UBND
TỈNH BÌNH THUẬN
BAN CHỈ ĐẠO 389
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2676/KH-BCĐ389
|
Bình
Thuận, ngày 17 tháng 7 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU, KHÍ DẦU MỎ
HÓA LỎNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện Kế hoạch số
1601/KH-BCĐ389 ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tỉnh Bình Thuận về công tác đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) xây dựng Kế hoạch kiểm
tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017 như sau:
I. Mục đích,
yêu cầu
- Thông qua công tác kiểm tra,
kiểm soát nhằm quản lý thị trường, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những
hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, quy định về nhãn hàng hóa, đo lường,
chất lượng hàng hóa trong sản xuất, vận chuyển, kinh doanh đối với mặt hàng
xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Thiết lập trật tự trong hoạt
động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng theo quy định pháp luật; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu và người
tiêu dùng.
- Hoạt động kiểm tra và xử
phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ theo quy định của pháp luật; không để xảy
ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong công tác kiểm tra; không làm cản trở
hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ
giữa các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển xăng dầu, khí dầu mỏ
hóa lỏng.
II. Đối
tượng, địa bàn, thời gian và hình thức kiểm tra
1. Đối tượng, mặt hàng kiểm
tra:
- Phương tiện đang hoạt động
vận chuyển xăng dầu; doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại
lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi chung
là các cơ sở kinh doanh, vận chuyển xăng dầu).
- Phương tiện đang vận chuyển
khí dầu mỏ hóa lỏng; thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán
LPG chai (bao gồm cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai); trạm nạp LPG vào chai
(gọi chung là các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng).
2. Địa bàn kiểm tra: Trên
địa bàn toàn tỉnh.
3. Thời gian tiến hành kiểm
tra:
Từ tháng 7 năm 2017 đến ngày
31 tháng 12 năm 2017.
4. Hình thức kiểm tra: Kiểm
tra đột xuất.
III. Nội
dung kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra mặt
hàng xăng dầu:
- Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
- Điều kiện kinh doanh xăng
dầu;
- Việc mua, bán xăng dầu
theo hệ thống phân phối;
- Việc giao, nhận tổng đại
lý, đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Việc ký hợp đồng mua bán
xăng dầu, hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
- Việc thực hiện các quy định
về đo lường;
- Việc thực hiện các quy định
về chất lượng;
- Điều kiện kinh doanh dịch
vụ xăng dầu;
- Kiểm tra xăng dầu; hóa
đơn, chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động mua bán và vận chuyển
xăng dầu;
- Việc niêm yết giá bán và
giá bán xăng dầu.
- Việc niêm yết thời gian
bán hàng tại nơi bán hàng.
2. Nội dung kiểm tra mặt
hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG):
- Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh LPG;
- Việc thực hiện các quy định
về kinh doanh LPG;
- Nhãn của LPG chai, niêm
phong của LPG chai;
- Việc chấp hành quy định về
điều kiện đối với thương nhân đầu mối, trạm nạp LPG vào chai, tổng đại lý, đại
lý, cửa hàng kinh doanh LPG chai, kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG;
- Kiểm tra việc thực hiện
các quy định về đo lường;
- Hợp đồng mua, bán hoặc hợp
đồng đại lý kinh doanh LPG;
- Kiểm tra LPG chai và chai
LPG; hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động mua bán và vận
chuyển LPG.
- Việc niêm yết giá và giá
bán LPG chai.
IV. Tổ chức
triển khai
- Thành lập Đoàn kiểm tra
liên ngành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển và kinh doanh xăng dầu,
khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh năm 2017 với thành phần gồm: Chi cục Quản
lý thị trường (Trưởng đoàn), Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Công
an tỉnh và Cục Thuế.
- Việc xử phạt vi phạm hành
chính phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, thực hiện đúng
theo thẩm quyền và có sự thống nhất giữa các cơ quan tham gia phối hợp kiểm
tra.
V. Phân
công nhiệm vụ
1. Sở Công thương:
- Thành lập Đoàn kiểm tra
liên ngành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển và kinh doanh xăng dầu,
khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị
trường cử cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành
và tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra; đôn đốc, chỉ đạo và giám sát
việc kiểm tra, xử lý vi phạm của Đoàn kiểm tra.
- Phối hợp với Báo Bình Thuận,
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng
và kết quả hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của Đoàn kiểm tra liên ngành.
2. Chi cục Tiêu chuẩn -
Đo lường - Chất lượng:
- Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm
tra liên ngành, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra nhà nước về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Phối hợp cung cấp đối tượng có dấu hiệu gian
lận về đo lường, chất lượng trên địa bàn và cử cán bộ tham gia phối hợp với các
Đội Quản lý thị trường trên địa bàn để kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu,
khí dầu mỏ hóa lỏng khi có đề nghị phối hợp của Chi cục Quản lý thị trường.
- Tổng hợp các văn bản quy
phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm phối hợp thực hiện
trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến đo lường, chất lượng.
3. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát
Kinh tế, Phòng Cảnh sát Giao thông cử cán bộ, chiến sỹ tham gia Đoàn kiểm tra
liên ngành tỉnh để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công tác kiểm tra.
- Cung cấp thông tin về đối
tượng, các đường dây mua, bán, vận chuyển xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng nhập lậu
và gian lận thương mại về xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn.
4. Cục Thuế tỉnh:
- Cử cán bộ có chuyên môn,
nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý thuế, hóa đơn, chứng từ tham gia Đoàn kiểm tra
liên ngành; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán
có liên quan đến hoạt động vận chuyển, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh
doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Chuẩn bị tài liệu, văn bản
pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
5. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các cơ quan trực
thuộc và Ủy ban nhân dân phường, xã có liên quan chủ động phối hợp với Đoàn kiểm
tra liên ngành của tỉnh trong hoạt động kiểm tra của Đoàn đối với các tổ chức,
cá nhân đóng trên địa bàn mình quản lý.
- Tích cực tuyên truyền các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng; vận
động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại và sản xuất, kinh doanh hành giả.
VI. Kinh
phí, phương tiện phục vụ công tác kiểm tra
1. Kinh phí: Sở Công
thương lập dự trù kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành gửi Sở Tài
chính thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp nguồn kinh phí từ ngân
sách tỉnh năm 2017.
2. Phương tiện: Chi cục
Quản lý thị trường chuẩn bị, bố trí phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra,
kiểm soát của Đoàn kiểm tra.
VII. Chế
độ báo cáo
Đoàn kiểm tra liên ngành có
trách nhiệm tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm theo
định kỳ vào ngày 10 hàng tháng về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban
Chỉ đạo 389 tỉnh./.
Nơi nhận:
- Ban CĐ 389 Quốc gia (b/c);
- Các cơ quan thành viên BCĐ 389 tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KT.Thường.
|
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Lương Văn Hải
|