Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Pêru Người ký: ***
Ngày ban hành: 03/07/1998 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ PÊRU (1998).

Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pê ru, dưới đây gọi là "Các Bên";

Nhận thấy rằng việc mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại giữa các Bên sẽ góp phần vào lợi ích chung của nhân dân mỗi nước;

Khẳng định lòng mong muốn của hai bên phát triển quan hệ thương mại dựa trên những nguyên tắc chế độ tôí huệ quốc;

Thoả thuận rằng các mối quan hệ kinh tế là yếu tố quan trọng và cần thiết để tăng cường quan hệ song phương; và

Tin tưởng rằng Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên là cùng có lợi;

Đã thoả thuận như sau:

Điều 1

Các Bên thúc đẩy việc phát triển hợp tác kinh tế và thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác giữa hai nước phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.

Điều 2

Các Bên dành cho nhau chế độ tối huệ quốc về thuế quan, thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Mỗi Bên dành cho các sản phẩm xuất xứ tại hoặc xuất khẩu sang lãnh thổ của Bên kia đối xử không phân biệt trong việc áp dụng hạn chế số lượng và trong việc cấp giấy phép.

Tuy nhiên , những quy định này không áp dụng đối với:

a/ Những thuận lợi hoặc miễn trừ mà một trong hai Bên đã dành hoặc có thể sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu biên giới.

b/ Những thuận lợi hoặc miễn trừ mà một trong hai Bên đã dành hoặc có thể dành do việc tham gia của mình vào khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung hoặc bất kỳ hình thức liên kết kinh tế khu vực nào.

Điều 3

Các Bên khuyến khích và tạo thuận lợi tiếp xúc trực tiếp giữa các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.

Điều 4

Thanh toán các giao dịch được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định này được tiến hành bằng đồng tiền tự do chuyển đổi trừ phi các Bên liên quan thoả thuận khác đi trong một giao dịch đặc biệt nào đó phù hợp với luật lệ quốc tế.

Điều 5

Các Bên thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực mà hai Bên cùng quan tâm bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, liên doanh, hợp đồng từng phần và tạo thuận lợi cho các hoạt động khuyếch trương thương mại.

Điều 6

Nếu xảy ra trường hợp bán phá giá trong thương mại giữa hai Bên. Bên bị ảnh hưởng có thể yêu cầu Bên kia tiến hành tham khảo ý kiến càng sớm càng tốt nhằm làm rõ thực tế của trường hợp đó và để đạt được giải pháp hai Bên cùng thoả thuận. Trong trường hợp cách giải quyết trên không đạt được thông qua kênh nêu trên, các Bên tuân thủ luật pháp của mình về vấn đề đó.

Điều 7

Hiệp định này không ngăn cản các Bên cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh vì những lý do đạo đức công cộng, chính sách công cộng hoặc an ninh công cộng, bảo vệ sức khoẻ và đời sống con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lich sử hoặc khảo cổ, bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc các quy định liên quan đến vàng, bạc. Song việc cấm và hạn chế nói trên không được là phương tiện để phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại các Bên.

Điều 8

Các Bên thành lập Uỷ ban hỗn hợp kinh tế thương mại Việt Nam- Pêru nhằm giám sát việc thực hiện Hiệp định này, phân tích các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện và đưa ra khuyến nghị lên chính phủ hai nước để phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại song phương.

Uỷ ban hỗn hợp kinh tế thương mại Việt Nam- Pêru luân phiên gặp nhau tại Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pêru khi các Bên thấy cần thiết.

Điều 9

Mọi tranh chấp có thể nảy sinh giữa các Bên về việc hiểu hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng.

Điều 10

Hiệp định này có thể được sửa đổi theo sự thoả thuận của hai Bên. Những sửa đổi đó sẽ được chính thức hoá thông qua con đường ngoại giao.

Điều 11

Các Bên thông báo cho nhau bằng văn bản thông qua các kênh ngoại giao rằng yêu cầu pháp lý của môĩ nước để đưa Hiệp định này vào hiệu lực đã được hoàn thành.

Hiệp định này có hiệu lực 30 ngày sau kể từ ngày ghi trong thông báo cuối cùng.

Điều 12

Hiệp định này có hiệu lực 5 năm và mặc nhiên được gia hạn với cùng thời gian hiệu lực trên, trừ phi một Bên thông báo kết thúc Hiệp định này bằng văn bản thông qua con đường ngoại giao 6 tháng trước khi ngày hết hạn của thời kỳ quy định.

Những dự án đã ký theo Hiệp định này còn có hiệu lực và được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Hiệp định tới khi thực hiện xong các dự án đó.

Làm tại Hà Nội, ngày 3 tháng 7 năm 1998 thành hai bản gốc, bằng tiếng Việt, tiếng Tây ban nha và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có bất đồng về giải thích, sẽ dùng bản tiếng Anh làm căn cứ.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA PÊRU

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Chính phủ Pêru (1998)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.142

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.124.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!