Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 130/KH-UBND 2018 phát triển kinh tế tập thể Kiên Giang 2019

Số hiệu: 130/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Lê Thị Minh Phụng
Ngày ban hành: 10/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019

Thực hiện Công văn số 4626/BKHĐT-HTX, ngày 09 tháng 7 năm 2018, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc, “Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2019”. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2019 trên địa bàn tỉnh, với nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT)

1.1. Hợp tác xã

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thành lập mới 15 HTX, ước đến cuối năm thành lập được 29 HTX, đạt và vượt 193,3% kế hoạch. Lũy kế đến hết năm 2018, ước trên địa bàn tỉnh có 375 HTX đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế, và tăng 27 HTX so với cuối năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 02 HTX giải thể và 01 HTX chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh thu bình quân HTX ước đạt 6.069 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX ước đạt 47 triệu đồng/năm.

1.2. Tổ hợp tác

Trong 6 tháng đầu năm thành lập mới 39 tổ hợp tác (THT), ước đến cuối năm phát triển mới 82 THT. Ước đến cuối năm trên địa bàn tỉnh có 2.030 THT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đa số các THT có hợp đồng hợp tác và có chứng thực của UBND cấp xã; có 46 THT chuyển đổi, phát triển thành HTX, THT lớn. Doanh thu bình quân của THT là 170 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của THT là 20 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong THT là 18 triệu đồng/năm.

2. Về thành viên, lao động của HTX, THT

Tổng số thành viên HTX ước đến hết năm 2018 là 47.381 thành viên, tổng số lao động trong HTX ước đến hết năm 2018 là 7.300 lao động (trong đó lao động đồng thời là thành viên là 7.300 lao động). THT đang hoạt động đã thu hút khoảng hơn 58.871 tổ viên, lao động (trong đó, ra khỏi THT do sáp nhập THT lớn, thành lập HTX mới là 1.334 tổ viên).

3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.674 cán bộ quản lý, trong đó cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp khoảng 450 người (chiếm 26,88%); cao đẳng, đại học khoảng 50 người (chiếm 3%); còn lại đa số là cán bộ HTX nông nghiệp chỉ được bồi dưỡng, tập huấn qua các lớp ngắn ngày. THT là 4.060 cán bộ quản lý, cán bộ THT có trình độ sơ cấp, trung cấp khoảng 250 người (chiếm 6,2%); cao đẳng, đại học khoảng 30 người (chiếm 0,7%) còn lại chưa qua các lớp bồi dưỡng. Do đó, hoạt động của không ít HTX, THT còn hạn chế, chưa xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh .

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản

Tính đến tháng 6/2018, toàn tỉnh có 310 HTX, dự kiến đến cuối năm có 329 HTX nông nghiệp, thủy sản (trong đó, 281 HTX nông nghiệp và 48 HTX thủy sản) chiếm 87,7% tổng số HTX toàn tỉnh. Tạo việc làm cho 1.974 lao động; doanh thu bình quân là 257 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân 60 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 12 triệu đồng/năm.

Hoạt động của các HTX nông nghiệp chủ yếu thực hiện một số khâu dịch vụ hỗ trợ cho thành viên như: Bơm tát tập trung; dịch vụ làm đất, thu hoạch, cung ứng cây, con giống thông qua việc thuê chung, mua chung; đồng quản lý, tiêu thụ sản phẩm và quản lý lịch thời vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp; các dịch vụ của HTX; tuy doanh thu và lợi nhuận không cao, nhưng đã hỗ trợ thiết thực trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; góp phần ổn định đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, giúp thành viên tiết kiệm được thời gian để tự tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

2. Lĩnh vực giao thông vận tải

Đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có 13 HTX vận tải, thu hút 1.161 thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho 3.452 lao động.

Đa số HTX vận tải có sự phát triển về quy mô và chất lượng phục vụ; khai thác tối đa các luồng tuyến vận chuyển hàng hóa và hành khách. Một số HTX đã đầu tư mua mới phương tiện chất lượng cao để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ hành khách; HTX đã mở thêm luồng, tuyến, tìm kiếm, ký kết các hợp đồng vận chuyển khách tham quan, du lịch... Điển hình hoạt động tốt như HTX Giao thông vận tải thành phố Rạch Giá, HTX Giao thông vận tải Kiên Tân, huyện Kiên Lương; HTX Vận tải Đảo Ngọc, huyện Phú Quốc. Doanh thu bình quân của HTX là 139 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 48 triệu đồng/năm.

3. Lĩnh vực xây dựng

Đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có 03 HTX xây dựng, tạo việc làm cho 1.421 lao động, doanh thu bình quân của HTX là 1,655 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX 60 triệu đồng/năm.

Các HTX xây dựng tập hợp các thành viên là người lao động có tay nghề để thi công, tu sửa các công trình có quy mô nhỏ và vừa của địa phương như: Nhà ở, cầu cống, kênh mương, đường giao thông nông thôn... HTX xây dựng cũng gặp khó khăn do thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, công trình thi công nhận được không ổn định, nên ảnh hưởng đến hoạt động chung của HTX.

4. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có 03 HTX thương mại, dịch vụ, thu hút và tạo việc làm cho 27 thành viên; doanh thu bình quân của HTX là 1,245 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 51 triệu đồng/năm.

Các HTX chủ yếu kinh doanh, mua bán các loại hàng hóa nông sản, cung ứng hàng hóa, kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, thiếu vốn, không có thị trường tiêu thụ, dẫn đến hàng hóa làm ra tiêu thụ chậm, khả năng mở rộng kinh doanh chưa cao, nên gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm ngoài thị trường.

5. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có 06 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có 157 thành viên, tạo việc làm cho 901 lao động; doanh thu bình quân của HTX là 370 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là 39 triệu đồng/năm.

Các HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khá đa dạng như: Thủ công mỹ nghệ, đan lát lục bình.... Một số HTX đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tham gia hội chợ, triển lãm để tìm kiếm, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số HTX quy mô hoạt động nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

6. Lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Đen hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có 22 QTDND đang hoạt động và 02 QTDND đang thực hiện thanh lý. Tổng số thành viên là 16.316 thành viên, trong đó: Số thành viên mới tham gia là 988 thành viên, số thành viên ra khỏi là 874 thành viên; tổng số lao động làm việc thường xuyên là 229 người, toàn bộ là thành viên của QTDND. Doanh thu bình quân 32.752 triệu đồng/QTDND/năm chủ yếu là doanh thu từ thành viên; thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên 72 triệu đồng/người/năm.

Các QTDNN trên địa bàn đã đáp ứng được các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Đến ngày 30/6/2018, tổng vốn hoạt động là 1.045,7 triệu đồng, tăng 0,92% so đầu năm 2018; tổng dư nợ cho vay đạt 899,645 tỷ đồng, tăng 0,34%; nợ xấu 4,9 tỷ đồng, chiếm 0,54%/tổng dư nợ. Hoạt động của QTDNN góp phần thúc đẩy kinh tế và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Kết quả triển khai luật và các văn bản hướng dẫn

1.1. Ở cấp Trung ương

Chính phủ quan tâm chỉ đạo, tiếp tục hoàn thiện chính sách tác động thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác, HTX như Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 22/5/2018, của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 7/5/2018, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ngày 12/4/2018, của Chính phủ, về việc phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP, ngày 18/4/2018, của Chính phủ, về bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018, của Chính phủ, về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT, ngày 09/4/2018, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX nông nghiệp.

Quyết định số 510/QĐ-LMHTXVN, ngày 25/5/2018, của Liên minh HTX Việt Nam về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 27/4/2018, về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 22/5/2018, của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX năm 2012.

Thông tư số 31/2018/TT-BTC, ngày 30/3/2018, của Bộ Tài Chính, về việc hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX, liên hiệp HTX giải thể, phá sản.

1.2. Ở cấp địa phương

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 16/6/2017, về việc triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”; xây dựng kế hoạch thí điểm đưa cán bộ trẻ có trình độ từ cao đẳng đến đại học về làm việc cho HTX. Các HTX thành lập mới gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017-2020; Chỉ thị số 1170/CT-UBND, ngày 18/5/2018, của UBND tỉnh Kiên Giang về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Chỉ thị số 1557/CT-UBND, ngày 13/7/2018, về việc đẩy mạnh triển khai liên kết sản xuất, phát triển hợp tác xã kiểu mới, theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể đã được củng cố, tăng cường từ tỉnh đến cơ sở; các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, nội dung phát triển kinh tế tập thể gắn với hoạt động và phát triển kinh tế của ngành, địa phương theo kế hoạch của tỉnh.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phát triển mô hình tốt để nhân rộng.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã

Thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg, ngày 15/12/2014, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2015 - 2020. Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 và Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg, ngày 22/4/2017, của Thủ tướng Chính phủ, thì một phần nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg, được lồng ghép trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Căn cứ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh tiếp tục triển khai các chính sách đã thực hiện, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ theo quy định, đảm bảo các chính sách được áp dụng đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Kết quả đạt được như sau:

3.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Trong 6 tháng đầu năm đã mở 05 lớp tuyên truyền về Luật Hợp tác xã năm 2012, quy trình thành lập hợp tác xã, có 138 người tham dự và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý nhà nước về KTTT ở các huyện và cho ban quản lý, thành viên các HTX, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tổ chức 28 lớp với 1.680 người tham dự với kinh phí hỗ trợ 1,5 tỷ đồng.

3.2. Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Hỗ trợ, tổ chức cho cho 05 HTX tham dự hội chợ xúc tiến thương mại các HTX năm 2018 tại Hà Nội; xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị do Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ với kinh phí 150 triệu đồng; hỗ trợ 14 HTX xây dựng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGap và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản.

Giới thiệu 211 HTX nông nghiệp trồng lúa, tổng diện tích 36.573 ha, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH Trung An; Công ty Cổ phần Nông sản VINACAM; Công ty Nông Việt Pháp; Công ty Vinh Phát; Công ty TNHH Nông sản Ngôi Sao Liên Minh và Công ty Vạn Trường Phát.

3.3. Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ

Tổ chức cho 45 HTX tham gia hội thảo khoa học phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ 05 HTX, THX ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ mới với kinh phí 1,9 tỷ đồng và hỗ trợ xây dựng 7 nhãn hiệu tập thể với kinh phí 250 triệu đồng.

3.4. Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX

Triển khai 04 dự án cho 04 HTX vay vốn với số tiền 300 triệu đồng từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Việc được vay vốn với lãi suất ưu đãi đã giúp HTX đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho thành viên và HTX. Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đã hỗ trợ cho 426 hộ là thành viên HTX và THT vay vốn 31 tỷ.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang đã cho vay đối thành viên HTX trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thời gian vay tối đa lên đến 20 năm, tùy theo mục đích sử dụng vốn vay, mức vay tối đa lên đến trên 300 triệu đồng trên thành viên, tùy theo tài sản thế chấp. Hiện đã có 22 HTX làm thủ tục cho thành viên vay, đã giải ngân được 16 tỷ 155 triệu đồng.

3.5. Chính sách thành lập mới HTX

Công tác hỗ trợ thành lập mới HTX, thường xuyên được tỉnh quan tâm và đầu tư hỗ trợ. Dự kiến đến tháng cuối năm 2018, hỗ trợ thành lập mới 29 HTX, bình quân mỗi HTX được hỗ trợ 8.000.000đ.

3.6. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các HTX nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg, ngày 15/12/2014; thực hiện theo Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT, ngày 10/6/2016, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc hướng điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với các HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay ngân sách Trung ương vẫn chưa hỗ trợ cho các HTX, một số ít HTX được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ một số dự án, chương trình khác.

Triển khai Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, ngày 13/4/2015, của Chính phủ, về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tỉnh đã đầu tư điện phục vụ bơm tát trong nông nghiệp với 217 trạm điện hạ thế cho 40 HTX, 137 THT tại huyện Tân Hiệp và Gò Quao với vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng.

4. Đánh giá vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong xây dựng nông thôn mới nói riêng

4.1. Những mặt đạt được

- Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các loại hình kinh tế tập thể trong tỉnh đều hoạt động ổn định và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Đa số các HTX đã có sự thay đổi; bộ máy quản lý điều hành hiệu quả; xác định phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, năng động hơn; quy chế quản lý dân chủ được thiết lập duy trì; quản lý tài chính, tài sản từng bước đi vào nề nếp, thống nhất; tính đích thực của kinh tế tập thể trong tỉnh dần được khẳng định; năng lực nội tại của các HTX kể cả nguồn nhân lực, vốn, tài sản và cơ sở vật chất đang tăng dần; nhiều HTX đã chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhiều HTX mở thêm dịch vụ, phát triển mặt hàng mới theo nhu cầu thị trường.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, số HTX làm nhiều khâu dịch vụ, áp dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung....; đã xuất hiện một số mô hình HTX kiểu mới sản xuất làm ăn có hiệu quả. Trong xây dựng nông thôn mới, vị trí, vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp đang dần được củng cố và khẳng định trong nền kinh tế.

- Các HTX phi nông nghiệp tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm và tăng thu nhập cho các thành viên.

- QTDND hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cho thành viên vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết những khó khăn trong đời sống, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Hệ thống QTDND đã mang lại lợi ích thiết thực góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

- Kinh tế tập thể đã góp phần phát triển nghề và làng nghề, sản xuất nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu, sức lao động, vốn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa nghèo, tăng thu nhập cho hộ xã viên.

- Xu thế liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa HTX với doanh nghiệp, với các tổ chức kinh tế, với các ngành khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX cơ bản ổn định, thể hiện các chỉ tiêu về doanh thu, lãi. Các HTX đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định tình hình chính trị, an ninh - trật tự, an toàn xã hội, gia tăng sự gắn kết cộng đồng trên địa bàn tỉnh; thu nhập của người lao động trong các HTX từng bước ổn định góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên.

4.2. Một số hạn chế, tồn tại

- Việc ban hành các văn bản dưới luật còn chậm về thời gian; chính sách hỗ trợ HTX còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là các chính sách về đất đai, tiếp cận vay vốn...

- Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp về kinh tế tập thể tại một số nơi còn hạn chế, chưa coi trọng việc hướng dẫn xây dựng, theo dõi, khuyến khích phát triển HTX, đặc biệt là các HTX mới gắn với chuỗi giá trị.

- Đa số HTX có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chất lượng đội ngũ cán bộ ở một số HTX chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp; thiếu vốn hoạt động, chưa huy động nhiều được tiềm năng trong thành viên và ngoài xã hội; công tác quản lý tài chính, kế toán của nhiều hợp tác xã còn nhiều bất cập.

- Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhiều HTX chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, chưa có sức hấp dẫn và lôi cuốn thành viên.

4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số cơ chế, chính sách của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động của thành phần kinh tế tập thể nói chung, với HTX nói riêng chưa được đồng bộ, chưa đầy đủ, nhiều văn bản ban hành chậm hoặc chưa được chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung kịp thời, do vậy nhiều đơn vị kinh tế tập thể khó tiếp cận.

- Vốn góp của các thành viên ít, đầu tư dàn trải nên HTX không có khả năng đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại.

- Một số HTX chưa chủ động quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực mà còn trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước; đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành trong các HTX phần lớn chưa nhanh nhạy, linh hoạt trong việc tìm nguồn nguyên vật liệu, huy động vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tại nhiều nơi, nhiều lúc chưa kịp thời nên hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao.

- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương trong việc tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn bất cập, chưa kịp thời. Việc xử lý tài sản bảo đảm, nhất là những tài sản liên quan đến đất đai để thu hồi nợ vay còn nhiều vướng mắc, tiến độ rất chậm, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các HTX.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn kiêm nhiệm, năng lực còn hạn chế, nhiều khi còn chưa tâm huyết, gắn bó với HTX;

- Công tác tổng kết và xây dựng các điển hình, mô hình HTX tiên tiến tại nhiều địa phương còn chậm và mang tính hình thức.

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, hạn chế

Công tác quản lý Nhà nước về HTX đối với một số cấp ủy, chính quyền nhất là một số nơi chưa quan tâm củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX; việc tổng kết hoạt động hàng năm của HTX tiến hành chậm, có nơi không tiến hành được; việc thực hiện báo cáo kết quả hoạt động và tài chính hàng năm của HTX còn hạn chế.

Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn đơn điệu, manh múng, chưa năng động, chậm khắc phục tình trạng khó khăn yếu kém; chưa chủ động xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, chưa chủ động mở rộng hình thức kinh doanh theo hướng đa ngành nghề; thiếu các hình thức liên kết, liên doanh khu vực HTX, HTX với các tổ chức doanh nghiệp.

- Năng lực hoạt động của các HTX không đồng đều; trình độ lao động còn thấp, nhiều nơi thành viên tham gia mang tính hình thức, chưa thu hút sự tham gia đầy đủ và phát huy tinh thần trách nhiệm của thành viên vào hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát HTX. Số HTX làm ăn có hiệu quả chiếm tỷ lệ còn thấp, tốc độ tăng trưởng thấp, không có tích lũy, khả năng đóng góp cho ngân sách còn hạn chế; chưa thực hiện tốt chế độ kế toán và thông tin báo cáo tài chính theo quy định.

- Nguồn lực đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, nhiều cán bộ làm công tác quản lý điều hành HTX chưa được tập huấn, chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng kịp tình hình thực tế; việc thành viên được mời không tham dự các cuộc họp, cuộc tuyên truyền chuyển đổi và tham dự đại hội thành viên nên không đủ tỷ lệ thành viên theo quy định. Đây cũng là một trong những khó khăn trong công tác chuyển đổi; không mạnh dạn thay đổi các thành viên HTX yếu kém về trình độ, năng lực quản lý hoặc đã lớn tuổi.

2. Nguyên nhân

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương từng lúc, từng nơi chưa coi trọng việc chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể làm nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong quá trình điều hành chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số cơ chế, chính sách triển khai thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, chưa thiết thực cho HTX, THT. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KTTT còn thiếu, phần lớn làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản. Một số chính sách của Nhà nước chưa đến được với HTX, THT.

- Một số cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông thôn ban hành chưa hiệu quả, thiếu tính khả thi, chậm được sửa đổi; thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, nhất là doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu đầu tư có nơi chưa hợp lý, nhiều chương trình, dự án cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chồng chéo, khó lồng ghép dẫn đến phân tán nguồn lực, kém hiệu quả.

- Đóng góp của khoa học, công nghệ vào giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình.

- Trình độ năng lực của cán bộ HTX còn hạn chế, đa số chưa qua đào tạo, lúng túng trong tổ chức hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của HTX. Mặt khác, do thu nhập của cán bộ quản lý HTX thấp, chế độ chính sách lâu dài chưa có từ đó làm giảm động lực của bộ máy quản lý cũng như thu hút những người có năng lực, trình độ tham gia HTX.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét sớm xây dựng và vận hành hệ thống thông tin đăng ký quốc gia về HTX, đảm bảo thống nhất thực hiện quy trình đăng ký HTX trên toàn quốc, hạn chế sự can thiệp của mệnh lệnh hành chính, tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký HTX để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác hoạch định các chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế tập thể.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019

I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019.

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn

1.1. Những thuận lợi

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể, tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nhiều HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ, tạo việc làm và tăng thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các HTX với nhau và với các tổ chức kinh tế khác, bước đầu có sự phát triển.

Cùng với các thành phần kinh tế khác, mô hình HTX kiểu mới đang từng bước thể hiện vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động HTX, THT đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế nông thôn, thu nhập của thành viên và người lao động ổn định, góp phần thực hiện hiệu quả Tiêu chí số 13, về tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

Nhận thức về kinh tế tập thể và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về kinh tế hợp tác được tổ chức thường xuyên, nội dung và hình thức tuyên truyền được đổi mới.

1.2. Những khó khăn

Kinh tế tập thể của tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém, chậm được khắc phục như: Quy mô nhỏ, cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật còn hạn chế; chưa đẩy mạnh các hình thức liên kết nên tính cạnh tranh chưa cao. Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn do bị tác động của yếu tố thời tiết, biến đổi khí hậu, nguy cơ dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi, thị trường đầu ra không ổn định, thiếu định hướng. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể còn nhiều bất cập, do ngân sách thực hiện hạn hẹp, phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của Trung ương, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Đội ngũ quản lý HTX, THT vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; nhận thức của một số cán bộ, nhân dân và một số thành viên HTX, THT chưa thật thông suốt; hiệu quả phát triển KTTT chưa thật sự có tính thuyết phục cao.

2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể

Tập trung khắc phục những yếu kém, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, THT trên địa bàn tỉnh; phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các THT, HTX với nhau và giữa THT, HTX với các thành phần kinh tế khác; liên kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất gắn với thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ HTX, THT.

Tranh thủ nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh và sự hỗ trợ vốn của Trung ương, trong việc đầu tư hỗ trợ, khuyến khích xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình THT, HTX của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX, THT, góp phần tạo việc làm cho người lao động, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang và các đoàn thể chính trị, hội, hiệp hội trong việc vận động, tuyên truyền đoàn viên, hội viên, quần chúng tham gia phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

3. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, nhằm góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật. Khuyến khích xây dựng mối liên kết giữa các HTX, THT với doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, mở rộng quy mô, nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của xã viên và cộng đồng dân cư.

4. Một số mục tiêu cụ thể

- Thành lập mới 80 THT và 15 HTX trên các lĩnh vực.

- Kinh tế tập thể (HTX, THT) thu hút khoảng 94.000 thành viên tham gia; trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 54.000 lao động.

- Doanh thu bình quân: 6.100 triệu đồng đối với HTX, 180 triệu đồng đối với THT.

- Thu nhập bình quân của lao động trong HTX: 50 triệu đồng/người/năm; lao động trong THT là 38 triệu đồng/người/năm

- Tỷ lệ cán bộ HTX được tập huấn về nghiệp vụ đạt từ 80% trở lên.

- Ổn định và tổ chức hoạt động hiệu quả hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến cơ sở.

- Triển khai có hiệu quả các dự án, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với hình thành và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới

5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2019

5.1. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và năng lực nguồn nhân lực HTX.

Tiếp tục chỉ đạo Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012; các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể của nhà nước đến toàn thể cán bộ đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, cán bộ, thành viên HTX, THT và nhân dân trên địa bàn cùng nắm, thực hiện, nhanh chóng phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về năng lực quản lý, quản trị, nghiệp vụ kế toán, kỹ năng xây dựng kế hoạch, quản lý sản xuất, kinh doanh..., cho cán bộ, thành viên HTX, THT; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các chương trình hỗ trợ phát triển HTX, THT hằng năm.

5.2. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với HTX, THT, bao gồm: Tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, tham gia các cơ hội giao thương, phiên chợ hàng Việt, chương trình kết nối cung cầu giữa các nhà sản xuất với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị nhằm giới thiệu, hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, nêu trên cần có hỗ trợ ưu đãi như sau: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng, vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho một số sản phẩm của HTX...

Thực hiện Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 16/6/2017, của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” và Kế hoạch số 120/KH-UBND, ngày 08/8/2017, về việc thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017 - 2020.

5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể

Phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, trong đó hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, THT trên địa bàn tỉnh.

5.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong công tác phát triển kinh tế tập thể; nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, trong triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và cơ sở. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, hỗ trợ, tư vấn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về kinh tế tập thể. Cân đối, bố trí ngân sách thỏa đáng để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX, THT.

5.5. Huy động các lực lượng xã hội, tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể thông qua khuyến khích thành lập mới, vận động thành viên tham gia HTX, THT;

- Huy động mọi nguồn lực xã hội trong, ngoài tỉnh và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể; huy động và cân đối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang và các đoàn thể chính trị xã hội đưa nội dung về kinh tế tập thể vào chương trình các lớp tập huấn cán bộ các đoàn thể hàng năm, nhằm tuyên truyền sâu, rộng trong đoàn viên, hội viên về quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và pháp luật của nhà nước về kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX.

Lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đề ra./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Ngân hàng Nhà nước - CN Kiên Giang;
- Liên minh HTX tỉnh;
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, nhsuong.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Minh Phụng

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2017

Năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

347

362

363

375

390

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

60

15

16

29

15

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

0

 

 

 

 

3

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

47,319

48,219

46,601

47,381

48,281

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Thành viên

1,936

900

285

900

750

4

Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Thành viên

29,827

37,127

37,050

37,127

37,877

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

1,936

900

96

174

750

 

Số lao động là thành viên hợp tác xã

Người

29,827

37,127

37,050

37,127

37,877

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

1,208

1,210

1,210

1,210

1,250

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr đồng/năm

1,090

1,100

1,100

1,100

1,150

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

405

410

205

410

420

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Tr đồng/năm

42

45

23

45

50

8

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Người

1,547

1,616

1,621

1,674

1,740

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

420

450

435

450

500

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

45

50

45

50

55

II

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

1,994

2,074

2,010

2,030

2,110

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác thành lập mới

THT

107

80

39

82

80

 

Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/ thị trấn

THT

1,994

2,074

2,010

2,030

2,110

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

43,868

45,628

44,220

44,660

46,420

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ viên mới thu hút

Thành viên

2,354

1,760

858

1,804

1,760

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

165

170

85

170

180

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

19

20

10

20

22

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2019 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2017

Năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước TH cả năm

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hợp tác xã

HTX

347

362

363

375

390

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp

HTX

301

315

317

329

344

 

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

4

5

5

5

5

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

3

3

3

3

3

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

22

22

22

22

22

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

4

4

3

3

3

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

13

13

13

13

13

 

Hợp tác xã khác

HTX

 

 

 

 

 

2

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tổ hợp tác

THT

1,994

2,074

2,010

2,053

2,133

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác nông - lâm - ngư nghiệp

THT

1,954

2,034

1,970

2,013

2,088

 

Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

30

30

30

30

35

 

Tổ hợp tác xây dựng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác tín dụng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác thương mại

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác vận tải

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác khác

THT

10

10

10

10

10

 

PHỤ LỤC 3

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ước thực hiện năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch giai đoạn 2019-2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

CTMTQG XD Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG XD Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG XD Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+(6)

(5)

(6)

(7)=(8)+(9)

(8)

(9)

(10)=(11)+(12)

(11)

(12)

I

HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI CÁC HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được cử đi đào tạo

Người

81

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

680.26

680.26

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

680.26

680.26

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

1,918

1,680

238

1,480

1,080

400

2,960

2,160

800

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

1,619.00

1,543.00

76.00

1,120.00

1,000.00

120.00

2,240.00

2,000.00

240.00

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

1,543.00

1,543.00

 

1,000.00

1,000.00

 

2,240.00

2,000.00

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

76.00

 

76

120

 

120

240

 

240

 

- Thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

Người

 

 

 

14

14

 

14

14

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

464

464

 

928

928

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

464

464

 

928

928

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

5

 

 

15

 

 

15

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

100

100

 

200

200

 

200

200

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

100

100

 

200

200

 

200

200

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

20

 

 

40

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

600

600

 

1,200

1,200

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

600

600

 

1,200

1,200

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

50

 

 

60

 

 

70

 

 

 

Tổng số vốn được vay

Tr đồng

47,455

 

47,455

53,000

 

53,000

58,000

 

58,000

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

14

 

 

14

 

 

14

 

 

6

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

29

 

 

30

 

 

60

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

232

 

232

240

 

240

480

 

480

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

232

 

232

240

 

240

480

 

480

II

HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

54

 

 

14

 

 

14

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

43,034

43,034

 

15,743

15,743.33

 

26,277

26,276.66

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

43,034

43,034

 

15,743

15,743

 

26,277

26,277

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được thuê

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ưu đãi về tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số vốn được vay ưu đãi

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ về chế biến sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

5

 

 

10

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

5,400

5,400

 

10,800

10,800

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

5,400

5,400

 

10,800

10,800

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 130/KH-UBND ngày 10/08/2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.547

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.250.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!