Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 129/KH-UBND 2021 thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm Lạng Sơn

Số hiệu: 129/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Lương Trọng Quỳnh
Ngày ban hành: 05/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 05 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

- Giai đoạn 2019 - 2020, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và sự ủng hộ của người dân, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp; Chương trình mỗi xã một sản phẩm bước đầu đã khai thác được lợi thế, tiềm năng các sản phẩm nông nghiệp địa phương, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, đủ sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hết năm 2020, tỉnh có 30 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP (trong đó có: 09 sản phẩm đạt 04 sao và 21 sản phẩm đạt 03 sao) đạt 230% mục tiêu Đề án giai đoạn 2019 - 2020 đề ra; có 27 chủ thể được công nhận sản phẩm đạt sao OCOP gồm: 03 doanh nghiệp,13 Hợp tác xã, 03 Tổ hợp tác và 08 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đã xây dựng được 07 mô hình chỉ đạo điểm là các sản phẩm đặc trưng, chủ lực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương hỗ trợ về tập huấn nâng cao năng lực, quản lý nhãn hiệu, hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác, xây dựng hệ thống nhận diện các điểm quảng bá, xây dựng chuỗi liên kết; đầu tư trang thiết bị, xây dựng, hỗ trợ cấp chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm. Tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu trong và ngoài nước. Một số chủ thể tham gia hiệu quả công tác xúc tiến thương mại như: Hợp tác xã nông sản sạch Tràng Định, Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng...

- Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Mặt khác, tạo được chuyển biến, từng bước thay đổi nhận thức về tổ chức sản xuất, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, có sự tham gia của Hợp tác xã, doanh nghiệp để từng bước hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình còn một số hạn chế yếu kém là: công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở về chương trình còn chưa đầy đủ, lúng túng trong triển khai, lập kế hoạch thực hiện, lựa chọn các chủ thể tham gia sản xuất; hệ thống các văn bản hướng dẫn, quản lý, giám sát và phát triển các sản phẩm đã được đánh giá phân hạng, công nhận còn thiếu gây khó khăn cho các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực; việc tiếp cận Chương trình của chủ thể sản xuất kinh doanh còn chậm, chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của chương trình nên công tác tổ chức phối hợp thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong lập kế hoạch sản xuất, lập phương án kinh doanh; một số sản phẩm OCOP sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; chất lượng sản phẩm còn ở tầm địa phương, tính cạnh tranh yếu, sản lượng tiêu thụ ít, nhỏ lẻ...

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các nội dung Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

2. Cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, ban ngành các cấp từ tỉnh đến huyện, xã phải xác định việc triển khai thực hiện Đề án OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp căn bản để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

3. Căn cứ nội dung Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 và Kế hoạch này, các Sơ, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch của đơn vị, địa phương minh hoặc lồng ghép vào kế hoạch, chương trình công tác để triển khai thực hiện kịp thời, mang lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện tốt chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Mục tiêu chung

- Phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế; lấy ý tưởng sáng tạo của người dân, HTX, doanh nghiệp làm chìa khóa tạo ra các sản phẩm có giá trị cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cấp chất lượng cho 30 sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP (09 sản phẩm đạt 04 sao và 21 sản phẩm đạt 03 sao); phấn đấu có thêm từ 50 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, có từ 01 sản phẩm đạt 05 sao cấp Quốc gia;

- Rà soát, đánh giá phân hạng 03 mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng gồm: Quỳnh Sơn, Vũ Lăng huyện Bắc Sơn; Hữu Liên huyện Hữu Lũng;

- Lựa chọn, triển khai xây dựng 05 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố có điều kiện;

- Phát triển mới và củng cố 60-70 tổ chức kinh tế tham gia OCOP;

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và các chủ doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP.

3. Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu

3.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình

- Các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình; đưa nhiệm vụ thực hiện Chương OCOP vào nghị quyết hành động của cấp ủy, Kế hoạch, Chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của Chính quyền địa phương để triển khai thực hiện lâu dài và thường xuyên;

- Đẩy mạnh đổi mới, đa dạng phương thức tuyên truyền, quan tâm tuyên truyền thông tin về nội dung Chương trình OCOP, chu trình OCOP, Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, những thành tựu và kết quả thực hiện Chương trình; những gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng chuyên mục truyền thông OCOP, duy trì, cập nhật thường xuyên liên tục nội dung OCOP trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Đài Phát hành và truyền hình, Báo, các Website, mạng xã hội,…). Xây dựng, phát hành bản tin OCOP ở dạng sách mỏng, ấn phẩm,…

3.2. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo tập huấn

- Kiện toàn, củng cố bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình từ tỉnh đến cơ sở. Bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết phụ trách tham mưu giúp việc thực hiện Chương trình;

- Tập trung đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã); các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã về chuyên môn quản lý, cách thức sản xuất, kinh doanh. Xây dựng một số mô hình mẫu về hợp tác xã, về doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng cộng đồng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm tiêu biểu;

- Tăng cường tập huấn đăng ký ý tưởng kinh doanh, hỗ trợ tập huấn đào tạo OCOP, tập huấn đánh giá chất lượng sản phẩm. Nội dung chương trình đào tạo, tập huấn phù hợp, cụ thể với từng đối tượng (chủ thể; cán bộ quản lý; đơn vị tư vấn), bám sát theo nội dung Bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 4464/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06/11/2020 và theo nhu cầu thực tế xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từng bước giúp cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến huyện, xã nắm được những kiến thức cơ bản của Chương trình để tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể và cộng đồng dân cư thực hiện.

3.3. Phát triển các tổ chức kinh tế

- Triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm phát triển kinh tế hợp tác nói chung và HTX nói riêng; trong đó trọng tâm là chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Tập trung củng cố, hướng dẫn thành lập mới, phát triển các tổ chức kinh tế theo quy định. Tạo điều kiện cho HTX tham gia các hoạt động công ích, dịch vụ công, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp liên kết với HTX cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và tạo điều kiện cho hợp tác xã huy động vốn và các nguồn lực cho phát triển sản xuất, dịch vụ để HTX khôi phục và ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh.

3.4. Phát triển các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

- Tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP theo 05/6 nhóm sản phẩm của tỉnh có tiềm năng về quy mô và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu;

- Hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm đã có với các nội dung cụ thể như: hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lượng; xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí (đối với sản phẩm chưa được công nhận); cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị, hỗ trợ tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện sản phẩm,…;

- Phát triển ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá thị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường, hoàn thiện sản phẩm và sản xuất đại trà.

3.5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm OCOP từ đó trở thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực vào thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, sản xuất và chế biến sản phẩm tham gia Chương trình OCOP;

- Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản phẩm OCOP để nâng cao năng suất từ 10-15%, nâng cao giá trị sản phẩm từ 15 -20% so với sản xuất đại trà;

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.

3.6. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

- Xây dựng, thành lập điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (nhà trưng bày, trang thiết bị…) liên kết với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức Hội chợ OCOP cấp tỉnh thúc đẩy các hoạt động trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa trong tỉnh hoặc triển khai lồng ghép cùng với các sự kiện trong tỉnh, 02 năm một lần. Tổ chức Hội nghị, hội thảo kết nối cung - cầu sản phẩm (cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế) và tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp OCOP thường niên trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ tổ chức kinh tế (công ty cổ phần, TNHH, HTX,...) tham gia các hội chợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế; tạo điều kiện cho các chủ thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm các đối tác để thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... góp phần nâng cao thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

3.7. Học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước

- Tổ chức tham quan, học tập mô hình tổ chức, cách thức triển khai thực hiện Đề án OCOP tại các tỉnh tiêu biểu trong triển khai, thực hiện chương trình để qua đó học hỏi những kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện về: cách thức xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP; công tác tuyên truyền, tập huấn; hỗ trợ các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; chương trình xúc tiến thương mại và phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất...;

- Tổ chức tham quan học tập ngoài nước về các nội dung mới, kinh nghiệm của các quốc gia đi trước như tại Thái Lan (OTOP), Nhật Bản (OVOP) và một số quốc gia khác. Học hỏi những kinh nghiệm về quá trình thực hiện những sản phẩm OTOP, OVOP đa dạng từ nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đến sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, địa điểm du lịch, văn hóa địa phương và truyền thống văn hóa; cách thức tổ chức bán hàng, xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm; nghiên cứu, tham mưu áp dụng các bài học kinh nghiệm tiếp thu được từ chuyến tham quan học tập cho phù hợp với địa phương.

3.8. Tổ chức tốt Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh

- Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình cấp huyện theo Bộ tiêu chí qua đó lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Những sản phẩm không đạt sẽ hoàn thiện, nâng cấp để tham gia vào các cuộc đánh giá và phân hạng tiếp theo;

- Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí. Những sản phẩm không đạt sẽ hoàn thiện, nâng cấp để tham gia vào các cuộc đánh giá và phân hạng tiếp theo. Tổ chức công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh đến với tất cả mọi người trên toàn quốc. Khuyến khích các chủ thể tích cực tham gia chương trình OCOP và nâng cấp chất lượng sản phẩm;

- Tổ chức đánh giá, lựa chọn sản phẩm có khả năng đạt 05 sao để tham gia đánh giá, phân hạng cấp Quốc gia.

3.9. Xây dựng đề án, dự án phát triển sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, huyện

- Căn cứ quyết định phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Lạng Sơn, bao gồm 19 sản phẩm chia thành 03 nhóm: Nhóm sản phẩm Lâm nghiệp, Dược liệu ( Hồi; Gỗ và sản phẩm từ gỗ, nhựa thông; Quế; Sở; Chè; Dược liệu; Đào cảnh); Nhóm sản phẩm chăn nuôi (Thịt lợn; Thịt trâu, bò; Thịt và trứng gia cầm; Thủy sản); Nhóm sản phẩm nông nghiệp (Na; rau; ớt; Khoai lang; Đỗ tương, lạc, ngô; Thạch đen; Hồng; Cây có múi) và các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, cua trung ương nghiên cứu, ưu tiên tập trung nguồn lực xây dựng, triển khai các đề án, dự án gắn phát triển sản phẩm chủ lực với xây dựng sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn;

- Quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, gắn xây dựng sản phẩm OCOP chủ lực cấp huyện, tỉnh theo các lĩnh vực ưu tiên sau: Lâm nghiệp quan tâm đầu tư phát sản phẩm Hồi, phát triển vùng cây gỗ lớn: Thông, keo, bạch đàn; lĩnh vực chăn nuôi quan tâm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn); lĩnh vực nông nghiệp quan tâm phát triển: Na, Rau, Thuốc lá... để hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị, khai thác thế mạnh của địa phương.

3.10. Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình

- Đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm OCOP thông qua việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát quản lý chất lượng định kỳ hoặc đột xuất. Đảm bảo công tác quản lý chất lượng sản phẩm OCOP thực hiện thường xuyên liên tục, tài liệu hóa từng khâu, gắn với hệ thống quản lý chất lượng đang vận hành trên địa bàn tỉnh theo các nhóm ngành/hàng; đánh giá hoạt động của các tổ chức kinh tế đã có sản phẩm OCOP, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình triển khai;

- Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết Chương trình OCOP; rà soát, đánh giá và tổng kết bài học kinh nghiệm về tổ chức và triển khai Chương trình OCOP của năm và phương hướng triển khai trong năm tiếp theo;

- Rà soát, kịp thời tham mưu điều chỉnh Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030” phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp với cơ chế chính sách và yêu cầu về phát triển sản phẩm OCOP trong bối cảnh mới.

IV. DỰ TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 là 115.350 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương là 52.150 triệu đồng; ngân sách địa phương là 1.000 triệu đồng; vốn của các tổ chức, cá nhân là 62.200 triệu đồng. Cụ thể chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan thường trực, điều phối mọi hoạt động để triển khai thực hiện kế hoạch OCOP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025. Xây dựng kế hoạch triển các khai nhiệm vụ cụ thể đã được giao. Tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính: theo chức năng nhiệm vụ chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Công thương: chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố lựa chọn hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố có điều kiện. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm.

Tham mưu việc tổ chức Hội chợ OCOP cấp tỉnh thúc đẩy các hoạt động trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa trong tỉnh hoặc triển khai lồng ghép cùng với các sự kiện trong tỉnh. Tổ chức Hội nghị, hội thảo kết nối cung - cầu sản phẩm (cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế); các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp OCOP thường niên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hỗ trợ tổ chức kinh tế (công ty cổ phần, TNHH, HTX,...) tham gia các hội chợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm OCOP lưu thông trên thị trường; xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm quy định về quản lý nhãn hiệu OCOP theo quy định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kịp thời định hướng nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin liên quan thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch.

Đôn đốc, định hướng các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đăng tải các tin, bài tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú và đa dạng trên các phương tiện thông tin, truyền thông tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các khu du lịch, dịch vụ nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan các khu vực này. Hướng dẫn các tổ chức kinh tế (HTX, THT, doanh nghiệp,…) thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất theo quy định.

6. Sở Y tế: chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến đăng ký công bố/tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm theo quy định. Tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các huyện, thành phố phối hợp với các Sở, ban, ngành giám sát các hoạt động liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân công, phân cấp quản lý.

7. Sở Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; xây dựng phát triển nhãn hiệu sản phẩm.

Hằng năm xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP; các đề tài, dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025.

8. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu, phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các huyện, thành phố; triển khai thực hiện các mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: tăng cường công tác phối hợp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ, tích cực tham gia thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Lạng Sơn: chỉ đạo các chi nhánh, tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là hợp tác xã sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất tín dụng theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025.

11. Liên minh HTX tỉnh: tuyên truyền thành lập mới các Hợp tác xã gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; Chủ trì nghiên cứu hỗ trợ thành lập mới một số hợp tác xã gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh trong việc thực hiện Đề án.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: căn cứ vào các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm và Kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả thiết thực.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: căn cứ nội dung Chương trình OCOP được UBND tỉnh phê duyệt và các kế hoạch thuộc chương trình OCOP được UBND cấp huyện phê duyệt; xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình OCOP trên địa bàn. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cán bộ phụ trách lĩnh vực OCOP thường trực tham mưu, giúp việc triển khai chương trình OCOP trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai chương trình OCOP trên địa bàn;

Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện chương trình OCOP: báo cáo định kỳ 6 tháng (trước 25/6) và 01 năm (trước 30/11) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

13. Các chủ thể (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất,…): lập dự án và tổ chức triển khai thực hiện, tổ chức sản xuất các sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình OCOP, phấn đấu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Chương trình OCOP (xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng, mẫu mã sản phẩm, bao bì, truy xuất nguồn gốc,...).Chủ động xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại,... đối với mỗi sản phẩm.

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan khẩn trương triển khai nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua cơ quan Thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (b/c)
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Uỷ ban MTTQ, các Tổ chức đoàn thể CT-XH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng CM, TH-CB;
- Lưu: VT, KTN(PVĐ).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lương Trọng Quỳnh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 129/KH-UBND ngày 05/06/2021 thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


774

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.14.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!