Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 202/KH-UBND 2021 Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện Đà Nẵng

Số hiệu: 202/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Trần Phước Sơn
Ngày ban hành: 23/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025, Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2030, nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa nội dung Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước.

- Các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo ổn định cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững ngành điện, ngành năng lượng;

- Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện thành phố, góp phần giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia nhằm giảm nhu cầu về vốn đầu tư trong xây dựng mới, mở rộng hệ thống điện, góp phần khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững;

- Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện trong việc quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện (Demand Side Management - DSM) đến cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; từng bước chuyển từ khách hàng sử dụng điện truyền thống sang khách hàng sử dụng điện thông minh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện thành phố (so với dự báo nhu cầu phụ tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực) khoảng 07 MW vào năm 2025;

- Từng bước mở rộng đối tượng khách hàng tham gia Chương trình quốc gia về DSM đến cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; tăng cường kết hợp thực hiện các Chương trình DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia đầu tư trang bị hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà;

- Tăng cường phối hợp và thực hiện lồng ghép với các Chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, lộ trình phát triển lưới điện thông minh và định hướng phát triển các dạng nguồn năng lượng tái tạo của thành phố để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình DSM và đạt được hiệu quả cao nhất;

- Tích cực triển khai các Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response - DR), với mục tiêu từ năm 2021 có thể triển khai rộng rãi với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng điện tham gia trên toàn thành phố;

- Thực hiện các Chương trình DSM thí điểm, trung và dài hạn cũng như chiến dịch quốc gia nâng cao nhận thức về các Chương trình DSM.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức

- Xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình tuyên truyền, tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục trong các cơ sở đào tạo về nội dung, lợi ích của việc thực hiện Chương trình quốc gia về DSM trên địa bàn thành phố. Sử dụng đồng bộ các phương tiện thông tin, truyền thông phù hợp để tăng cường nhận thức cho người dân, khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực đối với Chương trình quốc gia về DSM;

- Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt cho các bộ phận, các đơn vị quản lý, triển khai Chương trình quốc gia về DSM;

- Triển khai tài liệu đào tạo về nội dung và lợi ích của các Chương trình quốc gia về DSM theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo để các trường học tham khảo đưa vào Chương trình giáo dục, phù hợp với cấp độ đào tạo học sinh, sinh viên;

- Phối hợp và thực hiện lồng ghép nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện về Chương trình quốc gia về DSM với nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Về khoa học và công nghệ

- Tiếp tục trang bị các hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại tại các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện như: Hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa (Advanced Metering Reading - AMR), năng lượng mặt trời lắp mái, tích hợp lưu trữ năng lượng, thông tin để tối ưu hóa việc tham gia của khách hàng sử dụng điện trong Chương trình DSM, Chương trình DR;

- Lập cơ sở dữ liệu đo đếm hàng ngày của nhiều loại hình khách hàng từ dân dụng đến công nghiệp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phân tích, nghiên cứu phụ tải, dự báo phụ tải cũng như việc quản lý nhu cầu điện được chính xác và kịp thời;

- Tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu phụ tải điện, nâng cao năng lực dự báo nhu cầu phụ tải điện của;

- Thực hiện đánh giá tiềm năng, nhu cầu và thiết kế các Chương trình DSM phù hợp đối với từng khu vực, đối tượng khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và cơ chế khuyến khích, các nguồn lực hỗ trợ khác. Các Chương trình DSM được thiết kế và thực hiện phải đảm bảo mục tiêu thuyết phục khách hàng sử dụng điện tham gia một cách tự nguyện và chủ động;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các cơ sở lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà, cơ sở có hệ thống tích hợp lưu trữ năng lượng để phục vụ tối ưu hóa việc tham gia của khách hàng sử dụng điện trong các Chương trình DSM/DR.

3. Về cơ chế chính sách

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Về hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật trên địa bàn thành phố;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhu cầu điện, thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, hội thảo khoa học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai Kế hoạch này. Tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo UBND thành phố và Bộ Công Thương;

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về quản lý nhu cầu năng lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ lưới điện (đến cấp điện áp 500kV) trên nền GIS;

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện và toàn xã hội trong việc quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp thực hiện các Chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về nội dung Chương trình quốc gia về DSM, các lợi ích và cách thức thực hiện.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Công Thương triển khai tài liệu đào tạo về nội dung và lợi ích của các Chương trình DSM và Chương trình quốc gia về DSM để các trường học tham khảo đưa vào Chương trình giáo dục, phù hợp với cấp độ đào tạo học sinh, sinh viên.

4. UBND các quận, huyện

Phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cho người dân, khách hàng sử dụng điện đ tham gia các Chương trình DSM một cách tự nguyện và chủ động.

5. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng:

Thực hiện phát sóng, đưa tin bài về các Chương trình DSM... để thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của người dân, doanh nghiệp.

6. Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng

- Tiếp tục triển khai chương trình Điều chỉnh phụ tải điện theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Công Thương;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình quốc gia về DSM, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm để đảm bảo thực hiện đạt được các mục tiêu cụ thể của kế hoạch;

- Tập trung và đẩy mạnh thực hiện công tác nghiên cứu phụ tải điện, nâng cao năng lực dự báo nhu cầu phụ tải điện, đánh giá tiềm năng thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR; theo dõi, quản lý chặt chẽ biểu đồ phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng có đóng góp và ảnh hưởng nhiều đến biểu đồ phụ tải điện;

- Thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa;

- Tiếp tục triển khai lắp đặt công tơ điện tử 3 pha nhiều biểu giá (hình thức bán điện 3 giá) đối với khách hàng sản xuất kinh doanh có sản lượng từ 2.000 kWh/tháng trở lên hoặc có máy biến áp chuyên dùng từ 25kVA trở lên nhm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả;

- Triển khai thí điểm hạ tầng đo đếm tiên tiến (Advanced Metering Infrastructure - AMI, phiên bản cấp cao trên nền tảng hệ thống đo xa hiện hữu là AMR) theo lộ trình chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến 2025;

- Tiếp tục triển khai áp dụng chương trình nghiên cứu phụ tải điện (đã thực hiện từ năm 2014 đến nay) nhằm phân tích sản lượng, công suất 5 thành phần phụ tải (nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, sinh hoạt, khác) và chi tiết các nhóm phụ tải điện, phục vụ công tác dự báo phụ tải, quy hoạch hệ thống điện, hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến xây dựng cấu trúc biểu giá điện khi có yêu cầu;

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao, công nghệ mới, công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo; các chương trình nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị về chương trình quốc gia DSM;

- Tiếp tục triển khai dự án tự động hóa lưới phân phối (Distribution Automation System - DAS). Đồng thời, theo dõi tình hình vận hành hệ thống DAS triển khai trước đây để kịp thời đề xuất biện pháp xử lý để phát huy hiệu quả vận hành của hệ thống. Hoàn thành tự động hóa lưới điện phân phối trên địa bàn thành phố trong năm 2022;

- Triển khai thực hiện kế hoạch triển khai đề án ứng dụng Khoa học công nghệ trong công tác quản lý vận hành tại đơn vị giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS, ứng dụng hệ thống SCADA/DMS và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả công tác khai thác tối đa tiềm năng của các Chương trình về DSM;

- Đẩy mạnh công tác học tập kinh nghiệm và hợp tác quốc tế, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện Chương trình DSM;

- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhu cầu điện thông qua hình thức tự đào tạo nội bộ, hội thảo khoa học;

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương.

7. Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân, khách hàng sử dụng điện

Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân, khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; tích cực hưởng ứng tham gia các Chương trình DSM một cách tự nguyện và chủ động.

UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để b/c);
- CT, PCT UBND TPĐN;
- Các Sở, ban, ngành có liên quan;
- UBND các quận, huyện;
- Cty TNHH MTV ĐLĐN;
- Đài PT-TH Đà Nẵng;
- Báo Đà Nẵng;
- Lưu: VT, ĐTĐT, SCT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Sơn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 202/KH-UBND ngày 23/11/2021 thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2021-2025 do thành phố Đà Nẵng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.116

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.0.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!