Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2491/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Võ Đức Trong
Ngày ban hành: 08/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2491/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 08 tháng 8 năm 2023

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024; Công văn số 4456/BKHĐT-TH , ngày 13/6/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024;

UBND tỉnh Tây Ninh đánh giá ước thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, cụ thể như sau:

PHẦN I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2023

I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2023

Năm 2023, cùng chung với cả nước, tỉnh Tây Ninh đối mặt với những khó khăn về chính trị, kinh tế thế giới còn biến động phức tạp, khó lường. Một số thị trường xuất khẩu chủ lực đang trong tình trạng lạm phát và lãi suất tăng cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu mua sắm hàng hóa. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn nặng nề, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp đã tới hạn. Doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực về tài chính và quản trị còn yếu, dễ bị tổn thương bởi các yếu tố rủi ro. Doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận vốn, lãi suất cho vay và các chi phí đầu vào vẫn còn cao.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2023; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); các giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH; tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài và những vấn đề đột xuất phát sinh. Nhiều chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được triển khai kịp thời đã phát huy hiệu quả. Làm tốt công tác an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2023

1. Ước thực hiện các chỉ tiêu phát triển KTXH chủ yếu

Thực hiện 20 chỉ tiêu về phát triển KTXH theo Nghị quyết HĐND tỉnh giao, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 08 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, cụ thể:

- Chỉ tiêu kinh tế: có 03/10 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

- Chỉ tiêu văn hóa - xã hội: 6/7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

- Chỉ tiêu môi trường: 3/3 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

(Đính kèm biểu chi tiết)

2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh và Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 07/01/2023 của UBND tỉnh

2.1. Về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 59.055 tỷ đồng, tăng 5,2% so với CK (KH 2023: tăng 7% trở lên). Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 19,5% - 44,7% - 31,0% (KH 2023: 18-19%; 46-47%; 29 - 30%). GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.829 USD (KH 2023: 4.100 USD).

Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định và tăng trưởng khá kể từ sau giai đoạn đại dịch Covid-19, hầu hết các sản phẩm nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng rộng rãi, đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng các nông sản trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 01 ha đất trồng trọt ước đạt 109 triệu đồng, tăng 03 triệu đồng so với năm 2022 (KH 2023: 108 triệu đồng). Tỉnh đã tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh năm 2023; Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), các hoạt động này nhằm khai khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án Phát triển tổng thể đa mục tiêu hồ thủy lợi Dầu Tiếng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục đầu tư nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Duy trì 61/71 xã đã đạt chuẩn NTM, 17 xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao và 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ NTM. Đến cuối năm 2023 tăng thêm 04 xã đạt chuẩn NTM, lũy kế có 65/71 xã đạt chuẩn NTM (đạt 91,5%), trong đó 100% xã biên giới đạt chuẩn NTM, 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tổ chức đánh giá, công nhận, công bố sản phẩm OCOP, dự kiến khoảng 25 sản phẩm. Lũy kế đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh có khoảng 80 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên.

Tình trạng thiếu đơn hàng đã làm cho hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh, chỉ số sản xuất công nghiệp của những tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng chậm lại. 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng 4,3 %, ước năm 2023 tăng 6,86% so với CK. Kéo theo sự sụt giảm của kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.452 triệu USD, giảm 14,5% so với CK (KH 2023: tăng 8%). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5.047 triệu USD, giảm 13% so với CK.

Công tác xúc tiến thương mại, du lịch được tích cực triển khai. Ban hành kế hoạch phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 107.767 tỷ đồng, tăng 11,2% so với CK (KH 2023: tăng 12%); trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa ước thực hiện 84.938 tỷ đồng, tăng 11,1% so CK.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2023. Tổ chức và tham gia các chuỗi sự kiện văn hóa - du lịch, hội thảo, diễn đàn cấp khu vực. Các khu di tích, điểm tham quan du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước được chỉnh trang cơ sở vật chất và dịch vụ, đảm bảo an ninh phục vụ khách du lịch. Tổng doanh thu du lịch cả năm ước đạt 2.160 tỷ đồng (KH 2023: 1.800 tỷ đồng), vượt 20% so KH, tăng 47% so CK; với hơn 5 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, đạt 103,6% so KH, tăng 15% so CK. Lượng khách tham quan tăng đã thúc đẩy tăng trưởng các ngành như dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác.

2.2. Tập trung huy động và phân bổ nguồn lực

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 41.130 tỷ đồng, tăng 11,1 % so với CK, đạt 37,8% GRDP (KH 2023: 37% GRDP). Bao gồm: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,8%, khu vực dân doanh tăng 10,0%, khu vực nhà nước tăng 3,0% so với CK.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, quảng bá, chăm sóc khách hàng và triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn phù hợp để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước cả năm đạt 68.943 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm (năm 2022 tăng 15%). Với nhu cầu vốn phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng, quy trình, thủ tục cho vay thuận lợi đã tác động tốt đến hoạt động tín dụng của ngành, dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng. Tổng dư nợ cho vay đạt 97.874 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm (năm 2022 tăng 13%); tỷ lệ nợ xấu chiếm dưới 1% tổng dư nợ cho vay (tỷ lệ nợ xấu năm 2022: 0,32%).

Công tác thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp được đẩy mạnh:

Thu hút đầu tư trong nước ước đạt 12.841 tỷ đồng, giảm 22,5% so với CK, trong đó cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư mới 21 dự án với tổng vốn đăng ký 10.458 tỷ đồng, điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án với vốn tăng 2.514 tỷ đồng, điều chỉnh giảm vốn cho 02 dự án với vốn giảm 130 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 800 triệu USD, tăng 15,1 % so với CK, trong đó cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư mới 18 dự án với tổng vốn đăng ký 225 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án với vốn tăng 575 triệu USD, điều chỉnh giảm vốn cho 01 dự án với vốn giảm 0,45 triệu USD.

Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 394 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 2.740 tỷ đồng, có 68 doanh nghiệp giải thể với số vốn 312 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, dự kiến có 700 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 10.000 tỷ đồng, so với CK giảm 16% về số doanh nghiệp và 42,2% về vốn đăng ký; có 200 doanh nghiệp giải thể với số vốn 500 tỷ đồng, tăng 12,4% so CK.

Giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 đúng thời gian quy định. Các ngành phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành và khai thác các nguồn thu ngân sách địa phương. Ước tổng thu NSNN trên địa bàn 10.350 tỷ đồng, đạt 100% dự toán Trung ương giao, giảm 15,1% so CK; trong đó thu nội địa 9.050 tỷ đồng, đạt 100% so dự toán, giảm 14,1% so với CK. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương là 9.605,6 tỷ đồng, tăng 3,7% so CK.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn được giao. Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 (kể cả Chương trình MTQG và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH) do Thủ tướng Chính phủ giao là 4.061,544 tỷ đồng1. Đến ngày 30/6/2023, giải ngân 1.930,768 tỷ đồng, đạt 47,5% kế hoạch; đến 30/9/2023, ước giải ngân 3.102,451 tỷ đồng, đạt 76,4% kế hoạch; đến 31/01/2024 ước giải ngân 4.475,651 tỷ đồng đạt 110% kế hoạch.

2.3. Về thực hiện các chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ và hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Kết quả đến 30/6/2023:

+ Dư nợ cho vay theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN Việt Nam đạt 311 tỷ đồng (15 khách hàng), doanh số cho vay được hỗ trợ đạt 916 tỷ đồng (17 khách hàng) với số tiền lãi được hỗ trợ lũy kế từ đầu chương trình là 4,2 tỷ đồng.

+ Dư nợ gốc được cơ cấu lại nợ và miễn, giảm lãi cho vay thực hiện chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 còn lại là 7,3 tỷ đồng với 211 khách hàng.

+ Về thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NQ-CP ngày 30/5/2022 của Chính phủ: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách tỉnh Tây Ninh đã thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay với số tiền hỗ trợ đến 25/6/2023 là 22,6 tỷ đồng, ước đến 31/12/202 là 28,9 tỷ đồng.

- Triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ; Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15; Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ; Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15; Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 của Chính phủ về việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô các loại xe tương tự lắp ráp trong nước. Mức giảm thu ngân sách khi thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế này tính đến 30/6/2023 là 300 tỷ đồng, ước đến 31/12/2023 là 643 tỷ đồng.

- Thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Tây Ninh: Ước đến 31/12/2023, dư nợ cho vay đạt 229,4 tỷ đồng. Trong đó: Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: dư nợ cho vay 150 tỷ đồng; Cho vay nhà ở xã hội: dư nợ cho vay 72,7 tỷ đồng; Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến: dư nợ cho vay 3,7 tỷ đồng; Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập:dư nợ cho vay 3 tỷ đồng.

- Đối với nội dung thực hiện các dự án/công trình thuộc nguồn vốn NSNN triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

Năm 2023, tỉnh Tây Ninh được Thủ tướng Chính phủ giao vốn thực hiện đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 130 tỷ đồng, tỉnh đã thực hiện phân khai chi tiết 100% kế hoạch. Đến ngày 30/6/2023, chương trình đã giải ngân 12,882 tỷ đồng; ước giải ngân đến 30/9/2023 là 13,471 tỷ đồng và giải ngân 100% kế hoạch vào cuối năm 2023.

2.4. Về công tác quy hoạch và liên kết vùng

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được trình Hội đồng thẩm định ngày 21/4/2023. Hiện nay, tỉnh đang tiến hành rà soát, điều chỉnh, tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, chuẩn bị các nội dung để thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh tháng 8/2023 và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2023. Đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045.

Đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai lập quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và đề án phân loại đô thị. Trong đó, Thành phố Tây Ninh đang hoàn chỉnh Đề án phân loại đô thị và đề nghị công nhận là đô thị loại II2.

Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch đưa ra các mục tiêu cụ thể nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong bối cảnh phát triển của Vùng Đông Nam bộ.

Chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh thành sơ kết, tổng kết và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển cơ chế phối hợp liên kết vùng3. Phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC-VSIP đề xuất cụ thể dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, các dự án phát triển Đô thị - Dịch vụ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới theo tinh thần Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đề xuất Dự án đầu tư Khu công nghiệp - Đô thị và Công ty Liên danh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).

2.5. Về quản lý tài nguyên - môi trường

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 04/01/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Triển khai thực hiện lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 tỉnh Tây Ninh. Quy định về điều kiện tách thửa đất, họp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; công tác cho thuê đất, thẩm định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất... được thực hiện theo đúng quy định. Chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp nhận quản lý và xây dựng phương án hỗ trợ diện tích đất quá sau phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia (các huyện: Bến Cầu, Tân Biên, Châu Thành và Thị xã Trảng Bàng). Sơ kết triển khai thực hiện Phương án sử dụng quỹ đất Công ty TNHH MTV Mía đường Tây Ninh và Công ty cổ phần Cao su 1-5 Tây Ninh bàn giao địa phương quản lý. Hoàn chỉnh Phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV 30-4 Tây Ninh.

Công tác cấp phép khai thác khoáng sản, giấy phép về thăm dò, khai thác nước dưới đất, giấy phép xả thải vào nguồn nước đảm bảo theo quy định. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có quy hoạch khoáng sản theo quy định. Duy trì 100% tỷ lệ chất thải rắn nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý. Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Tiếp tục triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 nhằm nâng cao giá trị của rừng và góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng hiện có. Năm 2023, dự kiến trồng mới 542 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; chăm sóc 602 ha rừng phòng hộ, đặc dụng đã trồng; bảo vệ 30.053 ha rừng đặc dụng; khoanh nuôi khoảng 250 ha; tiếp tục quản lý, bảo vệ 66.569,09 ha rừng hiện có. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là giai đoạn mùa khô năm 2022 - 2023; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng được quan tâm, kéo giảm cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại rừng.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cấp nước sạch cả khu vực thành thị và nông thôn, quản lý vận hành khai thác các công trình cấp nước sạch. Nâng cao chất lượng, an toàn đối với các công trình cấp nước hiện có trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó số hộ đô thị sử dụng nước sạch so với năm 2022 đạt 48,9%, tăng 5,19% (tương đương 2.299 hộ). Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,6%, trong đó tỷ lệ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đạt 68% toàn tỉnh.

2.6. Về giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ

Ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá các kỳ thi, xét công nhận hoàn thành chương trình các cấp học kịp thời, đảm bảo hoàn thành theo đúng tiến trình thời gian năm học; tuyển sinh vào lớp 6 và tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024; kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023. Công tác phổ cập giáo dục THCS có 2/9 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 1, 6/9 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 2, Thành phố Tây Ninh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non, giáo viên ngoại ngữ, tin học và các môn học tích hợp, tỉnh đang rà soát, đánh giá lại đội ngũ giáo viên và dự báo nhu cầu, phát triển của ngành giáo dục đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để xây dựng Đề án phát triển đội ngũ giáo viên của tỉnh. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm để thu hút, tạo nguồn giáo viên cho những năm về sau. Xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non công lập khó tuyển dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Ban hành Kế hoạch phối hợp triển khai, thực hiện công tác “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2022- 2025”. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh, đã tư vấn hướng nghiệp cho khoảng 20.000 học sinh trung học phổ thông, 35.000 học sinh trung học cơ sở. Phối hợp với trung tâm cung ứng nguồn nhân lực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp và trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh vào trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông, tìm hiểu về thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề, tương ứng với từng khu vực. Ước thực hiện năm 2023, số lao động có việc làm tăng thêm khoảng 16.000 lao động (KH 2023: 16.000 lao động), tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 73% (KH 2023: 73%).

Ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025 và năm 2023; Kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2021 của Ban Bí thư về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ước thực hiện năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được 10.350 người4; thực hiện công tác tư vấn - giới thiệu việc làm cho 10.695 người; tư vấn và ra quyết định hỗ trợ học nghề cho 77 người với số tiền 552 triệu đồng.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư các dự án giáo dục chất lượng cao, giáo dục đại học tại tỉnh. Xây dựng Đề án xã hội hóa, mời gọi đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực khu vực công chất lượng cao tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Chương trình hành động về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Tổ chức thành công Lễ tôn vinh danh hiệu “Trí thức KH&CN tiêu biểu”, “Điển hình lao động sáng tạo”, “Tài năng trẻ KH&CN” tỉnh Tây Ninh lần thứ I, năm 2023 (21 trí thức KH&CN tiêu biểu, 07 điển hình lao động sáng tạo, 07 tài năng trẻ KH&CN tỉnh Tây Ninh lần thứ I, năm 2023).

2.7. Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở, chú trọng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của Nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở từng bước được hoàn thiện, tổ chức bộ máy được củng cố tinh gọn, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; các hoạt động văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn5.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức sôi nổi, đi vào chiều sâu, gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương và xây dựng văn hóa, con người Tây Ninh, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh tỉnh Tây Ninh đến với du khách trong nước và quốc tế. Tổ chức thành công Lễ hội Ẩm thực chay lần thứ I năm 2023; Lễ công bố 02 Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận “Nghệ thuật chế biến món ăn chay” và “Nghề làm Muối ớt Tây Ninh” đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Song song đó, ngành phối hợp tổ chức triển lãm và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Đờn ca tài tử” trên đỉnh Núi Bà Đen đã thu hút đông đảo khách tham quan, thưởng thức.

Các hoạt động thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn. Tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023; đi kèm với chương trình dạy bơi miễn phí cho trẻ em và các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra trên toàn tỉnh... Đăng cai tổ chức nhiều sự kiện thể thao cấp quốc gia, khu vực6, thu hút hàng chục nghìn người trong, ngoài tỉnh và quốc tế tham gia.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Xây dựng Nghị quyết Quy định đối tượng cho vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Nghị quyết hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023. Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022, toàn tỉnh có 3.499 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,09%, (trong đó: tổng số hộ nghèo của tỉnh là 1.037 hộ, tỷ lệ 0,32%; tổng số hộ cận nghèo: 2.462 hộ, tỷ lệ 0,77%); tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 ước giảm 0,05 - 0,07% (KH 2023: 0,15 - 0,2%). Hỗ trợ cho 955 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi với kinh phí 41.616,5 hiệu đồng. Xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025.

Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được quan tâm thực hiện; hoạt động y tế dự phòng được tăng cường, giám sát dịch chặt chẽ, khống chế và dập dịch kịp thời. Tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế cơ bản đã được khắc phục. Đã hoàn thành 2 gói thầu (số 1 và 2) với 1.042 mặt hàng thuốc, trong đó có 853 mặt hàng thuốc trúng thầu, đạt 81,86% với giá trúng thầu 882,785 tỷ đồng. Duy trì hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19, công tác tiêm vắc xin tiếp tục thực hiện, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao tỷ lệ bao phủ và thực hiện tốt chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tự nguyện, Bảo hiểm y tế. Ban hành kế hoạch thực hiện phát triển người tham gia BHXH, BHYT giai đoạn năm 2023-2025; Kế hoạch truyền thông về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 92,25% so với dân số toàn tỉnh (KH 2023: 92,25%).

Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2023, trong đó tập trung hỗ trợ thực hiện các nội dung gồm: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt7; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi8; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực9; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch10; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em11; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn và khó khăn đặc thù12.

2.2. Về xây dựng chính quyền, cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng

Công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (DDCI) thuộc tỉnh Tây Ninh năm 2022, kết quả khảo sát đánh giá năng lực nhân sự kế hoạch đầu tư và tài nguyên môi trường, các báo cáo đã làm rõ hơn kết quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của cấp sở, ban, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện Đề án “Rà soát, điều chỉnh biên chế gắn với vị trí việc làm công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của tỉnh Tây Ninh”. Ban hành Đề án thí điểm thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở và tương đương thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP cho 32 trường hợp.

Thành lập Tổ công tác nhằm tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ: Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; Tổ công tác thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh.

Ban hành và triển khai kịp thời các kế hoạch thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh13. Tổ chức họp, thảo luận, tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra 09 giải pháp trọng tâm thúc đẩy CCHC, môi trường đầu tư - nâng cao chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS. Tiếp tục thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI) của tỉnh tới năm 202514.

Năm 2023, UBND tỉnh đã công bố 1777 dịch vụ công trực tuyến (đạt khoảng 96% số TTHC của tỉnh), trong đó có 731 toàn trình, chiếm 41% số TTHC cung cấp dạng trực tuyến. Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã đáp ứng được các yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử15, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình đạt 31,21%16. Hệ thống văn phòng điện tử đã được nâng cấp đáp ứng yêu cầu về gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hệ thống hành chính nhà nước và được kết nối trên Trục liên thông Văn bản Quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ công việc xử lý trên môi trường mạng tại cấp tỉnh đạt 83%, cấp huyện đạt 84%, cấp xã đạt 79%; Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh đã được kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Nhìn chung, IOC của tỉnh đáp ứng các yêu cầu theo mô hình khuyến nghị của Bộ TTTT17, đã có 17/20 sở, ban, ngành đã tích hợp số liệu lên IOC. Trung tâm IOC của tỉnh đều được tích hợp thông tin các dịch vụ đô thị thông minh chủ yếu bao gồm các dịch vụ: phản ánh hiện trường (1022), giám sát giao thông, giám sát an ninh trật tự, quan trắc chất lượng môi trường, giám sát thông tin trên môi trường mạng, các dịch vụ y tế, giáo dục,... Việc triển khai Trung tâm IOC bước đầu giúp Lãnh đạo tỉnh có được cái nhìn tổng quan về các số liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương cũng như của các ngành, lĩnh vực.

Kịp thời công bố danh mục thủ tục hành chính (TTHC) ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ. Đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng và công bố quy trình nội bộ, quy trình điện tử và danh mục TTHC tại 03 cấp chính quyền theo quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC. Kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC trong 6 tháng đầu năm 2023 có 95% hồ sơ đã giải quyết trước hạn, đúng hạn; 2,8% hồ sơ chưa giải quyết còn hạn; 2,09% hồ sơ quá hạn. Số hồ sơ trễ hạn chủ yếu là lĩnh vực đất đai.

Tổ chức tiếp công dân thường xuyên, định kỳ theo quy định; công tác giải quyết đơn khiếu nại tốc được thực hiện theo đúng trình tự quy định, kịp thời đối thoại, giải quyết vụ việc tại cơ sở, không để phát sinh các vụ việc khiếu nại đông người, phát sinh điểm nóng. Toàn tỉnh đã tiếp 1.059 lượt/938 người/810 vụ việc; phân loại, xử lý kịp thời 150 đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý. Tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền thụ lý là 96 đơn/96 vụ việc (92 đơn khiếu nại, 04 đơn tố cáo), đã giải quyết 32 đơn (28 đơn khiếu nại, 04 đơn tố cáo), đạt 37% trên tổng số thụ lý, số còn lại đang xác minh, xem xét giải quyết.

Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai minh bạch tại 06 cơ quan, phát hiện 02 cơ quan còn hạn chế, thiếu sót; tiến hành 07 cuộc thanh tra, kiểm tra 09 đơn vị về công tác quản lý sử dụng tài chính liên quan đến chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện sai phạm 07 cuộc/43 người với số tiền sai phạm đã xử lý 3,2 tỷ đồng; thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích năm 2023 phát hiện và xử lý 03 vụ, 03 người theo quy định của pháp luật; thực hiện chuyển đổi 11/127 trường hợp nhằm phòng ngừa tham nhũng. Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập đối với 42 trường hợp năm 2023, hiện đang xem xét kết luận theo quy định. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của địa phương: khởi tố 01 vụ án, 01 bị can; truy tố 03 vụ, 06 bị can; xét xử sơ thẩm 07 vụ, 15 bị cáo; xét xử phúc thẩm 03 vụ, 05 bị cáo; hiện đang tiếp tục theo dõi 02 vụ, 06 người có dấu hiệu tham nhũng đang được xử lý, chưa có kết quả xét xử sơ thẩm; xử lý kỷ luật 01 lãnh đạo, xử lý hình sự 04 lãnh đạo, 02 lãnh đạo đủ điều kiện để miễn trách nhiệm.

2.3. Về công tác an ninh quốc phòng và đối ngoại

Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương18. Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ, theo dõi nắm chắc tình hình, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới.

Các tổ chức tôn giáo cũng như sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh tương đối ổn định, tuân thủ quy định của pháp luật. Quan tâm giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, giải quyết tốt công tác bảo hộ công dân và người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Tây Ninh19. Triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký kết với Campuchia, phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trên khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt làm được

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương, sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển KTXH, tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu... tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực khi tình hình thế giới được cải thiện, thuận lợi hơn. Các chính sách, giải pháp triển khai từ đầu năm đến nay đã và đang phát huy tác động tích cực, nhất là các giải pháp về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với sản xuất kinh doanh. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, dịch bệnh được kiểm soát. Một số dự án sớm được đầu tư và đưa vào khai thác cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng quý III và cả năm 2023. Dự kiến năm 2023 có 12/20 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế tỉnh tăng trưởng ước đạt 5,2% so với CK, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (theo dự báo là 5%).

Công tác thu hút đầu tư, thương mại, du lịch được tích cực triển khai, tạo động lực phát triển KTXH trên địa bàn. Du lịch có bước phát triển khá hơn, tăng cả về lượng khách tham quan và doanh thu với 5 triệu lượt khách và doanh thu đạt 2.160 tỷ đồng. Tây Ninh đã trở thành một trong những điểm đến nổi bật trong cả nước, chất lượng phục vụ du lịch ngày càng được nâng cao.

Các ngành phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý điều hành và khai thác các nguồn thu ngân sách địa phương, ước tổng thu NSNN năm 2023 đạt 100% dự toán TW giao. Các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công đã nỗ lực trong công tác triển khai và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, dự kiến giải ngân năm 2023 đạt 100% kế hoạch.

Các chính sách về an sinh xã hội chăm lo đời sống cho người dân được quan tâm nhất là các đối tượng gặp khó khăn, thiếu hoặc mất việc làm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cải cách hành chính. Thực hiện việc thí điểm tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến (không tiếp nhận trực tiếp) và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố sơ kết, tổng kết và xây dựng các chương trình hợp tác, phát triển, cơ chế phối hợp liên kết vùng Đông Nam Bộ.

Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, không để xảy ra điểm nóng trên khu vực biên giới. Công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thiết thực vào thúc đẩy hợp tác phát triển. Có 04 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa UBND tỉnh Tây Ninh với các tổ chức và doanh nghiệp tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây Ninh năm 202320.

2. Tồn tại, hạn chế

Dự kiến có 08 chỉ tiêu cơ bản về phát triển KTXH không đạt kế hoạch.

Ngành công nghiệp đối diện nhiều khó khăn khi sụt giảm đơn hàng do nhu cầu giảm từ các thị trường chủ lực (Mỹ, EU, Trung Quốc,...). Kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm và tác động đến thu ngân sách Nhà nước. Tình trạng nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng dẫn đến lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, nhất là tại các khu công nghiệp, làm giảm thu nhập của người lao động và ảnh hưởng đến chỉ tiêu BHXH, BHYT.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn phụ thuộc, không ổn định. Thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn chậm, chưa đáp ứng quá trình chuyển dịch sản xuất.

Đầu tư tư nhân trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi phải đối mặt với chi phí lãi cao, làm gia tăng áp lực đối với doanh nghiệp để duy trì hoạt động, sản xuất.

Các chỉ số hành chính của tỉnh (PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX) đạt thấp theo kết quả đánh giá năm 2022 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp năm 2023.

Các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu khó đạt theo quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế, chính trị thế giới còn biến động phức tạp, khó lường. Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có lạm phát và lãi suất tăng cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu mua sắm hàng hóa.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn nặng nề, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp đã tới hạn. Doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực về tài chính và quản trị còn yếu, dễ bị tổn thương bởi các yếu tố rủi ro.

Doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận vốn, lãi suất cho vay và các chi phí đầu vào vẫn còn cao.

Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Trung ương còn nhiều bất cập, khó thực hiện tại địa phương.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác quy hoạch, định hướng phát triển, dự án đầu tư thu hút tạo động lực chưa nhiều, chưa kịp thời và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Các cấp, các ngành chưa thể hiện sự quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Công tác tham mưu của các ngành còn thiếu chủ động, sáng tạo, hiệu quả chưa cao. Việc phối hợp xử lý công vụ của một số ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa triển khai tốt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.

Chủ đầu tư, nhà thầu thiếu năng lực quản lý, năng lực tài chính ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Công tác cải cách hành chính chưa đồng đều, chưa toàn diện, chuyển đổi số còn chậm, nhất là ở địa phương chưa quyết liệt triển khai

Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức ở một số sở, ngành, địa phương chưa cao; còn đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro; biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực vẫn còn xảy ra.

4. Bài học kinh nghiệm

Tổ chức triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH đã ban hành, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Các sở, ban, ngành và các địa phương phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành, chủ động tham mưu, đề xuất xử lý các vướng mắc, rào cản, các vấn đề tồn đọng chưa giải quyết trong nhiều năm cho doanh nghiệp, người dân.

Chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; chủ động, linh hoạt, thống nhất trong tổ chức thực hiện; tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, khách quan để tạo đồng thuận xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH. Xử lý các thông tin xấu độc góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

PHẦN II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2024

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh còn ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Tình hình thế giới, khu vực biến động không ngừng, ngày càng khó lường hơn. Trong nước, tình hình KTXH vẫn còn những hạn chế, khó khăn; trong đó năng lực sản xuất, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của tỉnh còn chưa cao; các yếu tố nền tảng như hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ,... chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Qua đó, đòi hỏi các ngành, địa phương tiếp tục kế thừa, phát huy thành quả đã đạt được, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nỗ lực phấn đấu đạt hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, góp phần thực hiện hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025.

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm (y tế, giáo dục) để làm động lực cho phát triển KTXH. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả hơn nữa; kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, đảm bảo các hoạt động kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. Chỉ tiêu kinh tế

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - theo giá so sánh 2010) tăng 7% trở lên.

- GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 4.100 USD.

- Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt đạt 112 triệu đồng/ha.

- Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP (giá hiện hành - chưa tính thuế sản phẩm): Nông - lâm - thủy sản: 18-19%; Công nghiệp - Xây dựng: 45-46%; Dịch vụ: 31-32%.

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 37%.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 10.256 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bằng 38% GRDP.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 12%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 8%.

2. Chỉ tiêu về xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 0,05%.

- Tỷ lệ thất nghiệp: Khu vực thành thị: 1,2%; Khu vực nông thôn: 1,8%.

- Số lao động có việc làm tăng thêm 16.000 lao động.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và dạy nghề đạt 74%.

- Đạt 8,7 bác sĩ/vạn dân và 28 giường bệnh/vạn dân.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể thấp còi) còn dưới 19%.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 95,8%, trong đó có thêm 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM21, 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

3. Chỉ tiêu về môi trường

- Duy trì tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó số hộ sử dụng nước sạch tăng 2% so với năm 2023.

- Duy trì tỷ lệ che phủ rừng (đã loại trừ cây cao su) đạt 16,3%.

- Duy trì tỷ lệ 100% chất thải rắn nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Quyết liệt thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. Triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp đã ban hành để thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, giữ vững ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đột phá chiến lược đã đề ra. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các công trình, dự án đầu tư trọng điểm đã và đang triển khai: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1 từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh), Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà, Đường Tuần tra biên giới (các đoạn còn lại), Khu đô thị mới tại Phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh, Khu đô thị phục vụ Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen (78,93 ha), Khu đô thị phụ cận KDLQG núi Bà Đen (266 ha). Các dự án xã hội hóa đầu tư phát triển vận tải: Cảng cạn Thanh Phước, Cảng cạn Mộc Bài, Cảng thủy nội địa Thành Thành Công và Trung tâm logistics, cảng cạn ICD và cảng tổng hợp tại Trảng Bàng.

3. Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch thứ cấp để đồng bộ với quy hoạch tỉnh (Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới), nhằm tạo quỹ đất sạch để kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

4. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; chống thất thu, nợ đọng thuế. Huy động nguồn lực đầu tư có hiệu quả các dự án theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Tập trung vốn đầu tư công năm 2024 để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phấn đấu cuối năm 2024, huyện Bến Cầu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có thêm 03 xã đạt chuẩn NTM, 07 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có thêm từ 20 - 25 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có ít nhất 05 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng 4 sao; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa giảm 0,05%.

5. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và có giá trị gia tăng cao. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Tây Ninh và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Tân Châu nhằm giúp từng bước phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo định hướng tạo động lực thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành đồ án quy hoạch chung và triển khai Khu công nghiệp Hiệp Thạnh và thực hiện lắp đầy Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời giai đoạn 3. Mở rộng thị trường xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc vào một số thị trường. Đẩy nhanh chuyển đổi số, thúc đẩy các ứng dụng số, nền tảng số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế. Phát triển thương mại điện tử, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình thương mại truyền thống. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa. Chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới; có kế hoạch xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Tây Ninh, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái du lịch văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp của địa phương.

6. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội. Triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển GDNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; sắp xếp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bố trí đủ giáo viên theo định mức. Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. Ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Tổ chức triển khai các đề tài, dự án gắn với các định hướng phát triển của tỉnh, tập trung các lĩnh vực đột phá, phát triển công nghệ 4.0, chuyển đổi số. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hướng dẫn, hỗ trợ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

7. Tiếp tục phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình và các chính sách an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ việc làm, các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Thúc đẩy chuyển dịch việc làm hợp lý từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT. Kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn, khuyến cáo của ngành Y tế; tích cực hưởng ứng chương trình tiêm vắc xin phòng COVID-19. Bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh; phát triển nhân lực y tế. Tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao. Tiếp tục thực hiện cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở; chú trọng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của Nhân dân. Duy trì và đẩy mạnh vận động thể dục thể thao quần chúng, tạo sân chơi phong phú, đa dạng, tăng cường sức khỏe cho tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

8. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, đảm bảo các hoạt động kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Ban hành Bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2025-2029. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai phương án quản lý rừng bền vững; nâng cao giá trị của rừng và góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng hiện có. Duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 16,3%. Triển khai các giải pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời các tình huống thiên tai; nâng cao năng lực ứng phó, phòng tránh thiên tai tại cộng đồng, giảm thiệt hại về người, tài sản, sản xuất do thiên tai gây ra.

9. Quyết liệt thực hiện các giải pháp trọng tâm thúc đẩy cải cách hành chính, môi trường đầu tư - nâng cao chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS, DTI. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ các ngành, các cấp. Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, xử lý, giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra khiếu nại đông người và các vụ việc quá hạn theo luật định.

10. Tăng cường củng cố, bảo đảm quốc phòng - an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới. Tiếp tục triển khai xây dựng tăng dày các điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới. Các lực lượng phối hợp theo dõi nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, mua bán vận chuyển ma túy, buôn lậu. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; tiếp tục kéo giảm mạnh tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, xây dựng đường biên giới hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển.

Trên đây là báo cáo đánh giá ước thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 và dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 của tỉnh Tây Ninh./.


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TTTU; TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Sở KHĐT; CTK tỉnh;
- LĐ VP; PTH;
- Lưu: VT VP.UBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đức Trong

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU NGHỊ QUYẾT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 2491/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2023 của UBND tỉnh)

TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

KH 2023

ƯTH 2023

So KH

Đạt

Không đạt

I

Chỉ tiêu kinh tế

3

7

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - theo giá so sánh 2010) tăng so với năm trước

%

8% trở lên

5,2

X

2

GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành

USD

4.100

3.829

X

3

Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt

Triệu đồng

108

109

X

4

Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP (giá hiện hành - chưa tính thuế sản phẩm)

X

- Nông - lâm - thủy sản

%

18-19

19,5

- Công nghiệp - xây dựng

%

46-47

44,7

- Dịch vụ

%

29-30

31,0

5

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP

%

37

36,06

X

6

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (*)

Tỷ đồng

10.350

10.350

X

7

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn so với GRDP

%

37

37,8

X

8

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

%

15

6,9

X

9

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng so với cùng kỳ

%

12

11,2

X

10

Kim ngạch xuất khẩu tăng

%

8

(14,5)

X

II

Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

6

1

11

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm

%

0,15-0,2

0,07

X

12

Tỷ lệ thất nghiệp

X

- Khu vực thành thị

%

1,4

1,07

13

Số lao động có việc làm tăng thêm

Người

16.000

16.000

X

14

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và dạy nghề

%

73

73

X

15

Số bác sĩ, số giường bệnh bình quân trên vạn dân

X

- Số bác sĩ

bác sĩ

8,3

8,3

- Số giường bệnh viện

giường

28

28

16

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (thể thấp còi)

%

dưới 19,2%

19,2

X

17

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

91,5

91,5

X

- Trong đó: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

9

-

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

1

-

III

Chỉ tiêu môi trường

3

18

Duy trì tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh

%

100

100

X

- Trong đó số hộ sử dụng nước sạch tăng 2% so với năm 2022

%

43,7

48,9

19

Duy trì tỷ lệ che phủ rừng (đã loại trừ cây cao su)

%

16,3

16,3

X

20

Duy trì tỷ lệ chất thải rắn nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý

%

100

100

X

Ghi chú: (*) Dự toán Trung ương giao

PHỤ LỤC 02

ƯỚC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2024
(Biểu mẫu theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
(Kèm theo Kế hoạch số 2491/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2023 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện 2022

Năm 2023

Dự kiến năm 2024

Ghi chú

Mục tiêu

6 tháng đầu năm 2023

Ước thực hiện cả năm

Ước thực hiện cả năm so với thực hiện 2022 (%)

Mục tiêu

So với mục tiêu 2023 (%)

So với ước thực hiện 2023 (%)

1

Tốc độ tăng GRDP

%

9,21

8,0

4,07

5,2

7,0

2

Quy mô GRDP theo giá hiện hành

Tỷ đồng

102.060

114.330

50.171

108.797

106,6

118.000

103,2

108,5

3

GRDP bình quân đầu người

Triệu đồng/người

86

96

-

91

106,0

98

102,6

107,8

4

Cơ cấu kinh tế

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

20,4

18-19

17,7

19,5

18,6

-

Công nghiệp, xây dựng

%

45,1

46-47

45,3

44,7

45,3

-

Dịch vụ

%

29,7

29-30

32,1

31,0

31,4

-

Thuế, trợ cấp sản phẩm

%

4,7

4-5

4,9

4,8

4,7

5

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Tỷ đồng

37.025

42.240

18.050

41.130

111,1

44.850

106,2

109,0

6

Thu ngân sách địa phương

-

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

12.192

10.350

5.512

10.350

84,9

10.256

99,1

99,1

+

Trong đó thu nội địa

Tỷ đồng

10.533

9.050

4.806

9.050

85,9

9.156

101,2

101,2

Trong đó:

Thu từ tiền sử dụng đất

Tỷ đồng

1.111

500

382

900

81,0

500

100,0

55,6

Thu từ xổ số kiến thiết

Tỷ đồng

1.775

1.670

1.136

1.850

104,2

1.800

107,8

97,3

Thu ngân sách địa phương hướng theo phân cấp

Tỷ đồng

10.049

8.674

8.694

86,5

8.779

101,2

101,0

Trong đó:

+

Thu ngân sách địa phương hướng 100%

Tỷ đồng

3.975

3.431

3.439

3.472

+

Thu ngân sách địa phương hướng từ các khoản theo phân chia

Tỷ đồng

6.074

5.244

5.255

5.307

7

Chi ngân sách địa phương

-

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

Tỷ đồng

9.262

9.193

4.174

9.605

103,7

9.661

105,1

100,6

Trong đó:

+

Chi đầu tư

Tỷ đồng

3.292

2.797

1.872

3.364

102,2

2.904

103,8

86,3

+

Chi thường xuyên (bao gồm chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế)

Tỷ đồng

5.861

6.212

2.294

6.149

104,9

6.562

105,6

106,7

8

Bội thu/Bội chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

11

63

19

52

480,6

12

19,2

23,2

9

Thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

55

10

Thứ hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

60

11

Số doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế đến cuối kỳ báo cáo

Doanh nghiệp

6.424

6.560

8.550

133,1

12

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực lũy kế đến cuối kỳ báo cáo

-

Số dự án

Dự án

350

354

360

102,9

-

Vốn đầu tư thực hiện

Triệu USD

4.507

4.758

4.898

108,7

-

Vốn đăng ký

Triệu USD

9.014

9.516

9.796

108,7

13

Dân số

Nghìn người

1.188,758

1.195,849

100,6

1.202,982

100,6

14

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Nghìn người

688,150

15

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số

%

57,0

16

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

72,0

73,0

72,5

73,0

74,0

17

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

61

65

65

106,6

68

104,6

104,6

18

Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

85,9

91,5

91,5

95,8

19

Tỷ lệ số huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

%

11,1

44,4

44,4

55,6

20

Hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

-

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

0,32

0,25

0,25

0,20

-

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

Điểm %

0,33

0,07

0,07

0,05



1 Hội đồng nhân dân tỉnh giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 là 4.579,416 tỷ đồng, tăng 517,872 tỷ đồng so với kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.

2 Thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng và thị xã Hòa Thành đang lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị; Các huyện: Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Biên và Tân Châu đang lập quy hoạch chung đô thị mới.

3 Triển khai Chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2023-2025 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh, Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018-2022 và ký kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025 giữa tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh. Triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai các nội dung hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2026.

4 Trong đó: Cao đẳng đạt 360/245, Trung cấp đạt 2.055/2.055, Sơ cấp đạt 7.000/8.050, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.779/2.779 người.

5 Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh; 09 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện; 94/94 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã (đạt tỷ lệ 100%) là đơn vị tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí và sức khỏe của nhân dân trên địa bàn; 301/401 Nhà văn hóa ấp, liên ấp (đạt tỷ lệ 75.06%) và 12 Nhà văn hóa dân tộc; có 90 Sân bóng đá (81 sân 11 người, 07 sân 7 người, 02 sân 5 người), có 05 hồ bơi do ngân sách nhà nước đầu tư. Ngoài ra còn có trên 600 cơ sở kinh doanh thể thao, câu lạc bộ, điểm tập thể dục thể thao.

6 Giải Giải Bóng đá vô địch U19 quốc gia; Giải Bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc; Giải đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố HCM lần thứ 35-2023; Giải Bơi, Lặn toàn quốc khu vực miền Nam; Giải BaDen Mountain Marathon 2023; Giải Bóng bàn Trẻ, Thiếu niên, Nhi đồng Toàn quốc khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ; Giải vô địch Taekwondo Cụm các tỉnh miền Đông Nam bộ.

7 Thực hiện đầu tư nâng cấp trạm cấp nước tập trung xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

8 Hỗ trợ trang thiết bị cho Trạm Y tế xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

9 Thực hiện nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất công trình phụ trợ khác (sân chơi, bãi tập,...) cho Trường Phổ thông trung học nội trú tỉnh Tây Ninh.

10 Xây dựng 01 nhà văn hóa dân tộc Khmer tại ấp Bến Cầu, xã Biên Giới, huyện Châu Thành.

11 Xây dựng và phát triển y tế cơ sở tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên.

12 Thực hiện tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số.

13 Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023; Kế hoạch đào tạo chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng năm 2023; Bộ chỉ số Đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (DDCI) thuộc tỉnh Tây Ninh; Bộ Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

14 Năm 2022, chỉ số DTI của Tây Ninh tăng 4 bậc so với năm 2021, xếp hạng 40.

15 Được Bộ TTTT xếp loại B trên 5 loại (A-E), loại B đạt từ 80-90 điểm/100 điểm.

16 Tính 6 tháng đầu năm 2023, toàn trình tính từ nộp trực tuyến - xử lý trực tuyến, không tính thanh toán trực tuyến và trả kết quả trực tuyến hoặc qua BCCI.

17 Công văn số 2333/BTTTT-CĐSQG , ngày 20/6/2023 về triển khai ICT phát triển đô thị thông minh và Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tại địa phương.

18 Tổ chức tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước 120 bộ hài cốt liệt sỹ. Bàn giao 50 căn nhà/10 điểm dân cư và xây dựng tăng dày 30 căn nhà/06 điểm dân cư liền kề chốt dân quân, lũy kế đã xây dựng 145 căn nhà/21 điểm dân cư liền kề chốt dân quân.

19 Tổ chức Họp mặt hữu nghị mừng Xuân Quý Mão năm 2023 với các đại biểu Vương quốc Campuchia và tham dự tết cổ truyền dân tộc Khmer tại các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia.

20 (1) Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh, VIDA và EuroCham về việc triển khai công nghệ số hóa nông sản ở Tây Ninh; (2) Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn về việc khảo sát, nghiên cứu đầu tư một số dự án lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh; (3) Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh và Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam trong việc thực hiện dự án Tổ hợp sản xuất và chế biến thịt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; (4) Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh và Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) trong việc thực hiện dự án Tổ hợp nhà máy sữa và trang trại bò sữa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

21 Huyện Bến Cầu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2491/KH-UBND ngày 08/08/2023 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do tỉnh Tây Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


675

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.237.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!