BAN CHỈ ĐẠO LIÊN
NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 06/KH-BCĐTƯVSATTP
|
Hà Nội,
ngày 19 tháng 03 năm
2013
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI "THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM" NĂM 2013
Thực hiện Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm. Trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ năm 1999 hàng năm tổ chức
“Tháng hành động về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” để huy động toàn thể
nhân dân, các cấp chính quyền địa phương, các Bộ, các cơ quan tham gia vào việc
tích cực phòng, chống ngộ độc thức ăn, bệnh
dịch do ăn uống và lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh
vực sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ
ăn uống.
Căn cứ thực tế
công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua, dự báo diễn biến tình hình
an toàn thực phẩm năm 2013, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm năm 2013 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) sẽ được triển
khai như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ
CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2013: “AN TOÀN THỰC PHẨM BẾP ĂN TẬP
THỂ”
Chất lượng, an toàn thực phẩm tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính
mạng người sử dụng, về lâu dài ảnh hưởng đến nòi giống dân
tộc. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an
sinh xã hội.
Ở nước ta, được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng với sự cố gắng của ngành y tế, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của
các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân
dân các cấp, nhưng năm qua công tác quản lý CLVSATTP đã có được thành tích rất quan trọng trong các mặt:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về an toàn thực phẩm, tạo hành lang pháp lý để phục vụ công tác quản lý.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ
chức quản lý an toàn thực phẩm từ trung ương
đến địa phương.
- Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, giúp xã hội, cộng đồng quan tâm đến vấn đề về an toàn thực phẩm phần
nào đã nâng cao nhận thức và thực hành của các nhóm đối tượng (nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực
phẩm).
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm được chú trọng, và tăng cường giúp ngăn chặn và xử lý nhiều
vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa dần hoạt động sản xuất, kinh doanh
thực phẩm đi vào khuôn khổ của pháp
luật.
Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành và phát triển, có nhiều nhà ăn, bếp
ăn tập thể, hàng ngày phục vụ hàng
ngàn suất ăn cho công nhân và cũng tại đây đã từng xảy ra những vụ ngộ độc thực
phẩm tập thể do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hàng trăm người mắc. Nguyên nhân chủ yếu do sự buông lỏng quản lý, không
chấp hành đúng quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong
khâu vệ sinh, chế biến, lựa chọn nguyên liệu... Để hạn chế
ngộ độc thực phẩm, tạo điểm nhấn và huy động được sự quan tâm
của toàn xã hội trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm nói chung, đặc biệt là an toàn thực phẩm tại các bếp
ăn tập thể nâng cao vai trò trách nhiệm của UBND các cấp, Ban quản lý các khu
công nghiệp, trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của
cộng đồng trong công tác bảo đảm CLVSATTP
và mong muốn người lao động được cung cấp bữa ăn bảo đảm sức khỏe, an toàn thực
phẩm Ban Chỉ đạo Liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn
thực phẩm tổ chức triển khai "Tháng hành động vì chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013 với chủ đề: “An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”
II. MỤC
TIÊU:
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND
các cấp, Ban quản lý khu công nghiệp, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng trong công tác bảo đảm CLVSATTP tại các
khu công nghiệp.
- Trên 80% chủ doanh nghiệp có bếp ăn tập thể đông người ký cam kết chấp hành
đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động”.
- Giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm
trong các bếp ăn tập thể trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm so với cùng kỳ năm 2012.
- Huy động các kênh truyền thông phổ biến
đến 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm những nội dung cơ
bản của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đặc biệt
là các cơ sở nhỏ lẻ, thức ăn đường phố,
bếp ăn tập thể.
III. THỜI
GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI:
- Thời gian: 15/4/2013 đến 15/5/2013.
- Phạm vi triển khai: Trên phạm vi cả nước.
IV. CÁC
HOẠT ĐỘNG:
Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm năm 2013" còn là điểm nhấn trong năm.
tạo lên đợt cao điểm, phát động một “chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì CLVSATTP” và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực
phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc
thực phẩm hàng loạt và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến các hoạt
động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của UBND
các cấp, Ban quản lý các khu công nghiệp, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức
sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối
với công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với chủ đề chính của năm 2013 như đã nêu,
các hoạt động chính được triển khai như sau:
1. Tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”:
- Tại Trung ương: Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trung ương, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm’' năm 2013
Địa điểm: tỉnh Đồng Nai
Thời gian: Từ ngày 09/4-13/4/2013
- Tại địa phương: Tùy theo điều kiện thực tế tại các địa phương, theo hướng dẫn của Trung
ương các tỉnh tổ chức Lễ phát động ở tất cả các tỉnh, quận, huyện, xã phường
Thời gian: Từ ngày 13/4-19/4/2013
2. Triển
khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm: (xem phụ lục 1)
Tại Trung ương:
- Huy động các cơ quan thông tấn báo chí
ở Trung ương và địa phương tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng
giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, người sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm
theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại khu công nghiệp, trường học, nhà
hàng, khách sạn theo đặc thù địa phương.
- Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản
quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành
và Ủy ban nhân dân các cấp về vệ sinh an toàn thực phẩm, các
tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về VSATTP.
Tại Địa phương:
Sở Y tế phối hợp với các Sở, Ban ngành,
tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo,
đài, đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh ở xã
phường tham gia tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ
chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề ATTP.
Nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về VSATTP
tại bếp ăn tập thể; làm rõ vai trò,
trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, của người sản xuất, kinh doanh
và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo
quy định hiện hành.
3. Thanh
tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý CLVSATTP: (xem phụ lục 2)
* Tại Trung ương:
Ban Chỉ đạo liên
ngành VSATTP Trung ương tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các Ban
chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương; kiểm
tra thực tế tại các cơ sở thực phẩm tập trung chú trọng vào các bếp ăn tập thể. Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra tiến hành nhận xét, đánh
giá việc thực hiện Chỉ thị 08 và triển khai "Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm" năm 2013;
đề xuất các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về ATTP từ Trung ương đến địa phương.
* Tại các địa phương:
Căn cứ kế hoạch triển khai “Tháng
hành động” năm 2013 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, các
Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh (Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP
tỉnh) chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch
thanh tra, kiểm tra Tháng hành động tại địa phương và
triển khai thực hiện từ tuyến tỉnh tới tuyến xã; Chuẩn bị
nội dung báo cáo của địa phương với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo các nội dung hướng
dẫn.
Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm
các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương yêu
cầu các chủ doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đánh giá tình hình thực hiện
các quy định về an toàn thực phẩm tại bếp ăn của doanh nghiệp mình, ký cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn
thực phẩm (theo mẫu của ngành Y tế),
gửi Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm địa phương để kiểm tra, giám sát thực hiện.
Yêu cầu các đoàn thanh tra, kiểm
tra tổ chức thành phần đủ quyền lực và chuẩn
bị đầy đủ các văn bản có liên quan, mẫu biểu thanh, kiểm tra thống nhất, chuẩn bị
dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh, xử lý kịp thời các vi phạm góp phần lập
lại “kỷ cương phép nước" trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đem lại lòng tin cho người tiêu dùng (lưu ý tăng cường kiểm tra các cơ sở chưa thực hiện việc ký cam kết bảo đảm an
toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể).
4. Công
tác báo cáo tổng kết “Tháng hành động”:
Kết thúc "Tháng hành động" năm 2013, Ban chỉ đạo liên ngành
VSATTP các địa phương và các Ban, ngành, đoàn thể liên quan báo cáo kết quả hoạt động về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương (bộ phận tổng hợp: Cục An toàn thực phẩm - 135 phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội; Tel: (04) 3846.44.89 số máy lẻ 5070; Fax: 04- 3846.37.39;
Email: phongtruyenthong@vfa.gov.vn) trước ngày 25/5/2012 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
V. NGUỒN
LỰC:
1. Kinh
phí: Nguồn kinh phí có thể huy
động:
- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc
gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013.
- Kinh phí hỗ trợ của các địa phương,
Bộ, ngành hoặc của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước.
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp
pháp khác.
2. Tài
liệu:
- Băng cassete: “Thông điệp Tháng hành
động năm 2013": 80 băng.
- Băng video: “Thông điệp Tháng hành động năm 2013": 80 băng.
- Các địa phương chủ động xây dựng tài liệu truyền thông cho địa phương. Tài liệu tham khảo dựa trên
các tài liệu đăng trên trang web của Cục An toàn thực phẩm:
www.vfa.gov.vn.
VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI:
1. Cơ
quan chủ trì:
a) Tại Trung ương:
- Ban chỉ đạo liên ngành trung
ương về VSATTP.
- Cục An toàn thực phẩm là cơ quan thường
trực.
b) Tại địa phương:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, huyện,
thị xã, xã, phường.
- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm, Phòng Y tế quận, huyện, Trung tâm Y tế quận, huyện, Trạm
Y tế xã, phường là cơ quan thường trực.
2. Cơ
quan phối hợp:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông,
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục Đào tạo; Bộ
Giao thông vận tải; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam.
3. Các
tổ chức, đoàn thể, quần
chúng:
Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh; Liên hiệp Hội Thanh niên Việt Nam; Hội
Chữ thập đỏ; Hội Cựu chiến binh; Hội Người cao tuổi
Việt Nam; Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực
phẩm Việt Nam; Hội Tiêu chuẩn và bảo
vệ người tiêu dùng; Hiệp hội Thực phẩm chức năng.
VII. TIẾN
TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Xây dựng kế hoạch “Tháng hành động
vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 và phân
công tổ chức triển khai thực hiện:
- Tại Trung ương:
|
Trước 25/3/2013.
|
- Tại địa phương:
|
Trước 25/3/2013.
|
2. Cấp phát tài liệu:
|
Trước 25/3/2013.
|
3. Triển khai chiến dịch tuyên truyền:
|
Từ 25/3 đến 15/5/2013
|
4. Tổ chức Lễ phát động:
|
Từ 10/4 đến 19/4/2013
|
5. Tổ chức
thanh tra, kiểm tra:
|
Từ 15/4 đến
15/5/2013
|
6. Báo cáo, tổng kết:
|
Từ 15/5 đến 28/5/2013.
|
Nơi nhận:
- TTg Nguyễn Tấn Dũng (để báo cáo);
- PTTg Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- VP Chính phủ (để báo cáo);
- Thành viên BCĐ liên ngành TƯ về VSATTP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Chi cục ATVSTP;
- Các Bộ, ngành, đoàn thể như Kế hoạch;
- Viện KN ATVSTP QG, DD, VSYTCC, Pasteur Nha Trang, VSDT Tây Nguyên;
- Báo SKĐS, Trung tâm TTGDSK Bộ Y tế;
- VP Bộ Y tế, Vụ KHTC, Vụ PC, TTrB;
- Website Bộ Y tế, Cục ATTP;
- Lưu: VT, ATTP.
|
KT.
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thị Kim Tiến
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……………..,
ngày
tháng năm 2013
BẢN CAM KẾT
Doanh nghiệp:.........................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Số điện thoại: .........................................................................................................
Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm
túc các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại doanh nghiệp mình
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN Y TẾ
|
ĐẠI
DIỆN DOANH NGHIỆP
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN TRONG “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM
2013
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 19
tháng 3 năm 2013)
I. CHỦ ĐỀ CỦA “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ
CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2013:
Trong những
năm gần đây việc duy trì đều đặn Tháng hành động vì chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm đã tạo chuyển biến sau rộng về nhận
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng xã hội. Các Bộ, ngành, các
cấp chính quyền đã quan tâm hơn trong chỉ đạo, điều hành, công tác thanh tra,
kiểm tra về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh góp phần cung cấp thực phẩm an toàn
cho người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực
và thế giới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp
đã có chiều hướng giảm hơn song vẫn diễn biến phức tạp, số người mắc do ngộ độc
thực phẩm tại các bếp ăn tập thể so với tổng số mắc ngộ độc thực phẩm hàng năm
vẫn cao. Năm 2011 là 2656 người/tổng số 4700 người bị ngộ độc thực phẩm chiếm
56,5%; Năm 2012 là 2491 người/3663 người bị ngộ độc thực phẩm chiếm 68,0%.
Nguyên nhân chủ yếu do sự buông lỏng quản
lý Ban quản lý các khu công nghiệp, các doanh nghiệp không chú trọng đến việc
cung cấp bữa ăn an toàn cho công nhân lao động hoặc không chấp hành đúng quy
định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu vệ sinh, chế biến, lựa chọn nguyên
liệu thực phẩm.
Để hạn chế ngộ độc thực phẩm tại các khu
công nghiệp có bếp ăn tập thể, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an
toàn thực phẩm tổ chức triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm năm 2013 với chủ đề “An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”.
II. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN THÔNG:
1. Chính quyền các cấp, các nhà quản
lý
2. Ban quản lý khu công nghiệp
3. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm (chú trọng vào các bếp ăn tập thể).
4. Người tiêu dùng thực phẩm (chú trọng vào đối tượng là người
sử dụng là người sử dụng thực phẩm tại các bếp ăn tập thể).
III. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG:
+ Tập trung
tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật An
toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn Luật ATTP, Thông tư
+ Tuyên
truyền, hướng dẫn nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực
hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế
biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
và bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện
điều kiện kiến thức và sức khoẻ của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh
an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và
phụ gia thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.
+ Đưa tin,
tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm VSATTP trên địa bàn cả nước.
+ Biểu dương
các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp
luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Chỉ rõ
các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý VSATTP, nêu rõ trách nhiệm
của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng
cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tại
các sự việc cụ thể. Thẳng thắn chỉ rõ những vấn đề tồn đọng trong công tác quản
lý VSATTP của các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính
quyền.
Đặc biệt tập trung tuyên truyền giáo dục
đến các nhóm đối tượng ưu tiên về chủ đề của Tháng hành động với các nội dung
chủ yếu sau:
1. Nhà lãnh đạo, nhà quản lý, chính
quyền các cấp:
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghị định số 38/2012NĐ-CP ngày 25/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ATTP.
- Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
- Thông tư Quy định
về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm
- Thông tư Quy định về điều kiện an toàn
thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng thực phẩm
- Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng
7 năm 2008 của Chính phủ về quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và
kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.
- Chỉ rõ cho chính quyền các cấp, người
đứng đầu các đơn vị, cơ quan thấy được vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý
ATTP tại địa phương, cơ quan, tổ chức mình.
2. Đối với Ban quản lý khu công nghiệp
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
- Thông tư Quy định
về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
- Thông tư Quy định về điều kiện an toàn
thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng thực phẩm.
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.
- Chỉ rõ cho Ban quản lý các khu công
nghiệp thấy được vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại các
khu công nghiệp.
3. Đối với người sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm:
- Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật an toàn thực phẩm.
- Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
- Các quy định về điều kiện vệ sinh cơ
sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
thực phẩm.
- Các quy định về áp dụng sản xuất nông
nghiệp sạch.
- Các quy định về chứng nhận sản phẩm
hợp chuẩn, hợp quy, lưu hành sản phẩm, quảng cáo sản phẩm thực phẩm.
- Các quy định về cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về khám sức khoẻ cho người trực
tiếp chế biến thực phẩm, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các mô hình, hệ thống quản lý, kiểm
soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: HACCP (ISO
22000), GMP, GHP, VietGAP...
4. Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
- Cần tuyên truyền để người tiêu dùng
hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm
an toàn thực phẩm (đã được quy định trong Luật An toàn thực phẩm và Luật Bảo vệ
người tiêu dùng). Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các
hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo
quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
- Tuyên
truyền về các nội dung “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”, “5 chìa
khoá vàng để có thực phẩm an toàn”.
- Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh
mất vệ sinh không đảm bảo an toàn ; Không chấp nhận những sản phẩm thực phẩm
không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
- Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và
các bệnh truyền qua thực phẩm.
IV. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG:
- Kênh truyền thông đại chúng: Huy động
đài phát thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng
tuyên truyền về ATTP. Đặc biệt phát huy hệ thống đài truyền thanh ở xã, phường,
khu phố để tập trung chuyển tải Thông điệp “Tháng hành động vì chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013 với chủ đề “An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể” đến
các nhóm đối tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên truyền
hình, truyền thanh về ATTP, phổ biến các nội dung của Luật và các văn bản hướng
dẫn liên quan để nâng cao hiệu quả thực thi các nội dung của Luật.
- Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường
truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, biên phòng,
nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận tổ
quốc, Hội chữ thập đỏ, phụ nữ, Đoàn thanh niên, lực lượng vũ trang, cộng tác viên
y tế thôn, bản...) với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể
theo nhóm, nói chuyện, hội thảo, hội diễn, hội thi quần chúng, hội thi cộng tác
viên tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngoài ra, đưa vào thảo luận
và có nghị quyết về đảm bảo ATTP trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng.
- Các kênh truyền thông khác: Tùy từng
địa phương, phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền
thông phù hợp như băng - rôn, khẩu hiệu, triển lãm, hướng dẫn cụ thể bằng cách
“cầm tay chỉ việc”.
Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham
gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các
tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt
động truyền thông, tuyên truyền về các nội dung theo chủ đề của “Tháng hành
động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013.
V. KHẨU HIỆU CỦA “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG,
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2013:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng
hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013.
2. Bảo đảm chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.
3. Vì sức khoẻ và phát triển
bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
4. Để bảo vệ sức khoẻ của bạn
Hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
5. Lãnh đạo chính quyền các
cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình
trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Không sử dụng phẩm màu độc
hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến
thực phẩm.
7. Mỗi người tiêu dùng hãy là
một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm.
8. Bảo đảm an toàn thực phẩm
bếp ăn tập thể khu công nghiệp là trách nhiệm của Ban quản lý
9. Hiểu và thực hiện đúng Luật
An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng
10. Ban quản lý các khu công
nghiệp nêu cao vai trò trách nhiệm trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
11. Sức khoẻ của công nhân lao
động trong khu công nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TRIỂN KHAI THANH
TRA, KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM NĂM 2013
(Kèm theo Kế hoạch số: 06/KH-BCĐTƯVSATTP ngày
19/3/2013)
Căn cứ chủ đề Tháng hành động (THĐ) vì
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP) năm 2013, căn cứ nội dung bản
Kế hoạch số 06/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 19/3/2013 về triển khai “Tháng hành động vì
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung
ương về VSATTP hướng dẫn chi tiết việc triển khai thanh tra, kiểm tra trong
“Tháng hành động vì CLVSATTP năm 2013, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý
nhà nước về ATTP, việc triển khai THĐ năm 2013 của các cấp, các ngành; việc thực
hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh,
nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống nhằm hướng tới chủ đề THĐ: “An toàn
thực phẩm bếp ăn tập thể”.
- Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra, kịp
thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm ATTP, đồng
thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
ATTP.
2. Yêu cầu:
- Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng
điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo
đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, dịch vụ ăn uống, quảng cáo
thực phẩm.
- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục các qui định, các kiến thức về ATTP.
- Đảm bảo theo đúng tiến độ, theo sự chỉ
đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Công tác chỉ đạo triển khai thực
hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TTg và triển khai Tháng hành động năm 2013:
+ Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo
liên ngành VSATTP;
+ Việc lập kế hoạch và triển khai Tháng
hành động năm 2013;
+ Việc triển khai các quy định về bảo
đảm ATTP tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật và kiến thức về ATTP.
- Công tác thanh tra, kiểm tra về
ATTP.
2. Đối với các cơ sở thực phẩm: Thanh,
kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến,
kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, quảng cáo thực phẩm quy định
tại các văn bản:
+ Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
+ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.
+ Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012
về SX, kinh doanh rượu.
+ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006
về ghi nhãn hàng hóa.
+ Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012
quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm.
+ Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày
9/11/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và phù hợp quy định ATTP.
+ Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012
hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
+ Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012
Quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh
thức ăn đường phố.
+ Các văn bản khác của Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các bộ liên quan về bảo
đảm ATTP.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tập
trung xem xét các nội dung:
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP.
• Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận
tập huấn kiến thức ATTP đối với chủ cơ sở và người lao động trực tiếp
tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
• Hồ sơ công bố sản phẩm đối với những
sản phẩm phải công bố.
• Nhãn sản phẩm hàng hóa thực phẩm.
• Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng
cáo.
• Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm,
phiếu kiểm nghiệm định kỳ.
• Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết
bị, dụng cụ, con người.
• Quy trình chế biến, bảo quản thực
phẩm.
• Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực
phẩm.
• Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm….
+ Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu
ATTP theo quy định khi cần thiết.
III. PHƯƠNG PHÁP THANH TRA, XỬ
LÝ VI PHẠM
1. Phương pháp thanh tra:
Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp
tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra
trực tiếp tại cơ sở. Trong quá trình thanh tra, kiểm
tra chú trọng các bước:
+ Nghe báo
cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm CLVSATTP của cơ sở
+ Thu thập tài liệu liên quan.
+ Kiểm tra thực tế cơ sở thực phẩm, sản
phẩm thực phẩm.
+ Lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các
chỉ tiêu ATTP.
+ Lập biên bản thanh tra, biên bản vi
phạm hành chính (nếu có).
+ Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan
ATTP.
+ Phân tích, đánh giá kết quả kiểm nghiệm
để hoàn thành báo cáo.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các
đoàn tiến hành nhận xét, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TTg và triển
khai THĐ năm 2013; đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ATTP.
2. Xử lý vi phạm
2.1 Các căn cứ để xử lý vi phạm
+ Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
+ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
+ Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012
quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.
+ Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
+ Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày
01/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
06/2008/NĐ-CP.
+ Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng sản phẩm hàng hóa.
+ Các Nghị định khác quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
2.2 Thực hiện xử lý vi phạm
+ Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát
hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để
các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về
ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống không bảo đảm ATTP tiếp tục hoạt động
khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.
+ Trong quá trình thanh tra, xử lý các
vi phạm, khi cần thiết, các đoàn của tuyến trên chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ
quan chức năng của địa phương, nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra để xử lý
theo quy định.
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
A. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm
tra
Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương
phân công các Bộ thành viên tổ chức 08 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành,
tiến hành thanh tra tại 24 tỉnh, thành phố, cụ thể bao gồm:
STT
|
Trưởng
Đoàn
|
Thành
viên
|
Địa
bàn
|
Bộ Y tế chủ trì 02 Đoàn (1; 2)
|
Đoàn 1
|
Lãnh đạo Cục ATTP
|
- Cục ATTP
- Cục Thú y
- Thanh tra Tổng cục TCĐLCL
- Viện KNATVSTP Quốc gia
|
Hà Nội
Hòa Bình
Sơn La
|
Đoàn 2
|
Lãnh đạo Cục ATTP
|
- Cục ATTP
- Cục Bảo vệ thực vật
- Đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo
- Viện Vệ sinh YTCC TP. HCM
|
TP. Hồ Chí Minh
Bình Phước
Tây Ninh
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ
trì 03 Đoàn (3; 4; 5)
|
Đoàn 3
|
Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng nông,
lâm sản và Thủy sản
|
- Cục QLCL nông, lâm sản, thủy sản;
- Đơn vị kỹ thuật thuộc Cục QLCL nông,
lâm sản và thủy sản
- Thanh tra Tổng cục TCĐLCL
- Thanh tra Bộ Y tế
|
Đắc Lắc
Đắc Nông
Lâm Đồng
|
Đoàn 4
|
Lãnh đạo Cục Thú y
|
- Cục Thú y
- Đơn vị kỹ thuật thuộc Cục Thú y
- Cục C49 - Bộ Công an
- Cục ATTP
|
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
|
Đoàn 5
|
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật
|
- Cục Bảo vệ thực vật
- Đơn vị kỹ thuật thuộc Cục BVTV
- Cục Quản lý thị trường
- Cục ATTP
|
Thái Bình
Ninh Bình
Hưng Yên
|
Bộ Công thương chủ trì 02 Đoàn
(6; 7)
|
Đoàn 6
|
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường
|
- Cục Quản lý thị trường
- Tổng cục Hải Quan
- Cục Cảnh sát C49 - Bộ Công an
- Viện Vệ sinh YCTT TP. HCM
|
Đồng Nai
Bình Dương
Bà Rịa Vũng Tàu
|
Đoàn 7
|
Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Công thương
|
- Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công
thương
- Cục Quản lý CLNL sản thủy sản
- Cục Quản lý thị trường
- Viện KNATVSTP quốc gia
|
Yên Bái
Lào Cai
Lai Châu
|
Bộ Khoa học và công nghệ chủ
trì 01 Đoàn (8)
|
Đoàn 8
|
Lãnh đạo Cục Quản lý CLHH, Bộ KHCN
|
- Cục Quản lý CLHH, Bộ KHCN
- Trung tâm Tiêu chuẩn kỹ thuật Đo lường
chất lượng 3, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thanh tra Bộ Y tế.
- Cục Bảo vệ thực vật
|
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
|
B. Lấy mẫu kiểm nghiệm
1. Tại tuyến trung ương
+ Việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm
nghiệm do Trưởng đoàn quyết định trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế nguy cơ
mất ATTP tại nơi được thanh tra.
+ Kinh phí cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm
mẫu:
• Đối với các đoàn có đại diện của các
Viện trực thuộc Bộ Y tế tham gia, kinh phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu do các Viện
chịu trách nhiệm bảo đảm từ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013.
• Đối với các đoàn có đại diện đơn vị
kỹ thuật của các Bộ tham gia, kinh phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu do đơn vị Trưởng
đoàn hoặc các đơn vị kỹ thuật được giao lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu bảo đảm.
2. Tại các địa phương: Ban Chỉ đạo liên
ngành VSATTP của địa phương quy định cụ thể việc lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu
phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
C. Tiến trình thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra
cùng với Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2013, xong trước ngày
25/3/2013.
2. Triển khai thanh tra, kiểm tra
tại cơ sở
2.1. Tại Trung ương
+ Tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra:
Trước ngày 10/4/2013.
+ Thanh tra, kiểm tra tại các địa phương:
Từ 20/4/2013 - 15/5/2013.
(Các Đoàn có trách nhiệm thông báo
nội dung, chương trình làm việc cho địa phương trước khi đến ít nhất 7
ngày).
2.2. Tại địa phương:
Căn cứ Kế hoạch triển khai THĐ năm 2013,
Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố xây dựng kế
hoạch thanh tra, kiểm tra cùng với kế hoạch triển khai THĐ để triển khai thực
hiện theo đúng hướng dẫn của Trung ương.
D. Báo cáo kết quả
1. Các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành
Trung ương báo cáo theo mẫu 1 gửi về Cục ATTP trước ngày 20/5/2013.
2. Báo cáo của địa phương:
2.1 Báo cáo của địa phương với Đoàn thanh
tra, kiểm tra liên ngành Trung ương khi Đoàn đến làm việc thực hiện theo mẫu 2
(số liệu tính đến thời điểm Đoàn liên ngành trung ương đến làm việc).
2.2 Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra
trong THĐ của địa phương thực hiện theo mẫu 2 (tính đến hết THĐ) gửi về
Cục ATTP cùng với báo cáo kết quả triển khai THĐ năm 2013 theo thời gian
quy định.
Đ. Bảo đảm kinh phí, phương tiện đi
lại
1. Tại tuyến trung ương
+ Tiền vé máy bay/tầu hoả, tiền ngủ, công
tác phí cho các thành viên đoàn thanh tra do cơ quan cử cán bộ tham gia tự bảo
đảm.
+ Đơn vị Trưởng đoàn chịu trách nhiệm
bảo đảm xe ô tô chở đoàn thanh tra, kiểm tra đi lại trong từng khu vực được
phân công.
2. Tại các địa phương
Kinh phí và phương tiện bảo đảm cho công
tác thanh tra, kiểm tra do địa phương quy định.
Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo các
quy định hiện hành./.
MẪU 1
BÁO CÁO
Kết quả thanh tra, kiểm tra
trong Tháng hành động vì CLVSATTP năm 2013 do Đoàn liên ngành T.Ư thực hiện
I. Ghi nhận báo cáo của các địa
phương với Đoàn liên ngành TW.
1. Công tác chỉ đạo của địa phương.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục.
3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch
Tháng hành động năm 2013.
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra
tại cơ sở thực phẩm do đoàn liên ngành T.Ư phối hợp với địa phương thực hiện:
Bảng
1: Tóm tắt kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT
|
Nội
dung
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
% so với tổng số được thanh tra
|
1
|
Tổng số cơ sở được thanh tra
|
|
|
2
|
Số cơ sở có vi phạm
|
|
|
3
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
Trong đó:
|
|
|
3.1
|
Số cơ sở vi phạm đã được xử lý ngay
trong qúa trình thanh tra (nêu rõ hình thức xử lý):
|
|
|
3.2
|
Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương
xử lý
|
|
|
Bảng 2:
Nội dung vi phạm chủ yếu tại các cơ sở thực phẩm:
TT
|
Nội dung
vi phạm
|
Số CS
được thanh tra
|
Số cơ
sở vi phạm
|
Tỷ lệ
%
|
1
|
Điều kiện vệ sinh cơ sở
|
|
|
|
2
|
Điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng
cụ
|
|
|
|
3
|
Điều kiện về con người
|
|
|
|
4
|
Công bố sản phẩm
|
|
|
|
5
|
Ghi nhãn thực phẩm
|
|
|
|
6
|
Quảng cáo thực phẩm
|
|
|
|
7
|
Chất lượng sản phẩm thực phẩm
|
|
|
|
8
|
Vi phạm khác (ghi rõ)
|
|
|
|
Bảng 3:
Kết qủa kiểm nghiệm mẫu do đoàn TW thực hiện
TT
|
Loại xét nghiệm
|
Kết quả
xét nghiệm mẫu
|
Tổng
số mẫu xét nghiệm
|
Số mẫu
không đạt
|
Tỷ
lệ % không đạt
|
1
|
Hóa lý
|
|
|
|
2
|
Vi sinh
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo
số liệu tại các bảng từ 1 - 3; nêu rõ những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế
của từng địa phương.
IV. Đề xuất kiến nghị của đoàn và ghi
nhận kiến nghị của địa phương.
(ghi cụ thể)
MẪU 2
BÁO CÁO
Kết quả thanh tra, kiểm tra
trong Tháng hành động năm 2013 do địa phương thực hiện
I. Công tác chỉ đạo:
(nêu cụ thể)
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra
tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở do
đoàn liên ngành T.Ư thực hiện và báo cáo):
1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm
tra
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra:
Trong đó:
1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến
tỉnh:
1.2 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến
huyện:
1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã:
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
Bảng 1:
Kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT
|
Loại
hình cơ sở thực phẩm
|
Tổng
số cơ sở
|
Số CS
được thanh, kiểm tra
|
Số cơ
sở đạt
|
Tỷ lệ
% đạt
|
1
|
Sản xuất, chế biến
|
|
|
|
|
2
|
Kinh doanh
|
|
|
|
|
3
|
Dịch vụ ăn uống
|
|
|
|
|
|
Tổng số (1 + 2 + 3)
|
|
|
|
|
Bảng 2:
Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT
|
Tổng
hợp tình hình vi phạm
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
% so với số được kiểm tra
|
1
|
Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm
tra
|
|
|
2
|
Số cơ sở có vi phạm
|
|
|
3
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
3.1
|
Hình thức phạt chính:
|
|
|
|
Số cơ sở bị cảnh cáo
|
|
|
|
Số cơ sở bị phạt tiền
|
|
|
|
Tổng số tiền phạt
|
|
|
3.2
|
Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc
phục hậu quả
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đóng cửa
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm
|
|
|
|
Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm
|
|
|
|
Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy
|
|
|
*
|
Số cơ sở phải khắc phục về nhãn
|
|
|
|
Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài
liệu q/cáo
|
|
|
|
Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ
lưu hành
|
|
|
*
|
Các xử lý khác
|
|
|
3.3
|
Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử
lý
|
|
|
3.4
|
Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử
lý (chỉ nhắc nhở)
|
|
|
Bảng
3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT
|
Nội dung
vi phạm
|
Số CS
được thanh tra
|
Số cơ
sở vi phạm
|
Tỷ lệ
%
|
1
|
Điều kiện vệ sinh cơ sở
|
|
|
|
2
|
Điều kiện trang thiết bị dụng cụ
|
|
|
|
3
|
Điều kiện về con người
|
|
|
|
4
|
Công bố sản phẩm
|
|
|
|
5
|
Ghi nhãn thực phẩm
|
|
|
|
6
|
Quảng cáo thực phẩm
|
|
|
|
7
|
Chất lượng sản phẩm thực phẩm
|
|
|
|
8
|
Vi phạm khác (ghi rõ)
|
|
|
|
Bảng 4:
Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT
|
Loại
xét nghiệm
|
Kết quả
xét nghiệm mẫu
|
Tổng
số mẫu xét nghiệm
|
Số mẫu
không đạt
|
Tỷ
lệ % không đạt
|
I
|
Xét nghiệm tại labo
|
|
|
|
1
|
Hóa lý
|
|
|
|
2
|
Vi sinh
|
|
|
|
|
Tổng số XN tại labo
|
|
|
|
II
|
XN nhanh
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo
số liệu thực tế tại các bảng từ 1 - 4.
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)