ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1778/KH-UBND
|
Nhà
Bè, ngày 20 tháng 8 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHỢ NHƠN ĐỨC
Chợ Nhơn Đức khánh thành, khai trương
ngày 16/01/2015 và đi vào hoạt động, Ban quản lý chợ đã ký hợp đồng 160/162 sạp,
còn lại 2 sạp chưa ký hợp đồng. Trong ngày khai trương có 78 sạp mở cửa kinh
doanh.
Hiện nay chợ có ngày còn khoảng 20 đến
22 sạp mở cửa buôn bán nhưng không thường xuyên, cũng vì tình hình trên Ủy ban
nhân dân xã Nhơn Đức mời các hộ dân đã ký hợp đồng thuê sạp, nhưng không kinh
doanh để tìm hiểu nguyên nhân, bàn giải pháp khắc phục, nhưng chỉ có 26/160 tiểu
thương đến dự.
Thực hiện Công văn 193/UBND ngày
26/01/2015 của Ủy ban nhân dân huyện về nâng cao hiệu quả hoạt động chợ Nhơn Đức.
Tổ liên ngành của huyện thường xuyên phối hợp hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã tiến
hành kiểm tra các điểm kinh doanh trên địa bàn ấp 3, ấp 4 và lập biên bản nhắc
nhở đối với các hộ gia đình kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Ngoài ra trên địa bàn xã Nhơn Đức còn
phát sinh: 4 điểm kinh doanh tự phát, có 72 người buôn bán, là người địa phương
42 người. Xã thường xuyên phối hợp kiểm tra xử lý các điểm mua bán tự phát, lấn
chiếm lòng lề đường. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động thông
qua hệ thống loa phát thanh, của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể để người dân
vào kinh doanh tại khuôn viên chợ Nhơn Đức. Ban quản lý chợ đã đầu tư 20 cây dù
để che nắng, kẻ ô dành riêng cho các hộ vào buôn bán và miễn thu phí hoa chi chợ
trong tháng đầu tiên. Đến ngày 28/3/2015 có 19 người vào mua bán, tuy nhiên do
lượng khách hàng đến chợ mua sắm quá ít nên những người này đã quay lại mua bán
ở lòng lề đường, đến thời điểm này không còn hộ nào tiếp tục kinh doanh trong
khuôn viên chợ.
Công tác xử lý các tiểu thương vi phạm
hợp đồng thuê sạp: Qua rà soát 160 trường hợp mà Ban quản lý chợ đã ký hợp đồng
thuê sạp có 14 trường hợp không mở cửa kinh doanh và 87 trường hợp không mở cửa
kinh doanh từ 90 ngày trở lên. Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo Ban quản lý chợ tiến
hành lập biên bản thu hồi điểm kinh doanh, kết quả như sau:
- Đối với 14 trường hợp không mở cửa
kinh doanh: đã lập biên bản 11 trường hợp (trong đó có 08 trường hợp đồng ý ký
biên bản) và 03 trường hợp mời nhưng không đến;
- Đối với 87 trường hợp không mở cửa
kinh doanh từ 90 ngày trở lên: Ban quản lý chợ đã lập biên bản 32 trường hợp,
55 trường hợp không đến.
Cán bộ Ban quản lý chợ chủ yếu là kiêm
nhiệm, chưa có tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý chợ.
Công tác quản lý nhà nước về chợ của
UBND xã còn lúng túng trong việc quản lý, điều hành và đánh giá tình hình chưa
sát với thực tế.
Ngày 07 tháng 8 năm 2015 Lãnh đạo UBND
Huyện có buổi tiếp xúc lắng nghe ý kiến của tiểu thương để tìm hiểu nguyên nhân
vì sao không mở cửa kinh doanh có 78 / 160 tiểu thương đến dự và cho rằng tình
trạng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc kinh
doanh của bà con tiểu thương trong chợ.
Xuất phát từ tình hình trên, Ủy ban
nhân dân huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch hỗ trợ, nâng cao hiệu quả kinh doanh chợ
Nhơn Đức như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Vận động 100% bà con tiểu thương vào
chợ buôn bán và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của tiểu thương, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Lập lại trật tự kỷ cương theo quy định
của pháp luật về hoạt động kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Cương quyết chấm dứt hợp đồng thuê sạp đối với những tiểu thương vi phạm
hợp đồng.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải
quyết, xử lý dứt điểm các điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường để
buôn bán.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM VÀ GIẢI PHÁP:
1. Công tác hỗ trợ,
nâng cao hiệu quả hoạt động chợ:
1.1. Đối với UBND xã Nhơn Đức:
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động
một cách cụ thể, có phân công nhiệm vụ rõ ràng, trong đó tập trung phát huy vai
trò tính tiên phong gương mẫu của cán bộ Đảng viên, của đoàn viên, hội viên về
không kinh doanh, mua bán lấn chiếm lòng lề đường, đăng ký vào chợ buôn bán; nếu
bản thân và người trong gia đình cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên đã ký hợp
đồng thuê sạp với Ban quản lý chợ mà chưa mở cửa kinh doanh thì vận động gương
mẫu mở cửa kinh doanh trước. Vận động từng hộ có nhà ở dọc theo các tuyến đường
giao thông cam kết kinh doanh buôn bán không lấn chiếm lòng lề đường. Kinh
doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thực hiện tháng 8/2015)
Công khai các chính sách hỗ trợ như
miễn giảm thuế, phí, lệ phí... cũng như các hỗ trợ khác đối với tiểu thương khi
tham gia buôn bán tại chợ. (Thực hiện tháng 8/2015)
Tiếp tục rà soát danh sách 160 tiểu
thương đã ký hợp đồng thuê sạp để tìm hiểu nguyên nhân vì sao không mở cửa mua
bán? có nhu cầu kinh doanh hay không? có phải là tiểu thương thực sự hay
không?.v.v. từ đó đề ra giải pháp đồng bộ, hiệu quả.(thực hiện tháng 8/2015)
Tổ chức các cuộc tiếp xúc, lắng nghe
ý kiến của tiểu thương về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết kịp
thời các đề xuất, kiến nghị của tiểu thương và xác định mặc hàng chủ lực để xây
dựng thương hiệu của chợ.(Thực hiện tháng 8/2015)
Phối hợp tổ chức tập huấn về chuyên
môn, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy chữa cháy, lực lượng
vệ sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ tại chợ. (Thực hiện tháng 9/2015)
Tiến hành xử lý và giải tỏa các điểm,
khu vực kinh doanh tự phát trên địa bàn. Lập chốt trực tại khu vực, điểm buôn
bán tự phát để kịp thời xử lý nhất là vào thời gian cao điểm như sáng sớm và buổi
chiều ngoài giờ hành chính. Chỉ đạo Công an cương quyết xử lý các xe 3-4 bánh tự
chế, xe không có giấy tờ hợp pháp buôn bán và lưu thông trên đường. (Thực hiện
từ tháng 8/2015 trở về sau)
Nghiên cứu đề xuất của tiểu thương và
BQL chợ về điều chỉnh độ cao sạp kinh doanh hải sản phù hợp với thực tế.(thực
hiện tháng 8/2015)
Nghiên cứu chọn người có kinh nghiệm
trong điều hành, quản lý chợ vào BQL chợ để quản lý, điều hành, khai thác việc
kinh doanh chợ tốt hơn. (Thực hiện từ tháng 8/2015 trở về sau)
Chỉ đạo Ban quản lý chợ cương quyết
thu hồi những sạp không mở cửa kinh doanh. (Thực hiện từ tháng 8/2015 trở về
sau)
Gắn bảng chỉ dẫn chợ Nhơn Đức tại ngã
ba đường Long Thới - Nhơn Đức với đường Lê Văn Lương để người dân biết.(Thực
hiện tháng 8/2015)
1.2. Đối với Ban quản lý chợ:
Gương mẫu và thực hiện nghiêm chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý chợ được quy định tại Thông tư số
06/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương. Vận
động bà con tiểu thương buôn bán đúng nơi quy định. Lắng nghe và kịp thời phản
ánh những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của tiểu thương đối với UBND xã và các
ngành chức năng về hoạt động chợ. (Thường xuyên)
Tuyên truyền, vận động tiểu thương thực
hiện văn minh thương mại như: bán hàng đúng giá, niêm yết giá và bán theo giá
niêm yết, văn minh, lịch sự khi tiếp thị chào mời khách; cân đúng, cân đủ khi
bán hàng; không bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn
gốc, xuất xứ. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh
môi trường, phòng chống cháy nổ. (Thường xuyên)
Nắm nhu cầu vay vốn của tiểu thương đề
xuất UBND xã và phòng Kinh tế huyện kết nối với các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho
tiểu thương vay vốn kinh doanh.(Thực hiện từ tháng 8/2015)
Xây dựng các tổ ngành hàng trong chợ
để tiểu thương có điều kiện sinh hoạt, trao đổi, bàn giải pháp kinh doanh và
thuận lợi trong công tác quản lý.(Thực hiện tháng 9/2015)
Xem xét chấm dứt hợp đồng thuê sạp đối
với những tiểu thương vi phạm một trong các điều khoản quy định trong hợp đồng
và không mở cửa buôn bán tại chợ. (Thực hiện từ ngày 15/8/2015)
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo
tình hình hoạt động kinh doanh chợ định kỳ hàng tháng cho UBND xã, phòng Kinh tế
Huyện và phòng Quản lý thương mại thuộc Sở Công thương theo quy định.
Giữ xe miễn phí đối với khách đến mua
sắm tại chợ đến hết năm 2015 để thu hút người dân đến chợ mua sắm.
1.3. Đối với phòng Kinh tế:
Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc
Sở Công thương, Sở Khoa học công nghệ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho Ban quản
lý chợ, tiểu thương về kỹ năng bán hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật
trong kinh doanh.(Tháng 10/2015)
Tổ chức kết nối các tổ chức tín dụng
hỗ trợ tiểu thương vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.
Chủ trì, phối hợp với các ngành của Huyện,
UBND xã Nhơn Đức kiểm tra hoạt động kinh doanh mua bán tại các khu vực lấn chiếm
lòng, lề đường về chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại
theo Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 21/01/2015 của UBND huyện Nhà Bè về Lãnh đạo
giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát lấn chiến lòng lề đường và Kế hoạch
322/KH-UBND ngày 09/02/2015 của UBND huyện về kiểm tra tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.(Thực
hiện từ tháng 8/2015)
Kiến nghị với Sở Công thương và phòng
chức năng thuộc Sở tiến hành khảo sát, nghiên cứu hỗ trợ, giới thiệu đơn vị,
nguồn hàng thuộc các chương trình khuyến mãi về buôn bán tại chợ Nhơn Đức.(Thực
hiện tháng 8/2015)
Tham mưu cho Thường trực UBND huyện về
công tác phối hợp với các ngành của huyện hỗ trợ xã về nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh chợ.(Thực hiện tháng 8/2015)
Tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện của
ngành, đơn vị trình lãnh đạo UBND Huyện.
1.4. Đối với phòng Quản lý đô thị:
Tập trung xử lý các trường hợp buôn bán
lấn chiếm lòng lề đường gây mất mỹ quan đô thị. Phân công, bố trí lực lượng trực
tại các khu vực trọng điểm để phối hợp xử lý kịp thời như: ấp 3, ấp 4.(Thực
hiện từ tháng 8/2015)
Tham mưu cho UBND Huyện gắn các biển
cấm kinh doanh, mua bán tại các khu vực thường xuyên xảy ra buôn bán lấn chiếm
lòng, lề đường và kẻ vạch sơn lề đường dành cho người đi bộ. (Thực hiện
tháng 8/2015)
1.5. Đối với phòng Tư pháp:
Phối hợp các ngành chức năng của Huyện
hoàn chỉnh tờ rơi tuyên truyền về các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh
doanh buôn bán và hình thức, mức xử phạt của từng hành vi theo quy định của
pháp luật để UBND xã tuyên truyền đến từng hộ buôn bán (Thực hiện xong ngày
15/8/2015)
Tham mưu cho Hội đồng tuyên truyền
giáo dục pháp luật của Huyện thường xuyên tuyên truyền các văn bản pháp luật
liên quan đến sản xuất, kinh doanh, buôn bán đến với tiểu thương và nhân dân nắm,
biết và thực hiện. (Thực hiện từ 8/2015)
1.6. Đối với Công an Huyện:
Xử lý và phối hợp xử lý các trường hợp
buôn bán, dừng đỗ xe không đứng nơi quy định, lấn chiếm lòng lề đường ảnh hưởng
đến trật tự an toàn giao thông. Phân công, bố trí lực lượng lưu động xử lý các
khu vực trọng điểm như: ấp 3, ấp 4 xã Nhơn Đức.v.v.(Thực hiện từ đầu tháng
8/2015)
Chỉ đạo Công an xã xây dựng kế hoạch
phối hợp với BQL chợ về đảm bảo an ninh trật tự tại chợ. (Thực hiện xong
trong tháng 8/2015)
1.7. Đối với Chi cục thuế:
Hỗ trợ UBND xã trong việc miễn, giảm
thuế đối với tiểu thương kinh doanh, buôn bán trong chợ.(Thực hiện từ tháng
8/2015)
Phối hợp với các đơn vị có liên quan
xử lý các trường hợp kinh doanh, buôn bán không nộp hoặc không kê khai nộp thuế.
(Thường xuyên)
1.8. Đối với phòng Tài nguyên và
Môi trường:
Hỗ trợ UBND xã kiểm tra, xử lý các điểm
buôn bán tự phát trên địa bàn xã gây ô nhiễm môi trường.(Thực hiện từ tháng
8/2015)
Hướng dẫn UBND xã và BQL chợ về thực
hiện các giải pháp giữ gìn vệ sinh môi trường tại chữ. (Thực hiện từ ngày
15/8/2015)
1.9. Đối với Đội Quản lý Thị trường:
Tập trung kiểm tra, xử lý hàng gian,
hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ theo kế hoạch của
UBND huyện và Ban chỉ đạo 389 Thành phố tại các hộ kinh doanh, mua bán ngoài chợ
Nhơn Đức. (Thực hiện từ ngày tháng 8/2015)
1.10. Đối với phòng Tài chính - Kế
hoạch:
Thực hiện kiểm tra việc niêm yết giá
và bán đúng giá niêm yết, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp
luật. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã về công tác thu-chi, về cách thức tính toán
thu và miễn giảm các loại phí tại chợ theo Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày
12 tháng 02 năm 2007 của UBND Thành phố về việc quy định mức thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí chợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tránh trường hợp tiểu
thương kinh doanh tại chợ phải nộp nhiều loại phí. (Thường xuyên)
Vận dụng các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tham mưu đề
xuất Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép kéo giãn thời gian thu hồi vốn đầu tư
xây dựng chợ để giảm bớt chi phí cho tiểu thương khi vào kinh doanh tại chợ. (Thực
hiện từ ngày tháng 8/2015)
1.11. Đối với phòng Y tế:
Kiểm tra và xử lý về vệ sinh an toàn
thực phẩm ở chợ, các điểm kinh doanh, buôn bán. Không cấp giấy phép đủ điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. (Thực hiện từ tháng 8/2015)
1.12. Đối với trạm Thú y:
Kiểm tra và xử lý về vệ sinh an toàn
thực phẩm ở chợ, các điểm kinh doanh, buôn bán và các hộ kinh doanh gia súc,
gia cầm không đúng nơi quy định. (Thường xuyên)
Kiến nghị đến các lò giết mổ gia súc,
gia cầm trên địa bàn thành phố không cung ứng nguồn hàng cho những người buôn
bán ở các khu vực, điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn xã. (Thực hiện xong
15/8/2015)
Kiến nghị Chi cục Thú y Thành phố có
hướng dẫn biện pháp và hình thức xử lý các hộ buôn bán gia súc, gia cầm sai địa
điểm kinh doanh. (Thực hiện tháng 8/2015)
1.13. Đối với Trung tâm Văn hóa và
Đài truyền thanh:
Thường xuyên tuyên truyền về các giải
pháp hỗ trợ cho tiểu thương kinh doanh tại chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm; về
tác hại của thực phẩm không rõ nguồn gốc; về ảnh hưởng của việc buôn bán lấn
chiếm lòng lề đường và những hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh buôn
bán và hình thức, mức xử phạt của từng hành vi theo quy định của pháp luật trên
Đài truyền thanh, Bản tin Nhà Bè, cụm pano để người dân biết và thực hiện.(Thực
hiện từ tháng 8/2015)
1.14. Đối với phòng Văn hóa -
Thông tin:
Tập trung hướng dẫn UBND xã xử lý các
trường hợp đặt bảng hiệu quảng cáo trên lề đường dành cho người đi bộ, gây mất
mỹ quan đô thị.(Thực hiện tháng 8/2015)
Hướng dẫn nội dung tuyên truyền nhân
dân không buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường.(Thực hiện từ tháng 8/2015)
Tham mưu cho Ban chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Huyện chỉ đạo các thành viên tập
trung xây dựng tuyến đường Lê Văn Lương trên địa bàn xã Nhơn Đức đạt tiêu chuẩn
tuyến đường văn minh mỹ quan đô thị. (Thường xuyên)
2. Thời gian thực
hiện.
Kế hoạch này được thực hiện xuyên suốt
từ tháng 8 năm 2015 cho đến khi chợ đi vào hoạt động ổn định và không còn các
điểm, khu vực kinh doanh tự phát trên địa bàn xã.
3. Kinh phí thực
hiện.
Phòng Tài chính-Kế hoạch cân đối ngân
sách hỗ trợ kinh phí hoạt động của các đơn vị, của Ban chỉ đạo Huyện và lực lượng
thực hiện nhiệm vụ tại xã trong việc vận động, xử lý và giải tỏa các điểm, khu
vực kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng, lề đường.
III. CÔNG TÁC THỈNH
THỊ BÁO CÁO:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban
hành Kế hoạch này các ngành của Huyện, UBND xã theo chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có lộ trình, giải pháp cụ
thể và phối hợp đồng bộ giữa các ngành hỗ trợ xã nâng cao hiệu quả kinh doanh
chợ Nhơn Đức và chịu trách nhiệm trước thường trực UBND Huyện về nhiệm vụ được
giao; chuyển kế hoạch về Thường trực UBND huyện (thông qua Phòng Kinh tế) để phối
hợp tổ chức thực hiện.
Định kỳ vào ngày 10 hàng tháng các
ngành được phân công, UBND xã Nhơn Đức, Ban quản lý chợ báo cáo kết quả thực hiện
và những khó khăn, kiến nghị về cho Thường trực UBND huyện (thông qua Phòng
Kinh tế) để tổng hợp.
Thường trực UBND Huyện định kỳ mỗi
tháng họp giao ban với các ngành, đơn vị một lần vào tuần cuối tháng hoặc họp đột
xuất khi cần.
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ, nâng cao
hiệu quả kinh doanh chợ Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè. Đề nghị các đơn vị được phân
công phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- TT.HU (để báo cáo);
- TT.UBND (để báo cáo);
- Sở công thương (để báo cáo);
- Các ngành thuộc huyện;
- UBND xã Nhơn Đức;
- BQL chợ;
- Lưu VT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Hòa An
|