Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 169/KH-UBND 2022 thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững Cà Mau 2023

Số hiệu: 169/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lâm Văn Bi
Ngày ban hành: 13/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/KH-UBND

Cà Mau, ngày 13 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 29/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai đồng bộ, bền vững; đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng nội địa, các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.

2. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ, chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thân thiện môi trường.

3. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững (từ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng, tái chế, tái sử dụng); huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.

II. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu 60% các doanh nghiệp, cơ sở trong khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2. Phấn đấu 50% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.

3. Tổ chức 02 - 03 cuộc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững.

4. Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

5. Xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

6. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững nhất là sản xuất, phát triển nông nghiệp sạch, an toàn bền vững; sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiêu dùng thông thái.

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong nuôi trồng và sản xuất cho các cấp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững.

2. Thúc đẩy sản xuất sạch, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái trong các ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát, bao bì và các ngành kinh tế khác; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tốt vòng đời sản phẩm, các sản phẩm hóa chất theo các cam kết và thông lệ quốc tế; tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP phát triển ổn định, bền vững, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Khẩn trương rà soát, lập quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển của địa phương nhằm thu hút phát triển doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành, nghề tập trung theo hướng bền vững.

- Hỗ trợ xây dựng, áp dụng phổ biến và nhân rộng các mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

- Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực công thương, cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Xây dựng, ứng dụng, phổ biến công cụ hỗ trợ trong quản lý để áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối.

3. Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững

- Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường.

- Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu xây dựng các tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp theo các cam kết quốc tế.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin, hướng dẫn, phổ biến cho người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

4. Thực hiện lồng ghép vào các nội dung của các đề án, chương trình, kế hoạch

Thực hiện lồng ghép vào các nội dung của các đề án, chương trình, kế hoạch hiện có, cụ thể: Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025; Xây dựng và triển khai Chương trình Hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình Khuyến công... đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2025 đề ra.

(kèm theo Phụ lục Danh mục các nhiệm vụ).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, tài trợ, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác.

Kinh phí ngân sách địa phương thuộc nhiệm vụ của các đơn vị chủ trì thì các đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện năm 2023 (trong đó, cung cấp đầy đủ cơ sở lập dự toán chi tiết nguồn kinh phí sử dụng ngân sách nhà nước theo từng nhiệm vụ), gửi Sở Tài chính tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí ngân sách tỉnh hằng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; báo cáo định kỳ và theo yêu cầu triển khai Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý theo chuyên ngành liên quan tuyên truyền, triển khai hiệu quả công tác chống rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh như: Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 24/3/2021 về phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 03/01/2020 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn từ năm 2020-2025 và 2026-2030; Chương trình số 03/CTr-UBND ngày 10/7/2020 về Khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm sản phẩm chủ lực của tỉnh,... phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác sản xuất và tiêu dùng bền vững báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền, yêu cầu phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải, phế liệu cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cán bộ, công nhân, viên chức và hội viên của các đoàn thể.

- Xây dựng mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện địa phương để rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng.

- Hướng dẫn, khuyến cáo các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, đặc biệt là sử dụng hầm ủ biogas để thu gom, tái sử dụng bùn thải phát sinh từ quá trình nuôi tôm.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Triển khai thực hiện chương trình khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tổ chức kết nối, tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

- Trong thực hiện thẩm định công nghệ các dự án đầu tư theo phân cấp tại Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, ưu tiên công nghệ có nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường, hiện đại, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình mới, giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm ổn định, đồng thời rà soát đề xuất những chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn bền vững. Nghiên cứu đề xuất các mô hình làng nghề sinh thái bền vững.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thực hiện thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo trực tuyến trong nước và quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững, lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình giảng dạy đào tạo, làm cơ sở để giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp đào tạo cho người lao động có nhu cầu.

7. Ban Quản lý Khu Kinh tế

- Thông tin, tuyên truyền đến các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN, KKT áp dụng sản xuất sạch, nhất là áp dụng các mô hình quản lý tổng hợp khai thác, chế biến và chế tạo, sản xuất và sử dụng bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng tái tạo cho các dự án đầu tư trong KCN, KKT.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN, KKT phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh nhằm thu hút các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các KCN, KKT; ưu tiên các dự án có nguồn vốn FDI với công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường, công nghiệp phụ trợ, theo chuỗi giá trị, sử dụng nguồn lao động tại địa phương, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng phát triển bền vững.

8. Sở Tài chính

Tùy vào khả năng của ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện nội dung của Chương trình theo phân cấp ngân sách và các văn bản hiện hành.

9. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung được giao tại Kế hoạch này nhằm đạt các chỉ tiêu đã đề ra (bao gồm các chỉ tiêu chung và các chỉ tiêu của các đề án, chương trình, kế hoạch lồng ghép hiện có).

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn theo quy định.

- Thực hiện lồng ghép vào các nội dung của các đề án, chương trình, kế hoạch đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

10. Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh

Tăng cường thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng về sản xuất và tiêu dùng bền vững; lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tuyên truyền sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần.

11. Đề nghị các Hiệp hội ngành nghề, Hội bảo vệ người tiêu dùng, Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn tỉnh, cộng đồng và các cá nhân

Chủ động đề xuất, phối hợp với các Sở, ngành thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững, hỗ trợ thực hiện các hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các đơn vị phản ánh trực tiếp về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (tại Mục V);
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT (HD), TH01/9

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 13/9/2022 của UBND tỉnh)

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Nội dung

Dự kiến kết quả đạt được

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí
(Triệu đồng)

1

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tuyên truyền, phổ biến các các quy định hiện hành.

- Làm rõ quyền và lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng.

- Triển khai hướng dẫn kỹ thuật và quy trình áp dụng các phương pháp, công nghệ về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Dự kiến quy mô 60 đại biểu tham dự tập huấn

Sở Công Thương (Trung tâm Khuyến công Cà Mau)

Các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, đơn vị có liên quan

Tháng 6

60

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải.

Xây dựng mô hình về thu gom, tái chế chất thải nhựa

Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện mô hình về thu gom, tái chế chất thải nhựa

Có 01 doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng mô hình

Sở Công Thương (Trung tâm Khuyến công Cà Mau)

Các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan

Tháng 10

600

3

Tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong sản xuất bền vững.

Tìm kiếm, kết nối, chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả trong sản xuất cho doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.

- Giới thiệu, trình diễn các công nghệ ứng dụng sản xuất bền vững đến các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tại địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi.

- Thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, ứng dụng sản xuất nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi.

- Ký kết thỏa thuận hợp tác, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi.

Dự kiến quy mô 200 người tham dự, chuyển giao 02 nghiên cứu ứng dụng cho doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực nông nghiệp thủy sản và chăn nuôi

Sở Khoa học và Công nghệ (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ Cà Mau)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các huyện, thành phố; các doanh nghiệp về công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tháng 10

120

4

Nghiên cứu xây dựng mô hình đa giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng đất lợ, mặn tại Cà Mau

Xây dựng các mối quan hệ có lợi, tối thiểu hóa nguyên liệu đầu vào gắn với các mắt xích trong chu trình sản xuất thích ứng với tự nhiên nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng gắn liền với bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình “ốc đảo ngọt” trên vùng đất lợ, mặn.

- Xây dựng mô hình nuôi Heo thương phẩm kết hợp cá rô phi và nuôi cua biển trên vuông nuôi tôm thông qua các mắt xích thức ăn.

- Xây dựng thành công mô hình ao trữ ngọt thuận tự nhiên (trồng cây ăn trái xung quanh, dưới ao nuôi cá nước ngọt truyền thống) trên vùng đất lợ, mặn quy mô 500-5.000m2

- Xây dựng thành công mô hình nuôi Heo thịt - cá rô phi- nuôi của biển trên vuông nuôi tôm quy mô 5 - 15.000m2.

Sở Khoa học và Công nghệ (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ Cà Mau)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tháng 5-6

500

5

Mô hình nuôi heo thịt theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm kết hợp tận dụng phân đệm lót để bón cho cây trồng

- Tạo ra sản phẩm thịt heo theo hướng hữu cơ cung cấp cho người tiêu dùng và nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng.

- Từng bước làm thay đổi nhận thức, tập quán của người chăn nuôi, tạo tiền đề xây dựng các cơ sở chăn nuôi heo hữu cơ tập trung theo hướng hàng hóa.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển chăn nuôi heo hiệu quả, bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Làm tiền đề để xây dựng chuỗi liên kết thịt heo hữu cơ.

- Xây dựng mô hình trình diễn chăn nuôi heo theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm kết hợp tận dụng phân đệm lót để bón cho cây trồng, làm cơ sở nhân rộng mô hình, quy mô 100 con heo thịt, có 10 hộ tham gia.

- Tập huấn 02 lớp quy trình nuôi heo hữu cơ cho 60 hộ chăn nuôi trên địa bàn thực hiện mô hình.

- Tổ chức 02 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình cho 120 người.

- Hỗ trợ phát triển các nhóm hộ liên kết trong chăn nuôi heo hữu cơ tiến tới thành lập Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi heo hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Thành lập 02 tổ hợp tác chăn nuôi heo.

- Sản xuất 9,6 tấn thịt heo hơi theo hướng hữu cơ.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ tham gia mô hình.

- Đào tạo kỹ thuật cho 60 người chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông Cà Mau)

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Tháng 01-12

300

6

Mô hình nuôi cá Bống mú trong lồng, tạo sinh kế cho người dân nuôi tôm dưới tán rừng và cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng tại huyện Ngọc Hiển

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích.

- Tận dụng công lao động nhàn rỗi.

- Tận dụng nguồn cá có sẵn tại địa phương.

- Cải thiện sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân.

- Cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Thực hiện mô hình nuôi cá bống trong lồng theo quy mô nông hộ với số hộ thực hiện 20 hộ.

- Mật độ nuôi 25 - 30 con/m3 sau đó san thưa theo từng giai đoạn.

- Thành lập 01 tổ hợp tác.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

- Thời gian nuôi 10-12 tháng.

-Tỷ lệ sống 60%.

- Sản lượng 03 tấn.

- Thành lập tổ hợp tác từ 20 thành viên trở lên.

- Đào tạo kỹ thuật cho khoảng 30 hộ dân.

- Tổ chức hội thảo tổng kết đúc kết kinh nghiệm.

- Xây dựng tài liệu kỹ thuật nuôi cá bống mú trong lồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông Cà Mau)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hiển

Tháng 01-12

250

7

Xây dựng mô hình nuôi tôm hữu cơ theo TCVN 11041-8:2018

- Xây dựng mô hình nuôi tôm hữu cơ với quy mô 50 ha.

- Năng suất đạt từ 300- 350kg/ha.

- Sản lượng đạt từ 15- 17,5 tấn/50ha.

- Phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ tham gia mô hình.

- Xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi

- Thu thập, xử lý số liệu, báo cáo kết quả triển khai.

- Xây dựng thành công mô hình nuôi tôm hữu cơ theo TCVN 11041-8:2018 .

- Tạo ra sản phẩm chất lượng hữu cơ góp phần nâng cao giá trị ngành tôm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản)

Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và các đơn vị có liên quan

Tháng 01-12

400

8

Xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ (Cây lúa 50 ha, cây rau 02 ha và chuối Xiêm 10 ha)

Xây dựng vùng sản xuất lúa tôm, chuối Xiêm và cây rau đạt tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-2:2017 qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, tạo sản phẩm có chất lượng cao. Từ hiệu quả nhân rộng mô hình sẽ hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Tổ chức khảo sát đánh giá, chọn vùng đủ điều kiện để thực hiện mô hình

- Chọn Hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân đăng ký tham gia

- Hỗ trợ giống, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.

- Tổ chức triển khai, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

- Tổ chức tư vấn giám sát, hướng dẫn sản xuất, đánh giá nội bộ và đánh giá chứng nhận.

- Tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và tuyên truyền nhân rộng.

- Chứng nhận diện tích sản xuất lúa tôm hữu cơ 50 ha, chuối Xiêm hữu cơ 10 ha và cây rau hữu cơ 02 ha theo tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-2:2017 .

- Tăng thu nhập cho nông dân tham gia từ 10 - 15% so với sản xuất bình thường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau

Tháng 01-12

700

9

Xây dựng dự án khôi phục, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau

- Khôi phục, phát triển những ngành nghề nông thôn của địa phương.

- Tăng thu nhập cho các cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động các ngành nghề hoạt động trên địa bàn.

- Xây dựng giải pháp khôi phục làng nghề (tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu, máy móc công nghệ, môi trường làng nghề...)

- Báo cáo thực trạng hoạt động của các làng nghề, ngành nghề.

- Hình thành một số làng nghề, ngành nghề có uy tín, tiềm năng.

- Sản phẩm tại các làng nghề được cải tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì, đảm bảo vùng nguyên liệu, bền vững trong sản xuất và tiêu dùng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn)

Các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố có liên quan

Từ tháng 01/2023 đến 2024

600

10

Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ bền vững gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm tiến tới nâng cao hiệu quả và chia sẻ lợi ích từ mô hình liên kết sản xuất đến các cá nhân, tổ chức tham gia vào liên kết.

- Nâng cao giá trị sản phẩm, cân đối cung cầu, ổn định sản xuất đặc biệt là đầu ra sản phẩm, tăng sinh kế cho cộng đồng dân cư gắn với phát triển bền vững.

- Đào tạo tập huấn và tuyên truyền về lợi ích tham gia chuỗi cung ứng cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn và các quy trình sản xuất khác đáp ứng nhu cầu của đơn vị bao tiêu sản phẩm.

- Tổ chức hội thảo kết nối doanh nghiệp và các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong thúc đẩy quan hệ thương mại bằng cách thiết lập phiên đàm phán và hội nghị bàn tròn; Hỗ trợ thâm nhập thị trường và đàm phán ký kết các hợp đồng liên kết cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

- Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, bao bì sản phẩm cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã.

- Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm và Hỗ trợ đưa sản phẩm vào bao tiêu.

- Báo cáo đánh giá kết quả mô hình.

- Hội thảo tuyên truyền

- Người sản xuất nông nghiệp hữu cơ được tập huấn hướng dẫn canh tác theo yêu cầu, đảm bảo kết nối bao tiêu sản phẩm đầu ra từ các công ty, doanh nghiệp.

- Thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; Các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tham gia chuỗi sản xuất theo hướng an toàn, hướng đến các tiêu chuẩn hàng hóa bền vững theo yêu cầu của đơn vị thu mua; Hàng hóa được gắn nhãn mác và truy xuất nguồn gốc; Chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận được ký kết.

- Báo cáo sơ, tổng kết và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình; các hội nghị triển khai; in ấn các tài liệu tuyên truyền về chuỗi cung ứng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở ngành có liên quan, các Chi cục trực thuộc Sở và các địa phương

Từ tháng 01/2023 đến 2024

800

11

Khảo sát, đánh giá mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải tại các doanh nghiệp

Tìm kiếm, lựa chọn mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện địa phương để phổ biến, nhân rộng

Xây dựng kế hoạch; xây dựng biểu mẫu phiếu khảo sát; tiến hành điều tra, khảo sát công tác thu gom, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải tại các doanh nghiệp; phân tích, đánh giá; báo cáo tổng kết

Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Tháng 01-12

100

12

Mô hình về du lịch bền vững, lồng ghép quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống, thân thiện môi trường

Phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 10/10/2016 của Tỉnh ủy

Tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc xây dựng phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

Dự kiến trong năm 2023 có 03 điểm đủ điều kiện công nhận hộ du lịch cộng đồng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

Tháng 01-12

(Xã hội hóa)

13

Xây dựng mô hình về lối sống bền vững, hướng dẫn thực hành tốt về lối sống bền vững

Triển khai thực hiện đạt các mục tiêu của Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 31/01/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Văn hóa đến năm 2030

- Phấn đấu 75% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống, để xây dựng văn hóa gia đình hiện đại, văn minh.

Tổ chức có hiệu quả phong trào văn hóa nghệ thuật và đưa văn hóa, nghệ thuật về cơ sở; định kỳ tổ chức các ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

Tháng 6 - 10

350

Tổ chức Hội thi nâng cao năng lực các thành viên Ban vận động ấp, khóm giỏi trên địa bàn tỉnh; tổ chức sinh hoạt chuyên đề giáo dục đời sống gia đình cho các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở

Tháng 7 - 9

200

14

Xây dựng Chương trình đào tạo ngắn hạn về Kỹ thuật trồng rau màu sạch

Đào tạo kỹ thuật cho người dân

Chương trình đào tạo Kỹ thuật trồng rau màu sạch (hữu cơ - chủ yếu tái tạo dinh dưỡng trong đất)

Đào tạo cho người dân biết và vận dụng được Kỹ thuật sản xuất rau sạch

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

Địa phương

Tháng 01-12

105

15

Xây dựng nội dung lồng ghép vào mô đun Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác

Mở rộng kiến thức và kỹ thuật cho sinh viên

Chương trình đào tạo Nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC

Đào tạo cho các sinh viên có Kỹ năng Nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

Địa phương

Tháng 01-12

70

16

Xây dựng mô-đun Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả

Cung cấp cho học sinh, sinh viên kỹ năng, kiến thức xanh cơ bản có thể áp dụng trong tất cả các ngành nghề; áp dụng trong quá trình làm việc cũng như trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng, cơ hội và tiềm năng giảm lượng rác thải nhựa, tiết kiệm năng lượng và nguyên nhiên vật liệu trong quá trình tham gia đào tạo và tham gia công tác sản xuất, lao động.

- Lựa chọn, xây dựng chương trình mô-đun với các Bài học có các nội dung kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả.

- Xây dựng tài liệu/giáo trình giảng dạy về kiến thức và kỹ năng của các Bài học.

- Tổ chức thẩm định chương trình mô-đun và các giáo trình.

Chương trình mô-đun với các Bài học có nội dung đáp ứng mục tiêu cần xây dựng.

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau

Doanh nghiệp, địa phương

Tháng 01-12

150

17

Xây dựng mô-đun Áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP hoặc VIETGAP trong Chế biến và bảo quản thủy sản

Góp phần sử dụng hiệu quả nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

- Khảo sát, đánh giá thực trạng, cơ hội và tiềm năng giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trong Chế biến và bảo quản thủy sản.

- Lựa chọn, xây dựng chương trình mô-đun với các Bài học có các nội dung kiến thức và kỹ năng về chế biến và bảo quản thủy sản theo các tiêu chuẩn.

- Xây dựng tài liệu/giáo trình giảng dạy.

- Tổ chức thẩm định chương trình mô-đun và các tài liệu/giáo trình.

Chương trình mô-đun với các Bài học có nội dung đáp ứng mục tiêu cần xây dựng.

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau

Doanh nghiệp, địa phương

Tháng 01-12

150

18

Tổ chức Hội thảo tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, doanh nghiệp về sản xuất và tiêu dùng bền vững (có thể lồng ghép vào Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình có hiệu quả của huyện được tổ chức hàng năm tùy theo điều kiện thực tế của địa phương)

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Triển khai các chính sách, quy định hiện hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững - Giới thiệu các mô hình điển hình liên quan.

Trong năm, trên địa bàn tỉnh tổ chức ít nhất 02 hội thảo thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân tham dự.

UBND các huyện, thành phố

Các Sở, ban ngành tỉnh, các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan

Tháng 01-6

20 (01 hội thảo)

19

Tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp sạch

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Triển khai các chính sách, quy định hiện hành về sản xuất nông nghiệp sạch

Tin bài, tin ảnh

UBND huyện Ngọc Hiển

Các phòng, ban, ngành đoàn thể cấp huyện, UBND cấp xã, đơn vị liên quan

Tháng 01- 12

20

Tổng kinh phí

5.515

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 169/KH-UBND ngày 13/09/2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.820

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.112.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!