ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 288/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 20 tháng 9 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI, CUNG CẦU HÀNG HÓA THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHU CẦU TIÊU DÙNG
CỦA NHÂN DÂN TRONG THỜI GIAN BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Chỉ thị 07/CT-BCT ngày
12/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm
cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi
phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn
biến phức tạp;
Để chủ động đảm bảo cung ứng các mặt
hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến
phức tạp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch đảm bảo cân đối, cung cầu
hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian bị ảnh
hưởng của dịch Covid- 19 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhu yếu
phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và các đối tượng tại khu cách ly tập
trung hoặc vùng cách ly trong trường hợp dịch Covid-19 lan rộng.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh đẩy
mạnh tạo nguồn hàng, tăng lượng dự trữ đảm bảo số lượng, chất lượng, ổn định
giá bán, tổ chức cung ứng kịp thời khi dịch lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh;
tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, sẵn sàng nguồn hàng phục vụ nhân dân và các địa
phương có khu vực phong tỏa, cách ly.
- Có sự phối hợp giữa các cơ quan,
đơn vị trong việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa
trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội
trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
II. KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI
CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nhu cầu hàng
hóa trên địa bàn tỉnh (trạng thái bình thường)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa thiên
Huế có khoảng 1,3 triệu dân, do đó cần một lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ
nhân dân:
- Gạo: Nhu
cầu của tỉnh là 21.840 tấn gạo trong tháng, đáp ứng được khoản 23.625 tấn/tháng,
cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
- Thịt lợn: Nhu cầu của tỉnh 1.638 tấn/tháng, đáp ứng được 2.700 tấn/tháng, đáp ứng
nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.
- Thịt trâu, bò: Nhu cầu của toàn tỉnh là 2.600 tấn/tháng, đáp ứng được 7.500 tấn/tháng,
đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
- Thịt gia cầm: Nhu cầu của toàn tỉnh là 1.820 tấn/tháng, đáp ứng 120 tấn/tháng (đạt
6,6 %), nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác
là 1.700 tấn/tháng (93,4%).
- Trứng gia cầm: Nhu cầu của tỉnh là 18,2 triệu quả/tháng, khả năng cung ứng của tỉnh
3,3 triệu quả/tháng (đạt 18,1%), nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố
khác là 14,9 triệu quả/tháng (81,9%).
- Thủy sản: Nhu cầu của tỉnh 1.893 tấn/tháng, đáp ứng là 6.000 tấn/tháng như vậy sản
lượng thủy sản trên địa bàn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, có khả
năng bù đắp cho các mặt hàng thịt khác trong trường hợp
thiếu hàng.
- Thực phẩm chế biến: nhu cầu tiêu dùng của tỉnh là 650 tấn/tháng; khả năng sản xuất của tỉnh
283 tấn/tháng (đạt 43,5%), nhu cầu cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 367
tấn/tháng (56,5%)
- Rau củ:
Nhu cầu của tỉnh là 6.000 tấn/tháng, khả năng đáp ứng thời điểm vụ hè hiện tại
khoảng 3.700 tấn/tháng (đạt 61,6%) nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố
khác 2.300 tấn (38,4%)
- Mì ăn liền: Nhu cầu của tỉnh là 43.300 thùng/tháng, lượng hàng dự trữ của các đơn
vị phân phối và địa phương hiện có 117.215 thùng.
- Khẩu trang kháng khuẩn, khẩu
trang y tế: Nhu cầu tiêu dùng khẩu trang kháng khuẩn
là 7,8 triệu chiếc/tháng. Khả năng sản xuất của 01 đơn vị sản xuất khẩu trang
kháng khuẩn cung cấp 4,5 triệu chiếc/tháng và 01 đơn vị sản xuất khẩu trang vải
900 nghìn chiếc/tháng, trong trường hợp nhu cầu tăng cao một số đơn vị may mặc
có thể sản xuất khẩu trang kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
2. Nhu cầu hàng
hóa trên địa bàn phục vụ công tác phòng, chống dịch
Lượng hàng hóa thiết yếu tiêu dùng và
lưu thông trong tháng dịch tăng gấp 2 lần so với tháng thường (bao gồm cả dự trữ)
(Chi tiết tại Phụ lục I).
3. Hệ thống cung ứng
hàng hóa trên địa bàn tỉnh
- Hệ thống siêu thị: 4 siêu thị; Hệ
thống chợ: 150 chợ; Hệ thống cửa hàng tiện lợi vinmart: 24 cái. Ngoài ra có
hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa, cửa hàng nông sản trên địa
bàn các huyện, thị xã, thành phố Huế; 11 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông
sản an toàn.
- Các kênh bán hàng đa phương tiện:
bán hàng qua website, hotline, app....
Trong trường hợp cần thiết bổ sung
thêm gần 153 điểm bán hàng lưu động (chi tiết tại Phụ lục II), các điểm trung
chuyển hàng hóa, chuyển các siêu thị, cửa hàng bán hàng không thiết
yếu sang bán hàng thiết yếu. Huy động thêm các đối tượng khác tham gia bán hàng
bình ổn thị trường.
III. PHƯƠNG ÁN ĐẢM
BẢO NGUỒN CUNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHÂN DÂN
1. Tăng nguồn
cung tại chỗ trên địa bàn tỉnh
1.1. Về trồng trọt
- Đối với sản xuất rau: Hướng dẫn
nông dân sản xuất rau tăng lứa, gối vụ tăng hệ số quay vòng đất bằng sử dụng
các màng che phủ tránh rau dập nát vào mùa mưa, trồng rau vụ đông sớm cho thu
hoạch trong quý IV năm 2021.
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn mở rộng
diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm tại các huyện có đất vùng bãi,
chuyên canh rau; cần hỗ trợ nông dân giống, phân bón hữu cơ, màng phủ, thuốc bảo
vệ thực vật thảo mộc, sinh học. Hướng dẫn nông dân thâm canh diện tích rau ngắn
ngày để tăng sản lượng trên diện tích rau hiện có như: rau cải các loại, rau muống,
rau khoai, rau má, mùng tơi...
- Tăng diện tích cây trồng như rau
màu, khoai tây, ngô, đậu tương... có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao.
1.2. Về chăn nuôi
- Duy trì, phát triển đàn trâu, bò 53
nghìn con (trong đó 31.860 bò). Phát triển các trang trại trâu bò quy mô lớn
ngoài khu dân cư tại các xã của các huyện: Quảng Điền, Phong Điền...
- Đẩy mạnh phát triển đàn lợn, đàn
gia cầm để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Định hướng phát triển theo vùng,
xã trọng điểm, khu chăn nuôi quy mô lớn và trại, trang trại
chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện, thị xã, chăn nuôi theo hướng
VIETGAP, hữu cơ, sinh học.
- Duy trì hoạt động của các cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ tập trung có quy mô giết mổ
lớn.
1.3. Về nuôi trồng thủy sản
Tiếp tục phát triển nuôi trồng
các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị
trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái. Tăng cường ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật, phát triển các mô hình, phương thức nuôi mới nhằm nâng cao hiệu
quả trong nuôi trồng.
- Tập trung hỗ trợ, hướng dẫn phát
triển một số đối tượng nuôi ngắn ngày có năng suất cao. Ứng dụng khoa học công
nghệ tập trung phòng, chống dịch bệnh để tăng năng suất và giảm thiểu các điều
kiện của biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại.
- Duy trì hoạt động và thực hiện kiểm
soát tốt sản phẩm tiêu thụ của các tỉnh, thành phố tại các chợ, các xe chở vào
Thừa Thiên Huế.
1.4. Về bảo quản, chế biến thực phẩm
nông lâm thủy sản
- Tiếp tục duy trì, phát triển ổn định sản lượng sản xuất 264 cơ sở sơ chế, chế biến thực
phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Đề nghị các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm lớn trên địa bàn tỉnh (như Công ty Xuất khẩu thủy
sản, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế,
Công ty CP Phát triển thủy sản Huế, Công ty CP Xuất nhập khẩu Sông Hương...) tập
trung sản xuất sản phẩm chế biến phục vụ người tiêu dùng.
- Đề nghị các cơ
sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có kho lạnh bảo
quản tăng cường dự trữ nguyên liệu, thành phẩm để phục vụ hoạt động sản xuất,
kinh doanh và chuyển đến các cơ sở phân phối phục vụ người tiêu dùng.
2. Phương án
cung cấp nguồn hàng nông sản thực phẩm từ các tỉnh, thành phố
Căn cứ nguồn cung thực tế trên địa
bàn và nhu cầu cần sử dụng hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh đã nêu
trên, việc kết nối các sản phẩm còn thiếu về Thừa Thiên Huế để đảm bảo cân đối
cung cầu, bình ổn thị trường là cần thiết. Nguồn hàng lấy từ các tỉnh cụ thể
như sau:
Mặt
hàng
|
Tỉnh,
thành phố cung cấp chính
|
Tỉnh,
thành phố có nguồn thay thế
|
Rau
củ quả
|
Đà Lạt, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng
Nam, Tiền Giang, Bắc Ninh, Lào Cai
|
Thanh Hóa, Nam Định, Vĩnh Phúc
|
Thịt
gia cầm
|
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị
|
Thái Bình, Nam Định
|
Thực
phẩm chế biến
|
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương
|
Bắc Ninh, Hải Phòng
|
Để đảm bảo cung ứng nguồn hàng hóa tiếp
tục thực hiện các nội dung sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các tỉnh, thành phố thường xuyên cập nhật, giới thiệu các địa chỉ sản
xuất, sơ chế chế biến kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các tỉnh,
thành bạn để Sở Công Thương cung cấp cho các đơn vị siêu thị, điểm kinh doanh
hàng hóa thiết yếu trên địa bàn khai thác nguồn cung hàng hóa trong trường hợp
cần thiết.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các tỉnh, thành trong việc thông tin vận chuyển lưu thông động vật, sản
phẩm động vật đưa về Thừa Thiên Huế. Tạo điều kiện lưu thông vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật từ các tỉnh, thành bạn về Thừa Thiên Huế.
IV. PHƯƠNG ÁN VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA
1. Về phương tiện
- Huy động toàn bộ lực lượng các
phương tiện trên địa bàn tỉnh tham gia hỗ trợ vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân
dân trên địa bàn khi cần thiết: Xe của các doanh nghiệp
đang thực hiện sản xuất, kinh doanh; xe của các đơn vị vận tải trên địa bàn
(các Hợp tác xã vận tải, Bưu điện tỉnh, các đơn vị logistics, thương mại điện tử,
taxi, xe huy động của các địa phương,...) tham gia vào hoạt động vận chuyển
hàng hóa từ các tỉnh tới các kho, điểm bán trên địa bàn.
- Các phương tiện vận chuyển (xe ô
tô, xe máy) của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện được
phép lưu thông, tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến điểm
tiêu thụ.
2. Hỗ trợ vận
chuyển
- Hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký “luồng xanh” toàn quốc và
trên địa bàn tỉnh theo quy định (đối với xe ô tô). Các sở, ngành (Công an, Giao
thông vận tải, Thông tin và Truyền thông...), chính quyền địa phương các cấp hỗ
trợ tối đa cho các hệ thống phân phối vận chuyển lưu thông hàng trong và ngoài
tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh.
- Cấp mã được phép lưu thông cho xe
mô tô hai bánh đối với các cơ sở xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm, vật tư
nông nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hóa thiết yếu trên địa bàn đảm
bảo yếu tố phòng, chống dịch, có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trong vòng 72
giờ.
- Các đơn vị tham gia vận chuyển hỗ
trợ phương tiện, con người, xăng dầu, các chế độ cho cán bộ, lái xe tham gia
trong điều kiện cho phép của đơn vị. Trong trường hợp vượt quá khả năng cho
phép báo cáo tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để xem xét hỗ trợ theo quy định.
3. Điều hành vận
chuyển và điều động phương tiện
3.1. Trong điều kiện bình thường
- Sở Công Thương tổng hợp danh sách gửi
Sở Giao thông vận tải để xác nhận, cấp nhận diện cho các đơn vị phân phối và chỉ
đạo các đơn vị thực hiện việc vận chuyển hàng hóa phục vụ các hệ thống phân phối
thuộc quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp danh sách gửi Sở Giao thông vận tải để xác nhận, cấp nhận diện
cho doanh nghiệp sản xuất vận chuyển cung cấp hàng hóa thuộc quản lý của ngành
nông nghiệp và chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất vận chuyển cung cấp hàng hóa
vào các địa điểm phân phối trên địa bàn tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
Huế tổng hợp danh sách gửi Sở Giao thông vận tải để xác nhận, cấp nhận diện cho
các hợp tác xã, hộ sản xuất vận chuyển cung cấp hàng hóa thuộc quản lý của huyện,
thị xã, thành phố Huế vào các địa điểm phân phối trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo
các hộ sản xuất, kinh doanh vận chuyển hàng hóa vào các điểm phân phối để bán
hàng theo quy định.
- Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong việc cấp thẻ nhận diện, xác nhận xe vận chuyển của
các doanh nghiệp cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối, vận chuyển hàng hóa,
lương thực, thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.
- Các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh
doanh vận chuyển hàng hóa vào các điểm phân phối để bán hàng
đảm bảo yếu tố phòng dịch, tuân thủ theo quy định.
3.2. Trong tình huống khẩn cấp
Cần huy động xe vận chuyển hàng hóa đến
các địa điểm phân phối đang bị thiếu hàng, các địa điểm bán hàng lưu động, các
địa điểm bị phong tỏa, cách ly:
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc
huy động vật tư, hàng hóa và phương tiện phục vụ theo kế hoạch của tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố Huế quyết định việc huy động vật tư, hàng hóa và phương tiện phục vụ
theo kế hoạch của huyện, thị xã, thành phố;
- Sở Công Thương đề xuất nhu cầu báo
cáo UBND tỉnh (số lượng xe, chủng loại xe, địa điểm đi, đến, thời gian...);
- UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên
quan (các hợp tác xã vận tải, Bưu điện tỉnh, các đơn vị logistics, thương mại
điện tử, các đơn vị vận tải hàng hóa, hành khách (xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch,
tuyến cố định), xe huy động của các địa phương,...) điều động xe đến các điểm
tham gia vận chuyển hàng hóa theo đề xuất của Sở Công Thương;
- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh
có trách nhiệm phối hợp với các tỉnh, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp
thời cho xe tham gia vận chuyển hàng hóa đảm lưu thông nhanh nhất đưa hàng hóa
về phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh;
- Các đơn vị sản xuất, phân phối có
trách nhiệm phối hợp với các đơn vị vận chuyển để tiếp nhận phương tiện, con
người và cùng tham gia vận chuyển để điều phối hàng hóa đến các nơi quy định.
4. Đảm bảo an
toàn phòng, chống dịch cho con người, phương tiện và hàng hóa tham gia vận chuyển
- Các đơn vị vận chuyển: đảm bảo đầy
đủ các điều kiện phòng, chống dịch cho con người, phương tiện tham gia vận chuyển
theo quy định.
- Các đơn vị sản xuất, phân phối:
hàng hóa vận chuyển phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo
quy định.
V. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU PHỐI HÀNG HÓA
Khi tỉnh thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các hoạt động
cung ứng lương thực, thực phẩm và một số hàng hóa phòng, chống dịch hoạt động
bình thường đảm bảo phục vụ nhân dân.
1. Điều phối
hàng hóa trong tỉnh
1.1. UBND các huyện, thị xã, thành
phố Huế
Nắm bắt đầy đủ thông tin, nhu cầu phục
vụ nhu yếu phẩm trên địa bàn, các khu vực bị cách ly, phong tỏa để xác định đủ
lượng hàng hóa cần phục vụ nhân dân. Đảm bảo tốt phương châm 4 tại chỗ “Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống
phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng
phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”.
- Chỉ đạo các hệ thống phân phối trên
địa bàn cung cấp hàng hóa cho nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa,
trong trường hợp hệ thống phân phối trên bàn không đáp ứng được, địa phương phải
kịp thời liên hệ với hệ thống phân phối ở địa bàn lân cận để kịp thời cung ứng
đầy đủ cho người dân. Trong trường hợp phải thực hiện giãn cách cả địa bàn huyện,
thị xã, thành phố thì vẫn tiếp tục thực hiện “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, đồng thời
báo cáo UBND tỉnh và liên hệ với Sở Công Thương, các đơn vị liên quan để được
chỉ đạo, hỗ trợ đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu yếu phẩm của người dân trên địa bàn
và công tác phòng, chống dịch.
- Tăng cường chỉ đạo sản xuất phù hợp
với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các loại
rau xanh, củ quả ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch, các sản phẩm gia súc gia cầm
(thịt gà, vịt, trâu, bò, thủy hải sản...) để cân đối cung cầu ngay trên địa bàn
và cung cấp cho hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập Tổ tiếp nhận, điều phối
nhu yếu phẩm của các xã, phường, thị trấn và UBND các huyện, thị xã, thành phố
Huế để thực hiện việc cung ứng hàng hóa cho nhân dân.
- Chỉ đạo các lực lượng (đoàn thể, tổ
dân phố, tổ Covid cộng đồng, lực lượng chức năng: Công an, quân đội, quản lý thị
trường...) hỗ trợ, vận chuyển đưa hàng đến phục vụ nhân dân để đảm bảo công tác
phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo phương thức giao hàng linh
hoạt, phù hợp với tình hình dịch diễn ra từng khu vực, địa bàn, tránh tiếp xúc
trực tiếp gần với các đối tượng đang bị cách ly theo quy định.
- Bố trí các vị trí trung chuyển hàng
hóa để thực hiện giao nhận. Bố trí các địa điểm cho hệ thống bán lẻ, thương mại
điện tử chuyển hàng đến phục vụ nhân dân.
- Hình thức thanh toán: ưu tiên không
dùng tiền mặt.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên thống nhất phương pháp điều hành tránh chồng chéo, không hiệu quả...
- Bố trí riêng các phương tiện vận
chuyển hàng hóa từ nơi giao nhận vào cho các hộ dân trong vùng cách ly, phong tỏa
để đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định.
- Đảm bảo bố trí kinh phí đầy đủ để phục
vụ nhiệm vụ công tác.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng: hỗ
trợ cao nhất cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên địa bàn, kiểm tra kiểm
soát thị trường không để các đối tượng trục lợi do dịch bệnh đầu cơ, găm hàng,
tăng giá.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể,
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, các
sở, ngành liên quan để triển khai thực hiện theo các tình huống:
1.1.1 Trường hợp thiếu hàng cục bộ
tại một số điểm bán do nhu cầu mua hàng tăng cao:
- Thiếu hàng cục bộ tại các điểm bán
của hệ thống phân phối: Các doanh nghiệp thực hiện điều tiết trong hệ thống và
trên các quầy, kệ tại điểm bán đảm bảo phục vụ nhân dân trong vòng 3 giờ.
- Thiếu hàng cục bộ tại các huyện, thị
xã, thành phố Huế: điều phối doanh nghiệp triển khai ngay các điểm bán lưu động
đã chuẩn bị.
+ Các huyện, thị xã, thành phố và các
đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm về tình hình hàng hóa, giá cả để kịp
thời chỉ đạo các đơn vị bổ sung ngay hàng hóa tại các điểm bán thiếu hàng trong
hệ thống hoặc chỉ đạo các doanh nghiệp khác tổ chức bán hàng lưu động để kịp thời
cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhân dân.
+ Doanh nghiệp điều động các xe chở
hàng đến các điểm bán.
+ Trường hợp doanh nghiệp không đủ
xe, các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện huy động phương tiện đã chuẩn bị
phối hợp với doanh nghiệp chuyển hàng và tổ chức bán hàng tại điểm bán hoặc báo
cáo Sở Công Thương về nhu cầu phương tiện để Sở Công Thương báo cáo UBND tỉnh
điều động phương tiện theo quy định nêu trên.
1.1.2. Trường hợp một số điểm bán
(chợ, siêu thị) ngừng kinh
doanh do có liên quan đến yếu tố dịch tễ:
- Thực hiện nhanh công tác truy vết,
vệ sinh, phun khử khuẩn... liên quan đến công tác phòng, chống dịch; tùy theo từng
trường hợp cụ thể hướng dẫn các tiểu thương đảm bảo an toàn hàng hóa hoặc cho
phép vận chuyển hàng hóa ra ngoài trong thời gian đóng cửa; chỉ đạo các cơ quan
y tế đánh giá mức độ an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định để cho
phép nhanh chóng mở lại điểm bán hàng.
- Triển khai ngay các điểm bán hàng
lưu động tại các khu vực có điểm ngừng kinh doanh để đảm bảo phục vụ nhân dân
liên tục không để người dân bị khó khăn trong mua sắm hàng hóa thiết yếu.
- Chỉ đạo các hệ thống phân phối đăng
ký tăng thời gian mở cửa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân nhằm giãn cách
người dân không tụ tập mua sắm đông vào một thời điểm nhất định.
1.1.3. Trường hợp nhiều điểm bán thực phẩm tươi sống (chợ, siêu thị) ngừng kinh doanh cùng một thời điểm,
hàng hóa nhiều nơi bị thiếu:
- Tiếp tục triển khai ngay 153 điểm
bán lưu động đã bố trí (nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, các khu vực đất
trống), các điểm giao dịch của hệ thống bưu điện, các địa điểm tập kết trung
chuyển hàng hóa từ các tỉnh về. Đa dạng hình thức bán lưu động.
- Bố trí các khu
đất trống cho các tiểu thương trong chợ dân sinh di chuyển
địa điểm khi chợ bị dừng hoạt động hoặc cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu
bán thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn; tuyệt đối phải thực hiện
nghiêm các quy định phòng, chống dịch mới cho phép hoạt động.
- Yêu cầu các cửa hàng không bán thực
phẩm thiết yếu chuyển đổi công năng sang bán lương thực, thực phẩm thiết yếu
cho nhân dân. Đăng ký các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp mở
cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân dân khi có sự cho phép của tỉnh.
- Các huyện, thị xã, thành phố thực
hiện phát thẻ mua hàng thiết yếu tại các hệ thống phân phối (mua lương thực, thực
phẩm,...) cho từng hộ gia đình trên địa bàn.
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh
huy động các Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, vận tải... tham gia cung ứng
hàng hóa trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa
bàn.
- Sở Công Thương thực hiện điều phối
hàng hóa thống nhất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chỉ đạo các
đơn vị liên quan huy động tối đa các lực lượng chức năng tham gia vận chuyển, hỗ
trợ bán hàng, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân.
1.2. Các Sở, ngành, đơn vị liên
quan, các tổ chức chính trị xã hội trên địa
bàn tỉnh
Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, phối hợp
với Sở Công Thương để triển khai việc đảm bảo, điều phối hàng hóa thiết yếu
theo phân công đến tay nhân dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2. Điều phối
hàng hóa từ các tỉnh về cung ứng cho thị trường Thừa Thiên Huế
2.1. Về
nguồn hàng
- Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các đơn vị phân phối làm việc ngay với các đơn vị đầu mối
(Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị phân phối,
sản xuất) tại các tỉnh, thành phố (đã nêu ở trên) thông tin, nắm bắt cụ thể các
đơn vị sản xuất lương thực, thực phẩm có thể cung ứng cho tỉnh; chỉ đạo các đơn
vị phân phối trên địa bàn tỉnh thu mua đưa về các kho dự trữ, các điểm bán hàng
phục vụ nhân dân.
- Huy động tổng lực hàng hóa của các
đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn và doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đã
cung cấp hàng hóa cho Thừa Thiên Huế; doanh nghiệp tham gia Chương trình
bình ổn thị trường của tỉnh.
+ Trong trường hợp các tỉnh, thành phố
thường xuyên cung ứng hàng hóa cho Thừa Thiên Huế bị hạn chế nguồn cung hoặc bị
dịch phải phong tỏa, cách ly, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiếp tục liên kết với các tỉnh, thành phố khác (đã nêu ở trên), chỉ đạo
các đơn vị phân phối trên địa bàn tỉnh thu mua đưa về các kho dự trữ, các điểm
bán hàng phục vụ nhân dân.
+ Trong trường hợp cần thiết báo cáo
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ điều phối hàng
hóa từ các tỉnh, thành phố khác về địa bàn tỉnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công
Thương
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các
Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch
bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài tỉnh để
tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân
dân trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại
diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
tăng cường công tác kết nối tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu,
nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm
trên địa bàn tỉnh để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối,
siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa
thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến
các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua
các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,... Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người
tiêu dùng yên tâm mua sắm.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc
các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu
phòng, chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn
cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các đơn vị quản lý kinh doanh khai
thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ
cùng một thời điểm.
- Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị lập danh
sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng
hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh đăng ký “luồng xanh”
quốc gia và gửi Sở Giao thông vận tải đăng ký “luồng xanh” trong tỉnh theo quy
định.
- Phối hợp với các địa phương, hiệp hội
ngành hàng, theo dõi, nắm bắt thông tin, nguồn cung, tiêu thụ nông sản trên địa
bàn tỉnh.
- Khuyến khích doanh nghiệp phát triển
thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiêu thụ sản phẩm đến
người tiêu dùng.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ,
ngành Trung ương (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,....)
thực hiện hỗ trợ điều tiết hàng hóa khi cần thiết.
2. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các UBND huyện,
thị xã và thành phố Huế chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thực hiện các giải pháp
phát triển sản xuất nông sản, thực phẩm nông lâm thủy sản nhằm phòng, chống dịch
bệnh trên cây trồng, vật nuôi, phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất,
chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh ở mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
- Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin
các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia
súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,...) trên địa bàn tỉnh gửi Sở Công
Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,... phục
vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.
Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố
trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt
hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,...), đảm bảo cung cấp cho người dân
trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai Kế hoạch chuyển đổi, mở
rộng sản xuất nông sản, thực phẩm... có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động
nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ở
mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
- Gửi thông tin về điểm bán các sản
phẩm nông lâm thủy sản nằm trong các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản
lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho hàng,...) và các cơ sở sản xuất kinh
doanh có điểm bán hàng hóa thiết yếu thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp về Sở
Công Thương để thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp
lưu thông hàng hóa thông suốt.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khác; cung cấp danh sách đầu mối các cơ sở sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn về Sở Công Thương để
thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa
bàn tỉnh để kết nối, tiêu thụ sản phẩm trong tình huống cần thiết.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc,
gia cầm trên địa bàn tỉnh, thực hiện việc giám sát, tổng vệ sinh, tẩy uế môi
trường, tiêm phòng bổ sung xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh trên địa bàn.
- Duy trì hoạt động của các cơ sở giết
mổ gia súc trên cơ sở nghiêm túc chấp hành các quy định phòng, chống dịch
COVID-19.
- Kiểm soát tốt hoạt động buôn bán động
vật, thủy sản tại các chợ đầu mối. Phối hợp với các huyện, thị xã và thành phố
Huế có phương án về đảm bảo duy trì hoạt động, có phương án dự phòng trong các
trường hợp các chợ, cơ sở giết mổ bị cách ly, phong tỏa.
- Giới thiệu các địa điểm trung chuyển
hàng hóa nhằm phân tán nhỏ các điểm giao nhận tránh tập trung toàn bộ vào chợ đầu
mối gây nguy cơ lây nhiễm dịch gửi về Sở Công Thương để phối hợp triển khai thực
hiện.
- Xây dựng phương án đảm bảo an toàn
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (các nhà máy, cơ sở giết
mổ, các cơ sở sản xuất chế biến...) đảm bảo sản xuất liên tục không bị đứt gãy.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.
3. Sở Y tế
- Cung cấp danh sách các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh,... cho các huyện,
thị xã và thành phố Huế để đôn đốc các doanh nghiệp tăng cường số lượng hàng
hóa trong sản xuất, kinh doanh phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn
tỉnh.
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc đề
xuất nhu cầu về vật tư y tế, như: trang thiết bị bảo hộ, vật
tư tiêu hao phục vụ xét nghiệm,... cho công tác đảm bảo phòng, chống dịch của
các đơn vị, người dân tham gia sản xuất, vận chuyển, chuỗi cung ứng hàng thiết
yếu theo chỉ đạo của UBND tỉnh; xây dựng phương án nâng công suất xét nghiệm
trong trường hợp cần thiết.
- Nghiên cứu, có phương án báo cáo
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh giải quyết việc xét nghiệm cho các
lái xe đơn vị kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Triển khai tiêm vắcxin cho đối tượng
người lao động trong sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp),
kinh doanh (chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi, cửa hàng tiện lợi,
cửa hàng tạp hóa...), nhân viên vận chuyển (xe ô tô, xe mô tô 2 bánh)... để đảm
bảo nguồn nhân lực tham gia sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu kép
của tỉnh.
- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế các huyện,
thị xã và thành phố Huế:
+ Tổ chức điều tra dịch tễ, lấy mẫu,
xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất để kịp thời khoanh vùng, dập dịch đối với
các điểm bán hàng trên địa bàn có liên quan đến trường hợp F0.
+ Thực hiện xét nghiệm trong thời
gian ngắn nhất đối với các lái xe vận chuyển hàng hóa cho các hệ thống phân phối
theo chỉ đạo của tỉnh để kịp thời vận chuyển cung ứng cho thị trường tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở
Giao thông vận tải thực hiện tốt các quy định đảm bảo công tác phòng, chống dịch
khi lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong lĩnh vực y tế
và an toàn thực phẩm theo phân cấp.
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để
thực hiện Kế hoạch theo quy định nhà nước.
5. Sở Giao thông
vận tải
- Sở Giao thông vận tải chủ trì nghiên
cứu, ban hành nội dung hướng dẫn các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu từ
các tính, thành phố hoạt động trên địa bàn tỉnh, thường xuyên rà soát, cập nhật
kịp thời đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Chính phủ và của tỉnh về giao
thông vận tải, phòng, chống dịch và lưu thông hàng thiết yếu trong điều kiện ứng
phó các tình huống dịch Covid-19.
- Phối hợp Sở Giao thông vận tải các
tỉnh, thành phố thông báo rộng rãi đến
các doanh nghiệp, đơn vị biết, đảm bảo tuân thủ trong việc thực hiện hoạt động
vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh để các doanh nghiệp nắm bắt, tham gia
giao thông thuận tiện đảm bảo hỗ trợ nhanh nhất việc vận chuyển
hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.
- Xây dựng phương án tổ chức “luồng
xanh” trong nội tỉnh cho phương tiện chở hàng hóa, thực phẩm thiết yếu từ các tỉnh,
thành phố về Thừa Thiên Huế để vận chuyển kịp thời đến các kho hàng, điểm bán lẻ
và từ các tỉnh, thành phố lưu thông qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các phương
tiện chở hàng hóa thiết yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố
(theo đề xuất của doanh nghiệp và danh sách Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các sở chuyên ngành và UBND các huyện thị xã và thành phố
Huế gửi) được cấp “luồng xanh” để lưu thông thuận lợi trên địa bàn tỉnh, qua
các chốt, trạm kiểm soát.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện các
quy định phòng, chống dịch và tuân thủ thực hiện theo đúng quy định hiện hành của
các phương tiện khi lưu thông trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì phối
hợp với Sở Công Thương thực hiện điều động các phương tiện vận chuyển thuộc thẩm
quyền quản lý (Doanh nghiệp vận tải, xe taxi...) tham gia vận chuyển hàng hóa
khi có nhu cầu theo chỉ đạo của UBND tỉnh; lập danh sách các xe dự kiến điều động
tham gia vận chuyển gửi Sở Công Thương để tổng hợp sẵn
sàng điều động được ngay trong mọi tình huống.
6. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Chủ trì, triển khai công tác thông
tin, tuyên truyền kịp thời các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo cung cầu
hàng hóa, ổn định giá cả, thị trường; xử lý đối với việc đưa tin không chính
xác, sai lệch gây hoang mang trong nhân dân.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương
và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng ứng dụng đặt hàng trực tuyến tích
hợp trên ứng dụng Hue-S, phục vụ kịp thời cho bà con nhân dân đáp ứng yêu cầu
trong điều kiện phòng, chống và cách ly do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Chủ động nghiên cứu phối hợp triển
khai giải pháp cung ứng nhu cầu mua hàng hóa trực tuyến, QR điện tử đi chợ
trong các trường hợp cấp bách.
7. Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
Chuẩn bị lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị để hỗ trợ vận chuyển cung ứng hàng hóa thiết
yếu kịp thời đến đơn vị, khu dân cư, vùng cách ly, khu vực phong tỏa... khi cần
thiết.
8. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
tổ chức giao thông, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông vận chuyển
hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch
- Chỉ đạo các chốt trên địa bàn tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các xe vận chuyển lưu thông hàng hóa trên địa bàn
nhất là trong các trường hợp điều động vận chuyển khẩn cấp khi thiếu hàng.
9. Liên minh Hợp
tác xã tỉnh
- Chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp,
thương mại, vận tải... tham gia sản xuất, cung ứng hàng hóa trên địa bàn nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.
- Cung cấp danh sách các hợp tác xã gửi
Sở Công Thương để chủ động triển khai các nhiệm vụ cung ứng, điều phối hàng hóa
phục vụ nhân dân trên địa bàn; Triển khai các nhiệm vụ sản xuất, cung ứng hàng
hóa theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
10. Hội Nông dân
tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo nông dân sản xuất đảm bảo nguồn
cung hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch cho nông dân khi tham gia sản xuất.
- Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo
cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho
nông dân.
11. Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh
- Chỉ đạo các cơ sở đoàn bố trí đoàn
viên hỗ trợ các hệ thống phân phối bán lẻ, siêu thị, điểm bán lẻ hàng thiết yếu
trên địa bàn thực hiện các công tác phòng, chống dịch, như: đo nhiệt độ, sát
khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm.
- Phối hợp với Sở Công Thương điều động
xe tham gia vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân.
12. Cục Quản lý
thị trường tỉnh
- Tập trung triển khai các Kế hoạch
kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi
dụng dịch bệnh để thu lời bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả,
hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các
hành vi gian lận thương mại khác; chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực,
thực phẩm, trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh
Covid-19, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm
tươi sống.
- Đặc biệt, chú trọng công tác kiểm
tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi kinh
doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương
mại điện tử.
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực biên giới để kiểm soát chặt chẽ hoạt
động xuất, nhập khẩu, phòng chống buôn lậu qua biên giới, nhất là đối với các mặt
hàng thiết yếu.
13. Bưu điện
tỉnh
Có phương án bố trí phương tiện để vận
chuyển nhu yếu phẩm khi tình hình diễn biến phức tạp, thiếu hàng cục bộ, cần phải
cung cấp hàng hóa ngay... Triển khai các điểm bán hàng bình ổn thị trường khi
được tỉnh cho phép; Triển khai cung cấp hàng hóa thiết yếu theo Quyết định số
1035/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
14. UBND các huyện,
thị xã và thành phố Huế
- Tổ chức triển khai
hiệu quả Kế hoạch đảm bảo hàng hóa đã ban hành, chủ động
điều phối hàng hóa và chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, đủ
hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.
- Xây dựng các phương án, kịch bản các
chương trình hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn khi ảnh
hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố Huế. Thường
xuyên thông tin các khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển các mặt
hàng thiết yếu về Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Giao thông vận tải để kết nối, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
- Cung cấp đầy đủ thông tin các hợp
tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,...); đề xuất các địa điểm nuôi trồng bổ sung
để tăng diện tích gieo trồng sản phẩm rau, củ quả tươi, sản phẩm chăn nuôi trên
địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp gửi các doanh
nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,... phục vụ cho hoạt động khai
thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.
- Trong trường hợp giãn cách xã hội
kéo dài, chỉ đạo thực hiện các phương án tổ chức sản xuất, thu hoạch nông sản cho
các cơ sở, hợp tác xã, hộ sản xuất đảm bảo yêu cầu vừa đảm bảo về phòng, chống
dịch bệnh vừa đảm bảo sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không
bị đứt gãy trên địa bàn.
- Chủ trì, tổ chức các giải pháp đảm
bảo hoạt động của các hệ thống bán hàng hóa thiết yếu (trung tâm thương mại,
siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chuỗi kinh doanh nông sản,
thực phẩm, các cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các cửa hàng
trái cây...) trên địa bàn diễn ra bình thường, thực hiện đầy đủ các phương án
phòng, chống dịch theo quy định, không để lây nhiễm dịch bệnh tại các hệ thống;
Chỉ đạo cơ quan Y tế địa phương nhanh chóng thực hiện phun khử khuẩn, điều tra
dịch tễ đối với các trường hợp các hệ thống phân phối có yếu tố dịch tễ liên
quan đến F0 để sớm mở cửa trở lại bán hàng phục vụ nhân dân.
- Khuyến kích các điểm cung ứng hàng
hóa thiết yếu (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi kinh
doanh nông sản, thực phẩm, các cửa hàng chuyên doanh kinh doanh các mặt hàng thiết
yếu...) trên địa bàn mở cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân
dân nhằm giãn cách người dân không tập trung đông vào một thời điểm. Đẩy mạnh
bán hàng qua các kênh thương mại điện tử.
- Chỉ đạo các chợ trên địa bàn: Thực
hiện giãn cách các quầy hàng bán hàng thiết yếu đảm bảo khoảng cách và yêu cầu
về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; Hỗ trợ hoặc vận động các tiểu
thương tăng cường các biện pháp tự phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, tấm che
giọt bắn, sát khuẩn thường xuyên khi tiếp xúc với hàng hóa, đeo găng tay, mặc đồ
bảo hộ, giữ khoảng cách an toàn khi giao nhận hàng hóa và tiếp xúc với người
mua hàng...). Các chợ đầu mối phải bố trí địa điểm trung chuyển hàng hóa; yêu cầu
tiểu thương giãn thời gian giao nhận hàng với các đầu mối để tránh tụ tập đông
người, hàng hóa ùn lại trong các giờ cao điểm.
- Triển khai rà soát vị trí các khu đất
trống để sẵn sàng bố trí cho các tiểu thương trong chợ dân sinh di chuyển địa
điểm khi chợ bị dừng hoạt động hoặc bố trí cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu
bán nông sản thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn. Chỉ đạo các xã,
phường, thị trấn, chủ đầu tư các công trình có khu vực đất trống, phân công các
đơn vị (Phòng Y tế, Kinh tế, công an, quân đội, Quản lý thị trường, các đoàn thể...)
phối hợp với các hệ thống phân phối để triển khai thực hiện, tuyệt đối phải thực
nghiêm các quy định phòng, chống dịch, mới cho phép hoạt động và tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,
phòng cháy, chữa cháy.
- Vận động các đơn vị, cá nhân có địa
điểm kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu (phải thực hiện đóng cửa
khi giãn cách xã hội) đăng ký làm địa điểm tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu
phục vụ nhân dân.
- Rà soát và công khai danh sách các
địa điểm bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa phòng, chống dịch trên địa bàn để
người dân thuận tiện mua sắm (Chi tiết: mặt hàng, địa chỉ, số điện thoại người
bán).
- Thực hiện rà soát, bố trí sẵn sàng
các địa điểm làm kho dự trữ hàng hóa, điểm bán hàng lưu động khi cần thiết, đảm
bảo mỗi xã, phường, thị trấn có tối thiểu 10 địa điểm sẵn sàng sử dụng làm kho,
điểm bán hàng lưu động cung ứng cho người dân.
- UBND các huyện, thị xã và thành phố
Huế chịu trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Sở Công Thương khi xảy ra thiếu hàng
trên địa bàn để điều tiết hàng hóa đến các địa điểm đã bố trí.
- Bố trí dự
phòng tối thiểu 05 phương tiện để phối hợp với doanh nghiệp thực hiện vận chuyển
hàng hóa tới các điểm bán trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan y tế địa phương
nhanh chóng thực hiện phun khử khuẩn, điều tra dịch tễ đối
với các trường hợp các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích có yếu tố dịch tễ liên
quan đến F0 để sớm mở cửa trở lại bán hàng phục vụ nhân dân.
- Triển khai tiêm vắcxin cho đối tượng
người lao động trong sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, TTCN), kinh doanh (chợ,
các chuỗi, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa...), nhân viên vận chuyển (xe ô
tô, xe mô tô 2 bánh)... có trụ sở đóng trên địa bàn để đảm bảo nguồn nhân lực
tham gia sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu kép của tỉnh và đảm bảo
phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Chịu trách nhiệm phân luồng và điều
tiết hàng hóa trên địa bàn.
15. Các doanh
nghiệp phân phối
- Chấp hành nghiêm túc và đảm bảo
công tác phòng, chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh, vận
chuyển hàng hóa khi tham gia lưu thông theo quy định.
- Tăng cường khai thác, dự trữ hàng
hóa về các kho, điểm bán của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh thực hiện
bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại...
- Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực
sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm cung ứng hàng hóa, giao hàng đến người
tiêu dùng, việc thực hiện đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn, quy định hoạt động
phương tiện vận tải của ngành Giao thông vận tải;
- Xây dựng phương án sẵn sàng huy động
và tổ chức Điểm bán hàng lưu động trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố
Huế.
- Đăng ký các điểm cung ứng hàng hóa
thiết yếu của doanh nghiệp mở cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân dân và chỉ được
thực hiện khi có sự cho phép của tỉnh.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về việc đảm bảo cung ứng hàng
hóa thiết yếu đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.
- Đăng ký các xe ô tô tham gia vận
chuyển hàng hóa vào hệ thống “luồng xanh” quốc gia và tỉnh, xe mô tô 2 bánh
tham gia vận chuyển giao nhận hàng hóa theo hình thức thương mại điện tử gửi Sở
Công Thương và Sở Giao thông vận tải để được cấp mã hoạt động theo quy định; hướng
dẫn lái xe mang đủ các giấy tờ liên quan và hợp đồng, phiếu giao nhận vận chuyển...
đề xuất trình với các cơ quan chức năng làm cơ sở cho việc
đảm bảo lưu thông hàng hóa bình thường.
- Đăng ký danh sách đề nghị tiêm vắcxin
cho người lao động gửi Sở Y tế tổng hợp.
- Chấp hành nghiêm việc điều tiết,
cung ứng hàng hóa của tỉnh khi có yêu cầu.
- Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện
công tác phòng, chống dịch tại các điểm bán với UBND các huyện, thị xã, thành
phố Huế, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm...;
Đăng ký hỗ trợ phương tiện vận chuyển hàng hóa khi khẩn cấp gửi Sở Công Thương
tổng hợp.
- Đảm bảo công tác phòng, chống dịch
tại nơi sản xuất kinh doanh, con người, phương tiện vận chuyển và hàng hóa lưu
thông theo quy định.
- Mọi thông tin, báo cáo gửi về Sở
Công Thương theo đường công văn và qua địa chỉ email:
[email protected]
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế
hoạch, đề nghị các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã
và thành phố Huế, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong
quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản
ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thường trực
Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Cục QLTT tỉnh;
- Bưu điện tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- Các DN, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Lưu: VT, CT, NN, YT, TH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Quý Phương
|
PHỤ LỤC I
LƯỢNG HÀNG HÓA PHỤC VỤ NHU CẦU THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TRONG THỜI GIAN CÓ DỊCH BỆNH COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 288/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế)
STT
|
Mặt
hàng
|
ĐVT
|
Lượng hàng hóa 1 tháng
|
Lượng
hàng hóa trong tháng dịch (tăng gấp 2 lần so với 1 tháng)
|
1
|
Gạo
|
Tấn
|
21.840
|
43.680
|
2
|
Thịt lợn
|
Tấn
|
1.638
|
3.276
|
3
|
Thịt trâu, bò
|
Tấn
|
2.600
|
5.200
|
4
|
Thịt gia cầm
|
Tấn
|
1.820
|
3.640
|
5
|
Trứng gia cầm
|
1.000
quả
|
18.200
|
36.400
|
6
|
Thủy sản
|
Tấn
|
1.893
|
3.786
|
7
|
Thực phẩm chế biến
|
Tấn
|
650
|
1.300
|
8
|
Rau, củ
|
Tấn
|
6.000
|
12.000
|
9
|
Mì ăn liền
|
Thùng
|
43.300
|
86.600
|
10
|
Khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang
y tế
|
1.000
chiếc
|
7.800
|
15.600
|
Định mức hàng hóa cho 1 người trong 14 ngày
STT
|
Mặt
hàng
|
ĐVT
|
Định
mức 1 người cho 14 ngày
|
Lượng
hàng hóa trong 14 ngày
|
1
|
Gạo
|
Kg
|
8,40
|
10.920.000
|
2
|
Thịt lợn
|
Kg
|
0,63
|
819.000
|
3
|
Thịt trâu, bò
|
Kg
|
0,54
|
695.500
|
4
|
Thịt gia cầm
|
Kg
|
0,70
|
910.000
|
5
|
Trứng gia cầm
|
quả
|
7,00
|
9.100.000
|
6
|
Thủy sản
|
Kg
|
0,73
|
946.400
|
7
|
Thực phẩm chế biến
|
Kg
|
0,50
|
650.000
|
8
|
Rau, củ
|
Kg
|
4,48
|
5.824.000
|
9
|
Mì ăn liền
|
gói
|
28,00
|
36.400.000
|
10
|
Khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang
y tế
|
cái
|
3,00
|
3.900.000
|
PHỤ LỤC II
CÁC ĐIỂM BÁN HÀNG CỐ ĐỊNH, LƯU ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Kế hoạch số 288/KH-UBND ngày 20
tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế)
STT
|
Địa
điểm tổ chức
|
Địa chỉ
|
1. Huyện Phú Vang
|
1
|
Nhà văn hóa thôn Phước Linh
|
Xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang
|
2
|
Nhà văn hóa xã Phú An
|
Xã Phú An, huyện Phú Vang
|
3
|
Sân bóng thôn Lộc Sơn
|
Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang
|
4
|
Trường Tiểu học Phú Đa 1
|
Xã Phú Đa, huyện Phú Vang
|
5
|
Trường Tiểu học Phú Lương 1
|
Xã Phú Lương, huyện Phú Vang
|
6
|
Nhà văn hóa xã Phú Hồ
|
Xã Phú Hồ, huyện
Phú Vang
|
7
|
Khu đất gần trường THCS Phú Thuận
|
Xã Phú Thuận, huyện Phú Vang
|
8
|
Trường Tiểu học Phú Hải
|
Xã Phú Hải, huyện Phú Vang
|
9
|
Nhà văn hóa thôn Thanh Dương
|
Xã Phú Diên, huyện Phú Vang
|
10
|
Trường Tiểu học Vinh Xuân
|
Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang
|
11
|
Nhà văn hóa xã Vinh Thanh
|
Xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang
|
12
|
Trường Tiểu học Vinh An
|
Xã Vinh An, huyện Phú Vang
|
13
|
Nhà văn hóa thôn Thanh Lam
|
Xã Phú Gia, huyện Phú Vang
|
14
|
Trường Mầm non Vinh Hà (cơ sở tại
thôn phường 5)
|
Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang
|
2. Thành phố Huế
|
15
|
Trung tâm văn hóa phường Thuận An
|
TDP Tân Cảng, phường Thuận An,
thành phố Huế
|
16
|
BQL bãi tắm Thuận An
|
Đường số 2 bãi tắm TDP Hải Thành,
phường Thuận An, thành phố Huế
|
17
|
Nhà văn hóa xã Hương Phong
|
Thôn Vân Quật Thượng, xã Hương
Phong, thành phố Huế
|
18
|
Văn phòng HTX Thanh Phước
|
Xã Hương Phong, thành phố Huế
|
19
|
Trung tâm học tập cộng đồng xã Phú
Dương
|
Thôn Phú Khê, xã Phú Dương, thành
phố Huế
|
20
|
Nhà văn hóa phường Hương Vinh
|
Thôn Minh Thanh, phường Hương Vinh,
thành phố Huế
|
21
|
Nhà văn hóa thôn Triều Sơn Đông
|
Thôn Triều Sơn Đông phường Hương
Vinh, thành phố Huế
|
22
|
Trung tâm học tập cộng đồng phường
An Hòa
|
Số 2, Mai Lão Bạng, phường An Hòa,
thành phố Huế
|
23
|
Nhà văn hóa cộng đồng Trúc Lâm
|
60 Nguyễn Hữu Dật, phường Hương Long,
thành phố Huế
|
24
|
Điểm sinh hoạt cộng đồng Khu vực 3
|
97 Nguyễn Hoàng, phường Hương Long,
thành phố Huế
|
25
|
Đình làng Xuân Hòa
|
80 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương
Long, thành phố Huế
|
26
|
Trường mầm non Hương Thọ
|
Thôn Hòa An, xã Hương Thọ, thành phố
Huế
|
27
|
Trường trung học cơ sở Tôn Thất
Bách
|
Thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ,
thành phố Huế
|
28
|
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (cơ sở
2)
|
Số 540 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều,
thành phố Huế
|
29
|
Nhà văn hóa khu vực Đông Phước 1
|
Số 588 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều,
thành phố Huế
|
30
|
Trung tâm văn hóa phường Phước Vĩnh
|
154 Trần Phú, phường Phước Vĩnh,
thành phố Huế
|
31
|
Trường Mầm non Phước Vĩnh
|
63 Đặng Huy Trứ phường Phước Vĩnh,
thành phố Huế
|
32
|
Nhà văn hóa Tổ dân phố 10
|
09 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu,
thành phố Huế
|
33
|
Trung tâm văn hóa phường Vĩnh Ninh
|
3 Phan Bội Châu, phường Vĩnh Ninh,
thành phố Huế
|
31
|
Trường Mầm non Vĩnh Ninh
|
62 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh,
thành phố Huế
|
32
|
Trường THCS Chu Văn An
|
2 Hà Huy Tập, phường Xuân Phú,
thành phố Huế
|
33
|
Trường THCS Nguyễn Tri Phương
|
63 Tố Hữu, phường Xuân Phú, thành
phố Huế
|
34
|
Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi
|
57 Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, thành
phố Huế
|
35
|
Liên đoàn Lao động Tỉnh
|
100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ,
thành phố Huế
|
36
|
UBND phường Thuận Thành cũ
|
22 Đặng Thái Thân, phường Đông Ba,
thành phố Huế
|
37
|
Trường THCS Thống Nhất
|
21 Đặng Dung, phường Đông Ba, thành
phố Huế
|
38
|
Trường Tiểu học Phú Hòa
|
51 Trần Hưng Đạo,
phường Đông Ba, thành phố Huế
|
39
|
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
|
339 Huỳnh Thúc Kháng, phường Đông
Ba, thành phố Huế
|
40
|
Trường Mầm non Phú Hậu
|
62 Nguyễn Gia Thiều, phường Phú Hậu,
thành phố Huế
|
41
|
Nhà cộng đồng IQK
|
Đường Ngô Kha, phường Phú Hậu,
thành phố Huế
|
42
|
Nhà văn hóa phường Tây Lộc
|
26 La Sơn Phu
Tử, phường Tây Lộc, thành phố Huế
|
3. Huyện Phú Lộc
|
43
|
Nhà văn hóa xã Vinh Hưng
|
Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc
|
44
|
Nhà văn hóa thôn Diêm Trường 2
|
Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc
|
45
|
Nhà văn hóa thôn Hiền An 1
|
Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc
|
46
|
Nhà văn hóa xã Lộc Trì
|
Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
|
47
|
Nhà văn hóa thôn Mai Gia Phường
|
Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc
|
48
|
Nhà văn hóa thôn Tân An Hải
|
Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc
|
49
|
Bãi đất tại Trạm cân gỗ ông Hầu
Thanh Sang (cách UBND xã Xuân Lộc 300m về phía Tây)
|
Xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc
|
50
|
Trường Tiểu học Lộc Sơn 1
|
Xã Lộc Sơn,
huyện Phú Lộc
|
51
|
Trường Tiểu học Lộc Sơn 2
|
Xã Lộc Sơn,
huyện Phú Lộc
|
52
|
Nhà văn hóa thôn Mỹ Cảnh (UBND xã
Vinh Hải cũ)
|
Xã Giang Hải, huyện Phú Lộc
|
53
|
Hợp tác xã Nông ngư Vinh Giang
|
Xã Giang Hải, huyện Phú Lộc
|
54
|
Trường Tiểu học cơ sở Quảng Vân
|
Thị trấn Lăng Cô,
huyện Phú Lộc
|
55
|
Trường THCS Lăng Cô
|
Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
|
56
|
Hợp tác xã Đại Thành
|
Xã Lộc An, huyện Phú Lộc
|
57
|
Hợp tác xã Tiến Lực
|
Xã Lộc An, huyện Phú Lộc
|
58
|
Nhà văn hóa Trung tâm xã Lộc Điền
|
Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc
|
59
|
Nhà văn hóa thôn Trung Chánh
|
Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc
|
60
|
Nhà văn hóa thôn Bát Sơn
|
Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc
|
61
|
Nhà văn hóa Trung tâm xã Lộc Hòa
|
Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc
|
62
|
Nhà văn hóa thôn Bắc Khe Dài
|
Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc
|
63
|
Nhà văn hóa thôn Làng Đông
|
Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc
|
64
|
Nhà văn hóa thôn An Hà
|
Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc
|
65
|
Nhà văn hóa xã Vinh Mỹ
|
Xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc
|
66
|
Nhà văn hóa Tổ dân phố 3
|
Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc
|
67
|
Nhà văn hóa Tổ dân phố 7
|
Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc
|
68
|
Nhà văn hóa thôn Trung Kiền
|
Xã Lộc Tiến,
huyện Phú Lộc
|
69
|
Chợ xếp bãi
dài thôn Cảnh Dương
|
Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc
|
70
|
Nhà văn hóa thôn Phước Hưng
|
Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc
|
71
|
Khu tái định cư thôn Phú Cường
Xuyên
|
Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc
|
72
|
Nhà văn hóa Trung tâm xã Lộc Bổn
|
Xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc
|
73
|
Nhà văn hóa Bến Ván
|
Xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc
|
74
|
Nhà văn hóa thôn Thuận Hóa
|
Xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc
|
4. Thị xã Hương Trà
|
75
|
Trung tâm văn hóa xã Bình Tiến
|
Xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà
|
76
|
Sân vận động xã Hương Toàn
|
Xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà
|
77
|
Sân vận động Trường THCS Nguyễn
Khoa Đăng
|
Phường Hương Vân, thị xã Hương Trà
|
78
|
Nhà sinh hoạt Cộng đồng Tổ 3 (phường
Hương Chữ)
|
Phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà
|
79
|
Nhà văn hóa xã Hương Bình
|
Xã Hương Bình, thị xã Hương Trà
|
80
|
Hội trường cũ xã Bình Thành
|
Xã Bình Thành, thị xã Hương Trà
|
81
|
Hợp tác xã Đông Xuân
|
Phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà
|
82
|
Nhà văn hóa phường Hương Văn
|
Phường Hương Văn, thị xã Hương Trà
|
83
|
Sân vận động Thị xã (Phường Tứ Hạ)
|
Phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà
|
5. Huyện A Lưới
|
84
|
Sân Trung tâm văn hóa huyện A Lưới
|
35 đường A Sáp, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới
|
85
|
Khuôn viên sân BQL rừng phòng hộ A
Lưới
|
Xã Sơn Thủy, huyện A Lưới
|
6. Huyện Nam Đông
|
86
|
Trung tâm Văn hóa Thanh thiếu niên
huyện
|
Thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông
|
87
|
Nhà văn hóa xã Hương Phú
|
Xã Hương Phú, huyện Nam Đông
|
88
|
Nhà họp thôn K4, xã Hương Phú
|
Xã Hương Phú, huyện Nam Đông
|
89
|
Nhà văn hóa xã Hương Lộc
|
Xã Hương Lộc, huyện Nam Đông
|
90
|
Trường Tiểu học xã Thượng Lộ
|
Xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông
|
91
|
Nhà văn hóa xã Hương Xuân (xã Hương
Giang cũ)
|
Xã Hương Xuân, huyện Nam Đông
|
92
|
Nhà văn hóa xã
Hương Sơn
|
Xã Hương Sơn, huyện Nam Đông
|
93
|
Nhà văn hóa xã Thượng Nhật
|
Xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông
|
94
|
Nhà văn hóa xã Hương Hữu
|
Xã Hương Hữu, huyện Nam Đông
|
95
|
Nhà văn hóa xã Thượng Long
|
Xã Thượng Long, huyện Nam Đông
|
96
|
Nhà văn hóa xã Thượng Quảng
|
Xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông
|
7. Thị xã Hương Thủy
|
97
|
Trung tâm văn hóa Thị xã
|
Phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy
|
98
|
Sân vận động phường Thủy Phương
|
Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy
|
99
|
Khu đất trống đối
diện UBND phường Thủy Lương
|
Phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy
|
100
|
Khu sân đình cầu ngói Thanh Toàn
|
Xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
|
101
|
Khu đất trống chân cầu Vượt, phường
Thủy Dương
|
Phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy
|
102
|
Sân Trường tiểu học số 2 Thủy Phù
|
Xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy
|
103
|
Sân bóng thôn Thanh Vân, xã Dương
Hòa
|
Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy
|
104
|
Sân vận động phường Thủy Châu
|
Phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy
|
105
|
Nhà văn hóa xã Thủy Tân
|
Xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy
|
106
|
Sân trước trụ sở UBND xã Phú Sơn
|
Xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy
|
8. Huyện Quảng Điền
|
107
|
Khu lưu niệm Tố Hữu
|
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
|
108
|
Nhà văn hóa thôn Phò Nam A
|
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
|
109
|
Nhà văn hóa thôn Phước Yên
|
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
|
110
|
Nhà văn hóa xã Quảng Vinh
|
Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền
|
111
|
Chợ Quảng Vinh, xã Quảng Vinh
|
Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền
|
112
|
Nhà văn hóa xã Quảng Công
|
Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền
|
113
|
Nhà văn hóa thôn 4, xã Quảng Công
|
Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền
|
114
|
Nhà văn hóa thôn Hải Thành
|
Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền
|
115
|
Chợ Đầm Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi
|
Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền
|
116
|
Nhà văn hóa xã Quảng Lợi
|
Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền
|
117
|
Hợp tác xã Tín Lợi
|
Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền
|
118
|
Nhà văn hóa xã Quảng Ngạn
|
Xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền
|
119
|
Chợ Vĩnh Tu, xã Quảng Ngạn
|
Xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền
|
120
|
Nhà văn hóa xã Quảng Thành
|
Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền
|
121
|
Chợ Tây Thành, xã Quảng Thành
|
Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền
|
122
|
Nhà văn hóa xã Quảng An
|
Xã Quảng An, huyện Quảng Điền
|
123
|
Nhà văn hóa xã Quảng Thái
|
Xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền
|
124
|
Nhà văn hóa xã Quảng Phước
|
Xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền
|
125
|
Nhà thi đấu Thể dục thể thao huyện
|
Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền
|
126
|
Nhà văn hóa xã Quảng Phú
|
Xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền
|
9. Huyện Phong Điền
|
127
|
Khu vực phía ngoài Nhà Văn hóa Thể
thao, thị trấn Phong Điền
|
Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền
|
128
|
Cơ sở 2 Trường Tiểu học và THCS Lê
Văn Miến
|
Xã Phong Thu, huyện Phong Điền
|
129
|
Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Đông
Lâm
|
Xã Phong An, huyện Phong Điền
|
130
|
Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Bồ Điền
|
Xã Phong An, huyện Phong Điền
|
131
|
Trường THCS Phong Hiền
|
Xã Phong Hiền, huyện Phong Điền
|
132
|
Trường Tiểu học Tây Bắc Hiền (tại Bắc
Thạnh)
|
Xã Phong Hiền, huyện Phong Điền
|
133
|
Nhà máy Dược liệu Công Thành
|
Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền
|
134
|
Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Sơn Quả
|
Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền
|
135
|
Sân vận động xã Phong Xuân
|
Xã Phong Xuân, huyện Phong Điền
|
136
|
Khu vực phía trong và ngoài Nhà
sinh hoạt cộng đồng thôn Lưu Hiền Hòa
|
Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền
|
137
|
Trường THCS Phong Hòa
|
Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền
|
138
|
Hợp tác xã Mỹ Xuyên
|
Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền
|
139
|
Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh An
|
Xã Phong Bình, huyện Phong Điền
|
140
|
Trường Tiểu học Phong Bình (Cơ sở
Phò Trạch)
|
Xã Phong Bình, huyện Phong Điền
|
141
|
Trường Tiểu học Phong Bình (Cơ sở
Vân Trình)
|
Xã Phong Bình, huyện Phong Điền
|
142
|
Nhà văn hóa thôn Đại Phú
|
Xã Phong Chương, huyện Phong Điền
|
143
|
Nhà văn hóa thôn Nhất Phong
|
Xã Phong Chương, huyện Phong Điền
|
144
|
Nhà thi đấu đa năng Trường THCS Điền
Lộc
|
Xã Điền Lộc, huyện Phong Điền
|
145
|
Nhà thi đấu đa năng Trường Tiểu học
Điền Lộc
|
Xã Điền Lộc, huyện Phong Điền
|
146
|
Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Hương
|
Xã Điền Hương, huyện Phong Điền
|
147
|
Trung tâm văn hóa xã Điền Hương
|
Xã Điền Hương, huyện Phong Điền
|
148
|
Trung tâm học tập cộng đồng xã Điền
Môn
|
Xã Điền Môn, huyện Phong Điền
|
149
|
Trường Tiểu học và THCS Điền Hòa
|
Xã Điền Hòa, huyện Phong Điền
|
150
|
Nhà văn hóa thôn 7, xã Điền Hòa
|
Xã Điền Hòa, huyện Phong Điền
|
151
|
Nhà văn hóa thôn 2, xã Điền Hải
|
Xã Điền Hải, huyện Phong Điền
|
152
|
Nhà văn hóa thôn 6, xã Điền Hải
|
Xã Điền Hải, huyện Phong Điền
|
153
|
Trước mặt Trụ sở Công an xã Phong Hải
|
Xã Phong Hải, huyện Phong Điền
|