BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/KH-BYT
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TĂNG
CƯỜNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ THUỘC LĨNH VỰC NGÀNH Y TẾ QUẢN LÝ
Căn cứ Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo
389 Quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
trong hoạt động thương mại điện tử và văn bản số 263/VPTT-TH ngày 21/10/2020 của
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc triển khai Kế hoạch số
399/KH- BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tăng cường
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện
tử thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý (Bao gồm cả các Ban Quản lý ATTP các tỉnh,
thành phố), cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng
của Bộ Y tế, các địa phương và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý,
phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản
lý, góp phần làm sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng,
thúc đẩy phát triển thương mại điện tử liên quan lĩnh vực y tế theo quy định của
pháp luật.
3. Yêu cầu:
Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế,
các Sở Y tế, Ban Quản lý ATTP, các lực lượng chức năng được phân công thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, tránh chồng chéo, không bao
che, không tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh
hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
Quá trình thực hiện kế hoạch không gây tác động xấu
đến thị trường, không làm ảnh hưởng, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân diễn ra
bình thường, đúng quy định pháp luật.
II. Nhiệm vụ, giải pháp.
1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các
quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện
tử trên lãnh thổ Việt Nam đã được quy định lại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của
Chính phủ về thương mại điện tử, tập trung vào các hoạt động liên quan lĩnh vực
do ngành y tế quản lý; tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận
diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh, giải pháp
công nghệ, kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm phát hiện, xử
lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhẩm khắc phục những bất cập, sơ hở để
hoàn thiện cơ chế, chính sách hoạt động thương mại điện tử liên quan lĩnh vực y
tế.
3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến
các quy định pháp luật về thương mại điện tử, về các hành vi, thủ đoạn buôn lậu,
gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử thuộc
lĩnh vực ngành y tế quản lý (quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức
năng, thiết bị y tế, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
gia dụng và y tế...): tăng cường tuyên truyền theo các chuyên đề để phổ biến
pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân
tạo sức mạnh lan tỏa sâu, rộng để người dân tích cực, chủ động tham gia tố giác
các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh trong hoạt động thương
mại điện tử liên quan lĩnh vực y tế.
4. Chú trọng nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, thường
xuyên bổ sung kiến thức nghiệp vụ, cập nhật các xu hướng phát triển công nghệ
thông tin, nền tảng công nghệ thông tin mới cho các lực lượng chức năng đáp ứng
yêu cầu, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống các đối tượng sử dụng công
nghệ cao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện
tử liên quan lĩnh vực y tế.
5. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan,
các lực lượng chức năng để điều tra, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm trong
hoạt động thương mại điện tử liên quan lĩnh vực y tế. Trường hợp phát hiện vụ
việc vi phạm có dấu hiệu hình sự chuyển cơ quan chức năng xem xét xử lý theo thẩm
quyền.
6. Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu. gian lận thương mại và hàng
giả trong hoạt động thương mại điện tử liên quan lĩnh vực y tế; phát hiện, xử
lý nghiêm những tập thể cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối
tượng trong hoạt động thương mại điện tử liên quan lĩnh vực y tế để vi phạm
pháp luật.
III. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn
vị
1. Thanh tra Bộ Y tế - Thường trực Ban Chỉ đạo 389
Bộ Y tế:
Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chức năng
trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến phòng, chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực y tế, nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối
hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác trao đổi thông tin, tiếp nhận
thông tin, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định
của pháp luật.
2. Vụ Kế hoạch tài chính:
Đảm bảo kinh phí phục vụ công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại. hàng giả của các đơn vị theo phân cấp; phối hợp với Thanh
tra Bộ và các đơn vị chức năng trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm
theo quy định.
3. Cục An toàn thực phẩm;
Tăng cường công tác quản lý đối với các sản phẩm thực
phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; phối hợp cung cấp thông tin kịp thời đến
các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công
Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan và các địa
phương liên quan đến các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý có hoạt động thương mại
điện tử; Triển khai thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; phối
hợp với các đơn vị chức năng trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm khi được
yêu cầu.
4. Cục Quản lý Dược:
Tăng cường công tác quản lý đối với các nhóm sản phẩm
thuộc phạm vi quản lý, trong đó chú trọng quan tâm việc quảng cáo, kinh doanh
các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm có hoạt động thương mại điện tử: Triển khai thanh
tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền: phối hợp với các đơn vị chức
năng trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm khi được yêu cầu.
5. Cục quản lý Y dược cổ truyền:
Tăng cường công tác quản lý đối với các nhóm sản phẩm
thuộc phạm vi quản lý, trong đó chú trọng quan tâm việc quảng cáo, kinh doanh
phẩm các sản phẩm dược liệu, thuốc y học cổ truyền... có hoạt động thương mại
điện tử. Phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng trong thanh tra, kiểm
tra, xử lý các vi phạm theo quy định.
6. Cục quản lý môi trường y tế:
Tăng cường công tác quản lý đối với các nhóm sản phẩm
thuộc phạm vi quản lý, trong đó chú trọng quan tâm việc quảng cáo, kinh doanh
phẩm các sản phẩm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh
vực gia dụng và y tế có hoạt động thương mại điện tử: Triển khai thanh tra, kiểm
tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp với các đơn vị chức năng trong
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm khi dược yêu cầu.
7. Vụ trang thiết bị và công trình y tế:
Tăng cường công tác quản lý đối với các nhóm sản phẩm
thuộc phạm vi quản lý, trong đó chú trọng quan tâm việc quảng cáo, kinh doanh
phẩm các sản phẩm tranh thiết bị y tế có hoạt động thương mại điện tử. Phối hợp
với Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các
vi phạm theo quy định.
8. Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc
gia, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí
Minh, Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh:
Thực hiện công tác lấy mẫu đối với các nhóm sản phẩm
thuộc lĩnh vực quản lý của ngành y tế, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về
gian lận thương mại, hàng giả phải báo cáo ngay về Bộ Y tế và Thanh tra Bộ Y tế
- Đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
9. Sở Y tế, Ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương:
Tăng cường quản lý các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý của ngành y tế của Ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố: phối hợp với
các cơ quan chức năng có liên quan trong việc kiểm soát các sản phẩm thuộc phạm
vi quản lý có hoạt động thương mại điện tử. Triển khai thanh tra, kiểm tra, xử
lý các vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp với các đơn vị chức năng trong thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định.
IV. Tổ chức thực hiện.
1. Thời gian: Từ tháng 12/2020 đến hết tháng
10/2023.
2. Kinh phí: Kinh phí bảo đảm từ nguồn kinh phí phục
vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Y tế, các địa
phương, đơn vị theo phân cấp và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của
pháp luật.
3. Triển khai thực hiện.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các đơn vị
thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế, Ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố tỉnh
trực thuộc Trung ương chủ động triển khai các hoạt động tăng cường chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử thuộc lĩnh vực
ngành Y tế quản lý. Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị, địa
phương kịp thời tổng hợp tình hình, khó khăn, vướng mắc gửi về Thanh tra Bộ Y tế
- Thường trực Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế để theo dõi, phối hợp.
- Báo cáo đột xuất, báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ
6 tháng và báo cáo hằng năm, báo cáo tổng kết 3 năm (tháng 10/2023) về Bộ Y tế
(qua Thanh tra Bộ - Thường trực Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế) để tổng hợp, báo cáo
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (để báo
cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đơn vị thành viên BCD 389 Bộ Y tế;
- Sở Y tế, Ban QLATTP các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TTrB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Quốc Cường
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO 389 BỘ Y TẾ
|
DANH SÁCH
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO 389 BỘ Y TẾ VÀ SỞ Y TẾ
ĐƯỢC GỬI VĂN BẢN
I. Các đơn vị thành viên BCD 389 Bộ Y tế:
1. Thanh tra Bộ;
2. Vụ Kế hoạch tài chính:
3. Vụ trang thiết bị và công trình y tế;
4. Cục An toàn thực phẩm;
5. Cục Quản lý Dược:
6. Cục quản lý Y dược Cổ truyền;
7. Cục quản lý môi trường y tế;
8. Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc
gia:
9. Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương;
10. Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh;
11. Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh.
II. Sở Y tế, Ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.