ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 108/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày
12 tháng 7 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG ĐẤU
TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG GIẢ, HÀNG
KÉM CHẤT LƯỢNG THUỘC NHÓM HÀNG DƯỢC PHẨM, MỸ PHẨM, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, DƯỢC
LIỆU VÀ VỊ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015
của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, UBND
tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt sâu sắc và triển khai nghiêm túc,
kịp thời, có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác
đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn trong đó tập trung vào nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Nâng cao nhận thức cho các
tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng trong việc chấp hành các quy
định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, lựa chọn và sử dụng những nhóm sản
phẩm có liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người.
2. Tăng cường các hoạt động
quản lý, chủ động, quyết liệt đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh,
ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp
của người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất trong nước và an ninh trật tự. Trong
quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị phải coi đây là
nhiệm vụ quan trọng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài
để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị, phát huy sự phối hợp, đoàn kết của các cơ quan chức
năng để triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện có hiệu quả trên địa bàn
toàn tỉnh.
Công tác kiểm tra và xử lý
vi phạm phải thực hiện theo đúng quy trình, đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng
điểm, theo đúng quy định của pháp luật; kiên quyết không để hình thành các
đường dây, tụ điểm buôn bán, vận chuyển, chứa chấp hàng lậu lớn trên địa bàn,
gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
3. Thông qua các hoạt động
quản lý, kịp thời phát hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhóm hàng dược phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng chỉ đạo các Đồn biên phòng tiếp tục duy trì các lán chốt chặn;
tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới nhất là các khu vực
đường mòn, lối mở qua lại biên giới, các điểm kho, bãi, điểm tập kết hàng hóa ở
khu vực biên giới; chủ động phát hiện và xử lý các đối tượng buôn bán, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; có hình thức tuyên truyền, vận động cư
dân khu vực biên giới không tham gia tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, chủ
động cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khi phát hiện các đối tượng buôn
bán, vận chuyển các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu
và các vị thuốc y học cổ truyền qua khu vực biên giới.
Phối hợp với cơ quan Hải
quan tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu, hai bên
cánh gà cửa khẩu và các khu vực thuộc địa bàn của Hải quan nhằm kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ các đối tượng buôn bán, vận
chuyển các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và các
vị thuốc y học cổ truyền,...
Chủ động cung cấp thông tin
cho các lực lượng phía trong nội địa về tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa
qua lại khu vực biên giới để cùng phối hợp kiểm tra, xử lý đạt hiệu quả.
2. Cục Hải quan chỉ
đạo các Chi cục Hải quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu và các khu
vực thuộc địa bàn hoạt động của Hải quan; áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám
sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu đối với các lô hàng là dược phẩm, mỹ phẩm,
thực phẩm chức năng, dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền qua các cửa khẩu
trên địa bàn tỉnh.
Thống kê danh sách các tổ
chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,
dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh
trong 06 tháng đầu năm 2018 và đề xuất phương án chỉ đạo thực hiện thanh tra,
kiểm tra sau thông quan gửi UBND tỉnh trước ngày 31/7/2018.
Chủ trì, phối hợp với lực
lượng Bộ đội Biên phòng kiểm soát tại khu vực biên giới trong phạm vi địa bàn
hải quan, nắm chắc thông tin, tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu và
kịp thời thông tin, phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu trong khu vực nội
địa kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn có hiệu quả.
3. Công an tỉnh chỉ
đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố triển khai các biện pháp
nghiệp vụ, trinh sát, nắm tình hình, phát hiện và tổ chức đấu tranh, xử lý
triệt để các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu,
cầm đầu sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, chú trọng triệt phá, xử lý nghiêm các
đối tượng sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả. Chủ
động phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh trong điều
tra, truy tố, xét xử những vụ buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả theo quy
định của pháp luật.
Phối hợp với các lực lượng
chức năng trong đấu tranh, ngăn chặn và xử lý những đối tượng có hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Sở Y tế nghiên cứu
ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng các
nguyên liệu, các sản phẩm chăm sóc nâng cao sức khỏe con người; chủ động chia
sẻ thông tin về cấp phép, quản lý, các thông tin về quảng cáo, chứng nhận chất
lượng đối với sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị
thuốc y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm
và kiểm tra đột xuất việc chấp hành tiêu chuẩn, đăng ký chất lượng, chất lượng
hàng hóa thực tế đang lưu thông trên thị trường đối với các cơ sở kinh doanh,
dịch vụ có sử dụng các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược
liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh; chủ động hỗ trợ các lực
lượng chức năng phát hiện, điều tra, giám định hàng hóa tang vật, xử lý vi phạm
khi có yêu cầu.
5. Sở Công Thương chỉ
đạo lực lượng Quản lý thị trường xây dựng Kế hoạch tổng kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu
và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn toàn tỉnh. Trong quá trình thanh tra,
kiểm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật.
Tăng cường các hoạt động
quản lý, giám sát việc kinh doanh trên thương mại điện tử nhất là các tổ chức,
cá nhân hoạt động kinh doanh thông qua các ứng dụng di động, các trang mạng xã
hội như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Instagram,...; kiên quyết xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng các ứng dụng di động, các trang thông tin
điện tử, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc,
xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
6. Cục Thuế tỉnh tăng
cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ đối
với các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực
phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chú trọng những doanh
nghiệp có độ rủi ro cao về thuế, những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có hoạt
động nhập khẩu, xuất khẩu những nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
7. Sở Khoa học và
Công nghệ tăng cường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm
các hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh hàng hóa thuộc phạm vi quản lý
của ngành mình, chú trọng các lĩnh vực như: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
sở hữu trí tuệ; ghi nhãn hàng hóa, hợp chuẩn hợp quy đối với nhóm hàng dược
phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng đang lưu thông trên thị trường.
8. Sở Thông tin và
truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phản ánh tình hình và kết quả
công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; làm tốt
công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, qua đó nâng cao nhận thức của
người dân trong đấu tranh chống buôn lậu, không tham gia tiếp tay cho các hành
vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm
sở hữu trí tuệ nhất là đối với nhóm mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người.
Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan
chức năng trong việc phát hiện các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân có
hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử khi có yêu cầu.
9. UBND các huyện,
thành phố quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, buôn bán các nhóm mặt hàng có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho con người; chỉ đạo
Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố tăng cường thực hiện công tác chống buôn
lậu trên địa bàn phụ trách; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng
chức năng phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao
nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật và
lựa chọn những sản phẩm an toàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương (thường
trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành thành viên
thực hiện nội dung Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm thực hiện sơ kết, tổng kết
việc triển khai thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Là đầu mối đề xuất thi đua khen thưởng trong quá trình thực hiện Chỉ thị và Kế
hoạch này.
2. Thủ trưởng các Sở,
ngành, cơ quan Trung ương đóng tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được giao phụ trách và nội
dung Kế hoạch này chủ động, nghiêm túc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện
và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình hình nổi cộm
tại lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
3. Chế độ báo cáo
Các Sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố thực hiện báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) như sau:
a) Nội dung báo cáo: Đánh
giá tổng quát về tình hình thị trường; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của
đối tượng vi phạm; các loại hàng giả chủ yếu về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
chức năng trên địa bàn; kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch; kết quả kiểm tra
xử lý, vụ việc điển hình; những khó khăn vướng mắc, kiến nghị.
b) Thời gian báo cáo:
- Các Sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố báo cáo định kỳ theo quy định của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và
UBND tỉnh.
- Thông tin nhanh, báo cáo
đột xuất (nếu có) về địa chỉ mail của cơ quan thường trực BCĐ 389 tỉnh: phongnvth@gmail.com
hoặc truongphongnvth@langson.gov.vn).
UBND tỉnh yêu cầu các Sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc tổ
chức thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- Lãnh đạo HĐND tỉnh (b/c);
- VP TT BCĐ 389 quốc gia (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo LS
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- C, PCVP; các phòng CV, TTTH-CB;
- Lưu: VT, KTTH (LC).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Trưởng
|