Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 116/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 16/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 116/KH-UBND

Bình Định, ngày 16 tháng 06 năm 2023

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2023-2025 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-BCĐTW-VPĐPNTM ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức, triển khai đồng bộ các giải pháp, xác định rõ nội dung công việc, lộ trình, thời gian thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ, chất lượng đáp ứng được mục tiêu; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và phát triển thương hiệu OCOP.

2. Đánh giá, xác định các sản phẩm có khả năng phát triển công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trong giai đoạn 2023-2025 để có định hướng ưu tiên hỗ trợ, nâng tầm sản phẩm.

3. Từng bước chuẩn hoá sản phẩm OCOP đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của thị trường nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, có uy tín, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM OCOP CỦA TỈNH

1. Kết quả thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh đến năm 2022

Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 217 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó: có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 177 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, cụ thể như sau:

a) Phân theo địa bàn, gồm có:

- Thị xã Hoài Nhơn: 38 sản phẩm; trong đó: có 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Thị xã An Nhơn: 33 sản phẩm; trong đó: có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 23 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Hoài Ân: 25 sản phẩm; trong đó: có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Thành phố Quy Nhơn: 23 sản phẩm; trong đó: có 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Phù Cát: 23 sản phẩm; trong đó: có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 21 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Phù Mỹ: 22 sản phẩm; trong đó: có 07 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Tây Sơn: 16 sản phẩm; trong đó: có 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Tuy Phước: 14 sản phẩm; trong đó: có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao và 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện An Lão: 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Vĩnh Thạnh: 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Huyện Vân Canh: 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

b) Phân theo loại hình, đối tượng sản xuất sản phẩm OCOP, gồm có:

- Hợp tác xã, nhóm hộ nông dân: 41 sản phẩm; trong đó có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 04 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 36 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Doanh nghiệp: 41 sản phẩm; trong đó: có 05 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 18 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 18 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Hộ (cơ sở) sản xuất: 135 sản phẩm; trong đó: có 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 123 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

c) Phân theo nhóm sản phẩm OCOP, gồm có:

- Sản phẩm thực phẩm: 154 sản phẩm; trong đó: 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 17 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 131 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Sản phẩm đồ uống: 27 sản phẩm; trong đó: 06 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 21 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: 22 sản phẩm; trong đó: 06 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: 12 sản phẩm; trong đó: 04 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 08 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Sản phẩm sinh vật cảnh: 02 sản phẩm; trong đó: 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục I)

2. Đánh giá chung

a) Mặt được

Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; bên cạnh đó, Chương trình OCOP đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; sản phẩm tham gia Chương trình OCOP không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu...

Đã phối hợp triển khai đồng bộ các chính sách hiện hành của trung ương và của tỉnh, phục vụ phát triển sản phẩm OCOP, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, chính sách về khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ, áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt....

Các ngành liên quan của tỉnh đã tích cực tăng cường phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp chú trọng đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh vào các siêu thị, đại lý và các chợ truyền thống; đồng thời hàng năm hỗ trợ chủ thể tham gia các sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, hội chợ xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP của tỉnh giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử VNPost; hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Quy Nhơn và một số địa phương; phát hành cẩm nang giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định.

Đến nay Chương trình OCOP đã đạt được những kết quả tích cực, tạo chuyển biến mới, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Thông qua Chương trình OCOP, các sản phẩm đã có nhiều thay đổi tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy trình sản xuất; thị trường bán sản phẩm trước đây chủ yếu là trong huyện, xã và bán cho các thương lái thì nay đã được mở rộng, đưa vào đại lý, siêu thị ở nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước.

b) Tồn tại, hạn chế

- Chương trình OCOP liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn. Do đó, một số địa phương còn gặp lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống.

- Thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ, đặc biệt nguồn lực triển khai Chương trình còn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép, trong khi một số chính sách, cơ chế hỗ trợ thiếu đồng bộ, chưa được cụ thể hóa, chưa chú trọng đến phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu và cơ sở - qui trình chế biến...

- Sự tham gia của các chủ thể vào Chương trình OCOP chưa được chủ động, nội dung triển khai Chương trình OCOP của nhiều chủ thể còn mang nặng tính hình thức (phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch bảo vệ môi trường, câu chuyện sản phẩm…), thiếu sự gắn kết với hoạt động nâng cao năng lực của chủ thể về sản xuất, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.

- Ứng dụng khoa học công nghệ còn bất cập do các sản phẩm OCOP chủ yếu là các sản phẩm sản xuất theo hình thức thủ công truyền thống, sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Quy trình và công nghệ chế biến còn đơn giản, thậm chí còn lạc hậu và chưa đảm bảo đầy đủ các quy định, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận…), bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp….

- Các địa phương chỉ tập trung vào hoạt động đánh giá, phân hạng sản phẩm vì vậy các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy đối với các chủ thể, sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, phân hạng còn hạn chế (đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý sản phẩm sau khi được công nhận sao,…).

- Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP, trở thành giải pháp hỗ trợ tích cực, tạo động lực cho các chủ thể tham gia vào Chương trình.

* Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế:

- Quá trình nhận thức và sự vào cuộc của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn chậm, chưa xác định rõ được vai trò và vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế địa phương.

- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

- Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đa phần là nhóm sản phẩm có quy mô nhỏ, đa dạng về chủng loại, có tính chuyên biệt cao nên khả năng mở rộng quy mô hạn chế, khó đáp ứng được các đơn hàng lớn và liên tục; việc áp dụng công nghệ, máy móc vào sản xuất, chế biến gặp nhiều khó khăn;…

- Chủ thể OCOP chủ yếu là các Hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhỏ, nhiều chủ thể ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế…

- Định hướng phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là bảo tồn và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng, truyền thống ở nhiều địa phương còn chưa được quan tâm, chưa có chính sách, giải pháp phù hợp.

- Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm OCOP chưa được mở rộng, ít vận dụng các kênh bán hàng online thông qua các trang thương mại điện tử; hội, nhóm, trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Website; chưa phổ biến, đẩy mạnh hoạt động thanh toán trực tuyến, điện tử và chưa tạo được sự liên kết, đồng bộ trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm OCOP.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2025

1. Tiếp tục củng cố, chuẩn hoá, hoàn thiện và phát triển 217 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được công nhận giai đoạn 2018-2022; trong đó, củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

2. Phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP giai đoạn 2023-2025: Dự kiến giai đoạn 2023-2025, phát triển công nhận khoảng 250 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.

3. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia OCOP; đặc biệt là Hợp tác xã, Tổ hợp tác phát triển sản phẩm OCOP. Phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là Hợp tác xã, Tổ hợp tác.

4. Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

5. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP của tỉnh.

6. Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP đặc trưng, lợi thế của các địa phương.

7. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử,…); phấn đấu có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế

Hình thành mới hoặc cấu trúc lại bộ máy tổ chức vận hành của chủ thể kinh tế; trọng tâm là Hợp tác xã, Tổ hợp tác để phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bài bản, chuyên nghiệp về quy trình sản xuất, phân phối, tiếp thị; tạo các Mô hình điểm về sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP góp phần lan tỏa Chương trình OCOP trong cộng đồng. Cụ thể, giai đoạn 2023-2025, tập trung củng cố, phát triển và hình thành mới các Hợp tác xã, Tổ hợp tác cùng phát triển các sản phẩm OCOP đặc trưng gắn với lợi thế của địa phương, như sau:

a) Thành lập mới các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP

Dự kiến thành lập mới HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm đạt OCOP đối với sản phẩm chủ lực của địa phương và là thế mạnh của tỉnh, như:

- Thành lập mới Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP: Trà Gò Loi; Rượu Bàu đá; Xoài cát Phù Cát; Gà đồi tại các huyện.

- Thành lập mới Tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP: Nếp Bàu Chánh Trạch; Nấm các loại; Cá chua; Bưởi, cam, quýt; Dừa, phát triển thành sản phẩm OCOP tại các huyện.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục IV)

b) Củng cố, phát triển Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP

- Hợp tác xã Nông nghiệp gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP: Hoài Ân (Bưởi, Gạo hữu cơ, Rau Vietgap...); Gạo hữu cơ; Chuối mốc Hoài Sơn và Nếp ngự Hoài Sơn; Nấm các loại; Gạo quê Phước Hưng; Rau an toàn; Rau an toàn và phát triển mô hình du lịch cộng đồng; Hoa các loại và phát triển mô hình du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp; Dầu phộng; Dưa các loại; Rau an toàn Lá lành; Rượu Đông trùng hạ thảo, Bột Diếp cá Đông trùng hạ thảo, Nấm Đông trùng hạ thảo...; Dầu dừa tinh khiết các loại, bánh tráng các loại.

- Các hợp tác xã khác gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP: Dứa, trà thảo mộc, cao thảo mộc; Nước mắm truyền thống Hoài Hải; Chả cá Cù lao xanh; Nước rau câu; Tinh dầu xả nguyên chất (sả JAVA); Mai vàng An Nhơn và phát triển mô hình du lịch trải nghiệm.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục V)

2. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP

Xây dựng gắn với bảo tồn, phát triển các vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của người dân. Xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp sinh thái gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương, cụ thể như sau:

- Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP: Gạo hữu cơ; Gạo quê Phước Hưng; Trà Gò Loi; Dứa, trà thảo mộc, cao thảo mộc; Rau an toàn; Rau an toàn và phát triển mô hình du lịch cộng đồng; Hoa các loại và phát triển mô hình du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp; Bưởi Hoài Ân; Xoài cát Phù Cát; Nếp Bàu Chánh Trạch; Bưởi, cam, quýt; Chuối mốc Hoài Sơn; Nếp ngự Hoài Sơn; Dầu lạc; Dưa các loại; Rau an toàn Lá lành; Tinh dầu xả nguyên chất (sả JAVA); Dừa, phát triển thành sản phẩm OCOP tại các huyện.

- Vùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Mai vàng An Nhơn.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục VI)

3. Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hình thành và triển khai phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm OCOP theo liên kết chuỗi; xây dựng liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu địa phương; cụ thể như sau:

- Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP: Gạo hữu cơ; Gạo quê Phước Hưng; Trà Gò Loi; Dứa, trà thảo mộc, cao thảo mộc; Rau an toàn; Rau an toàn và phát triển mô hình du lịch nông nghiệp cộng đồng; Bưởi Hoài Ân; Xoài cát Phù Cát; Nếp Bàu Chánh Trạch; Bưởi, cam, quýt; Chuối mốc Hoài Sơn; Nếp ngự Hoài Sơn; Dầu lạc; Dưa các loại; Rau an toàn Lá lành; Tinh dầu xả nguyên chất (sả JAVA); Dừa tại các huyện; Cá ngừ đại dương; Yến sào; Gà đồi.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục VII)

4. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Chuẩn hoá quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương; sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản đối với sản phẩm OCOP; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, như: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), quy trình quản lý chất lượng (ISO)...; cụ thể như sau:

- Ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, như: sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP đối với các vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Gạo hữu cơ Ân Tín, Gạo quê Phước Hưng, Nếp Bàu Chánh Trạch, Nếp ngự Hoài Sơn.

- Hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch duy trì vùng sản xuất nguyên liệu lạc ổn định, sử dụng các giống lạc có năng suất và hàm lượng dầu cao phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP Dầu lạc tại các huyện: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, thị xã An Nhơn.

- Thực hiện chuẩn hóa tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng rau, triển khai cấp mã số vùng trồng đối với diện tích rau đã chứng nhận VietGAP, hữu cơ đối với sản phẩm OCOP Rau an toàn, Dưa các loại.

- Thực hiện chuẩn hóa đối với vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Bưởi, xoài, dừa xiêm theo tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, VietGAP; thực hiện cấp mã số vùng trồng cho diện tích cây ăn quả đã chứng nhận VietGAP, hữu cơ; thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm (mã QR).

- Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng, hoàn thiện và luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm, xây dựng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa các sản phẩm OCOP của tỉnh.

5. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

- Xây dựng Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gồm: (i) Gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ truyền thống; (ii) Điểm bán hàng OCOP tại các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu dân cư...; (iii) Hình thành các điểm trưng bày giới thiệu và bán hàng OCOP tại các địa phương trong cả nước.

- Nâng cao năng lực, kỹ năng về marketing, thương mại cho các chủ thể OCOP phù hợp với đặc điểm sản xuất và nhu cầu thị trường.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển thương hiệu, phân phối, tiếp thị sản phẩm OCOP; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được xúc tiến đưa lên quảng bá, tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị trong tỉnh sử dụng sản phẩm OCOP tiêu biểu làm quà tặng trong các hoạt động giao lưu, đối ngoại, lễ, Tết...

- Đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP thông qua các sự kiện, hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh.

6. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý Chương trình OCOP

Hình thành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, đánh giá, phân hạng sản phẩm, quản lý, giám sát Chương trình OCOP của tỉnh.

7. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm OCOP; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình OCOP

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức, như: Tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí, tạp chí, các trang thông tin điện tử của tỉnh, các ngành và các huyện, thị xã, thành phố tích cực tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP.

- Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ quản lý vận hành Chương trình OCOP các cấp; Chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP.

V. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Nguồn vốn từ ngân sách các cấp.

3. Nguồn vốn lồng ghép từ các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

4. Nguồn vốn của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh là chủ thể tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

5. Nguồn vốn huy động từ cộng đồng.

6. Đối với các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đề nghị cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên được giao hằng năm để triển khai thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP hàng năm.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hoạt động của các địa phương, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh; tổng hợp, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý, giám sát, đánh giá Chương trình OCOP; triển khai các giải pháp tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP; đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về Chương trình OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh; đề xuất tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

- Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí cho các nội dung công việc do ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình theo quy định, tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP.

- Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP.

- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP các cấp; tư vấn cung cấp kiến thức về Chương trình OCOP, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các chủ thể sản xuất…

- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn các tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia Chương trình OCOP thực hiện và tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm; hỗ trợ về hồ sơ thủ tục đăng ký tự công bố sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương tập huấn, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học và công nghệ (VietGAP, hữu cơ, tưới nước tiết kiệm,...), cấp mã số vùng trồng để nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP; Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng các sản phẩm OCOP; Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng các sản phẩm OCOP thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp theo quy định tại Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh và các quy định hiện hành; Hướng dẫn các địa phương, chủ thể OCOP triển khai thực hiện các tiêu chí có liên quan về an toàn thực phẩm để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đối với các nhóm sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Nông nghiệp. Hướng dẫn chủ thể OCOP và các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản lập hồ sơ tự công bố sản phẩm theo quy định.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, tổng hợp, báo cáo các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ vốn thực hiện Chương trình OCOP vào kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 và kế hoạch hằng năm, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét tham mưu trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp hàng năm thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (vốn Trung ương, vốn ngân sách địa phương) để thực hiện Chương trình OCOP theo các quy định hiện hành.

4. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP thuộc ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị từ nguồn kinh phí khuyến công.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá, kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các sự kiện hội chợ, triển lãm, kết nối cung - cầu trong cả nước. Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ việc thiết lập các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP Bình Định gắn với phát triển du lịch tại địa phương và các tỉnh, thành phố trong cả nước; triển khai xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm cấp vùng tại thành phố Quy Nhơn, trong đó tích hợp Trung tâm quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Bình Định theo hướng văn minh, hiện đại sau khi có chủ trương của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm do ngành Công Thương quản lý, đảm bảo đúng theo quy định hiện hành.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia tập huấn kỹ năng bán hàng trực tuyến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử có uy tín trong và ngoài nước.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham gia các đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP.

- Hướng dẫn đăng ký mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn hàng hóa; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP.

- Tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham gia các đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

6. Sở Y tế

- Hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy, đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm liên quan đến ngành y tế đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn các tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia Chương trình OCOP thực hiện và tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm; hỗ trợ về hồ sơ thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm liên quan theo quy định.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham gia các đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

7. Sở Du lịch

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm thuộc Chương trình OCOP.

- Hỗ trợ phát triển, quảng bá, xúc tiến các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm thuộc Chương trình OCOP.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham gia các đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

8. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các tuyến vận tải hàng không và đường bộ.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin, Trung tâm Văn hoá – Thông tin – Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP; chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu tại các địa phương trong thực hiện Chương trình OCOP.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính có sàn thương mại điện tử phối hợp với địa phương, tổ chức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở tham gia Chương trình OCOP.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham gia các đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

12. Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh

Quan tâm, ưu tiên tặng các sản phẩm OCOP trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện cấp ngành thuộc phạm vi phụ trách nhằm giới thiệu rộng rãi các sản phẩm OCOP của tỉnh tới cộng đồng trong nước và quốc tế, qua đó quảng bá hình ảnh, các nét đặc trưng văn hóa của tỉnh cũng như đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ đầu ra các sản phẩm OCOP của tỉnh.

13. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.

14. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình OCOP gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.

15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các khâu/chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.

16. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động thành viên là Hợp tác xã tích cực tham gia chương trình OCOP; vận động, tư vấn các cơ sở, hộ gia đình có sản phẩm đạt OCOP tiến tới thành lập Hợp tác xã. Xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của huyện, thị xã, thành phố theo Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh; bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện Chương trình OCOP.

- Trực tiếp triển khai các hoạt động của Chương trình OCOP ở cấp huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ đánh giá sản phẩm.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh về hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện; tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao; tổ chức công bố kết quả.

- Chủ trì tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động chủ thể OCOP.

- Triển khai thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai Chương trình OCOP để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP.

18. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo phân công của UBND cấp huyện, tỉnh; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.

- Tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương. Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên.

- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định, UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan và yêu cầu các sở, ban ngành địa phương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Văn phòng điều phối NTM Trung ương (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (p/h);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành thuộc tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- LĐ + CV VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, K10.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

PHỤ LỤC I:

DANH SÁCH SẢN PHẨM CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN OCOP CẤP TỈNH ĐẾN NĂM 2022, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

Tên sản phẩm

Chủ thể sản xuất

Phân loại sản phẩm

Đã đã công nhận đến năm 2022

3 sao

4 sao

Tiềm năng 5 sao

I

An Lão

14

14

1

Thịt heo đen An Lão

DNTN Vi Viên (TT. An Lão)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Thịt bò An Lão

DNTN Vi Viên (TT. An Lão)

X

3

Bưởi da xanh An Lão

Hộ kinh doanh Đỗ Văn Minh (X. An Hoà)

X

4

Dứa An Toàn

HTX Nông dược và DVTH An Toàn

X

5

Cam sành

Hộ Lê Văn Năng (X. An Toàn)

X

6

Cau trái

Cty TNHH Thương Mại Huệ Cư (X. An Hoà)

X

7

Mật ong rừng An Lão

Cơ sở kinh doanh mật ong rừng Mây (X. An Tân)

X

8

Trà thảo mộc Chè dây – Dạ Cẩm

HTX Nông dược và DVTH An Toàn

X

9

Trà thảo mộc INSULAC

HTX Nông dược và DVTH An Toàn

X

10

Cao uống thảo mộc Thắng Xịn

HTX Nông dược và DVTH An Toàn

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

11

Cao uống thảo mộc Kiện Vị

HTX Nông dược và DVTH An Toàn

X

12

Đồ gỗ mỹ nghệ Minh Thọ

Cơ sở Lê Minh Thọ (X. An Hoà)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

13

Sản phẩm Đan lát của người BaNa

Hộ kinh doanh Đinh Văn Nhiên (X. An Nghĩa)

X

14

Sản phẩm Đan lát của người Hre

Hộ kinh doanh Đinh Trung Sơn (X. An Vinh)

X

II

An Nhơn

33

23

10

1

Dưa các loại

HTX NN II Nhơn Thọ

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Rau an toàn Lá Lành

HTX sản xuất Rau an toàn (Đinh Thị Lệ Huyền) - P. Nhơn Hưng

X

3

Bún song thằn Lý Thị Hương

Cơ sở Tạ Thị Đắt (X. Nhơn Phúc)

X

4

Bánh tráng gạo – Trường Cửu Phúc Nhân

Hộ kinh doanh Lê Hữu Ý (X. Nhơn Lộc)

X

5

Dầu phộng Nhơn Hậu

HTX nông nghiệp Nhơn Hậu

X

6

Nước mắm Bốn Phương

DNTN sản xuất nước mắm Bốn Phương (X. Nhơn An)

X

7

Yến sào Sáu Hồng

Hộ kinh doanh Phan Văn Sáu (X. Nhơn An)

Sản phẩm thực phẩm

X

8

Rượu vang Berifoods

Cty TNHH Thực phẩm Trương Gia (X. Nhơn Thọ)

Sản phẩm đồ uống

X

9

Rượu Bàu Đá BIDIR Hoàng Long

Công ty TNHH BIDIR Hoàng Long (X. Nhơn Phúc)

X

10

Rượu Đậu xanh BIDIR Hoàng Long

Công ty TNHH BIDIR Hoàng Long (X. Nhơn Phúc)

X

11

Rượu nếp mới BIDIR Hoàng Hậu

Công ty TNHH BIDIR Hoàng Long (X. Nhơn Phúc)

X

12

Rượu Bàu Đá Thành Tâm (rượu gạo)

Cơ sở Rượu Bàu Đá Thành Tâm (X. Nhơn Thọ)

X

13

Rượu Vang Nếp Thành Tâm

Cơ sở Rượu Bàu Đá Thành Tâm (X. Nhơn Thọ)

X

14

Rượu Bàu Đá Đậu xanh Hoa Thưởng

Cơ sở Hoa Thưởng (X. Nhơn Lộc)

X

15

Rượu Bàu Đá Gạo Hoa Thưởng

Cơ sở Hoa Thưởng (X. Nhơn Lộc)

X

16

Rượu Bàu Đá Nếp Hoa Thưởng

Cơ sở Hoa Thưởng (X. Nhơn Lộc)

X

17

Rượu Bàu Đá - Đậu xanh Ba Hưng

Hộ kinh doanh Lê Mạnh Hưng (X. Nhơn Lộc)

X

18

Rượu Bàu Đá - Gạo Ba Hưng

Hộ kinh doanh Lê Mạnh Hưng (X. Nhơn Lộc)

X

19

Rượu Bàu Đá - Đậu xanh Bốn Vinh

Hộ kinh doanh Phạm Thị Vinh (X. Nhơn Lộc)

X

20

Rượu Bàu Đá - Đậu xanh Năm Phượng

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Năm (X. Nhơn Lộc)

X

21

Rượu Bàu Đá - Gạo Thiện Yến

Hộ kinh doanh Huỳnh Thị Thanh Yến (X. Nhơn Lộc)

X

22

Rượu Bàu Đá - Gạo Ngọc Khôi

Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Khôi (X. Nhơn Lộc)

X

23

Rượu Bàu Đá - Gạo Năm Thương

Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thương (X. Nhơn Lộc)

X

24

Rượu Bàu Đá - Gạo Quốc Việt

Hộ kinh doanh Phạm Văn Anh (X. Nhơn Lộc)

X

25

Rượu Bàu Đá - Gạo Văn Khanh

Hộ kinh doanh Trần Văn Khanh (X. Nhơn Lộc)

X

26

Rượu Bàu Đá - Gạo Hiền

Hộ kinh doanh Lê Đình Ưng (X. Nhơn Lộc)

X

27

Rượu Bàu Đá - Gạo Kim Cương

Hộ kinh doanh Trần Văn Chương (X. Nhơn Lộc)

X

28

Rượu Bàu Đá - Nếp Văn Dần

Hộ kinh doanh Đinh Văn Dần (X. Nhơn Lộc)

X

29

Rượu Bàu Đá - Nếp 9 Đợi

Hộ kinh doanh Nguyễn Đợi (X. Nhơn Lộc)

X

30

Tinh dầu sả nguyên chất (sả JAVA)

HTX Nông Công Thương An Nhơn (X. Nhơn Mỹ)

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

31

Súng thần công (đồng kim loại)

Cty TNHH thương mại Dịch vụ Đường Minh (P. Đập Đá)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

32

Nón Lá Gò Găng

CSSX Nón Lá – Làng nghề (Nguyễn Thị Đúng) - P. Nhơn Thành

X

33

Cây Mai cảnh

Hộ Trần Văn Hòa (X. Nhơn An)

Sản phẩm sinh vật cảnh

X

III

Hoài Ân

25

22

3

1

Bưởi Hoài Ân

Hộ Trần Thị Thu Thuỷ (X. Ân Đức)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Bưởi Hoài Ân

Hộ Tăng Doãn Kích (X. Ân Thạnh)

X

3

Bưởi Hoài Ân

Hộ Nguyễn Thị Dung (X. Ân Đức)

X

4

Nem chả

Cơ sở nem chả Ngọc Liễu (TT. Tăng Bạt Hổ)

X

5

Chả cá thác lác Ái Nhi

Hộ kinh doanh Ái Nhi (TT. Tăng Bạt Hổ)

X

6

Chả ram tôm đất Ái Nhi

Hộ kinh doanh Ái Nhi (TT. Tăng Bạt Hổ)

X

7

Thịt chim trĩ

Hộ kinh doanh Tô Vũ Thành Tín (X. Ân Tín)

X

8

Trứng chim trĩ

Hộ kinh doanh Tô Vũ Thành Tín (X. Ân Tín)

X

9

Thịt heo thảo mộc Ngọc Liễu

Công ty TNHH Bảo Châu Hoài Ân (X. Ân Đức)

X

10

Gạo SX theo hướng hữu cơ

HTX Nông nghiệp Ân Tín

X

11

Mật ong dú Thành Tín

Hộ kinh doanh Tô Vũ Thành Tín (X. Ân Tín)

X

12

Mật ong bộng ông Hiểu Hoài Ân

Đại lý Hiểu Tâm (X. Ân Tín)

X

13

Dầu đậu phộng

Công ty TNHH DULAH (X. Ân Hảo Đông)

X

14

Dầu mè đen

Công ty TNHH DULAH (X. Ân Hảo Đông)

X

15

Bún gạo khô Biên Thắm

Hộ kinh doanh Bùi Thị Thu Thắm (X. Ân Hảo Đông)

X

16

Bún gạo lứt

Cơ sở sản xuất thực phẩm KICAFOODS (X. Ân Hảo Đông)

X

17

Phở khô

Cơ sở sản xuất thực phẩm KICAFOODS (X. Ân Hảo Đông)

X

18

Thanh cơm lứt ngũ cốc chà bông

Hộ kinh doanh Ái Nhi (TT. Tăng Bạt Hổ)

X

19

Bún gạo khô Phương Anh

Hộ kinh doanh Đào Thị Thức (X. Ân Hảo Đông)

X

20

Bún khô KICAFOODS

Cơ sở sản xuất thực phẩm KICAFOODS (X. Ân Hảo Đông)

X

21

Trà Gò Loi

Hộ Nguyễn Hữu Oanh (X. Ân Tường Tây)

X

22

Trà Gò Loi Mười Dũng

Hộ Lê Văn Dũng (X. Ân Tường Tây)

X

23

Trà Gò Loi

Hộ Nguyễn Phước Cầu (TT. Tăng Bạt Hổ)

X

24

Trà nụ hoa hòe

Công ty TNHH DULAH (X. Ân Hảo Đông)

X

25

Nhang trầm hương

Hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Toàn (X. Ân Mỹ)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

IV

Hoài Nhơn

38

30

4

4

1

Cá Ngừ đại dương

Cty TNHH Hải Nguyên (P. Tam Quan Bắc)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Cá Ngừ đại dương

Cty TNHH Tân Xuân Lộc (P. Tam Quan Bắc)

X

3

Trứng vịt hột Hoài Mỹ

Hội nông dân xã Hoài Mỹ

X

4

Bưởi da xanh

Hộ kinh doanh Dương Đình Tá (P. Hoài Đức)

X

5

Chuối mốc Hoài Sơn

HTX nông nghiệp Hoài Sơn

X

6

Dầu phộng tinh khiết

Hộ kinh doanh Bến Đá (Dương Quang Cảnh) (X. Hoài Châu Bắc)

X

7

Dầu dừa tinh khiết các loại

Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An (P. Hoài Thanh Tây)

X

8

Nếp ngự Hoài Sơn

HTX Nông nghiệp Hoài Sơn

X

9

Bột ngũ cốc cô Ba

Cơ sở Ngũ cốc – Trà hoa Cô Ba Bình Định (P. Hoài Hảo)

X

10

Bánh Tráng nước dừa Ba Quan

Hộ kinh doanh Lê Thị Hiệp (P. Hoài Hảo)

X

11

Bánh tráng Gạo mè Phương Nguyên

Công ty TNHH Phương Nguyên Việt Nam (P. Hoài Thanh)

X

12

Bánh tráng Gạo mè Ngọc Huệ

Cơ sở sản xuất bánh tráng ngọc Huệ (P. Hoài Tân)

X

13

Bánh tráng Dalop các loại

Công ty TNHH Nhân Hòa (P. Hoài Xuân)

X

14

Bánh tráng các loại

Công ty TNHH Sachi Nguyễn (P. Tam Quan)

X

15

Bánh hồng

Cơ sở Thanh Bình (P. Tam Quan)

X

16

Bánh hồng

Cơ sở Bà Điền (P. Tam Quan)

X

17

Bánh hồng

Cơ sở Minh Đức (P. Tam Quan Bắc)

X

18

Bánh cốm nếp ngự

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Sáu Chiến (P. Tam Quan)

X

19

Bánh tráng dừa

HTX NN Ngọc An (P. Hoài Thanh Tây)

X

20

Bún số 8 Tam Quan Nam

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thanh (P. Tam Quan Nam)

X

21

Dừa nướng Thanh Bình

Cơ sở sản xuất Dừa dòn Thanh Bình (P. Hoài Tân)

X

22

Dừa nướng Thanh Phương

Cơ sở sản xuất Dừa dòn Thanh Phương (P. Hoài Thanh)

X

23

Mè xửng

Cơ sở Bà Điền (P. Tam Quan)

X

24

Phở Gạo Lức Thảo Nguyên

Cơ sở sản xuất Phở gạo khô Thảo Nguyên (P. Tam Quan Nam)

X

25

Phở Gạo Rau Củ Quả Thảo Nguyên

Cơ sở sản xuất Phở gạo khô Thảo Nguyên (P. Tam Quan Nam)

X

26

Nước mắm Như Hoa

Cơ sở nước mắm Như Hoa (X. Tam Quan Bắc)

X

27

Nước mắn Như Mười

Cơ sở nước nắm Như Mười (X. Tam Quan Bắc)

X

28

Nước mắm Minh Nhạn

Cơ sở nước mắm Minh Nhạn (P. Hoài Hương)

Sản phẩm thực phẩm

X

29

Nước nắm 24 Tân Thịnh

Cơ sở nước mắm 24 Tân Thịnh (P. Hoài Thanh)

X

30

Nước mắm Bếp Xưa

Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Thịnh Đạt (P. Hoài Hảo)

X

31

Nước mắm truyền thống Hoài Hải

HTX Nước mắm truyền thống Hoài Hải

X

32

Trà gạo lứt hoa nhài cô Ba

Cơ sở Ngũ cốc – Trà hoa Cô Ba Bình Định (P. Hoài Hảo)

X

33

Yến sào

Cty TNHH Yến sào Tam Quan (P. Tam Quan Bắc)

X

34

Yến sào

Hộ kinh doanh Minh Thành (P. Tam Quan Bắc)

X

35

Chiếu cói

Hộ kinh doanh Võ Văn Lê (X. Hoài Châu Bắc)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

36

Chiếu cói

Hộ kinh doanh Lý Văn Khánh (X. Hoài Châu Bắc)

X

37

Bình hoa composit Thanh Duy

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc (X. Hoài Phú)

X

38

Các sản phẩm Song mây mỹ nghệ Nhân Hòa

Công ty TNHH Nhân Hòa (P. Hoài Xuân)

X

V

Phù Cát

23

21

1

1

1

Con giống gà ta CK1- BĐ, CK2-BĐ, CK3- BĐ

Cty TNHH giống gia cầm Cao Khanh (X. Cát Tân)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Chả lụa Ngọc Nga

Cơ sở Ngọc Nga (X. Cát Minh)

X

3

Nem chua Ngọc Nga

Cơ sở Ngọc Nga (X. Cát Minh)

X

4

Chả lụa Bá Hà

Cơ sở Nem Chả Bá Hà (X. Cát Minh)

X

5

Xoài Cát Phù Cát

Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc (X. Cát Hanh)

X

6

Nấm Bào ngư

Hộ kinh doanh Trần Đình Hướng (X. Cát Hiệp)

X

7

Nấm rơm

Trang trại tổng hợp Phong Quang (X. Cát Hiệp)

X

8

Cá Điêu hồng

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Điều (X. Cát Hưng)

X

9

Cá Chua

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc Dương (X. Cát Minh)

X

10

Dầu phộng

Cơ sở Công Chính (X. Cát Tài)

X

11

Dầu mè Vân Nam

Cơ sở Vân Nam (X. Cát Hưng)

X

12

Dầu đậu phộng Vân Nam

Cơ sở Vân Nam (X. Cát Hưng)

X

13

Bột trái nhàu Bảo Khánh

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

X

14

Bánh cốm

Cơ sở bánh cốm, kẹo Phong Nga (X. Cát Tường)

Sản phẩm thực phẩm

X

15

Bánh gạo lức nguyên hạt

Cơ sở bánh cốm, kẹo Phong Nga (X. Cát Tường)

X

16

Bún gạo Cô Phương

Cơ sở Hà Thị Hương (TT. Ngô Mây)

X

17

Bún phở Cô Phương

Cơ sở Hà Thị Hương (TT. Ngô Mây)

X

18

Bún hủ tiếu Cô Phương

Cơ sở Hà Thị Hương (TT. Ngô Mây)

X

19

Nước mắm

Cơ sở Thái An (X. Cát Khánh)

X

20

Trà cà gai leo

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

X

21

Trà xạ đen túi lọc Bảo Khánh

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

X

22

Trà bí đao túi lọc Bảo Khánh

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

X

23

Nón ngựa Phú Gia

Cơ sở Đỗ Văn Lan (X. Cát Tường)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

VI

Phù Mỹ

22

15

7

1

Chình nuôi Châu Trúc

Hộ Võ Tuấn Tú (X. Mỹ Châu)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Dưa lưới Bảo Hà Mỹ Hiệp

Hộ kinh doanh Năm Long (X. Mỹ Hiệp)

X

3

Cam sành núi ông Diệu

Hộ kinh doanh Hồ Ngọc Thanh (X. Mỹ Quang)

X

4

Ốc bươu đen

Hộ kinh doanh Thái Thanh Trí (X. Mỹ Hiệp)

X

5

Nấm Bào ngư xám

HTX Nông nghiệp hữu cơ AgriBio (X. Mỹ Đức)

X

6

Nấm Hoàng đế

HTX Nông nghiệp hữu cơ AgriBio (X. Mỹ Đức)

X

7

Nấm Hoàng đế

HTX Nông nghiệp hữu cơ AgriBio (X. Mỹ Đức)

X

8

Nấm Linh chi

HTX Nông nghiệp hữu cơ AgriBio (X. Mỹ Đức)

X

9

Nem chua Tây Phương

Cơ sở Nem chả Tây Phương (TT. Phù Mỹ)

X

10

Chả lụa Tây Phương

Cơ sở Nem chả Tây Phương (TT. Phù Mỹ)

X

11

Cá Bống tượng

Hộ kinh doanh Nguyễn Phưởng (X. Mỹ Thắng)

X

12

Cá Chua

Hộ kinh doanh Ngô Thanh Minh (X. Mỹ Cát)

X

13

Nếp Bàu Chánh Trạch

Hội nông dân xã Mỹ Thọ

X

14

Dầu lạc

HTX nông nghiệp Mỹ Hòa

X

15

Phở gạo khô Minh Phúc Thịnh

Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Minh Phúc Thịnh (X. Mỹ Châu)

X

16

Bún số tám Nguyễn Châu

Hộ kinh doanh Nguyễn Châu (X. Mỹ Tài)

X

17

Hủ tiếu gạo khô Minh Phúc Thịnh

Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Minh Phúc Thịnh (X. Mỹ Châu)

X

18

Muối Happing

Công ty Cổ phần Muối và Thực phẩm Bình Định (X. Mỹ Chánh)

X

19

Tương ớt Tiến Phát

Cơ sở sản xuất nước chấm Trung Hưng Nguyên (X. Mỹ Trinh)

X

20

Muối ớt tôm Đề Gi

Công ty Cổ phần Muối và Thực phẩm Bình Định (X. Mỹ Chánh)

X

21

Muối tiêu rừng Măng Đen

Công ty Cổ phần Muối và Thực phẩm Bình Định (X. Mỹ Chánh)

X

22

Tinh dầu tràm Hoàng Lâm

Hộ kinh doanh Đặng Thanh Lâm (X. Mỹ Thành)

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

VII

Quy Nhơn

23

15

8

1

Hải sản khô (mực tẩm gia vị ăn liền, cá cơn giòn ăn liền, cá mai tẩm gia vị ăn liền, cá chỉ vàng rim, cá lao tẩm gia vị ăn liền)

Cơ sở Thúy Trinh (3D, Tăng Bạt Hổ)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Hải sản khô (Mực Ngào, Ghẹ sữa ram, Cá cơm tẩm gia vị ăn liền, tôm khô, cá bò tẩm gia vị ăn liền)

Cơ sở Mận Khoa (58 Vũ Bảo)

X

3

Hải sản khô (cá bò rim, cá chỉ vàng rim, cá lao rim, Mực rim sa tế, mực khô)

Cơ sở Phụng Nga (62 Vũ Bảo)

X

4

Cá cơm khô

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

5

Ruốc khô

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

6

Mực một nắng

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

7

Mắm ruốc

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

8

Bộ ngũ cốc Khánh Giang

Cơ sở Ngũ cốc Khánh Giang – Nông sản (P. Nhơn Phú)

X

9

Chả ram tôm đất Hồng Hạnh

Cơ sở Chả ram Hồng Hạnh (49/12 Phùng Khắc Khoan)

X

10

Chả cá hấp

Cơ sở Chả cá Thanh Vân 2 (Lô E, 44-45-46-47 phía Đông đường Điện Biên Phủ)

X

11

Chả cá chiên

Cơ sở Chả cá Thanh Vân 2 (Lô E, 44-45-46-47 phía Đông đường Điện Biên Phủ)

X

12

Cá viên chiên

Cơ sở Chả cá Thanh Vân 2 (Lô E, 44-45-46-47 phía Đông đường Điện Biên Phủ)

X

13

Chả cá Cù lao xanh

HTX Thủy sản Nhơn Châu

X

14

Nước Mắm

HTX sản xuất kinh doanh Hương Thanh (X. Nhơn Lý)

X

15

Trà Đinh lăng túi lọc Phúc An

Công ty TNHH Thái An Bình Định (16 Thanh Niên)

X

16

Yến sào Tôn Thủy

Cty TNHH SX và TM Yến sào Tôn Thuỷ (452 Bạch Đằng)

X

17

Yến sào Đại Việt - Tổ yến chưng

Công ty TNHH Yến sào Đại Việt (274 Tăng Bạt Hổ)

X

18

Yến sào Đại Việt - Tổ yến tinh

Công ty TNHH Yến sào Đại Việt (274 Tăng Bạt Hổ)

X

19

Tổ yến chưng mật ong, đường phèn

Cty TNHH SX và TM Yến sào Tôn Thuỷ (452 Bạch Đằng)

X

20

Tổ yến chưng đường kiêng Isomailt

Cty TNHH SX và TM Yến sào Tôn Thuỷ (452 Bạch Đằng)

X

21

Tổ yến chưng sâm, mật ong

Cty TNHH SX và TM Yến sào Tôn Thuỷ (452 Bạch Đằng)

X

22

Tổ yến khô, Tổ yến tươi, Yến hũ ăn liền

Cty TNHH Yến Quang (113 Nguyễn Văn Trỗi)

X

23

Nước rau câu

HTX dịch vụ du lịch thủy sản Nhơn Hải

Sản phẩm đồ uống

X

VIII

Tây Sơn

16

15

1

1

Rau an toàn

HTX nông nghiệp Thuận Nghĩa (TT. Phú Phong)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Nem Lê Sang

Cơ sở Lê Văn Sang (TT. Phú Phong)

X

3

Bưởi da xanh Mộng Hoa

Hộ kinh doanh Phan Thị Mộng Hoa (X. Bình Tường)

X

4

Bưởi da xanh Làng Cam

Hộ kinh doanh Anh Dũng (X. Bình Nghi)

X

5

Cam xoàn Làng Cam

Hộ kinh doanh Anh Dũng (X. Bình Nghi)

X

6

Quýt đường Làng Cam

Hộ kinh doanh Anh Dũng (X. Bình Nghi)

X

7

Tré chua Thúy Điều Tây Sơn

Cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm Tây Sơn (TT. Phú Phong)

X

8

Dầu đậu phộng Thành Mười

Hộ kinh doanh Nguyễn Thành Mười (X. Bình Thuận)

X

9

Dầu đậu phộng Tân Lạc Việt

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Lạc Việt (TT. Phú Phong)

X

10

Bánh canh Rau củ VIDATA

Công ty TNHH MTV VITA (X. Bình Nghi)

X

11

Dầu mè Thượng Giang

HTX Nông nghiệp Thượng Giang (X. Tây Giang)

X

12

Dầu phộng Thượng Giang

HTX Nông nghiệp Thượng Giang (X. Tây Giang)

X

13

Bánh ít lá gai

Cơ sở Hoàng Đông (X. Tây Bình)

X

14

Rượu đậu xanh

Hộ Nguyễn Thành Lưu (X. Bình Thành)

Sản phẩm đồ uống

X

15

Tinh dầu tràm Xứ Nẫu

Hộ kinh doanh Huỳnh Thị Thúy Hằng (X. Bình Thành)

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

16

Nón lá Thuận Hạnh

Hội làng nghề nón lá Thuận Hạnh (X. Bình Thuận)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

IX

Tuy Phước

15

14

1

1

Gà giống

Cty TNHH giống gia cầm Minh Dư (X. Phước Nghĩa)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Nem chả chợ huyện

cơ sở Bảy Liêm (X. Phước Lộc)

X

3

Rau an toàn

HTX Nông nghiệp Phước Hiệp

X

4

Dưa Lê

Công ty TNHH Gia vị Nhiệt Đới (X. Phước Hưng)

X

5

Thịt Lươn đồng

Hộ kinh doanh Sản xuất lươn giống Long Vinh (X. Phước Nghĩa)

X

6

Bánh ít lá gai

Cơ sở bà Dư (TT. Tuy Phước)

X

7

Gạo quê Phước Hưng – Gạo trắng BC15

HTX nông nghiệp Phước Hưng

X

8

Yến Sào Năm Công

Hộ kinh doanh Lê Văn Công (X. Phước Sơn)

X

9

Yến sào Bảo Khánh

Hộ Kinh doanh Bảo Khánh (X. Phước Quang)

X

10

Thực phẩm bổ sung Rượu Đông trùng hạ thảo Lộc Tín

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín (X. Phước Lộc)

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

11

Thực phẩm bổ sung Bột Diếp cá Đông trùng hạ thảo Lộc Tín

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín (X. Phước Lộc)

X

12

Nấm Đông trùng hạ thảo tươi Lộc Tín

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín (X. Phước Lộc)

X

13

Nấm Đông trùng hạ thảo khô Lộc Tín

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín (X. Phước Lộc)

X

14

Bột Diếp cá Lộc Tín

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín (X. Phước Lộc)

X

15

Hoa cúc chậu

Hộ Nguyễn Ngọc Tùng (X. Phước Hoà)

Sản phẩm sinh vật cảnh

X

X

Vĩnh Thạnh

7

7

1

Nem chua Quốc Hội

Cơ sở Bùi Quốc Hội (X. Vĩnh Thịnh)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Chả lụa Quốc Hội

Cơ sở Bùi Quốc Hội (X. Vĩnh Thịnh)

X

3

Cá Điêu hồng Vĩnh Thạnh

Hộ kinh doanh Đặng Văn Huy (X. Vĩnh Hảo)

X

4

Dầu phộng Bà Cũ

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hồng Lạc (X. Vĩnh Quang)

X

5

Rượu nhung nai Vĩnh Kim

Công ty TNHH SPRINGCHI (X. Vĩnh Thịnh)

Sản phẩm đồ uống

X

6

Rượu Vĩnh Cửu

Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Vĩnh Hiệp

X

7

Rượu nước nóng

Công ty TNHH SPRINGCHI (X. Vĩnh Thịnh)

X

XI

Vân Canh

1

1

1

Trà Dung

Cơ sở sản xuất Nguyễn Cảnh Duy (X. Canh Vinh)

Sản phẩm thực phẩm

X

*

Tổng cộng sản phẩm:

217

177

34

6

PHỤ LỤC II:

DANH SÁCH SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2023, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

Tên sản phẩm

Chủ thể sản xuất

Phân loại sản phẩm

Đăng ký tham gia OCOP năm 2023

3 sao

4 sao

Tiềm năng 5 sao

I

An Lão

6

6

0

0

1

Nấm bào ngư An Tân

Hộ Phạm Quốc Hiệu - Xã An Tân

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Cam Xoàn

Hộ Lê Văn Năng - Xã An Toàn

X

3

Bưởi da xanh An Lão

Cơ sở Hồng Vân (TT. An Lão)

X

4

Mật ong rừng An Lão

Cơ sở kinh doanh mật ong rừng Mây (X. An Tân)

X

5

Chè dây

Cơ sở Trúc Quán (X. An Hoà)

X

6

Rượu cần truyền thống người Hre

Hộ Đinh Thị Co (X. An Hưng)

Sản phẩm đồ uống

X

II

An Nhơn

35

31

4

0

1

Dưa Lê vỏ vàng (Kim cô nương)

HTXNN2 Nhơn Thọ (Phạm Văn Tân) - X. Nhơn Thọ

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Rau an toàn Lá Lành

HTX sản xuất Rau an toàn (Đinh Thị Lệ Huyền) - P. Nhơn Hưng

X

3

Rau sạch

Cơ sở sản xuất rau sạch (Nguyễn Ngọc Giai) - P. Nhơn Hưng

X

4

Rau hữu cơ

Cty Cổ phần Yuuki Farm (Trịnh Hưng Công) - X. Nhơn Hậu

X

5

Nem

Cơ sở sản xuất Nem, Chả (Nguyễn Thị Loan) - P. Đập Đá

X

6

Chả lụa

Cơ sở sản xuất Nem, Chả (Nguyễn Thị Loan) - P. Đập Đá

X

7

Chả cá thác lát

CSSX Hộ kinh doanh (Nguyễn Thị Đào) - X. Nhơn Tân

X

8

Bột ngũ cốc sâm Bố chính

Cty TNHH sâm bố chính Tâm Linh (Trần Minh Tâm) - P. Bình Định

X

9

Hạt sen

HTXNN2 Nhơn Thọ (Phạm Văn Tân) - X. Nhơn Thọ

X

10

Trà hoa sâm Bố chính

Cty TNHH sâm bố chính Tâm Linh (Trần Minh Tâm) - P. Bình Định

X

11

Trà túi lọc sâm Bố chính

Cty TNHH sâm bố chính Tâm Linh (Trần Minh Tâm) - P. Bình Định

X

12

Sâm bố chính củ tươi

Cty TNHH sâm bố chính Tâm Linh (Trần Minh Tâm) - P. Bình Định

X

13

Mức Sâm bố chính

Cty TNHH sâm bố chính Tâm Linh (Trần Minh Tâm) - P. Bình Định

X

14

Cao Sâm bố chính

Cty TNHH sâm bố chính Tâm Linh (Trần Minh Tâm) - P. Bình Định

X

15

Bún song thằn Lý Thị Hương (Vinh Hương)

CSSX Lý Thị Hương - Vinh Hương (Trần Thị Thanh Hương) - X. Nhơn Phúc

X

16

Bún gạo dề Phước Hải Sanh

CSSX HGĐ – Làng nghề (Tướng Thị Oanh) - X. Nhơn Phúc

Sản phẩm thực phẩm

X

17

Bánh tráng gạo mè nướng

Cơ sở Việt An FOODS, xã Nhơn Thọ

X

18

Nấm Đông trùng hạ thảo tươi Edin

Công ty TNHH SX ĐTHT Hưng Nguyên, phường Nhơn Hòa

X

19

Nấm Đông trùng hạ thảo khô Edin

Công ty TNHH SX ĐTHT Hưng Nguyên, phường Nhơn Hòa

X

20

Dầu phụng

Cơ sở sản xuất hàng Nông sản (Trần Thị Tuyết Hương) - P. Nhơn Hưng

X

21

Dầu mè

Cơ sở sản xuất hàng Nông sản (Trần Thị Tuyết Hương) - P. Nhơn Hưng

X

22

Tương ớt

Cơ sở sản xuất Bà Điểm (Lê Ngọc Nhanh) - X. Nhơn Khánh

X

23

Rượu vang Berifoods

Cty TNHH Thực phẩm Trương Gia (X. Nhơn Thọ)

Sản phẩm đồ uống

X

24

Rượu Bàu Đá (Gạo)

CSSX HGĐ – Làng nghề (Lê Hồng Thanh) - X. Nhơn Lộc

X

25

Rượu Bàu Đá (Nếp)

CSSX HGĐ – Làng nghề (Lê Hồng Thanh) - X. Nhơn Lộc

X

26

Rượu Bàu Đá (Đậu xanh)

CSSX HGĐ – Làng nghề (Lê Hồng Thanh) - X. Nhơn Lộc

X

27

Rượu nếp ngọt

CSSX HGĐ – Làng nghề (Lê Văn Thưởng) - X. Nhơn Lộc

X

28

Thạch Nha Đam

Cty CP chế biến thực phẩm Kaizen (Võ Trần Ngọc Toàn) - X. Nhơn Mỹ

X

29

Yến sào Phương Thảo

Cty TNHH Phương Thảo (Vương Khương Thảo) - X. Nhơn Phong

Sản phẩm thực phẩm

X

30

Nón Lá Gò Găng

CSSX Nón Lá – Làng nghề (Nguyễn Thị Đúng) - P. Nhơn Thành

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

31

Gỗ mỹ nghệ (bộ đồ thờ)

CS SX Gỗ mỹ nghệ Trường Thịnh (Ngô Xuân Thảo) - X. Nhơn Hậu

X

32

Gỗ Mỹ Nghệ - Trang trí

Cty TNHH TMSX Bằng Trang (Bùi Văn Bằng) - X. Nhơn Mỹ

X

33

Mai vàng truyền thống

HTX Mai Vàng Nhơn Hạnh (Đặng Ngọc Tùng) - X. Nhơn Hạnh

Sản phẩm sinh vật cảnh

X

34

Mai vàng nghệ thuật Bonsai

Hộ kinh doanh (Lê Kim Anh) - X. Nhơn Hạnh

X

35

Cây Mai cảnh

HTX Mai vàng Nhơn An, xã Nhơn An

X

III

Hoài Ân

26

19

7

0

1

Bưởi da xanh

HTX NN Ân Hữu II

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Bưởi da xanh

HTX NN Ân Hảo Tây

X

3

Bưởi da xanh

HTX NN Thanh Niên Hoài Ân (X. Ân Đức)

X

4

Tiêu hột

HTX NN Thanh Niên Hoài Ân (X. Ân Đức)

X

5

Tiêu hột

HTX NN Ân Hữu I

X

6

Dừa xiêm

HTX NN Thanh Niên Hoài Ân (X. Ân Đức)

X

7

Dưa lưới

HTX NN CNC L.A - xã Ân Phong

X

8

Nem chả

Cơ sở nem chả Ngọc Liễu (TT. Tăng Bạt Hổ)

X

9

Trứng gà

Cơ sở Lê Thiệu - xã Ân Hảo Đông

X

10

Phôi nấm Bào Ngư Xám

Cơ sở Truyện Nấm - xã Ân Hảo Đông

Sản phẩm thực phẩm

X

11

Phôi nấm Linh Chi đỏ

Cơ sở Truyện Nấm - xã Ân Hảo Đông

X

12

Nấm Linh Chi đỏ khô

Cơ sở Truyện Nấm - xã Ân Hảo Đông

X

13

Gạo SX theo hướng hữu cơ

HTX Nông nghiệp Ân Tín

X

14

Gạo hữu cơ

HTX NN Ân Tường 1 - xã Ân Tường Tây

X

15

Gạo hữu cơ

HTX NN Ân Tường 2 - xã Ân Tường Tây

X

16

Gạo Hoài Ân

HTX NN Thanh Niên Hoài Ân (X. Ân Đức)

X

17

Mật ong dú

Cơ sở Nguyễn Văn Vũ - xã Ân Mỹ

X

18

Bún khô Biên Thắm

Hộ kinh doanh Bùi Thị Thu Thắm (X. Ân Hảo Đông)

X

19

Bún gạo khô Phương Anh

Hộ kinh doanh Đào Thị Thức (X. Ân Hảo Đông)

X

20

Bún gạo lức

Cơ sở Bún khô Phương Anh - xã Ân Hảo Đông

X

21

Bún khô KICAFOODS

Cơ sở sản xuất thực phẩm KICAFOODS (X. Ân Hảo Đông)

X

22

Trà Gò Loi

Hộ Nguyễn Hữu Oanh (X. Ân Tường Tây)

X

23

Trà Gò Loi Mười Dũng

Hộ Lê Văn Dũng (X. Ân Tường Tây)

X

24

Trà nụ hoa hòe

Công ty TNHH DULAH (X. Ân Hảo Đông)

X

25

Trầm hương Ba Toàn

Cơ sở Ba Toàn - xã Ân Mỹ

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

26

Hoa cúc vàng

Cơ sở Mỹ liên - xã Ân Thạnh

Sản phẩm sinh vật cảnh

X

IV

Hoài Nhơn

25

18

6

1

1

Cá Ngừ đại dương

Cty TNHH Hải Nguyên (P. Tam Quan Bắc)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Cá Ngừ đại dương

Cty TNHH Tân Xuân Lộc (P. Tam Quan Bắc)

X

3

Trứng vịt hột Hoài Mỹ

Hội nông dân xã Hoài Mỹ

X

4

Bưởi da xanh

Hộ kinh doanh 6 Thông (X. Hoài Phú)

X

5

Rau sạch Đình Minh Aqua

Công ty TNHH nông sản Bình định Aqua (X. Hoài Châu)

X

6

Dưa hấu Hoài Châu Bắc

HTX NN Hoài Châu Bắc

X

7

Dầu phộng tinh khiết

Hộ kinh doanh Bến Đá (Dương Quang Cảnh) (X. Hoài Châu Bắc)

X

8

Dầu dừa tinh khiết các loại

Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An (P. Hoài Thanh Tây)

X

9

Nếp ngự Hoài Sơn

HTX Nông nghiệp Hoài Sơn

X

10

Gạo sạch chất lượng Cao

HTX NN Hoài Hảo

X

11

Bột rau má sấy lạnh

Hộ Kinh doanh trồng và sản xuất bột rau củ Lá Quê (P. Bồng Sơn)

Sản phẩm thực phẩm

X

12

Bánh tráng Dalop các loại

Công ty TNHH Nhân Hòa (P. Hoài Xuân)

X

13

Bánh tráng các loại

Công ty TNHH Sachi Nguyễn (P. Tam Quan)

X

14

Bánh cốm nếp ngự

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Sáu Chiến (P. Tam Quan)

X

15

Bánh tráng dừa

HTX NN Ngọc An (P. Hoài Thanh Tây)

X

16

Bún số 8 Tam Quan Nam

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thanh (P. Tam Quan Nam)

X

17

Nước Mắm hiệu Mặt trời

Cơ sở sản xuất thực phẩm thiên nhiên (X. Hoài Mỹ)

X

18

Nước Mắm Cát Việt

Hộ sản xuất Bùi Trung Việt (X. Hoài Mỹ)

X

19

Yến sào

Cty TNHH Yến sào Tam Quan (P. Tam Quan Bắc)

X

20

Yến sào

Hộ kinh doanh Minh Thành (P. Tam Quan Bắc)

X

21

Yến sào

Công ty TNHH Yến Mân (X. Tam Quan Nam)

X

22

Chiếu cói

Hộ kinh doanh Lý Văn Khánh (X. Hoài Châu Bắc)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

23

Bình hoa composit Thanh Duy

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc (X. Hoài Phú)

X

24

Các sản phẩm Song mây mỹ nghệ Nhân Hòa

Công ty TNHH Nhân Hòa (P. Hoài Xuân)

X

25

Chổi cộng dừa

Hộ kinh doanh Phạm Thị Ty (X. Hoài Phú)

X

V

Phù Cát

16

15

1

0

1

Chả lụa Ngọc Nga

Cơ sở Ngọc Nga (X. Cát Minh)

Sản phẩm thực phẩm Sản phẩm

X

2

Dừa xiêm tươi Cát Hanh

Cơ sở Nguyễn Thanh - Vĩnh Long, Cát Hanh

X

3

Dầu phộng Công Chính

Cơ sở Công Chính (X. Cát Tài)

X

4

Tinh bột bình tinh

Cơ sở Gõ Farm - Đại Khoan, Cát Lâm

X

5

Bột trái nhàu Bảo Khánh

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

X

6

Bún phở Cô Phương

Cơ sở Hà Thị Hương (TT. Ngô Mây)

X

7

Bánh tráng Hương Giang

Cơ sở Hương Giang - Phú Kim, Cát Trinh

X

8

Bún số 8 Phong An

Hộ kinh doanh Trịnh Văn Lợi - Phong An, Cát Trinh

X

9

Bánh cốm Phong Nga

HTX Phong Nga - Cát Tường, Phù Cát

X

10

Bánh gạo lứt nguyên hạt Phong Nga

HTX Phong Nga - Cát Tường, Phù Cát

X

11

Nước mắm Thái An

Cơ sở Thái An (X. Cát Khánh)

X

12

Trà cà gai leo lọc Bảo Khánh

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

X

13

Trà bí đao Bảo Khánh

Cơ sở Bảo Khánh (X. Cát Tân)

thực phẩm

X

14

Nem chưa Bá hà

Cơ sở Bá Hà (X. Cát Minh)

X

15

Dầu Phộng Giám Sương

Cơ sở Nguyễn Văn Giám (X. Cát Hiệp)

X

16

Nón ngựa Phú Gia

Cơ sở Đỗ Văn Lan (X. Cát Tường)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

VI

Phù Mỹ

27

26

1

0

1

Xoài 8 Hùng Mỹ Hiệp

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Hùng – Xã Mỹ Hiệp

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Mãng cầu dai

Hộ kinh doanh Hồ Duy Nhật - Xã Mỹ Tài

X

3

Lươn không bùn

Hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Quân - Xã Mỹ Trinh

X

4

Lươn không bùn

Hộ kinh doanh Nguyễn Đại Dương - Xã Mỹ Hòa

X

5

Nấm bào ngư

Cơ sở nấm sạch Thiện Kiên - Xã Mỹ Quang

X

6

Cá Mú

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Sinh - Xã Mỹ Cát

X

7

Trứng vịt lộn

Hộ kinh doanh Phan Văn Tâm - Xã Mỹ Chánh Tây

X

8

Cá cơm khô

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ly Ly - Xã Mỹ An

X

9

Xoài tứ quý

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Mỹ Tiên - Xã Mỹ Phong

X

10

Muối sạch Mỹ Thành

Hộ kinh doanh Ngô Văn Cường - Xã Mỹ Thành

X

11

Muối Happing

Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định - Xã Mỹ Chánh

X

12

Hàu

Hộ kinh doanh Nguyễn Thành Văn - Xã Mỹ Chánh

X

13

Nấm linh chi

Hộ kinh doanh Kỹ Trọng Thạch - xã Mỹ Châu

X

14

Chình nuôi

Hộ kinh doanh Võ Tuấn Tú - Xã Mỹ Châu

X

15

Bánh tráng gạo Minh Phúc Thịnh

Công ty TNHH SX thực phẩm Minh Phúc Thịnh - Xã Mỹ Châu

X

16

Bún khô Sáu Thu

Hộ kinh doanh Trần Văn Mậu - TT. Phù Mỹ

X

17

Trứng gà thảo dược

Cơ sở gà giống Minh Trí - Xã Mỹ Đức

X

18

Cua xanh thương phẩm

Hộ kinh doanh Trương Thị Nữ - Xã Mỹ Đức

X

19

Nước mắm Hà Ra

Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Hải - Xã Mỹ Đức

X

20

Cá Diếc

Hộ kinh doanh Ngô Thanh Thoa - Xã Mỹ Thắng

X

21

Trái Bí đao

Hội nông dân xã Mỹ Thọ

X

22

Rượu Bàu đá Hạ Thổ Sâm Nhung

Hộ kinh doanh Ngô Văn Dũng - Xã Mỹ Lợi

Sản phẩm đồ uống

X

23

Rượu bầu đá ngâm Sâm Nhung Phát Lợi

Đông y Phát Lợi Đường - TT. Phù Mỹ

X

24

Rượu Trung thứ

Hội Nông dân xã Mỹ Chánh Tây

X

25

Tinh dầu sả chanh

Hộ kinh doanh Phan Thị Bích Cẩm - Xã Mỹ Lộc

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

26

Xà bông tía tô

Hộ kinh doanh Phan Thị Bích Cẩm - Xã Mỹ Lộc

X

27

Tinh dầu sả Java

Hộ kinh doanh Nguyễn Hải Đăng - TT. Bình Dương

X

VII

Quy Nhơn

17

15

2

0

1

Mực tẩm gia vị ăn liền

Cơ sở Thúy Trinh (3D, Tăng Bạt Hổ)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Cá cơm giòn ăn liền

Cơ sở Thúy Trinh (3D, Tăng Bạt Hổ)

X

3

Cá mai tẩm gia vị ăn liền

Cơ sở Thúy Trinh (3D, Tăng Bạt Hổ)

X

4

Cá chỉ vàng rim

Cơ sở Thúy Trinh (3D, Tăng Bạt Hổ)

X

5

Cá lao tẩm gia vị ăn liền

Cơ sở Thúy Trinh (3D, Tăng Bạt Hổ)

X

6

Cá cơm khô

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

7

Ruốc khô

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

8

Mực một nắng

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

9

Mắm ruốc

HTX Sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh – Nhơn Lý

X

10

Chả mực giã tay

Cơ sở Chả cá Thanh Vân - 81/3 Trần Hưng Đạo

X

11

Chả ram tôm

Cơ sở Chả cá Thanh Vân - 81/3 Trần Hưng Đạo

X

12

Bánh phở

Cơ sở Bánh phở Bà Vân - 12/18 Phùng Khắc Khoan

X

13

Bánh phở

Cty TNHH Bánh phở Tiến Bình - 238 Hoàng Văn Thụ

X

14

Bánh thuyền hạt

Cơ sở Ngũ cốc Khánh Giang – Nông sản (X. Phước Mỹ)

X

15

Rượu nếp

Cơ sở Rượu nếp 1995 - 194 Lý Thái Tổ

Sản phẩm đồ uống

X

16

Mặt nạ tuồng

Cơ sở Trần Ngọc Vân (Face art Bình Định) - 220/2/9 Nguyễn Thái Học

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

X

17

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ len

Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Mỹ

X

VIII

Tây Sơn

10

9

1

0

1

Rau an toàn

HTX nông nghiệp Thuận Nghĩa (TT. Phú Phong)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Mít thái

Hộ Trần Văn Ra - Xã Vĩnh An

X

3

Cam

Hộ Trần Văn Ra - Xã Vĩnh An

X

4

Quýt

Hộ Trần Văn Ra - Xã Vĩnh An

X

5

Dầu phộng Thượng Giang

HTX Nông nghiệp Thượng Giang (X. Tây Giang)

X

6

Dầu mè

Cơ sở Thành Mười - Xã Bình Thuận

X

7

Bánh ít lá gai

Cơ sở Hoàng Đông (X. Tây Bình)

X

8

Đông trùng hạ thảo

Cty TNHH BD Group - TT. Phú Phong

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

9

Dầu sả

Cty TNHH Tam Nguyên - Xã Tây Phú

X

10

Hoa đào

HTX Tây Vinh

Sản phẩm sinh vật cảnh

X

IX

Tuy Phước

22

21

1

0

1

Nem chả chợ huyện

Cơ sở Bảy Liêm (X. Phước Lộc)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Tôm thẻ chân trắng

Hộ ông Lê Thanh Tâm - Phước Thắng

X

3

Chanh muối bà Nhiêm

Cơ sở Bà Nhiêm - Phước Nghĩa

X

4

Nấm rơm

Cơ sở Long Vinh - Phước Nghĩa

X

5

Bánh ít lá gai

Cơ sở Bà Dư (TT. Tuy Phước)

X

6

Gạo lứt đỏ

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

7

Bánh tráng gạo lứt

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

8

Bánh tráng gạo mỏng

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

9

Phở khô gạo

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

10

Hủ tiếu dai

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

11

Bún gạo

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

12

Vỏ bánh tráng chiên giòn

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

13

Bánh tráng mè Lava

Phước Sơn

X

14

Chả trứng tôm

Phước Hòa

X

15

Bánh tráng Quốc Trung

Phước Hưng

X

16

Ớt tương

Công ty TNHH Phước An

X

17

Sa tế Magic ngon

Công ty TNHH Phước An

X

18

Yến Sào Năm Công

Hộ kinh doanh Lê Văn Công (X. Phước Sơn)

X

19

Sâm Bố chính tươi

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

20

Trà sâm bố chính sấy khô

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

21

Trà sâm bố chính sấy dẻo

Công ty TNHH thực phẩm Tiến Dũng - Phước Hiệp

X

22

Hoa cúc chậu

Hộ Nguyễn Ngọc Tùng (X. Phước Hoà)

Sản phẩm sinh vật cảnh

X

X

Vĩnh Thạnh

3

3

0

0

1

Cá thác lác Vĩnh Thạnh

Hộ KD Đặng Văn Huy (X. Vĩnh Hảo)

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Dầu mè Bà Cũ

Hộ KD Nguyễn Thị Hồng Lạc (X. Vĩnh Quang)

X

3

Thực phẩm bổ sung Rượu Đông trùng hạ thảo Vĩnh Cửu

HTX KD DV Vĩnh Hiệp

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu

X

XI

Vân Canh

9

9

0

0

1

Gà thịt

Cty CP đầu tư và xây dựng CA ORGANIC FARM - Xã Canh Vinh

Sản phẩm thực phẩm

X

2

Trứng gà

Cty CP đầu tư và xây dựng CA ORGANIC FARM - Xã Canh Vinh

X

3

Trứng vịt sạch

Cty CP đầu tư và xây dựng CA ORGANIC FARM - Xã Canh Vinh

X

4

Rau sạch

Cty CP đầu tư và xây dựng CA ORGANIC FARM - Xã Canh Vinh

X

5

Nấm rơm Canh Hiển

Cơ sở Trần Thành Văn - Xã Canh Hiển

X

6

Lá giang sấy khô

Cơ sở Nguyễn Cảnh Duy - Xã Canh Vinh

X

7

Trà Đinh Lăng

Cơ sở Nguyễn Cảnh Duy - Xã Canh Vinh

X

8

Trà Tía Tô

Cơ sở Nguyễn Cảnh Duy - Xã Canh Vinh

X

9

Rượu ghè Vân Canh

Tạp hóa, VPP Hai Lại và Nhóm hộ dân Đăk Đưm, Thịnh Văn 1 - TT. Vân Canh

Sản phẩm đồ uống

X

*

Tổng cộng sản phẩm: 196

172

23

1

PHỤ LỤC III:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SẢN PHẨM OCOP GIAI ĐOẠN 2024-2025, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

Nội dung thực hiện

Dự kiến số lượng chủ thể tham gia

Kế hoạch thực hiện sản phẩm OCOP giai đoạn 2024- 2025

I

An Lão

18

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: Gà, dừa xiêm, chuối, dầu phộng, chè, nem chả,…

10

3 sao

2

Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Cao, yến sào, trà sâm

4

3

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Tơ tằm An Lão

1

4

Nhóm sản phẩm đồ uống: Rượu cần truyền thống người BaNa

1

5

Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch

2

II

An Nhơn

13

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: Rau, dưa các loại sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGap; nem, chả, trà, bún, tương ớt

9

3 sao

2

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gồm: Đồ đồng, nón lá, gỗ mỹ nghệ

4

Từ 3-4 sao

III

Hoài Ân

35

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: Rau, dưa các loại sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGap; trái cây các loại; thịt các loại (heo, gà, bò, chim trĩ); nấm, gạo hữu cơ, trứng, mật ong, dầu mè, dầu lạc, kén tắm, bún bánh các loại, trà

25

Từ 3-4 sao

2

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gồm: Kén tằm, sản phẩm từ trầm hương, nón lá, áo dệt thổ cẩm

8

Từ 3-5 sao

3

Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Tinh dầu trầm hương

1

4 sao

4

Nhóm sản phẩm sinh vật cảnh: Hoa cúc

1

3 sao

IV

Hoài Nhơn

31

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: Cá Ngừ đại dương, cá lăng, trái cây các loại (bưởi, dừa, chuối); dầu dừa, dầu phộng, mật ong, bột ngũ cốc, gạo chất lượng cao, bánh tráng, bánh hồng, bún, phở, nước mắm, trà

30

Từ 3-5 sao

2

Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Yến sào

1

4 sao

V

Phù Cát

27

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: dừa xiêm, nấm các loại, cá Diêu hồng, cá chua, ốc hương, dầu mè, dầu phộng, bánh tráng, thịt heo, bún, nước mắm, muối

20

3 sao

2

Nhóm sản phẩm đồ uống: rượu

2

3 sao

3

Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Đinh lăng

1

3 sao

4

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Đồ gỗ, mây tre đan, gò hàn

4

3 sao

VI

Phù Mỹ

17

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: dưa lưới, ốc, nấm, nem, lươn, cá bống tượng, cá chua, trái cây (mãng cầu, quýt đường), hành tím, kiệu, bánh tráng, muối ớt tôm, nước mắm

17

3 sao

VII

Quy Nhơn

7

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: nấm, Chả ram tôm đất, nước mắm, cà phê rang

4

3 sao

2

Sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch

1

3 sao

3

Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Yến sào

2

3 sao

VIII

Tây Sơn

6

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: bưởi, tré, thịt (heo, gà), Bột bánh canh rau củ

5

3 sao

2

Sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch

1

3 sao

IX

Tuy Phước

9

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: thịt lươn, nem, chả, tré, chả ram

5

3 sao

2

Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Thực phẩm bổ sung rượu đông trùng hạ thảo, yến, nấm, bột diếp cá

4

3 sao

3

Nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Yến sào

2

3 sao

X

Vĩnh Thạnh

14

1

Nhóm sản phẩm thực phẩm, gồm: Cá điêu hồng, thịt heo rừng lai, thịt bò một nắng, bánh ít lá gai, rau theo tiêu chuẩn VietGap, bí ngô, chè dây, mật ong

12

3 sao

2

Nhóm sản phẩm đồ uống

2

3 sao

*

Tổng cộng sản phẩm:

179

PHỤ LỤC IV:

KẾ HOẠCH THÀNH LẬP MỚI CÁC HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC GẮN VỚI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

NỘI DUNG THỰC HIỆN

ĐỊA ĐIỂM

Thành lập mới Hợp tác xã

6

1

HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Trà Gò Loi

Xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân

2

HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Rượu Bàu đá và phát triển mô hình du lịch làng nghề gắn với trải nghiệm

Xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn

3

HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Xoài cát Phù Cát

Xã Cát Hanh, huyện Phù Cát

4

HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm Gà đồi tại các huyện để phát triển thành sản phẩm OCOP của tỉnh.

Huyện Hoài Ân, Tây Sơn, An Lão (3)

Thành lập mới Tổ hợp tác

18

1

THT sản xuất sản phẩm OCOP Nếp Bàu Chánh Trạch

Xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ

2

THT sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Nấm các loại

Xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát

3

THT sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Cá chua

Xã Cát Minh, huyện Phù Cát

4

THT sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Bưởi, cam, quýt

Xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

5

THT sản xuất và kinh doanh sản phẩm Dừa, phát triển thành sản phẩm OCOP tại các huyện

- Huyện Phù Cát (4) (Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Hiệp);

- Huyện Hoài Ân (5) (Ân Tín, Ân Đức, Ân Nghĩa, Ân Mỹ, Ân Tường Tây);

- Thị xã Hoài Nhơn (5) (Hoài Xuân, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Châu, Tam Quan Nam).

Tổng

9

24

PHỤ LỤC V:

KẾ HOẠCH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ GẮN VỚI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

NỘI DUNG THỰC HIỆN (Thời gian thực hiện/hoàn thành: 2023-2025)

ĐỊA ĐIỂM

1

HTX Nông nghiệp Thanh niên gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Hoài Ân (Bưởi, Gạo hữu cơ, Rau Vietgap...)

Xã Ân Đức, huyện Hoài Ân

2

HTX Nông nghiệp Ân Tín gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Gạo hữu cơ

Xã Ân Tín, huyện Hoài Ân

3

HTX Nông nghiệp Hoài Sơn gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Chuối mốc Hoài Sơn và Nếp ngự Hoài Sơn

Xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn

4

HTX Nông nghiệp hữu cơ AgriBio gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Nấm các loại

Xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ

5

HTX Nông nghiệp Phước Hưng gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Gạo quê Phước Hưng

Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước

6

HTX Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP (Dứa, trà thảo mộc, cao thảo mộc)

Xã An Toàn, huyện An Lão

7

HTX Nước mắm truyền thống Hoài Hải gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Nước mắm truyền thống Hoài Hải

Xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn

8

HTX Nông nghiệp Phước Hiệp gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Rau an toàn

Xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước

9

HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Rau an toàn và phát triển mô hình du lịch cộng đồng

Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn

10

HTX hoa Bình Lâm gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Hoa các loại và phát triển mô hình du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp

Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước

11

HTX Nông nghiệp Mỹ Hòa gắn với xây dựng, chuẩn hóa vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất sản phẩm OCOP Dầu phộng

Xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ

12

HTX Nông nghiệp Nhơn Hậu gắn với xây dựng, chuẩn hóa vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất sản phẩm OCOP Dầu phộng

Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn

13

HTX Nông nghiệp II Nhơn Thọ gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Dưa các loại

Phường Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn

14

HTX sản xuất rau an toàn Lá lành gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Rau an toàn Lá lành.

Phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn

15

HTX Thủy sản Nhơn Châu gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Chả cá Cù lao xanh

Xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn

16

HTX Dịch vụ du lịch Thủy sản Nhơn Hải gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Nước rau câu.

Xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn

17

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP (Rượu Đông trùng hạ thảo, Bột Diếp cá Đông trùng hạ thảo, Nấm Đông trùng hạ thảo...)

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước

18

HTX Nông nghiệp Ngọc An gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP (Dầu dừa tinh khiết các loại, bánh tráng các loại)

Phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn

19

HTX Nông Công Thương An Nhơn gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Tinh dầu xả nguyên chất (sả JAVA)

Xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn

20

HTX Mai vàng gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Mai vàng An Nhơn và phát triển mô hình du lịch trải nghiệm

Nhơn Hạnh, Nhơn An, Nhơn Phong, thị xã An Nhơn (3)

Tổng

20

22

PHỤ LỤC VI:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN ĐẶC TRƯNG GẮN VỚI SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

NỘI DUNG THỰC HIỆN
(Thời gian thực hiện/hoàn thành: 2023-2025)

ĐỊA ĐIỂM

1

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Gạo hữu cơ

Xã Ân Tín, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân (2)

2

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Gạo quê Phước Hưng

Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước

3

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Trà Gò Loi

Xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân

4

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Dứa, trà thảo mộc, cao thảo mộc

Xã An Toàn, huyện An Lão

5

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Rau an toàn

xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước

6

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Rau an toàn và phát triển mô hình du lịch cộng đồng

Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn

7

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Hoa các loại và phát triển mô hình du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp

Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước

8

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Bưởi Hoài Ân

Huyện Hoài Ân

9

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Xoài cát Phù Cát

Xã Cát Hanh, huyện Phù Cát

10

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Nếp Bàu Chánh Trạch

Xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ

11

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Bưởi, cam, quýt

Xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

12

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Chuối mốc Hoài Sơn

Xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn

13

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Nếp ngự Hoài Sơn

Xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn

14

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Dầu lạc

Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, thị xã An Nhơn (4)

15

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Dưa các loại

Xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn

16

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Rau an toàn Lá lành

Phường Nhơn Hưng, Nhơn Hậu, Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (3)

17

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Tinh dầu xả nguyên chất (sả JAVA)

Phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn và xã Tây Phú, huyện Tây Sơn (2)

18

Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm Dừa, phát triển thành sản phẩm OCOP tại các huyện

- Huyện Phù Cát (4) (Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Hiệp); - Huyện Hoài Ân (5) (Ân Tín, Ân Đức, Ân Nghĩa, Ân Mỹ, Ân Tường Tây); - Thị xã Hoài Nhơn (5) (Hoài Xuân, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Châu, Tam Quan Nam).

19

Vùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Mai vàng An Nhơn gắn với mô hình du lịch trải nghiệm

Thị xã An Nhơn

Tổng

19

39

PHỤ LỤC VII:

KẾ HOẠCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM OCOP
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

NỘI DUNG THỰC HIỆN
(Thời gian thực hiện/hoàn thành: 2023-2025)

ĐỊA ĐIỂM

1

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Gạo hữu cơ

Xã Ân Tín, huyện Hoài Ân

2

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Gạo quê Phước Hưng

Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước

3

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Trà Gò Loi

Xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân

4

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Dứa, trà thảo mộc, cao thảo mộc

Xã An Toàn, huyện An Lão

5

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Rau an toàn

Xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước

6

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Rau an toàn và phát triển mô hình du lịch nông nghiệp trải nghiệm

Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn

7

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Bưởi Hoài Ân

Huyện Hoài Ân

9

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Xoài cát Phù Cát

Xã Cát Hanh, huyện Phù Cát

10

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Nếp Bàu Chánh Trạch

Xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ

11

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP (Bưởi, cam, quýt)

Xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

12

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Chuối mốc Hoài Sơn

Xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn

13

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Nếp ngự Hoài Sơn

Xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn

14

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Dầu lạc tại các huyện

Huyện: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn và thị xã An Nhơn (4)

15

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Dưa các loại

Phường Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn

16

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Rau an toàn Lá lành

Phường Nhơn Hưng, Nhơn Hậu, Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (3)

17

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP Tinh dầu xả nguyên chất (sả JAVA)

Phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn và xã Tây Phú, huyện Tây Sơn (2)

18

Chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm Dừa tại các huyện

Huyện Phù Cát, huyện Hoài Ân, thị xã Hoài Nhơn (3)

19

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Cá ngừ đại dương

Thị xã Hoài Nhơn

20

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Yến sào

Thành phố Quy Nhơn; Huyện Hoài Ân (2)

21

Chuỗi liên kết sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Gà đồi

Huyện An Lão

Tổng

21

30

PHỤ LỤC VIII:

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP GIAI ĐOẠN 2023-2025, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

Nội dung thực hiện
(Thời gian thực hiện/hoàn thành: 2023-2025)

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế

a

Thành lập mới các Hợp tác xã, Tổ hợp tác gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP (dự kiến 8 HTX, 15 THT)

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

b

Củng cố, phát triển Hợp tác xã gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP (dự kiến 20 HTX)

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

2

Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

3

Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

4

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

-

Ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, như: sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP đối với các vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Gạo hữu cơ Ân Tín, Gạo quê Phước Hưng, Nếp Bàu Chánh Trạch, Nếp ngự Hoài Sơn

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương.

Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch duy trì vùng sản xuất nguyên liệu lạc ổn định, sử dụng các giống lạc có năng suất và hàm lượng dầu cao phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP Dầu lạc tại các huyện: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, thị xã An Nhơn

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương liên quan.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Thực hiện chuẩn hóa tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng rau, triển khai cấp mã số vùng trồng đối với diện tích rau đã chứng nhận VietGAP, hữu cơ đối với sản phẩm OCOP Rau an toàn, Dưa các loại.

- Sở Nông nghiệp và PTNT - Sở Khoa học và CN; - UBND các địa phương liên quan.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Thực hiện chuẩn hóa đối với vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm OCOP Bưởi, xoài, dừa xiêm theo tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, VietGAP; thực hiện cấp mã số vùng trồng cho diện tích cây ăn quả đã chứng nhận VietGAP, hữu cơ; thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm (mã QR)

- Sở Khoa học và CN; - Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương liên quan.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng, hoàn thiện và luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác sản phẩm, xây dựng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa các sản phẩm OCOP của tỉnh

- Sở Khoa học và CN; - Sở Công Thương; - UBND các địa phương liên quan.

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành, đơn vị liên quan

5

Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

-

Xây dựng Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gồm: (i) Gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ truyền thống; (ii) Điểm bán hàng OCOP tại các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu dân cư...; (iii) Hình thành các điểm trưng bày giới thiệu và bán hàng OCOP tại các địa phương trong cả nước

- Sở Công Thương; - UBND các địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Nâng cao năng lực, kỹ năng về marketing, thương mại cho các chủ thể OCOP phù hợp với đặc điểm sản xuất và nhu cầu thị trường

- Sở Công Thương; - UBND các địa phương.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển thương hiệu, phân phối, tiếp thị sản phẩm OCOP; xúc tiến đưa sản phẩm OCOP của tỉnh quảng bá, tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử;

- Sở Thông tin và TT; - Sở Công Thương; - UBND các địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP thông qua các sự kiện, hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh

- Sở Thông tin và TT; - Sở Công Thương; - UBND các địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành, đơn vị liên quan

6

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý, đánh giá Chương trình OCOP

- Sở Thông tin và TT; - Sở Nông nghiệp và PTNT.

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các địa phương

7

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm OCOP; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình OCOP

-

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định; - UBND các địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành, đơn vị liên quan

-

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ quản lý vận hành Chương trình OCOP các cấp; Chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP

- Sở Nông nghiệp và PTNT; - UBND các địa phương.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 116/KH-UBND ngày 16/06/2023 về Phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


313

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.53.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!