Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 134/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 04/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 07 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

NÂNG HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) NĂM 2018

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) CỦA TỈNH NĂM 2017

1. Kết quả vị trí xếp hạng, điểm số PCI Thừa Thiên Huế 2017

Năm 2017, điểm số PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 2,69 điểm từ 59,68 lên 62,37 điểm, đứng thứ 29/63 tỉnh, thành; xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh đứng thứ 23/63 tỉnh, thành, giảm 06 bậc so với năm 2016. Chi tiết điểm số các chỉ số thành phần qua các năm như sau:

Chỉ số

Điểm số

Xếp hạng

Năm 2016

Năm 2017

Tăng/giảm (+/-)

Năm 2016

Năm 2017

Tăng/giảm (+/-)

Gia nhập thị trường

8,63

7,93

-0.7

25

26

-1

Tiếp cận đất đai

6,14

6,46

0.32

16

25

-9

Tính minh bạch

6,25

6,53

0.28

27

16

11

Chi phí thời gian

6,29

6,41

0.12

39

34

5

Chi phí không chính thức

5,45

5,68

0.23

24

20

4

Tính năng động

3,88

5,81

1.93

59

23

36

Hỗ trợ doanh nghiệp

6,03

5,69

-0.34

7

58

-51

Đào tạo lao động

6,13

6,86

0.73

27

17

10

Thiết chế pháp lý

5,31

6,00

0.69

37

29

8

Cạnh tranh bình đẳng

4,58

4,44

-0.14

48

51

-3

PCI

59.68

62,37

2.69

23

29

-6

2. Phân tích kết quả vị trí xếp hạng:

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI năm 2017 của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 07 chỉ số thành phần tăng điểm và 03 chỉ số thành phần giảm điểm. Tuy nhiên chỉ có 06 chỉ sthành phần tăng bậc xếp hạng còn lại 04 chỉ sgiảm bậc xếp hạng. Cụ thể:

06 chỉ số thành phần tăng vị trí xếp hạng gồm:

- Chỉ số Tính minh bạch xếp thứ 16/63, tăng 11 bậc.

- Chỉ số Chi phí thời gian xếp thứ 34/63, tăng 05 bậc.

- Chỉ số Chi phí không chính thức xếp thứ 20/63, tăng 04 bậc.

- Chỉ số Tính năng động xếp thứ 23/63, tăng 36 bậc.

- Chỉ số Đào tạo lao động xếp thứ 17/63, tăng 10 bậc.

- Chỉ số Thiết chế pháp lý xếp thứ 29/63, tăng 08 bậc.

04 chỉ số thành phần giảm vị trí xếp hạng, cụ thể:

- Chỉ số Gia nhập thị trường xếp thứ 26/63, giảm 01 bậc.

- Chỉ số Tiếp cận đất đai xếp thứ 25/63, giảm 09 bậc.

- Chỉ số Cạnh tranh bình đng xếp thứ 51/63, giảm 03 bậc.

- Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xếp thứ 58/63, giảm 51 bậc.

2.1. Phân tích các chỉ số tăng hạng:

Trong 06 chỉ số thành phần tăng hạng năm 2017 có 03 chỉ số giảm bậc mạnh trong năm 2016 gồm: Chỉ số Tính năng động; Chỉ số Đào tạo lao động; Chỉ số Tính minh bạch. Cả 03 chỉ số này đều đã được cải thiện một cách rõ rệt trong năm 2017, cụ thcác chỉ số trên lần lượt tăng 36, 10, 11 bậc. Như vậy, những nỗ lực của tỉnh trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số giảm bậc trong năm 2016 phần nào đã phát huy hiệu quả và đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận; trong đó Chỉ số Tính năng động được cải thiện đáng knhất, tăng 36 bậc. Điều này thhiện, sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp về nhng nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc đng hành hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

2.2. Phân tích các chỉ sgiảm vị trí xếp hạng:

Trong 04 chỉ số giảm bậc, có 01 chỉ số tăng điểm là Tiếp cận đất đai, tăng 0.32 điểm nhưng giảm 9 bậc - điều này thhiện tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều động thái trong cải thiện chỉ số này, tuy nhiên các tỉnh, thành khác đã có các hoạt động cải thiện tốt hơn;

02 chỉ số Gia nhập thị trường và Cạnh tranh bình đẳng với mức giảm bậc không đáng kể là 01 bậc và 03 bậc (mức giảm điểm là 0.7 và 0.14). Trong đó cảm nhận của doanh nghiệp về số ngày đăng ký doanh nghiệp, sngày thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; cũng như doanh nghiệp phải chờ hơn 01 tháng và 03 tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục đi vào hoạt động cao hơn so với năm trước;

Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm mạnh nhất đến 51 bậc. Lý do là số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm vừa qua rất thấp; số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thấp và đặc biệt chất lượng của các dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ liên quan tới công nghệ, dịch vụ đào tạo về kế toán tài chính và dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh của các công ty dịch vụ cũng không thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cũng khá cao nhưng tỷ lệ doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đó thì lại rất thấp.

II. KẾ HOẠCH NÂNG CAO VỊ TRÍ XẾP HẠNG PCI NĂM 2018

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 06 tháng 15/5/2018 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Cải thiện vị trí xếp hạng PCI tỉnh ở nhóm tốt hoặc khá.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu và nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh vào nhóm tốt hoặc khá.

- Cải thiện vị trí xếp hạng của tất cả các chỉ số thành phần.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cải thiện các chỉ số cạnh tranh:

1. Đối với Chỉ số Gia nhập thị trường:

1.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 20/63 tỉnh, thành (năm 2017. đứng thứ 26/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- Thời gian đăng ký doanh nghiệp, thay đi nội dung đăng ký doanh nghiệp tối đa 03 ngày làm việc với số liệu được xác định tại Trung tâm Hành chính công tỉnh (năm 2017, theo cảm nhận của doanh nghiệp thời gian đăng ký doanh nghiệp; thời gian đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế là 7 ngày, trung vị cả nước lần lượt là 6 ngày và 4.5 ngày).

- Không có (0%) doanh nghiệp nào phải chờ hơn 01 tháng và 03 tháng đhoàn thành tất cả các thủ tục đchính thức đi vào hoạt động (năm 2017, tỉnh Thừa Thiên Huế là 24% và 5%, trung vị cả nước là 13% và 3%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua hình thức mới (Trung tâm hành chính công, trực tuyến, bưu điện) lên 100% (năm 2017, tỉnh Thừa Thiên Huế là 16%, trung vị cả nước là 13%).

- Niêm yết, công khai đầy đủ 100% các TTHC tại bộ phận 01 cửa giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp (năm 2017, tỉnh Thừa Thiên Huế là 84%, trung vị cả nước là 78%).

- ng dụng công nghệ thông tin tốt trên 80% (năm 2017, tỉnh Thừa Thiên Huế là 71%, trung vị cả nước là 60%).

- Các chỉ tiêu về Cán bộ ĐKKD hướng dẫn rõ ràng, đy đủ; am hiu chuyên môn; nhiệt tình thân thiện cần tiếp tục duy trì và nâng cao.

1.2. Giải pháp

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Niêm yết, công khai đầy đủ các thủ tục liên quan tại bộ phận 01 cửa; sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình, thân thiện làm công tác giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh các s, ban, ngành, địa phương của tỉnh trên môi trường mạng (thông qua Website DDCI) đkhảo sát, lấy ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đặt chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và các sở ban ngành thuộc tỉnh vào tâm thế thường trực cải cách và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; qua đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực.

- Đảm bảo thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thời gian thay đi nội dung đăng ký doanh nghiệp tối đa 03 ngày làm việc; thời gian giải quyết thủ tục quyết định chủ trương đầu tư xuống còn 15 ngày (trước đây là 30 ngày).

2. Đối với Chỉ số Tiếp cận đất đai:

2.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 20/63 tỉnh, thành (năm 2017 đứng thứ 25/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- Số ngày chờ đợi đđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuống còn dưới 14 ngày (năm 2017 là 20.5 ngày, trung vị là 25 ngày).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp không gặp cản trvề tiếp cận/ mở rộng mặt bằng kinh doanh lên trên 35% (năm 2017 là 25% bằng với trung vị; năm 2016 đạt 36.59%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính đất đai trong vòng 02 năm qua không gặp khó khăn lên trên 40% (năm 2017 là 29%, trung vị là 25%; năm 2016 là 34.48%).

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (Cụ thể: Tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và Giấy chứng nhận Quyn sử dụng đt; rủi ro bị thu hi đất; khó khăn về thiếu quỹ đất sạch; giải phóng mặt bng chậm; việc cung cp thông tin về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng; nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bi thường thỏa đáng; thay đi khung giá đất của tỉnh phù hợp với thay đi giá thị trường; không có GCNQSDĐ do lo ngại TTHC rườm rà/cán bộ nhũng nhiu).

2.2. Giải pháp

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện nghiêm quy trình giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực đất đai với thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 14 ngày.

- Tham mưu giải quyết các vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực đất đai thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh.

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện công khai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, cho thuê lại trên địa bàn tỉnh để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận đất sản xuất.

3. Đối với Chỉ số Tính minh bạch:

3.1 Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 10/63 tỉnh, thành (năm 2017, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- 100% công khai thông tin mời thầu (năm 2017 đạt 45%, trung vị là 50%).

- 100% doanh nghiệp nhận được thông tin, văn bản sau khi đề nghị cơ quan nhà nước của tỉnh cung cấp (năm 2017 là 90%: cao nhất cả nước, trung vị là 71%).

- Giảm số ngày để doanh nghiệp nhận được thông tin, văn bản sau khi đã đề nghị cung cấp xuống còn dưới 03 ngày (năm 2017 là 4.35 ngày, trung vị là 04 ngày).

- Tăng cường vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong xây dựng chính sách, quy định của tỉnh lên trên 50% (năm 2017 là 39%, trung vị là 48%).

- Không cn phải có mi quan hệ đcó được các tài liệu của tỉnh (năm 2017, 80% doanh nghiệp cho rng phải có mi quan hệ đcó được tài liệu của tỉnh, trung vị là 70%).

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể: khả năng tiếp cận tài liệu quy hoạch; tiếp cận tài liệu pháp lý; các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết đdoanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh; dliệu được việc thực thi của tỉnh đi với quy định pháp luật của trung ương; điểm svề độ mở và cht lượng trang web của tỉnh; tỷ lệ doanh nghiệp truy cập vào website của tỉnh)

3.2. Giải pháp

a) Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Công khai, công bố các tài liệu về ngân sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi đầu tư... thuộc lĩnh vực, địa phương mình phụ trách theo quy định, nhất là các tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia, người dân, doanh nghiệp có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, quy định trên địa bàn, qua đó, tiếp thu hoàn thiện các quy định, chính sách một cách phù hợp. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ cũng như các Câu lạc bộ doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình xây dựng chính sách, quy định đthông qua đó nhận được những ý kiến, những phản biện mang tính đại diện cao hơn đảm bảo chính sách, quy định sát với thực tế và có nhiều giải pháp hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

b) Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

Thường xuyên tổ chức các bui giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời, kết nối doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước để Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong đề xuất, kiến nghị các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, phản biện...

4. Đối với Chỉ số Chi phí thời gian:

4.1 Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 25/63 tỉnh, thành (năm 2017, đứng thứ 34/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- Giảm tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định của Nhà nước xuống dưới mức 30% (năm 2017 là 39%, trung vị là 32%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý cán bộ công chức thân thiện lên trên 80% (năm 2017 là 57%, trung vị là 67%).

- Không có (0%) doanh nghiệp nào bị thanh kiểm tra từ 5 cuộc trở lên trong năm (năm 2017 là 12%, trung vị là 7%).

- Sgiờ trung vị cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế là dưới 8 giờ (năm 2017 là 11 giờ, trung vị là 9 giờ).

- Tăng sdoanh nghiệp đồng ý rằng không phải đi lại nhiều lần đhoàn tất thủ tục (năm 2017 là 53%, trung vị là 55%).

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể: cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả; thủ tục giấy tờ đơn giản; phí, lệ phí được niêm yết công khai; thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngn hơn so với quy định; nội dung thanh, kiểm tra bị trùng lặp; thanh, kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng nhiu doanh nghiệp).

4.2. Giải pháp

a) Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức cập nhật, phổ biến, tập huấn cho các cá nhân, doanh nghiệp về những quy định và chính sách pháp luật mới.

- Thực hiện đăng tải các nội dung quy định, chính sách, các hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật mới trên Website của mỗi cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện nghiêm việc hẹn và trả kết quả một lần, đúng cam kết, không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 01 lần.

b) Sở Nội vụ

Tham mưu giải pháp nâng cao đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.

c) Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tiến hành đánh giá, khảo sát mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp ngay tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo tỷ lệ người dân, doanh nghiệp tham gia đánh giá trên 70% số lượng giao dịch (hiện số lượng tham gia đánh giá còn hạn chế). Hàng quý tng hp, đánh giá mức độ hài lòng làm thước đo cho thái độ làm việc, tính thân thiện và năng lực của cán bộ tiếp nhận.

d) Thanh tra tỉnh

Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra trùng lắp tại doanh nghiệp; việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá 01 lần/năm theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp (trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm rõ ràng).

e) Cục thuế tỉnh

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế cụ thể; đảm bảo thời gian thanh tra, kiểm tra một doanh nghiệp không quá 01 ngày (08 tiếng).

5. Đối với chỉ số Chi phí không chính thức:

5.1 Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 15/63 tỉnh, thành (năm 2017, đng thứ 20/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cn cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- Không để các chi phí không chính thức làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ công chức (năm 2017, 55% doanh nghiệp đng ý công việc đạt kết quả mong đợi sau khi trả chi phí không chính thức, trung vị là 63%).

- Công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu (năm 2017, 54% doanh nghiệp đồng ý việc chi trả chi phí không chính thức là điều bắt buộc đđảm bảo trúng thầu, trung vị là 55%).- Không có tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp (năm 2017, 62% doanh nghiệp cho rng tình trạng nhũng nhiu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp là phổ biến, trung vị là 61%)

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể: các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được; các doanh nghiệp cùng ngành thường phải chi trả thêm những khoản chi phí không chính thức; tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra; tỷ lệ doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; tlệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức trong thực hiện TTHC đất đai; doanh nghiệp lo ngại tình trạng chạy án là ph biến).

5.2. Giải pháp

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Thực hiện công bố, công khai minh bạch các khâu trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

- Đổi mới phương pháp làm việc, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, đảm bảo có đủ phm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.

- Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp. Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.

b) Sở Nội vụ

Đề xuất biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp nhũng nhiễu, gây khó khăn khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.

c) Sở Tài chính

Tham mưu và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp cho cán bộ công chức theo hướng tăng tiền lương cơ bản, đảm bảo khả năng chi trả của cán bộ công chức trong đời sống hằng ngày theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành.

6. Đối với Chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh:

6.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 20/63 tỉnh, thành (năm 2017, đứng thứ 23/63 các tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- Ủy ban nhân dân tỉnh linh hoạt trong khuôn khpháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân (năm 2017, 72% doanh nghiệp đng ý với nhận định trên; trung vị là 74%).

- Trên 80% doanh nghiệp đồng ý những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp được tháo gỡ kịp thời qua đối thoại (năm 2017 là 73%; trung vị là 63%).

- 100% doanh nghiệp nhận được phản hồi của cơ quan nhà nước tỉnh sau khi phản ánh khó khăn, vướng mắc (năm 2017 là 95%; trung vị là 94%).

- Trên 80% tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng vi phản hồi, cách giải quyết của cơ quan nhà nước tỉnh (năm 2017 là 79%; trung vị là 77%).

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể: UBND tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vn đmới phát sinh; thái độ của chính quyền tỉnh với khu vực KTTN là tích cực; có sáng kiến hay ở cấp tỉnh, nhưng chưa được thực thi tt ở các sở/ngành; Lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng, nhưng chưa thực hiện tốt ở cấp huyện/thị; khi chính sách, pháp luật trung ương có điểm chưa rõ, cơ quan tỉnh thường đợi “xin ý kiến chỉ đạo’’/không làm gì cả).

6.2. Giải pháp

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Nghiêm túc thực hiện việc đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp 02 lần/tháng nhằm nắm bắt, xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện ghi nhận ý kiến của công dân và doanh nghiệp thông qua nhiu kênh (Website, mạng xã hội, đối thoại trực tiếp, đường dây nóng) và xem đây là kênh phản biện về công tác chỉ đạo, điều hành của tnh;

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách của Trung ương, đồng thời đưa ra các sáng kiến, chính sách riêng nhm phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

- Nghiêm túc thực hiện phần mềm nhằm kiểm soát hồ sơ tại tất cả các sở ban ngành và UBND cấp huyện. Quán triệt 100% văn bản phản ánh của doanh nghiệp nhận được phản hồi của các cơ quan nhà nước.

7. Đối với Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp:

7.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 30/64 (năm 2017, đng thứ 58/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ số:

- Nâng số lượng hội chợ thương mại do tỉnh đăng ký tổ chức trong năm 2018 lên 10 hội chợ (năm 2017 là 05 hội chợ - tỉnh có số lượng hội chợ thấp nhất là 04; trung vị là 10).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên tng số doanh nghiệp lên trên 2% (năm 2017 là 1.08%; trung vị là 1.15%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ về tư vn pháp luật, đào tạo về quản trị kinh doanh, về kế toán tài chính, về dịch vụ xúc tiến thương mại lên trên 60%; dịch vụ về công nghệ lên trên 50%.

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể là các ch tiêu về tlệ doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vn pháp luật, đào tạo về quản trị kinh doanh, về kế toán tài chính, về dịch vụ xúc tiến thương mại...).

7.2. Giải pháp

a) Sở Công thương

- Xây dựng kế hoạch triển khai Hội chợ thương mại hằng năm; đảm bảo không dưới 10 hội chợ/năm.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông nhằm phổ biến thông tin về các chương trình, sự kiện liên quan đến các hoạt động xúc tiến thương mại đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Kiện toàn Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thành lập các tổ chức kinh tế cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

- Thực hiện, đôn đốc các ngành triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.

c) Sở Khoa học và Công nghệ

Tổ chức khảo sát, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp đtham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, kết nối cung - cầu công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

8. Đối với Chỉ số đào tạo lao động:

8.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ slên thứ 15/63 tỉnh, thành (năm 2017, đứng thứ 17/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện đnâng xếp hạng chỉ s:

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm lên trên 70% (năm 2017 là 57%; trung vị là 63%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm lên trên 70% (năm 2017 là 61%; trung vị là 63%).

- Giảm tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động xuống dưới 6% (năm 2017 là 7.11%; trung vị 5.98%).

- Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp lên trên 60% (năm 2017 là 53%; trung vị là 48%).

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể: tlệ doanh nghiệp đánh giá giáo dục phthông, giáo dục dạy nghề tại tỉnh có cht lượng tt; lao động tại tnh đáp ng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp).

8.2. Giải pháp

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động, gắn đào tạo nghề cho lao động với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tình hình thực tế lao động của tỉnh, rà soát đánh giá chất lượng các trường, cơ sở dạy nghề, tham mưu đxuất các giải pháp thực hiện phù hợp với nhu cầu thực tế lao động của tỉnh.

- Tham mưu đề xuất các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cung ứng nhân sự để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Xây dựng và thực hiện Kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Cục thuế tỉnh

Tổ chức các khóa bồi dưỡng, hướng dẫn trong công tác kê khai thuế, báo cáo thuế theo quy định pháp luật cho các kế toán của doanh nghiệp trên địa bàn.

d) Sở Tư pháp

Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của doanh nghiệp.

9. Đối với Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự:

9.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 20/63 tỉnh, thành (năm 2017, đứng thứ 29/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ tiêu thành phần cần cải thiện để nâng xếp hạng chỉ số:

- Lãnh đạo tỉnh sẽ không bao che và nghiêm túc kỷ luật cán bộ nhũng nhiễu (năm 2017 là 27%, trung vị là 36%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng tòa án các cấp ở tỉnh xét xử vụ việc kinh tế nhanh chóng (năm 2017 là 61%, trung vị là 66%).

- Tăng tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp lên trên 40% (năm 2017 là 33%, trung vị là 36%).

- Các chỉ tiêu còn lại tiếp tục duy trì và nâng cao (cụ thể: tỷ lệ doanh nghiệp tin tưởng hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo quyn tài sản/thực thi hp đng của doanh nghiệp, tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ việc kinh tế đúng pháp luật, phán quyết của tòa án là công bằng, phán quyết của toàn án được thi hành nhanh chóng, tình hình an ninh trật tự của tỉnh là tt, tỷ lệ doanh nghiệp bị mt cp tài sản trong năm, cơ quan công an hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hiệu quả vụ mất trộm tài sản...)

9.2. Giải pháp

a) Sở Tư pháp

- Phối hợp với các cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kim sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh) tham mưu giải pháp nâng cao chất lượng thi hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử các loại vụ án, đy nhanh tiến độ thi hành án dân sự đ doanh nghiệp tin tưng vào sự bảo vệ của pháp luật, qua đó doanh nghiệp tăng cường la chọn tòa án và trọng tài đgiải quyết các tranh chấp về kinh tế.

- Xây dựng, biên soạn các tài liệu hướng dẫn cần thiết cho doanh nghiệp trong thủ tục pháp luật và giải quyết tranh chấp. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tập huấn, phổ biến và cập nhật kiến thức pháp luật cho công chức, viên chức và doanh nghiệp.

b) Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện

- Công khai họ tên, số điện thoại của Chánh án, Phó Chánh án tại Phòng tiếp công dân và Phòng văn thư đcác doanh nghiệp biết, thuận tiện liên hệ công việc, thuận lợi khi trao đổi, xin tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục khởi kiện, thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án.

- Chỉ đạo thụ lý, giải quyết các vụ án mà doanh nghiệp khởi kiện đúng thời hạn ttụng, bảo đảm công bằng, khách quan. Cung cấp đầy đủ bản án, quyết định và giải thích rõ các quyền của đương sự sau xét xử, giải quyết. Đy nhanh công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

10. Đối với Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng:

10.1. Mục tiêu: Nâng xếp hạng của chỉ số lên thứ 30/63 tỉnh, thành (năm 2017, đng thứ 51/63 tỉnh, thành). Trong đó, các chỉ số thành phần cn cải thiện đ nâng xếp hạng chỉ số:

- Tạo sự công bằng, bình đng đối các các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận đất đai, khoản tín dụng, cấp phép khai thác khoáng sản, giải quyết TTHC, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thu hút đầu tư...

- Giảm tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp FDI có đặc quyn hơn trong miễn giảm thuế xuống dưới 20% (năm 2017 là 28%, trung vị là 18%).

- Giảm tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng nguồn lực kinh doanh (hp đng, đất đai...) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen cán bộ công quyn xung dưới 60% (năm 2017 là 76%, trung vị là 74%).

10.2. Giải pháp

a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý không phân biệt đối xử và ưu ái riêng giữa các thành phần doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước với doanh nghiệp ngoài nhà nước; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình chọn đi tác ký kết hợp đng, đất đai.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Xúc tiến nhanh việc thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

c) Cục thuế tnh

Thường xuyên tổ chức phổ biến pháp luật về thuế đặc biệt các chính sách thuế ưu đãi đến cộng đồng doanh nghiệp thông qua nhiều kênh; đảm bảo tính công bng kcả trong khả năng tiếp cận thông tin giữa các thành phần kinh tế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Cục Thuế tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân, Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Ban quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh:

- Chịu trách nhiệm quản lý đối với các chỉ tiêu thành phần đã được phân công tại Mục II của Kế hoạch; xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm trin khai thực hiện các giải pháp, đảm bảo hoàn thành kế hoạch ci thiện các chỉ s thành phn PCI.

- Tổ chức phổ biến đến toàn thcán bộ, công chức, viên chức Kế hoạch Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đnâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực thi các nhiệm vụ, giải quyết, xlý công việc.

- Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch nâng cao chsố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về SKế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/01/2019.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tng hợp, theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- TV Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các S
, ban, ngành thuộc UBND Tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh
, Viện Kiểm soát;
- UBND các huyện, TX. Hương Thủy
, Hương Trà và TP. Huế;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn;
- Phòng TM&CN Việt Nam (VCC
I);
- Lãnh đạo VP; các CV;
- Lưu VT
, DN, XT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 134/KH-UBND về nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ngày 04/07/2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.068

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.204.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!