ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 220/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 11
tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg
ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ
nông sản giai đoạn 2021- 2025 định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/1/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phân tích
nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất, kinh doanh nông, lâm,
thủy sản và muối;
Căn cứ Nghị quyết số
26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành quy định một số
chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào
Cai;
Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU, ngày
11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển Nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân
cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
3772/QĐ-UBND ngày 04/11/2020 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành bộ tiêu chí đánh
giá sản phẩm nông nghiệp chủ lực và Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực khuyến
khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản giai
đoạn 2020-2025 tỉnh Lào Cai.
I. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu tổng quát
- Triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển
Nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2020 - 2025; phấn đấu đến năm 2025, góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa
các ngành hàng chủ lực ước đạt trên 13.500 tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp.
- Thay đổi tư duy sản xuất nông
nghiệp từ chủ yếu đảm bảo an sinh xã hội, chưa gắn kết với thị trường sang sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai,
khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa gắn với nhu cầu của thị trường; nâng
cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản
lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết; nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng
nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tạo nền tảng hội nhập kinh tế
quốc tế. Các sản phẩm sản xuất theo chuỗi áp dụng các quy trình kỹ thuật, hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực
phẩm, truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Xây dựng và vận hành 08 dự án
chuỗi sản phẩm chủ lực có liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với doanh nghiệp
chế biến, làm đầu tàu thúc đẩy khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản chủ lực
của tỉnh gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường
trong nước, hướng tới xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng gần
20.000 hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ các sản phẩm chủ lực; tổ
chức cấp mới 100 Giấy xác nhận chuỗi cung ứng nông sản an toàn (theo Quyết định
3073/QĐ-BNNPTNT). Cụ thể:
+ 05 Dự án chuỗi liên kết sản
xuất tiêu thụ các cây trồng chủ lực gồm: chè, dược liệu, rau, cây ăn quả, lúa gạo
chất lượng cao. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa các cây trồng chủ lực
đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, chiếm trên 50% giá trị ngành trồng trọt và 21,3% tổng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng số doanh nghiệp/HTX tham gia liên kết
74 cơ sở.
+ 02 Dự án chuỗi liên kết sản
xuất tiêu thụ vật nuôi chủ lực gồm: thủy sản nước lạnh; lợn, gà. Góp phần nâng
cao giá trị sản xuất hàng hóa các vật nuôi chủ lực đạt trên 5.500 tỷ đồng, chiếm
84% giá trị ngành chăn nuôi và 26,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng
số doanh nghiệp/HTX tham gia liên kết 82 cơ sở.
+ 01 Dự án chuỗi liên kết sản
xuất tiêu thụ quế. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa chủ lực ngành
lâm nghiệp đạt trên 3.400 tỷ đồng và 16,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp. Tổng số doanh nghiệp/HTX tham gia liên kết 13 cơ sở.
- 100% sản phẩm sản xuất theo
chuỗi được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, LocalGAP,
GACP, hữu cơ…, được quản lý bằng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản
an toàn. Đa dạng hóa mẫu mã, chất lượng sản phẩm sản xuất theo chuỗi bằng công
nghệ chế biến tiên tiến để đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt các thị trường
xuất khẩu.
II. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Nội
dung thực hiện 08 Dự án trọng tâm
Căn cứ vào tình hình thực tế của
địa phương, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố có thể điều chỉnh vị trí, địa điểm
xây dựng phát triển Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực cho
phù hợp tiêu chí và mục tiêu dự án theo quy định, sau khi được sự đồng ý của
UBND tỉnh, cụ thể:
STT
|
Danh mục dự án ưu tiên phát triển giai đoạn 2021-2025
|
Giai đoạn 2021-2025
|
Thời gian thực hiện
|
Địa điểm dự kiến triển khai thực hiện
|
Diện tích (ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
Số
DN, HTX tha m gia liên kết
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
|
1
|
Dự án chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm Dược liệu
|
1,000
|
27,790
|
18
|
611
|
707
|
805
|
895
|
1,000
|
Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa; SiMa Cai
|
2
|
Dự án chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm Chè
|
7,500
|
60,000
|
16
|
6,500
|
6,650
|
6,900
|
7,350
|
7,500
|
Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, TP Lào Cai
|
3
|
Dự án chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm Rau
|
2,000
|
60,130
|
12
|
1,150
|
1,300
|
1,550
|
1,800
|
2,000
|
Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Thắng, Sa Pa; TP Lào Cai
|
4
|
Dự án chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả
|
3,500
|
90,000
|
23
|
1,581
|
2,081
|
2,581
|
3,081
|
3,500
|
Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát
|
5
|
Dự án chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm Lúa gạo chất lượng cao
|
7,750
|
51,000
|
5
|
3,834
|
4,634
|
5,434
|
6,344
|
7,750
|
Bảo Thắng, Mường Khương, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát
|
|
Dự án Chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm Quế
|
5,000
|
50,000
|
13
|
3,000
|
3,350
|
3,950
|
4,550
|
5,000
|
Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên
|
7
|
Dự án Chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, gia cầm trong đó:
|
Lợn:
460.000
Gia cầm: 4 triệu con
|
57,000
|
69
|
415,650
|
427,760
|
438,890
|
451,950
|
464,000
|
Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên
|
Lợn (con)
|
46,000
|
36
|
412,000
|
424,000
|
436,000
|
448,000
|
460,000
|
Gia cầm (nghìn con)
|
11,000
|
33
|
3,650
|
3,760
|
2,890
|
3,950
|
4,000
|
8
|
Dự án chuỗi liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh
|
60.000 m3
|
800
|
13
|
57,450
|
57,900
|
58,250
|
58,700
|
60,000
|
Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa; Văn Bàn
|
2. Các
yêu cầu chung về phát triển các Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản
chủ lực giai đoạn 2021-2025
2.1. Dự
án chuỗi sản phẩm dược liệu:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
- Trên cơ sở các quy định về quản
lý và phát triển dược liệu, UBND các huyện, thị xã tổ chức rà soát định hướng
vùng sản xuất dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai để tạo vùng sản
xuất tập trung trên địa bàn đáp ứng được sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn
GACP-WHO. Cân đối sử dụng đất canh tác hợp lý; bố trí sử dụng đất đai vùng sản
xuất đảm bảo đầy đủ các điều kiện về sản xuất dược liệu quy mô tập trung, phát
triển hàng hóa và hướng đến tích tụ ruộng đất, tối thiểu đạt 0,2 ha/hộ gia
đình, 02 ha/khu vực và 05ha trở lên/01 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; nằm
trong vùng định hướng sản xuất dược liệu, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất
thải công nghiệp.
- Vùng định hướng sản xuất dược
liệu, cần gắn với định hướng phát triển các cơ sở sản xuất giống dược liệu, các
cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm dược liệu. Xây dựng kế hoạch
trồng mới và trồng thay thế dược liệu hàng năm, tổ chức thực hiện mở rộng vùng
sản xuất dược liệu gắn với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thông
qua hợp đồng kinh tế cụ thể.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ cấu lại vùng dược liệu hàng
năm hiện có khoảng 500 ha, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; thực hiện trồng mới
500 ha. Đến năm 2025, diện tích dược liệu hàng hóa hàng năm đạt khoảng 1.000
ha, sản lượng đạt trên 10.600 tấn tại Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai
và Thị xã Sa Pa gắn với liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động chế biến, tiêu thụ dược liệu phải có hợp đồng đầu tư sản xuất, cam kết thu
mua, chế biến dược liệu theo quy định của pháp luật. Người sản xuất tuân thủ
quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến cây dược liệu do tổ chức,
Doanh nghiệp cung cấp. Tổ chức tốt việc tham gia hỗ trợ của chính quyền, đoàn
thể địa phương như Hội Phụ nữ xã, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Trung tâm Dịch
vụ Nông nghiệp huyện cho phát triển dược liệu bền vững tại địa phương.
c. Tổ chức sản xuất
- Mỗi huyện, thị xã thành lập từ
01 - 02 hợp tác xã tại các xã đã hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa ổn định
và 10 - 30 tổ hợp tác phát triển sản xuất dược liệu tại các thôn, bản trên cơ sở
liên kết giữa các hộ dân có nhu cầu sản xuất đảm bảo liền vùng, liền khoảnh với
diện tích tập trung từ 10 ha trở lên. Xây dựng ít nhất 02 - 03 mô hình/huyện về
liên kết sản xuất cây dược liệu theo chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ trồng và
khai thác dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.
- Kết nối, xây dựng các điểm du
lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại các vùng sản xuất dược liệu hàng hóa tập
trung, liền vùng, liền khoảnh như Ý Tý (Bát Xát), Tả Van Chư (Bắc Hà), Tả Phìn
(Sa Pa)…
d. Thu hoạch, sơ chế, chế
biến
- Lựa chọn, thu hút từ 02 - 03
nhà đầu tư chiến lược để xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến sâu dược liệu tại
vùng sản xuất cây dược liệu tập trung như Bát Xát, Bắc Hà, Sa Pa…nhằm tạo ra
các sản phẩm chế biến sâu như trà túi lọc, cao bánh, cao lỏng, viên nén…phù hợp
với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, chế biến thành các sản phẩm
làm quà cho du khách tại các điểm du lịch như sản phẩm thuốc tắm, gối thảo dược,
các sản phẩm chức năng…
- Thu hút thêm 09 cơ sở chế biến
dược liệu, đến năm 2025 tổng số cơ sở chế biến là 18 cơ sở, trong đó 02 cơ sở
có quy mô doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và chế biến dược liệu nâng khả
năng chế biến sâu sản phẩm dược liệu lên 70%. Giá trị chế biến dược liệu ước đạt
623 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 800 lao động.
e. Liên kết phát triển thị
trường.
- Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận,
bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được sản xuất,
chế biến từ cây dược liệu; trong đó bảo hộ cho nhóm sản phẩm dược liệu chưa qua
chế biến và dược liệu được chế biến dưới dạng cao lỏng, bột, trà túi lọc... đã
và đang được các công ty đầu tư như: Công ty CP dược liệu Việt Nam, Công ty
TNHH Traphaco Sa Pa, Công ty TNHH Tâm Phát Green…tham gia các hội chợ triển lãm
trong và ngoài tỉnh để quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dược liệu đã được
bảo hộ nhãn hiệu của tỉnh.
- Đăng ký tem truy xuất nguồn gốc,
ghi chép hồ sơ, số lô, khoảnh cây dược liệu để xác định nguồn gốc nguyên liệu.
Tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên liệu và việc công bố, ghi nhãn thành phẩm,
thông tin, quảng cáo sản phẩm dược liệu theo quy định. Kiểm tra, giám sát quản
lý chặt chẽ việc thực hiện sản xuất cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO nhằm
đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất chế biến thuốc từ cây dược
liệu trên địa bàn.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh
các vùng sản xuất dược liệu tập trung gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải
nghiệm; kết nối tiêu thụ sản phẩm dược liệu làm quà cho du khách tại các khu du
lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng khu trung tâm trưng bày, giới thiệu và kinh
doanh quy mô lớn về dược liệu, tổ chức các tour du lịch cho khách trong và
ngoài nước được tham quan và trải nghiệm sử dụng các sản phẩm dược liệu đặc
trưng của địa phương. Tổ chức các lễ hội về dược liệu quy mô lớn lồng ghép với
các dịp lễ hội do địa phương tổ chức, nhằm truyền thông và quảng bá các hình ảnh
về vùng trồng dược liệu và giới thiệu về dược liệu Lào Cai tới du khách. Xây dựng
cơ chế để liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh du lịch với doanh
nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dược liệu, tạo ra sự cộng hưởng truyền thông giá
trị văn hóa thảo dược.
2.2. Dự
án chuỗi sản phẩm chè:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
- Trên cơ sở Quy hoạch chung của
UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành việc rà soát, quy hoạch
chi tiết vùng sản xuất nguyên liệu chè đến năm 2025 đến các xã. Tổ chức đánh
giá hiện trạng, cơ cấu lại vùng nguyên liệu chè theo hướng nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả; tạo vùng nguyên liệu chè hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn
sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm. Kết hợp tốt nội lực trong
nhân dân và doanh nghiệp với cơ chế chính sách đầu tư của Nhà nước, phát triển
vùng nguyên liệu chè an toàn trên cơ sở sử dụng hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng,
đất trồng một số loại cây trồng nhưng cho hiệu quả kinh tế thấp. Tổ chức khai
thác tốt diện tích chè hiện có, đồng thời tiếp tục phát triển mở rộng vùng
nguyên liệu chè tại những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây chè.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ cấu lại vùng sản xuất, tập
trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè, loại bỏ những nương chè sinh
trưởng và phát triển kém, không đủ mật độ ra khỏi diện tích chè kinh doanh. Tổ
chức trồng dặm đảm bảo mật độ đối với các diện tích chè bị mất khoảng; duy trì ổn
định 6.500 ha chè hiện có, sử dụng giống chè chất lượng cao để trồng mới 1.000
ha, đến năm 2025 diện tích chè đạt 7.500 ha, sản lượng 60.000 tấn/năm; áp dụng
quy trình kỹ thuật trong thiết kế, trồng, chăm sóc, chứng nhận chè đạt tiêu chuẩn
VietGAP, Local GAP đối với vùng chè Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương; chứng nhận
đạt tiêu chuẩn hữu cơ đối với vùng chè Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương; tập trung
thâm canh 5.000 ha chè kinh doanh đảm bảo năng suất tăng lên 10 - 15%. Bảo tồn
và phát triển cây chè cổ thụ gắn với du lịch, chứng nhận chè VietGAP, chè hữu
cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Tăng cường mối liên kết, hợp
tác giữa doanh nghiệp với người trồng chè từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, gắn cơ
sở chế biến với vùng nguyên liệu. Tiếp tục phân vùng nguyên liệu chè cho doanh
nghiệp liên kết thu mua. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp trực tiếp quản lý vùng
nguyên liệu theo yêu cầu chế biến và thị trường tiêu thụ, thông qua hợp đồng đầu
tư thu mua, chế biến chè búp tươi cho các hộ nông dân theo các hình thức: ứng
trước vốn hoặc bán vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống trồng dặm
không tính lãi suất; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và mua lại chè búp tươi cho người
dân. Quyền lợi và trách nhiệm giữa 2 bên được thể hiện qua hợp đồng tiêu thụ
nông sản hàng hóa và thực hiện dưới sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ
quan chức năng có liên quan.
c. Tổ chức sản xuất
- Thành lập từ 10-30 tổ hợp tác
về phát triển sản xuất chè bền vững. Xây dựng từ 02-03 mô hình liên kết sản xuất
cây chè an toàn, hữu cơ theo chuỗi, áp dụng công nghệ chế biến hiện đại. Tạo điều
kiện để người trồng chè tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành chè
(Doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong hướng dẫn, quản lý, giám sát quy trình
kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm), hỗ trợ người trồng chè liên kết thành các Tổ hợp
tác, Hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap hoặc
các chứng nhận nông nghiệp khác để thuận lợi trong quá trình sản xuất, thu hoạch,
bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
- Doanh nghiệp đầu tư lựa chọn
dây truyền công nghệ hiện đại phục vụ chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm chè chất
lượng cao, nâng cao giá trị thương hiệu; căn cứ vào sự phát triển của vùng
nguyên liệu lắp đặt dây truyền, khai thác tối đa công suất máy. Tăng cường công
tác kiểm tra trong quá trình chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng
cao chất lượng hàng hóa.
d. Thu hoạch, sơ chế, chế
biến
- Mời gọi các doanh nghiệp có
kinh nghiệm, năng lực tài chính đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại trung tâm
các vùng nguyên liệu, đảm bảo sản phẩm chè búp tươi vận chuyển không quá 15km từ
điểm thu mua đến khu vực chế biến; rà soát, sắp xếp và phân vùng nguyên liệu
cho các tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ chè búp tươi.
- Đầu tư công nghệ chế biến
sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm/đơn vị canh tác từ 20 - 25%
so với năm 2020; nâng tỷ lệ chế biến chè xanh chất lượng cao từ 15% lên 30 -
40%.
- Thu hút thêm 03 doanh nghiệp
tham gia liên kết sản xuất chế biến, phấn đấu đến năm 2025 có 16 doanh nghiệp,
HTX chế biến chè, nâng tổng công suất các nhà máy chế biến chè lên 94000 tấn/năm
(tăng 34000 tấn so với năm 2020), giá trị sản xuất phục vụ chế biến chè khoảng
566 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động.
e. Liên kết phát triển thị
trường.
- Đối với thị trường nội tiêu:
Tăng cường xúc tiến thương mại trong nước, triển khai các hoạt động văn hóa trà
kết hợp với dịch vụ du lịch. Tổ chức, tham gia các hoạt động hội thảo, festival
quảng bá các sản phẩm chè. Phát triển các dòng sản phẩm chè xanh chất lượng
cao, sản xuất chè có chứng nhận, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường thiết kế
bao bì mẫu mã phù hợp với xu thế tiêu dùng;
- Đối với thị trường xuất khẩu:
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá để mở rộng sang thị trường chè cao cấp,
khó tính nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè.
- Từng bước giảm tỷ lệ xuất khẩu
sang thị trường dễ tính (các nước vùng Trung Đông và Pakistan); tăng tỷ lệ xuất
khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan đạt 20 - 30% sản lượng; chè nội tiêu đạt
30% sản lượng.
2.3. Dự
án chuỗi sản phẩm rau:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
- Vùng rau an toàn trái vụ tập
trung tại các huyện vùng cao như Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và Sa
Pa. Vùng rau chuyên canh hàng hóa tập trung tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên,
Văn Bàn, Bát Xát và thành phố Lào Cai.
- Cơ cấu lại vùng rau trái vụ
vùng cao, rau chuyên canh hàng hóa để đảm bảo đến năm 2025, diện tích gieo trồng
rau trái vụ vùng cao, rau chuyên canh hàng hóa đạt 2.000 ha, sản lượng trên
60.000 tấn/năm; trong đó vùng rau trái vụ vùng cao khoảng 1.200 ha tập trung tại
Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và thị xã Sa Pa; vùng rau chuyên canh
đạt 800 ha tại Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Đẩy mạnh
ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng quy trình thực hành nông
nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với sơ chế, chế biến
và tiêu thụ. Nâng giá trị sản xuất rau hàng hóa tăng từ 15 - 20% so với sản xuất
rau đại trà.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Vùng rau an toàn trái vụ vùng
cao: Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng phục vụ tưới tiêu, bảo quản chế biến theo các tiêu
chuẩn và điều kiện phù hợp; Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn thông qua
các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ, gắn chứng nhận rau an toàn trên sản phẩm.
Tùy thuộc từng loại rau trồng để lựa chọn các công nghệ, kỹ thuật phù hợp nhằm
khai thác tối đa tiềm năng chất lượng giống về năng suất, sản lượng và lợi thế
so sánh của sản phẩm.
- Vùng rau chuyên canh hàng
hóa: Tùy thuộc loại rau trồng để lựa chọn các công nghệ, kỹ thuật phù hợp nhằm
khai thác tối đa tiềm năng chất lượng giống về năng suất, sản lượng. Các công
nghệ, kỹ thuật áp dụng có thể sử dụng là màng phủ nông nghiệp (PE) trong canh
tác; hệ thống nhà lưới, nhà kính; canh tác trên giá thể, thủy canh, tưới tiết
kiệm; quy trình sản xuất rau an toàn, IPM, VietGAP, GlobalGAP hoặc sản xuất hữu
cơ (Organic); sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học,
phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động; bảo quản, sơ chế giảm
tổn thất sau thu hoạch.
c. Tổ chức sản xuất
- Thành lập từ 10-30 tổ hợp tác
về phát triển sản xuất rau an toàn. Thành lập mới 4-5 Hợp tác xã sản xuất rau
an toàn ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng từ 02 - 03 mô hình liên kết sản xuất
rau trái vụ an toàn theo chuỗi, áp dụng công nghệ chế biến hiện đại.
- Tiếp tục hỗ trợ duy trì các
liên kết sản xuất và tiêu thụ rau có liên kết tiêu thụ ổn định đã hình thành
(Liên kết của công ty Thiên trường với các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện Bắc
Hà, Bát Xát, Sa Pa; liên kết HTX Mai Anh với các hộ trồng rau trên địa bàn phường
Hàm Rồng, xã Ngũ Chỉ Sơn, xã Tả Phìn thị xã Sa Pa; xã Y tý, Trịnh tường của huyện
Bát Xát; Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm su su của HTX Hoa Đào với các hộ
dân trồng su su trên địa bàn thị xã Sa Pa; liên kết sản xuất rau ứng dụng công
nghệ cao của HTX Bảo Minh, HTX rau an toàn Gia Phú, Công ty Anh Nguyên...) đồng
thời, tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp HTX tham gia liên kết sản xuất với người
dân. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chế biến, tiêu thụ rau phải có hợp đồng
đầu tư sản xuất, cam kết thu mua, chế biến theo quy định của pháp luật. Người sản
xuất tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế rau do tổ chức,
Doanh nghiệp cung cấp.
d. Thu hoạch, sơ chế, chế
biến
Thu hút thêm 07 cơ sở chế biến
rau, quả (trong đó 02 nhà máy sơ chế, chế biến rau quả tại huyện Bắc Hà và Bát
Xát); nâng cấp các cơ sở hiện có tại Sa Pa, Bát Xát, nâng tổng số cơ sở sơ chế,
chế biến rau quả đến năm 2025 là 35 cơ sở được đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật chế biến sâu, số lượng rau được chế biến sâu 3.500 tấn đạt
4,8 % sản lượng rau, còn lại được sơ chế, đóng gói và bán tươi tại thị trường
trong và ngoài tỉnh.
e. Liên kết phát triển thị
trường.
- Tổ chức lại sản xuất thông
qua hình thức hợp tác, liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, HTX để tổ chức
sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích và tăng cường các hình thức tiêu thụ
sản phẩm rau an toàn thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Vận động các tổ chức
cá nhân có khả năng tiêu thụ sản phẩm tham gia vào hợp tác xã và đóng góp vốn để
sản xuất kinh doanh rau an toàn, chất lượng cao.
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn tại Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai và thành phố Hà Nội thông
qua hệ thống các cửa hàng bán rau an toàn có xác nhận của các Công ty kinh
doanh RAT tại Sapa, Bắc Hà, Thành phố Lào Cai và thành phố Hà Nội; các địa chỉ
quen thuộc khác có uy tín và khả năng tiêu thụ tốt.
- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm bằng
các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại như hỗ trợ quảng bá
xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Lào Cai,
tạo cơ chế thuận lợi để gắn kết giữa khâu sản xuất với thị trường tiêu thụ,
tăng cường tuyên truyền quảng bá lợi ích lâu dài của rau được sản xuất theo quy
trình kỹ thuật an toàn đến người dân, đặc biệt là người dân tham gia buôn bán tại
các chợ truyền thống.
2.4. Dự
án chuỗi sản phẩm cây ăn quả:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
- Quy hoạch phát triển vùng cây
ăn quả trong đó, cây ăn quả nhiệt đới tập trung tại các huyện Bảo Thắng, Bảo
Yên, Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương và cây ăn quả ôn đới tập trung tại các huyện:
Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa.
- Trên cơ sở các quy hoạch
chung của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, tổ chức rà soát chuyển đổi các diện
tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, định hướng vùng sản xuất cây
ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai để tạo vùng sản xuất tập trung
trên địa bàn đáp ứng được sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn Viet GAP, Local
GAP...trên địa bàn.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Sản xuất cây ăn quả ôn đới:
Rà soát, cơ cấu lại vùng trồng cây ăn quả ôn đới hiện có 3.500 ha, đảm bảo
quy mô liền vùng, nâng cao năng suất, chất lượng; thực hiện trồng mới 500 ha tại
Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa. Đến năm 2025, diện
tích cây ăn quả ôn đới hàng hóa đạt khoảng 4.000 ha, sản lượng đạt khoảng
15.000 tấn/năm với các loại cây như quýt Mường Khương, mận Tả Van, mận hậu, mận
Tam hoa, lê VH6 và một số giống cây ăn quả ôn đới mới. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật
trong canh tác, sử dụng giống chất lượng, tạo thành vùng sản xuất tập trung,
nâng cao năng suất từ 20-30%. Trên cơ sở lợi thế từng địa phương lựa chọn loại
cây trồng đảm bảo rải vụ, quy mô đủ lớn, tập trung, có liên kết tiêu thụ sản phẩm
để phục vụ chế biến gắn với du lịch sinh thái.
- Sản xuất chuối, dứa:
Duy trì ổn định vùng chuối hàng hóa 4.700 ha, sản lượng 90.000 tấn/năm tại Bát
Xát, Mường Khương, Bảo Thắng; vùng dứa chuyên canh 1.500 ha, sản lượng khoảng
40.000 tấn/năm tại Bảo Thắng, Mường Khương, thâm canh rải vụ đảm bảo công suất
nhà máy chế biến. Xây dựng vùng sản xuất theo hướng VietGAP, ứng dụng công nghệ
cao, 100% diện tích chuối, dứa được cấp mã vùng trồng; tăng năng suất 10 - 15%;
giá trị sản phẩm tăng 15 - 20% so với năm 2020; trên 90% sản lượng chuối được
xuất khẩu chính ngạch và 50% sản lượng dứa được chế biến đóng hộp tại chỗ. Tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu sản phẩm chuối, dứa tại
huyện Mường Khương.
- Tiếp tục đầu tư cải tạo, thâm
canh và sử dụng giống mới, giống đảm bảo chất lượng để phục vụ trồng mới đảm bảo
quy trình sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nông dân tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tùy thuộc loại cây để lựa chọn ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất như tưới tiết kiệm, sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn hoặc
thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), sử dụng túi bọc quả chống côn
trùng chích hút; Sơ chế, bảo quản, đóng hộp sản phẩm sau thu hoạch bằng công
nghệ tiên tiến giúp nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển
đổi diện tích ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả để hình thành vùng sản
xuất tập trung như vùng dứa, chuối ở Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát tạo ra khối
lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tiêu thụ thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ với nhân dân
để tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu (hiện nay trên địa
bàn tỉnh có 06 doanh nghiệp lớn tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm
chuối dứa với diện tích trên 1.500 ha
với sản lượng trên 40.000 tấn,
giá trị thu nhập bình quân đạt 150-300 triệu đồng/ha, sản phẩm chủ yếu là xuất
khẩu, một phần bán tại thị trường nội địa).
c. Tổ chức sản xuất
Tổ chức lại sản xuất, thành lập
tổ nhóm sản xuất, Tổ hợp tác, HTX liên kết với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến
đảm bảo đầu ra ổn định. Áp dụng các quy trình kỹ thuật an toàn hiệu quả trong sử
dụng thuốc BVTV, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, các biện pháp sơ chế sau thu
hoạch. Tăng cường công tác quản lý giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV tại các
vùng sản xuất hàng hóa; cấp mã số vùng trồng đảm bảo các điều kiện xuất khẩu
chính ngạch; xây dựng mô hình sản xuất chuối, dứa an toàn, truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu thụ từng bước ổn định đầu ra sản phẩm.
d. Thu hoạch, sơ chế, chế
biến
- Thu hút thêm 07 cơ sở tham
gia chế biến bảo quản, nâng tổng số cơ sở sơ chế, chế biến rau quả đến năm 2025
là 35 cơ sở: Trong đó sơ chế, chế biến rau, quả là 22 cơ sở tăng 07 cơ sở so với
năm 2020; chế biến ớt 13 cơ sở. Với sự đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật chế biến sâu rau, quả (đông lạnh nhanh IQRF, sấy chân không, đồ
hộp, cô đặc…). Đối với chế biến tương ớt, đến năm 2025 giữ nguyên cơ sở tham
gia chế biến tương ớt 13 cơ sở, trong đó doanh nghiệp/HTX là 06 cơ sở, còn lại
là các hộ chế biến thủ công, nhỏ lẻ. Tổng công suất chế biến 1.000.000 lít
tương ớt/năm, số lượng ớt tươi được chế biến tại các doanh nghiệp/HTX tăng 20%
so với năm 2020.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà
máy chế biến rau, quả xuất khẩu tại Lùng Vai Mường khương, áp dụng công nghệ chế
biến hiện đại nâng số lượng quả được chế biến sâu (chủ yếu chuối, dứa) khoảng
30.000 tấn, chiếm trên 20% tổng sản lượng cây ăn quả của tỉnh.
e. Liên kết phát triển thị
trường
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
cây ăn quả của tỉnh. Chú trọng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn
lớn để chế biến sâu, tiêu thụ, kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang các
thị trường khó tính như: EU, Nga, Tunisia, Séc, Kazakhstan, Hoa Kì…
- Thực hiện tốt việc dự báo,
thông tin thị trường để định hướng sản xuất, tiêu thụ nông sản; nghiên cứu, nắm
bắt nhu cầu thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản theo hướng đề xuất đầu tư
xây dựng trung tâm trung chuyển hàng hóa tại Lào Cai phục vụ xuất khẩu, nhất là
thị trường Vân Nam Trung Quốc. Tập trung xây dựng và tổ chức quản lý chặt chẽ
thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thông qua việc cấp giấy chứng nhận, duy
trì quản lý tốt cấp mã số vùng trồng chuối và truy suất nguồn gốc.
2.5.
Dự án chuỗi sản phẩm lúa gạo chất lượng cao:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
Quy hoạch đến năm 2025, mở rộng
diện tích vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 500 ha nâng tổng số diện
tích lúa sản xuất hàng hóa lên 7.500 ha, sử dụng giống lúa đặc sản, chất lượng;
sản lượng khoảng 51.000 tấn tập trung tại những vùng có khả năng chủ động tưới
tiêu như: Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên; cơ cấu lại các
vùng lúa gạo theo hướng thâm canh, tăng năng suất; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận
trên 90%, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí đầu vào, tăng 15 - 20% năng
suất, nâng cao giá trị thu nhập lúa gạo 25 - 30% so với năm 2020.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức theo hướng hình thành
các vùng sản xuất có sự liên kết giữa các Hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân;
tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân về giống, kỹ thuật
canh tác, bảo quản thu hoạch, trong đó chú ý đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm. Sử dụng các giống đặc sản địa phương và nhập nội có năng suất, chất lượng
tốt đã được khẳng định về uy tín. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình thâm canh
cải tiến SRI, phòng trừ tổng hợp IPM, quy trình canh tác lúa tiên tiến phù hợp
GAP, giảm dần việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV hoá học, thay thế bằng các loại
phân bón, thuốc BVTV sinh học… để giảm đầu vào và tổn thất sau thu hoạch, tăng
năng suất.
- Mỗi tổ sản xuất, HTX sẽ ký hợp
đồng nguyên tắc với đơn vị thu mua sản phẩm. Giá thu mua sản phẩm không ấn định
trước mà tùy theo giá thị trường. Đối với mỗi hộ tham gia mô hình, phải thỏa
thuận cam kết, trong quá trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ
thuật đề ra từ khâu làm đất, gieo mạ, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại…
theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật.
c. Tổ chức sản xuất
- Thành lập các tổ hợp tác về
liên kết phát triển sản xuất lúa hàng hóa; hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch
sản xuất nhằm duy trì và phát triển mở rộng vùng nguyên liệu; là đầu mối ký kết
hợp đồng liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến tiêu thụ sản phẩm giữa
nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ. Hỗ trợ chứng nhận hữu cơ, Viet GAP cho 200
ha cây lúa.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển
giao quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh lúa, ngô cho các hộ nông dân tham
gia dự án; ưu tiên đào tạo, tập huấn cho nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, vùng chuyên canh tham gia liên kết sản xuất trong nông nghiệp.
- Xây dựng 02 - 03 mô hình liên
kết trong sản xuất lúa hàng hóa bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng
cánh đồng một giống, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa hàng hóa nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với các địa phương
có diện tích và điều kiện thuận lợi như: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát
Xát...
d. Thu hoạch, sơ chế, chế
biến
Đầu tư, nâng cấp các cơ sở chế
biến lúa gạo hiện có, thu hút thêm 01 cơ sở chế biến thóc gạo (chế biến đến
công đoạn đánh bóng gạo) tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn công suất 4.000 tấn/năm;
tiếp tục đầu tư nâng công suất chế biến các nhà máy tại Bát Xát, Mường Khương.
Nâng tổng số cơ sở chế biến gạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là 05 Doanh nghiệp,
HTX. Đối với các hộ cá thể xay xát nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình chuyển dần sang
thành lập các Tổ hợp tác hoặc HTX để có điều kiện đầu tư máy móc hiện đại, khép
kín để cho ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
e. Liên kết phát triển thị
trường
- Tổ chức tốt các hoạt động xúc
tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm gạo của tỉnh tại thị trường trong tỉnh
và một số tỉnh/ thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định….Phát triển dịch
vụ tư vấn thị trường, tiếp thị và phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất, chế
biến sản phẩm nhằm chào bán, xâm nhập vào các thị trường khu vực và quốc tế.
- Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh, chế biến gạo xây dựng phát triển và bảo vệ thương hiệu
đối với các sản phẩm đã được chứng nhận như: Gạo Séng Cù, Khẩu Tan Đón, Khẩu Nậm
Xít...tập trung xây dựng hệ thống quảng bá riêng để hướng tới xuất khẩu. Lấy
khách hàng làm mục tiêu của chuỗi giá trị sản xuất đến tiêu thụ, từ đó thay đổi
tập quán và văn hóa sản xuất.
2.6.
Dự án chuỗi sản phẩm Quế:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
- Quy hoạch phát triển trồng quế
theo hướng tập trung thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô hợp lý gắn
với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ ổn định nhằm nâng cao giá trị sản
xuất cây quế.
- Trên cơ sở quy hoạch chung của
UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quy hoạch sản xuất trên địa
bàn đồng bộ từ khâu quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ, chế biến, bảo quản, sơ chế
đến khâu tiêu thụ sản phẩm quế nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự
nhiên, đất đai và nguồn nhân lực của địa phương.
- Xây dựng vùng quy hoạch trồng
và phát triển cây quế ở vùng đất thuộc đai cao từ 100 - 800m, thuộc loại đất đồi
núi có độ dốc vừa phải, tầng đấy dày, ẩm, nhiều mùn, thoát nước tốt, môi trường
đất chua đến hơi chua với độ pHKCL= 4-5, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến
thạch sét, sa thạch, granit, riolit và phải thuộc một trong các đối tượng: Đất
đã trồng quế; đất lâm nghiệp quy hoạch rừng trồng sản xuất nhưng chưa có rừng,
đất trống, đồi núi trọc, đất nương sắn. Đất có rừng là đất rừng sản xuất kém hiệu
quả. Đất rừng trồng sản xuất các loài cây gỗ nhỡ đã đến thời kỳ khai thác.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Đến năm 2025, tiếp tục duy
trì vùng trồng Quế tỉnh Lào Cai diện tích trên 50.000 ha tập trung chủ yếu tại
các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, trong đó có khoảng 17.500 ha đạt
tiêu chuẩn quế hữu cơ (Organic) phục vụ chế biến sâu vỏ quế và tinh dầu quế xuất
khẩu mang thương hiệu Lào Cai, nâng tỷ trọng giá trị ngành hàng quế chiếm khoảng
30% trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ
thuật để khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản Quế thành phẩm giữ được hàm lượng
tinh dầu cao, chế biến vỏ quế thành các sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa dạng, chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường...Đồng thời, có các cơ chế chính sách khuyến
khích, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sơ chế vỏ quế
thành phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm Quế Lào Cai, xây dựng thương hiệu sản
phẩm Quế hữu cơ.
c. Tổ chức sản xuất
- Xây dựng cơ chế liên kết kinh
doanh sản xuất giữa doanh nghiệp và người trồng quế nhằm ổn định đầu ra cho người
trồng.Thành lập các tổ nhóm nông dân sở thích, các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng
quế để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, cùng triển khai thực hiện.
- Tập hợp các hộ thu gom quế nhỏ
lẻ thành các tổ hợp tác để quản lý (hiện nay số lượng người thu gom tương đối lớn
chiếm khoảng 70% lượng người tham gia vào quá trình lưu thông các sản phẩm quế.
Người thu gom thôn, xã hưởng lợi nhuận thông qua chênh lệch giá mua và giá bán
và từ việc phân loại quế xô thành các chất lượng (A, B, C, quế dầu).
- Hàng năm căn cứ vào quỹ đất của
các Công ty TNHH Lâm nghiệp, BQL rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá
nhân hiện có đất trong vùng quy hoạch, UBND tỉnh tiến hành giao kế hoạch. Sau
khi có Quyết định giao kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, các chủ đầu tư như Công ty TNHH Lâm nghiệp Bảo Yên, Văn Bàn và các
BQL rừng PH, Tổ chức Kinh tế, hộ gia đình cá nhân triển khai thực hiện. UBND
các xã, phường nằm trong vùng quy hoạch chỉ đạo, đôn đốc, vận động nhân dân
tích cực tham gia thực hiện trồng quế.
d. Thu hoạch, sơ chế, chế
biến
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư
chế biến sâu tạo ra các sản phẩm đa dạng từ tinh dầu quế: 04 nhà máy (01 nhà
máy chế biến sâu, tinh chế gỗ sản xuất các sản phẩm từ gỗ với công suất đạt
trên 200.000m3/năm tại huyện Bảo Thắng; 01 Nhà máy chế biến
sâu tinh dầu quế tại huyện Bảo Yên với công suất trên 500 tấn tinh dầu/năm; 01
Nhà máy chế biến sâu vỏ quế, công suất trên 10.000 tấn tại huyện Bảo Thắng; 01
nhà máy/ cơ sở chiết suất nhựa Cánh kiến trắng thô thành Benzoic công suất trên
2.000 tấn/năm). 03 cơ sở (02 cơ sở chiết xuất tinh dầu quế tại huyện Văn Bàn, Bắc
Hà; 01 cơ sở thu mua, chế biến dầu trẩu công suất 10.000 tấn/năm).
- Nâng cấp các nhà máy chế biến
tinh dầu Quế trên địa bàn tỉnh thành các nhà máy công suất lớn, năng suất, chất
lượng sản phẩm tinh dầu cao cấp hơn. Duy trì 04 cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ
từ gỗ quế tại xã Bảo Hà (Bảo Yên), xã Sơn Hà, xã Xuân giao (Bảo Thắng)và xã Nậm
Đét (Bắc Hà); xây dựng bổ sung 01 cơ sở sản xuất mỹ nghệ Quế tại huyện Văn Bàn.
e. Liên kết phát triển thị
trường
- Để tiêu thụ sản phẩm từ cây
quế được thuận lợi cần xây dựng thương hiệu cho cây quế Lào Cai. Các Công ty,
Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ cây quế có vai trò chủ đạo trong việc
xây dựng các cơ sở chế biến cây quế trên địa bàn tỉnh. Thành lập hiệp hội quế
Lào Cai và các nhóm nông dân trồng quế làm cầu nối và tạo sự công bằng cho quyền
lợi của người dân trồng quế và các doanh nghiệp chế biến quế. Tạo sự gắn kết,
tin tưởng giữa các doanh nghiệp và người dân trồng quế trong việc hỗ trợ đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu cũng như thu mua nguyên liệu quế các loại.
- Có chính sách khuyến khích quảng
bá thương hiệu sản phẩm quế Lào Cai, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp
chế biến quế mở rộng thị trường, đặc biệt là các thị trường có nhu cầu lớn như:
Ấn độ, Mỹ, Trung Quốc và thị trường Châu Âu.
2.7.
Dự án chuỗi sản phẩm chăn nuôi lợn, gia cầm:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
Tổng đàn lợn sản xuất hàng hóa
khoảng 460.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 46.000 tấn, giá trị sản xuất chiếm
trên 90% giá trị ngành chăn nuôi lợn. Tổng đàn gia cầm sản xuất hàng hóa đạt
trên 4 triệu con, sản lượng thịt hơi đạt 11.000 tấn, sản lượng trứng đạt 60 triệu
quả, giá trị sản xuất chiếm trên 80% giá trị ngành chăn nuôi gia cầm.
b. Xây dựng vùng nguyên
liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Vùng thấp thuộc các huyện Bảo
Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát, Bắc Hà và thành phố Lào Cai: Phát triển chăn
nuôi lợn năng suất cao theo mô hình trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp có quy
mô lớn gắn với thu hút đầu tư chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm; chủ động sản
xuất giống chất lượng cao; tập trung chuyển đổi hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ
lẻ sang chăn nuôi trang trại an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao để hình
thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn, hướng đến
xuất khẩu. Hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng 35.000 tấn. Đối với chăn
nuôi gia cầm chuyển đổi mạnh hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi
trang trại an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực
hành chăn nuôi tốt.
- Vùng cao tại các huyện Bắc
Hà, Mường Khương, Văn Bàn, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa: Tập trung chăn
nuôi lợn bản địa đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, tổ chức quản lý theo cộng
đồng tối thiểu từ cấp thôn, bản trở lên; xây dựng vùng giống lợn bản địa an
toàn dịch bệnh tại các huyện để bảo tồn, phát triển chủ động sản xuất, cung ứng
giống sạch bệnh tại chỗ. Tăng cường chế biến các sản phẩm đặc sản địa phương phục
vụ du khách và mở rộng thị trường. Những vùng có đủ sản lượng khuyến khích chế
biến sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP. Hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng
11.000 tấn. Đối với chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh các giống gia cầm địa
phương theo phương thức nuôi thả nhưng có quản lý. Những vùng có đủ sản lượng
khuyến khích chế biến sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP. Hàng năm cung ứng cho thị
trường khoảng 6 triệu con gia cầm thịt.
c. Tổ chức sản xuất
- Xây dựng mới 20 cơ sở chăn
nuôi lợn đực khai thác, truyền tinh nhân tạo. Trong đó: Các huyện Bảo Thắng, Bảo
Yên, Văn Bàn, Bát Xát mỗi huyện 03 cơ sở; các huyện Bắc Hà, Mường Khương và
thành phố Lào Cai mỗi huyện, thành phố 02 cơ sở; huyện Si Ma Cai và thị xã Sa
Pa mỗi huyện, thị xã 01 cơ sở.
- Hỗ trợ phát triển 600 trang
trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, 200 trang trại quy mô vừa và 10 trang trại quy
mô lớn.
- Xây dựng được 02 cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung tại thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng đảm bảo Quy
chuẩn Việt Nam số 150:2017/BNNPTNT quy định về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ
sở giết mổ động vật tập trung.
- Xây dựng 38 cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các xã, phường, thị trấn, công suất giết mổ từ
10-50 con/cơ sở/ngày đêm. Cơ sở giết mổ có công trình xử lý chất thải, nước thải
phát sinh từ hoạt động giết mổ động vật, hạn chế mức thấp nhất ô nhiễm môi trường,
từng bước xóa bỏ và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ
lẻ ở hộ gia đình.
d. Sơ chế, chế biến
Thu hút xây dựng 01 cơ sở giết
mổ áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại tại cơ sở giết mổ thực hiện việc pha lọc,
bảo quản thịt và chế biến thịt thành các dạng sản phẩm như thịt hộp, thịt xông
khói, giò, chả, xúc xích, lạp xưởng...và 01 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
để khép kín quá trình sản xuất theo theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi tại huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; xây dựng 02 HTX chế biến các sản phẩm từ thịt lợn đen
tại xã Bản Xen, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương; xây dựng và đưa vào
sử dụng 38 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các xã, phường, thị trấn
đưa tổng số cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi đến năm 2025 là 69 cơ sở, tăng 04
cơ sở so với năm 2020. Với sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 68.500 tấn, số
lượng thịt hơi chế biến đạt 20% tổng sản lượng, tăng 17% so với năm 2020.
e. Liên kết phát triển thị
trường
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
vật nuôi qua việc sử dụng các loại giống có chất lượng thơm ngon phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng và những công nghệ chăn nuôi hữu cơ, vietGAP, Global
GAP...nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn về vệ sinh thực phẩm tạo lòng tin
với người tiêu dùng. Tăng cường lựa chọn các sản phẩm đặc hữu của địa phương để
xây dựng thương hiệu như: Gà đen, lợn đen, vịt Sín Chéng...
- Thúc đẩy các “chuỗi giá trị”
phát triển trên cơ sở đẩy mạnh việc xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất,
các cơ sở sản xuất, chế biến và các doanh nghiệp để tạo ra sự gắn kết chặt chẽ
giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành
phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX, cơ sở chăn nuôi và các
điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
- Tăng cường xúc tiến thương mại,
đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm để sản phẩm chăn nuôi của Lào Cai tham
gia vào nhiều loại thị trường, từ việc tiêu dùng tại chỗ với các sản phẩm phổ
thông tới thị trường cao cấp tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở các khu du
lịch và khu đô thị lớn; thị trường nước ngoài. Ngoài thị trường Trung Quốc cần
tìm hiểu và tạo nhiều cơ hội mở các thị trường cao cấp hơn như các nước trong
khối Asean, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
2.8.
Dự án chuỗi sản phẩm cá nước lạnh:
a. Quy hoạch vùng sản xuất
Xây dựng và phát triển chuỗi
giá trị cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, thể tích nuôi đạt 60.000 m3;
năng suất bình quân 12,2 kg/m3; sản lượng đạt 800 tấn (tăng trưởng
bình quân 1,8%/năm). Đối tượng nuôi là loài cá hồi, cá tầm với phương thức nuôi
thâm canh, tại 4/9 huyện, thị xã: Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà.
b. Tổ chức sản xuất
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng
Doanh nghiệp/HTX chế biến thủy sản phải là hạt nhân của chuỗi giá trị thủy sản,
các tác nhân tham gia chuỗi là các vệ tinh, liên kết các khâu trong chuỗi.
- Tổ chức lại mô hình các hộ
gia đình sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức hợp tác, liên kết thành các Tổ hợp tác,
tổ chức cộng đồng, HTX, nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch
vụ và tiêu thụ sản phẩm. Xác định các mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp để
chuyển đổi các hộ nuôi/khai thác nhỏ lẻ hiện nay tham gia chuỗi giá trị thủy sản,
nâng cao thu nhập nông dân giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh không đảm bảo an
toàn trong nuôi trồng thủy sản.
- Tập trung vào
liên kết giữa Trung tâm nghiên cứu cá nước lạnh với các địa phương, cơ sở nuôi
cá thương phẩm trong tỉnh để chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống và thức
ăn, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý môi trường nuôi cá nước lạnh…, nhằm
tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
c. Sơ chế, chế biến
- Hình thành hệ thống các cơ sở
chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh theo các vùng nuôi tập
trung để đáp ứng nhu cầu của thị trường, giảm chi phí trung gian (vận chuyển, bảo
quản,...) và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng chỉ dẫn địa lý và
thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm thủy sản có giá trị cao, mang tính đặc hữu
của địa phương; khuyến khích việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sạch, áp dụng
các hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật đối với các sản phẩm thủy sản, truy suất nguồn
gốc sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến bàn ăn.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong chế biến, bảo quản thủy sản nước lạnh để tạo ra các sản phẩm giá trị gia
tăng cao từ sản phẩm thủy sản nước lạnh đặc sản. Thu hút đầu tư 01 cơ sở chế biến
sản phẩm thủy sản nước lạnh thành thực phẩm sử dụng ngay có tính tiện dụng cao
đặt tại Sa Pa nâng tổng số cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản đến năm 2025 là 13
cơ sở.
- Đa dạng hóa các sản phẩm cá nước
lạnh (cá thịt, cá trứng, xúc xích cá hồi, giò cá hồi, chả cá hồi, cá hun khói,
cá phi lê hút chân không….) để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
d. Liên kết phát triển thị
trường
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh
giá nhu cầu thị trường và thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cá nước lạnh để chủ động
trong sản xuất. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (cá nước lạnh) ra một số tỉnh
thành phố Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa.... Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu
trong tỉnh và thành phố Hà Nội...bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, quảng
bá thương hiệu sản phẩm thủy sản của Lào Cai thông qua tất cả các kênh thông
tin, truyền thông, thông qua các triển lãm, các hội chợ thủy sản, qua du lịch.
III. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giải
pháp về tuyên truyền:
- Tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi
nhận thức, tư duy, từ sản xuất nông nghiệp đảm bảo an sinh xã hội sang sản xuất
nông nghiệp hàng hoá; từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển
theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững; sản xuất nông nghiệp gắn chặt với nhu cầu thị trường; nâng
cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản
lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết.
- Phối hợp với các cơ quan
thông tin, truyền thông phổ biến các dự án, mô hình liên kết sản xuất an toàn
theo chuỗi hiệu quả để vận động người dân, Doanh nghiệp tham gia phát triển và
nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh. Đồng thời, tổ chức các hội thảo/lớp tập
huấn đào tạo hướng dẫn và chia sẻ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cho nhân dân
trên địa bàn tỉnh.
2. Giải
pháp về quy hoạch:
Triển khai và quản lý hiệu quả
Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở
tích hợp các nội dung, định hướng phát triển của các ngành, các địa phương theo
Luật Quy hoạch nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm chủ lực của địa phương, khai
thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng.
3. Giải
pháp về tổ chức sản xuất
Tổ chức phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa theo hướng hợp tác, theo chuỗi liên kết để nâng cao giá trị.
Trong đó đặc biệt chú trọng đến: (1) Lấy doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác
làm nòng cốt để tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung,
có sản phẩm đủ lớn để phục vụ chế biến và xuất khẩu. (2) Chú trọng việc liên kết
giữa các vùng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng
các thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đặc hữu tại địa phương. (3) Đẩy mạnh thu hút
các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến
nông, lâm sản; liên kết với các hộ nông dân từ sản xuất đến thu mua, bảo quản,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết.
4. Giải
pháp về khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất và chế biến nông, lâm thủy sản.
Áp dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô, hom trong sản xuất giống cây trồng (cây
ăn quả, chuối, chè...); áp dụng tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất, lai tạo, nhập
nội các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng. Chủ động về giống
tiến tới sản xuất nông nghiệp an toàn ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất
lượng sản phẩm đủ điều kiện sản xuất hữu cơ.
- Ưu tiên đầu tư phát triển
công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và
tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Áp dụng các quy trình sản xuất, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường khó
tính.
5. Giải
pháp về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
hàng hóa. Chú trọng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong trong
sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Tuyên truyền, vận động các cơ
sở khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị bố trí trưng bày, giới
thiệu sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất
khẩu nông sản (tham gia Hội chợ triển lãm, Hội nghị xúc tiến, Hội nghị kết nối
cung cầu, Đoàn giao thương…) tập trung vào thị trường vùng Tây Nam Trung Quốc
và một số nước ASEAN, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc).
- Thực hiện tốt việc dự báo,
thông tin thị trường để định hướng sản xuất, tiêu thụ nông sản; nghiên cứu, nắm
bắt nhu cầu thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản theo hướng đề xuất đầu tư
xây dựng trung tâm trung chuyển hàng hóa tại Lào Cai phục vụ xuất khẩu, nhất là
thị trường Vân Nam Trung Quốc. Tập trung xây dựng và tổ chức quản lý chặt chẽ
thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thông qua việc cấp giấy chứng nhận, cấp
mã số vùng trồng và truy suất nguồn gốc.
6. Giải
pháp về đất đai:
- Quy hoạch, bố trí sử dụng đất
đai đảm bảo quỹ đất phục vụ cho vùng liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đảm
bảo cơ sở dữ liệu đất đai, giao đất, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân và
các thành phần kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi tham gia góp đất, cho thuê đất
sản xuất.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ
tục chuyển nhượng, thuê, góp đất nông nghiệp, vận động người dân “dồn điền, đổi
thửa” khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất. Đối với các dự án
đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến nông, lâm nghiệp, xây dựng khu logistic
trên địa bàn do tỉnh đứng ra giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất ưu đãi cho Nhà
đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Cơ cấu lại sử dụng đất, chuyển
mục đích sử dụng đất linh hoạt theo kế hoạch đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp
hàng hóa; thực hiện chuyển đổi khoảng 7.000 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang
trồng các loại cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao hơn. Cơ cấu lại đất trồng
rừng sản xuất để dành một phần diện tích quy hoạch nhưng sử dụng không hiệu quả
sang phát triển nông nghiệp.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các
chính sách về tích tụ đất đai, cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, có
cơ chế chuyển đổi đất trồng ngô, cây trồng kém hiệu quả cho doanh nghiệp thuê đất
tạo vùng sản xuất tập trung quy mô lớn và xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ tập
trung.
7. Cơ chế,
chính sách và huy động nguồn lực
- Đẩy mạnh thực hiện việc hỗ trợ
người dân từ hỗ trợ đầu tư sang hỗ trợ sau đầu tư, từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ
trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách tạo mặt bằng đủ lớn
về đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông, cấp điện, cấp nước cho doanh nghiệp.
- Ưu tiên, bố trí nguồn vốn
ngân sách địa phương để chủ động nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản
xuất nông nghiệp hàng hóa. Tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh
tế; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư liên kết trong phát triển
sản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường hợp tác quốc tế, vận động, thu hút và sử
dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả nguồn vốn ODA trong phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa.
- Phối hợp với các sở ngành thực
hiện việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia để xây dựng chính sách
nông nghiệp hỗ trợ an sinh xã hội đảm bảo phù hợp mục tiêu của chương trình và
điều kiện thực tiễn tại địa phương. Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của Trung
ương, nguồn vốn sự nghiệp khoa học..
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ
quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; chú trọng kỹ năng xây dựng phương
án sản xuất hiệu quả, nghiệp vụ tổ chức, quản lý, tiếp cận thị trường, liên kết
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
4.1. Tổng
nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025
- Tổng nhu cầu vốn của dự
án là 148,9 tỷ đồng đã được phê duyệt tại Đề án số 01-ĐA/TU ngày
11/12/2020 trong đó:
- Vốn ngân sách: 91,2 tỷ
đồng, trong đó: (Vốn sự nghiệp NSĐP 21,2 tỷ đồng; vốn Chương trình MTQG 70 tỷ đồng).
- Vốn của doanh nghiệp,
nhân dân đóng góp: 57,7 tỷ đồng.
4.2. Nguồn
vốn:
- Ngân sách Trung ương:
Nguồn đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ, sự nghiệp, các chương trình
MTQG, các dự án nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng.
- Nguồn Ngân sách tỉnh:
Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ lãi
suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ
xuất khẩu, xúc tiến thương mại.
- Nguồn vốn đầu tư các
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các nguồn vốn hợp pháp khác.
V. HIỆU QUẢ
KẾ HOẠCH
1. Hiệu
quả kinh tế
- Các Dự án Chuỗi liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 góp phần đa
dạng hoá sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tạo ra các vùng
sản xuất có quy mô lớn, sản phẩm chủ lực của tỉnh cạnh tranh được trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng cho sản phẩm theo hướng sản xuất bền
vững mang lại thu nhập cao cho người sản xuất và Doanh nghiệp.
- Góp phần nâng tổng giá trị sản
xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực ước đạt trên 13.500 tỷ đồng, chiếm khoảng
65% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đề
án số 01-ĐA/TU, ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển Nông,
lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020
- 2025.
2. Hiệu
quả xã hội
Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa
6 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, Doanh nghiệp, ngân hàng và nhà quản lý; góp phần
thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người sản xuất, kinh doanh về sản
xuất bền vững và chuyển đổi tập quán canh tác theo hướng phù hợp với nền kinh tế
thị trường.
3. Hiệu
quả môi trường
Triển khai dự án góp phần khai
thác tốt các lợi ích về môi trường, tạo cảnh quan môi trường thúc đẩy du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển ngành du lịch bền vững. Tạo lập một ngành
nông nghiệp bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm
bảo lợi ích xã hội.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Nông nghiệp và PTNT
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch được phê duyệt; đôn
đốc, theo dõi quá trình triển khai thực hiện; kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện.
- Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập, xây dựng các dự án, mô hình sản
xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với định hướng của tỉnh và điều kiện thực tế của
địa phương.
- Phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Công thương hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho nông sản, thực phẩm của tỉnh;
tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Chủ trì hướng dẫn các địa
phương, doanh nghiệp lập thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thuộc phạm
vi Kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu, cân đối bố trí kinh
phí hỗ trợ từ các Chương trình/dự án thuộc lĩnh vực Sở được phân công theo dõi,
quản lý để thực hiện các nội dung dự án đảm bảo theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, Tài chính hướng dẫn Doanh nghiệp về điều kiện, trình tự, thủ tục thực
hiện hỗ trợ đầu tư và tổ chức thẩm tra hỗ trợ các dự án theo quy định.
3. Sở Tài
chính
Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ
kinh phí hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các đối
tượng tham gia. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc sử dụng kinh
phí và quyết toán kinh phí hỗ trợ chủ đầu tư theo quy định.
4. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp về giống, quy trình canh
tác, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh đăng ký đặt hàng Bộ Khoa học và Công
nghệ thực hiện các dự án liên quan đến phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ
lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (nếu có).
- Chủ trì thành lập các đoàn
thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nhãn hiệu, sở hữu trí
tuệ. Hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục về sở hữu công nghiệp, xây dựng và phát triển
nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá
nhân tham gia vào chuỗi sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.
5. Sở
Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động xúc
tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của
tỉnh;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm đặc
trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
6. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và
thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tập trung đất đai, liên kết phát
triển sản xuất theo chuỗi; hướng dẫn lập báo cáo, kế hoạch bảo vệ môi trường và
tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.
- Rà soát bổ sung và tổ chức quản
lý tốt quy hoạch sử dụng đất, tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ
trợ hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.
7. Ngân
hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Lào Cai
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng
trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng
ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế
thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện đầu tư phát
triển sản xuất.
8. UBND
các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn căn cứ chức năng nhiệm vụ lựa chọn địa điểm, trình danh mục, chuẩn bị đầu
tư, khái toán nguồn vốn, lập và phê duyệt dự án theo quy định phù hợp với thực
tiễn địa phương mình.
- Rà soát quy hoạch sử dụng đất
đai, quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung của tỉnh; Bố trí cơ cấu sản xuất
theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng cao gắn
với các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện dự án tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý; định kỳ báo
cáo tình hình thực hiện dự án gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, KHĐT, Tài chính, TN và MTr, GTVT- XD,
TTTT;
- Đài PTTH tỉnh; Báo Lào Cai;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- CVP, PCVP3;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NLN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|