truyền thông;

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

 

Khi triển khai nền tảng số

III

Xác định các nền tảng số của tỉnh và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số ở địa phương

1

Các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh có nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia hoặc có năng lực nghiên cứu, phát triển nền tảng số quốc gia đăng ký nền tảng số của mình tham gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.

Các doanh nghiệp

Sở Thông tin và Truyền thông;

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Thường xuyên

2

Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số.

Các doanh nghiệp

Sở Thông tin và Truyền thông;

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Thường xuyên

3

Đề xuất cụ thể phương án, kế hoạch để triển khai đưa nền tảng số vào sử dụng khi hoàn thành xây dựng; đề xuất phương án hướng dẫn, đào tạo người dùng, chuyển giao sử dụng để đảm bảo sự sẵn sàng, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng sử dụng nền tảng.

Các doanh nghiệp

Sở Thông tin và Truyền thông;

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Khi phát triển được Nền tảng số

IV

Các giải pháp

 

 

 

1

Tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai, sử dụng các nền tảng số quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các nền tảng số để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Thường xuyên

2

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, nội dung, mục đích của các nền tảng số quốc gia phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện

Thường xuyên

3

Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực từ xã hội và các nguồn tài trợ khác để thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh;

UBND cấp huyện.

Hàng năm

4

Khen thưởng, động viên cơ quan, doanh nghiệp triển khai, sử dụng có hiệu quả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia để thực hiện chuyển đổ số toàn diện, triệt để

 

UBND cấp huyện;

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 19/05/2022 triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.053

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.145.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!