ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 128/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 18
tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN“ TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI
Thực hiện Quyết định số
100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Triển
khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; Quyết định số
2979/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch của
Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống
truy xuất nguồn gốc”. UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển
khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025, tầm
nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai áp dụng Hệ thống
truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh Lào
Cai nhằm đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
- Nâng cao nhận thức của các cơ
quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan.
- Đảm bảo công khai, minh bạch
các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung
cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
2. Yêu cầu:
Hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh phải
đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng yêu cầu quy định.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
- Nâng cao nhận thức của người
dân, xã hội, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về hoạt động truy xuất nguồn gốc
thông qua các hoạt động tuyên truyền phổ biến, đào tạo, tập huấn cho các tổ chức
và cá nhân có liên quan. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để
phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm
chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Đảm bảo công khai minh bạch
các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung
cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
- Hoàn thiện việc xây dựng, áp
dụng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng
hóa trong tỉnh, kết nối với cổng thông tin truy xuất sản phẩm, hàng hóa quốc
gia. Nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa, trong đó chú
trọng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả
các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng.
2. Mục
tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021- 2025
- Phấn đấu 100 % tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tập huấn, đào tạo kiến thức về
triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
- Phấn đấu ít nhất 50% sản phẩm
hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh được áp dụng hệ thống truy xuất nguồn
gốc, gắn mã số mã vạch.
- Xây dựng từ 10 mô hình áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm: rau, củ, quả, mật ong, dược liệu,
lâm sản,... Trên cơ sở đó nhân rộng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, hàng hóa nhằm đảm bảo nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản
phẩm, hàng hóa nông lâm sản chủ lực, đặc trưng và các sản phẩm, hàng hóa OCOP,
công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.
- Hỗ trợ từ 10 tổ chức, cá nhân
tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất
nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực
y tế; các sản phẩm, hàng hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý và theo yêu cầu của
doanh nghiệp.
- Đảm bảo tối thiểu 30% doanh
nghiệp của tỉnh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng
mã số, mã vạch có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia,
quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất
nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
- Xây dựng 01 hệ thống quản lý
thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh và phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết
cho việc kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia.
b) Tầm nhìn đến năm 2030
- Phấn đấu 100% tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được cập nhật kiến thức về triển
khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Phấn đấu 100% các sản phẩm,
hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh và 100% các sản phẩm, hàng
hóa thuộc đối tượng bắt buộc được áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn mã
số mã vạch.
- Hoàn thiện việc xây dựng, áp
dụng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong
tỉnh vào hệ thống thông tin truy xuất truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của
tỉnh và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Thông
tin tuyên truyền phổ biến về hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các quy định, hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc; vận động người sản xuất, doanh
nghiệp áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; giúp các các tổ
chức, cá nhân nhận thức rõ về lợi ích của việc minh bạch thông tin truy xuất
nguồn gốc, để đảm bảo các giải pháp truy xuất nguồn gốc kết nối với Cổng thông
tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá
và nâng cao nhận thức về lợi ích của truy xuất nguồn gốc, nội dung của Đề án,
tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định quản lý mã số, mã vạch
và truy xuất nguồn gốc thông qua các hội nghị, hội thảo, các phương tiện truyền
thông trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp.
- Phối hợp với Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia và các tổ chức có
liên quan tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất
nguồn gốc cho các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh
doanh có nhu cầu xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức
xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
- Xây dựng danh mục sản phẩm,
hàng hóa ưu tiên, theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia triển khai xây dựng
các mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm, hàng
hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Vận động, hướng dẫn các tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số,
mã vạch trên địa bàn tỉnh triển khai, áp dụng hệ thống thống truy xuất nguồn gốc.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trong khuôn khổ Chương trình quốc gia.
3. Nghiên
cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc
- Triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu, ứng dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến trong hoạt động truy xuất
nguồn gốc của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia và các tổ chức có
liên quan tư vấn, chuyển giao giải pháp truy xuất nguồn gốc đủ điều kiện kết nối
với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm
an toàn có ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc kết nối với
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ nghiên cứu
và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
4. Nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong sản
xuất, kinh doanh
- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về vận hành, kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc;
khai thác cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc; đánh giá, giám sát sự phù hợp của
hệ thống truy xuất nguồn gốc của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kết nối với
cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, hệ thống truy xuất nguồn gốc của
các Bộ, ngành.
- Xây dựng và phát triển hệ thống
quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh trên cơ sở kết
nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia và hệ thống
truy xuất nguồn gốc của các tổ chức, doanh nghiệp, hệ thống truy xuất nguồn gốc
của các bộ, cơ quan liên quan.
- Tổ chức quản lý, kiểm tra,
giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Tăng
cường xã hội hóa, tận dụng các nguồn trong việc triển khai hệ thống truy xuất
nguồn gốc
- Huy động nguồn lực từ các
chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hỗ trợ
doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
- Hợp tác với các đối tác nước
ngoài, tổ chức mã số mã vạch quốc gia để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công
nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.
- Phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức hội nghị, hội thảo về truy xuất nguồn gốc tại tỉnh với sự tham gia
của các ngành, cơ quan liên quan, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh
phí thực hiện: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và
các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Dự
toán kinh phí: Tổng kinh phí: 10.050 triệu đồng
(Bằng chữ: Mười tỷ không
trăm năm mươi triệu đồng), trong đó:
- Nguồn ngân sách nhà nước:
4.550 triệu đồng.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp
đóng góp: 5.500 triệu đồng.
Dự kiến kinh phí phân kỳ đầu
tư như sau:
- Giai đoạn 1(2021-2025):
5.000 triệu đồng
+ Nguồn ngân sách nhà nước:
2.350 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của doanh nghiệp
đóng góp: 2.650 triệu đồng.
- Giai đoạn 2(2026-2030):
5.050 triệu đồng
+ Nguồn ngân sách nhà nước:
2.200 triệu đồng.
+ Nguồn vốn của doanh nghiệp
đóng góp: 2.850 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ biểu đính
kèm theo Kế hoạch)
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Sở Khoa học và Công nghệ là
cơ quan thường trực trong hoạt động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh; có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các sở, ban,
ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Xây dựng kế hoạch
chi tiết hàng năm để triển khai Kế hoạch này.
- Phối hợp với Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia và các tổ chức có
liên quan thực hiện tập huấn, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật,
tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu hướng dẫn áp dụng
về hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sở, ngành, địa phương và các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu; tư vấn, chuyển giao giải pháp truy xuất nguồn gốc đủ điều
kiện kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia.
- Phổ biến, hướng dẫn việc khai
thác và sử dụng hiệu quả cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
quốc gia sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện và vận hành. Làm đầu mối về
công tác kết nối và tham gia vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
hàng hóa quốc gia trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên;
nhóm các sản phẩm bắt buộc để triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh,
ưu tiên thị trường xuất khẩu và yêu cầu vệ sinh, an toàn.
- Chủ trì các hoạt động khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo để áp dụng, cải tiến hoạt động truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong tỉnh. Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh, nhất là các tổ chức, cá nhân có sử dụng mã số, mã vạch
xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Tổ chức, thực hiện hỗ trợ các
tổ chức, cá nhân xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong khuôn khổ Chương trình quốc gia.
- Tham gia, triển khai, áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa đối với một số
nhóm sản phẩm, hàng hóa theo chức năng.
- Tăng cường tiềm lực, cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực xây dựng, hình thành tổ chức cung cấp dịch vụ giải pháp về
hệ thống truy xuất nguồn gốc; tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với hệ thống truy
xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức quản lý, kiểm tra
giám sát hoạt động áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch,
tổ chức sơ kết tình hình triển khai Kế hoạch.
2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp Sở Công
Thương, Y tế và các sở, ngành, địa phương rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát
triển chuỗi giá trị nông lâm thủy sản chủ lực và đặc sản của tỉnh gắn truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; thực hiện công tác xây dựng, phát triển, cấp giấy
xác nhận chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản, thực phẩm vệ sinh an toàn.
- Thông tin, tuyên truyền, phổ
biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch và các hoạt động truy xuất nguồn gốc đến
các doanh nghiệp, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện.
- Triển khai, hướng dẫn các quy
định của pháp luật; tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy nguồn gốc cho các cơ sở và các dòng
sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Cập nhật, giới thiệu các đơn
vị sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản
lý, truy xuất nguồn gốc.
- Nghiên cứu đề xuất giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống truy xuất
nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tham gia triển khai, áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu quản lý của Bộ quản
lý chuyên ngành và nhu cầu của doanh nghiệp.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công
nghệ và các đơn vị liên quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm
quyền quản lý.
3. Sở
Công thương, Sở Y tế
- Thông tin, tuyên truyền, phổ
biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch và các hoạt động truy xuất nguồn gốc đến
các doanh nghiệp, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện.
- Triển khai, hướng dẫn các quy
định của pháp luật; đào tạo, tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm
hàng hóa thuộc ngành quản lý.
- Cập nhật, giới thiệu các đơn
vị sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản
lý, truy xuất nguồn gốc.
- Nghiên cứu đề xuất giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống truy xuất
nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tham gia triển khai, áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu quản lý của Bộ quản
lý chuyên ngành và nhu cầu của doanh nghiệp.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công
nghệ và các đơn vị liên quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm
quyền quản lý.
4. Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Hàng năm căn cứ khả năng ngân
sách, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cân
đối nguồn kinh phí thực hiện theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách.
5. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ và các đơn vị liên quan để tuyên truyền về việc ứng dụng công nghệ
thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tới tổ chức, doanh nghiệp
và người tiêu dùng.
- Phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống quản lý thông tin
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh; hỗ trợ, hướng dẫn các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân kết nối hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
hàng hóa quốc gia.
6. Hội
Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các tổ
chức đại diện doanh nghiệp ở tỉnh, huyện
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền,
phổ biến về các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và phối hợp với
các sở, ban, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch;
- Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ
các hội viên áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
7. Các cơ
quan thông tin đại chúng
Báo Lào Cai, Đài Phát thanh -
Truyền hình Lào Cai và các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh chủ trì, phối
hợp các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền và phổ biến về
các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
8. Các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Chủ động xây dựng và áp dụng hệ
thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của mình theo quy định hiện
hành của pháp luật; báo cáo trung thực, kịp thời tình hình xây dựng và áp dụng
hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của mình theo yêu cầu của
cơ quan chức năng.
9. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
- Phối hợp Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công thương và các
đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các cơ sở thuộc thẩm quyền
quản lý trên địa bàn ứng dụng công nghệ, giải pháp minh bạch thông tin, truy xuất
nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn
cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý các quy định
pháp luật về an toàn thực phẩm; kinh doanh sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy sản,
thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Tăng cường xây dựng, phát triển
khu sản xuất tập trung, chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa nông lâm thủy
sản, thực phẩm an toàn của địa phương.
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch
triển khai thực hiện; định kỳ, đột xuất báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Khoa học và
Công nghệ) về hoạt động xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách trên địa bàn quản lý. Trong
quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Khoa học và Công nghệ) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PCVP2;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, VX2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Dung
|
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN“ TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 18/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn
vị: triệu đồng
STT
|
Nội dung, nhiệm vụ
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Tổng kinh phí
|
Kinh phí thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Vốn ngân sách NN
|
Vốn đối ứng DN
|
I
|
Giai đoạn từ 2021- 2025
|
|
|
5.000
|
2.350
|
2.650
|
|
1
|
Tuyên truyền, khảo sát, thu thập
thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc
về áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
600
|
250
|
350
|
Hàng năm
|
2
|
Tập huấn, đào tạo, hội thảo
cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về tiêu chuẩn sản phẩm, ứng dụng công
nghệ tiên tiến để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
1.300
|
500
|
800
|
Hàng năm
|
3
|
Xây dựng trang thông tin điện
tử tỉnh về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia
|
550
|
350
|
200
|
Hàng năm
|
4
|
Điều tra, đánh giá thực trạng,
xây dựng cơ sở dữ liệu, giải pháp xây dựng áp dụng và quản lý hệ thống truy
xuất nguồn gốc
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
1.200
|
650
|
550
|
Hàng năm
|
5
|
Hỗ trợ 10 tổ chức, cá nhân tập
huấn, đào tạo, tem truy xuất gốc để thí điểm và nhân rộng
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
1.250
|
600
|
750
|
Hàng năm
|
II
|
Giai đoạn từ 2026-2030
|
|
|
5.050
|
2.200
|
2.850
|
|
1
|
Triển khai đề tài nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ đẩy mạnh hoạt động áp dụng hệ thống
truy xuất nguồn gốc.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
1.600
|
750
|
850
|
Hàng năm
|
2
|
Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
2.100
|
950
|
1.250
|
Hàng năm
|
3
|
Cập nhật dữ liệu trang thông
tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh; thực hiện hiện quản lý, kết nối vào Cổng
thông tin của Tỉnh và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
quốc gia
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, UBND các huyện, thị xã; Tổng cục TCĐLCL; Trung tâm Mã số, mã vạch
Quốc gia và các tổ chức có liên quan
|
1.150
|
500
|
750
|
Hàng năm
|
|
Tổng cộng
|
|
|
10.050
|
4.550
|
5.500
|
|
(Bằng
chữ: Mười tỷ không trăm năm mươi triệu đồng)