ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
289/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 20 tháng 9 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
HỖ
TRỢ DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH LỚN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẢM BẢO CUNG CẤP HÀNG
HÓA THIẾT YẾU VÀ HỖ TRỢ ĐƯA HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-BTTT
ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt kế hoạch bảo đảm
cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội và Quyết định số
1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ
Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp
lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông
thôn.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo cung cấp hàng
hóa thiết yếu và hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử,
với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính thiết
lập các điểm tập kết, bố trí các điểm trung chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu
(cố định, lưu động) có kiểm soát an toàn dịch bệnh nhằm đảm bảo nguồn cung và
phân phối kịp thời cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục
vụ sản xuất, kinh doanh và đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên các sàn thương mại
điện tử (TMĐT): postmart.vn - Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và voso.vn
- Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.
- Góp phần đảm bảo vận chuyển, lưu
thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khi thực hiện giãn cách xã hội.
2. Yêu cầu
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và với
các doanh nghiệp bưu chính lớn trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm và vai trò của
cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn các doanh
nghiệp bưu chính lớn thực hiện vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu theo Kế
hoạch đã được phê duyệt.
- Thực hiện tốt công tác đảm bảo hàng
hóa thiết yếu và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch trên mọi phương
tiện truyền thông báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, các nền tảng
số, mạng xã hội.
3. Chỉ tiêu thực hiện
Chi tiết Phụ lục I kèm theo.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp bưu
chính triển khai thực hiện theo các nội dung tại Quyết định số 1035/QĐ-BTTTT
ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch bảo đảm cung
cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội.
2. Thực hiện hỗ trợ hộ sản xuất nông
nghiệp theo các nội dung tại Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch hỗ
trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển
kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Chi tiết Phụ lục II kèm theo.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm:
1. Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước
hỗ trợ theo quy định.
2. Nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ,
huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hợp pháp
khác theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các sàn TMĐT triển khai các nội dung
Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh;
trình UBND tỉnh phê duyệt các chỉ tiêu cụ thể cho từng nội dung theo Kế hoạch của
Bộ Thông tin và Truyền thông, là đầu mối phối hợp với các Sở, ban, ngành cơ
quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh để triển khai các nội dung của Kế hoạch nhằm hỗ
trợ các hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) tham gia giao dịch trên các sàn TMĐT.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo
chí, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh, các trung tâm trực thuộc đẩy mạnh
công tác thông tin tuyên truyền về Kế hoạch triển khai thực hiện của Bưu điện tỉnh
Thừa Thiên Huế, Viettel Post.
- Hỗ trợ về công tác truyền thông cho
các doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, đảm bảo thông
tin chính xác, kịp thời để nhân dân nắm bắt, hưởng ứng. Đồng thời theo dõi, chấn
chỉnh xử lý những thông tin không chính xác, sai lệch trên báo chí và trên mạng
Internet làm ảnh hưởng tâm lý người dân trên địa bàn.
- Tham mưu UBND tỉnh chính sách, nguồn
lực để triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các hộ SXNN tham gia sàn giao dịch
TMĐT.
2. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thực hiện
các nội dung sau:
- Hỗ trợ công tác vận chuyển, điểm
bán hàng cố định, lưu động trên cơ sở đề xuất phương án hỗ trợ của Bưu điện tỉnh,
Viettel Post, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối
lớn trên địa bàn tăng cường công tác dự trữ hàng hóa thiết yếu để kịp thời hỗ
trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post trong công tác tìm kiếm nguồn cung hàng hóa phục
vụ nhu cầu người dân.
- Hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post
về kết nối hàng hóa tiêu thụ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để góp
phần đảm bảo nguồn hàng thiết yếu tại các điểm cung cấp hàng hóa theo đề xuất của
doanh nghiệp.
- Hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post
xây dựng phương án thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu, thống nhất
danh sách điểm bán hàng thiết yếu và danh mục hàng hóa thiết yếu bán tại các điểm
cung cấp và hình thức triển khai cung cấp hàng hóa (trực tiếp, trực tuyến),...
- Tổ chức phổ biến, tập huấn, đào tạo
kỹ năng số cho hộ SXNN; Hỗ trợ kết nối hộ SXNN với sàn TMĐT để hướng dẫn tham
gia giao dịch trên sàn TMĐT.
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Tăng cường theo dõi sát tình hình sản
xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết để nắm nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản
thiết yếu và phối hợp cung cấp thông tin về nguồn cung hàng lương thực, nông sản,...
nhằm hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post trong công tác tìm kiếm nguồn cung hàng
hóa thiết yếu để phân phối cho các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu trên địa
bàn.
- Cung cấp thông tin mùa vụ nuôi trồng,
thời điểm thu hoạch, sản lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và thông
tin, hỗ trợ xác nhận khung giá theo chủng loại, phẩm cấp sản phẩm nông sản để
thu mua ổn định.
4. Sở Kế hoạch và
Đầu tư
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông triển khai các nội dung hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp theo Kế
hoạch số 262/KH-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Thực hiện Chương trình “100
doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày”, trong đó triển khai hỗ trợ đưa các
sản phẩm của các doanh nghiệp lên sàn TMĐT của 2 doanh nghiệp bưu chính lớn.
5. Sở Giao thông
vận tải
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp bưu chính lớn vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu đi, đến hoặc
trung chuyển qua địa bàn tỉnh, đảm bảo lưu thông thông suốt, giảm ùn tắc; đặc
biệt ưu tiên hỗ trợ cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng
xanh để thực hiện việc cung cấp hàng hóa thiết yếu tại địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp vận chuyển
lớn sẵn sàng số lượng phương tiện vận chuyển để hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel
Post vận chuyển hàng hóa thiết yếu đến các điểm bán hàng cố định, lưu động theo
phương án đề xuất của doanh nghiệp.
6. Sở Y tế
Hỗ trợ hướng dẫn trong công tác phòng
chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của
tỉnh trong hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa và tại các điểm bán hàng cố
định, lưu động của doanh nghiệp.
7. Các cơ quan,
ban, ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
phối hợp hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post tổ chức có hiệu quả kế hoạch đảm bảo
cung cấp hàng hóa thiết yếu và hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn
thương mại điện tử.
8. UBND các huyện,
thị xã và thành phố Huế
Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối
hợp hỗ trợ:
- Thông tin tuyên truyền kế hoạch thực
hiện của Bưu điện tỉnh, Viettel Post đến tận người dân trên địa bàn biết và mua
hàng tại các điểm bán hàng trực tiếp hoặc trực tuyến (online).
- Tạo điều kiện về mặt bằng, địa điểm
bán hàng (cố định, lưu động), hỗ trợ lưu thông hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi
tiêu thụ để Bưu điện tỉnh, Viettel Post triển khai tốt hoạt động trung chuyển
hàng hóa và cung cấp hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post
trong việc tìm nguồn, khai thác hàng hóa thiết yếu từ các doanh nghiệp, hộ sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn quản lý để đảm bảo cung cấp hàng cho người dân.
- Hướng dẫn, giám sát thực hiện trong
công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt yêu cầu 5K tại các điểm bán hàng trên
địa bàn quản lý.
- Cung cấp danh sách các hộ nông dân
trồng nông sản cho 2 sàn TMĐT để hỗ trợ, hướng dẫn đưa sản phẩm lên giao dịch
trên các sàn TMĐT.
9. Hội Nông dân tỉnh,
Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post
trong công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai đến các hội viên khuyến
khích mua hàng qua các kênh khác nhau, đặc biệt là qua kênh trực tuyến online.
- Hỗ trợ Bưu điện tỉnh, Viettel Post
để tìm kiếm nguồn hàng từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thiết yếu,
các hộ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh phục vụ cung cấp hàng hóa cho các tỉnh bạn
và tại các điểm bán hàng cố định, lưu động trên địa bàn tỉnh.
10. Bưu điện tỉnh
Thừa Thiên Huế, Viettel Post
- Xây dựng Kế hoạch triển khai chi tiết
Kế hoạch đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội kèm
theo Quyết định số 1035/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cung cấp thông tin kế hoạch triển
khai (bao gồm các thông tin như: địa điểm cung cấp hàng hóa, thời gian thực hiện,
người liên hệ, các mặt hàng thiết yếu,...) cho các sở, ban, ngành liên quan và
các địa phương, hội, hiệp hội để được hỗ trợ trong công tác tuyên truyền và tạo
điều kiện khi tổ chức thực hiện.
- Đề xuất phương án hỗ trợ vận
chuyển, lưu thông hàng hóa, điểm bán hàng cố định, lưu động gửi Sở Công Thương,
Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan để được hỗ trợ.
- Chủ động bám sát chỉ đạo của các cơ
quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh để phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác đảm
bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời đảm
bảo tốt công tác phòng chống dịch bệnh khi triển khai thực hiện.
- Phổ biến, tập huấn, đào tạo kỹ năng
số cho hộ SXNN; Hỗ trợ kết nối hộ SXNN với sàn TMĐT để hướng dẫn tham gia giao
dịch trên sàn TMĐT; đảm bảo nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ đáp ứng
năng lực vận hành sàn TMĐT.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là nội dung Kế hoạch hướng dẫn
hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo cung cấp hàng
hóa thiết yếu và hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai thực hiện đảm bảo yêu
cầu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, yêu cầu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và TP Huế;
- Các Hội, hiệp hội;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CT, KH, CN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHỈ TIÊU TRIỂN KHAI HỖ TRỢ ĐƯA HỘ
SXNN LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN
(Kèm theo Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế)
STT
|
NỘI
DUNG
|
CHỈ
TIÊU ĐÁNH GIÁ
|
THỜI
GIAN ĐẠT ĐƯỢC/ CHỈ SỐ
|
GHI
CHÚ
|
1
|
Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ
năng tham gia hoạt động trên môi trường số.
|
Số hộ
SXNN được đào tạo, tập huấn
|
Đến
12/2021: 70% hộ XSNN của địa phương
Đến
12/2022: 100% hộ XSNN của địa phương
|
|
2
|
Hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa
sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT.
|
Số hộ
SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn TMĐT
|
Đến
12/2021: 50% hộ XSNN của địa phương
Đến
12/2022:100% hộ XSNN của địa phương
|
|
3
|
Hướng dẫn đăng ký tài khoản thanh
toán trực tuyến phục vụ giao dịch trên sàn TMĐT.
|
Số hộ
SXNN có tài khoản thanh toán điện tử
|
Đến
12/2021: 50% hộ XSNN của địa phương
Đến
12/2022: 100% hộ XSNN của địa phương
|
|
4
|
Hướng dẫn thực hiện quy trình đóng
gói - kết nối - giao nhận để hộ SXNN tác nghiệp trong quá trình kết nối mua
bán trên sàn TMĐT.
|
Số hộ
SXNN được đào tạo, tập huấn
|
Đến
12/2021: 60% hộ XSNN của địa phương
Đến
12/2022:100% hộ XSNN của địa phương
|
|
5
|
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông
nghiệp thông qua sàn TMĐT và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở
hữu sàn.
|
Số/loại
sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên sàn TMĐT
|
Đến
12/2021: 50% hộ XSNN của địa phương
Đến
12/2022: 100% hộ XSNN của địa phương
|
|
6
|
Mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua
nền tảng số; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
|
Số
thị trường trong nước (tỉnh/thành phố) và nước ngoài (quốc gia) đã tiêu thụ từng
loại nông sản của địa phương (tỉnh/thành phố) qua sàn TMĐT
|
Đến
12/2021: 40% thị trường trong nước
Đến
12/2022: 70% thị trường trong nước
|
|
7
|
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người
dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá.
|
Sản
lượng tiêu thụ qua sàn TMĐT đối với loại nông sản trong cao điểm thu hoạch của
địa phương (tỉnh/thành phố)
|
Đến
12/2021: 50% nông sản của địa phương mùa cao điểm
Đến
12/2022: 70% nông sản của địa phương mùa cao điểm
|
|
8
|
Giúp người dân tại các địa phương
khác trong nước và quốc tế có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh
chóng kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh.
|
Số
khách hàng trong nước (tỉnh/thành phố) và nước ngoài (quốc gia) đã đăng ký
tham gia sàn và đặt mua từng loại nông sản của địa phương (tỉnh/thành phố)
qua sàn TMĐT
|
Theo
thực tế địa phương
|
|
9
|
Hỗ trợ gắn sản phẩm với thương hiệu
cụ thể của từng hộ SXNN, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp tới
người tiêu dùng, thông qua sàn TMĐT.
|
Số sản
phẩm/hộ SXNN được gắn mark thương hiệu và có công cụ truy xuất nguồn gốc trên
sàn TMĐT
|
Theo
thực tế địa phương
|
|
10
|
Cung cấp các thông tin hữu ích cho
các hộ SXNN như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản
xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân.
|
Số hạng
mục thông tin (số liệu, thông tin) với tần suất cập nhật phù hợp được cung cấp
qua sàn TMĐT/apps di động đến các hộ SXNN
|
Theo
thực tế địa phương
|
|
11
|
Cung cấp các sản phẩm, nguyên liệu,
vật tư đầu vào có thương hiệu, đảm
bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu của hộ SXNN để phục vụ hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
|
(i)
số hàng hóa, sản phẩm đầu vào,
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXNN được giới thiệu, cung cấp
trên sàn TMĐT; (ii) Số hộ SXNN đã đặt mua hàng hóa, sản phẩm đầu vào, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh qua sàn
TMĐT
|
Theo
thực tế địa phương
|
|
12
|
Có chính sách ưu đãi cho hộ SXNN
khi mua sắm các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất kinh
doanh trên sàn TMĐT.
|
Số
loại hàng hóa, sản phẩm đầu vào
(phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXNN) có chính sách giảm giá,
khuyến mại hoặc ưu đãi khác đặc thù hơn cho hộ SXNN khi mua qua sàn TMĐT so với
mua ngoài thị trường
|
Theo
thực tế địa phương
|
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI HỖ
TRỢ ĐƯA HỘ SXNN LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Kèm theo Kế hoạch số 289/KH-UBND ngày
20/9/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
|
NHIỆM
VỤ
|
THỜI
GIAN THỰC HIỆN
|
CHỦ
TRÌ
|
PHỐI
HỢP
|
GHI
CHÚ
|
1
|
Tuyên truyền Kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ
SXNN lên sàn thương mại điện tử”
|
Thường
xuyên
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh
Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã; Trung tâm HueIOC
(qua kênh Hue-S); Các hội, hiệp hội
|
Định
kỳ tối thiểu 1 tháng phát/ đăng
một chuyên đề
|
2
|
Tổ chức quảng bá, giới thiệu, mở rộng
tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua sàn TMĐT
|
Thường
xuyên
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
|
3
|
Lập danh sách các hộ SXNN theo huyện/
xã cung cấp cho các doanh nghiệp bưu chính triển khai tập huấn, triển khai.
|
Định
kỳ hằng năm
|
UBND cấp huyện, UBND cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
Bưu điện tỉnh,
Bưu chính Viettel
|
|
4
|
Phổ biến, tập huấn, đào tạo kỹ năng
số cho hộ SXNN; Hỗ trợ kết nối hộ SXNN với sàn TMĐT để hướng dẫn tham gia
giao dịch trên sàn TMĐT
|
Thường
xuyên
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
UBND cấp huyện, UBND cấp xã
|
|
5
|
Lựa chọn danh mục sản phẩm, hàng hóa
nông sản đưa lên sàn TMĐT
|
Theo
mùa vụ
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
UBND cấp huyện, UBND cấp xã
Các hội, hiệp hội
|
Đến
cuối năm 2021, mỗi huyện có tối thiểu 5 sản phẩm
|
6
|
Hướng dẫn các hộ SXNN đăng ký tài khoản,
giao dịch và đưa sản phẩm lên sàn TMĐT
|
Thường
xuyên, theo yêu cầu của các địa phương
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Công Thương
|
|
7
|
Hướng dẫn thực hiện quy trình đóng
gói - kết nối - giao nhận để hộ SXNN tác nghiệp trong quá trình kết nối mua
bán trên sàn TMĐT
|
Thường
xuyên, theo yêu cầu của các địa phương
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
Sở Công Thương, Sở NN&PTNT
|
|
8
|
Hỗ trợ các hộ SXNN đăng ký và sử dụng
chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa
|
Theo
yêu cầu của các địa phương
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Công Thương, Sở Thông tin và
Truyền thông
|
|
9
|
Gắn nhãn thương hiệu và có công cụ
truy xuất nguồn gốc trên sàn TMĐT
|
Theo
yêu cầu của các địa phương
|
Sở Công Thương
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel, Hộ
SXNN
|
|
10
|
Thiết lập các điểm bán hàng cố định,
lưu động
|
Theo
yêu cầu của các sàn TMĐT
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
Sở Công Thương, UBND cấp huyện,
UBND cấp xã
|
|
11
|
Vận chuyển hàng hóa thiết yếu đến
các điểm bán hàng cố định, lưu động
|
Thường
xuyên
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
Sở Giao thông vận tải, Sở Công
Thương
|
|
12
|
Kết nối hàng hóa tiêu thụ giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
|
Thường
xuyên
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
Sở Công Thương
|
|
|
Thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa
thiết yếu, thống nhất danh sách điểm bán hàng thiết yếu và danh mục hàng hóa
thiết yếu
|
Thường
xuyên
|
Sở Công Thương
|
Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel
|
|
13
|
Cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu
tiên hoạt động trên luồng xanh để thực hiện việc cung cấp hàng hóa thiết yếu
tại địa bàn tỉnh
|
Khi
có yêu cầu
|
Sở Giao thông Vận tải
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
|
14
|
Cung cấp thông tin về nguồn cung -
cầu hàng lương thực, nông sản
|
Thường
xuyên
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
UBND cấp xã, huyện
|
|
15
|
Cung cấp thông tin mùa vụ, xác nhận
khung giá thu mua sản phẩm nông sản
|
Thường
xuyên
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
UBND cấp xã, huyện
|
|
16
|
Hướng dẫn phòng chống dịch trong hoạt
động vận chuyển, lưu thông hàng hóa và tại các điểm bán hàng cố định, lưu động
|
Thường
xuyên
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
|