ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
189/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 08
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTG NGÀY 05/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công
nghiệp. Nhằm tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), tiền chất thuốc nổ (TCTN) trên địa bàn Thành phố
đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch
thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Tăng cường công tác quản lý hoạt
động VLNCN trên địa bàn Thành phố đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; phối
hợp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền
chất thuốc nổ;
- Hạn chế tối đa
các rủi ro do vi phạm các quy định an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính thống nhất, tập trung;
không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công
tác quản lý hoạt động VLNCN, TCTN;
- Tuân thủ nghiêm các quy định của
pháp luật; bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp; phát huy hiệu quả
của hoạt động VLNCN vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
trật tự trên địa bàn Thành phố;
- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trên cơ
sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Quy định về trách nhiệm thực
hiện
1.1. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng liên quan:
- Tổ chức thực hiện công tác thẩm
định, thẩm tra, hậu kiểm trong công tác cấp phép sử dụng, vận chuyển VLNCN,
TCTN theo đúng quy định và thẩm quyền; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ,
đột xuất các đơn vị sử dụng VLNCN; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của
pháp luật.
- Hướng dẫn đơn vị phương án bảo quản
VLNCN, TCTN chưa sử dụng; kiểm tra, tổng hợp, đề xuất UBND Thành phố thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các
đơn vị để mất VLNCN.
- Rà soát, thống kê các đơn vị thực
hiện dịch vụ nổ mìn, kho bảo quản VLNCN trên địa bàn Thành phố; bảo đảm nghiêm
ngặt các quy định về an ninh, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.
1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Sở Công Thương và các
đơn vị có liên quan giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại
các mỏ khoáng sản có sử dụng VLNCN.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc
bảo vệ môi trường, hoàn trả mặt bằng của các đơn vị sử dụng VLNCN; Kiểm tra
việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng chấn động nổ mìn của các đơn vị sử
dụng VLNCN trên địa bàn Thành phố khi được yêu cầu.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
tài nguyên và môi trường.
1.3. Sở Lao động Thương binh và Xã
hội:
- Thanh tra, kiểm tra công tác an
toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan điều tra nguyên nhân tai nạn lao động theo Luật An toàn, vệ
sinh lao động đối với các đơn vị bảo quản, lưu giữ, sử dụng VLNCN trên địa bàn
Thành phố.
- Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra
liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp
có thẩm quyền.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
lao động trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
1.4. Công an Thành phố:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh đối với các đơn vị có
hoạt động VLNCN, TCTN; Chủ trì kiểm tra về việc đảm bảo các điều kiện về an
ninh trật tự, của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố.
- Định kỳ hàng năm, phối hợp với Sở
Công Thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường và
UBND cấp huyện nơi có đơn vị sử dụng VLNCN hoặc chủ trì theo chương trình của
ngành kiểm tra về an ninh trật tự, an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng
VLNCN của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
an ninh trật tự trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp.
1.5. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy
thành phố Hà Nội:
- Tăng cường công tác đảm bảo phòng
chống cháy nổ trên địa bàn Thành phố đối với các hoạt động VLNCN, TCTN; tăng
cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn,
phòng chống cháy nổ; chủ trì kiểm tra về việc đảm bảo các điều kiện về công tác
phòng cháy và chữa cháy của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố.
- Định kỳ hàng năm, phối hợp với Sở
Công Thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường và
UBND cấp huyện nơi có đơn vị sử dụng VLNCN hoặc chủ trì theo chương trình của
ngành kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn trong bảo quản, sử dụng
VLNCN của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN; Phối hợp với các đơn
vị chức năng tổ chức kiểm tra phương tiện vận chuyển VLNCN khi có yêu cầu.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
phòng cháy chữa cháy.
1.6. Sở Giao thông vận tải:
- Phối hợp với Sở Công Thương, Công
an Thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá
nhân tham gia vận chuyển VLNCN trên địa bàn; Phối hợp rà soát, điều chỉnh các
tuyến đường vận chuyển VLNCN trong trường hợp có điều chỉnh về tổ chức giao
thông, phân luồng giao thông đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý.
- Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
giao thông vận tải trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
1.7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã:
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội
dung công tác quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng
trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị sử dụng VLNCN.
- Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề
khác xảy ra có liên quan đối với hoạt động VLNCN trên địa bàn.
- Báo cáo kịp thời các biến động liên
quan đến VLNCN trên địa bàn mình quản lý gửi Sở Công Thương và các Sở, ban,
ngành liên quan.
1.8. Các đơn vị hoạt động VLNCN, TCTN
trên địa bàn Thành phố:
- Rà soát các điều kiện, kiểm tra
thực tế việc tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ
trong quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN, TCTN;
tổ chức khắc phục ngay các nội dung chưa đúng, chưa đủ theo quy định của pháp
luật, đặc biệt chú trọng đối với kho bảo quản, phương tiện vận chuyển VLNCN,
TCTN; tổ chức diễn tập các phương án theo Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của đơn vị.
2. Quy định về cơ chế phối hợp
2.1. Phối hợp trong công tác kiểm tra
định kỳ:
Định kỳ hàng năm, Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện có liên quan thanh tra, kiểm
tra tình hình sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy VLNCN, công tác phòng
chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn lao động đối với các tổ chức có hoạt
động VLNCN, TCTN trên địa bàn Thành phố.
2.2. Phối hợp trong công tác kiểm tra
đột xuất:
Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo,
hoặc nhiệm vụ đột xuất, các Sở, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với
Sở Công Thương tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ sự vụ.
2.3. Phối hợp xử lý sai phạm trong
mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN, TCTN:
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp
với Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, Chi cục Quản lý thị trường
và các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra; xử lý
các trường hợp mua, bán, vận chuyển, sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ trái
phép; thông báo kết quả điều tra xử lý cho chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng liên quan biết để phối hợp quản lý.
Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm
quyền xử lý của các Sở, ngành, Sở Công Thương hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND
Thành phố xem xét, quyết định.
- Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ bị tịch thu do mua, bán, bảo quản, vận chuyển và sử dụng trái phép do
Công an Thành phố thu giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.
2.4. Phối hợp xử lý sai phạm gây ra
tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình sử dụng VLNCN:
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an Thành phố và các cơ quan liên
quan khác điều tra tai nạn lao động, tai nạn lao động nghiêm trọng và những vi
phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động; xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm
quyền xử lý của các Sở, ngành, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh hồ
sơ, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các Sở, ngành: Công Thương, Giao
thông Vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; Công
an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố; UBND các quận, huyện,
thị xã; các đơn vị hoạt động VLNCN, TCTN trên địa bàn Thành phố triển khai thực
hiện nội dung của Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 12, tổng
hợp tình hình thực hiện gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố
báo cáo Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Giao Sở Công Thương chủ trì theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra các Sở, ngành UBND các quận, huyện, thị xã việc thực
hiện Kế hoạch này; tổng hợp tham mưu UBND thành phố kết quả thực hiện trước
ngày 20 tháng 12 hàng năm./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Để b/c);
- Bộ Công Thương (Để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản;
- Các Sở, ngành: Công Thương; Giao thông Vận tải; Lao động Thương binh và Xã
hội; Tài nguyên và Môi trường; Công an; Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVPT.V.Dũng, KT, NC, TKBT;
- Lưu VT, KTvân.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Doãn Toản
|