Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên minh Châu Âu Người ký: ***
Ngày ban hành: 30/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

LỜI NÓI ĐẦU

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là “Việt Nam”,

Liên minh Châu Âu, sau đây gọi là “Liên minh”,

sau đây gọi chung là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”,

THỪA NHẬN sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc và giá trị chung đuợc phản ánh trong Hiệp định Đối tác và Hợp tác, và mối quan hệ kinh tế, thuơng mại và đầu tư quan trọng;

MONG MUỐN tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế, như là một phần và theo một cách thống nhất với các mối quan hệ tổng thể, và tin chắc rằng Hiệp định này sẽ tạo ra một không khí mới cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các Bên;

THỪA NHẬN rằng Hiệp định này sẽ bổ sung và thúc đẩy các nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực;

QUYẾT TÂM tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại, và đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, và để thúc đẩy thương mại và đầu tư theo Hiệp định này theo hướng lưu ý ở mức cao về bảo vệ môi trường và lao động, và các thỏa thuận và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;

MONG MUỐN nâng cao mức sống, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm mới và cải thiện phúc lợi chung và, với mục đích này, tái khẳng định cam kết thúc đẩy thương mại và tự do hóa đầu tư;

TIN TƯỞNG rng Hiệp định này sẽ tạo ra một thị trường mở rộng và an toàn cho hàng hóa và dịch vụ, và một môi trường ổn định, có thể dự đoán được cho thương mại và đầu tư, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty của các Bên trên thị trường toàn cầu;

TÁI KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên với Hiến chương Liên Hợp Quốc ký tại San Francisco vào ngày 26 tháng 6 năm 1945, và có liên quan đến các nguyên tắc nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948;

THỪA NHẬN tầm quan trọng của tính minh bạch trong thương mại quốc tế vì lợi ích của tất cả các bên liên quan;

N LỰC thiết lập quy tắc rõ rằng và cùng có lợi để điều chỉnh thương mại và đầu tư, và giảm bớt hoặc xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư giữa các Bên;

QUYT TÂM góp phần vào sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại quốc tế bng cách xóa bỏ rào cản thương mại thông qua Hiệp định này và để tránh tạo ra những rào cản mới cho thương mại và đầu tư giữa hai Bên mà có thể làm suy giảm những lợi ích của Hiệp định này;

XÂY DỰNG trên cơ sở quyền và nghĩa vụ tương ứng của các Bên theo Hiệp định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các hiệp định và thỏa thuận đa phương, khu vực và song phương khác mà các Bên tham gia;

MONG MUỐN thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các công ty của các Bên bằng cách mang lại một khuôn khổ pháp lý có thể dự đoán được cho quan hệ thương mại và đầu tư,

ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

CHƯƠNG 1

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG

ĐIỀU 1.1

Thiết lập một khu vực thương mại tự do

Các Bên sau đây thiết lập một khu vực thương mại tự do, phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định GATT 1994 và Điều V của Hiệp định GATS.

ĐIỀU 1.2

Mục tiêu

Các mục tiêu của Hiệp định này là t do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên phù hợp với các quy định của Hiệp định này.

ĐIỀU 1.3

Hiệp định Đối tác và Hợp tác

Vì mục đích của Hiệp định này, “Hiệp định Đối tác và Hợp tác” nghĩa là Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa một bên là Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên, và bên kia là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ký tại Búc-xen ngày 27 tháng 6 năm 2012.

ĐIỀU 1.4

Các Hiệp định WTO

Vì mục đích của Hiệp định này:

(a) “Hiệp định về Nông nghiệp” nghĩa là Hiệp định về Nông nghiệp trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(b) “Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ” nghĩa là Hiệp định về Mua sm của Chính phủ trong Phụ lục 4 của Hiệp định WTO;

(c) “Hiệp định về Kiểm định hàng hóa trước khi vận chuyển” nghĩa là Hiệp định về Kiểm định hàng hóa trước khi vận chuyển trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(d) “Hiệp định về Quy tắc xuất xứ” nghĩa là Hiệp định về Quy tắc xuất xứ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(e) “Hiệp định Chống bán phá giá” nghĩa là Hiệp đinh về Thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(f) Hiệp định trị giá hải quan” nghĩa là Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(g) “DSU” nghĩa là Thỏa thuận về Quy tc và Thủ tục giải quyết tranh chấp trong Phụ lục 2 của Hiệp định WTO;

(h) “GATS” nghĩa là Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ trong Phụ lục 1B của Hiệp định WTO;

(i) “GATT 1994” nghĩa là Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(j) “Hiệp định cấp phép nhập khẩu” nghĩa là Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(k) “Hiệp định tự vệ” nghĩa là Hiệp định về Tự vệ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(l) “Hiệp định SCM” nghĩa là Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đi kháng trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(m) “Hiệp định SPS” nghĩa là Hiệp định về Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(n) “Hiệp định TBT” nghĩa là Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đi với thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;

(o) “Hiệp định TRIPS” nghĩa là Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong Phụ lục 1C của Hiệp định WTO; và

(p) “Hiệp định WTO” nghĩa là Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới thực hiện tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994.

ĐIỀU 1.5

Định nghĩa chung

Vì mục đích của Hiệp định này, trừ khi có quy định khác:

(a) “ngày” nghĩa là ngày dương lịch;

(b) “trong nước” đối với Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên là theo quy phạm pháp luật, luật hoặc các quy định, và đối với Việt Nam1 là theo quy phạm pháp luật, luật hoặc các quy định ở cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương;

(c) “hàng hóa” là các sản phẩm được hiểu theo Hiệp định GATT 1994, trừ khi được quy định khác trong Hiệp định này;

(d) “Hệ thống hài hòa” nghĩa là Hệ thống hài hòa mã hóa và mô tả hàng hóa, bao gồm tất cả các ghi chú pháp lý và các sửa đổi (sau đây gọi tắt là “HS”);

(e) “IMF” nghĩa là Quỹ Tiền tệ Quốc tế;

(f) “biện pháp” là bất kỳ biện pháp nào được đưa ra bởi một Bên, dưới hình thức luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định, hành vi hành chính hoặc bất kỳ hình thức nào khác;

(g) “thể nhân của một Bên” nghĩa là một công dân của một trong các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam, theo luật pháp tương ứng của các Bên;2

(h) “người” nghĩa là một thể nhân hoặc một pháp nhân;

(i) “nước thứ ba” là nước hoặc vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi lãnh thổ áp dụng của Hiệp định này như đã được định nghĩa tại Điều 17.24 (Lãnh thổ áp dụng);

(j) “UNCLOS” là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển được thực hiện tại Vịnh Mon-tê-gô vào ngày 10 tháng 12 năm 1982;

(k) “WIPO” nghĩa là Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới; và

(l) “WTO” nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới.

CHƯƠNG 2

ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

ĐIỀU 2.1

Mục đích

Các Bên sẽ từng bước tiến tới tự do hóa thương mại hàng hóa và cải thiện việc mở cửa thị trường trong một khoảng thời gian chuyển tiếp, bắt đầu từ khi Hiệp định này có hiệu lực, tuân thủ các quy định của Hiệp định này và phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định GATT 1994.

ĐIỀU 2.2

Phạm vi

Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, Chương này áp dụng đối với thương mại hàng hóa giữa các Bên.

ĐIỀU 2.3

Định nghĩa

Vì các mục đích của Chương này:

(a) “trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp” nghĩa là các trợ cấp được định nghĩa tại khoản (e) Điều 1 của Hiệp định về Nông nghiệp, bao gồm các sửa đổi của Điều đó;

(b) “hàng hóa nông nghiệp” nghĩa là hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục 1 của Hiệp định về Nông nghiệp;

(c) “giao dịch lãnh sự” nghĩa là quy trình thủ tục lấy hóa đơn lãnh sự hoặc thị thực lãnh sự cho hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, bản kê khai hàng hóa, tờ khai xuất khẩu của bên gửi hàng hoặc bất kỳ các chứng từ hải quan nào khác liên quan đến việc nhập khẩu của hàng hóa từ cơ quan Lãnh sự của Bên nhập khẩu tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu, hoặc tại lãnh thổ của một nước thứ ba;

(d) “thuế quan” nghĩa là bất kỳ loại thuế hoặc phí nào được áp dụng hoặc liên quan tới việc nhập khẩu hàng hóa, bao gồm các hình thức phụ thu hoặc phụ phí được áp dụng hoặc liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa đó, và không bao gồm bất kỳ:

(i) khoản phí tương đương với một loại thuế nội địa được áp dụng theo các quy định tại Điều 2.4 (Đối xử quốc gia);

(ii) thuế áp dụng phù hợp với Chương 3 (Phòng vệ thương mại);

(iii) thuế áp dụng phù hợp với Điều VI, XVI và XIX của Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Chống bán phá giá, Hiệp định SCM, Hiệp định về biện pháp Tự vệ, Điều 5 của Hiệp định về Nông nghiệp và Thỏa thuận DSU; và

(iv) phí hoặc các khoản phí khác phù hợp với Điều 2.18 (Phí, lệ phí khác và thủ tục hành chính liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu);

(e) “thủ tục cấp phép xuất khẩu” là các thủ tục hành chính3 được sử dụng cho hoạt động của các cơ chế cấp phép xuất khẩu mà yêu cầu nộp hồ sơ hoặc các chứng từ khác, ngoài các giấy tờ được yêu cầu cho mục đích hải quan, cho một cơ quan hành chính có liên quan như một điều kiện trước khi xuất khẩu từ lãnh thổ của Bên xuất khẩu;

(f) “thủ tục cấp phép nhập khẩu” là các thủ tục hành chính4 được sử dụng cho hoạt động của các cơ chế cấp phép nhập khẩu mà yêu cầu nộp hồ sơ hoặc các chứng từ khác, ngoài các giấy tờ được yêu cầu cho mục đích hải quan, cho một cơ quan hành chính có liên quan như một điều kiện trước khi nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên nhập khẩu;

(g) “thủ tục cấp phép xuất khẩu không tự động” là các thủ tục cấp phép xuất khẩu không dành cho mọi pháp nhân và thể nhân cho dù đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bên liên quan đến các hoạt động xuất khẩu của hàng hóa là đối tượng điều chỉnh của các thủ tục cấp phép xuất khẩu đó;

(h) “thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động” là các thủ tục cấp phép nhập khẩu mà giấy phép không được cấp cho tất cả pháp nhân và thể nhân cho dù đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bên liên quan đến các hoạt động nhập khẩu của hàng hóa là đối tượng điều chỉnh của các thủ tục cấp phép nhập khẩu đó;

(i) “xuất xứ” là xuất xứ của một hàng hóa khi được xác định phù hợp với các quy tắc xuất xứ được nêu trong Nghị định thư 1 (Liên quan đến định nghĩa của khái niệm “Hàng hóa có xuất xứ” và các phương thức hợp tác hành chính);

(j) “yêu cầu thực hiện” nghĩa là yêu cầu rằng:

(i) một số lượng, trị giá hoặc tỷ lệ phần trăm nhất định của hàng hóa được xuất khẩu;

(ii) hàng hóa của Bên cấp giấy phép nhập khẩu được thay thế cho hàng nhập khẩu;

(iii) một cá nhân được hưởng lợi từ giấy phép nhập khẩu mua hàng hóa khác trong lãnh thổ của Bên cấp giấy phép nhập khẩu, hoặc dành ưu tiên cho hàng hóa sản xuất trong nước;

(iv) một cá nhân được hưởng lợi từ giấy phép nhập khẩu phải sản xuất hàng hóa trong lãnh thổ của Bên cấp phép nhập khẩu, với một số lượng, trị giá hoặc phần trăm nhất định hàm lượng nội địa; hoặc

(v) gắn khối lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu với khối lượng hoặc giá trị hàng xuất khẩu, hoặc với lượng ngoại hối thu được dưới bất kỳ hình thức nào; và

(k) “hàng tân trang” nghĩa là hàng hóa được phân loại tại Chương HS 84, 85, 87, 90 hoặc 94.02, ngoại trừ hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục 2-A-5 (Hàng hóa loại trừ khỏi định nghĩa của hàng tân trang) mà:

(i) được cấu tạo hoàn toàn hoặc một phần từ các bộ phận của sản phẩm đã được sử dụng trước đó; và

(ii) có tính năng hoạt động và các điều kiện vận hành cũng như tuổi thọ tương tự như sản phẩm mới nguyên bản, và được bảo hành như hàng mới.

ĐIỀU 2.4

Đối xử quốc gia

Mỗi Bên phải dành cho hàng hóa của Bên còn lại đối xử quốc gia phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT 1994, bao gồm các ghi chú và diễn giải của Điều này. Để đạt mục tiêu này, các nghĩa vụ tại Điều III của Hiệp định GATT 1994 cùng với các ghi chú và din giải được tích hợp và tạo thành một phần của Hiệp định này, cùng với những sửa đổi phù hợp.

ĐIỀU 2.5

Phân loại hàng hóa

Việc phân loại hàng hóa trong thương mại giữa các Bên sẽ phù hợp với danh mục thuế quan của môi Bên và phù hợp với HS.

ĐIỀU 2.6

Hàng tân trang

Các Bên sẽ đối xử với hàng tân trang giống như với hàng hóa mới tương tự. Một Bên có thể yêu cầu dán nhãn cụ thể đối với hàng tân trang để tránh việc lừa gạt người tiêu dùng. Mỗi Bên sẽ thực thi Điều khoản này trong một giai đoạn chuyển tiếp không quá 3 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 2.7

Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan

1. Trừ phi có quy định khác trong Hiệp định này, mỗi Bên sẽ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia phù hợp với Biểu cam kết trong các Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan).

2. Để tính toán các khoản cắt giảm liên tiếp quy định tại khoản 1, thuế suất cơ sở của thuế quan của mỗi hàng hóa sẽ là một mức thuế suất nhất định được nêu chi tiết tại Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan). Việc xóa bỏ thuế quan tại Tiểu phụ lục 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) không áp dụng cho phương tiện vận tải đã qua sử dụng theo mã HS 87.02, 87.03 và 87.04.

3. Nếu một Bên cắt giảm thuế suất đối xử tối huệ quốc áp dụng thấp hơn thuế quan áp dụng phù hợp với Biểu cam kết thuế quan tương ứng trong Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan), hàng hóa có xuất xứ của Bên kia sẽ được phép hưởng mức thuế thấp hơn đó.

4. Trừ phi có quy định khác tại Hiệp định này, không Bên nào được tăng bất kỳ mức thuế quan đang áp dụng nào nêu tại Biểu cam kết của Bên đó trong Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2- A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan), hoặc áp dụng mức thuế quan mới đối với một hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia.

5. Một Bên có thể đơn phương đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia theo Biểu cam kết của Bên đó trong Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan). Bên nào xem xét đẩy nhanh việc cắt giảm thuế quan này sẽ phải thông báo cho Bên kia sớm nhất có thể trước khi thuế suất mới có hiệu lực. Việc đơn phương đẩy nhanh cắt giảm thuế quan không ngăn cản Bên đó tăng mức thuế quan trở lại như mức đã nêu tại từng lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan trong Biểu cam kết tương ứng của mỗi Bên trong Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan).

6. Theo yêu cầu của một Bên, các Bên sẽ tiến hành tham vấn để xem xét đẩy nhanh hoặc mở rộng phạm vi cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đang áp dụng theo Biểu cam kết tương ứng của mỗi Bên trong Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan). Nếu các Bên đồng ý sửa đổi Hiệp định này nhm đẩy nhanh hoặc mở rộng phạm vi cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, bất kỳ sửa đổi được thống nhất này sẽ thay thế bất kỳ mức thuế quan hoặc lộ trình nào đối với hàng hóa được xác định theo Biểu cam kết của các Bên. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực phù hợp với Điều 17.5 (Sửa đổi).

ĐIỀU 2.8

Quản lý các sai sót hành chính

Trong trường hợp xảy ra sai sót của cơ quan hành chính trong việc quản lý phù hợp của hệ thống ưu đãi khi xuất khẩu, và đặc biệt trong việc áp dụng Nghị định thư 1 (Liên quan đến định nghĩa của khái niệm “Hàng hóa có xuất xứ” và các phương thức hợp tác hành chính), mà sai sót này dẫn đến kết quả liên quan đến thuế suất nhập khẩu, thì Bên nhập khẩu có thể yêu cầu Ủy ban Thương mại được thành lập theo Điều 17.1 (Ủy ban Thương mại) kiểm tra về khả năng thông qua các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết tình trạng đó.

ĐIỀU 2.9

Các biện pháp cụ thể liên quan đến ưu đãi thuế quan

1. Các Bên sẽ hợp tác trong việc đấu tranh chống vi phạm hải quan liên quan đến ưu đãi thuế quan được hưởng theo Chương này.

2. Vì mục đích tại khoản 1, mỗi Bên sẽ dành cho Bên kia hợp tác hành chính và hỗ trợ quản trị lẫn nhau về hải quan và các vấn đề liên quan như là một phần của việc thực thi và kiểm soát các ưu đãi thuế quan, bao gồm các nghĩa vụ sau:

(a) xác định các tình trạng xuất xứ của một sản phẩm hoặc các sản phẩm có liên quan;

(b) tiến hành xác minh bằng chứng của xuất xứ và cung cấp kết quả xác minh đó cho Bên kia; và

(c) cấp phép cho Bên nhập khẩu thực hiện các chuyến làm việc nhằm xác minh tính xác thực của tài liệu hoặc tính chính xác của thông tin liên quan đến việc dành ưu đãi thuế được đề cập.

3. Trong trường hợp, phù hợp với các quy định về hợp tác hành chính hoặc hỗ trợ quản trị cùng nhau về hải quan và các vấn đề liên quan được nêu tại khoản 2, Bên nhập khẩu xác định rằng bằng chứng về xuất xứ đã được Bên xut khu phát hành không đúng do các yêu cầu quy định trong Nghị định thư 1 (Liên quan đến định nghĩa của khái niệm "Hàng hóa có xuất xứ” và các phương thức hợp tác hành chính) không được đáp ứng, Bên nhập khẩu đó có thể từ chối áp dụng ưu đãi thuế quan đối với người khai báo đã khai báo rằng hàng hóa đã có bằng chứng về xuất xứ được ban hành.

4. Nếu Bên nhập khẩu cho rằng việc từ chối ưu đãi thuế quan đối với từng lô hàng như quy định tại khoản 3 là không đủ để thực thi và kiểm soát ưu đãi thuế quan của một sản phẩm nhất định, Bên đó có thể, theo quy trình thủ tục được nêu tại khoản 5, tạm thời trì hoãn các ưu đãi thuế quan liên quan đối với các sản phẩm đó trong các trường hợp sau:

(a) khi Bên đó thấy rằng đã có một sự vi phạm hải quan có hệ thống liên quan đến khai báo ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này; hoặc

(b) khi Bên đó thấy rằng Bên xuất khẩu đã không tuân thủ một cách có hệ thống các nghĩa vụ nêu tại khoản 2.

5. Cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu sẽ thông báo không chậm trễ cho cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu các phát hiện của mình, cung cấp thông tin có thể kiểm chứng mà dựa trên đó các phát hiện được tiến hành và tham vấn với cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu nhằm hướng đến một giải pháp được hai bên chấp nhận.

6. Nếu sau 30 ngày k từ ngày thông báo được nêu tại khoản 5, các cơ quan có thm quyn không đạt được một giải pháp đồng thuận đối với cả hai Bên, thì Bên nhập khẩu sẽ đề xuất không chậm trễ vấn đề này với Ủy ban Thương mại.

7. Nếu trong vòng 60 ngày kể từ khi vấn đề được đề xuất lên, Ủy ban Thương mại không đạt được đồng thuận về một giải pháp có thể chấp nhận được, Bên nhập khẩu có thể tạm thời đình chỉ ưu đãi thuế quan đối với các sản phẩm liên quan.

Bên nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp đình chỉ tạm thời ưu đãi thuế quan theo quy định tại khoản này chỉ trong một khoảng thời gian cần thiết để bảo vệ lợi ích tài chính và cho đến khi Bên xuất khẩu cung cấp bằng chứng thuyết phục về khả năng tuân thủ các nghĩa vụ nêu tại khoản 2 và cung cấp biện pháp kiểm soát hiệu quả để thực thi các nghĩa vụ đó.

Biện pháp đình chỉ tạm thời không được vượt quá thời hạn ba tháng. Nếu các điều kiện dẫn đến việc phát sinh đình chỉ ban đầu vẫn tồn tại sau khi hết thời hạn ba tháng, Bên nhập khẩu có thể quyết định gia hạn biện pháp đình chỉ với thời hạn ba tháng nữa. Bất kỳ sự đình chỉ nào cũng phải được tham vấn định kỳ trong phạm vi Ủy ban Thương mại.

8. Bên nhập khẩu, phù hợp với quy trình nội bộ của mình, phải công bố các thông báo cho các nhà nhập khẩu về bất kỳ thông báo và quyết định nào liên quan đến biện pháp đình chỉ tạm thời nêu tại khoản 4. Bên nhập khẩu sẽ thông báo không chậm trễ cho Bên xuất khẩu và Ủy ban Thương mại về bất kỳ thông báo và quyết định đó.

ĐIỀU 2.10

Hàng hóa sửa chữa

1. Một Bên không được áp dụng thuế quan đối với hàng hóa, bất kể xuất xứ từ đâu, được tái nhập khẩu vào lãnh thổ của mình sau khi tạm thời xuất khẩu từ lãnh thổ của nước mình sang lãnh thổ Bên kia sửa chữa, bất kể sửa chữa đó có được tiến hành tại lãnh thổ của Bên có hàng hóa tạm thời xuất khẩu để sửa chữa hay không.

2. Khoản 1 không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào kho ngoại quan trong khu vực thương mại tự do hoặc các khu vực tương đương, mà được xuất khẩu để sửa chữa và không được nhập khẩu trở lại kho ngoại quan trong khu vực thương mại tự do hoặc các khu vực tương đương.

3. Một Bên không được áp dụng thuế quan cho hàng hóa, bất kể xuất xứ từ đâu, được tạm thời nhập khẩu từ lãnh thổ của Bên kia để sửa chữa.

4. Vì mục đích của Điều này, thuật ngữ “sửa chữa” nghĩa là bất kỳ hoạt động xử lý nào thực hiện trên hàng hóa để khắc phục các khiếm khuyết vận hành hoặc hư hỏng vật chất và tái lập hàng hóa trở về chức năng ban đầu hoặc nhm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cho việc sử dụng hàng hóa đó mà nếu thiếu quá trình xử lý này thì hàng hóa không thể sử dụng một cách bình thường theo mục đích đã đề ra. Sửa chữa hàng hóa bao gồm việc khôi phục và bảo trì. Hoạt động này không bao gồm thao tác hoặc quy trình mà:

(a) phá hủy các đặc tính cơ bản của hàng hóa hoặc tạo nên hàng hóa mới hoặc hàng hóa khác hoàn toàn về thương mại;

(b) biến hàng hóa chưa hoàn thiện trở thành sản phẩm hoàn chỉnh; hoặc

(c) được sử dụng nhằm cải thiện hoặc nâng cấp đặc tính kỹ thuật của hàng hóa.

ĐIỀU 2.11

Thuế xuất khẩu, thuế hoặc các khoản thu khác

1. Một Bên không được duy trì hoặc áp dụng bất kỳ loại thuế hải quan, thuế và các khoản thu khác nào áp dụng cho hoặc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa sang lãnh thổ của Bên kia, mà vượt quá mức thuế và phí áp dụng cho các hàng hóa tương đương được nhập khẩu cho mục đích tiêu dùng nội địa, trừ khi tuân thủ Biểu cam kết trong Tiểu phụ lục 2-A-3 (Biểu cam kết thuế xuất khẩu của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan).

2. Nếu một Bên áp dụng thuế và phí thấp hơn đối với hoặc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa, và nếu thấp hơn mức thuế được tính toán theo Biểu cam kết trong Tiểu phụ lục 2-A-3 (Biểu cam kết thuế xuất khẩu của Việt Nam) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan), thì mức thuế thấp hơn đó sẽ được áp dụng. Khoản này không áp dụng cho sự đối xử ưu đãi hơn dành cho nước thứ ba bất kỳ theo một thỏa thuận ưu đãi thương mại.

3. Theo yêu cầu của một trong các Bên, Ủy ban Thương mại sẽ tiến hành rà soát bất kỳ loại thuế và phí khác áp dụng đối với hoặc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa sang lãnh thổ của Bên kia, khi một Bên dành sự đối xử ưu đãi hơn cho bên thứ 3 bất kỳ theo một thỏa thuận ưu đãi thương mại.

ĐIỀU 2.12

Trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp

1. Trong bối cảnh đa phương, các Bên chia sẻ đồng thời mục tiêu về xóa bỏ và ngăn chặn việc tái áp dụng tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu và các nguyên tắc đối với mọi biện pháp xuất khẩu mà có ảnh hưởng tương đương đối với nông sản. Vì mục đích đó, các Bên sẽ hợp tác vì mục tiêu tăng cường các nguyên tắc đa phương về doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu nông sản, trợ cấp lương thực quốc tế và hỗ trợ tài chính xuất khẩu.

2. Bắt đầu từ khi Hiệp định này có hiệu lực, Bên xuất khẩu không được phép đưa ra hoặc duy trì bất kỳ trợ cấp xuất khẩu nào hoặc các biện pháp khác có ảnh hưởng tương đương đối với bất kỳ loại nông sản nào là đối tượng của việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan bởi Bên nhập khẩu phù hợp với Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan) và là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên nhập khẩu.

ĐIỀU 2.13

Thực thi các quy định thương mại

Theo Điều X của Hiệp định GATT 1994, mỗi Bên sẽ áp dụng một cách thống nhất, công bằng và hợp lý tất cả các luật lệ, quy định, quyết định hành chính và phán quyết của tòa án của liên quan đến:

(a) việc phân loại hoặc định giá hàng hóa cho mục đích hải quan;

(b) Thuế quan, thuế hoặc các khoản thu khác;

(c) các yêu cầu, hạn chế hoặc lệnh cấm liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu;

(d) chuyển tiền thanh toán; và

(e) các vấn đề ảnh hưởng đến bán hàng, phân phối, vận chuyển, bảo hiểm, kiểm tra kho bãi, triển lãm, xử lý, pha trộn hoặc hình thức sử dụng hàng hóa khác cho mục đích hải quan.

ĐIỀU 2.14

Hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu

1. Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định này, một Bên không được áp dụng hay duy trì bất kỳ hình thức cấm hoặc hạn chế nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào của Bên kia hoặc xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào sang lãnh thổ của Bên kia, phù hợp với Điều XI của Hiệp định GATT 1994 cùng với các ghi chú và quy định bổ sung của Điều khoản này. Để đạt được điều đó, Điều XI của Hiệp định GATT 1994 cùng với các ghi chú và quy định bổ sung được tích hợp và tạo thành một phần của Hiệp định này, cùng với những sửa đổi phù hợp.

2. Khoản 1 không cấm một Bên áp dụng hoặc duy trì:

(a) cấp phép nhập khẩu có điều kiện dựa trên việc đáp ứng yêu cầu thực hiện; hoặc

(b) biện pháp hạn chế xuất khẩu t nguyện.

3. Khoản 1 và 2 không áp dụng đối với hàng hóa được liệt kê tại Tiểu phụ lục 2-A-4 (Hàng hóa mà Việt Nam áp dụng các biện pháp cụ thể). Bất kỳ sửa đổi về luật và quy định của Việt Nam mà sẽ cắt giảm phạm vi hàng hóa được liệt kê tại Tiểu phụ lục 2-A-4 (Hàng hóa mà Việt Nam áp dụng các biện pháp cụ thể) sẽ t động áp dụng theo Hiệp định này. Bất kỳ ưu đãi nào mà Việt Nam dành cho các đối tác thương mại bất kỳ liên quan đến phạm vi hàng hóa được liệt kê tại Tiểu phụ lục 2-A-4 (Hàng hóa mà Việt Nam áp dụng các biện pháp cụ thể) sẽ tự động áp dụng theo Hiệp định này. Việt Nam sẽ thông báo cho Liên minh Châu Âu về bất kỳ sự thay đổi hay ưu đãi được nêu tại khoản này.

4. Theo Hiệp định WTO, một Bên có thể thực thi bất kỳ biện pháp nào được Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO cho phép đối với Bên kia.

5. Khi một Bên áp dụng hoặc duy trì biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải đảm bảo minh bạch hóa về biện pháp đó.

ĐIỀU 2.15

Các quyền thương mại và quyền liên quan khác đối với dược phẩm

1. Việt Nam sẽ áp dụng và duy trì các văn kiện pháp lý phù hợp cho phép các công ty dược phẩm nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nhập khẩu dược phẩm mà đã có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về việc tiếp thị. Không làm ảnh hưởng tới Biểu cam kết của Việt Nam trong Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó được phép bán dược phẩm được nhập khẩu hợp pháp cho các nhà phân phối hoặc nhà bán buôn mà có quyền phân phối dược phẩm tại Việt Nam.

2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu tại khoản 1 được phép:

(a) xây dựng nhà kho để chứa dược phẩm họ nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam phù hợp với các quy định được ban hành bởi Bộ Y tế, hoặc các cơ quan dưới quyền;

(b) cung cấp thông tin về dược phẩm họ đã nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phù hợp với quy định của Bộ Y tế, hoặc các cơ quan dưới quyền, và các cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam; và

(c) thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng theo quy định của Điều 3 (Tiêu chuẩn quốc tế) của Phụ lục 2-C (Dược phẩm và thiết bị y tế) và phù hợp với các quy định của Bộ Y Tế, hoặc các cơ quan dưới quyền nhằm đảm bảo dược phẩm mà họ nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam là thích hợp cho tiêu dùng nội địa.

ĐIỀU 2.16

Thủ tục cấp phép nhập khẩu

1. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định cấp phép nhập khẩu.

2. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia về thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành của nước mình, bao gồm cơ sở pháp lý và trang thông tin mạng chính thống có liên quan, trong vòng 30 ngày từ khi Hiệp định này có hiệu lực, trừ phi đã thông báo hoặc cung cấp thông tin theo Điều 5 hoặc khoản 3 Điều 7 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu. Thông báo phải chứa đựng thông tin như quy định tại Điều 5 hoặc khoản 3 Điều 7 của Hiệp định Cấp phép nhập khẩu.

3. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu nào mới hoặc sửa đổi đang định thông qua trong khoảng thời gian không muộn hơn 45 ngày trước khi thủ tục mới hoặc sửa đổi có hiệu lực. Trong mọi trường hợp, các Bên không được phép thông báo muộn hơn 60 ngày sau ngày công bố về thủ tục mới hoặc sửa đổi, trừ phi đã được thông báo theo Điều 5 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu. Thông báo phải chứa đựng thông tin như quy định tại Điều 5 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu.

4. Mỗi Bên sẽ công bố trên một trang thông tin chính thống các thông tin được yêu cầu theo tiểu đoạn 4(a) Điều 1 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu.

5. Khi có yêu cầu của một Bên, Bên kia phải trả lời trong vòng 60 ngày, nếu đó là một yêu cầu hợp lý, thông tin liên quan đến bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu nào mà Bên đó định thông qua, hoặc đã thông qua hoặc duy trì, cũng như những tiêu chí cấp hoặc phân bổ giấy phép nhập khẩu, bao gồm điều kiện nộp đơn đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan hành chính cần tiếp cận và danh sách sản phẩm thuộc diện cấp phép.

6. Các Bên sẽ thông qua và quản lý thủ tục cấp phép nhập khẩu tuân thủ theo:

(a) khoản 1 đến 9 Điều 1 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu;

(b) Điều 2 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu; và

(c) Điều 3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu.

Để đạt mục tiêu này, các quy định nêu tại điểm (a), (b) và (c) của khoản này được tích hợp và tạo thành một phần của Hiệp định này, với các sửa đổi phù hợp.

7. Một Bên sẽ chỉ tự động áp dụng hoặc duy trì thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động như là một điều kiện nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó nhm thi hành các mục tiêu hp pháp sau khi tiến hành đánh giá tác động thích hp.

8. Một Bên sẽ cấp giấy phép nhập khẩu trong một khoảng thời gian hợp lý, không ngắn hơn so thời gian đã được quy định tại pháp luật trong nước về yêu cầu cấp phép nhập khẩu, và không gây nên sự ngăn chặn nhập khẩu.

9. Khi một Bên từ chối đơn xin cấp phép nhập khẩu đối với một hàng hóa của Bên kia thì theo yêu cầu của người nộp đơn, Bên đó phải trả lời bng văn bản về lý do từ chối cấp giấy phép nhập khẩu ngay sau khi nhận được yêu cầu. Người nộp đơn có quyền khiếu nại hoặc xin xem xét lại phù hợp với luật pháp và thủ tục trong nước của Bên nhập khẩu.

10. Các Bên sẽ chỉ áp dụng hoặc duy trì thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động nhằm thực thi các biện pháp không phù hợp với Hiệp định này, bao gồm Điều 2.22 (Ngoại lệ chung). Bên áp dụng thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động phải nêu rõ mục đích của quy trình thủ tục này.

ĐIỀU 2.17

Thủ tục cấp phép xuất khẩu

1. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia về thủ tục cấp phép xuất khẩu hiện hành của mình, bao gồm cơ sở pháp lý và trang thông tin mạng chính thống có liên quan, trong vòng 30 ngày từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

2. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia bất kỳ thủ tục cấp phép xuất khẩu nào mới hoặc sửa đổi đang định thông qua trong khoảng thời gian không muộn hơn 45 ngày trước khi thủ tục mới hoặc sửa đổi có hiệu lực. Trong mọi trường hợp, các Bên không được phép thông báo muộn hơn 60 ngày sau ngày công bố về thủ tục mới hoặc sửa đổi đó.

3. Thông báo nêu tại khoản 1 và 2 phải chứa đựng những thông tin sau:

(a) lời văn của quy trình thủ tục cấp phép xuất khẩu, bao gồm bất kỳ sự sửa đổi nào;

(b) hàng hóa là đối tượng cấp phép xuất khẩu;

(c) đối với từng thủ tục cấp phép xuất khẩu, mô tả về:

(i) quy trình nộp đơn xin cấp phép xuất khẩu; và

(ii) các tiêu chí mà người nộp đơn phải đáp ứng để được cấp phép xuất khẩu;

(d) một hoặc các đầu mối liên lạc mà các bên quan tâm có thể hỏi thêm thông tin về điều kiện xin giấy phép xuất khẩu;

(e) bộ phận hành chính tiếp nhận hồ sơ và các giấy tờ liên quan;

(f) khoảng thời gian mà từng thủ tục cấp phép xuất khẩu có hiệu lực;

(g) tổng lượng hạn ngạch và nếu có thể, giá trị của hạn ngạch và ngày mở, ngày đóng hạn ngạch nếu Bên đó định áp dụng thủ tục cấp phép xuất khẩu nhằm quản lý hạn ngạch xuất khẩu; và

(h) bất kỳ ngoại lệ nào của yêu cầu cấp phép xuất khẩu, cách thức yêu cầu các ngoại lệ đó, và các tiêu chí để được áp dụng các ngoại lệ này.

4. Mỗi Bên sẽ công bố các thủ tục cấp phép xuất khẩu hiện hành, bao gồm cơ sở pháp lý và trang thông tin mạng chính thống có liên quan. Mỗi Bên cũng sẽ công bố bất kỳ thủ tục mới hoặc sửa đổi sớm nhất và trong mọi trường hợp không được phép muộn hơn 45 ngày sau khi thông qua và ít nhất 25 ngày trước khi có hiệu lực.

5. Khi có yêu cầu của một Bên, Bên kia phải trả lời trong vòng 60 ngày, nếu đó là một yêu cầu hợp lý, liên quan đến bất kỳ thủ tục cấp phép xuất khẩu nào mà Bên đó định thông qua, hoặc đã thông qua hoặc duy trì, cũng như những tiêu chí cấp hoặc phân bổ giấy phép xuất khẩu, bao gồm điều kiện nộp đơn đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan hành chính thực hiện việc nộp đơn, các cơ quan hành chính cần tiếp cận và danh sách sản phẩm thuộc diện cấp phép.

6. Các Bên sẽ thông qua và quản lý thủ tục cấp phép xuất khẩu tuân thủ theo:

(a) khoản 1 đến 9 Điều 1 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu;

(b) Điều 2 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu;

(c) Điều 3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu ngoại trừ các tiểu đoạn 5(a), (c), (j) và (k).

Để đạt mục tiêu này, các quy định về Hiệp định cấp phép nhập khẩu nêu tại tiểu đoạn (a), (b) và (c) của khoản này được tích hợp và tạo thành một phần của Hiệp định này, với các sửa đi phù hợp.

7. Mỗi Bên phải đảm bảo tất cả các thủ tục cấp phép xuất khẩu là trung lập và được quản lý theo cách công bng, vô tư, không phân biệt đối xử và minh bạch.

8. Một Bên sẽ cấp giấy phép xuất khẩu cho một khoảng thời gian hợp lý, không ngắn hơn so với quy định của pháp luật trong nước về yêu cầu cấp phép xuất khẩu, và không gây nên sự ngăn chặn xuất khẩu.

9. Khi một Bên từ chối đơn xin cấp phép xuất khẩu đối với một hàng hóa của Bên kia thì theo yêu cầu của người nộp đơn, Bên đó phải trả lời bằng văn bản về lý do từ chối ngay sau khi nhận được yêu cầu. Người nộp đơn có quyền khiếu nại hoặc xin xem xét lại phù hợp với luật pháp và thủ tục trong nước của Bên xuất khẩu.

10. Một Bên sẽ chỉ áp dụng hoặc duy trì thủ tục cấp phép xuất khẩu tự động như là một điều kiện xuất khẩu từ lãnh thổ của Bên đó nhằm thi hành các mục tiêu hợp pháp sau khi tiến hành đánh giá tác động thích hợp.

11. Các Bên sẽ chỉ áp dụng và duy trì thủ tục cấp phép xuất khẩu không tự động nhằm thực thi một biện pháp không phù hợp với Hiệp định này, bao gồm Điều 2.22 (Ngoại lệ chung). Bên áp dụng thủ tục cấp phép xuất khẩu không tự động phải nêu rõ mục đích thực hiện của thủ tục này.

ĐIỀU 2.18

Phí, lệ phí khác và thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu

1. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các khoản phí, lệ phí, thủ tục và yêu cầu, ngoại trừ các thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu và biện pháp được liệt kê tại tiểu đoạn (d)(i), (ii) và (iii) của Điều 2.3 (Các Định nghĩa), phù hợp với nghĩa vụ của các Bên theo Điều VIII của Hiệp định GATT 1994, bao gồm các ghi chú và quy định bổ sung.

2. Một Bên sẽ chỉ áp dụng các khoản phí và lệ phí đối với các dịch vụ đuợc cung cấp liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Phí và lệ phí sẽ không dựa trên cơ sở thuế suất phần trăm và không vượt quá chi phí tương đương của dịch vụ được cung cấp. Mỗi Bên sẽ công bố thông tin về các loại phí và lệ phí mà Bên đó áp dụng liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa theo Điều 4.10 (Phí và lệ phí).

3. Một Bên sẽ không yêu cầu giao dịch lãnh sự, bao gồm các khoản phí và lệ phí liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, một Bên sẽ không yêu cầu chứng nhận lãnh sự đối với việc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định này.

ĐIỀU 2.19

Dán nhãn xuất xứ

Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định này, nếu Việt Nam áp dụng các yêu cầu bắt buộc về dán nhãn xuất xứ đối với các sản phẩm phi nông nghiệp của Liên minh Châu Âu thì Việt Nam sẽ chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” hoặc nhãn tương đương theo ngôn ngữ nội địa như là việc đáp ứng các yêu cầu này.

ĐIỀU 2.20

Doanh nghiệp thương mại Nhà nước

1. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ theo Điều XVII của Hiệp định GATT 1994, cùng với các ghi chú và quy định bổ sung, và Diễn giải của WTO về giải thích Điều XVII của Hiệp định GATT 1994, được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với các sửa đổi phù hợp.

2. Nếu một Bên yêu cầu thông tin từ Bên kia trong các trường hợp riêng lẻ về doanh nghiệp thương mại nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp này, bao gồm thông tin về thương mại song phương, thì Bên được yêu cầu phải đảm bảo tính minh bạch theo quy định tại điểm 4(d) Điều XVII của Hiệp định GATT 1994.

ĐIỀU 2.21

Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan theo lĩnh vực

1. Các Bên sẽ thực hiện các cam kết về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa theo từng lĩnh vực như trong quy định tại Phụ lục 2-B (Xe cơ giới và phụ tùng và thiết bị xe cơ giới) và 2-C (Dược phẩm và các thiết bị y tế).

2. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, 10 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực và theo yêu cầu của một trong các Bên, các Bên sẽ, phù hợp với quy trình nội bộ của từng bên, bắt đầu đàm phán với mục tiêu mở rộng phạm vi cam kết về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa theo từng lĩnh vục.

ĐIỀU 2.22

Ngoại lệ chung

1. Chương này không ngăn cản một trong các Bên tiến hành các biện pháp phù hợp với quy định tại Điều XX của Hiệp định GATT 1994, cùng với các ghi chú và quy định sửa đổi, được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với các sửa đi phù hợp.

2. Các Bên hiểu rằng trước khi thục hiện bất kỳ biện pháp nào quy định tại tiểu đoạn (i) và (j) của Điều XX Hiệp định GATT 1994, Bên xuất khẩu có ý định áp dụng các biện pháp đó sẽ cung cấp cho Bên kia tất cả các thông tin liên quan. Khi được yêu cầu, các Bên sẽ tham vấn với quan điểm tìm kiếm một giải pháp có thể chấp nhận được. Các Bên có thể đồng ý về một phương thức cần thiết để giải quyết các khó khăn. Nếu các thông tin và sự kiểm tra trước không thể thực hiện do các hoàn cảnh ngoại lệ và nghiêm trọng đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức, Bên xuất khẩu có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết và ngay lập tức thông báo cho Bên kia.

ĐIỀU 2.23

Ủy ban Thương mại Hàng hóa

1. Ủy ban Thương mại Hàng hóa được thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên ngành) sẽ bao gồm các đại diện của các Bên.

2. Ủy ban Thương mại Hàng hóa sẽ xem xét bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này và Nghị định thư 1 (Liên quan đến định nghĩa của khái niệm “Hàng hóa có xuất xứ” và các phương thức hợp tác hành chính).

3. Ủy ban Thương mại Hàng hóa sẽ thực hiện các chức năng sau theo quy định của Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên ngành):

(a) rà soát và giám sát việc thực thi và vận hành của các điều khoản được nêu tại khoản 2;

(b) xác định và đề xuất các biện pháp xử lý bất kỳ bất đồng nào có thể nảy sinh, và thúc đẩy, tạo thuận lợi và phát triển việc tiếp cận thị trường, bao gồm bất kỳ việc đẩy nhanh các cam kết thuế quan quy định tại Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan);

(c) đề xuất Ủy ban Thương mại thành lập các nhóm công tác nếu thấy cần thiết;

(d) thực thi bất kỳ các công việc bổ sung khác mà Ủy ban Thương mại chỉ định; và

(e) đề xuất Ủy ban Thương mại thông qua các quyết định sửa đổi danh mục các giống lúa thơm được liệt kê tại tiểu đoạn 5 (c) Tiểu Mục 1 (Hạn ngạch thuế quan của Liên minh) Mục B (Hạn ngạch thuế quan) của Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan).

CHƯƠNG 3

PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

MỤC A. THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ ĐỐI KHÁNG

ĐIỀU 3.1

Các điều khoản chung

1. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh theo Điều VI Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá, và Hiệp định SCM.

2. Các Bên, công nhận rằng các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng có thể bị lạm dụng để cản trở thương mại, thỏa thuận rằng:

(a) các biện pháp phòng vệ thương mại nên được sử dụng tuân thủ hoàn toàn theo các yêu cầu tương ứng của WTO và nên dựa trên một hệ thống công bàng và minh bạch; và

(b) nên cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích của Bên kia nếu một Bên đang cân nhắc áp dụng những biện pháp này.

3. Vì mục đích của Mục này, xuất xứ sẽ được xác định theo Điều 1 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.

ĐIỀU 3.2

Minh bạch hóa

1. Không ảnh hưởng đến Điều 6.5 Hiệp định Chống bán phá giá và Điều 12.4 Hiệp định Chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các Bên phải đảm bảo rằng, ngay sau khi bất kỳ biện pháp tạm thời nào được áp dụng và trong mọi trường hợp trước khi quyết định cuối cùng được ban hành, sẽ công bố một cách đầy đủ và có ý nghĩa toàn bộ các dữ liệu thực tế chủ yếu và các cân nhắc làm cơ sở để đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp. Việc công bố này phải được thực hiện bằng văn bản và cho phép các bên liên quan có đủ thời gian để bình luận.

2. Mỗi bên liên quan phải có cơ hội thể hiện quan điểm của mình trong quá trình điều tra phòng vệ thuơng mại với điều kiện là việc này không làm trì hoãn tiến trình điều tra một cách không cần thiết.

ĐIỀU 3.3

Xem xét lợi ích công cộng

Một Bên không được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc đối kháng khi, dựa trên các thông tin có sẵn trong quá trình điều tra, có thể kết luận rõ rằng rằng việc áp dụng các biện pháp đó sẽ không phù hợp với lợi ích công cộng. Để xác định lợi ích công cộng, Bên đó phải xem xét hoàn cảnh của ngành sản xuất trong nuớc, các nhà nhập khẩu và các hiệp hội đại diện, người sử dụng đại diện và các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng, dựa trên các thông tin có liên quan đã cung cấp cho cơ quan điều tra.

ĐIỀU 3.4

Quy tắc thuế suất thấp hơn

Thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng áp dụng bởi một Bên không được vượt quá biên độ phá giá hoặc biên độ trợ cấp đối kháng, và Bên đó sẽ nỗ lực đảm bảo rằng mức thuế này thấp hơn biên độ đó nếu mức thuế thấp hơn này là đủ để loại bỏ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

ĐIỀU 3.5

Loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp

Các điều khoản của Mục này không thuộc đối tượng của Chương 15 (Giải quyết tranh chấp).

MỤC B. CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TOÀN CẦU

ĐIỀU 3.6

Các Điều khoản chung

1. Các Bên khẳng định các quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Tự vệ và Điều 5 Hiệp định về Nông nghiệp.

2. Không Bên nào được áp dụng đối với cùng một loại hàng hóa trong cùng một thời điểm:

 (a) một biện pháp tự vệ song phương theo Mục c (Điều khoản tự vệ song phương) của Hiệp định này; và

(b) một biện pháp theo Điều XIX Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ.

3. Vì mục đích của Mục này, xuất xứ phải được xác định theo Điều 1 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.

ĐIỀU 3.7

Minh bạch hóa

1. Mặc dù đã có Điều 3.6 (Các điều khoản chung), theo yêu cầu của Bên kia và nếu như Bên đó có lợi ích đáng kể, khi khởi xướng một vụ điều tra tự vệ toàn cầu, Bên khởi xướng điều tra vụ việc tự vệ đó hoặc có ý định tiến hành các biện pháp tự vệ phải ngay lập tức thông báo tạm thời bằng văn bản về tất cả các thông tin phù hợp dẫn đến việc khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu và, tùy từng trường hợp, dẫn đến việc đề xuất áp dụng các biện pháp tự vệ toàn cầu, bao gồm các kết luận tạm thời, tùy từng trường hợp. Việc này không ảnh hưởng đến Điều 3.2 Hiệp định Tự vệ.

2. Khi áp dụng các biện pháp tự vệ toàn cầu, các Bên phải nỗ lực áp dụng theo cách thức gây ảnh hưởng ít nhất tới thương mại song phương.

3. Vì mục đích của khoản 2, nếu một Bên xem xét rằng các yêu cầu pháp lý để áp dụng các biện pháp tự vệ cuối cùng đã được đáp ứng, Bên dự định áp dụng các biện pháp đó phải thông báo cho Bên kia và cho phép khả năng tổ chức tham vấn song phương. Nếu không đạt được giải pháp thỏa đáng trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo, Bên nhập khẩu có thể thực hiện các biện pháp tự vệ chính thức. Khả năng tiến hành tham vấn cũng cần phải được đề xuất cho Bên kia nhàm trao đổi quan điểm về các thông tin được dẫn chiếu tại khoản 1.

ĐIỀU 3.8

Loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp

Các điều khoản của Mục này liên quan đến quyền và nghĩa vụ WTO không thuộc đối tượng của Chương 15 (Giải quyết tranh chấp).

MỤC C. ĐIỀU KHOẢN TỰ VỆ SONG PHƯƠNG

ĐIỀU 3.9

Định nghĩa

Vì mục đích của Mục này:

(a) “ngành sản xuất trong nước” sẽ được hiểu phù hợp với tiểu đoạn 1(c) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ, theo đó, tiểu đoạn 1(c) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp;

(b) “thiệt hại nghiêm trọng” và “đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được hiểu phù hợp với tiểu đoạn 1(a) và 1(b) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ; theo đó, tiểu đoạn 1(a) và 1(b) Điều 4 được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp; và

(c) “giai đoạn chuyển tiếp” nghĩa là giai đoạn 10 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 3.10

Áp dụng một biện pháp tự vệ song phương

1. Nếu, do kết quả của việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định này, bất kỳ một loại hàng hóa nào có xuất xứ từ lãnh thổ của một Bên được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên kia với lượng gia tăng xét về giá trị tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước, và trong tình trạng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp, Bên nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 phù hợp với các điều kiện và thủ tục nêu ra tại Mục này chỉ trong giai đoạn chuyển tiếp, ngoại trừ được quy định khác theo tiểu đoạn 6(c) Điều 3.11 (Các điều kiện và hạn chế).

2. Bên nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ song phương bằng cách:

(a) đình chỉ mức cắt giảm hơn nữa thuế quan đối với hàng hóa liên quan theo quy định tại Phụ lục 2-A (Xóa bỏ thuế quan); hoặc

(b) tăng thuế suất hải quan đối với hàng hóa tới mức không vượt quá mức nhỏ hơn của:

(i) mức thuế suất áp dụng MFN với hàng hóa có hiệu lực tại thời điểm biện pháp tự vệ được áp dụng; hoặc

(ii) mức thuế cơ sở được xác định trong các biểu thuế bao gồm trong Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan) căn cứ theo Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan).

ĐIỀU 3.11

Các điều kiện và hạn chế

1. Một Bên chỉ được áp dụng một biện pháp tự vệ song phương sau khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra tuân thủ theo các Điều 3 và điểm 2(c) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ. Theo đó, Điều 3 và điểm 2(c) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.

2. Một Bên phải thông báo bằng văn bản cho Bên kia việc khởi xướng một vụ việc điều tra được mô tả trong khoản 2 và tham vấn với Bên kia sớm nhất có thể trước khi áp dụng một biện pháp tự vệ song phương nhằm rà soát các thông tin phát sinh từ vụ điều tra và trao đổi quan điểm về biện pháp tự vệ.

3. Trong cuộc điều tra được mô tả tại khoản 2, Bên đó phải tuân thủ các yêu cầu của điểm 2(a) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ. Theo đó, điểm 2(a) Điều 4 của Hiệp định Tự vệ được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.

4. Cuộc điều tra cũng phải chứng minh, dựa trên bng chứng khách quan, sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng từ đó. Cuộc điều tra cũng phải xem xét đến sự tồn tại của tất cả các yếu tố khác ngoài sự gia tăng nhập khẩu mà cũng có thể gây ra thiệt hại tại thời điểm đó.

5. Mỗi Bên phải đảm bảo rng các cơ quan có thm quyền hoàn tất cuộc điều tra theo khoản 1 trong vòng một năm kể từ khi khởi xướng điều tra.

6. Một Bên không được áp dụng một biện pháp tự vệ song phương:

(a) ngoại trừ với mức độ, và trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh;

(b) trong khoảng thời gian vượt quá hai năm, trừ khi giai đoạn này có thể được kéo dài tối đa hai năm nếu cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu xác định, phù hợp với thủ tục được nêu tại Điều này, rằng biện pháp tự vệ tiếp tục là cần thiết nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và nhằm tạo thuận lợi trong việc điều chỉnh và có bằng chứng rằng ngành sản xuất đang điều chỉnh, với điều kiện tổng thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ, bao gồm giai đoạn áp dụng ban đầu và bất kỳ khoảng thời gian gia hạn nào, không được vượt quá 4 năm; hoặc

(c) vượt quá thời hạn của giai đoạn chuyển đổi, trừ khi có được sự đồng thuận của Bên kia.

7. Để tạo thuận lợi cho sự điều chỉnh trong trường hợp thời gian dự kiến của một biện pháp tự vệ song phương vượt quá hai năm, Bên áp dụng biện pháp tự vệ phải tiến hành tự do hóa dần dần biện pháp tự vệ đó qua từng giai đoạn đều đặn trong thời gian áp dụng.

8. Khi một Bên chấm dứt một biện pháp tự vệ song phương, mức thuế suất sẽ là mức thuế đáng lẽ có hiệu lực nếu không có biện pháp tự vệ, theo Biu cam kết của Bên đó trong Phụ lục 2-A (Ct giảm hoặc xóa bỏ thuế quan).

ĐIỀU 3.12

Các biện pháp tạm thời

Trong những hoàn cảnh đặc biệt khi sự trì hoãn có thể gây ra tác hại khó có thể khắc phục được, một Bên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ song phương trên cơ sở tạm thời căn cứ theo một quyết định sơ bộ rằng có bằng chứng rõ ràng rằng việc nhập khẩu một hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia đã tăng do kết quả của việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định này, và việc nhập khẩu đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước. Khoảng thời gian áp dụng bất kỳ biện pháp tự vệ tạm thời nào không được vượt quá 200 ngày, trong thời gian này Bên đó phải tuân thủ các yêu cầu tại các khoản 1 và 3 của Điều 3.11 (Các điều kiện và hạn chế). Bên đó phải nhanh chóng hoàn trả lại bất kỳ mức tăng thuế nếu việc điều tra được mô tả tại khoản 1 của Điều 3.11 (Các điều kiện và hạn chế) không dẫn đến việc kết luận rằng các yêu cầu tại khoản 1 Điều 3.10 (Áp dụng một biện pháp tự vệ song phương) được đáp ứng. Thời hạn của biện pháp tự vệ tạm thời bất kỳ phải được tính là một phần của khoảng thời gian được quy định tại tiểu đoạn 6(b) Điều 3.11 (Các điều kiện và hạn chế).

ĐIỀU 3.13

Bồi thường

1. Một Bên áp dụng một biện pháp tự vệ song phương phải tham vấn với Bên kia nhằm thống nhất mức bồi thường tự do hóa thương mại thỏa đáng dưới hình thức các ưu đãi có tác động thương mại tương ứng một cách đáng kể tới các biện pháp phòng vệ song phương hoặc tương ứng với trị giá các mức thuế bổ sung được dự đoán phát sinh từ biện pháp tự vệ. Bên đó phải dành cơ hội để tham vấn không muộn hơn 30 ngày sau khi áp dụng biện pháp tự vệ song phương.

2. Nếu việc tham vấn theo khoản 1 không đạt được thỏa thuận về bồi thường tự do hóa thương mại trong vòng 30 ngày sau khi bắt đầu tham vấn, Bên có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ song phương có thể đình chỉ các ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ từ Bên áp dụng biện pháp tự vệ có tác động thương mại tương đương một cách đáng kể với biện pháp tự vệ. Nghĩa vụ của Bên áp dụng biện pháp tự vệ song phương trong việc đưa ra khoản bồi thường và quyền của Bên kia trong việc trì hoãn các ưu đãi theo khoản này phải được chấm dứt vào ngày kết thúc biện pháp tự vệ song phương đó.

3. Quyền đình chỉ được dẫn chiếu tại khoản 2 không được áp dụng trong 24 tháng đầu tiên khi một biện pháp tự vệ song phương đang có hiệu lực, với điều kiện biện pháp tự vệ đó phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.

ĐIỀU 3.14

Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh

Nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa cho việc áp dụng các quy tắc phòng vệ thuơng mại theo Chuơng này, các cơ quan điều tra của các Bên phải sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh làm cơ sở giao tiếp và các văn bản được trao đổi về các vụ điều tra phòng vệ thương mại giữa các Bên.

CHƯƠNG 4

HẢI QUAN VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI

ĐIỀU 4.1

Mục tiêu

1. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của các vấn đề về hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong môi trường thương mại toàn cầu ngày càng phát triển. Các Bên đồng ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này để đảm bảo luật pháp và các thủ tục hải quan tương ứng đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại đồng thời đảm bảo hoạt động kiểm soát hải quan hiệu quả.

2. Các Bên đồng ý rằng các quy định pháp luật không phân biệt đối xử và thủ tục hải quan phải dựa trên việc áp dụng các phương pháp hiện đại và kiểm soát hiệu quả để chống gian lận và thúc đẩy thương mại hợp pháp.

3. Các Bên nhận thức rằng các mục tiêu chính sách công phải chính đáng, kể cả các chính sách liên quan đến an ninh, an toàn và đấu tranh chống gian lận, sẽ không được nhượng bộ dưới bất kỳ hình thức nào.

ĐIỀU 4.2

Hợp tác hải quan và hỗ trợ hành chính

1. Các cơ quan liên quan của các Bên phải hợp tác về các vấn đề hải quan để đạt được các mục tiêu đặt ra tại Điều 4.1 (Mục tiêu).

2. Các Bên sẽ mở rộng quan hệ hợp tác hải quan, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:

(a) trao đổi thông tin liên quan tới quy định pháp luật hải quan, việc triển khai quy định pháp luật và thủ tục hải quan, cụ thể trong các lĩnh vực sau:

(i) đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hải quan;

(ii) thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới bởi các cơ quan hải quan;

(iii) tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh và chuyển tải; và

(iv) mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp;

(b) phát triển các sáng kiến chung liên quan tới thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và các thủ tục hải quan khác, kể cả hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp;

(c) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan tại các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hải quan Thế giới (sau đây gọi là “WCO”); và

(d) nếu thích hợp, thiết lập cơ chế công nhận lẫn nhau về các chương trình đối tác thương mại và kiểm soát hải quan kể cả các biện pháp tạo thuận lợi thương mại tương đương.

3. Các Bên phải hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề hải quan phù hợp với quy định của Nghị định thư 2 (về Hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan).

ĐIỀU 4.3

Các quy định và thủ tục hải quan

1. Các Bên đồng ý rằng các quy định và thủ tục hải quan phải dựa trên các văn kiện và chuẩn mực quốc tế áp dụng trong lĩnh vực hải quan và thương mại, bao gồm các nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan, và các sửa đổi (Công ước Kyoto Sửa đổi) làm tại Brúc-xen ngày 26 tháng 6 năm 1999, Công ước Quốc tế về Hệ thng hài hòa mô tả và mã số hàng hóa (sau đây gọi là “Công ước HS”), Khung tiêu chun về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu và mô hình dữ liệu hải quan của Tổ chức Hải quan Thế giới.

2. Các quy định và thủ tục hải quan của các Bên phải:

(a) nhằm mục tiêu bảo vệ thương mại hợp pháp thông qua thực thi hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật;

(b) tránh các gánh nặng không cần thiết hoặc phân biệt đối xử đối với các chủ thể kinh tế, và tạo thuận lợi hơn nữa cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao; và

(c) đảm bảo các biện pháp bảo vệ chống các hoạt động gian lận và trái phép hoặc các hoạt động gây tổn hại.

3. Các Bên đồng ý rằng các quy định và thủ tục hải quan bao gồm các cơ chế xử lý phải phù hợp và không phân biệt đối xử và việc áp dụng chúng không được gây chậm trễ quá mức tới việc giải phóng hàng hóa.

4. Để cải thiện cách thức làm việc, cũng như để đảm bảo các hoạt động không phân biệt đối xử, minh bạch, hiệu quả, liêm chính và trách nhiệm, các Bên phải:

(a) đơn giản hóa và rà soát các yêu cầu và thủ tục, khi có thể, trong việc giải phóng và thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng; và

(b) hướng tới việc tiếp tục đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa dữ liệu và hồ sơ theo yêu cầu của hải quan hoặc các cơ quan khác.

ĐIỀU 4.4

Giải phóng hàng hóa

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng cơ quan hải quan của Bên đó phải áp dụng các yêu cầu và thủ tục quy định đối với việc giải phóng hàng hóa trong một khoảng thời gian không dài hơn thời gian quy định để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và các thủ tục liên quan tới hải quan và thương mại. Mỗi Bên phải hướng tới việc tiếp tục giảm thời gian giải phóng hàng nêu trên và thục hiện giải phóng hàng hóa mà không chậm trễ quá mức.

2. Các Bên, ngoài những việc khác, sẽ cho phép việc giải phóng hàng hóa mà không phải nộp thuế quan, với điều kiện nộp một khoản đảm bảo nếu được yêu cầu phù hợp với quy định pháp luật của các Bên nhằm đảm bảo việc nộp thuế quan sau đó.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo các cơ quan hải quan của Bên đó cung cấp thông tin điện tử trước và sau đó là xử lý thông tin trước khi hàng thực tế đến (xử lý trước khi hàng đến) để cho phép giải phóng hàng ngay khi đến.

ĐIỀU 4.5

Đơn giản hóa thủ tục hải quan

1. Mỗi Bên phải quy định các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hải quan minh bạch và hiệu quả để giảm chi phí và tăng tính dự đoán cho các chủ thể kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp ưu tiên phải được tiếp cận các thủ tục hải quan đơn giản dễ dàng hơn, phù hợp với mục tiêu và các tiêu chí không phân biệt đối xử.

2. Chỉ sử dụng một văn bản hành chính duy nhất hoặc văn bản điện tử tương đương để hoàn thành các thủ tục đối với hàng hóa làm thủ tục hải quan.

3. Các Bên phải áp dụng các kỹ thuật hải quan hiện đại, bao gồm các phương pháp đánh giá rủi ro và kiểm tra sau thông quan nhằm đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho việc nhập và giải phóng hàng.

4. Các Bên phải thúc đẩy việc nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống, kể cả các hệ thống dựa trên công nghệ thông tin, để tạo thuận lợi cho việc trao đổi điện tử các dữ liệu giữa các doanh nghiệp, các cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan khác.

ĐIỀU 4.6

Quá cảnh và chuyển tải

1. Mỗi Bên phải đảm bảo việc tạo thuận lợi và kiểm soát hiệu quả các hoạt động chuyển tải và quá cảnh qua lãnh thổ của mình.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo việc hợp tác và điều phối giữa tất cả các cơ quan liên quan tại lãnh thổ của Bên đó để tạo thuận lợi cho việc quá cảnh.

ĐIỀU 4.7

Quản lý rủi ro

1. Mỗi Bên phải tiến hành các thủ tục kiểm tra và giải phóng hàng cũng như thủ tục kiểm tra sau thông quan trên cơ sở các nguyên tắc đánh giá rủi ro và kiểm tra, hơn là kiểm tra toàn diện từng lô hàng để xác định việc tuân thủ tất cả các yêu cầu nhập khẩu.

2. Các Bên đồng ý thông qua và áp dụng các yêu cầu và thủ tục kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và chuyển tải đối với hàng hóa dựa trên các nguyên tắc quản lý rủi ro, được áp dụng để tập trung các biện pháp đánh giá tuân thủ vào các giao dịch cần được chú ý thích đáng.

ĐIỀU 4.8

Minh bạch

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các luật, quy định và các thủ tục hành chính chung về hải quan và liên quan tới thương mại và các yêu cầu khác, kể cả phí và lệ phí, được công khai cho tất cả các bên có quan tâm và đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức, khi khả thi và phù hợp.

2. Mỗi Bên phải chỉ định hoặc duy trì một hoặc nhiều đầu mối hỏi đáp hoặc cung cấp thông tin để giải đáp các câu hỏi của các bên có quan tâm tới các vấn đề hải quan và liên quan tới thương mại trong một thời hạn hợp lý.

ĐIỀU 4.9

Xác định trước

1. Phù hợp với luật và quy định của mỗi Bên, theo yêu cầu bằng văn bản của các doanh nghiệp, các cơ quan hải quan của mỗi Bên phải ban hành văn bản xác định trước về phân loại thuế hoặc về bất cứ vấn đề nào mà các Bên có thể đồng ý, trước khi hàng nhập khẩu vào lãnh thổ của mình.

2. Trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu bảo mật theo quy định pháp luật của mỗi Bên, các Bên phải công bố các kết quả xác định trước về phân loại thuế và bất kỳ vấn đề nào mà các Bên có thể đồng ý, ví dụ như trên trang mạng chính thức.

3. Để tạo thuận lợi thương mại, các Bên phải thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về xác định trước của mình tại chương trình đối thoại song phương.

ĐIỀU 4.10

Phí và lệ phí

1. Mỗi Bên phải công bố thông tin về phí và lệ phí qua một phương tiện chính thức được chỉ định, nếu khả thi và có thể, trên một trang thông tin điện tử chính thức. Thông tin này phải bao gồm phí và lệ phí được áp dụng, lý do thu phí và lệ phí cho dịch vụ đã cung cấp, cơ quan chịu trách nhiệm, thời điểm và cách thức nộp.

2. Mỗi Bên không được áp dụng các loại phí và lệ phí mới ban hành hoặc sửa đổi cho tới khi thông tin được công bố phù hợp với khoản 1.

ĐIỀU 4.11

Đại lý hải quan

Các Bên sẽ không yêu cầu việc bắt buộc sử dụng đại lý hải quan tại các quy định và thủ tục về hải quan của mỗi Bên. Các Bên phải áp dụng các nguyên tắc minh bạch, không phân biệt đối xử, hợp lý khi cấp phép cho đại lý hải quan.

ĐIỀU 4.12

Trị giá hải quan

1. Các Bên phải xác định trị giá hải quan cho hàng hóa phù hợp với Điều VII của Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định Trị giá hải quan.

2. Các Bên phải hợp tác để đạt được một giải pháp chung đối với các vấn đề liên quan tới trị giá hải quan.

ĐIỀU 4.13

Kiểm tra trước khi gửi hàng

Các Bên đồng ý rằng các quy định và thủ tục hải quan không bắt buộc sử dụng dịch vụ kiểm tra trước khi gửi hàng như được quy định trong Hiệp định về Kiểm tra trước khi gửi hàng, hoặc bất kỳ hoạt động kiểm tra khác do các công ty tư nhân thực hiện tại điểm đến, trước khi thông quan.

ĐIỀU 4.14

Rà soát và khiếu nại

Mỗi Bên phải đưa ra các thủ tục hiệu quả, nhanh chóng, không phân biệt đối xử và dễ tiếp cận để đảm bảo quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, phán quyết và quyết định của cơ quan hải quan và cơ quan khác ảnh hưởng tới việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa.

ĐIỀU 4.15

Mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp

Các Bên đồng ý:

(a) về nhu cầu tham vấn kịp thời với các cơ quan đại diện thuơng mại về các đề xuất pháp lý và thủ tục chung liên quan tới các vấn đề hải quan và tạo thuận lợi thương mại. Vì mục đích đó, mỗi Bên phải xây dựng cơ chế tham vấn phù hợp giữa các cơ quan và cộng đồng doanh nghiệp;

(b) công bố hoặc công khai, nếu có thể trên các phương tiện thông tin điện tử, các quy định pháp luật và thủ tục chung mới liên quan tới các vấn đề hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại trước khi áp dụng bất kỳ luật và thủ tục nào, cũng như là các nội dung sửa đổi và giải thích luật và thủ tục đó;, các Bên cũng phải công bố các thông báo hành chính liên quan, kể cả các yêu cầu của cơ quan và thủ tục nhập khẩu, thời gian làm việc và thủ tục nghiệp vụ của các đơn vị hải quan tại cảng và cửa khẩu biên giới, các đầu mối liên lạc hỏi đáp thông tin;

(c) về nhu cầu đối với một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố việc ban hành mới hoặc sửa đổi luật, thủ tục và phí hoặc lệ phí với thời điểm có hiệu lực; và

(d) đảm bảo rằng các yêu cầu và các thủ tục liên quan đến hải quan tiếp tục đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, tuân theo các thông lệ tốt nhất, và tạo ít rào cản cho thương mại nhất có thể.

ĐIỀU 4.16

Ủy ban Hải quan

1. Ủy ban Hải quan được thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên môn) phải gồm đại diện của các Bên.

2. Ủy ban Hải quan phải đảm bảo việc thực thi đúng chức năng của Chương này, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan phù hợp với quy định tại Tiểu Mục 4 (Kiểm soát biên giới) Mục C (Thực thi quyền sở hữu trí tuệ) của Chương 12 (Quyền sở hữu trí tuệ), Nghị định thư 1 (Quy định “Hàng hóa có xuất xứ” và Phương thức hợp tác quản lý hành chính), Nghị định thư 2 (về Hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan) và bất kỳ quy định bổ sung nào liên quan tới hải quan mà các Bên đồng ý.

3. Ủy ban Hải quan phải đánh giá nhu cầu và phê duyệt các quyết định, ý kiến, đề xuất hoặc khuyến nghị về tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các quy định dẫn chiếu tại khoản 2. Ủy ban có thẩm quyền áp dụng các quyết định về công nhận lẫn nhau về các kỹ thuật quản lý rủi ro, các tiêu chí và tiêu chuẩn rủi ro, kiểm soát an ninh và các chương trình đối tác thương mại, kể cả các vấn đề như truyền dữ liệu và các lợi ích đồng thuận.

CHƯƠNG 5

HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI

ĐIỀU 5.1

Khẳng định Hiệp định TBT

Hai Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định TBT mà đã được tích hợp và trở thành một phần của Hiệp định này, cùng với những sửa đổi phù hợp.

ĐIỀU 5.2

Mục tiêu

1. Mục tiêu của Chương này là tạo thuận lợi và tăng cường thương mại hàng hóa song phương bằng cách ngăn ngừa, xác định và loại bỏ những rào cản không cần thiết đối với thương mại theo phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT và tăng cường hợp tác song phương giữa các Bên.

2. Hai bên cam kết xây dựng và nâng cao năng lực kỹ thuật cũng như hạ tầng thể chế liên quan tới các vấn đề về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

ĐIỀU 5.3

Phạm vi áp dụng và định nghĩa

1. Chương này áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, được quy định tại Phụ lục 1 của Hiệp định TBT mà có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các Bên, ngoại trừ:

(a) quy định kỹ thuật cho mua sắm do các cơ quan chính phủ xây dựng phục vụ yêu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của các cơ quan đó; hoặc

(b) các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật được quy định tại Phụ lục A của Hiệp định SPS.

2. Mỗi Bên có quyền xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp theo với Chương này và Hiệp định TBT.

3. Các định nghĩa quy định tại Phụ lục 1 của Hiệp định TBT sẽ được áp dụng cho Chương này.

ĐIỀU 5.4

Quy chuẩn kỹ thuật

1. Hai Bên thống nhất tận dụng tối đa thông lệ quản lý tốt, như đã được quy định trong Hiệp định TBT và trong Chương này, cụ thể là:

(a) đánh giá những phương án thay thế có tính chế tài và phi chế tài sẵn có đối với một dự thảo quy chuẩn kỹ thuật mà đảm bảo các mục tiêu hợp pháp của Bên đó, trên cơ sở phù hợp với Điều 2.2 của Hiệp định TBT, và khuyến khích đánh giá tác động, bên cạnh các hoạt động khác, dụ thảo quy chuẩn kỹ thuật bằng các phương thức đánh giá tác động chế tài được khuyến nghị bởi Ủy ban về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thành lập theo Điều 13 của Hiệp định TBT;

(b) sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, chẳng hạn như những tiêu chuẩn được xây dựng bởi Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, y ban viễn thông quốc tế, Ủy ban Codex, làm cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật, trừ khi những tiêu chuẩn quốc tế đó không hiệu quả hoặc không phù hợp để thực hiện các mục tiêu hợp pháp mà Bên đó theo đuổi; nếu một Bên không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, khi có yêu cầu của Bên kia, Bên đó phải chỉ rõ những điều chỉnh cơ bản so với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và phải giải thích lý do tại sao các tiêu chuẩn đó lại được xem là không phù hợp hoặc không hiệu quả với mục đích đang theo đuổi;

(c) rà soát, không ảnh hưởng đến Điều 2.3 của Hiệp định TBT, các quy chuẩn kỹ thuật với quan điểm tăng cường sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Trong quá trình thực hiện rà soát, các Bên phải, bên cạnh các yếu tố khác, xem xét các điểm mới trong các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và xem xét liệu có tiếp tục nảy sinh sự không tương thích với tiêu chuẩn chuẩn quốc tế liên quan hay không;

(d) quy định quy chuẩn kỹ thuật dựa hên đặc tính vận hành của sản phẩm thay vì dựa trên thiết kế hoặc đặc điểm mô tả.

2. Phù hợp với Điều 2.7 của Hiệp định TBT, một Bên phải tích cực xem xét khả năng chấp nhận quy chuẩn kỹ thuật tương đương của Bên kia, kể cả khi những quy chuẩn này khác với quy chuẩn của mình, miễn là quy chuẩn đó đáp ứng đầy đủ những mục tiêu của quy chuẩn của mình.

3. Một Bên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật mà được coi là tương đương với quy chuẩn kỹ thuật của Bên kia do tương thích về phạm vi áp dụng và mục tiêu có thể gửi yêu cầu bàng văn bản cho Bên kia về việc thừa nhận quy chuẩn kỹ thuật đó là tương đương. Yêu cầu này phải được thục hiện bằng văn bản và nêu ra các lý do chi tiết tại sao quy chuẩn kỹ thuật phải được xem là tương đương, bao gồm các lý do liên quan đến phạm vi áp dụng. Nếu một Bên không đồng ý rằng các quy chuẩn kỹ thuật là tương đương thì phải nêu rõ lý do về quyết định của mình cho Bên kia theo yêu cầu.

ĐIỀU 5.5

Tiêu chuẩn

1. Hai Bên khẳng định nghĩa vụ của mình theo Điều 4.1 của Hiệp định TBT để đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hoá của mình chấp nhận và tuân thủ Quy chế Thực hành tốt trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn tại Phụ lục 3 của Hiệp định TBT. Các Bên tiếp tục khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc được đưa ra trong các Quyết định và Khuyến nghị được Ủy ban WTO về Hàng rào kỹ thuật trong thưong mại từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, G/TBT/1/rev.13, ban hành ngày 08 tháng 3 năm 2017, bao gồm cả Quyết định của Ủy ban về các nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế liên quan tới Điều 2, 5 và Phụ lục 3 của Hiệp định dẫn chiếu trong các Phụ lục, Phần 1 của Quyết định.

2. Với mục tiêu hài hòa tiêu chuẩn nhiều nhất có thể, các Bên khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hoá của mình, cũng như các cơ quan tiêu chuẩn hóa khu vực mà mỗi bên hoặc các cơ quan tiêu chuẩn hóa của mỗi bên là thành viên:

(a) tham gia trong phạm vi nguồn lực của mình, vào việc xây dựng tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế có liên quan;

(b) sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan làm cơ sở cho các tiêu chuẩn đang được xây dựng, trừ trường hợp các tiêu chuẩn quốc tế này không hiệu quả hoặc không còn phù hợp với mục tiêu pháp lý của một Bên, ví dụ do mức độ bảo vệ chưa đủ hoặc vì yếu tố khí hậu hoặc địa lý, hoặc các vấn đề công nghệ quan trọng.

(c) tránh tng lặp, hoặc chồng chéo với công việc của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế;

(d) thường xuyên rà soát các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực mà chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan với mục tiêu tăng cường hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan; và

(e) hợp tác với các cơ quan tiêu chuẩn hóa liên quan của Bên kia trong các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế. Sự hợp tác đó có thể được thực hiện tại các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế hoặc khu vực.

3. Hai Bên cam kết trao đổi thông tin về:

(a) việc sử dụng các tiêu chuẩn của mỗi bên trong việc hỗ trợ quy chuẩn kỹ thuật;

(b) quy trình tiêu chuẩn hóa của mỗi Bên, và mức độ sử dụng tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực làm cơ sở cho các tiêu chuẩn quốc gia của mỗi Bên; và

(c) các hiệp định hợp tác về tiêu chuẩn hóa được thực hiện bởi một trong hai Bên bao gồm cả tiêu chuẩn hóa trong các hiệp định quốc tế với các nước thứ ba trong phạm vi không bị cấm theo các hiệp định đó.

4. Hai Bên thừa nhận rng, theo Phụ lục 1 của Hiệp định TBT, các tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng. Khi một Bên yêu cầu các tiêu chuẩn bắt buộc, thông qua việc tích hợp hoặc dẫn chiếu trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp, thì phải thực thi Điều 5.7 (Minh bạch hóa).

ĐIỀU 5.6

Quy trình đánh giá sự phù hợp

1. Đối với quy trình đánh giá sự phù hợp bắt buộc, các Bên phải thực thi khoản 1 Điều 5.4 (Quy chuẩn kỹ thuật) một cách phù hợp, nhằm tránh những trở ngại không cần thiết đối với thương mại và đảm bảo tính minh bạch và không phân biệt đối xử.

2. Để phù hợp với Điều 5.1.2 của Hiệp định TBT, khi Bên nhập khẩu yêu cầu đảm bảo chắc chắn về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng của mình, quy trình đánh giá sự phù hợp đó không được chặt chẽ hơn hoặc được áp dụng chặt chẽ hơn mức cần thiết để tạo sự tin tưởng cho Bên kia rằng các sản phẩm của mình phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn tương ứng, có tính đến các rủi ro mà sự không sự phù hợp có thể tạo ra.

3. Hai Bên thừa nhận rằng hiện tại có nhiều cơ chế tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện trên lãnh thổ của Bên kia, bao gồm:

(a) Bên nhập khẩu sẽ dựa trên tuyên bố về sự phù hợp của nhà cung cấp;

(b) các thoả thuận về thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể được thực hiện bởi các tổ chức nằm trên lãnh thổ của Bên kia;

(c) sử dụng công nhận để đánh giá các tổ chức đánh giá sự phù hợp nằm trên lãnh thổ của Bên kia;

(d) chỉ định của Chính phủ về các tổ chức đánh giá sự phù hợp, bao gồm cả các tổ chức nằm trên lãnh thổ của Bên kia;

(e) thừa nhận đơn phương của một Bên về kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện trên lãnh thổ của Bên kia;

(f) các thỏa thuận tự nguyện giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp nằm trên lãnh thổ của hai Bên; và

(g) sử dụng các hiệp định và các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau đa phương quốc tế và khu vực mà hai Bên là thành viên.

4. Đối với những nội dung được đề cập đến trong khoản 3, hai Bên cam kết:

(a) tăng cường trao đổi thông tin về cơ chế nêu tại khoản 3 và các cơ chế tương tự với quan điểm tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp;

(b) trao đổi thông tin về các quy trình đánh giá sự phù hợp, và đặc biệt về các tiêu chí đ lựa chọn quy trình đánh giá sự phù hợp thích hợp đối với các sản phẩm cụ thể;

(c) xem xét tuyên bố sự phù hợp của nhà cung cấp như một đảm bảo về sự phù hợp với pháp luật trong nước;

(d) xem xét các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về các kết quả đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 5;

(e) trao đổi thông tin về chính sách công nhận và xem xét làm thế nào để sử dụng tốt nhất các tiêu chuẩn quốc tế về công nhận và các hiệp định quốc tế liên quan đến các tổ chức công nhận của các Bên, ví dụ, thông qua các cơ chế của Tổ chức công nhận các phòng thử nghiệm quốc tế (ILAC) và Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF);

(f) xem xét tham gia hoặc nếu có thể, khuyến khích các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận tham gia các hiệp định hoặc thoả thuận quốc tế đối với việc hài hòa hóa hoặc tạo thuận lợi cho việc chấp nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp;

(g) đảm bảo rằng chủ thể kinh tế có thể lựa chọn các tổ chức đánh giá sự phù hợp được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu đảm bảo tuân thủ pháp luật;

(h) khuyến khích sử dụng công nhận để đánh giá các tổ chức đánh giá sự phù hợp; và

(i) đảm bảo tính độc lập và không xung đột lợi ích giữa các tổ chức công nhận và tổ chức đánh giá sự phù hợp.

5. Khi có yêu cầu của một Bên, Bên kia có thể quyết định tiến hành tham vấn để xác định sáng kiến ngành hàng liên quan tới việc sử dụng các quy trình đánh giá sự phù hợp hoặc tạo thuận lợi cho việc chấp nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp đối với ngành hàng tương ứng. Bên đưa ra yêu cầu cần phải chứng minh được sáng kiến ngành này sẽ tạo thuận lợi cho thương mại như thế nào. Nếu một Bên từ chối yêu cầu đó của Bên kia, thì Bên từ chối phải giải thích lý do của mình.

6. Các Bên khẳng định nghĩa vụ của mình theo Điều 5.2.5 của Hiệp định TBT rằng phí đánh giá sự phù hợp bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu phải được tính công bằng với tất cả các sản phẩm tương tự có nguồn gốc trong nước hoặc từ nước ngoài khác, có tính đến chi phí thông tin liên lạc, vận chuyển và chi phí khác phát sinh từ sự khác biệt về địa điểm của người nộp đơn và tổ chức đánh giá sự phù hợp.

ĐIỀU 5.7

Minh bạch hóa

Hai Bên thừa nhận tầm quan trọng của tính minh bạch liên quan đến việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. về vấn đề này, hai Bên khẳng định các nghĩa vụ minh bạch của mình theo Hiệp định TBT. Mỗi Bên phải:

(a) xem xét quan điểm của Bên kia nếu một phần của quá trình xây dựng quy chuấn kỹ thuật được tham vấn công khai và khi có yêu cầu cung cấp câu trả lời kịp thời bằng văn bản đối với các ý kiến góp ý của Bên kia;

(b) đảm bảo rằng các chủ thể kinh tế và những người quan tâm khác của Bên kia được phép tham gia vào các tham vấn công khai chính thức liên quan đến quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, với các điều kiện không kém thuận lợi hơn dành cho các pháp nhân hoặc thể nhân của Bên mình;

(c) tiếp theo điểm 1(a) Điều 5.4 (Quy chuẩn kỹ thuật), trong trường hợp thực hiện đánh giá tác động, thông báo cho Bên kia, khi có yêu cầu, kết quả của việc đánh giá tác động của dự thảo quy chuẩn kỹ thuật;

(d) khi thực hiện thông báo theo Điều 2.9.2 hoặc 5.6.2 của Hiệp định TBT, thì:

(i) cho phép ít nhất một khoảng thời gian 60 ngày sau khi thông báo để Bên kia đưa ra góp ý bằng văn bản đối với dự thảo và, nếu có thể, xem xét các đề nghị hợp lý về việc gia hạn thời gian;

(ii) cung cấp phiên bản điện tử của văn bản được thông báo;

(iii) cung cấp, trong trường hợp nội dung văn bản thông báo không phải bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của WTO, một bản mô tả chi tiết và toàn diện về nội dung của biện pháp theo mẫu thông báo của WTO;

(iv) trả lời bằng văn bản đối với các ý kiến góp ý nhận được từ Bên kia về dự thảo không chậm hơn ngày ban hành quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp cuối cùng; và

(v) cung cấp thông tin về việc ban hành và hiệu lực thi hành của biện pháp đã thông báo và nội dung văn bản chính thức được ban hành thông qua phụ lục của thông báo ban đầu;

(e) dành đủ thời gian từ lúc ban hành quy chuẩn kỹ thuật đến hiệu lực thi hành để chủ thể kinh tế của các Bên có khả năng thích ứng, trừ trường hợp các vấn đề khẩn cấp về an toàn hoặc sức khỏe, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh;

(f) đảm bảo rằng tất cả các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp bắt buộc đã ban hành và có hiệu lực được công bố công khai trên các trang web chính thức và miễn phí; và

(g) đảm bảo rằng đầu mối hỏi đáp được thành lập theo Điều 10.1 của Hiệp định TBT sẽ cung cấp thông tin và câu trả lời bằng một trong những ngôn ngữ chính thức theo quy định WTO đối với các câu hỏi phù hợp của Bên kia hoặc từ những người quan tâm của Bên kia về các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và tiêu chuẩn đã được ban hành.

ĐIỀU 5.8

Giám sát thị trường

Hai Bên cam kết:

(a) trao đổi quan điểm về việc giám sát thị trường và các hoạt động thực thi pháp luật;

(b) bảo đảm rng các chức năng giám sát thị trường được thực hiện bởi các cơ quan có thm quyền, và không có xung đột lợi ích giữa chức năng giám sát thị trường và chức năng đánh giá sự phù hợp; và

(c) bảo đảm rằng không có xung đột lợi ích giữa các tổ chức thực hiện giám sát thị trường và chủ thể kinh tế chịu sự kiểm soát hoặc giám sát.

ĐIỀU 5.9

Đánh dấu và ghi nhãn

1. Hai Bên ghi nhận rằng một quy chuẩn kỹ thuật có thể bao gồm hoặc có quy định riêng về các yêu cầu đánh dấu hoặc ghi nhãn. Khi các quy chuẩn kỹ thuật của một Bên có yêu cầu đánh dấu hoặc ghi nhãn bắt buộc, Bên đó phải tuân thủ các nguyên tắc của Điều 2.2 Hiệp định TBT, cụ thể các quy chuẩn kỹ thuật này không được xây dựng với mục đích tạo ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế, và không nên hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để thực thi một mục tiêu hợp pháp.

2. Khi yêu cầu đánh dấu hoặc ghi nhãn bắt buộc đối với sản phẩm, một Bên phải:

(a) chỉ yêu cầu các thông tin có liên quan đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng sản phẩm, hoặc để chỉ rõ sự phù hợp của sản phẩm đối với các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc;

(b) không được yêu cầu phê duyệt trước, đăng ký trước hoặc chứng nhận trước đối với nhãn hoặc dấu của sản phẩm làm điều kiện để lưu thông sản phẩm trên thị trường trong khi sản phẩm đó đã phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc trừ khi cần thiết để xem xét rủi ro của sản phẩm đối với sức khỏe hay cuộc sống của con người, động vật hoặc thực vật, môi trường hoặc an ninh quốc gia; tiểu đoạn này không ảnh hưởng đến quyền của một Bên trong việc yêu cầu phê chuẩn trước các thông tin cụ thể sẽ được cung cấp trên nhãn hoặc dấu phù hợp với các quy định của luật pháp trong nước có liên quan;

(c) trường hợp khi một Bên yêu cầu sử dụng mã số nhận dạng duy nhất của chủ thể kinh tế, Bên đó phải cung cấp mã số đó cho chủ thể kinh tế của Bên kia không chậm trễ và trên cơ sở không phân biệt đối xử;

(d) việc cung cấp không được gây hiểu lầm, mâu thuẫn hoặc khó hiểu liên quan đến các thông tin theo yêu cầu của Bên nhập khẩu hàng hóa, phải cho phép như sau:

(i) thông tin bằng các ngôn ngữ bổ sung khác ngoài ngôn ngữ theo yêu cầu của Bên nhập khẩu hàng hóa;

(ii) các thuật ngữ, chữ tượng hình, biểu tượng hoặc hình ảnh được chấp nhận quốc tế; hoặc

(iii) thông tin bổ sung đối với yêu cầu được đưa ra bởi Bên nhập khẩu hàng hóa;

(e) các Bên phải chấp nhận rằng việc dán nhãn, bao gồm dán nhãn bổ sung hoặc sửa nhãn, được thực hiện nếu được, tại các cơ sở được cho phép, ví dụ, cơ quan hải quan hoặc kho ngoại quan được cấp phép tại điểm nhập khẩu của Bên nhập khẩu trước khi phân phối và bán các sản phẩm; một Bên có thể yêu cầu không đuợc gỡ bỏ nhãn gốc;

(f) khi một Bên nhận thấy các mục tiêu hợp pháp của Hiệp định TBT không bị ảnh hưởng, Bên đó phải nỗ lực chấp nhận dán nhãn không cố định hoặc nhãn rời, hoặc đánh dấu hoặc ghi nhãn nộp cùng hồ sơ đi kèm mà không phải gắn cơ học lên sản phẩm.

ĐIỀU 5.10

Hợp tác chung và thuận lợi hóa thương mại

1. Hai Bên phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp nhằm tăng sự hiểu biết lẫn nhau về các hệ thống tương ứng của mình và tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai Bên. Để thực hiện được, hai Bên có thể xây dựng các đối thoại pháp lý ở cấp độ ngành dọc và ngang.

2. Hai Bên phải tập trung xác định, xây dựng và tăng cường các sáng kiến song phương liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tương ứng với các vấn đề hoặc lĩnh vực cụ thể và tạo thuận lợi cho thương mại. Những sáng kiến này có thể bao gồm:

(a) thúc đẩy quy chế quản lý tốt thông qua hợp tác quản lý, bao gồm trao đổi thông tin, kinh nghiệm và dữ liệu nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp và tận dụng hiệu quả các chế tài này;

(b) sử dụng cách tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro đối với đánh giá sự phù hợp như dựa trên tuyên bố hợp chuẩn của nhà cung cấp đối với các sản phẩm có rủi ro thấp và khi thích hợp, giảm bớt sự phức tạp của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp chuẩn;

(c) tăng cường hài hoà tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế liên quan;

(d) tránh sự khác biệt không cần thiết về phương pháp tiếp cận của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp khi không có các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế;

(e) thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các tổ chức công hoặc tư chịu trách nhiệm về hoạt động tiêu chuẩn hóa, đánh giá sự phù hợp và đo lường của các Bên;

(f) bảo đảm sự tương tác và hợp tác hiệu quả của các cơ quan quản lý ở cấp khu vực hoặc quốc tế; và

(g) trao đổi thông tin nếu có thể về các hiệp định và thỏa thuận liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở cấp độ quốc tế.

3. Theo yêu cầu, một Bên sẽ xem xét đề xuất hợp tác của Bên kia theo quy định của Hiệp định này. Sự hợp tác này, ngoài các hình thức khác, sẽ được thực hiện thông qua đối thoại, diễn đàn phù hợp, các dự án chung, các hỗ trợ kỹ thuật và các chương trình nâng cao năng lực về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong các ngành được lựa chọn do hai Bên thống nhất.

ĐIỀU 5.11

Tham vấn

1. Một Bên sẽ xem xét nhanh chóng và tích cực đối với các yêu cầu tham vấn của Bên kia về những vấn đề liên quan đến việc thực thi Chương này.

2. Để làm rõ hoặc giải quyết những vấn đề được nhắc tới ở khoản 1, Ủy ban Thương mại có thể thành lập một nhóm công tác nhằm xác định giải pháp khả thi và thực tiễn nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Nhóm công tác này sẽ bao gồm đại diện của các Bên có liên quan.

ĐIỀU 5.12

Thực thi

1. Mỗi Bên phải chỉ định một đầu mối liên lạc tại Bộ Khoa học và Công nghệ của Việt Nam và tại Ủy ban Châu Âu và cung cấp cho Bên kia thông tin chi tiết về đầu mối liên lạc hoặc cán bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề được quy định theo Chương này, bao gồm thông tin về điện thoại, fax, e-mail và các thông tin chi tiết khác.

2. Mỗi Bên phải thông báo ngay lập tức cho Bên kia những thay đổi về đầu mối liên lạc và những sửa đổi thông tin đã đề cập ở khoản 1.

3. Đầu mối liên lạc, ngoài những việc khác, phải:

(a) giám sát việc thực hiện và quản lý Chương này;

(b) tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác, khi thích hợp, theo Điều 5.10 (Hợp tác và thuận lợi hóa thương mại);

(c) kịp thời giải quyết mọi vấn đề do một Bên đưa ra liên quan đến việc xây dựng, ban hành và áp dụng hoặc thực thi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp;

(d) tham vấn, theo yêu cầu của một Bên, về những vấn đề nảy sinh trong phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(e) tiến hành các hoạt động hỗ trợ các Bên trong việc thực thi Chương này; và

(f) thực hiện các chức năng khác được giao bởi Ủy ban Thương mại Hàng hóa.

4. Các điểm hỏi đáp được thành lập theo Điều 10.1 của Hiệp định TBT sẽ:

(a) tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Bên về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp để phản hồi các yêu cầu hợp lý đối với những thông tin đưa ra từ Bên kia; và

(b) chuyển các câu hỏi của Bên kia cho các cơ quan quản lý phù hợp.

CHƯƠNG 6

CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT

ĐIỀU 6.1

Phạm vi

1. Chương này áp dụng cho việc xây dựng, thông qua và áp dụng tất cả các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (sau đây gọi là “SPS”) của một Bên mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại giữa các Bên.

2. Chương này không làm ảnh hưởng tới quyền của các Bên theo Chương 5 (Hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại) đối với các biện pháp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.

ĐIỀU 6.2

Mục tiêu

Mục tiêu của Chương này là:

(a) tăng cường thực thi hiệu quả các nguyên tắc và quy tắc được nêu trong Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế được xây dựng bởi các tổ chức quốc tế có liên quan;

(b) bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thục vật trong lãnh thổ của mỗi Bên trong khi tạo thuận lợi cho thương mại giữa các Bên, và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật được thực hiện bởi mỗi Bên không gây ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại;

(c) tăng cường thông tin, hợp tác và giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật có tác động đến thương mại giữa các Bên và các vấn đề về lợi ích chung của các Bên; và

(d) tăng cường tính minh bạch và sự hiểu biết về việc áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của mỗi Bên.

ĐIỀU 6.3

Định nghĩa

1. Vì mục tiêu của Chương này:

(a) các định nghĩa được nêu tại Phụ lục A, Hiệp định SPS sẽ được áp dụng;

(b) “các cơ quan có thẩm quyền” nghĩa là các tổ chức của mỗi Bên chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và quản lý các biện pháp SPS trong lãnh th của mình; và

(c) “Ủy ban SPS” có nghĩa là Ủy ban về các Biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật nêu tại Điều 6.11 (Ủy ban an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật) được thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách).

2. Các Bên có thể thống nhất các định nghĩa khác để áp dụng Chương này, có tính đến các chú giải và định nghĩa của các tổ chức quốc tế có liên quan như Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (sau đây gọi là “CODEX”), Tổ chức Thú y Thế giới (sau đây gọi là “OIE”) và Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (sau đây gọi là “IPPC”).

ĐIỀU 6.4

Quy định chung

1. Các Bên khẳng định các quyền và nghĩa vụ hiện tại của mình đối với Bên kia theo Hiệp định SPS.

2. Mỗi Bên cam kết áp dụng Hiệp định SPS trong quá trình xây dựng, áp dụng hoặc công nhận bất kỳ biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật nào nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa các Bên trong khi bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ của Bên đó.

ĐIỀU 6.5

Cơ quan chức năng và đầu mối liên hệ

1. Để bảo đảm mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bên nhằm đạt được mục tiêu của Chương này, các cơ quan chức năng như sau:

(a) trong trường hợp của Việt Nam, trách nhiệm quản lý các vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật được phân công giữa các cơ quan của chính phủ như sau:

(i) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoặc cơ quan dưới quyền, chịu trách nhiệm về sức khỏe động, thực vật; Bộ chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của các dịch bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và động vật, và cũng chịu trách nhiệm tiến hành và quản lý một chương trình toàn diện để kiểm soát và ngăn ngừa việc xâm nhập của sâu bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thực vật và nền kinh tế; và đối với các sản phẩm động vật và thực vật xuất khẩu, Bộ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận đảm bảo đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của Liên minh; và

(ii) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương, hoặc cơ quan dưới quyền, theo chức năng nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho người sử dụng; đối với việc nhập khẩu thực phẩm, các cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát, bao gồm việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục phê duyệt cấp quốc gia, tiến hành quy trình đánh giá rủi ro của sản phẩm, kiểm tra các cơ sở để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn đã được thống nhất của Việt nam; đối với việc xuất khẩu thực phẩm, các Bộ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận y tế;

(b) trong trường hợp của Liên minh Châu Âu, trách nhiệm này được giao cho cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên và Ủy ban Châu Âu như sau:

(i) về việc xuất khẩu sang Việt Nam, các quốc gia thành viên sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát các điều kiện và yêu cầu sản xuất, bao gồm việc thanh tra theo luật và cấp chứng nhận y tế và phúc lợi động vật để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn của Việt Nam;

(ii) về việc nhập khẩu từ Việt Nam, các quốc gia thành viên sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát việc nhập khẩu tuân thủ các điều kiện nhập khẩu của Liên minh Châu Âu;

(iii) Ủy ban Châu Âu sẽ chịu trách nhiệm chung về điều phối, thanh tra và kiểm soát hệ thống thanh tra và các hành động pháp lý cần thiết để đảm bảo việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nội địa Liên minh Châu Âu.

2. Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, các cơ quan chức năng của mỗi Bên sẽ cung cấp cho nhau đầu mối liên hệ để trao đổi thông tin về tất cả các vấn đề phát sinh trong Chương này. Các chức năng của đầu mối liên hệ sẽ bao gồm:

(a) tăng cường liên lạc giữa các cơ quan và Bộ của các Bên chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật; và

(b) tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin nhm tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và thủ tục pháp lý của mỗi Bên có liên quan đến các biện pháp này cũng như tác động lên thương mại hàng hóa giữa các Bên.

3. Các Bên sẽ bảo đảm thông tin cung cấp tại các khoản 1 và 2 là thông tin được cập nhật tại thời điểm trao đổi.

ĐIỀU 6.6

Thủ tục và yêu cầu nhập khẩu

1. Yêu cầu chung về nhập khẩu của một Bên sẽ áp dụng đối với toàn bộ lãnh thổ của Bên xuất khẩu, không ảnh hưởng đến khả năng của Bên nhập khẩu trong việc ra quyết định và áp dụng các biện pháp theo các tiêu chuẩn đuợc nêu tại Điều 6.9 (Các biện pháp liên quan đến sức khỏe động vật và thực vật).

2. Mỗi Bên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp được chứng minh khoa học, phù hợp với rủi ro có liên quan và ít hạn chế nhất có sẵn, và gây trở ngại tối thiểu cho thương mại.

3. Bên nhập khẩu sẽ đảm bảo các yêu cầu và thủ tục nhập khẩu được áp dụng một cách công bằng và không phân biệt đối xử.

4. Các thủ tục nhập khẩu phải nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực tới thương mại và đẩy nhanh quy trình thông quan trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu và thủ tục của Bên nhập khẩu.

5. Bên nhập khẩu phải đảm bảo tính minh bạch hoàn toàn đối với các quy trình và thủ tục nhập khẩu của mình.

6. Bên xuất khẩu phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nhập khẩu của Bên nhập khẩu.

7. Mỗi Bên sẽ thiết lập và cập nhật danh sách các loại sâu bệnh được kiểm soát, sử dụng các tên gọi khoa học và cung cấp các danh sách này cho Bên kia.

8. Các yêu cầu kiểm dịch động, thực vật nhập khẩu sẽ bị giới hạn ở các biện pháp đảm bảo tôn trọng mức độ bảo vệ phù hợp của Bên nhập khẩu, và chỉ đối với sâu bệnh được kiểm soát mà Bên nhập khẩu quan ngại. Không ảnh hưởng đến các quy định tại Điều 6 của IPPC, một Bên sẽ không áp dụng hoặc duy trì các biện pháp kiểm dịch đối với các sâu bệnh không bị kiểm soát.

9. Việc phân tích rủi ro sâu bệnh sẽ được thực hiện không chậm trễ sau khi có yêu cầu ban đầu của nước xuất khẩu. Trong trường hợp khó khăn, các Bên sẽ thống nhất trong Ủy ban SPS về lịch trình để tiến hành thủ tục đánh giá rủi ro.

10. Bên nhập khẩu sẽ có quyền thực hiện kiểm tra nhập khẩu trên cơ sở rủi ro về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật liên quan đến nhập khẩu. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện không chậm trễ và giảm thiểu tác động gián đoạn về thương mại. Khi sản phẩm không tuân theo các yêu cầu của Bên nhập khẩu, bất cứ hành động nào của Bên nhập khẩu sẽ phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế và cân đối với rủi ro từ sản phẩm đó.

11. Bên nhập khẩu sẽ cung cấp thông tin về tần suất kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với hàng hóa. Tần suất này có thể được thay đổi dựa vào kết quả của việc xác minh, kiểm tra nhập khẩu hoặc do thống nhất giữa các Bên.

12. Bất kỳ loại phí nào áp dụng cho các thủ tục liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa theo Chương này sẽ công bằng với các khoản phí áp dụng cho các sản phẩm nội địa tương tự và sẽ không cao hơn chi phí dịch vụ thực tế.

ĐIỀU 6.7

Xác minh

1. Để đạt được hoặc duy trì sự tin tưởng vào việc thực thi hiệu quả Chương này, Bên nhập khẩu có quyền tiến hành việc xác minh, bao gồm:

(a) tiến hành các chuyến làm việc xác minh tại nước xuất khẩu để xác minh tất cả hoặc một phần hệ thống kiểm soát của bên xuất khẩu, theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế có liên quan của Codex, OIE và IPPC; chi phí của các chuyến làm việc này sẽ do Bên tiến hành xác minh chịu; và

(b) yêu cầu thông tin từ bên xuất khẩu về hệ thống kiểm soát và kết quả của việc kiểm soát được thực hiện theo hệ thống đó.

2. Mỗi Bên sẽ cung cấp cho Bên kia kết quả và kết luận của việc xác minh được tiến hành tại lãnh thổ của Bên kia.

3. Nếu Bên nhập khẩu quyết định thực hiện chuyến làm việc xác minh tới Bên xuất khẩu, Bên đó phải thông báo cho Bên xuất khẩu ít nhất 60 ngày làm việc trước chuyến đi, ngoại trừ có thỏa thuận khác. Bất kỳ thay đổi nào về chuyến làm việc này cũng phải được các Bên thống nhất.

4. Bên nhập khẩu phải gửi báo cáo dự thảo xác minh cho Bên xuất khẩu trong vòng 45 ngày làm việc sau khi hoàn tất việc xác minh. Bên xuất khẩu sẽ có 30 ngày làm việc để góp ý cho báo cáo dự thảo. Góp ý của Bên xuất khẩu sẽ được đính kèm và trong trường hợp có thể, bao gồm trong báo cáo cuối cùng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình xác minh Bên nhập khẩu phát hiện ra rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật, Bên đó phải thông báo cho Bên xuất khẩu sớm nhất có thể và trong bất cứ trường hợp nào, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh.

ĐIỀU 6.8

Thủ tục lập danh sách các cơ sở

1. Khi nhận được yêu cầu của Bên nhập khẩu, Bên xuất khẩu sẽ thông báo cho Bên nhập khẩu danh sách các cơ sở tuân thủ các yêu cầu của Bên nhập khẩu để phê duyệt và để đảm bảo thỏa mãn các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm được đưa ra theo Phụ lục 6 (Yêu cầu và quy trình phê duyệt các cơ sở về sản phẩm).

2. Khi nhận được yêu cầu của Bên xuất khẩu, Bên nhập khẩu sẽ phê duyệt trong vòng 45 ngày danh sách các cơ sở theo như khoản 1 mà không cần thẩm tra trước từng cơ sở.

3. Nếu Bên nhập khẩu yêu cầu thông tin bổ sung, thời hạn nêu trong khoản 2 sẽ được gia tăng tối đa 30 ngày làm việc. Sau khi phê duyệt danh sách các cơ sở, Bên nhập khẩu sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết, tuân thủ theo đúng quy trình luật pháp được áp dụng, để cho phép nhập khẩu sản phẩm đó.

4. Nếu Bên nhập khẩu từ chối yêu cầu phê duyệt, Bên đó phải thông báo ngay cho Bên xuất khẩu về các lý do của việc từ chối.

ĐIỀU 6.9

Các biện pháp liên quan đến sức khỏe động vật và thực vật

1. Các Bên thừa nhận khái niệm khu vực phi dịch bệnh, khu vực có mức dịch bệnh thấp và khoanh vùng theo Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị của OIE. Các Bên cũng thừa nhận tình trạng về sức khỏe động vật do OIE xác định.

2. Các Bên thừa nhận khái niệm khu vực phi sâu bệnh, khu vực có mức sâu bệnh thấp, khu vực được bảo vệ và vừng sản xuất không có sâu bệnh theo Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị của IPPC.

3. Các Bên sẽ xem xét các yếu tố như khu vực địa lý, hệ sinh thái, kiểm soát dịch tễ và hiệu quả của việc kiểm soát an toàn thc phẩm hoặc kiểm dịch động, thực vật.

4. Ủy ban SPS sẽ xác định chi tiết hơn thủ tục thừa nhận các khái niệm được nêu tại các khoản 1 và 2, có lưu ý Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị của OIE và IPPC.

5. Khi Bên nhập khẩu đánh giá về việc tự xác định tình trạng sức khỏe động, thực vật do Bên xuất khẩu tiến hành, Bên nhập khẩu, về nguyên tắc, sẽ đánh giá toàn bộ hoặc một phần tình trạng sức khỏe của động, thực vật của Bên xuất khẩu dựa trên thông tin do Bên xuất khẩu cung cấp theo Hiệp định SPS và các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị của OIE và IPPC. Bên nhập khẩu sẽ nỗ lực đưa ra quyết định ngay sau khi có yêu cầu đánh giá.

6. Nếu Bên nhập khẩu không công nhận việc tụ xác định tình trạng sức khỏe động, thực vật của Bên xuất khẩu, Bên đó sẽ giải thích lý do và, theo yêu cầu của Bên xuất khẩu, tham gia tham vấn sớm nhất có thể để đạt được một giải pháp thay thế.

7. Bên xuất khẩu sẽ cung cấp bằng chứng liên quan nhằm chứng minh một cách khách quan cho Bên nhập khẩu rằng tình trạng sức khỏe động, thực vật của các khu vục đó có khả năng không thay đổi. Vì mục tiêu này, Bên xuất khẩu sẽ, khi có yêu cầu của Bên nhập khẩu, tạo điều kiện hợp lý để Bên nhập khẩu tiến hành thẩm tra, thử nghiệm và các thủ tục khác có liên quan.

ĐIỀU 6.10

Tương đương

1. Các Bên công nhận rằng việc áp dụng nguyên tắc tương đương như được nêu tại Điều 4 của Hiệp định SPS là một công cụ quan trọng để tạo thuận lợi thương mại và có lợi ích đối với cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu.

2. Nguyên tắc tương đương có thể được chấp thuận cho một biện pháp SPS cụ thể hoặc các biện pháp SPS liên quan đến một sản phẩm hoặc nhóm các sản phẩm nhất định, hoặc áp dụng cho toàn bộ hệ thống.

3. Bên nhập khẩu sẽ chấp nhận các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của Bên xuất khẩu là tương đương nếu Bên xuất khẩu chứng minh một cách khách quan rằng các biện pháp của mình đạt được mức bảo vệ an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật phù hợp của Bên nhập khẩu. Nhằm thúc đẩy việc xác định sự tương đương, Bên nhập khu sẽ, theo yêu cu, giải thích mục đích của bt cứ biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật nào cho Bên xuất khẩu.

4. Trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được yêu cầu của Bên xuất khẩu, các Bên sẽ tổ chức tham vấn nhằm xác định sự tương đương của các biện pháp và hệ thống an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

5. Bên nhập khẩu sẽ xác định sự tương đương ngay sau khi Bên xuất khẩu đã trình bày sự tương đương của biện pháp và hệ thống an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật được đề xuất.

6. Bên nhập khẩu sẽ đẩy nhanh việc xác định sự tương đương đặc biệt đối với các sản phẩm đã từng nhập khẩu từ Bên xuất khẩu.

7. Trong trường hợp có nhiều yêu cầu từ Bên xuất khẩu, các Bên sẽ nhất trí trong Ủy ban SPS về thời gian khởi động quy trình.

8. Theo Điều 9 của Hiệp định SPS, Bên nhập khẩu sẽ xem xét đầy đủ các yêu cầu của Bên xuất khẩu về hỗ trợ kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Điều này. Ngoài những hình thức khác, sự hỗ trợ này có thể là nhằm xác định và thực hiện các biện pháp có thể được công nhận là tương đương hoặc để tăng cường tiếp cận thị trường.

9. Việc xem xét của Bên nhập khẩu đối với yêu cầu của bên xuất khẩu về công nhận tương đương các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật liên quan đến một sản phẩm cụ thể sẽ không phải là lý do để làm đình trệ hoặc ngưng các hoạt động nhập khẩu đang diễn ra đối với sản phẩm đó. Khi Bên nhập khẩu đã xác định sự tương đương, các Bên sẽ ghi nhận chính thức và áp dụng ngay không chậm trễ đối với thương mại giữa hai Bên trong khu vực liên quan.

ĐIỀU 6.11

Ủy ban an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật

1. Ủy ban SPS được thành lập theo Điều khoản 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách) sẽ bao gồm đại diện các cơ quan chức năng của các Bên. Tất cả các quyết định của Ủy ban SPS sẽ dựa trên cơ sở đồng thuận.

2. Ủy ban SPS sẽ họp mặt trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Sau đó, Ủy ban sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần hoặc theo thời gian do các Bên nhất trí. Ủy ban sẽ thiết lập quy trình thủ tục tại cuộc họp đầu tiên, Ủy ban sẽ họp mặt trực tiếp, qua điện thoại, video hoặc các hình thức khác do các Bên cùng thống nhất.

3. Ủy ban SPS có thể đề xuất lên Ủy ban Thương mại thành lập các nhóm công tác để xác định và xử lý các vấn đề kỹ thuật và khoa học phát sinh từ Chương này và tìm kiếm cơ hội để tăng cường hợp các về các vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật mà hai Bên cùng quan tâm.

4. Ủy ban SPS có thể xử lý bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc thực thi hiệu quả Chương này, bao gồm tạo thuận lợi cho việc liên lạc và tăng cường hợp tác giữa các Bên. Cụ thể, Ủy ban sẽ có những chức năng và nhiệm vụ sau:

(a) thiết lập các thủ tục hoặc sắp xếp cần thiết để thực hiện Chương này;

(b) giám sát tiến độ thực hiện Chương này;

(c) tạo một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật nhất định nhằm đạt được các giải pháp hai Bên có thể chấp nhận được và nhanh chóng xử lý bất kỳ vấn đề nào có thể tạo những trở ngại không cần thiết cho thương mại giữa các Bên;

(d) là một diễn đàn trao đổi thông tin, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về các vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;

(e) xác định, khởi động và rà soát các dự án và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật giữa các Bên; và

(f) bất cứ chức năng nào khác do các Bên cùng thống nhất.

5. Theo quyết định của Ủy ban SPS, các Bên có thể thông qua các khuyến nghị và quyết định liên quan đến thẩm quyền nhập khẩu, trao đổi thông tin, tính minh bạch, công nhận khu vực hóa, tính tương đương và các biện pháp thay thế, và bất cứ vấn đề nào khác được nêu tại Điều này.

ĐIỀU 6.12

Minh bạch và trao đổi thông tin

1. Các Bên sẽ:

(a) đảm bảo tính minh bạch đối với các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật áp dụng cho thương mại giữa hai Bên;

(b) tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của mỗi Bên và việc áp dụng các biện pháp này;

(c) trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến xây dựng và áp dụng các biện pháp an toàn thục phẩm và kiểm dịch động thục vật, bao gồm sự tiến triển về bằng chứng khoa học mới sẵn có, có ảnh hưởng, hoặc có thể ảnh hưởng, tới thương mại giữa các Bên nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với thương mại;

(d) theo yêu cầu của một Bên, trao đổi về yêu cầu nhập khẩu áp dụng cho việc nhập khẩu một sản phẩm cụ thể trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu; và

(e) theo yêu cầu của một Bên, cập nhật về tiến triển trong việc xử lý hồ sơ để cấp phép cho một sản phẩm cụ thể trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu.

2. Khi một Bên cung cấp thông tin thông qua thông báo tới WTO theo thủ tục và quy trình liên quan hoặc bằng việc công bố trên các trang điện tử chính thức và miễn phí tiếp cận của các Bên, việc trao đổi thông tin theo các tiểu đoạn 1(c) đến 1(e) sẽ không bắt buộc.

3. Tất cả các thông báo theo Chương này sẽ được gửi tới đầu mối liên hệ được nêu tại Điều 6.5 (Cơ quan chức năng và đầu mối liên hệ).

ĐIỀU 6.13

Tham vấn

1. Khi một Bên xem xét thấy việc một biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật tác động đến thương mại song phương cần phải thảo luận thêm, Bên đó có thể, thông qua đầu mối liên hệ theo Điều 6.5 (Cơ quan chức năng và đầu mối liên hệ), yêu cầu giải thích đầy đủ và nếu cần thiết, yêu cầu tham vấn về biện pháp đó. Bên kia phải nhanh chóng trả lời yêu cầu.

2. Các Bên sẽ nỗ lực hết sức để đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được thông qua tham vấn trong khoảng thời gian mà hai Bên thống nhất. Nếu việc tham vấn không giải quyết được vấn đề thì sẽ được xem xét bởi Ủy ban SPS.

ĐIỀU 6.14

Các biện pháp khẩn cấp

1. Mỗi Bên sẽ thông báo bằng văn bản tới Bên kia trong vòng hai ngày làm việc khi phát hiện bất cứ rủi ro nghiêm trọng hoặc quan trọng nào liên quan đến sức khỏe hoặc tính mạng con người, động vật hoặc thực vật, bao gồm bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào về thực phẩm, ảnh hưởng tới hàng hóa đang giao dịch giữa hai Bên.

2. Khi một Bên có quan ngại nghiêm trọng về rủi ro cho sức khỏe hoặc tính mạng con người, động vật hoặc thực vật, ảnh hưởng tới hàng hóa đang có giao dịch giữa hai Bên, Bên đó có thể yêu cầu tổ chức tham vấn theo Điều 6.13 (Tham vấn). Buổi tham vấn sẽ diễn ra sớm nhất có thể. Mỗi Bên sẽ nỗ lực cung cấp tất cả các thông tin cần thiết trong khoảng thời gian hợp lý để tránh đình trệ về thương mại.

3. Bên nhập khẩu có thể thực hiện các biện pháp cần thiết, mà không thông báo trước, để bảo vệ sức khỏe hoặc tính mạng con người, động vật hoặc thực vật. Đối với các lô hàng đang trong quá trình vận chuyển giữa các Bên, Bên nhập khẩu sẽ xem xét giải pháp thích hợp và công bằng nhất để tránh đình trệ không cần thiết về thương mại.

4. Bên đưa ra các biện pháp phải thông báo cho Bên kia sớm nhất có thể và trong bất cứ trường hợp nào, không chậm hơn hai mươi tư (24) giờ sau khi thông qua biện pháp. Mỗi Bên có thể yêu cầu thông tin bất kỳ liên quan đến tình trạng an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và bất cứ biện pháp nào được thông qua. Bên kia sẽ phản hồi ngay khi đã có thông tin được yêu cầu.

5. Theo yêu cầu của một trong hai Bên và theo các quy định tại Điều 6.13 (Tham vấn), các Bên sẽ tham vấn về tình hình trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo theo khoản 1. Việc tham vấn này sẽ được thực hiện để tránh đình trệ không cần thiết về thương mại. Các Bên có thể xem xét các phương án để tạo thuận lợi cho việc thực hiện hoặc thay thế các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

ĐIỀU 6.15

Hỗ trợ kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt

1. Liên minh sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các nhu cầu cụ thể của Việt Nam để tuân thủ các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của Liên minh, bao gồm an toàn thực phẩm, sức khỏe động, thực vật, và việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

2. Phù hợp với Điều 10 của Hiệp định SPS, đối với các biện pháp an toàn thực phm và kim dịch động, thực vật mới, Liên minh sẽ cân nhắc các nhu cầu đặc biệt của Việt Nam nhm duy trì cơ hội xuất khẩu của Việt Nam trong khi vẫn đảm bảo mức bảo vệ của Liên minh Châu Âu. Ủy ban SPS sẽ được tham vấn theo yêu cầu của một trong hai Bên để xem xét và quyết định về:

(a) khung thời gian tuân thủ dài hơn;

(b) các điều kiện nhập khẩu thay thế trong trường hợp tương đương; và

(c) các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật.

CHƯƠNG 7

CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TRONG SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

ĐIỀU 7.1

Mục tiêu

Cùng với những nỗ lực toàn cầu trong việc giảm khí thải nhà kính, các Bên chia sẻ các mục tiêu thúc đẩy, phát triển và tăng cường sản xuất năng lượng từ các nguồn tái tạo và bền vững, đặc biệt thông qua hỗ trợ thương mại và đầu tư. Để đạt được hiệu quả này, các Bên sẽ hợp tác hướng tới cắt giảm hoặc xóa bỏ các rào cản phi thuế quan và thúc đẩy hợp tác trong đó, nếu có thể, tính đến các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.

ĐIỀU 7.2

Định nghĩa

Vì mục đích của Chương này:

(a) “yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa” có nghĩa là:

(i) đối với hàng hóa, một yêu cầu đối với một doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng hàng hóa xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn nội địa, được quy định theo số sản phẩm đặc thù, theo khối lượng hoặc giá trị sản phẩm, hoặc theo tỷ lệ khối lượng hoặc giá trị của phần nội địa hóa;

(ii) đối với dịch vụ, một yêu cầu mà hạn chế sự lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các dịch vụ được cung cấp mà gây tổn hại cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ từ Bên kia;

(b) “các biện pháp yêu cầu thiết lập quan hệ đối tác với các công ty địa phương” nghĩa là bất kỳ các yêu cầu để cùng với công ty địa phương thành lập hoặc vận hành một pháp nhân, đối tác theo pháp luật trong nước, một liên doanh, hoặc tham gia vào quan hệ hợp đồng như hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty địa phương;

(c) “bù đắp” nghĩa là bất kỳ quy định nào yêu cầu sử dụng nội địa hóa, các nhà cung cấp địa phương, chuyển giao công nghệ, đầu tư, hàng đổi hàng hoặc hành động tương tự để khuyến khích phát triển nội địa hóa;

(d) “các nguồn năng lượng tái tạo và bền vững” bao gồm các nguồn dưới dạng gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy nhiệt, năng lượng đại dương, thủy điện có công suất từ 50 mê-ga-oát trở xuống, sinh khối, khí bãi rác, khí nhà máy xử lý nước thải hoặc khí đốt sinh học; không bao gồm sản phẩm tạo ra năng lượng; và

(e) “nhà cung cấp dịch vụ” nghĩa là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân cung cấp dịch vụ của một Bên.

ĐIỀU 7.3

Phạm vi

1. Chương này áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên liên quan đến việc sản xuất năng lượng từ các nguồn tái tạo và bền vững.

2. Chương này không áp dụng cho các dự án nghiên cứu và phát triển, và cả các dự án thí điểm được thực hiện trên quy mô phi thương mại.

3. Chương này không áp dụng đối với các dự án tài trợ và quản lý bởi một thỏa thuận với một tổ chức quốc tế hoặc chính phủ nước ngoài, trong trường hợp này thì sẽ áp dụng các quy định của các nhà tài trợ đó.

4. Theo khoản 5, Chương này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định liên quan khác của Hiệp định này, bao gồm các trường hợp ngoại lệ, bảo lưu hoặc hạn chế các quy định đó, đối với các biện pháp nêu tại khoản 1, với những sửa đổi hợp lý. Đ chắc chắn hơn, trong trường hợp có sự không thống nhất giữa Chương này và các điều khoản khác của Hiệp định, các điều khoản khác đó sẽ được áp dụng.

5. Tiểu đoạn (a) và (b) của Điều 7.4 (Nguyên tắc) áp dụng sau năm (5) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 7.4

Nguyên tắc

Một Bên sẽ:

(a) hạn chế việc thông qua các biện pháp về yêu cầu nội địa hóa hoặc bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng tới các sản phẩm, nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp của Bên kia;

(b) hạn chế việc thông qua các biện pháp yêu cầu hợp tác với doanh nghiệp trong nước, trừ khi mô hình hợp tác đó là cần thiết vì các lý do kỹ thuật và Bên đó có thể chứng minh các lý do đó khi có yêu cầu của Bên kia;

(c) đảm bảo bất kỳ biện pháp nào liên quan tới ủy quyền, cấp giấy chứng nhận, cấp phép được áp dụng một cách khách quan, minh bạch, không tranh chấp và không phân biệt đối xử giữa các chủ thể của các Bên, đặc biệt đối với các thiết bị, nhà máy và các mạng lưới hạ tầng truyền dẫn.

(d) đảm bảo các khoản phí và lệ phí hành chính áp dụng hoặc liên quan tới:

(i) việc nhập khẩu và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ Bên kia, bởi các nhà cung cấp của Bên kia được quy định theo Điều 2.18 (Phí, lệ phí khác và thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu) và 4.10 (Phí và lệ phí); và

(ii) việc cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp của Bên kia được quy định theo các Điều 8.18 (Phạm vi và định nghĩa), 8.19 (Điều kiện cấp phép và trình độ chuyên môn) và 8.20 (Thủ tục cấp phép và trình độ chuyên môn); và

(e) đảm bảo các điều khoản, điều kiện và thủ tục để kết nối và hòa vào lưới điện được minh bạch và không phân biệt đối xử đối với nhà cung cấp của Bên kia.

ĐIỀU 7.5

Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và đánh giá hợp chuẩn

1. Điều khoản này áp dụng cho các sản phẩm thuộc nhóm thuế quan liệt kê trong Phụ lục 7 (Danh mục các nhóm thuế quan). Các Bên có thể thỏa thuận đưa các sản phẩm khác vào danh mục này thông qua thư trao đổi.

2. Nếu có các tiêu chuẩn quốc tế được quy định bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hoặc Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế, các Bên sẽ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đó, hoặc các phần liên quan làm cơ sở cho bất kỳ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp chuẩn, trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc phần nội dung đó không hiệu quả hoặc không phù hợp trong việc thực hiện các mục tiêu hợp pháp đặt ra. Trong trường hợp đó, một Bên sẽ, theo yêu cầu của Bên kia, xác định phần nội dung của tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp chuẩn tương ứng mà có sự chênh lệnh nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế liên quan và đưa ra lý do cho sự khác biệt này.

3. Tùy theo điều kiện thích hợp, các Bên sẽ xác định quy chuẩn kỹ thuật dựa trên các yêu cầu về vận hành của sản phẩm, bao gồm sự an toàn và hiệu quả môi trường, chứ không dựa vào thiết kế hoặc đặc tính mô tả của sản phẩm.

4. Một Bên khi chấp nhận một tuyên bố về sự phù hợp của nhà cung cấp như một biện pháp đảm bảo tích cực sẽ cố gắng không yêu cầu cung cấp thêm kết quả kiểm tra.

5. Nếu một Bên yêu cầu báo cáo kiểm tra, kể cả chỉ riêng báo cáo đó để làm cơ sở, hoặc kết hợp với các biện pháp bảo đảm hợp chuẩn khác, hoặc để đảm bảo rằng một sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, Bên đó sẽ cố gắng để chấp nhận các báo cáo kiểm tra theo hình thức của Hệ thống Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế về Cơ chế đánh giá hợp chuẩn đối với Báo cáo kiểm tra các thiết bị và linh kiện điện kỹ thuật (Cơ chế IECEE CB) mà không đòi hỏi bất kỳ sự thử nghiệm khác nào.

6. Nếu một Bên yêu cầu có giấy chứng nhận của một bên thứ 3 về sản phẩm, Bên đó sẽ nỗ lực để chấp nhận Giấy chứng nhận kiểm tra CB theo cơ chế IECEE CB như một biện pháp đảm bảo sự phù hợp mà không đòi hỏi bất kỳ đánh giá sự phù hợp hoặc thủ tục hành chính hoặc chấp thuận nào khác.

7. Điều khoản này không ảnh hưởng đến việc các Bên áp dụng các yêu cầu không liên quan đến các sản phẩm đang được xem xét, chẳng hạn liên quan tới luật phân vùng hoặc luật xây dựng.

ĐIỀU 7.6

Ngoại lệ

1. Chương này chịu quy định theo các Điều 2.22 (Ngoại lệ chung), 8.53 (Ngoại lệ chung) và 9.3 (Ngoại lệ an ninh và ngoại lệ chung).

2. Không điều khoản nào trong Chương này được hiểu là ngăn cản một Bên thông qua hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết cho sự vận hành an toàn của các mạng lưới năng lượng liên quan hoặc sự cung cấp năng lượng an toàn, với yêu cầu rằng các biện pháp này không được áp dụng nếu có thể tạo nên tranh chấp hoặc phân biệt đối xử không thể lý giải giữa các sản phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các nhà đầu tư của các Bên trong hoàn cảnh tương tự, hoặc như là một hạn chế trá hình đối với thương mại và đầu tư giữa các Bên.

ĐIỀU 7.7

Thực thi và hợp tác

1. Các Bên sẽ hợp tác và trao đổi thông tin về bất kỳ vấn đề liên quan đến việc thực hiện Chương này thông qua các Ủy ban chuyên ngành liên quan được thành lập theo Điều 17.2 (Ủy ban chuyên ngành), Ủy ban Thương mại có thể quyết định áp dụng các biện pháp thực thi phù hợp để đạt được hiệu quả.

2. Các Bên sẽ trao đổi thông tin, kinh nghiệm về quản lý và thực hành tốt trong các lĩnh vực như:

(a) việc thiết lập và thực hiện các biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo một cách không phân biệt đối xử;

(b) các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, ví dụ như các nội dung liên quan tới các yêu cầu về mạng lưới điện.

Các Bên sẽ thúc đẩy hợp tác liên quan đến các quy chuẩn kỹ thuật trong nước và khu vực, các khái niệm pháp lý, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình đánh giá hợp chuẩn phù hợp với tiêu chun quc tế, tại các din đàn khu vực liên quan.

CHƯƠNG 8

TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

MỤC A. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

ĐIỀU 8.1

Mục tiêu và phạm vi

1. Các Bên khẳng định cam kết của mình theo Hiệp định WTO và các cam kết để tạo ra một môi trường tốt hơn cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các Bên, từ đó thiết lập sự chuẩn bị cần thiết cho tiến trình tự do hóa đầu tư, thương mại dịch vụ và hợp tác về thương mại điện tử.

2. Phù hợp với các quy định của Chương này, mỗi Bên có quyền áp dụng, duy trì và thực thi các biện pháp cần thiết để theo đuổi các mục tiêu chính sách hợp pháp như bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, chính sách xã hội, sự liêm chính và ổn định của hệ thống tài chính, tăng cường an ninh và an toàn, và thúc đẩy và bảo tồn đa dạng văn hóa.

3. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng đến thể nhân tìm cách tiếp cận thị trường việc làm của một Bên, cũng như không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến quốc tịch, cư trú hoặc làm việc dài hạn.

4. Không quy định nào trong Chương này ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp quản lý việc nhập cảnh, hoặc tạm trú của thể nhân trong lãnh thổ của mình, bao gồm cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo sự di chuyển có trật tự của thể nhân, qua biên giới, miễn là các biện pháp này không được áp dụng nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm lợi ích5 của bất kỳ Bên nào theo các cam kết cụ thể trong Chương này và các Phụ lục kèm theo.

5. Không quy định nào trong Chương này được hiểu là hạn chế các nghĩa vụ của các Bên theo Chương 9 (Mua sắm của Chính phủ) hoặc áp đặt thêm bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan tới mua sắm của chính phủ.

6. Chương này không áp dụng đối với trợ cấp của các Bên6, ngoại trừ đối với Điều 8.8 (Yêu cầu thực hiện).

7. Quyết định của một Bên không cấp, gia hạn hoặc duy trì khoản trợ cấp hoặc viện trợ sẽ không bị coi là vi phạm Điều 8.8 (Yêu cầu thực hiện), trong những trường hợp sau:

(a) trong trường hợp không có cam kết cụ thể của một Bên đối với nhà đầu tư theo pháp luật hoặc hợp đồng để cấp, gia hạn, hoặc duy trì khoản trợ cấp hoặc viện trợ đó; hoặc

(b) phù hợp với bất kỳ điều khoản hoặc điều kiện kèm theo việc cấp, gia hạn hoặc duy trì các khoản trợ cấp hoặc viện trợ.

8. Chương này không áp dụng cho các hệ thống an sinh xã hội tương ứng của các Bên hoặc các hoạt động trên lãnh thổ của mỗi Bên liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền chính thức, cho dù là không thường xuyên.

ĐIỀU 8.2

Định nghĩa

1. Vì mục đích của Chương này:

(a) “dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay trong khi máy bay đó không cung cấp dịch vụ” nghĩa là các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng thực hiện trên máy bay hoặc một phần của nó trong khi máy bay đó không cung cấp dịch vụ và không bao gồm bảo dưỡng ngoại trường;

(b) “dịch vụ hệ thống đặt, giữ chỗ bằng máy tính” nghĩa là dịch vụ được cung cấp bởi các hệ thống máy tính có chứa thông tin về lịch bay, ghế trống, giá và các quy định về giá của các hãng hàng không, và thông qua hệ thống này, mọi người có thể đặt giữ chỗ hoặc xuất vé;

(c) “cung cấp dịch vụ qua biên giới” nghĩa là việc cung cấp một dịch vụ:

(i) từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên khác; hoặc

(ii) trên lãnh thổ của một Bên cho người tiêu dùng dịch vụ của Bên khác;

(d) “hoạt động kinh tế" bao gồm các hoạt động công nghiệp, thương mại và chuyên môn và hoạt động của các thợ thủ công, nhưng không bao gồm các hoạt động nhằm thực thi quyền lực nhà nước;

(e) “doanh nghiệp” là một pháp nhân, chi nhánh7 hoặc văn phòng đại diện được thành lập;

(f) “thành lập” là việc thiết lập, bao gồm cả việc mua lại, của một pháp nhân hoặc mở một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tương ứng tại Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam8, với quan điểm thiết lập hoặc duy trì các liên kết kinh tế lâu dài;

(g) “dịch vụ khai thác mặt đất” là việc cung ứng tại sân bay các dịch vụ sau: đại diện, quản lý và giám sát hãng hàng không; dịch vụ hành khách, dịch vụ hành lý; dịch vụ thang lên máy bay; dịch vụ cung cấp đồ ăn và thức uống; vận tải hàng không và dịch vụ thư tín; tiếp nhiên liệu máy bay, dịch vụ bảo dưỡng và làm sạch máy bay; vận chuyển mặt đất; vận hành bay, quản lý phi hành đoàn và kế hoạch bay; dịch vụ khai thác mặt đất không bao gồm an ninh, sửa chữa và bảo trì máy bay, hoặc quản lý hoặc vận hành cơ sở hạ tầng sân bay thiết yếu như các thiết bị làm tan băng, hệ thống phân phối nhiên liệu, hệ thống vận chuyển hành lý, và hệ thống vận tải liên sân bay cố định;

(h) “nhà đầu tư” có nghĩa là một thể nhân hoặc một pháp nhân của một Bên tìm kiếm cơ hội để thành lập9, đang thành lập hoặc đã thành lập một doanh nghiệp trong lãnh thổ của Bên kia;

(i) “pháp nhân” là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật phù hợp, dù có lợi nhuận hay không, và dù thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm các công ty, quỹ ủy thác, đối tác, liên doanh, doanh nghiệp một chủ sở hữu hoặc hiệp hội;

(j) “pháp nhân của một Bên” là một pháp nhân của Liên minh Châu Âu hoặc một pháp nhân của Việt Nam, được thành lập theo luật pháp và quy định của Liên minh Châu Âu hoặc của quc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu, hoặc của Việt Nam, và tham gia vào các hoạt động kinh doanh đáng kể10 trong lãnh thổ của Liên minh Châu Âu hay của Việt Nam;

(k) “biện pháp được thông qua hoặc duy trì bởi một Bên” là các biện pháp được thực hiện bởi:

(i) các cơ quan và chính quyền trung ương, vùng hoặc địa phương; và

(ii) các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn của chính phủ hoặc cơ quan trung ương, vùng hoặc địa phương;

(l) “thể nhân” là thể nhân của một Bên được quy định tại điểm (h) Điều 1.5;

(m) “hoạt động” nghĩa là, đối với một doanh nghiệp, việc thực hiện, quản lý, bảo trì, sử dụng, thụ hưởng, bán hoặc các hình thức xử lý khác của doanh nghiệp;11

(n) “bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không” nghĩa là các cơ hội để nhà vận chuyển hàng không có quan tâm tự do bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không của mình bao gồm tất cả các khía cạnh của tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối; các hoạt động này không bao gồm việc định giá dịch vụ vận tải hàng không và các điều kiện áp dụng;

(o) “dịch vụ” nghĩa là bất kỳ dịch vụ trong bất kỳ ngành nào ngoại trừ dịch vụ cung cấp nhằm thực thi quyền lực nhà nước;

(p) “các dịch vụ được cung cấp và các hoạt động được thực hiện nhằm thực thi thẩm quyền của chính phủ” nghĩa là các dịch vụ được cung cấp hoặc các hoạt động được thực hiện không phải trên cơ sở thương mại và không cạnh tranh với một hoặc nhiều chủ thể kinh tế;

(q) “nhà cung cấp dịch vụ” của một Bên là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào của một Bên cung cấp dịch vụ; và

(r) “công ty con” của một pháp nhân của một Bên là một pháp nhân do một pháp nhân khác của Bên đó nắm quyền kiểm soát phù hợp với luật pháp và quy định trong nước của Bên đó.12

2. Một pháp nhân:

(a) được “sở hữu” bởi thể nhân hoặc pháp nhân của một trong hai Bên nếu thể nhân hoặc pháp nhân đó sở hữu trên 50 phần trăm lợi ích cổ phần; hoặc

(b) được “kiểm soát” bởi thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên nếu thể nhân hoặc pháp nhân đó có quyền chỉ định đa số các giám đốc hoặc có quyền điều hành hoạt động của pháp nhân đó một cách hợp pháp.

3. Mặc dù đã quy định trong định nghĩa “pháp nhân của một Bên” tại điểm 1(j), các công ty vận tải thành lập bên ngoài Liên minh Châu Âu hoặc Việt Nam và do các công dân của một nước thành viên Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam nắm quyền kiểm soát tương ứng, vẫn thuộc điều chỉnh của Chương này nếu các tàu của họ được đăng ký theo luật pháp và quy định tương ứng tại một nước thành viên Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam và treo cờ của nước thành viên Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam.

MỤC B. TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ

ĐIỀU

8.3 Phạm vi

1. Mục này áp dụng với các biện pháp do một Bên thông qua và duy trì mà ảnh hưởng đến việc thành lập hoặc hoạt động của một doanh nghiệp của một nhà đu tư của Bên kia trong lãnh th của Bên thông qua hoặc duy trì các biện pháp đó.

2. Mục này không áp dụng với:

(a) dịch vụ nghe nhìn;

(b) khai khoáng, sản xuất và chế biến13 các vật liệu hạt nhân;

(c) sản xuất hoặc buôn bán vũ khí, đạn dược và vật liệu chiến tranh;

(d) vận tải đường biển nội địa;14

(e) dịch vụ vận tải hàng không quốc tế và nội địa, kể cả định kỳ hay không định kỳ, và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến thương quyền bay, ngoại trừ:

(i) dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng máy bay khi máy bay không hoạt động;

(ii) bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không;

(iii) các dịch vụ đặt, giữ chỗ qua máy tính (CRS); và

(iv) các dịch vụ khai thác mặt đất; và

(f) các dịch vụ được cung cấp và các hoạt động được thực hiện trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước.

ĐIỀU 8.4

Tiếp cận thị trường

1. Liên quan đến tiếp cận thị trường thông qua việc thành lập và duy trì một doanh nghiệp, mỗi Bên sẽ dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó đã cam kết theo các điều khoản, hạn chế và điều kiện đã đồng ý và quy định tại Biểu cam kết cụ thể tương ứng của Bên đó tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam).

2. Trừ khi được nêu cụ thể tại các Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam), trong các ngành đã cam kết mở cửa thị trường, một Bên không được thông qua hoặc duy trì các biện pháp trong một khu vục hoặc toàn bộ lãnh thổ của Bên đó, như được mô tả dưới đây:

(a) các giới hạn về số lượng các doanh nghiệp có thể thực hiện một hoạt động kinh tế cụ thể, kể cả dưới hình thức hạn ngạch về số lượng, độc quyền, đặc quyền hoặc các yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(b) các giới hạn về tổng giá trị của giao dịch hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch về số lượng hoặc yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(c) các hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng các dịch vụ đầu ra được tính theo đơn vị số lượng chỉ định dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(d) các hạn chế về sự tham gia vốn nước ngoài dưới hình thức các hạn chế về tỷ lệ tối đa của cổ phần nước ngoài hoặc tổng giá trị đầu tư nước ngoài, tính riêng hoặc cộng gộp;

(e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các loại hình cụ thể của pháp nhân hoặc liên doanh thông qua đó một nhà đầu tư của Bên kia có thể thực hiện một hoạt động kinh tế; và

(f) các hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một ngành cụ thể hoặc một nhà đầu tư có thể tuyển dụng mà các thể nhân đó cần thiết cho và liên quan trc tiếp đến việc thực hiện một hoạt động kinh tế dưới hình thức hạn ngạch về số lượng hoặc yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế.

ĐIỀU 8.5

Đối xử quốc gia

1. Trong các ngành được mô tả tại Biểu cam kết cụ thể tương ứng tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam) và phù hợp với bất kỳ điều kiện và trình độ chuyên môn nào được nêu trong các Biểu đó, mỗi Bên, liên quan đến việc thành lập trong lãnh thổ của Bên đó, sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của mình và doanh nghiệp của nhà đầu tư đó trong hoàn cảnh tương tự.

2. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp của nhà đầu tư, một Bên sẽ dành cho các nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp15 của các nhà đầu tư đó sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của mình và doanh nghiệp của họ trong hoàn cảnh tương tự.

3. Mặc dù có khoản 2 và, phù hợp với Phụ lục 8-C (Ngoại lệ cho Việt Nam về Đối xử quốc gia) trong trường hợp của Việt Nam, một Bên có thể thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp với điều kiện biện pháp đó không trái với các cam kết tương ứng nêu tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam), khi biện pháp đó là:

(a) một biện pháp được ban hành vào hoặc trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này;

(b) một biện pháp nêu tại điểm (a) được tiếp tục thực hiện, thay thế hoặc sửa đổi sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này, với điều kiện biện pháp đó không kém phù hợp hơn với khoản 2 sau khi biện pháp đó được tiếp tục thực hiện, thay thể hoặc sửa đổi so với biện pháp đã tồn tại trước khi tiếp tục thực hiện, thay thế hoặc sửa đổi; hoặc

(c) một biện pháp không thuộc điểm (a) hoặc (b), với điều kiện biện pháp đó không được áp dụng đối với hoặc theo cách gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp được thành lập trên lãnh thổ của Bên đó trước ngày có hiệu lực của biện pháp đó.16

ĐIỀU 8.6

Đối xử tối huệ quốc

1. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của mình, mỗi Bên sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp của nhà đầu tư đó sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho nhà đầu tư của một nước thứ ba và doanh nghiệp của nhà đầu tư của nước thứ ba đó, trong hoàn cảnh tương tự.

2. Khoản 1 không áp dụng đối với các ngành sau:

(a) dịch vụ truyền thông, ngoại trừ dịch vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông;

(b) dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao;

(c) thủy sản và nuôi trồng thủy sản;

(d) lâm nghiệp và săn bắn; và

(e) khai khoáng, bao gồm dầu và khí.

3. Khoản 1 không được hiểu là bắt buộc một Bên dành cho nhà đầu tư của Bên kia hoặc doanh nghiệp của nhà đầu tư đó lợi ích từ bất kỳ sự đối xử nào được cam kết tại các hiệp định song phương, khu vực hoặc đa phương đã có hiệu lực trước ngày Hiệp định này có hiệu lực.

4. Khoản 1 không được hiểu là bắt buộc một Bên dành cho nhà đầu tư của Bên kia hoặc doanh nghiệp của các nhà đầu tư đó lợi ích từ:

(a) bất kỳ sự đối xử nào theo cam kết tại các hiệp định song phương, khu vực hoặc đa phương mà bao gồm cam kết xóa bỏ đáng kể tất cả các rào cản đối với hoạt động của các doanh nghiệp giữa các bên hoặc yêu cầu sự tương đương của pháp luật của các bên trong một hoặc nhiều ngành kinh tế;17

(b) bất kỳ sự đối xử từ các hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần hoặc các hiệp định quốc tế khác hoặc các thỏa thuận liên quan toàn bộ hoặc một phần đến thuế; hoặc

(c) bất kỳ sự đối xử từ các biện pháp nhằm công nhận các trình độ chuyên môn, giấy phép hoặc các biện pháp thận trọng phù hợp với Điều VII của GATS hoặc các Phụ lục về Dịch vụ tài chính thuộc GATS.

5. Để rõ ràng hơn, “sự đối xử” nêu tại khoản 1 không bao gồm các cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp, như giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nhà đầu tư và nhà nước, được quy định trong các hiệp định song phương, khu vực hoặc đa phương. Các nghĩa vụ trọng yếu trong các hiệp định đó không tự tạo ra “sự đối xử” và do đó không thể được xem xét khi đánh giá một vi phạm của Điều này. Các biện pháp của một Bên theo các nghĩa vụ trọng yếu sẽ được coi là “sự đối xử”.

6. Điều này sẽ được giải thích phù hợp với nguyên tắc cùng loại (ejusdem generis).18

Điều 8.7

Biểu cam kết cụ thể

Các lĩnh vực được mỗi Bên tự do hóa theo Mục này và các điều khoản, hạn chế, điều kiện và trình độ chuyên môn nêu tại Điều 8.4 (Tiếp cận thị trường), 8.5 (Đối xử quốc gia) và 8.8 (Yêu cầu thực hiện) được quy định tương ứng tại biểu cam kết cụ thể của mỗi Bên bao gồm trong Tiểu Phụ lục 8-A-2 của Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc trong Tiểu phụ lục 8-B-l của Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam).

ĐIỀU 8.8

Yêu cầu thực hiện

1. Trong các ngành được mô tả tại Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam) và phù hợp với các điều kiện và trình độ chuyên môn nêu tại Biểu đó, mỗi Bên không được áp đặt hoặc thực hiện bất kỳ yêu cầu sau dưới dạng bắt buộc hoặc có hiệu lực thi hành theo pháp luật trong nước hoặc theo các phán quyết hành chính liên quan đến việc thành lập hoặc hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp của nhà đầu tư của một Bên hoặc của nước thứ 3 trên lãnh thổ của mình:

(a) xuất khẩu một mức độ hoặc tỷ lệ nhất định hàng hóa hoặc dịch vụ;

(b) đạt một mức độ hoặc một tỷ lệ nhất định hàm lượng nội địa hóa;

(c) mua, sử dụng hoặc dành ưu đãi đối với hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp trong lãnh thổ của mình, hoặc mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ thể nhân hoặc doanh nghiệp trong lãnh thổ của mình;

(d) ràng buộc bằng bất kỳ cách thức nào số lượng hoặc giá trị nhập khẩu với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc nguồn thu ngoại tệ gắn với doanh nghiệp đó;

(e) hạn chế việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng trên lãnh thổ của mình thông qua sự ràng buộc giữa việc bán hàng đó dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc các khoản thu ngoại tệ của doanh nghiệp đó;

(f) chuyển giao công nghệ, một quy trình sản xuất hoặc bất kỳ kiến thức độc quyền khác cho một thể nhân hoặc doanh nghiệp trong lãnh thổ của mình; hoặc

(g) cung cấp độc quyền hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó từ lãnh thổ của Bên đó đến một khu vực cụ thể hoặc thị trường thế giới.

2. Trong các ngành được mô tả tại Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam) và phù hợp với các điều kiện và trình độ chuyên môn nêu tại Biểu đó, mỗi Bên không được áp đặt điều kiện huởng hoặc tiếp tục hưởng ưu đãi liên quan đến việc thành lập hoặc hoạt động của một doanh nghiệp của một nhà đầu tư của một Bên hoặc của một nước thứ ba trên lãnh thổ của mình, phù hợp với bất kỳ yêu cầu nào sau đây:

(a) đạt một mức độ hoặc một tỷ lệ nhất định hàm lượng nội địa hóa;

(b) mua, sử dụng hoặc dành ưu đãi đối với hàng hóa được sản xuất tại lãnh thổ nước mình, hoặc mua hàng hóa từ các nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình;

(c) ràng buộc dưới bất kỳ hình thức nào số lượng hoặc giá trị nhập khẩu với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc nguồn thu ngoại tệ gn với doanh nghiệp đó; hoặc

(d) hạn chế việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng trên lãnh thổ của mình thông qua sự ràng buộc giữa việc bán hàng đó dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc các khoản thu ngoại tệ của doanh nghiệp đó.

3. Khoản 2 không được hiểu là ngăn cản một Bên áp đặt điều kiện nhận hoặc tiếp tục nhận ưu đãi liên quan đến bất kỳ doanh nghiệp nào trong lãnh thổ của mình phù hợp với yêu cầu về địa điểm sản xuất, cung cấp một dịch vụ, đào tạo hoặc tuyển dụng lao động, xây dựng hoặc mở rộng các cơ sở cụ thể, hoặc tiến hành nghiên cứu và phát triển trong lãnh thổ của mình.

4. Điểm 1(f) không được hiểu là ngăn cản việc áp dụng một yêu cầu được áp đặt hoặc một cam kết hoặc biện pháp được thực thi bởi tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh nhằm khắc phục vi phạm luật cạnh tranh.

5. Các điểm 1(a) đến 1(c), 2(c) và 2(b) không áp dụng đối với các yêu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến việc tham gia chương trình xúc tiến xuất khẩu và viện trợ nước ngoài.

6. Để rõ ràng hơn, các điểm 2(a) và 2(b) không áp dụng với các yêu cầu được áp đặt bởi một Bên nhập khẩu liên quan đến hàm lượng hàng hóa cần thiết để đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi về hạn ngạch.

7. Để rõ ràng hơn, khoản 1 và 2 không áp dụng đối với bất kỳ yêu cầu nào khác trừ các yêu cầu được nêu tại các khoản đó.

8. Điều khoản này không áp dụng đối với các biện pháp được thông qua hoặc duy trì bởi một Bên phù hợp với điểm 8(b) Điều III của GATT 1994.

MỤC C. CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI

ĐIỀU 8.9

Phạm vi

Mục này áp dụng đối với các biện pháp của các Bên ảnh hưởng đến việc cung cấp qua biên giới tất cả các ngành dịch vụ, ngoại trừ:

(a) dịch vụ nghe nhìn;

(b) vận tải đường biển nội địa19; và

(c) dịch vụ vận tải hàng không nội địa và quốc tế, kể cả định kỳ hay không định kỳ, và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến thương quyền bay, ngoại trừ:

(i) dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng máy bay khi máy bay ngừng cung cấp dịch vụ;

(ii) bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không;

(iii) dịch vụ đặt, giữ chỗ qua máy tính (CRS); và

(iv) các dịch vụ khai thác mặt đất;

ĐIỀU 8.10

Tiếp cận thị trường

1. Đối với tiếp cận thị trường thông qua việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, môi Bên phải dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó đã cam kết theo các điều khoản, hạn chế và điều kiện đã thống nhất và quy định trong Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam).

2. Trong các ngành đã có cam kết tiếp cận thị trường, một Bên không được thông qua hoặc duy trì các biện pháp trong một khu vực hoặc toàn bộ lãnh thổ của Bên đó, trừ trường hợp có quy định khác tại Biểu cam kết cụ thể của mỗi Bên, như được mô tả dưới đây:

(a) những hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ kể cả dưới hình thức hạn ngạch về số lượng, độc quyền, các nhà cung cấp dịch vụ đặc quyền hoặc các yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế;

(b) những hạn chế về tổng giá trị giao dịch dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch số lượng hoặc các yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế; và

(c) những hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng lượng sản phm dịch vụ đu ra được tính theo đơn vị số lượng được chỉ định dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế.

ĐIỀU 8.11

Đối xử quốc gia

1. Trong các ngành được liệt kê tại Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam) và theo bất kỳ điều kiện và trình độ chuyên môn nào được nêu trong các Biểu đó, mỗi Bên phải dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia, đối với tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của mình.

2. Một Bên có thể được coi là đáp ứng yêu cầu của khoản 1 nếu dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia được dành sự đối xử y hệt hoặc sự đối xử khác biệt một cách hình thức so với sự đối xử mà Bên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của mình.

3. Sự đối xử y hệt hoặc sự đối xử khác biệt một cách hình thức sẽ được coi là kém thuận lợi hơn nếu việc đó làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh theo hướng có lợi cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của Bên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của Bên kia.

4. Các cam kết cụ thể theo Điều này sẽ không được hiểu là yêu cầu bất kỳ Bên nào bồi thường cho những bất lợi cạnh tranh vốn có do yếu tố nước ngoài của dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ liên quan.

ĐIỀU 8.12

Biểu cam kết cụ thể

Các ngành được mỗi Bên tự do hóa theo quy định tại Mục này và các điều khoản, hạn chế, điều kiện và trình độ chuyên môn nêu tại Điều 8.10 (Tiếp cận thị trường) và 8.11 (Đối xử quốc gia) được quy định Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Tiểu phụ lục 8-A-1 của Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc Tiểu phụ lục 8-B-l của Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam).

MỤC D. HIỆN DIỆN TẠM THỜI CỦA THỂ NHÂN VÌ MỤC ĐÍCH KINH DOANH

ĐIỀU 8.13

Phạm vi và định nghĩa

1. Mục này áp dụng đối với các biện pháp của một Bên liên quan đến việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của khách kinh doanh, người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người chào bán dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và chuyên gia độc lập.

2. Vì mục đích của Mục này:

(a) “người chào bán dịch vụ” là các thể nhân đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa của một Bên đang tìm kiếm cơ hội nhập cảnh và lưu trú tạm thời trên lãnh thổ của Bên kia vì mục đích đàm phán chào bán dịch vụ hoặc hàng hóa, hoặc tham gia vào các thỏa thuận để bán dịch vụ hoặc hàng hóa cho nhà cung cấp đó. Các thể nhân này không tham gia vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ; cũng không tham gia vào việc bán hàng trực tiếp cho công chúng và không nhận thù lao từ một nguồn nào đặt tại Bên sở tại, cũng như không được làm đại lý hoa hồng;

(b) “khách kinh doanh vì mục đích thành lập” được hiểu là các thể nhân giữ vị trí cấp cao trong một pháp nhân của một Bên và chịu trách nhiệm cho việc thành lập một doanh nghiệp của pháp nhân đó. Các thể nhân này không chào bán hoặc cung cấp dịch vụ hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh tế nào khác ngoài các hoạt động cần thiết cho mục đích thành lập, và không nhận thù lao từ một nguồn nào đặt tại Bên sở tại;

(c) “nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng” là các thể nhân được thuê bởi pháp nhân của một Bên không phải là một cơ quan tuyển dụng và cung cấp dịch vụ nhân sự cũng như không hoạt động thông qua một cơ quan như vậy. Pháp nhân này chưa thành lập cơ sở trên lãnh thổ của Bên kia và đã ký kết một hợp đồng20 thực sự để cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng cuối cùng tại Bên đó mà đòi hỏi sự hiện diện tạm thời của người lao động tại Bên đó, để thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ;

(d) “chuyên gia độc lập” là các thể nhân tham gia vào việc cung cấp một dịch vụ và đã thành lập theo hình thức tự doanh trên lãnh thổ của một Bên, nhưng chưa thành lập trên lãnh thổ của Bên kia và đã ký kết một hợp đồng21 thực sự không thông qua một cơ quan tuyển dụng và cung cấp dịch vụ nhân sự với người tiêu dùng cuối cùng tại Bên đó mà đòi hỏi sự hiện diện tạm thời của các thể nhân này tại Bên đó, để thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ.

(e) “người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp” là các thể nhân đã được thuê bởi một pháp nhân hoặc chi nhánh của pháp nhân đó hoặc là cộng sự của pháp nhân đó ít nhất trong một năm và tạm thời chuyển công tác sang một doanh nghiệp của pháp nhân đó tại lãnh thổ của Bên kia với điều kiện thể nhân đó là cấp quản lý hoặc giám đốc, chuyên gia hoặc nhân viên thực tập;

(f) “người quản lý hoặc giám đốc điều hành” là các thể nhân làm việc ở một vị trí cấp cao trong một pháp nhân của một Bên, là người chủ yếu trực tiếp quản lý doanh nghiệp22 tại Bên kia và nhận được sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ các ban giám đốc hoặc từ các cổ đông của doanh nghiệp hoặc tương đương, bao gồm ít nhất:

(i) việc chỉ đạo doanh nghiệp hoặc một ban hoặc bộ phận của doanh nghiệp;

(ii) việc giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên giám sát, chuyên môn hoặc quản lý khác; và

(iii) có thẩm quyền tuyển dụng và sa thải hoặc kiến nghị tuyển dụng, sa thải hoặc các hoạt động khác liên quan đến nhân sự;

(g) “trình độ chuyên môn” là bằng cấp, chứng chỉ và bằng chứng khác của trình độ chuyên môn chính thức được cấp bởi cơ quan được chỉ định theo quy định của pháp luật, quy định quản lý hoặc hành chính, và xác nhận hoàn tất đào tạo chuyên nghiệp;

(h) “các chuyên gia” là các thể nhân làm việc tại một pháp nhân và có kiến thức chuyên môn cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động của cơ sở được thành lập, có kỹ thuật hoặc kỹ năng quản lý. Việc đánh giá kiến thức này cần tính đến không chỉ kiến thức cụ thể đối với việc thành lập mà cả trình độ chuyên môn cao bao gồm kinh nghiệm chuyên môn phù hợp đối với công việc hoặc hoạt động đòi hỏi phải có kiến thức kỹ thuật cụ thể, có thể bao gồm chứng chỉ thành viên của một nghề được công nhận; và

(i) “nhân viên thực tập” là các thể nhân đã được thuê bởi một pháp nhân hoặc chi nhánh của pháp nhân trong thời gian ít nhất một năm, có bằng đại học và luân chuyển tạm thời vì mục đích phát triển nghề nghiệp hoặc để đào tạo về kỹ năng hoặc các phương pháp kinh doanh.23

ĐIỀU 8.14

Khách kinh doanh và người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

1. Đối với các ngành được tự do hóa theo quy định của Mục B (Tự do hóa đầu tư), mỗi Bên cho phép các nhà đầu tư của Bên kia được tuyển dụng vào doanh nghiệp của họ các thể nhân của Bên kia nếu người đó là khách kinh doanh hoặc người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.24

2. Việc nhập cảnh và tạm trú đối với:

(a) người quản lý hoặc giám đốc điều hành, thời hạn tối đa được phép là ba năm;

(b) chuyên gia, thời hạn tối đa được phép là ba năm;

(c) nhân viên thực tập, thời hạn tối đa được phép là một năm; và

(d) khách kinh doanh vì mục đích thành lập, thời hạn tối đa được phép là 90 ngày25.

3. Đối với các ngành tự do hóa theo quy định tại Mục B (Tự do hóa đầu tư), một Bên không được thông qua hoặc duy trì hoặc tại một vùng hoặc toàn bộ lãnh thổ của mình các hạn chế về số lượng thể nhân mà một nhà đầu tư có thể tuyển dụng với tư cách khách kinh doanh vì mục đích thành lập, người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp trong một ngành cụ thể dưới các hình thức hạn ngạch số lượng hoặc yêu cầu về kiểm tra nhu cầu kinh tế và các hạn chế phân biệt đối xử trừ khi được quy định tương ứng tại Tiểu phụ lục 8-A-3 của Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) và Tiểu phụ lục 8-B-2 của Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt nam).

ĐIỀU 8.15

Người chào bán dịch vụ

Đối với mỗi ngành tự do hóa theo quy định tại Mục B (Tự do hóa đầu tư) hoặc Mục C (Cung cấp dịch vụ qua biên giới) và theo các bảo lưu được liệt kê tại Tiểu phụ lục 8-A-3 của Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) và Tiểu phụ lục 8-B-2 của Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam), môi Bên sẽ cho phép người chào bán dịch vụ được nhập cảnh và lưu trú tạm thời trong khoảng thời gian đến 90 ngày.26

ĐIỀU 8.16

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

1. Các Bên khẳng định nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các cam kết của mình trong Hiệp định GATS liên quan đến việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.

2. Đối với các ngành hoặc phân ngành được liệt kê dưới đây, mỗi Bên cho phép người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng của Bên kia cung cấp dịch vụ vào lãnh thổ của mình, tùy thuộc vào các điều kiện quy định tại khoản 3 và bt kỳ bảo lưu nào được liệt kê trong Tiểu phụ lục 8-A-3 của Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) và Tiểu phụ lục 8-B-2 của Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam):

(a) dịch vụ kiến trúc;

(b) dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị;

(c) dịch vụ tư vấn kỹ thuật;

(d) dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ;

(e) dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan;

(f) dịch vụ giáo dục bậc cao (chỉ đối với dịch vụ do tư nhân đầu tư);

(g) dịch vụ đào tạo ngoại ngữ; và

(h) dịch vụ môi trường.

3. Cam kết mà các Bên đưa ra phải tuân thủ các điều kiện sau:

(a) thể nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tạm thời phải với tư cách là nhân viên của một pháp nhân đã có hợp đồng cung cấp dịch vụ không quá mười hai tháng;

(b) thể nhân nhập cảnh vào Bên kia cần cung cấp các dịch vụ với tư cách là nhân viên của một pháp nhân cung cấp các dịch vụ đó trong ít nhất hai năm ngay trước ngày nộp đơn xin nhập cảnh vào Bên đó. Ngoài ra, thể nhân này, tại thời điểm nộp đơn xin nhập cảnh vào Bên kia, phải có ít nhất năm năm kinh nghiệm chuyên môn27 trong lĩnh vực hoạt động là đối tượng của hợp đồng;

(c) thể nhân nhập cảnh vào Bên kia phải có:

(i) bằng đại học hoặc bằng cấp thể hiện trình độ kiến thức tương đương28; và

(ii) bằng cấp chuyên môn cần thiết để thực hiện một hoạt động theo quy định của pháp luật, quy định hoặc yêu cầu pháp lý của Bên nơi mà dịch vụ được cung cấp;

(d) thể nhân không được nhận thù lao cho việc cung cấp các dịch vụ trên lãnh thổ của Bên kia ngoài thù lao do pháp nhân sử dụng thể nhân đó trả;

(e) việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể nhân tại Bên liên quan phải được cho phép trong một thời hạn cộng dồn không quá sáu tháng29 hoặc thời hạn của hợp đồng, tùy thuộc vào thời hạn nào ngn hơn;

(f) việc tiếp cận thị trường theo Điều này chỉ liên quan đến các hoạt động dịch vụ là đối tượng của hợp đồng và không trao quyền để thực hiện các chức danh chuyên môn của Bên nơi dịch vụ được cung cấp;

(g) số lượng thể nhân được điều chỉnh bởi hợp đồng dịch vụ không được lớn hơn mức cần thiết để thực hiện hợp đồng, vì có thể được quy định bởi pháp luật, quy định hoặc yêu cầu pháp lý khác của Bên nơi dịch vụ được cung cấp; và

(h) các hạn chế phân biệt đối xử khác, kể cả về số lượng thể nhân theo hình thức kiểm tra nhu cầu kinh tế, quy định tại Tiểu phụ lục 8-A-3 của Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) và Tiểu phụ lục 8-B-2 của Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam).

ĐIỀU 8.17

Chuyên gia độc lập

Năm năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ rà soát Mục này nhàm xem xét thiết lập các phương thức để mở rộng các quy định về chuyên gia độc lập.

MỤC E. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ

TIỂU MỤC 1

QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC

ĐIỀU 8.18

Phạm vi và định nghĩa

1. Tiểu Mục này áp dụng đối với các biện pháp của các Bên liên quan đến yêu cầu và thủ tục cấp phép, yêu cầu và thủ tục về trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến:

(a) cung cấp dịch vụ qua biên giới;

(b) thành lập và duy trì một pháp nhân hoặc thể nhân; và

(c) lưu trú tạm thời của các loại hình thể nhân trong lãnh thổ tương ứng.

2. Tiểu Mục này chỉ áp dụng cho các ngành mà một Bên có cam kết cụ thể và trong phạm vi mà những cam kết cụ thể đó được áp dụng.

3. Tiểu Mục này không áp dụng đối với các biện pháp trong phạm vi mà các biện pháp đó tạo ra các hạn chế được liệt kê tại Điều 8.4 (Tiếp cận thị trường), 8.5 (Đối xử quốc gia), 8.10 (Tiếp cận thị trường) hoặc 8.11 (Đối xử quốc gia).

4. Vì mục đích của Mục này:

(a) “cơ quan có thẩm quyền” là bất kỳ cơ quan hoặc chính quyền trung ương, vùng hoặc địa phương hoặc cơ quan phi chính phủ thực thi thẩm quyền của chính phủ hoặc các cơ quan trung ương, vùng hoặc địa phương, đưa ra một quyết định liên quan đến việc cho phép cung cấp một dịch vụ, kể cả thông qua việc thành lập hoặc liên quan đến việc cấp phép thành lập một hoạt động kinh tế khác ngoài dịch vụ;

(b) “thủ tục cấp phép” là các quy tắc hành chính hoặc thủ tục mà thể nhân hoặc pháp nhân, đang xin cấp phép để thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 1, bao gồm cả việc sửa đổi hoặc gia hạn giấy phép, phải tuân thủ để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu cấp phép;

(c) “yêu cầu cấp phép” là các yêu cầu cơ bản, ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, mà thể nhân hoặc pháp nhân phải tuân thủ để được cấp mới, sửa đổi hoặc gia hạn giấy phép để thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 1;

(d) “thủ tục xem xét trình độ chuyên môn” là quy tắc hành chính hoặc thủ tục mà một thể nhân phải tuân theo để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, với mục đích được cho phép cung cấp một dịch vụ; và

(e) “yêu cầu trình độ chuyên môn” là các yêu cầu cơ bản liên quan đến năng lực của một thể nhân để được cung cấp dịch vụ, và yêu cầu phải chứng minh cho mục đích xin cấp phép cung cấp dịch vụ.

ĐIỀU 8.19

Điều kiện cấp phép và trình độ chuyên môn

1. Mỗi Bên phải đảm bảo các biện pháp liên quan đến yêu cầu và thủ tục cấp phép, cũng như các yêu cầu và thủ tục về trình độ chuyên môn dựa trên các tiêu chí sau:

(a) rõ ràng;

(b) khách quan và minh bạch; và

(c) đã được quy định và sẵn sàng cho công chúng và những người quan tâm tiếp cận.

2. Việc ủy quyền hoặc cấp phép, nếu có, phải được thực hiện ngay khi có quy định, dựa trên việc kiểm tra phù hợp, là các điều kiện để được ủy quyền hoặc cấp phép đã được đáp ứng.

3. Mỗi Bên phải duy trì hoặc thiết lập toà án hoặc thủ tục tư pháp, trọng tài hoặc hành chính, theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc nhà cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng, để cung cấp một đánh giá kịp thời và biện pháp phù hợp, nếu có thể, về quyết định hành chính ảnh hưởng đến việc thành lập, cung cấp các dịch vụ qua biên giới hoặc hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích kinh doanh. Khi những thủ tục này không độc lập với cơ quan đã ra quyết định hành chính liên quan, mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thủ tục sẽ đưa ra một đánh giá khách quan và vô tư.

Khoản này sẽ không được hiểu là yêu cầu một Bên thiết lập toà án hoặc thủ tục không phù hợp với thể chế hoặc bản chất của hệ thống pháp luật của mình.

ĐIỀU 8.20

Thủ tục cấp phép và trình độ chuyên môn

1. Hình thức và thủ tục cấp phép và trình độ chuyên môn không được tạo thành hạn chế đối với việc cung cấp một dịch vụ hoặc theo đuổi bất kỳ hoạt động kinh tế khác. Mỗi Bên sẽ nỗ lực để các hình thức và thủ tục này đơn giản nhất có thể và đảm bảo rằng các hình thức và thủ tục đó không làm phức tạp hoặc trì hoãn không thoả đáng việc cung cấp dịch vụ. Bất kỳ phí cấp phép30 mà người nộp hồ sơ phải trả cần phải hợp lý và không hạn chế việc cung cấp dịch vụ liên quan.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thủ tục được áp dụng và các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoặc ủy quyền là công bằng đối với tất cả người nộp hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra quyết định của mình một cách độc lập và không chịu trách nhiệm với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ hoặc người thực hiện các hoạt động kinh tế nào cần có giấy phép hoặc ủy quyền.

3. Trường hợp có quy định về khoảng thời gian cụ thể cho việc nộp hồ sơ trong luật pháp và quy định của mỗi Bên, người nộp hồ sơ phải được dành một khoảng thời gian hợp lý cho việc nộp hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ không chậm trễ. Nếu có thể, hồ sơ xin phép sẽ được chấp nhận ở định dạng điện tử theo cùng điều kiện về tính xác thực như hồ sơ gốc.

4. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng việc xử lý hồ sơ, bao gồm cả quyết định cuối cùng, sẽ được hoàn thành trong một khoảng thời gian hợp lý sau ngày nộp bộ hồ sơ đầy đủ. Mỗi Bên sẽ nỗ lực để thiết lập khoảng thời gian thông thường để xử lý một hồ sơ.

5. Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người nộp hồ sơ trong một thời gian hợp lý sau khi nhận được một hồ sơ không đầy đủ, và nếu có thể thì xác định các thông tin bổ sung cần thiết để hoàn thành hồ sơ, và tạo cơ hội để sửa chữa thiếu sót.

6. Bản sao chứng thực được chấp nhận, bất kỳ khi nào có thể, thay cho văn bản gốc.

7. Nếu một hồ sơ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối, người nộp hồ sơ phải được thông báo bằng văn bản không chậm trễ. Về nguyên tắc, người nộp hồ sơ, khi có yêu cầu chính thức, phải được được thông báo về lý do từ chối. Người nộp hồ sơ, trong thời hạn hợp lý, phải được phép nộp lại hồ sơ.

8. Mỗi Bên bảo đảm rằng giấy phép hoặc ủy quyền, một khi được cấp, sẽ có hiệu lực không chậm trễ theo các điều khoản và điều kiện quy định ở đây.

TIỂU MỤC 2

CÁC ĐIỀU KHOẢN ÁP DỤNG CHUNG

ĐIỀU 8.21

Công nhận lẫn nhau về bằng cấp chuyên môn

1. Không quy định nào trong Điều này không ngăn cản một Bên yêu cầu thể nhân phải có bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết quy định tại lãnh thổ nơi mà các dịch vụ được cung cấp, đối với lĩnh vực hoạt động có liên quan.

2. Các Bên sẽ khuyến khích các cơ quan chuyên môn liên quan hoặc các cơ quan tương ứng nếu có, trong lãnh thổ của mình để xây dựng và đưa ra một khuyến nghị chung về công nhận lẫn nhau về trình độ chuyên môn cho Ủy ban Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách). Khuyến nghị chung này cần được chứng minh bằng:

(a) giá trị kinh tế dự kiến của một thỏa thuận công nhận lẫn nhau về bằng cấp chuyên môn (sau đây gọi là “Hiệp định công nhận lẫn nhau”); và

(b) sự phù hợp của các hệ thống tương ứng, ví dụ như mức độ tương thích của các tiêu chuẩn áp dụng bởi mỗi Bên đối với việc ủy quyền, cấp phép, hoạt động và chứng nhận của các doanh nhân và các nhà cung cấp dịch vụ.

3. Khi nhận được một khuyến nghị chung, Ủy ban Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ, trong khoảng thời gian hợp lý, phải rà soát khuyến nghị này nhằm xác định sự phù hợp với Hiệp định này.

4. Nếu khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở các thông tin quy định tại khoản 2 phù hợp với Hiệp định này, các Bên sẽ thực hiện các bước cần thiết để đàm phán một Hiệp định công nhận lẫn nhau thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc được ủy quyền của một Bên.

TIỂU MỤC 3

CÁC DỊCH VỤ MÁY TÍNH

ĐIỀU 8.22

Diễn giải về các dịch vụ máy tính

1. Trong phạm vi tự do hóa thương mại dịch vụ máy tính theo Mục B (Tự do hóa đầu tư), Mục C (Cung cấp dịch vụ qua biên giới) và Mục D (Hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích kinh doanh), các Bên phải tuân thủ các điều khoản từ 2 đến 4 sau đây.

2. Các Bên hiểu rằng CPC31 84, là mã của Liên hiệp quốc được sử dụng để mô tả các dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, bao gồm các chức năng cơ bản được sử dụng để cung cấp tất cả các dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan. Sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến việc cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ này theo hình thức gói hoặc gộp các dịch vụ liên quan mà có thể bao gồm một số hoặc tất cả các chức năng cơ bản này. Ví dụ như các dịch vụ cho thuê lưu trữ trang tin điện tử hoặc tên miền, dịch vụ khai thác dữ liệu và điện toán lưới, mỗi loại dịch vụ là sự kết hợp của các chức năng dịch vụ máy tính cơ bản.

3. Các dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan, kể cả các dịch vụ được cung cấp qua mạng, bao gồm mạng Internet, gồm tất cả các dịch vụ cung cấp:

(a) tư vấn, chiến lược, phân tích, hoạch định, thông số, thiết kế, phát triển, cài đặt, triển khai, tích hợp, kiểm tra, sửa lỗi, cập nhật, hỗ trợ, trợ giúp kỹ thuật hoặc quản lý máy tính hoặc hệ thống mạng máy tính;

(b) tư vấn, chiến lược, phân tích, hoạch định, thông số, thiết kế, phát triển, cài đặt, triển khai, tích hợp, kiểm tra, sửa lỗi, cập nhật, điều chỉnh, duy trì, hỗ trợ, trợ giúp kỹ thuật, quản lý hoặc sử dụng các chương trình máy tính;

(c) xử lý dữ liệu, lưu trữ giữ liệu, cho thuê lưu trữ dữ liệu hoặc dịch vụ cơ sở dữ liệu

(d) dịch vụ bảo trì và sửa chữa máy móc và trang thiết bị văn phòng, bao gồm máy tính; hoặc

(e) dịch vụ đào tạo nhân viên cho khách hàng liên quan đến chương trình máy tính, máy tính hoặc hệ thống máy tính, và chưa được phân loại ở đâu.

4. Các Bên hiểu rằng, trong nhiều trường hợp, các dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan cho phép cung cấp các dịch vụ khác32 được thực hiện thông qua phương thức điện tử lẫn các phương thức khác. Trong trường hợp này, điều quan trọng là có sự phân biệt giữa các dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, như dịch vụ cho thuê lưu trữ trang tin điện tử hoặc lưu trữ các ứng dụng, và các dịch vụ khác cung cấp thông qua các dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan. Những dịch vụ khác, bất kể là được cung cấp thông qua dịch vụ máy tính và dịch vụ liên quan, đều không nằm trong danh mục phân loại CPC 84.

TIỂU MỤC 4

DỊCH VỤ BƯU CHÍNH33

ĐIỀU 8.23

Ngăn chặn các hành vi phi cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính

Mỗi Bên phải duy trì hoặc ban hành các biện pháp thích hợp nhằm mục đích ngăn cấm các nhà cung cấp dịch vụ mà có khả năng tác động đáng kể tới các điều kiện tham gia thị trường dịch vụ bưu chính liên quan phát sinh từ việc lợi dụng vị thế của mình một cách độc lập hoặc liên kết trên thị trường để tiến hành hoặc tiếp diễn các hành vi phi cạnh tranh.

ĐIỀU 8.24

Giấy phép

1. Trường hợp một Bên yêu cầu giấy phép đối với việc cung cấp dịch vụ bưu chính, các thông tin sau phải được công khai:

(a) tất cả các tiêu chí cấp phép và thời gian thông thường phải có để ra quyết định liên quan đến việc đề nghị cấp phép; và

(b) các điều kiện và điều khoản của giấy phép.

2. Các lý do từ chối cấp giấy phép phải được thông báo cho người nộp đơn nếu có yêu cầu và thủ tục khiếu nại thông qua một cơ quan quản lý liên quan phải được thành lập bởi mỗi Bên. Thủ tục khiếu nại này phải minh bạch, không phân biệt đối xử và trên cơ sở các tiêu chí khách quan.

ĐIỀU 8.25

Cơ quan quản lý bưu chính

Cơ quan quản lý phải độc lập, và không chịu trách nhiệm, đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ bưu chính nào. Các quyết định và thủ tục được sử dụng bởi cơ quan quản lý phải công bằng đối với tất cả các thực thể tham gia thị trường.

TIỂU MỤC 5

DỊCH VỤ VÀ MẠNG VIỄN THÔNG

ĐIỀU 8.26

Phạm vi

1. Tiểu Mục này đưa ra các nguyên tắc cho khuôn khổ pháp lý trong việc cung cấp các dịch vụ và mạng viễn thông công cộng được tự do hóa theo quy định tại Mục B (Tự do hóa đầu tư), Mục C (Cung cấp dịch vụ qua biên giới) và Mục D (Hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích kinh doanh).

2. Tiểu Mục này không áp dụng cho bất kỳ biện pháp nào được thông qua hoặc duy trì bởi một Bên liên quan đến truyền quảng bá34 hoặc phân phối các chương trình phát thanh hoặc truyền hình qua cáp.

ĐIỀU 8.27

Các định nghĩa

Vì mục đích của Tiểu Mục này:

(a) “người dùng cuối” là người tiêu dùng dịch vụ cuối cùng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cuối cùng sử dụng dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng, không phải để cung cấp tiếp các dịch vụ hay mạng viễn thông công cộng;

(b) “trang thiết bị thiết yếu” là các trang thiết bị của một dịch vụ và mạng viễn thông công cộng mà:

(i) do một hoặc một số lượng hạn chế các nhà cung cấp trên cơ sở độc quyền hoặc chi phối; và

(ii) việc thay thế là không khả thi về mặt kinh tế hoặc kỹ thuật để cung cấp dịch vụ;

(c) “kết nối” là việc liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng để nhằm cho phép người sử dụng của một nhà cung cấp này liên lạc được với người sử dụng của nhà cung cấp khác và truy cập vào các dịch vụ của nhà cung cấp khác;

(d) “nhà cung cấp chủ đạo” là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có khả năng ảnh huởng đáng kể tới các điều kiện tham gia về giá và cung cấp tại thị trường liên quan đi với các dịch vụ viên thông công cộng thông qua việc kiểm soát các trang thiết bị thiết yếu hoặc sử dụng vị thế của mình trên thị trường đó;

(e) “khả năng chuyển mạng giữ số” là khả năng của người dùng cuối cùng của dịch vụ viễn thông công cộng có thể yêu cầu giữ nguyên, tại cùng một địa điểm, số điện thoại tương tự khi chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tương tự;

(f) “mạng viễn thông công cộng” là mạng viễn thông mà một Bên yêu cầu phải cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng giữa các điểm kết nối đầu cuối mạng xác định;

(g) “dịch vụ viễn thông công cộng” là bất kỳ dịch vụ viễn thông nào mà một Bên yêu cầu, một cách rõ ràng hoặc bắt buộc, phải cung cấp tới công chúng nói chung;

(h) “cơ quan quản lý” trong lĩnh vực viễn thông là cơ quan hoặc các cơ quan được một Bên giao cho chức năng quản lý về viễn thông;

(i) “mạng viễn thông” là hệ thống truyền dẫn và, nếu phù hợp, thiết bị chuyển mạch hoặc thiết bị định tuyến và các nguồn lực khác, bao gồm cả các phần tử mạng thụ động, mà qua đó cho phép việc lưu chuyển các tín hiệu bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, quang học, hoặc các phương tiện điện t khác;

(j) “các dịch vụ viễn thông” là tất cả các dịch vụ bao gồm việc truyền dẫn và nhận tín hiệu điện tử nhưng không bao gồm các dịch vụ phát sóng và các hoạt động kinh tế bao gồm việc cung cấp nội dung mà cần đến lĩnh vực viên thông để lưu chuyển các nội dung đó; và

(k) “người sử dụng” là người tiêu dùng dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ.

ĐIỀU 8.28

Cơ quan quản lý

1. Cơ quan quản lý phải tách biệt khỏi, và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng nào.

2. Các quyết định và thủ tục được sử dụng bởi các cơ quan quản lý phải công bằng đối với tất cả thực thể tham gia thị trường. Với mục đích này, một Bên mà vn giữ quyền sở hữu hoặc kiểm soát các nhà cung cấp mạng hoặc dịch vụ viễn thông sẽ phải đảm bảo rằng các hoạt động quản lý, quyết định hoặc biện pháp được đưa ra bởi các cơ quan quản lý đối với các nhà cung cấp đó là không phân biệt đối xử và từ đó gây bất lợi thực sự cho bất cứ đối thủ cạnh tranh nào của nhà cung cấp đó.

3. Các cơ quan quản lý phải được trao quyền đầy đủ để quản lý lĩnh vực này, và có đủ nguồn lực tài chính và nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

4. Các nhiệm vụ được thực hiện bởi cơ quan quản lý phải được công khai bng hình thức rõ ràng và dễ tiếp cận, đặc biệt với những nhiệm vụ được giao cho nhiều cơ quan.

5. Các quyền hạn của cơ quan quản lý phải được thực hiện một cách minh bạch và kịp thời.

6. Các cơ quan quản lý phải có đủ thẩm quyền để đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ viễn thông phải cung cấp ngay khi có yêu cầu tất cả các thông tin, bao gồm thông tin tài chính, cần thiết để các cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định tại Tiểu Mục này. Các thông tin được yêu cầu sẽ không được vượt quá mức cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và được đối xử phù hợp với các yêu cầu về bảo mật.

ĐIỀU 8.29

Cấp phép cung cấp dịch vụ và mạng viễn thông

1. Mỗi Bên bảo đảm rằng các thủ tục cấp phép cần công bố công khai, bao gồm:

(a) tất cả các tiêu chí, điều khoản, điều kiện và thủ tục cấp phép áp dụng; và

(b) thời gian hợp lý thông thường để đi đến một quyết định liên quan đến đề nghị cấp phép.

2. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng người nộp đơn nếu có yêu cầu, sẽ nhận được phản hồi bằng văn bản lý do của việc từ chối cấp phép.

3. Người đề nghị cấp phép có thể khiếu nại lên một cơ quan giải quyết tranh chấp phúc thẩm trong trường hợp đơn xin cấp phép bị từ chối.

4. Bất kỳ khoản phí cấp phép35 nào mà người đề nghị cấp phép có thể phải trả cho các yêu cầu cấp phép của họ để có được giấy phép phải hợp lý và bản thân nó không được trở thành hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ.

ĐIỀU 8.30

Nguồn tài nguyên quý hiếm

1. Mọi thủ tục xin phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên quý hiếm, bao gồm tần số, kho số và các quyền đi cáp, phải được thực hiện một cách khách quan, kịp thời, minh bạch và không phân biệt đối xử.

2. Hiện trạng của các băng tần được phân bổ phải được công bố công khai trừ những thông tin chi tiết về phổ tần vô tuyến được phân bổ riêng cho chính phủ.

3. Các quyết định phân bổ và ấn định phổ tần và quản lý tần số không phải là những biện pháp mà bản chất của nó không phù hợp với Điều 8.4 (Tiếp cận thị trường), Điều 8.8 (Yêu cầu thực hiện) và Điều 8.10 (Tiếp cận thị trường). Theo đó, mỗi Bên vẫn giữ quyền thực hiện các chính sách quản lý phổ tần và tần số của mình mà có thể ảnh hưởng đến số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viên thông công cộng với điều kiện việc đó phải được thực hiện một cách nhất quán với Chương này. Các Bên cũng giữ quyền phân bổ băng tần theo hướng có tính đến các nhu cầu hiện tại và tương lai.

ĐIỀU 8.31

Truy cập và sử dụng dịch vụ và mạng viễn thông công cộng

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng tất cả các nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia được truy cập và sử dụng bất kỳ dịch vụ và mạng viễn thông công cộng của nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo nào36, kể cả các kênh thuê riêng, được cung cấp trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới của Bên đó với các điều kiện và điều khoản hợp lý, không phân biệt đối xử và minh bạch, bao gồm cả những quy định tại khoản 2 và 3.

2. Mỗi Bên bảo đảm rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có yêu cầu truy cập vào mạng của một nhà cung cấp chủ đạo được phép:

(a) mua hoặc thuê, và kết nối các thiết bị đầu cuối hoặc thiết bị khác mà giao diện với mạng viễn thông công cộng;

(b) kết nối kênh thuê riêng hoặc kênh của mình với các dịch vụ và mạng viễn thông công cộng trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới của Bên đó, hoặc kết nối với các kênh thuê riêng hoặc sở hữu bởi các nhà cung cấp dịch vụ khác; và

(c) sử dụng giao thức khai thác theo sự lựa chọn của họ, trừ khi cần thiết để đảm bảo tính sẵn sàng của các dịch vụ và mạng viễn thông công cộng phục vụ cho công chúng nói chung.

3. Mỗi Bên bảo đảm rằng tất cả nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia có thể sử dụng dịch vụ và mạng viễn thông công cộng để lưu chuyển thông tin trong lãnh thổ hoặc qua biên giới của mình, bao gồm thông tin liên lạc nội bộ của các nhà cung cấp đó, và để tiếp cận thông tin trong cơ sở dữ liệu hoặc dạng có thể giải mã bằng máy khác trong lãnh thổ của các Bên. Bất kỳ biện pháp mới hoặc được sửa đổi của một Bên mà ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng này phải được thông báo cho Bên kia và tuân thủ thủ tục tham vấn.

4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp mà có được thông tin từ các nhà cung cấp khác trong quá trình đàm phán truy cập chỉ được sử dụng thông tin đó cho đúng mục đích mà nó được cung cấp và luôn tôn trọng tính bảo mật thông tin đó khi lưu chuyển hoặc lưu trữ.

ĐIỀU 8.32

Kết nối

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng nào đều có quyền và, khi có yêu cầu từ nhà cung cấp khác, nghĩa vụ đàm phán kết nối với mục đích cung cấp dịch vụ và mạng viễn thông công cộng.

2. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các nhà cung cấp mà có được thông tin từ một nhà cung cấp khác trong quá trình đàm phán các thỏa thuận kết nối chỉ được sử dụng thông tin đó cho mục đích mà nó được cung cấp và luôn tôn trọng tính bảo mật của thông tin đó khi lưu chuyển hoặc lưu trữ.

3. Đối với dịch vụ viễn thông công cộng, mỗi Bên phải bảo đảm sự kết nối với nhà cung cấp chủ đạo37 tại bất kỳ điểm nào trên mạng có tính khả thi về mặt kỹ thuật. Kết nối này sẽ được cung cấp:

(a) trên cơ sở các điều khoản, điều kiện (bao gồm liên quan đến các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật) và cước phí không phân biệt đối xử, và với chất lượng không kém hơn so với chất lượng cung cấp cho các dịch vụ của chính nhà cung cấp chủ đạo, hoặc cho dịch vụ tương tự của các nhà cung cấp không liên kết, hoặc cho các công ty con hoặc các bên liên kết khác;

(b) kịp thời, trên cơ sở các điều khoản, điều kiện (bao gồm liên quan đến các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật) và cước phí theo giá thành một cách minh bạch, hợp lý, có tính đến tính khả thi về kinh tế, được bóc tách một cách đầy đủ để các nhà cung cấp không phải trả tiền cho những hợp phần hoặc các trang thiết bị không cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ; và

(c) theo yêu cầu, tại các điểm bổ sung thêm vào các điểm kết nối cuối mạng được cung cấp cho đa số người sử dụng, theo cước phí phản ánh chi phí xây dựng các trang thiết bị bổ sung cần thiết.

4. Các thủ tục áp dụng cho việc kết nối với một nhà cung cấp chủ đạo sẽ được công bố công khai.

5. Nhà cung cấp chủ đạo có trách nhiệm công bố công khai các thỏa thuận kết nối của mình hoặc các thỏa thuận kết nối mẫu nếu thích hợp.

ĐIỀU 8.33

Các biện pháp bảo hộ cạnh tranh về nhà cung cấp chủ đạo

Các Bên sẽ đưa ra hoặc duy trì các biện pháp thích hợp nhằm mục đích ngăn chặn các nhà cung cấp chủ đạo, một cách độc lập hoặc liên kết với nhau, tham gia hoặc duy trì các hành vi phản cạnh tranh. Những hành vi phản cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ của một Bên, cụ thể:

(a) tham gia vào hành vi bù chéo phản cạnh tranh;

(b) sử dụng thông tin thu được từ các đối thủ cạnh tranh với mục đích phản cạnh tranh; và

(c) không cung cấp kịp thời cho các nhà cung cấp dịch vụ khác các thông tin kỹ thuật cơ bản về các trang thiết bị thiết yếu và thông tin có liên quan về mặt thương mại cần thiết để cung cấp các dịch vụ.

ĐIỀU 8.34

Dịch vụ phổ cập

1. Mỗi Bên có quyền xác định các loại nghĩa vụ dịch vụ phổ cập mà mình muôn duy trì. Mỗi Bên phải có trách nhiệm quản lý bất kỳ nghĩa vụ dịch vụ phổ cập mà Bên đó duy trì một cách minh bạch, không phân biệt đối xử, và trung lập về cạnh tranh và phải đảm bảo rằng nghĩa vụ dịch vụ phổ cập không là gánh nặng hơn mức cần thiết đối với loại dịch vụ phổ cập được xác định đó.

2. Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phổ cập phải được thực hiện thông qua một cơ chế hiệu quả, minh bạch và không phân biệt đối xử.

ĐIỀU 8.35

Chuyển mạng giữ nguyên số

Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng trong phạm vi lãnh thổ của mình cung cấp khả năng chuyển mạng giữ nguyên số đối với các dịch vụ di động và bất kỳ dịch vụ nào khác theo quy định của Bên đó, trên cơ sở khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật, kịp thời và với các điều khoản và điều kiện hợp lý.

ĐIỀU 8.36

Bảo mật thông tin

Mỗi Bên phải bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu lưu lượng viễn thông và dữ liệu lưu lượng liên quan qua các phương tiện của một mạng viễn thông công cộng và công khai các dịch vụ viễn thông có sẵn mà không hạn chế thương mại dịch vụ.

ĐIỀU 8.37

Giải quyết tranh chấp viễn thông

1. Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các nhà cung cấp dịch vụ hay mạng viễn thông liên quan đến quyền và nghĩa vụ phát sinh từ Tiểu Mục này, cơ quan quản lý có thẩm quyền, theo yêu cầu của một trong các Bên có liên quan, phải ban hành quyết định có tính bắt buộc để giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và trong mọi trường hợp trong một khoảng thời gian hợp lý, trừ các trường hợp đặc biệt.

2. Khi một vụ tranh chấp theo như khoản 1 phát sinh liên quan đến việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, các cơ quan quản lý có liên quan phải nỗ lực phối hợp để đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp.

3. Quyết định của cơ quan quản lý sẽ được công bố công khai, có xem xét đến các yêu cầu bảo mật kinh doanh. Các bên liên quan sẽ nhận được một thông báo đầy đủ về những lý do đưa ra quyết định nêu trên và có quyền khiếu nại quyết định này phù hợp với khoản 5.

4. Các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2 và 3 của điều này không ngăn cản một trong các Bên có liên quan đưa vụ việc này ra trước các tòa án.

5. Bất kỳ người dùng hoặc nhà cung cấp nào bị ảnh hưởng bởi quyết định của cơ quan quản lý đều có quyền kháng nghị quyết định đó lên một cơ quan giải quyết tranh chấp phúc thẩm độc lập đối với các Bên liên quan. Cơ quan này, có thể là một tòa án, phải có chuyên môn phù hợp để thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả. Các lập luận của vụ việc này sẽ được xem xét đầy đủ và cơ chế kháng nghị phải có hiệu lực. Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp phúc thẩm không có chức năng xét xử, cơ quan này phải luôn đưa ra các lý do quyết định của mình bng văn bản và các quyết định đó phải được rà soát bởi một cơ quan tư pháp công bằng và độc lập. Quyết định của các cơ quan phúc thm phải có hiệu lực thi hành. Trong khi chờ kết quả kháng cáo, quyết định của cơ quan quản lý vẫn có hiệu lực thi hành, trừ khi các biện pháp tạm thời được ban hành theo luật pháp và quy định trong nước.

ĐIỀU 8.38

Chung điểm đặt thiết bị

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các nhà cung cấp chủ đạo trong phạm vi lãnh thổ của mình:

(a) cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng có cơ sở hạ tầng của Bên kia cùng vị trí thực đặt thiết bị cần thiết nhằm mục đích cho việc kết nối; và

(b) trong trường hợp điểm dùng chung cơ sở hạ tầng vật lý nêu tại điểm

(a) không có tính thc tế vì lý do kỹ thuật hay vì những giới hạn về không gian, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng có cơ sở hạ tầng của Bên đó để tìm ra và thực hiện một giải pháp thay thế thực tiễn và khả thi về thương mại.

2. Mỗi Bên sẽ bảo đảm rằng các nhà cung cấp chủ đạo trong phạm vi lãnh thổ của mình sẽ cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng cùng vị trí đặt thiết bị thực hoặc giải pháp thay thế thực tế và khả thi về mặt thương mại như nêu tại khoản 1, một cách kịp thời và theo các điều khoản và điều kiện, bao gồm các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật, và cước phí một cách hợp lý có tính đến tính khả thi về mặt kinh tế, không phân biệt đối xử và minh bạch.

3. Mỗi Bên có thể xác định, phù hợp với luật pháp và quy định trong nước, các địa điểm mà tại đó yêu cầu các nhà cung cấp chủ đạo trong phạm vi lãnh thổ của mình phải cung cấp cùng vị trí thực đặt thiết bị hoặc giải pháp thay thế thực tiễn và khả thi về mặt thương mại nêu tại khoản 1.

ĐIỀU 8.39

Dịch vụ cho thuê kênh riêng

Mỗi Bên sẽ, trừ khi không khả thi về mặt kỹ thuật, đảm bảo rằng các nhà cung cấp chủ đạo trong phạm vi lãnh thổ của mình phải sẵn sàng các dịch vụ cho thuê kênh riêng thuộc các dịch vụ viễn thông công cộng cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng của Bên kia một cách kịp thời và dựa trên cơ sở các điều khoản và điều kiện bao gồm các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật, và cước phí hợp lý, có tính đến sự khả thi về mặt kinh tế, không phân biệt đối xử và minh bạch.

ĐIỀU 8.40

Bóc tách các phần tử mạng

Mỗi Bên sẽ bảo đảm rằng cơ quan quản lý viễn thông có thẩm quyền yêu cầu nhà cung cấp chủ đạo đáp ứng các yêu cầu hợp lý của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng viễn thông công cộng đối với việc truy cập và sử dụng các phần tử mạng cụ thể trên cơ sở được bóc tách, một cách kịp thời và dựa trên các điều khoản và điều kiện hợp lý, minh bạch và không phân biệt đối xử. Mỗi Bên sẽ xác định các thành phần mạng cụ thể được yêu cầu cung cấp trên lãnh thổ của mình phù hợp với luật pháp và quy định trong nước.

TIỂU MỤC 6

DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

ĐIỀU 8.41

Phạm vi và định nghĩa

1. Tiểu Mục này xác định các nguyên tắc về khuôn khổ quản lý cho tất cả các dịch vụ tài chính đã được tự do hóa theo Mục B (Tự do hóa đầu tư), Mục C (Cung cấp dịch vụ qua biên giới) và Mục D (Hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích kinh doanh).

2. Vì mục đích của Tiểu Mục này:

 (a) “dịch vụ tài chính” nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào có bản chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một Bên thực hiện; các dịch vụ tài chính bao gồm các hoạt động sau đây:

(i) bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm:

(A) bảo hiểm trực tiếp (bao gồm đồng bảo hiểm):

(1) nhân thọ; và

(2) phi nhân thọ;

(B) tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;

(C) trung gian bảo hiểm, ví dụ như môi giới và đại lý; và

(D) các dịch vụ phụ trợ cho bảo hiểm, ví dụ như các dịch vụ tư vấn, định phí, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường;

(ii) ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm):

(A) nhận tiền gửi và các khoản phải hoàn trả khác từ công chúng;

(B) tất cả các loại hình cho vay, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán và tài trợ các giao dịch thương mại;

(C) cho thuê tài chính;

(D) tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm các loại thẻ tín dụng, thanh toán và ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

(E) bảo lãnh và cam kết;

(F) kinh doanh những loại hình được liệt kê dưới đây, trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao dịch hay trên thị trường phi tập trung, hoặc bằng cách khác:

(1) các công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);

(2) ngoại hối;

(3) các sản phẩm phái sinh bao gồm, nhưng không giới hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn;

(4) các công cụ tỷ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn;

(5) chứng khoán có thể chuyển nhượng; và

(6) các công cụ có thể chuyển nhượng và các tài sản tài chính khác, bao gồm vàng khối;

(G) tham gia phát hành tất cả các loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát hành và chào bán với vai trò là đại lý (bao gồm cả chào bán công khai hoặc chào bán riêng lẻ) và cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó;

(H) môi giới tiền tệ;

(I) quản lý tài sản, ví dụ như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, tất cả các hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ giám hộ, lưu ký, và ủy thác;

(J) các dịch vụ thanh toán và bù trừ đối với các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và các công cụ có thể chuyển nhượng khác;

(K) cung cấp và chuyển thông tin tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác; và

(L) các dịch vụ về tư vấn, trung gian, và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các hoạt động được liệt kê trong các điểm từ (A) đến (K), bao gồm tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về các hoạt động mua lại và tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp;

(b) “nhà cung cấp dịch vụ tài chính” có nghĩa là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào của một Bên, trừ tổ chức công, đang tìm cách cung cấp hoặc đang cung cấp các dịch vụ tài chính;

(c) “dịch vụ tài chính mới” nghĩa là một dịch vụ có bản chất tài chính bao gồm các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm mới và hiện có hoặc phương thức mà một sản phẩm được cung cấp, mà chưa được cung cấp bởi bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ tài chính nào trên lãnh thổ của một Bên, nhưng đang được cung cấp trên lãnh thổ của Bên kia;

(d) “tổ chức công” có nghĩa là:

(i) một Chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của một Bên, hoặc một tổ chức thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi một Bên, mà chủ yếu tham gia việc thực thi các chức năng của chính phủ hoặc các hoạt động vì mục đích của chính phủ, không bao gồm một tổ chức chủ yếu tham gia việc cung cấp dịch vụ tài chính vì mục đích thương mại; hoặc

(ii) một thực thể tư nhân khi thực hiện các chức năng thông thường của một ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ;

(e) “tổ chức được ủy quyền quản lý” là bất kỳ cơ quan phi chính phủ nào, bất kỳ sở giao dịch hoặc thị trường chứng khoán hoặc thị trường hợp đồng tương lai, cơ quan bù trừ, hoặc tổ chức hay hiệp hội khác, thực hiện thẩm quyền quản lý hoặc giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính theo luật hoặc được phân cấp quản lý từ chính quyền hoặc cơ quản lý trung ương, vùng hoặc địa phương, nếu có.

ĐIỀU 8.42

Ngoại lệ thận trọng

1. Không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản một Bên áp dụng hoặc duy trì các biện pháp vì lý do an toàn thận trọng, như là:

(a) bảo vệ các nhà đầu tư, người gửi tiền, người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm hoặc những người mà một nhà cung cấp dịch vụ tài chính nhận ủy thác phải có trách nhiệm; hoặc

(b) đảm bảo tính toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính của Bên đó.

2. Những biện pháp được nêu tại khoản 1 sẽ không tạo gánh nặng hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu của các biện pháp đó.

3. Không quy định nào của Hiệp định này sẽ được hiểu là yêu cầu một Bên tiết lộ các thông tin liên quan đến công việc và tài khoản của khách hàng cá nhân hoặc bất kỳ thông tin bí mật hoặc thông tin độc quyền thuộc sở hữu của tổ chức công.

4. Mỗi Bên sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đã được quốc tế thống nhất chung về quản lý và giám sát trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và vì mục đích chống trốn và tránh thuế sẽ được thực hiện và áp dụng trong lãnh thổ của mình. Các tiêu chuẩn đã được quốc tế thống nhất chung bao gồm, ngoài những tiêu chuẩn khác, Nguyên tắc cốt lõi giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel, Nguyên tắc cốt lõi trong bảo hiểm của Hiệp hội quốc tế về Giám sát bảo hiểm, Mục tiêu và nguyên tắc quản lý chứng khoán của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán, Hiệp định trao đổi thông tin liên quan đến các vn đề thuế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tuyên bố về minh bạch và trao đổi thông tin vì mục đích thuế của G20 và Bốn mươi khuyến nghị về hoạt động rửa tiền và Chín khuyến nghị đặc biệt về tài trợ khủng b của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính.

5. Các Bên ghi nhận Mười nguyên tắc chính về trao đổi thông tin của Bộ trưởng Tài chính các Quốc gia G7 ban hành.

6. Không ảnh hưởng đến các biện pháp về quản lý an toàn thận trọng khác đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới, một Bên có thể đưa ra yêu cầu đăng ký hoặc cấp phép đối với nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia và đối với các công cụ tài chính.

ĐIỀU 8.43

Quy định về minh bạch hóa

Mỗi Bên sẽ thông báo cho những người quan tâm về các yêu cầu của mình để hoàn thành hồ sơ xin cấp phép liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính.

Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ, Bên liên quan phải thông báo cho người nộp hồ sơ về tình trạng hồ sơ của họ. Nếu Bên liên quan yêu cầu thêm thông tin từ người nộp hồ sơ, Bên đó sẽ phải thông báo ngay cho người nộp hồ sơ.

ĐIỀU 8.44

Dịch vụ tài chính mới

Mỗi Bên phải cho phép nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Bên kia cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính mới nào mà Bên đó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính của mình cung cấp, phù hợp với luật pháp và quy định trong nước trong những trường hợp tương tự, với điều kiện việc cung cấp dịch vụ tài chính mới đó không đặt ra yêu cầu phải thông qua một đạo luật mới hoặc sửa đổi một đạo luật hiện hành. Một Bên có thể xác định hình thức thể chế và pháp lý mà qua đó dịch vụ tài chính mới có thể được cung cấp và có thể yêu cầu cấp phép đối với việc cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp cấp phép là cần thiết, quyết định sẽ được đưa ra trong một khoảng thời gian hợp lý và việc cấp phép chỉ có thể bị từ chối vì các lý do an toàn thận trọng.

ĐIỀU 8.45

Xử lý dữ liệu

1. Mỗi Bên phải áp dụng hoặc duy trì các biện pháp an toàn thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư, bao gồm cả hồ sơ và tài khoản cá nhân.

2. Chậm nhất là hai năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, mỗi Bên sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính38 của Bên kia chuyển thông tin dưới dạng điện tử hoặc dạng khác, vào và ra khỏi lãnh thổ của mình, để xử lý dữ liệu khi việc xử lý này là cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh thông thường của nhà cung cấp dịch vụ tài chính đó.

3. Không quy định nào trong Điều khoản này hạn chế quyền của một Bên bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư, miễn là quyền đó không được sử dụng để lẩn tránh nghĩa vụ của Hiệp định này.

ĐIỀU 8.46

Ngoại lệ cụ thể

1. Không có quy định nào trong Chương này được hiểu là ngăn cản một Bên, bao gồm các tổ chức công của Bên đó, trong việc độc quyền thực hiện hoặc cung cấp trong lãnh thổ của mình các hoạt động hoặc các dịch vụ tạo thành một phần của một kế hoạch hưu trí công hoặc hệ thống an sinh xã hội theo luật định, trừ khi các hoạt động này có thể được thực hiện, theo luật pháp và quy định trong nước của Bên đó, bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đang cạnh tranh với các tổ chức công hoặc tổ chức tư nhân.

2. Ngoại trừ quy định tại khoản 3 Mục B (Tự do hóa đầu tư), không quy định nào trong Hiệp định này áp dụng đối với các hoạt động được thực hiện bởi một ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ hoặc bất kỳ tổ chức công nào khác khi thực thi chính sách tiền tệ hoặc chính sách tỷ giá hối đoái.

3. Không quy định nào trong Mục B (T do hóa đầu tư) áp dụng đối với các biện pháp không phân biệt đối xử áp dụng chung bởi các tổ chức công nhm thc thi chính sách tiền tệ hoặc chính sách tỷ giá hối đoái.

4. Không quy định nào của Chương này được hiểu là ngăn cản một Bên, bao gồm các tổ chức công của Bên đó, độc quyền thực hiện hoặc cung cấp trên lãnh thổ của mình các hoạt động hoặc dịch vụ thay mặt cho, hoặc được bảo lãnh bởi hoặc sử dụng nguồn tài chính của Bên đó hoặc của các tổ chức công của Bên đó, trừ khi các hoạt động này có thể được thực hiện, theo luật pháp và quy định trong nước của Bên đó, bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đang cạnh tranh với các tổ chức công hoặc tổ chức tư nhân.

5. Để rõ ràng hơn, các Bên hiểu rằng khoản 1 và 4 không được hiểu là cho phép các Bên áp dụng, mà không bảo vệ quyền của nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư bị ảnh hưởng, các biện pháp được đề cập đến trong những khoản đó khi mà các hoạt động hoặc dịch vụ được đề cập đã được tự do hóa hoặc có thể được tiến hành theo luật pháp và quy định trong nước của Bên đó, bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đang cạnh tranh với các tổ chức công hoặc tổ chức tư nhân.

ĐIỀU 8.47

Các tổ chức được ủy quyền quản lý

Khi một Bên yêu cầu tư cách thành viên hoặc tham gia hoặc tiếp cận bất kỳ tổ chức được ủy quyền quản lý nào để nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Bên kia cung cấp dịch vụ tài chính vào hoặc trong lãnh thổ của Bên yêu cầu, Bên đó sẽ phải đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ theo Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), 8.6 (Đối xử tối huệ quốc) và 8.11 (Đối xử quốc gia).

ĐIỀU 8.48

Hệ thống thanh toán bù trừ

Theo các điều khoản và điều kiện về đối xử quốc gia theo quy định tại Điều 8.5 (Đối xử quốc gia) và 8.11 (Đối xử quốc gia), mỗi Bên phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Bên kia thành lập trên lãnh thổ của mình tiếp cận với các hệ thống thanh toán và bù trừ do các tổ chức công vận hành, và tiếp cận với các phương thức tài trợ và tái cấp vốn chính thức có sẵn trong quá trình kinh doanh thông thường. Điều khoản này không nhằm cho phép tiếp cận công cụ người cho vay cuối cùng của Bên đó.

TIỂU MỤC 7

DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ

ĐIỀU 8.49

Phạm vi, định nghĩa và nguyên tắc

1. Tiểu Mục này đặt ra các nguyên tắc về tự do hóa dịch vụ vận tải biển quốc tế phù hợp với Mục B (Tự do hóa đầu tư), Mục C (Cung cấp dịch vụ qua biên giới) và Mục D (Hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích kinh doanh).

2. Vì mục đích của Tiểu Mục này:

(a) “dịch vụ kho bãi công-te-nơ” là các hoạt động bao gồm việc lưu trữ công-te-nơ, tại cảng hoặc trong nội địa, nhằm đóng hoặc dỡ hàng, sửa chữa và chuẩn bị sẵn sàng cho vận chuyển;

(b) “dịch vụ thông quan” hoặc “dịch vụ môi giới hải quan”là các hoạt động thay mặt cho chủ hàng để thực hiện các thủ tục hải quan liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông qua vận chuyển hàng hóa, cho dù dịch vụ này là hoạt động chính của các nhà cung cấp dịch vụ hay chỉ là một phần bổ sung thông thường cho các hoạt động chính của nhà cung cấp dịch vụ đó;

(c) “dịch vụ gom hàng bằng tàu” là việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở chặng trước và chặng sau, chủ yếu là hàng đóng trong công-te-nơ giữa các cảng của một Bên, để đi đến cảng đích là một nơi bên ngoài lãnh thổ của Bên đó;

(d) “dịch vụ giao nhận” là hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hàng hóa thay mặt người gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan, chuẩn bị chứng từ và cung cấp thông tin kinh doanh;

(e) “hàng hóa quốc tế” là hàng hóa được vận chuyển giữa một cảng của Bên này và một cảng của Bên kia hoặc của một nước thứ ba, hoặc giữa một cảng của một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và một cảng của quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu khác.

(f) “dịch vụ vận tải biển quốc tế” là hoạt động vận tải hành khách hoặc hàng hóa bằng các tàu biển giữa một cảng của Bên này và một cảng của Bên kia hoặc một nước thứ ba bao gồm việc ký kết hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác nhằm kết hợp các hoạt động vận tải đa phương thức theo một chứng từ vận tải duy nhất, nhưng không phải là quyền cung cấp các dịch vụ vận tải khác đó;

(g) “dịch vụ hỗ trợ vận tải biển” là dịch vụ bốc dỡ hàng hóa đường biển, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi công-te-nơ, dịch vụ đại lý hàng hải và dịch vụ giao nhận vận tải đường biển;

(h) “dịch vụ bốc dỡ hàng hóa đường biển” là các hoạt động thực hiện bởi các công ty bốc xếp, bao gồm cả các nhà khai thác cảng, nhưng không bao gồm các hoạt động trực tiếp của các công nhân bốc xếp, khi lực lượng lao động này được tổ chức độc lập của các công ty xếp dỡ hàng hóa hoặc khai thác cảng; các hoạt động này bao gồm việc tổ chức và giám sát:

(i) bốc/dỡ hàng hóa lên/từ một con tàu;

(ii) chằng buộc/tháo dỡ hàng hóa; và

(iii) tiếp nhận/trả hàng và bảo quản hàng hoá trước khi giao hàng hoặc sau khi dỡ hàng;

(i) “hoạt động vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải, trong đó có một chặng vận tải biển quốc tế, theo một chứng từ vận tải duy nhất.

Theo quan điểm về mức độ tự do hoá giữa các Bên trong vận tải hàng hải quốc tế những nguyên tắc sau đây được áp dụng:

(a) các Bên phải áp dụng có hiệu quả các nguyên tắc tiếp cận không hạn chế vào các thị trường và giao dịch hàng hải quốc tế trên cơ sở thương mại và không phân biệt đối xử;

(b) mỗi Bên phải dành cho tàu treo cờ của Bên kia hoặc hoạt động bởi các nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho tàu của mình, liên quan tới, không kể những điều khác, việc ra vào các cảng, việc sử dụng kết cấu hạ tầng và sử dụng các dịch vụ hàng hải phụ trợ, cũng như các khoản phí và lệ phí liên quan, các cơ sở hải quan và vào các bến để xếp và dỡ hàng;

(c) mỗi Bên phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ hàng hải quốc tế của Bên kia có một doanh nghiệp trong lãnh thổ của mình được thành lập và hoạt động theo các điều kiện ghi trong Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam);

(d) các Bên sẽ thông báo cho các nhà cung cấp vận tải biển quốc tế của Bên kia trên cơ sở các điều khoản và điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử đối với các dịch vụ sau đây tại cảng: hoa tiêu, hỗ trợ lai dắt, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và nước ngọt, thu gom rác thải và xử lý nước thải dàn tàu, dịch vụ của cảng vụ, trợ giúp hàng hải, trang thiết bị sửa chữa khẩn cấp, vùng neo đậu, bến và dịch vụ cầu bến cũng như các dịch vụ vận hành trên bờ cần thiết để vận hành tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp nước và điện;

(e) Liên minh Châu Âu, tùy thuộc vào sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của mình, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Việt Nam để tái phân phối công-te-nơ rỗng của hãng tàu đó sở hữu hoặc đi thuê, với điều kiện những công-te-nơ đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó giữa các cảng của một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu;

(f) Việt Nam, tùy thuộc vào sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền của mình39, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Liên minh Châu Âu hoặc quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu để tái phân phối công-te-nơ rỗng do hãng tàu đó sở hữu hoặc đi thuê, với điều kiện những công-te-nơ đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó, giữa cảng Quy Nhơn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Sau 5 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Việt Nam sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Liên minh Châu Âu hoặc quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tái phân phối công-te-nơ rỗng do hãng tàu đó sở hữu hoặc đi thuê giữa các cảng biển của Việt Nam với điều kiện những công-te-nơ đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó giữa các cảng trong nước với điều kiện là các tàu gom hàng (gọi là các tàu mẹ) ghé cảng biển Việt Nam;

(g) Liên minh Châu Âu, tùy thuộc vào sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của mình, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Việt Nam cung cấp dịch vụ gom hàng bằng tàu giữa các cảng quốc gia của Liên minh Châu Âu;

(h) Việt Nam, tùy thuộc vào sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của mình40, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu cung cấp dịch vụ gom hàng bàng tàu cho tàu mẹ giữa cảng Quy Nhơn và cảng Cái Mép - Thị Vải với điều kiện các tàu gom hàng (gọi là các tàu mẹ) ghé vào cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải.

4. Khi áp dụng những nguyên tắc được nêu tại các điểm 3(a) và 3(b), các Bên có trách nhiệm:

(a) không đưa các thỏa thuận chia sẻ hàng hóa vào các Hiệp định tương lai với các nước thứ ba liên quan đến dịch vụ vận tải hàng hải, bao gồm hàng rời dưới dạng khô và ướt, vận tải chuyên tuyến, và chấm dứt, trong một thời gian hợp lý, các thỏa thuận chia sẻ hàng hóa đó trong trường hợp chúng đã tồn tại trong các hiệp định trước đó;

(b) sau khi Hiệp định này có hiệu lực, tránh ban hành hay áp dụng các biện pháp đơn phương, hoặc các rào cản hành chính, kỹ thuật và các rào cản khác có thể tạo thành một hạn chế trá hình hoặc có ảnh hưởng phân biệt đối xử đối với việc cung cấp tự do các dịch vụ vận tải biển quốc tế.

MỤC F. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐIỀU 8.50

Mục tiêu và các nguyên tắc

Các Bên ghi nhận rằng thương mại điện tử làm gia tăng cơ hội thương mại trong nhiều lĩnh vực, sẽ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử giữa các Bên, cụ thể là thông qua việc hợp tác đối với các nội dung về thương mại điện tử theo các quy định của Chương này.

ĐIỀU 8.51

Thuế hải quan

Không Bên nào được áp dụng các loại thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử.

ĐIỀU 8.52

Hợp tác về chính sách pháp luật về thương mại điện tử

1. Các Bên sẽ duy trì đối thoại về các vấn đề chính sách pháp luật được đặt ra trong thương mại điện tử để giải quyết, chưa kể các vấn đề khác, các vấn đề sau:

(a) công nhận các chứng thực chữ ký điện tử được cấp cho công chúng và tạo thuận lợi cho các dịch vụ chứng thực qua biên giới;

(b) trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin;

(c) ứng xử với các hình thức liên lạc trong thương mại điện tử tự nguyện;

(d) bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử; và

(e) bất cứ vấn đề nào liên quan đến phát triển thương mại điện tử.

2. Đối thoại này có thể thực hiện thông quan hình thức trao đổi thông tin về quy định và pháp luật trong nước mỗi Bên về các vấn đề nêu tại khoản 1 cũng như việc thực thi quy định pháp luật đó.

MỤC G. CÁC NGOẠI LỆ

ĐIỀU 8.53

Các ngoại lệ chung

Với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách tạo thành một phương tiện phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô lý giữa các quốc gia có điều kiện tương tự, hoặc trở thành hạn chế trá hình đối với việc thành lập hoặc hoạt động của một doanh nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ qua biên giới, không quy định nào của Chương này được hiểu là ngăn cản một Bên thông qua hoặc thực thi bất kỳ biện pháp nào mà:

(a) cần thiết để bảo vệ an ninh công cộng hoặc đạo đức xã hội hoặc để duy trì trật tự công cộng;

(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật;

(c) liên quan đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt nếu các biện pháp đó được áp dụng cùng với những hạn chế đối với các nhà đầu tư trong nước hoặc các nguồn cung ứng và tiêu dùng trong nước;

(d) cần thiết để bảo vệ bảo vật quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ học;

(e) cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ luật pháp hoặc các quy định không trái với các quy định của Chương này bao gồm các quy định liên quan đến:

(i) công tác phòng chống hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để đối phó với những ảnh hưởng của việc vi phạm hợp đồng;

(ii) bảo vệ s riêng tư của cá nhân liên quan đến việc xử lý và phổ biến các dữ liệu cá nhân và bảo vệ bí mật các hồ sơ và tài khoản cá nhân; hoặc

(iii) an toàn; hoặc

(f) không phù hợp với khoản 1 hoặc 2 Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), hoặc khoản 1 Điều 8.11 (Đối xử quốc gia) với điều kiện là sự đối xử khác biệt nhằm mục đích đảm bảo việc thu hoặc áp thuế trực tiếp một cách hiệu quả và công bằng đối với các hoạt động kinh tế, các nhà đầu tư hoặc nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia24.

MỤC H. ĐIỀU KHOẢN TỔ CHỨC

ĐIỀU 8.54

Ủy ban Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ

1. Ủy ban Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách) sẽ bao gồm đại diện của các Bên.

2. Ủy ban Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm thực thi Chương này. Theo đó, Ủy ban sẽ theo dõi và rà soát thường xuyên việc thực thi của các Bên và xem xét các vấn đề liên quan đến Chương này được một Bên tham chiếu.

CHƯƠNG 9

MUA SẮM CỦA CHÍNH PHỦ

ĐIỀU 9.1

Định nghĩa

Trong Chương này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(a) “hàng hoá hoặc dịch vụ thương mại” là loại hàng hoá hoặc dịch vụ được bán hoặc chào bán rộng rãi trên thị trường thương mại cho, và thường được mua bởi, tổ chức, cá nhân không thuộc chính phủ và không sử dụng vì mục đích công;

(b) “dịch vụ xây dựng” là dịch vụ nhằm thực hiện công trình xây dựng hoặc dân dụng dưới bất kỳ hình thức nào, căn cứ theo Mục 51 trong Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC);

(c) “đấu giá điện tử” là một quá trình lặp đi lặp lại trong đó nhà cung cấp sử dụng các phương tiện điện tử để đưa ra các mức giá mới hoặc các giá trị mới phi giá có thể định lượng liên quan tới các tiêu chuẩn đánh giá, hoặc cả hai, để làm cơ sở cho việc xếp hạng hoặc xếp hạng lại hồ sơ dự thầu;

(d) “mua sắm của chính phủ” là quá trình một cơ quan mua sắm, được định nghĩa tại điểm (1) dưới đây, có quyền sử dụng hoặc mua được hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc cả hai, vì mục đích công và không nhằm mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại hoặc sử dụng trong việc sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại;

(e) “bằng văn bản” là việc diễn đạt bằng từ ngữ hoặc con số có thể đọc, sao chép và sau đó có thể truyền đạt được; văn bản có thể bao gồm cả những thông tin được truyền và lưu trữ dưới dạng điện tử;

(f) “chỉ định thầu” là hình thức lựa chọn nhà thầu theo đó cơ quan mua sắm tự lựa chọn một hoặc một số nhà thầu;

(g) “biện pháp” là bất kỳ luật, quy định, hướng dẫn hoặc thực tiễn hành chính, hay bất kỳ hành động nào của cơ quan mua sắm liên quan tới một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh;

(h) “danh sách sử dụng nhiều lần” là danh sách các nhà cung cấp được cơ quan mua sm xác định đã đáp ứng các điều kiện tham gia vào danh sách này và dự định sử dụng nhiều lần;

(i) “thông báo mời thầu” là thông báo do cơ quan mua sắm đăng tải mời các nhà cung cấp quan tâm nộp hồ sơ tham dự hoặc hồ sơ dự thầu, hoặc cả hai;

(j) “biện pháp ưu đãi trong nước” là bất kỳ điều kiện hoặc cam kết nào nhằm khuyến khích sự phát triển trong nước hoặc cải thiện cán cân thanh toán của một Bên, như yêu cầu sử dụng hàm lượng nội địa hóa, sử dụng nhà thầu trong nước, nhượng quyền và chuyển giao công nghệ, đầu tư, thương mại đối lưu và các hành động hoặc yêu cầu tương tự;

(k) “đấu thầu rộng rãi” là hình thức lựa chọn nhà thầu mà tất cả nhà cung cấp quan tâm đều có thể nộp hồ sơ dự thầu;

(l) “cơ quan mua sắm” là cơ quan được quy định tại các Phụ lục 9-A (Phđịnh tại các Phụ lục 9-A được lựa chọn nhà thầu mà tất cả nhà cung cấp quan tâm (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam);

(m) “đăng tải” là việc phổ biến thông tin thông qua phương tiện báo giấy hoặc phương tiện điện tử một cách rộng rãi và công chúng có thể tiếp cận dễ dàng;

(n) “nhà thầu đáp ứng yêu cầu” là nhà thầu được cơ quan mua sắm công nhận đáp ứng các điều kiện tham dự đấu thầu;

(o) “đấu thầu hạn chế” là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó cơ quan mua sắm chỉ mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu nộp hồ sơ dự thầu;

(p) “dịch vụ” bao gồm cả các dịch vụ xây dựng, trừ khi có quy định khác;

(q) “nhà cung cấp” là một hoặc một nhóm người cung cấp hoặc có thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho cơ quan mua sắm; và

(r) “tiêu chuẩn kỹ thuật” là một yêu cầu đấu thầu mà:

(a) đưa ra tiêu chuẩn về:

(i) hàng hoá cần mua sắm, bao gồm chất lượng, vận hành, an toàn và kích thước, hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất hàng hóa đó; hoặc

(ii) dịch vụ cần mua sắm, bao gồm chất lượng, vận hành và độ an toàn hoặc các quy trình hoặc phương pháp cung cấp dịch vụ đó;

hoặc

(b) đưa ra yêu cầu về thuật ngữ, biểu tượng, đóng gói, ký hiệu hay nhãn hiệu áp dụng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ.

ĐIỀU 9.2

Phạm vi điều chỉnh

1. Chương này áp dụng đối với biện pháp bất kỳ liên quan đến gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, cho dù một phần hay toàn bộ gói thầu được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

2. Trong Chương này, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh là gói thầu mua sắm của chính phủ:

(a) đối với hàng hoá, dịch vụ hoặc kết hợp cả hai, được quy định cụ thể trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của Chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và Phụ lục 9-B (Phạm vi điều chỉnh của Chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam);

(b) dưới bất kỳ hình thức hợp đồng nào, bao gồm mua, thuê và cho thuê, có hay không có ý định mua;

(c) có giá trị gói thầu, được xác định theo quy định tại khoản 6 và 7, bằng hoặc cao hơn ngưỡng tương ứng được quy định trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam), tại thời điểm đăng tải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 9.6 (Các thông báo); và

(d) không được loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh phù hợp với khoản 3 hoặc Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam), hay do tác động của bất kỳ quy định có liên quan nào trong Hiệp định này.

3. Trừ trường hợp được quy định khác trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam), Chương này không áp dụng đối với:

(a) hoạt động mua hay thuê đất, các công trình hiện hữu hoặc bất động sản khác hay các quyền liên quan;

(b) các thoả thuận không mang tính hợp đồng hay bất kỳ hình thức hỗ trợ nào mà một Bên, kể cả cơ quan mua sắm của mình, cung cấp, bao gồm các thoả thuận hợp tác, viện trợ không hoàn lại, trợ cấp, các khoản vay, cấp vốn qua cổ phiếu, các khoản bảo lãnh, ưu đãi tài chính, và các khoản hỗ trợ không bằng tiền mặt;

(c) hoạt động mua hoặc sáp nhập dịch vụ lưu ký hoặc ủy thác tài chính, dịch vụ thanh toán nợ và quản lý đối với các tổ chức tín dụng hoặc các dịch vụ liên quan đến bán, mua lại và phân bổ nợ công, bao gồm các khoản vay và trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá và các chứng khoán khác;

(d) các hợp đồng tuyển dụng trong khu vực công; và

(e) các gói thầu được thực hiện:

(i) với mục đích cụ thể là hỗ trợ quốc tế, bao gồm cả viện trợ phát triển;

(ii) theo quy trình hay điều kiện cụ thể của một tổ chức quốc tế hoặc được tài trợ bởi các khoản viện trợ không hoàn lại, khoản vay hay hỗ trợ khác của nước ngoài hoặc quốc tế mà Bên nhận, bao gồm cả cơ quan mua sắm của mình, có nghĩa vụ áp dụng các quy trình hoặc điều kiện cụ thể của tổ chức hay nhà tài trợ quốc tế đó để đảm bảo hiệu quả của các khoản viện trợ không hoàn lại, khoản vay hay hỗ trợ khác của nước ngoài hoặc quốc tế; trường hợp các quy trình hoặc điều kiện của tổ chức hay nhà tài trợ quốc tế không hạn chế sự tham dự của các nhà cung cấp, gói thầu đó phải tuân thủ khoản 1 và 2 Điều 9.4 (Các nguyên tắc chung); hoặc

(iii) theo quy trình hay điều kiện cụ thể của một thoả thuận quốc tế liên quan đến việc đóng quân hoặc liên quan đến việc các Bên cùng triển khai một dự án.

4. Các Mục trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của Chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và Phụ lục 9-B (Phạm vi điều chỉnh của Chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) định rõ các thông tin sau cho mỗi Bên:

(a) trong Mục A, các cơ quan cấp trung ương có gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(b) trong Mục B, các cơ quan cấp địa phương có gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(c) trong Mục C, các cơ quan khác có gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(d) trong Mục D, các hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(e) trong Mục E, các dịch vụ, ngoài dịch vụ xây dựng, thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(f) trong Mục F, các dịch vụ xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này;

(g) trong Mục G, các lưu ý chung; và

(h) trong Mục H, các phương tiện đăng tải thông tin đấu thầu.

5. Các biện pháp chuyển đổi đối với Việt Nam trong quá trình thực thi Chương này được quy định tại Mục I (Các biện pháp chuyển đổi) của Phụ lục 9-B (Phạm vi điều chỉnh của Chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam).

6. Trường hợp các cá nhân hoặc tổ chức khác, mà gói thầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ không thuộc phạm vi điều chỉnh, được pháp luật trong nước của một Bên cho phép thay mặt cơ quan mua sắm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó thì gói thầu phải tuân thủ các quy định của Chương này.

Định giá gói thầu

7. Khi xác định trị giá gói thầu nhằm xác định gói thầu đó có thuộc phạm vi điều chỉnh hay không, cơ quan mua sắm:

(a) không được chia một gói thầu thành những gói thầu riêng biệt hay lựa chọn hoặc sử dụng một phương pháp định giá cụ thể để xác định giá gói thầu nhằm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ gói thầu đó khỏi phạm vi điều chỉnh của Chương này; và

(b) phải tính tổng giá trị ước tính tối đa của gói thầu trong toàn bộ thời gian thực hiện, cho dù gói thầu này được trao cho một hay nhiều nhà cung cấp trong cùng một thời điểm hoặc trong một giai đoạn nhất định, có tính đến tất cả các loại thù lao, bao gồm:

(i) phí, lệ phí, hoa hồng và lợi tức; và

(ii) giá trị của khối lượng công việc, hàng hóa thuộc tùy chọn mua thêm;

8. Đối với gói thầu mua sắm thường xuyên, do một yêu cầu cụ thể trong gói thầu dẫn tới việc ký nhiều hợp đồng hoặc chia hợp đồng thành nhiều cấu phần riêng biệt thì việc tính toán tổng giá trị ước tính tối đa phải căn cứ vào:

(a) giá trị hợp đồng mua sắm thường xuyên đối với cùng chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ đã trao trong vòng 12 tháng trước đó hoặc trong năm tài chính trước đó của cơ quan mua sắm, trong đó có thể điều chỉnh theo những thay đổi dự kiến về khối lượng hoặc giá trị hàng hóa hay dịch vụ cần mua sắm trong vòng 12 tháng tiếp theo; hoặc

(b) giá trị ước tính hợp đồng mua sắm thường xuyên đối với cùng chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được trao trong vòng 12 tháng sau hợp đồng đầu tiên hoặc trong năm tài chính của cơ quan mua sắm.

ĐIỀU 9.3

Ngoại lệ an ninh và các ngoại lệ chung

1. Không quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản các Bên có những hành động hoặc không công bố những thông tin mà Bên đó cho là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình liên quan đến mua sắm vũ khí, đạn được hoặc khí tài chiến tranh, hoặc liên quan đến gói thầu không thể thiếu vì mục tiêu an ninh quốc gia và quốc phòng.

2. Với yêu cầu là các biện pháp áp dụng không gây ra cản trở trá hình đối với thương mại quốc tế, Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ Bên nào áp dụng hay thực hiện các biện pháp:

(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự, hay an toàn xã hội;

(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật;

(c) cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hoặc

(d) liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ của người khuyết tật, của các tổ chức nhân đạo, các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện các hoạt động nhân đạo hay của lao động tù nhân.

ĐIỀU 9.4

Các nguyên tắc chung

Đi xử quốc gia và không phân biệt đi xử

1. Đối với bất kỳ biện pháp nào liên quan đến gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, mi Bên, bao gồm các cơ quan mua sắm của mình, có nghĩa vụ ngay lập tức và vô điều kiện dành cho hàng hóa, dịch vụ hoặc nhà cung cấp của Bên kia mà cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho cả hai Bên sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó, bao gồm cả các cơ quan mua sắm của mình, dành cho hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp nội địa.

2. Đối với bất kỳ biện pháp nào liên quan đến gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, một Bên, bao gồm cả các cơ quan mua sắm của mình, không được:

(a) đối xử với một nhà cung cấp trong nước kém thuận lợi hơn một nhà thầu trong nước khác do mức độ phụ thuộc về sở hữu hoặc liên kết với của nước ngoài; hoặc

(b) phân biệt đối xử với một nhà thầu trong nước do hàng hoá hoặc dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp cho một gói thầu cụ thể là hàng hoá hoặc dịch vụ của Bên kia.

Tuân thủ quy định và Tổ chức lựa chọn nhà thầu

3. Mỗi Bên có nghĩa vụ đảm bảo các cơ quan mua sắm của mình tuân thủ quy định của Chương này khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh.

4. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh một cách minh bạch và công bằng, theo đó, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu:

(a) tuân thủ quy định của Chương này, sử dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu; và

(b) tránh xung đột lợi ích và ngăn chặn hành vi tham nhũng, theo quy định của pháp luật trong nước.

5. Không quy định nào trong Chương này ngăn cản một Bên, bao gồm các cơ quan mua sắm của mình, xây dựng các chính sách, quy trình hay mẫu hợp đồng mới về đấu thầu, với điều kiện không trái với các quy định của Chương này.

Sử dụng phương tiện điện tử

6. Các Bên có nghĩa vụ nỗ lực tổ chức lựa chọn nhà thầu đôi với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua phương tiện điện tử, bao gồm công bố thông tin gói thầu, các thông báo và hồ sơ mời thầu, cũng như tiếp nhận hồ sơ dự thầu và áp dụng đấu giá điện tử nếu phù hợp.

7. Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu cho một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh qua phương tiện điện tử, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:

(a) đảm bảo sử dụng hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin, bao gồm các hệ thống và phần mềm liên quan đến việc xác thực và mã hoá thông tin, mà các hệ thống và phần mềm này thông dụng, tương thích với những hệ thống và phần mềm công nghệ thông tin thông dụng khác; và

(b) duy trì cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn của hồ sơ quan tâm và hồ sơ dự thầu, bao gồm cả việc quy định thời gian nhận hồ sơ và ngăn chặn hành vi tiếp cận không hợp lệ.

Quy tắc xuất xứ

8. Trong gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, một Bên sẽ không được áp dụng các quy tắc xuất xứ đối với hàng hoá hoặc dịch vụ được nhập khẩu hoặc cung cấp bởi Bên kia khác với quy tắc xuất xứ được áp dụng cùng thời điểm với hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại của Bên đó trong hoạt động thương mại thông thường.

Biện pháp ưu đãi trong nước

9. Đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh và theo Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam), một Bên, bao gồm cả các cơ quan mua sắm của mình, không được yêu cầu, xem xét, áp dụng hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp ưu đãi trong nước nào.

Các quy định không áp dụng cho đu thầu

10. Khoản 1 và 2 không áp dụng đối với:

(a) các loại thuế và phí hải quan áp vào hoặc liên quan đến hoạt động nhập khẩu;

(b) phương pháp tính các loại thuế và phí đó; và

(c) các quy định hoặc thủ tục nhập khẩu khác, cũng như các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ ngoài các biện pháp áp dụng với những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh.

ĐIỀU 9.5

Thông tin về hệ thống đấu thầu

1. Mỗi Bên có nghĩa vụ:

(a) kịp thời đăng tải các biện pháp áp dụng chung, bao gồm điều khoản hợp đồng mẫu theo quy định của pháp luật, liên quan đến gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua báo in hoặc phương tiện điện tử chính thức; và

(b) trong phạm vi có thể, giải thích cho Bên kia nếu được yêu cầu.

2. Mục H (Đăng tải thông tin đấu thầu) trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) sẽ liệt kê tên tờ báo hoặc phương tiện điện tử mà Bên đó phải đăng tải thông tin theo quy định tại khoản 1 và các thông báo theo quy định tại các Điều 9.6 (Các thông báo), khoản 7 Điều 9.8 (Đánh giá năng lực nhà thầu) và khoản 3 Điều 9.17 (Thông tin sau khi trúng thầu).

ĐIỀU 9.6

Các thông báo

Thông báo mời thầu

1. Đối với mỗi gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, trừ những trường hợp quy định tại Điều 9.14 (Chỉ định thầu), cơ quan mua sắm có nghĩa vụ đăng tải thông báo mời thầu thông qua báo chí hoặc phương tiện điện tử phù hợp được liệt kê tại Mục H (Đăng tải thông tin đấu thầu) trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam). Thông báo đăng tải trên phương tiện điện tử cần phải được duy trì ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn nêu trong thông báo mời thầu. Thông báo mời thầu phải:

(a) được cung cấp miễn phí thông qua phương tiện điện tử tại một điểm truy cập duy nhất được nêu trong Mục H (Đăng tải thông tin đấu thầu), trong trường hợp cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh tại Mục A (Cơ quan mua sắm cấp trung ương); và

(b) được cung cấp miễn phí nếu có thể truy cập trên phương tiện điện tử, ít nhất là thông qua các đường dẫn trên một cổng thông tin điện tử duy nhất, trong trường hợp cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh tại Mục B (Cơ quan mua sắm cấp địa phương) hoặc Mục C (Các cơ quan khác).

Các Bên, bao gồm cả cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh tại Mục B (Cơ quan mua sắm cấp địa phương) hoặc Mục C (Các cơ quan khác), được khuyến khích đăng tải thông báo mời thầu miễn phí trên phương tiện điện tử qua một điểm truy cập duy nhất.

2. Trừ trường hợp được quy định khác trong Chương này, thông báo mời thầu phải bao gồm các thông tin sau:

(a) tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của cơ quan mua sắm để liên hệ và mua, nhận các tài liệu liên quan đến gói thầu, bao gồm thông tin về chi phí và cách thức thanh toán để có được những tài liệu đó, nếu có;

(b) mô tả về gói thầu, bao gồm tính chất và số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ cần mua sắm, trường hợp chưa có số lượng cụ thể thì nêu số lượng tạm tính;

(c) nếu có thể, đối với gói thầu mua sắm thường xuyên, thời gian dự kiến đăng tải các thông báo mời thầu kế tiếp;

(d) nếu phù hợp, bản mô tả các tuỳ chọn;

(e) tiến độ cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ hay thời gian thực hiện hợp đồng;

(f) hình thức lựa chọn nhà thầu và, nếu phù hợp, quyết định có sử dụng hình thức đàm phán hoặc đấu giá điện tử hay không;

(g) địa chỉ và thời hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ dự sơ tuyển, nếu phù hợp;

(h) địa chỉ và thời điểm đóng thầu;

(i) ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự trong trường hợp không sử dụng ngôn ngữ chính thức của nơi có cơ quan mua sắm;

(j) danh mục và mô tả tóm tắt các điều kiện tham dự thầu của nhà cung cấp, có thể bao gồm yêu cầu về các tài liệu hay chứng nhận cần thiết mà nhà thầu phải cung cấp, trừ trường hợp những yêu cầu đó được nêu trong hồ sơ mời thầu cung cấp cho tất cả nhà thầu quan tâm cùng thời điểm đăng tải thông báo mời thầu;

(k) nếu cơ quan mua sắm có ý định lựa chọn số lượng hạn chế các nhà thầu đáp ứng yêu cầu để tham dự thầu theo quy định tại Điều 9.8 (Đánh giá năng lực nhà thầu) thì phải nêu rõ tiêu chí lựa chọn nhà thầu và, nếu phù hợp, số lượng hạn chế nhà thầu được phép nộp hồ sơ dự thầu; và

(l) thông tin nêu rõ việc gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.

Thông báo tóm tắt

3. Đối với mỗi gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ đăng tải một thông báo tóm tắt bằng tiếng Anh được truy cập miễn phí thông qua phương tiện điện tử liệt kê trong Mục H (Đăng tải thông tin đấu thầu) của Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam), cùng thời điểm đăng tải thông báo mời thầu. Thông báo tóm tắt ít nhất phải bao gồm những thông tin sau:

(a) thời điểm đóng thầu hoặc, nếu có thể, thời hạn nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự hoặc nộp hồ sơ đăng ký tham gia danh sách sử dụng nhiều lần; và

(b) địa chỉ cung cấp tài liệu liên quan tới gói thầu.

4. Liên minh Châu Âu có nghĩa vụ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Việt Nam nhằm phát triển, xây dựng và duy trì hệ thống tự động dịch và đăng tải thông báo tóm tắt bằng tiếng Anh. Nội dung hợp tác này được nêu trong Điều 9.21 (Hợp tác). Việc triển khai điều khoản này phụ thuộc vào khả năng hiện thực hóa đề xuất về hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhàm phát triển, xây dựng và duy trì hệ thống tự động dịch và đăng tải thông báo tóm tắt bằng tiếng Anh ở Việt Nam.

Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu

5. Chương này khuyến khích các cơ quan mua sắm, trong mỗi năm tài chính, công bố thông báo về kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong tương lai (sau đây gọi là “thông báo kế hoạch đấu thầu”) sớm nhất có thể. Thông báo này sẽ bao gồm thông tin về hàng hóa hoặc dịch vụ cần mua sắm và ngày dự kiến đăng tải thông báo mời thầu.

6. Cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Mục B (Cơ quan mua sắm cấp địa phương) hoặc Mục C (Các cơ quan khác) có thể sử dụng thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu thay cho thông báo mời thầu với điều kiện là thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm các thông tin theo quy định tại khoản 2 nếu cơ quan mua sắm đã có các thông tin đó và nêu rõ nhà thầu cần thể hiện sự quan tâm về gói thầu đối với cơ quan mua sắm.

ĐIỀU 9.7

Điều kiện tham dự thầu

1. Cơ quan mua sắm có trách nhiệm hạn chế các điều kiện tham dự cho gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh ở mức độ cần thiết nhằm đảm bảo nhà thầu có đủ năng lực pháp lý và tài chính cũng như năng lc kỹ thuật và thương mại để thực hiện gói thầu đó.

2. Khi đưa ra các điều kiện tham dự thầu, cơ quan mua sắm:

(a) không được áp đặt điều kiện để được tham dự một gói thầu, trước đó nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một Bên cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ của Bên đó; và

(b) trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu kinh nghiệm liên quan để đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

3. Trong quá trình đánh giá việc nhà thầu có đáp ứng điều kiện tham dự thầu hay không, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:

(a) đánh giá năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật và thương mại của nhà thầu trên cơ sở hoạt động kinh doanh của nhà thầu đó cả trong và ngoài lãnh thổ của Bên có cơ quan mua sắm; và

(b) chỉ đánh giá dựa trên các tiêu chí mà cơ quan mua sắm đã nêu trong các thông báo hoặc hồ sơ mời thầu.

4. Trường hợp có bàng chứng, một Bên, bao gồm cả các cơ quan mua sắm của mình, có thể loại nhà thầu vì những lý do như:

(a) phá sản;

(b) kê khai không trung thc;

(c) vi phạm nghiêm trọng hoặc thường xuyên yêu cầu hoăc nghĩa vụ quan trọng trong một hoặc nhiều hợp đồng trước đó;

(d) chịu phán quyết cuối cùng của tòa án tư pháp về việc phạm tội nghiêm trọng hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác;

(e) có bằng chứng về hành vi vi phạm nghiêm trọng chuyên môn nghề nghiệp; hoặc

(f) không hoàn thành nghĩa vụ thuế.

ĐIỀU 9.8

Đánh giá năng lực nhà thầu

Hệ thống đăng ký và quy trình đánh giá năng lực

1. Một Bên có thể duy trì một hệ thống đăng ký nhà thầu theo đó các nhà thầu quan tâm phải đăng ký và cung cấp một số thông tin nhất định.

2. Mỗi Bên có nghĩa vụ đảm bảo rằng:

(a) các cơ quan mua sắm của Bên đó nỗ lực giảm thiểu những khác biệt về quy trình đánh giá năng lực; và

(b) trường hợp duy trì các hệ thống đăng ký riêng thì các cơ quan mua sắm nỗ lực giảm thiểu những khác biệt giữa các hệ thống đăng ký.

3. Một Bên không được thông qua hay áp dụng bất kỳ hệ thống đăng ký hay quy trình đánh giá năng lực nào:

(a) với mục đích hoặc có hậu quả là tạo ra các rào cản không cần thiết cho việc tham gia của các nhà thầu của Bên kia vào gói thầu của mình; hoặc

(b) nhằm cản trở hoặc trì hoãn việc đưa các nhà thầu của Bên kia vào danh sách nhà thầu hoặc ngăn cản các nhà thầu đó tham gia đấu thầu.

Đấu thầu hạn chế

4. Trường hợp một cơ quan mua sắm có ý định áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế thì cơ quan đó có nghĩa vụ:

(a) trong thông báo mời thầu, cung cấp tối thiểu các thông tin theo quy định tại các điểm 2(a), 2(b), 2(f), 2(g), 2(j), 2(k) và 2(1) Điều 9.6 (Các thông báo) và mời các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự; và

(b) khi bắt đầu thời hạn đấu thầu, cung cấp các thông tin theo quy định tại các điểm 2(c), 2(d), 2(e), 2(h) và 2(i) Điều 9.6 (Các thông báo) cho các nhà thầu đủ năng lực và được thông báo theo quy định tại điểm 3(b) Điều 9.12 (Thời gian trong đấu thầu).

5. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:

(a) đăng tải thông báo trong một khoảng thời gian đủ dài trước đấu thầu để nhà thầu quan tâm gửi hồ sơ quan tâm/ tham gia đấu thầu; và

(b) cho phép tất cả nhà thầu đủ năng lực nộp hồ sơ dự thầu, trừ trường hợp cơ quan mua sắm đã nêu rõ trong thông báo mời thầu về việc hạn chế số lượng nhà thầu được phép tham gia và tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn số lượng nhà thầu đó.

6. Trường hợp hồ sơ mời thầu không được phát hành rộng rãi kể từ ngày đăng tải thông báo theo quy định tại khoản 4, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ đảm bảo hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành đồng thời tới tất cả nhà thầu đủ năng lực được lựa chọn theo quy định tại khoản 5.

Danh sách sử dụng nhiều lần

7. Cơ quan mua sắm có thể duy trì danh sách nhà thầu được sử dụng nhiều lần với điều kiện thông báo mời các nhà thầu quan tâm tham gia danh sách này:

(a) được đăng tải hàng năm; và

(b) được đăng tải liên tục, trong trường hợp đăng tải trên các phương tiện điện tử liệt kê tại Mục H (Đăng tải thông tin đấu thầu) của Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam).

8. Nội dung của thông báo theo quy định tại khoản 7 phải bao gồm:

(a) mô tả về hàng hoá hoặc dịch vụ, hoặc các chủng loại hàng hóa và dịch vụ cần mua sắm mà cơ quan mua sắm có thể áp dụng danh sách sử dụng nhiều lần để lựa chọn nhà thầu;

(b) các điều kiện tham gia danh sách sử dụng nhiều lần mà nhà thầu cần đáp ứng và các phương pháp được cơ quan mua sắm sử dụng để xác minh khả năng đáp ứng các điều kiện đó của nhà thầu;

(c) tên và địa chỉ của cơ quan mua sắm và các thông tin cần thiết khác để liên lạc và mua, nhận tài liệu liên quan đến danh sách này;

(d) thời gian có hiệu lực của danh sách sử dụng nhiều lần và cách thức gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực; trường hợp không nêu rõ thời gian có hiệu lực của danh sách, phải đưa ra cách thức thông báo việc ngừng sử dụng danh sách này; và

(e) thông tin về việc danh sách sử dụng nhiều lần có thể được dùng trong các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.

9. Mặc dù đã được quy định tại khoản 7, trường hợp một danh sách sử dụng nhiều lần có hiệu lực trong vòng ba năm hoặc ít hơn, cơ quan mua sắm có thể đăng tải thông báo theo quy định tại khoản 7 một lần duy nhất tại thời điểm danh sách sử dụng nhiều lần bắt đầu có hiệu lực, với điều kiện là thông báo đó:

(a) nêu rõ khoảng thời gian có hiệu lực và sẽ không có thêm thông báo nào được đăng tải; và

(b) được đăng tải trên phương tiện điện tử và được duy trì trong suốt thời gian có hiệu lực của danh sách sử dụng nhiều lần.

10. Cơ quan mua sắm phải cho phép tất cả nhà thầu trong danh sách sử dụng nhiều lần nộp hồ sơ thầu đối với một gói thầu liên quan.

11. Cơ quan mua sắm sẽ cho phép các nhà thầu nộp hồ sơ đăng ký tham gia danh sách sử dụng nhiều lần tại bất kỳ thời điểm nào và sẽ đưa vào danh sách này tất cả các nhà thầu đủ năng lực trong một khoảng thời gian hợp lý.

12. Trường hợp nhà thầu không có tên trong danh sách sử dụng nhiều lần nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự đối với gói thầu áp dụng danh sách sử dụng nhiều lần và cung cấp đầy đủ tài liệu theo yêu cầu, trong khoảng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 9.12 (Thời gian trong đấu thầu), cơ quan mua sắm phải xem xét hồ sơ đó. Cơ quan mua sắm không được loại nhà thầu với lý do không đủ thời gian xem xét hồ sơ quan tâm / hồ sơ tham dự, trừ trường hợp đặc biệt, do tính chất phức tạp của gói thầu, cơ quan mua sắm không thể hoàn thành việc xem xét trong thời gian quy định cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Cơ quan mua sắm cấp địa phương và các cơ quan khác

13. Cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Mục B (Cơ quan mua sắm cấp địa phương) hoặc Mục C (Các cơ quan khác) trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) có thể sử dụng thông báo mời nhà thầu đăng ký tham gia danh sách sử dụng nhiều lần thay cho thông báo mời thầu, với điều kiện là:

(a) thông báo đó được đăng tải theo quy định tại khoản 7, bao gồm các thông tin theo quy định tại khoản 8 và các thông tin (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 9.6 (Các thông báo), cùng với tuyên bố về việc thông báo đó đóng vai trò là thông báo mời thầu hoặc chỉ có những nhà thầu trong danh sách sử dụng nhiều lần mới nhận được các thông báo tiếp theo của gói thầu áp dụng danh sách sử dụng nhiều lần; và

(b) cơ quan mua sắm đó kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin cho những nhà thầu thể hiện sự quan tâm tới một gói thầu cụ thể để nhà thầu đó đánh giá lợi ích của mình trong gói thầu, bao gồm tất cả thông tin còn lại (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 9.6 (Các thông báo).

14. Cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Mục B (Cơ quan mua sắm cấp địa phương) hoặc Mục C (Các cơ quan khác) trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) có thể cho phép nhà thầu đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia danh sách sử dụng nhiều lần theo quy định tại khoản 11 tham dự vào một gói thầu cụ thể trong trường hợp cơ quan mua sắm có đủ thời gian xem xét khả năng đáp ứng điều kiện tham dự thầu của nhà thầu đó.

Thông tin về quyết định của Cơ quan mua sm

15. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ thông báo kịp thời đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự cho một gói thầu hoặc đã đăng ký tham gia danh sách sử dụng nhiều lần về quyết định liên quan đến việc tham dự thầu hoặc tham gia danh sách sử dụng nhiều lần.

16. Trường hợp cơ quan mua sắm từ chối hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự hay hồ sơ đăng ký tham gia vào danh sách sử dụng nhiều lần của nhà thầu, chấm dứt việc công nhận nhà thầu là nhà thầu đáp ứng yêu cầu, hoặc loại nhà thầu ra khỏi danh sách sử dụng nhiều lần, cơ quan đó có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho nhà thầu và, nếu được yêu cầu, giải thích kịp thời bằng văn bản cho nhà thầu các lý do cho các quyết định của minh.

ĐIỀU 9.9

Tiêu chuẩn kỹ thuật

1. Cơ quan mua sắm không được xây dựng, thông qua hay áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc đưa ra bất kỳ quy trình đánh giá sự đáp ứng nào với mục đích hoặc có hậu quả là tạo ra rào cản thương mại không cần thiết giữa các Bên.

2. Khi quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá hay dịch vụ cần mua sắm, nếu thích hợp, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:

(a) đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật theo các yêu cầu vận hành và chức năng hơn là theo thiết kế hay các đặc điểm mô tả; và

(b) dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, nếu có; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc tế thì dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng được công nhận.

3. Trường hợp thiết kế hoặc các đặc tính mô tả được sử dụng trong tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ quan mua sắm nêu rõ sẽ xem xét các hồ sơ dự thầu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương đáp ứng các yêu cầu của gói thầu bằng việc sử dụng các từ ngữ như “hoặc tương đương” trong hồ sơ mời thầu.

4. Cơ quan mua sắm không được đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật mà yêu cầu hay dẫn chiếu đến một thương hiệu hay tên thương mại, bằng sáng chế, bản quyền, thiết kế, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp cụ thể, trừ trường hợp không còn cách nào khác để mô tả chính xác hoặc dễ hiểu những yêu cầu của gói thầu. Trong những trường hợp đó, cơ quan mua sắm phải bổ sung thêm các cụm từ như “hoặc tương đương” trong hồ sơ mời thầu.

5. Khi xây dựng hay thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật cho một gói thầu cụ thể, cơ quan mua sắm không được sử dụng hay chấp nhận ý kiến tư vấn của cá nhân/tổ chức có thể có lợi ích thương mại trong gói thầu đó theo cách có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của gói thầu.

6. Để rõ nghĩa hơn, một Bên, bao gồm các cơ quan mua sắm của mình, theo các quy định tại Điều này, có thể xây dựng, thông qua hay áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để thúc đẩy việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay bảo vệ môi trường.

ĐIỀU 9.10

Nghiên cứu thị trường

1. Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, cơ quan mua sắm có thể tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm chuẩn bị gói thầu, đặc biệt là để xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, với điều kiện, nếu việc nghiên cứu thị trường do một nhà thầu thực hiện cho gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, gói thầu đó phải tuân thủ các quy định của Chương này.

2. Với mục đích này, cơ quan mua sắm có thể sử dụng hoặc chấp nhận ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc cơ quan chức năng độc lập hoặc của các thành viên thị trường. Cơ quan mua sắm có thể sử dụng ý kiến tư vấn trong việc lập kế hoạch và tiến hành thủ tục đấu thầu, với điều kiện là ý kiến tư vấn này không có tác động gây tổn hại tới cạnh tranh và không dẫn tới việc vi phạm các nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch.

ĐIỀU 9.11

Hồ sơ mời thầu

H sơ mời thu

1. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ kịp thời phát hành hồ sơ mời thầu hay cung cấp hồ sơ mời thầu theo yêu cầu của nhà thầu, trong đó bao gồm tất cả thông tin cần thiết để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau, trừ trường hợp những thông tin này đã được nêu trong thông báo mời thầu:

(a) thông tin về gói thầu, bao gồm tính chất và số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ cần mua sắm hoặc số lượng tạm tính nếu chưa có số lượng chính xác cũng như những yêu cầu mà nhà thầu cần đáp ứng, bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận, kế hoạch, bản vẽ hay các tài liệu hướng dẫn;

(b) các điều kiện tham dự thầu, bao gồm danh mục thông tin và tài liệu mà nhà thầu phải nộp liên quan tới điều kiện tham dự;

(c) các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong quá trình đánh giá nhà thầu, và mức độ quan trọng tương ứng của các tiêu chuẩn đó trừ trường hợp giá là tiêu chuẩn duy nhất;

(d) các yêu cầu về xác thực và mã hóa hoặc các yêu cầu khác liên quan đến việc cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử, nếu có, trong trường hợp cơ quan mua sắm tổ chức đấu thầu bằng phương tiện điện tử;

(e) các quy tắc đấu giá điện tử, bao gồm cả việc xác định các yếu tố của hồ sơ d thầu liên quan tới tiêu chuẩn đánh giá, trong trường hợp cơ quan mua sắm tổ chức đấu giá điện tử;

(f) ngày, giờ và địa điểm mở thầu trong trường hợp mở thầu công khai, và thông tin về người tham dự lễ mở thầu nếu pháp luật trong nước của một Bên quy định chỉ có một số đối tượng cụ thể được tham dự;

(g) các điều khoản hay điều kiện khác, bao gồm điều khoản thanh toán và bất kỳ hạn chế nào về phương thức nộp hồ sơ dự thầu, ví dụ như bằng giấy hoặc bằng phương tiện điện tử; và

(h) thời gian giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

2. Khi xác định thời gian giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ trong một gói thầu, nếu phù hợp, cơ quan mua sắm phải xem xét các yếu tố như tính chất phức tạp của gói thầu, khả năng sử dụng thầu phụ và thời gian thực tế cần thiết để sản xuất, xuất kho và vận chuyển hàng hóa từ điểm cung cấp hoặc thời gian thực tế cần thiết để cung cấp dịch vụ.

3. Tiêu chuẩn đánh giá nêu trong thông báo mời thầu hoặc hồ sơ mời thầu có thể bao gồm giá và các yếu tố chi phí khác, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, đặc tính về môi trường, điều kiện giao hàng và các thông tin khác.

4. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ trả lời một cách kịp thời những yêu cầu hợp lý về các thông tin liên quan từ nhà thầu quan tâm hoặc nhà thầu tham dự thầu với điều kiện những thông tin này không mang lại ưu thế cho nhà thầu đó so với các nhà thầu khác.

Sửa đổi

5. Trước khi trao hợp đồng, nếu cơ quan mua sắm điều chỉnh các tiêu chuẩn đánh giá hay yêu cầu đã nêu trong thông báo mời thầu hoặc hồ sơ mời thầu đã cung cấp cho các nhà thầu tham d, hoặc sửa đổi hay đăng tải lại, phát hành lại thông báo mời thầu hoặc hồ sơ mời thầu, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản tất cả nội dung sửa đổi, hoặc thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu đã sửa đổi, đăng tải lại, phát hành lại:

(a) cho tất cả nhà thầu tham dự thầu tại thời điểm tiến hành điều chỉnh, sửa đổi, đăng tải lại hay phát hành lại nếu xác định được những nhà thầu này, nếu không thì phải đăng tải hay cung cấp những tài liệu nêu trên giống với cách thức cung cấp thông tin ban đầu; và

(b) trong một khoảng thời gian đủ để các nhà thầu nêu trên sửa đổi và nộp lại hồ sơ dự thầu nếu thấy cần thiết.

ĐIỀU 9.12

Thời gian trong đấu thầu

Quy đnh chung

1. Tùy theo nhu cầu thực tế, cơ quan mua sắm quy định một khoảng thời gian đủ để nhà thầu nhận được hồ sơ mời thầu, chuẩn bị và nộp hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự và hồ sơ dự thầu, trong đó có lưu ý đến các yếu tố như:

(a) tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu;

(b) khả năng sử dụng thầu phụ; và

(c) thời gian cần thiết để chuyển hồ sơ dự thầu từ nước ngoài cũng như các địa điểm trong nước nếu không áp dụng đấu thầu qua mạng.

Những yêu cầu về thời gian, kể cả việc gia hạn, phải được áp dụng như nhau đối với tất cả nhà thầu quan tâm hoặc nhà thầu tham dự.

Thời hạn

2. Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ quy định thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm / hồ sơ tham dự, về nguyên tắc, tối thiểu là 25 ngày kể từ ngày đăng tải thông báo mời thầu. Trong trường hợp khn cấp mà cơ quan mua sắm chứng minh được rằng khoảng thời gian trên là không khả thi thì thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm / hồ sơ tham dự có thể giảm xuống còn tối thiểu 10 ngày.

3. Trừ trường hợp được quy định tại khoản 4, 5 và 7, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ quy định thời gian nộp hồ sơ dự thầu tối thiểu là 40 ngày kể từ ngày:

(a) đăng tải thông báo mời thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi; hoặc

(b) cơ quan mua sắm thông báo cho các nhà thầu về việc nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp đấu thầu hạn chế, dù gói thầu có áp dụng danh sách sử dụng nhiều lần hay không.

4. Cơ quan mua sắm có thể giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 3 xuống còn tối thiểu 10 ngày nếu:

(a) cơ quan mua sắm đã đăng tải thông báo kế hoạch la chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 9.6 (Các thông báo) tối thiểu 40 ngày và tối đa 12 tháng trước ngày đăng tải thông báo mời thầu; và thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau:

(i) mô tả về gói thầu;

(ii) thời điểm đóng thầu dự kiến;

(iii) thông báo về việc nhà thầu cần thể hiện với cơ quan mua sắm về s quan tâm của mình đối với gói thầu;

(iv) địa chỉ để mua, nhận tài liệu liên quan đến gói thầu; và

(v) tối đa các thông tin cần có trong thông báo mời thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 9.6 (Các thông báo), nếu có;

(b) đối với mua sắm thường xuyên, cơ quan mua sắm phải nêu rõ trong thông báo ban đầu rằng các thông báo tiếp theo sẽ quy định thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu căn cứ theo khoản này; hoặc

(c) gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ thương mại; hoặc

(d) trong trường hợp khẩn cấp mà cơ quan mua sắm chứng minh được rằng thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 3 là không khả thi.

5. Cơ quan mua sắm có thể giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 3 05 ngày đối với mỗi trường hợp sau đây:

(a) thông báo mời thầu được đăng tải trên phương tiện điện tử;

(b) tất cả hồ sơ mời thầu được cung cấp trên phương tiện điện tử kể từ ngày đăng tải thông báo mời thầu; và

(c) cơ quan mua sắm chấp nhận việc nộp hồ sơ dự thầu qua phương tiện điện tử.

6. Việc áp dụng đồng thời khoản 4 và 5 không được làm giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo quy định tại khoản 3 xuống dưới 10 ngày kể từ ngày đăng tải thông báo mời thầu.

7. Trường hợp cơ quan mua sắm thuộc phạm vi điều chỉnh của Mục B (Cơ quan mua sắm cấp địa phương) hoặc Mục C (Các cơ quan khác) của Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) lựa chọn tất cả hoặc một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu có thể được thỏa thuận giữa cơ quan mua sắm và các nhà thầu được chọn. Trường hợp không đạt được thoả thuận, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày.

ĐIỀU 9.13

Đàm phán

1. Một Bên có thể cho phép các cơ quan mua sắm của mình áp dụng phương thức đàm phán đối với một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh trong trường hợp:

(a) cơ quan mua sắm nêu rõ ý định áp dụng phương thức đàm phán trong thông báo mời thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 9.6 (Các thông báo); hoặc

(b) quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu cho thấy không có hồ sơ nào có ưu thế vượt trội căn cứ theo các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể đã nêu trong thông báo mời thầu hoặc hồ sơ mời thầu.

2. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ:

(a) đảm bảo việc loại nhà thầu không được tham gia đàm phán được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong thông báo mời thầu hoặc hồ sơ mời thầu; và

(b) khi kết thúc quá trình đàm phán, quy định một thời điểm đóng thầu chung cho những nhà thầu còn lại nộp hồ sơ dự thầu mới hoặc hồ sơ dự thầu sửa đổi.

ĐIỀU 9.14

Chỉ định thầu

1. Với điều kiện là việc áp dụng hình thức chỉ định thầu không nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu hoặc phân biệt đối xử đối với các nhà thầu của Bên kia hoặc bảo hộ nhà thầu trong nước, cơ quan mua sắm có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu và không áp dụng Điều 9.6 (Các thông báo), 9.7 (Điều kiện tham dự thầu), 9.8 (Đánh giá năng lực nhà thầu), 9.10 (Nghiên cứu thị trường), 9.11 (Hồ sơ mời thầu), 9.12 (Thời gian trong đấu thầu), 9.13 (Đàm phán) và 9.15 (Đấu giá điện tử) chỉ trong những trường hợp sau đây:

(a) trường hợp đã đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời quan tâm hoặc thông báo mời dự tuyển nhưng:

(i) không có nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự;

(ii) không có hồ sơ dự thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản đã nêu trong hồ sơ mời thầu;

(iii) không có nhà thầu đáp ứng các điều kiện tham dự thầu; hoặc

(iv) có sự thông đồng giữa các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, với điều kiện cơ quan mua sắm không thay đổi đáng kể những yêu cầu cơ bản đã nêu trong hồ sơ mời thầu;

(b) trường hợp hàng hoá hay dịch vụ chỉ có thể được cung cấp bởi một nhà thầu và không có hàng hoá hay dịch vụ thay thế hợp lý bởi một trong những lý do sau đây:

(i) đối tượng mua sắm là một tác phẩm nghệ thuật;

(ii) bảo hộ bằng sáng chế, bản quyền hay các quyền độc quyền khác;

hoặc

(iii) không có sự cạnh tranh vì lý do kỹ thuật;

(c) trường hợp cung cấp bổ sung hàng hoá hay dịch vụ bởi nhà thầu đã trúng thầu mà hàng háo và dịch vụ bổ sung không nằm trong phạm vi của gói thầu ban đầu song việc thay đổi nhà thầu đối với việc bổ sung đó:

(i) không thể thực hiện được vì các lí do kinh tế và kỹ thuật như yêu cầu về tính đồng bộ hoặc tương thích với các thiết bị, phần mềm, dịch vụ hoặc lắp đặt sẵn có đã mua trong gói thầu trước, hay do các điều kiện bảo hành của nhà thầu ban đầu; và

(ii) gây ra những bất tiện đáng kể hoặc làm tăng gần gấp đôi chi phí cho cơ quan mua sắm;

(d) trường hợp tối cần thiết do tình trạng khấn cấp bởi những sự kiện xảy ra không lường trước được, cơ quan mua sắm không thể kịp thời mua được hàng hoá hoặc dịch vụ nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế;

(e) hàng hoá được mua trên thị trường hoặc sàn giao dịch hàng hoá;

(f) trường hợp cơ quan mua sắm mua một nguyên mẫu hoặc một sản phẩm hay dịch vụ đầu tiên được phát triển theo yêu cầu của cơ quan đó theo một hợp đồng cụ thể để nghiên cứu, thử nghiệm hay phát triển nguyên bản; phát triển một nguyên mẫu hoặc một hàng hoá hay dịch vụ đầu tiên có thể bao gồm cả việc sản xuất hoặc cung ứng hạn chế để kết hợp kết quả thử nghiệm và để chứng minh rằng hàng hoá hoặc dịch vụ đầu tiên đó phù hợp để sản xuất hoặc cung ứng với số lượng lớn theo các tiêu chuẩn chất lượng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất hoặc cung cấp nêu trên không bao gồm việc sản xuất hay cung cấp số lượng lớn nhằm mục đích thương mại hoặc bù đắp các chi phí nghiên cứu và phát triển;

(g) trường hợp có khối lượng công việc xây lắp phát sinh ngoài hợp đồng ban đầu nhưng nằm trong mục tiêu của hồ sơ mời thầu, do các tình huống không lường trước được, cần thiết phải được thực hiện để hoàn thành gói thầu xây lắp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

(h) những gói thầu được thực hiện trong các điều kiện đặc biệt thuận lợi chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn trong các hoạt động thanh lý bất thường như do việc giải tán, vỡ nợ hay phá sản, nhưng không áp dụng cho việc mua sắm thường xuyên từ các nhà thầu thông thường; hoặc

(i) trường hợp hợp đồng được trao cho bên thắng cuộc trong một cuộc thi thiết kế, với điều kiện là:

(i) cuộc thi đó được tổ chức theo cách thức phù hợp với quy định của Chương này, đặc biệt là liên quan tới việc đăng tải thông báo mời thầu; và

(ii) cuộc thi đó được chấm bởi một ban giám khảo độc lập với mục đích trao hợp đồng thiết kế cho bên tháng cuộc;

2. Đối với mỗi trường hợp trúng thầu theo quy định tại khoản 1, cơ quan mua săm có nghĩa vụ báo cáo bng văn bản hoặc lưu trữ hồ sơ trong đó nêu rõ tên cơ quan mua sắm, giá trị và chng loại hàng hoá hay dịch vụ được đấu thầu, cũng như giải trình lý do áp dụng chỉ định thầu theo các trường hợp và điều kiện nêu tại khoản 1.

ĐIỀU 9.15

Đấu giá điện tử

Trường hợp có ý định áp dụng đấu giá điện tử đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, trước thời điểm bắt đầu đấu giá điện tử, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ cung cấp cho từng nhà thầu tham dự:

(a) thông tin về phương pháp đánh giá tự động căn cứ theo các tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu và sẽ được sử dụng để t động xếp hạng hoặc xếp hạng lại nhà thầu trong quá trình đấu giá; và

(b) các thông tin khác liên quan tới quá trình đấu giá.

ĐIỀU 9.16

Xử lý hồ sơ dự thầu và Trao hợp đồng

Xử lý hồ sơ dự thầu

1. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ tiếp nhận, mở và xử lý tất cả hồ sơ dự thầu theo các quy trình đảm bảo sự công bằng và khách quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu cũng như việc bảo mật hồ sơ dự thầu.

2. Trường hợp cơ quan mua sắm cho phép một nhà thầu sửa các lỗi không cố ý về thể thức của h sơ dự thu trong khoảng thời gian từ thời điểm mở thầu đến thời điểm trao hợp đồng, cơ quan mua sắm cũng phải trao cơ hội đó cho tất cả các nhà thầu khác tham dự thầu.

Trao hợp đồng

3. Để được xem xét trúng thầu, hồ sơ dự thầu phải được nộp dưới dạng văn bản bởi nhà thầu đáp ứng các điều kiện tham dự thầu và, tại thời điểm mở thầu, phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản đã nêu trong các thông báo và hồ sơ mời thầu.

4. Trừ trường hợp xác định rằng việc trao hợp đồng không phục vụ lợi ích công, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ trao hợp đồng cho nhà thầu được đánh giá có đủ năng lực thực hiện hợp đồng và, căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá trong các thông báo và hồ sơ mời thầu, nhà thầu đó có hồ sơ dự thầu:

(a) có ưu thế nhất; hoặc

(b) có giá dự thầu thấp nhất, trong trường hợp giá là tiêu chuẩn đánh giá duy nhất.

5. Trường hợp nhận được hồ sơ dự thầu có giá thấp bất thường so với các hồ sơ dự thầu khác, cơ quan mua sắm có thể xác minh với nhà thầu rằng nhà thầu đáp ứng các điều kiện tham dự và có đủ khả năng thực hiện hợp đồng.

6. Cơ quan mua sắm không được sử dụng các tuỳ chọn, huỷ thầu hoặc sửa đổi hợp đồng đã trao nhằm tránh thực hiện các nghĩa vụ của Chương này.

ĐIỀU 9.17

Thông tin sau khi trao hợp đồng

Thông tin cung cấp cho nhà thầu

1. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ quan tâm hoặc hồ sơ tham dự về quyết định trao hợp đồng và có nghĩa vụ cung cấp thông báo bng văn bản trong trường hợp nhà thầu có yêu cầu.

2. Theo khoản 2 và 3 Điều 9.18 (Công bố thông tin), khi được yêu cầu, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ giải thích cho nhà thầu không trúng thầu lý do hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó không được lựa chọn và giải thích những ưu thế tương đối trong hồ sơ dự thầu được lựa chọn cho những nhà thầu đáp ứng điều kiện tham dự và vượt qua vòng đánh giá kỹ thuật.

Công b kết quả lựa chọn nhà thầu

3. Trong vòng 30 ngày kể từ khi trao hợp đồng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ đăng tải thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu trên báo giấy hoặc phương tiện điện tử được liệt kê tại Mục H (Đăng tải thông tin đấu thầu) trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam). Trường hợp chỉ đăng tải trên phương tiện điện tử, thông tin đó phải được dễ dàng truy cập trong một khoảng thời gian hợp lý. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

(a) mô tả hàng hoá và dịch vụ cần mua sắm;

(b) tên và địa chỉ của cơ quan mua sắm;

(c) tên và địa chỉ của nhà thầu trúng thầu;

(d) giá trúng thầu hoặc giá dự thầu cao nhất và thấp nhất được xem xét trong quá trình trao hợp đồng;

(e) ngày ký quyết định trúng thầu; và

(f) hình thức lựa chọn nhà thầu đã áp dụng và mô tả tóm tắt lý do áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp áp dụng hình thức này theo quy định tại Điều 9.14 (Chỉ định thầu).

Lưu trữ hồ sơ

4. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ lưu trữ:

(a) tài liệu, hồ sơ và báo cáo liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu và trao hợp đồng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh trong thời gian ít nhất 3 năm kể từ ngày trao hợp đồng, bao gồm hồ sơ và báo cáo theo quy định tại Điều 9.14 (Chỉ định thầu); và

(b) dữ liệu đảm bảo việc truy xuất thông tin về gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh trên phương tiện điện tử.

S liệu thống kê

5. Các Bên có nghĩa vụ nỗ lực chia sẻ dữ liệu thống kê sẵn có liên quan tới gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.

ĐIỀU 9.18

Công bố thông tin

Cung cp thông tin

1. Khi nhận được yêu cầu của một Bên, Bên kia có nghĩa vụ kịp thời cung cấp thông tin cần thiết để chứng minh việc lựa chọn nhà thầu được tiến hành một cách công bằng, khách quan và tuân thủ quy định tại Chương này, trong đó có thể bao gồm những đặc điểm và ưu thế tương đối của hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu. Bên tiếp nhận thông tin không được tiết lộ cho bất kỳ nhà thầu nào, trừ trường hợp đã tham vấn và nhận được sự đồng ý của Bên cung cấp thông tin.

Thông tin không được phép công bố

2. Mặc dù có các quy định khác trong Chương này, một Bên, bao gồm các cơ quan mua sắm của mình, không được tiết lộ cho bất kỳ nhà thầu nào những thông tin có thể gây tổn hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của một nhà thầu khác hoặc có thể gây tổn hại đến sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu.

3. Chương này không yêu cầu một Bên, bao gồm các cơ quan mua sắm, các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan giải quyết kiến nghị của mình, công bố các thông tin mật nếu việc công bố đó:

(a) cản trở việc thực thi pháp luật;

(b) có thể gây tổn hại đến sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu;

(c) gây tổn hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của các cá nhân hay tổ chức cụ thể, bao gồm cả việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hoặc

(d) trái với lợi ích công.

ĐIỀU 9.19

Giải quyết kiến nghị trong nước

1. Mỗi Bên có nghĩa vụ duy trì, thành lập hoặc chỉ định ít nhất một cơ quan hành chính hoặc tư pháp khách quan, độc lập với các cơ quan mua sắm của Bên đó nhằm xử lý một cách công bng, kịp thời, minh bạch và hiệu quả đối với kiến nghị của nhà thầu về:

(a) một hành vi vi phạm quy định của Chương này; hoặc

(b) việc cơ quan mua sắm của một Bên không tuân thủ các quy định do Bên đó ban hành nhm thực hiện Chương này, trong trường hợp theo luật pháp của Bên đó, nhà thầu không có quyền kiến nghị trực tiếp về hành vi vi phạm quy định của Chương này, phát sinh trong việc mua sắm theo phạm vi điều chỉnh mà nhà thầu có lợi ích. Quy trình giải quyết kiến nghị phải được thực hiện dưới dạng văn bản và được công bố rộng rãi.

2. Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về hành vi vi phạm hoặc không tuân thủ như đã nêu tại khoản 1 đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh mà nhà thầu có lợi ích, Bên có cơ quan mua sắm bị kiến nghị nên khuyến khích cơ quan mua sắm và nhà thầu đó tìm kiếm giải pháp thông qua tham vấn, nếu thấy thích hp. Cơ quan mua sắm có nghĩa vụ xử lý kiến nghị đó một cách khách quan và kịp thời mà không làm ảnh hưởng đến sự tham dự của nhà thầu trong gói thầu hiện tại hoặc các gói thầu trong tương lai hay ảnh hưởng đến quyền yêu cầu các biện pháp khắc phục theo quy trình giải quyết kiến nghị hành chính hoặc tư pháp. Mỗi Bên hoặc cơ quan mua sắm của mình có nghĩa vụ công khai các thông tin về cơ chế giải quyết kiến nghị nêu trên.

3. Nhà thầu phải có đủ thời gian để chuẩn bị và nộp kiến nghị, trong bất kỳ trường hợp nào không được ít hơn 10 ngày kể từ thời điểm nhà thầu biết hoặc đáng lẽ biết về cơ sở của việc kiến nghị.

4. Trường hợp cơ quan đầu tiên xem xét kiến nghị của nhà thầu không phải là cơ quan giải quyết kiến nghị được nêu tại khoản 1, một Bên có nghĩa vụ đảm bảo nhà thầu có thể yêu cầu một cơ quan hành chính hoặc tư pháp khách quan, độc lập với cơ quan mua sắm bị kiến nghị xem xét lại quyết định xử lý ban đầu đó.

5. Trường hợp cơ quan giải quyết kiến nghị không phải là toà án, mỗi Bên có nghĩa vụ đảm bảo rằng quyết định của cơ quan giải quyết kiến nghị phải được thẩm tra tư pháp hoặc quy trình giải quyết kiến nghị của cơ quan đó phải quy định như sau:

(a) cơ quan mua sắm có nghĩa vụ phản hồi bằng văn bản đối với kiến nghị của nhà thầu và cung cấp tất cả tài liệu liên quan cho cơ quan giải quyết kiến nghị;

(b) các bên tham gia quá trình xét xử (sau đây gọi là “bên tham gia”) có quyền được bày tỏ ý kiến trước khi cơ quan giải quyết kiến nghị đưa ra quyết định;

(c) các bên tham gia có quyền được cử đại diện và có người đi cùng;

(d) các bên tham gia có quyền tham dự tất cả những lần xét xử; và

(e) cơ quan giải quyết kiến nghị có nghĩa vụ đưa ra quyết định bằng văn bản đối với kiến nghị của nhà thầu một cách kịp thời, trong đó nêu rõ lý do đưa ra quyết định này.

6. Mỗi Bên có nghĩa vụ thông qua và duy trì các quy định về:

(a) việc nhanh chóng đưa ra những biện pháp tạm thời, trong khi chờ giải quyết kiến nghị, nhằm bảo vệ cơ hội tham dự thầu của nhà thầu. Những biện pháp tạm thời này có thể dẫn tới việc đình chỉ quá trình lựa chọn nhà thầu. Việc quyết định áp dụng những biện pháp tạm thời cần xem xét tới những hậu quả bất lợi nghiêm trọng đối với lợi ích của các bên liên quan, bao gồm cả lợi ích công. Lý do không áp dụng các biện pháp nêu trên phải được cung cấp bằng văn bản; và

(b) giải pháp khắc phục hoặc mức đền bù tổn thất hoặc thiệt hại trong trường hợp cơ quan giải quyết kiến nghị xác định có hành vi vi phạm hoặc không tuân thủ theo quy định tại khoản 1. Mức đền bù thiệt hại có thể được giới hạn trong chi phí phát sinh hợp lý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc chi phí kiến nghị, hoặc cả hai.

ĐIỀU 9.20

Sửa đổi và Điều chỉnh Bản chào

1. Một Bên có nghĩa vụ thông báo cho Bên kia bằng văn bản về bất kỳ sửa đổi hay điều chỉnh nào trong Bản chào của mình (sau đây gọi là “sửa đổi”).

2. Đối với mỗi đề xuất loại một cơ quan mua sắm ra khỏi Bản chào của mình với lý do Nhà nước hoàn toàn từ bỏ quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với cơ quan đó, Bên có đề xuất sửa đổi (sau đây gọi là “Bên sửa đổi”) có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng về việc Nhà nước hoàn toàn từ bỏ quyền kiểm soát hoặc ảnh hướng tới cơ quan đó trong thông báo gửi tới Bên kia.

3. Quyền kiểm soát hay ảnh hưởng của Nhà nước đối với một cơ quan được coi là bị hoàn toàn từ bỏ khi Bên sửa đổi, đối với Liên minh Châu Âu bao gồm cơ quan cấp trung ương và cơ quan cấp địa phương, và đối với Việt Nam bao gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương:

(i) không trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc số phiếu bầu tương ứng số cổ phần đã phát hành của cơ quan đó; và

(ii) không thể trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hơn một nửa số thành viên của hội đồng quản trị hoặc của một bộ phận tương đương trong cơ quan đó.

4. Đối với bất kỳ đề xuất sửa đổi nào, Bên sửa đổi có nghĩa vụ nêu rõ trong thông báo sửa đổi về những hệ quả có thể xảy ra từ sự thay đổi đó đối với Bản chào mà các Bên đã thống nhất trong Hiệp định này. Trường hợp Bên sửa đổi đề xuất những điều chỉnh thuần túy về mặt hình thức hoặc sửa đổi nhỏ về Bản chào mà không ảnh hưởng tới gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh thì những sửa đổi đó phải được thông báo tối thiểu hai năm một lần.

Đề xuất sửa đổi bản chào được coi là những điều chỉnh thuần túy về mặt hình thức và những sửa đổi nhỏ trong những trường hợp sau:

(a) thay đổi tên một cơ quan mua sắm;

(b) sáp nhập một hoặc nhiều cơ quan mua sắm được liệt kê trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam); hoặc

(c) chia tách một cơ quan mua sắm được liệt kê trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) thành hai hoặc nhiều cơ quan mua sắm và sau đó được liệt kê trong cùng một Mục Của Phụ lục.

5. Trong thông báo đề xuất sửa đổi, Bên sửa đổi có thể đưa ra biện pháp đền bù cho việc thay đổi phạm vi điều chỉnh, nếu cần thiết, nhm duy trì mức độ mở cửa như trước khi sửa đổi. Bên sửa đổi không cần đưa ra các biện pháp đền bù cho Bên kia nếu đề xuất sửa đổi liên quan tới:

(a) một cơ quan mua sắm mà Bên đó hoàn toàn từ bỏ quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của cơ quan nêu trên; hoặc

(b) những điều chỉnh thuần túy về mặt hình thức và hiệu chỉnh nhỏ trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam).

Mặc dù đã quy định tại điểm (a), nếu việc loại bỏ một số lượng đáng kể các cơ quan mua sắm của một Bên khỏi Bản chào với lý do những cơ quan đó không còn chịu sự kiểm soát hay ảnh hưởng của Nhà nước theo các tiêu chí quy định tại khoản 3 dẫn tới sự mất cân bằng lớn trong bản chào giữa các Bên thì Bên sửa đổi có nghĩa vụ tham vấn với Bên kia về cách thức giải quyết sự mất cân bằng đó mà không làm ảnh hưởng tới các quy định khác.

6. Một Bên có nghĩa vụ thông báo cho Bên sửa đổi về ý kiến phản đối của mình đối với bất kỳ đề xuất sửa đổi nào trong vòng 45 ngày kể từ ngày có thông báo đề xuất sửa đổi.

7. Trường hợp một Bên đưa ra thông báo phản đối, cả hai Bên có nghĩa vụ nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua tham vấn. Trong quá trình tham vấn, Bên phản đối có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin, bao gồm thông tin về bản chất của việc kiểm soát hoặc ảnh hưởng của Nhà nước, nhằm làm rõ đề xuất sửa đổi.

8. Trường hợp không giải quyết được bất đồng thông qua tham vấn theo quy định tại khoản 7, các Bên có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định tại Chương 15 (Giải quyết tranh chấp).

9. Đề xuất sửa đổi chỉ có hiệu lực khi:

(a) Bên kia không gửi văn bản phản đối đề xuất sửa đổi tới Bên sửa đổi trong vòng 45 ngày kể từ ngày có thông báo đề xuất sửa đổi;

(b) các Bên đã đạt được thỏa thuận; hoặc

(c) một Hội đồng trọng tài ban hành một báo cáo cuối cùng theo Điều 15.11 (Báo cáo cuối cùng) kết luận rằng sửa đổi được đề xuất sẽ có hiệu lực đối với các Bên.

ĐIỀU 9.21

Hợp tác

1. Các Bên công nhận lợi ích chung trong việc hợp tác thúc đẩy tự do hóa quốc tế thị trường mua sắm của chính phủ nhằm tăng cường hiểu biết về hệ thống mua sắm của chính phủ của nhau và cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường đó.

2. Không ảnh hưởng tới quy định tại khoản 4 Điều 9.6 (Các thông báo), hai Bên sẽ nỗ lực hợp tác trong các vấn đề như:

(a) trao đổi kinh nghiệm và thông tin, như khuôn khổ pháp lý và các thông lệ tốt nhất;

(b) xây dựng và mở rộng ứng dụng phương tiện điện tử trong mua sắm của chính phủ;

(c) tăng cường năng lực cho cán bộ nhà nước về các thông lệ tốt nhất trong mua sắm của chính phủ; và

(d) tăng cường thể chế nhằm thực thi các quy định trong Chương này.

ĐIỀU 9.22

Đàm phán trong tương lai

Đu thầu điện tử

1. Các Bên có nghĩa vụ rà soát các quy định tại Điều 9.15 (Đấu giá điện tử) khi Việt Nam có hệ thống đấu thầu điện tử hoàn chỉnh phù hợp với những thay đổi công nghệ có thể diễn ra và cụ thể là xem xét các yếu tố khác như thuật toán sử dụng cho việc tự động đánh giá hồ sơ dự thầu và cách thức thông báo kết quả đánh giá sơ bộ tới các bên tham gia đấu giá điện tử.

2. Các Bên có nghĩa vụ tiến hành đàm phán về thời gian lưu trữ dữ liệu liên quan tới gói thầu được tiến hành thông qua phương tiện điện tử khi hệ thống đấu thầu điện tử của Việt Nam đi vào hoạt động.

Mở cửa thị trường

3. Các Bên có nghĩa vụ tiến hành đàm phán về việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các cơ quan mua sắm cấp địa phương trong vòng 15 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

ĐIỀU 9.23

Ủy ban về Đầu tư, Dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ

Ủy ban về Đầu tư, Dịch vụ, Thương mại điện tử và Mua sắm của Chính phủ được thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách) chịu trách nhiệm triển khai Chương này. Cụ thể, Ủy ban này có thể:

(a) thảo luận việc trao đổi dữ liệu thống kê theo quy định tại khoản 5 Điều 9.17 (Thông tin sau khi trao hợp đồng);

(b) rà soát các thông báo sửa đổi Phạm vi điều chỉnh chưa được giải quyết và phê chuẩn danh sách sửa đổi các cơ quan mua sắm trong Mục A (Cơ quan mua sắm cấp trung ương) tới Mục C (Các cơ quan khác) trong Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh Châu Âu) và 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam);

(c) chấp thuận các biện pháp đền bù cho việc thay đổi phạm vi điều chỉnh của Bản chào;

(d) xem xét các vấn đề liên quan tới mua sắm của chính phủ do một Bên đề xuất; và

(e) thảo luận các vấn đề khác liên quan tới việc thực thi Chương này.

CHƯƠNG 10

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

MỤC A: HÀNH VI PHẢN CẠNH TRANH

ĐIỀU 10.1

Các nguyên tắc

Các Bên công nhận tầm quan trọng của cạnh tranh không bị làm sai lệch trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các Bên. Các Bên thừa nhận rằng hành vi phản cạnh tranh có khả năng làm sai lệch sự vận hành đúng đán của thị trường và làm suy giảm lợi ích của tự do hóa thương mại.

ĐIỀU 10.2

Khuôn khổ pháp lý

1. Các Bên phải áp dụng hoặc duy trì pháp luật cạnh tranh toàn diện nhằm cấm hành vi phản cạnh tranh, với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng, và phải có những hành động thích đáng đối với các hành vi đó.

2. Trong phạm vi lãnh thổ tương ứng của mỗi Bên, pháp luật cạnh tranh phải xử lý một cách hiệu quả:

[a] thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch cạnh tranh;

(b) hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc nhiều doanh nghiệp; và tập trung quyền lực giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu quả.

ĐIỀU 10.3 Thực hiện

1. Mỗi Bên phải duy trì quyền tự chủ trong xây dựng và thực thi luật cạnh tranh của mình.

2. Mỗi Bên phải duy trì các cơ quan chịu trách nhiệm áp dụng đầy đủ và thực thi có hiệu quả pháp luật cạnh tranh, và đảm bảo rằng các cơ quan được trang bị phù hợp và có quyền hạn cần thiết để thực hiện trách nhiệm của mình.

3. Tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đều là đối tượng của luật cạnh tranh theo Điều 10.2 (Khuôn khổ pháp lý).

4. Mỗi Bên phải áp dụng pháp luật cạnh tranh một cách minh bạch và không phân biệt đối xử đối với cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, tôn trọng các nguyên tắc công bằng trong tố tụng và quyền được bảo vệ của doanh nghiệp liên quan.

5. Việc áp dụng pháp luật cạnh tranh không được cản trở việc thục thi, theo luật hoặc trong thục tế, các nhiệm vụ công ích cụ thể được giao cho doanh nghiệp. Các miên trừ áp dụng pháp luật cạnh tranh của một Bên phải được giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ công ích, tương ứng với mục tiêu chính sách công mong muốn và phải minh bạch.

MỤC B. TRỢ CẤP

ĐIỀU 10.4

Các nguyên tắc

1. Các Bên đồng ý rằng một Bên có thể cung cấp các khoản trợ cấp khi cần thiết nhằm đạt được một mục tiêu chính sách công. Các Bên thừa nhận rằng, một số loại trợ cấp nhất định có khả năng làm sai lệch sự vận hành đúng đắn của thị trường và làm suy giảm các lợi ích của tự do hóa thương mại. Về nguyên tắc, một Bên không nên trợ cấp cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong trường hợp các khoản trợ cấp này có tác động tiêu cực, hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh và thương mại.

2. Dưới đây là một danh mục mang tính chất minh họa các mục tiêu chính sách công mà một Bên có thể trợ cấp theo các điều kiện quy định trong Mục này:

(a) khắc phục thiệt hại do thiên tai hay các sự kiện bất thường gây ra;

(b) thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực có tiêu chuẩn sống thấp bất thường hoặc nơi có tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng;

(c) khắc phục sự xáo trộn nghiêm trọng trong nền kinh tế của một trong các Bên;

(d) tạo thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế hoặc các khu vực kinh tế nhất định, bao gồm nhưng không giới hạn ở các khoản trợ cấp dành cho các mục đích nghiên cứu, phát triển và sáng tạo được xác định rõ ràng, trợ cấp cho đào tạo hoặc tạo công ăn việc làm, trợ cấp vì mục đích môi trường, trợ cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật tương ứng của các Bên; và

(e) thúc đẩy bảo tồn văn hóa và di sản.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng trợ cấp riêng do một Bên cung cấp theo mục tiêu chính sách của khoản trợ cấp riêng đó39.

ĐIỀU 10.5

Định nghĩa và phạm vi

1. Theo mục đích của Mục này, “trợ cấp” là một biện pháp đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 1.1 Hiệp định SCM, bất kể được cấp cho một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ40.

2. Mục này chỉ áp dụng đối với trợ cấp là trợ cấp riêng theo quy định tại Điều 2 Hiệp định SCM. Trợ cấp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc các biện pháp áp dụng chung, bao gồm trợ cấp và các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu chính sách xã hội, không được coi là trợ cấp riêng.

3. Mục này áp dụng đối với trợ cấp riêng dành cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

4. Việc áp dụng các quy định trong Mục này không được gây cản trở việc thực hiện, theo luật hoặc trong thực tế, các nhiệm vụ công ích cụ thể, bao gồm các nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công, được giao cho doanh nghiệp có liên quan. Các miễn trừ nên được giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ công ích, tương ứng với các mục tiêu chính sách công được giao và phải minh bạch.

5. Mục này không áp dụng đối với hoạt động phi kinh tế.

6. Khoản 1 Điều 10.9 (Trợ cấp riêng có điều kiện) không áp dụng đối với trợ cấp thủy sản và các trợ cấp liên quan đến thương mại hàng hoá nằm trong Phụ lục 1 Hiệp định về Nông nghiệp.

7. Mục này chỉ áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng với khoản tiền mà mỗi đối tượng thụ hưởng vượt quá 300.000 SDR (quyền rút vốn đặc biệt) trong thời gian 3 năm41.

8. Về trợ cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, Điều 10.7 (Minh bạch hóa) và Điều 10.6 (Trợ cấp riêng có điều kiện) chỉ áp dụng đối với các ngành dịch vụ sau đây: viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải bao gồm hàng hải, năng lượng, dịch vụ máy tính, kiến trúc và cơ khí, dịch vụ xây dựng và môi trường, tùy thuộc vào các bảo lưu trong Chương 8 (Tự do hoá đầu tư, Thương mại dịch vụ và Thương mại điện tử).

9. Mục này không áp dụng đối với các ngành hoặc phân ngành mà các Bên không liệt kê trong Chương 8 (Tự do hoá đầu tư, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử).

10. Điều 10.9 (Trợ cấp riêng có điều kiện) không áp dụng đối với trợ cấp được chính thức chấp thuận hoặc được cấp trước hoặc trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 10.6

Mối quan hệ với WTO

Các quy định tại Mục này được áp dụng nhưng không được ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo Điều VI Hiệp định GATT 1994, Hiệp định SCM và Hiệp định về Nông nghiệp.

ĐIỀU 10.7

Minh bạch hóa

1. Mỗi Bên phải bảo đảm tính minh bạch đối với các khoản trợ cấp riêng. Để thực hiện điều này, sau mỗi 4 năm, mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia về cơ sở pháp lý, hình thức, khoản tiền trợ cấp hoặc ngân sách và nếu có thể, đối tượng tiếp nhận trợ cấp riêng.42

2. Nghĩa vụ thông báo nêu tại khoản 1 được coi là hoàn thành nếu Bên đó công bố thông tin liên quan trên một trang web có thể truy cập một cách công khai, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch sau năm cấp trợ cấp. Thông báo đầu tiên phải được thực hiện không muộn hơn 4 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 10.8

Tham vấn

1. Khi một Bên cho rằng một khoản trợ cấp riêng do Bên kia cấp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 10.9 (Trợ cấp riêng có điều kiện), có ảnh hưởng tiêu cực, hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích thương mại hoặc đầu tư của mình, Bên đó có thể bày tỏ quan ngại dưới hình thức văn bản gửi đến Bên kia và yêu cầu tham vấn về vấn đề này. Bên được yêu cầu phải xem xét thỏa đáng yêu cầu đó. Việc tham vấn cần nhằm xác định liệu:

(a) khoản trợ cấp riêng đó chỉ được cấp nhằm đạt mục tiêu chính sách công hay không;

(b) số tiền trợ cấp có được hạn chế ở mức cần thiết tối thiểu để đạt được mục tiêu này hay không;

(c) khoản trợ cấp có tạo động lực hay không; và

(d) giới hạn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và đầu tư của Bên yêu cầu hay không.

2. Để tạo thuận lợi cho việc tham vấn, Bên được yêu cầu phải cung cấp thông tin về khoản trợ cấp riêng đó trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau khi nhận được thông tin về khoản trợ cấp đó, nếu Bên yêu cầu nhận thấy rằng khoản trợ cấp liên quan trong quá trình tham vấn gây ra hoặc có thể gây ra tác động tiêu cực đến lợi ích thương mại và đầu tư của Bên yêu cầu một cách không cân xứng, Bên được yêu cầu phải nỗ lực hết sức để loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực này.

ĐIỀU 10.9

Trợ cấp riêng có điều kiện

1. Các Bên phải áp dụng điều kiện cho các khoản trợ cấp riêng như sau:

(a) được phép có một thỏa thuận pháp lý theo đó một cơ quan nhà nước hoặc một cơ quan công quyền có trách nhiệm trang trải các khoản nợ hoặc nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhất định với điều kiện phạm vi của các khoản nợ và nghĩa vụ đó được giới hạn về số lượng và thời hạn thực hiện trách nhiệm;

(b) hỗ trợ doanh nghiệp phá sản hoặc đang gặp khó khăn với các hình thức khác nhau, chẳng hạn như cho vay, bảo lãnh, trợ cấp tiền mặt, cấp vốn, cung cấp tài sản dưới giá thị trường và miễn giảm thuế, có thời hạn trên 1 năm là được phép với điều kiện phải chuẩn bị một kế hoạch tái cơ cấu đáng tin cậy dựa trên các giả định thực tế, nhằm mục đích bảo đảm sự phục hồi của doanh nghiệp đó trong khoảng thời gian hợp lý để có thể tồn tại lâu dài và với sự đóng góp chi phí tái cơ cấu của chính doanh nghiệp đó.43

2. Khoản 1 không áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng mà Bên trợ cấp sau khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của Bên kia, đã chứng minh rằng khoản trợ cấp đó không ảnh hưởng hoặc không có khả năng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư của Bên kia.

3. Khoản 1 không áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng được cấp nhằm khắc phục sự xáo trộn nghiêm trọng trong nền kinh tế của một Bên. Sự xáo trộn trong nền kinh tế của một Bên được coi là nghiêm trọng nếu nó mang tính chất đặc biệt, tạm thời, đáng kể và ảnh hưởng đến các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu hoặc toàn bộ nền kinh tế của một Bên chứ không chỉ một vùng hoặc một ngành kinh tế nhất định.

ĐIỀU 10.10

Rà soát

Các Bên phải rà soát Mục này không muộn hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực và sau đó tiến hành rà soát theo định kỳ. Các Bên phải tham vấn lẫn nhau về sự cần thiết phải sửa đổi Mục này dựa trên kinh nghiệm có được và theo sự phát triển của bất kỳ quy định tương ứng nào trong khuôn khổ WTO. Cụ thể, các Bên sẽ rà soát việc bổ sung các ngành dịch vụ thuộc phạm vi của Mục này theo Điều 10.5 (Định nghĩa và Phạm vi).

MỤC C. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG

ĐIỀU 10.11

Các định nghĩa

Theo mục đích của Chương này:

(a) “mục tiêu chính sách công” là mục tiêu chung nhằm đạt được lợi ích công tổng thể; và

(b) “nhiệm vụ công ích” là hoạt động cụ thể nhằm đạt được lợi ích công tổng thể mà thị trường không thể cung cấp hoặc chỉ có thể cung cấp với các điều kiện khác nhau về khả năng tiếp cận, chất lượng, tính an toàn, khả năng chi trả hoặc đối xử bình đẳng mà không có sự can thiệp của khu vực công.

ĐIỀU 10.12

Bảo mật

1. Trong quá trình trao đổi thông tin theo quy định của Chương này, các Bên phải xem xét các hạn chế được quy định theo pháp luật tương ứng liên quan đến bí mật chuyên môn và bí mật kinh doanh và phải đảm bảo việc bảo vệ bí mật kinh doanh và các thông tin mật khác.

2. Bên tiếp nhận thông tin phải bảo mật bất cứ thông tin nào được trao đổi theo thoả thuận này trừ trường hợp Bên kia cho phép tiết lộ hoặc công khai.

ĐIỀU 10.13

Giải quyết tranh chấp

Không bên nào được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh tại Mục A (Hành vi phản cạnh tranh) của Chương này và Điều 10.8 (Tham vấn).

ĐIỀU 10.14

Hợp tác

Để hoàn thành các mục tiêu của Chương này và nhằm tăng cường thực thi pháp luật cạnh tranh có hiệu quả, các Bên thừa nhận rằng việc tăng cường hợp tác về phát triển chính sách cạnh tranh, bao gồm kiểm soát trợ cấp, là vì lợi ích chung, tùy thuộc vào sự sẵn có của nguồn tài trợ theo các công cụ và chương trình hợp tác của các Bên.

CHƯƠNG 11

DOANH NGHIỆP THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP ĐẶC QUYỀN HOẶC ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT VÀ DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN CHỈ ĐỊNH

ĐIỀU 11.1

Các định nghĩa

Vì mục đích của Chương này:

(a) “hoạt động thương mại” nghĩa là các hoạt động mà kết quả cuối cùng là việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bán trên thị trường liên quan với số lượng và mức giá do doanh nghiệp quyết định, và được thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận44.

(b) "tính toán thương mại" nghĩa là giá cả, chất lượng, khả năng sẵn có, khả năng tiếp thị, vận chuyển và các điều khoản và điều kiện khác trong mua hoặc bán, hoặc các yếu tố khác thường được xem xét đến trong quyết định thương mại của một doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh hoặc ngành liên quan;

(c) "chỉ định" nghĩa là thành lập hoặc cho phép độc quyền, hoặc mở rộng thêm phạm vi độc quyền đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ.

(d) “doanh nghiệp độc quyền chỉ định” nghĩa là một tổ chức, bao gồm một nhóm tổ chức hoặc một cơ quan nhà nước, và bất kỳ công ty thành viên của các tổ chức đó, được chỉ định là nhà cung cấp độc quyền hoặc người mua độc quyền một hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường liên quan trên lãnh thổ của một Bên, nhưng không bao gồm một tổ chức được cấp quyền sở hữu trí tuệ độc quyền thuần túy với lý do cấp quyền sở hữu trí tuệ;

(e) "doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt” nghĩa là doanh nghiệp, bao gồm cả các công ty thành viên, thuộc nhà nước hoặc tư nhân, được một Bên cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt, theo luật hoặc ưên thực tế;

(f) "đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt" nghĩa là các quyền hoặc ưu đãi được một Bên cấp cho một số lượng hạn chế các doanh nghiệp, hoặc bất kỳ công ty thành viên của các doanh nghiệp đó, trên một khu vực địa lý hoặc một thị trường sản phẩm nhất định gây tác động hạn chế đáng kể tới khả năng của doanh nghiệp khác hoạt động trên cùng một khu vực địa lý hoặc thị trường sản phẩm trong các điều kiện tương tự; việc cấp phép hoặc cho phép một số lượng hạn chế các doanh nghiệp trong việc phân bổ một nguồn lực hạn chế thông qua các tiêu chí khách quan, tương xứng và không phân biệt đối xử không được coi là đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt; và

(g) “doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước” nghĩa là một doanh nghiệp, bao gồm cả công ty thành viên, trong đó một Bên, trc tiếp hoặc gián tiếp:

(i) sở hữu trên 50 phần trăm vốn điều lệ hoặc kiểm soát trên 50 phần trăm số phiếu bầu gn với cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành;

(ii) có quyền bổ nhiệm hơn một nửa số thành viên ban quản trị hoặc bộ máy quản lý tương đương; hoặc

(iii) có thể thực hiện quyền kiểm soát đối với các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

ĐIỀU 11.2

Phạm vi áp dụng

1. Các Bên xác nhận quyền và nghĩa vụ của mình theo các khoản từ 1 đến 3 trong Điều XVII Hiệp định GATT 1994 và Diễn giải về Điều XVII Hiệp định thuế và thương mại 1994, cũng như các khoản 1,2 và 5 trong Điều VIII Hiệp định GATS, theo đó được đưa vào và trở thành một phần của Hiệp định này và được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

2. Chương này áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyên chỉ định, có hoạt động thương mại. Trong trường hợp một doanh nghiệp thực hiện cả hoạt động thương mại và phi thương mại45 thì Chương này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của doanh nghiệp đó.

3. Chương này không áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền và ưu đãi đặc biệt, và doanh nghiệp độc quyền chỉ định, khi một Bên thực hiện các biện pháp tạm thời nhằm ứng phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc toàn cầu.

4. Chương này không áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định nếu doanh thu một trong ba năm liền trước từ hoạt động thương mại của doanh nghiệp độc quyền đó thấp hơn 200 triệu SDR (quyền rút vốn đặc biệt)46. Ngưỡng này áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định tại cấp chính quyền dưới trung ương sau 5 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

5. Chương này không áp dụng đối với việc mua sắm của chính phủ của một Bên hoặc các cơ quan mua sắm thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 9.2 (Phạm vi điều chỉnh).

6. Chương này không áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của một cơ quan nhà nước của một Bên có nhiệm vụ về an ninh quốc phòng, trật tụ công cộng hoặc an ninh công cộng, trừ trường hợp các doanh nghiệp này thuần túy chỉ tham gia các hoạt động thương mại không liên quan đến an ninh quốc phòng, trật tự công cộng và an ninh công cộng.

7. Chương này không áp dụng đối với bất kỳ dịch vụ nào do doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định cung cấp nhằm thực hiện chức năng của nhà nước47.

8. Chương này không áp dụng đối với các biện pháp hoặc hoạt động được liệt kê tại Phụ lục 11 (Quy định riêng đối với Việt Nam về doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định).

ĐIỀU 11.3

Các điều khoản chung

1. Không có điều khoản nào trong Chương này ảnh hưởng đến luật pháp và quy định của một Bên trong việc quản lý hệ thống sở hữu nhà nước của Bên đó.

2. Không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các Bên theo Chương này, không có điều khoản nào trong Chương này ngăn cản một Bên thành lập hoặc duy trì doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp, hoặc chỉ định hoặc duy trì doanh nghiệp độc quyền.

3. Một Bên không được yêu cầu hoặc khuyến khích doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền có hành vi không phù hợp với Chương này.

ĐIỀU 11.4

Không phân biệt đối xử và tính toán thương mại

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyên chỉ định khi tham gia vào hoạt động thương mại phải:

(a) hành xử phù hợp với tính toán thương mại trong mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ, trừ trường hợp phải đáp ứng các điều khoản trong nhiệm vụ công của doanh nghiệp đó nhưng không được trái với điểm 1(b);

(b) khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ:

(i) dành cho hàng hoá hoặc dịch vụ do doanh nghiệp của Bên kia cung cấp sự đôi xử không kém thuận lợi hơn đối xử với hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự do doanh nghiệp của Bên đó cung cấp; và

(ii) dành cho hàng hoá hoặc dịch vụ do doanh nghiệp của các nhà đầu tư của Bên kia cung cấp trong lãnh thổ của mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự do doanh nghiệp của các nhà đầu tư của Bên kia cung cấp trên thị trường liên quan trong lãnh thổ Bên đó;

(c) khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ:

(i) dành cho doanh nghiệp của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với doanh nghiệp của Bên đó; và

(ii) dành cho một doanh nghiệp của các nhà đầu tư của Bên kia trong lãnh thổ của Bên đó sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các doanh nghiệp của các nhà đầu tư của Bên kia trên thị trường liên quan trong lãnh thổ Bên đó.

2. Khoản 1 không ngăn cản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt hoặc doanh nghiệp độc quyên chỉ định trong việc:

(a) mua hoặc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ theo các điều khoản hoặc điều kiện khác nhau, bao gồm các điều khoản hoặc điều kiện liên quan đến giá, hoặc

(b) từ chối mua hoặc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu như các điều khoản và điều kiện khác nhau đó hoặc việc từ chối được thực hiện phù hợp với tính toán thương mại.

3. Các khoản 1 và 2 không áp dụng đối với các lĩnh vực được đề cập tại Điều 8.3 (Phạm vi) và Điều 8.9 (Phạm vi).

4. Các khoản 1 và 2 áp dụng đối với hoạt động thương mại của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định, nếu hoạt động tương tự có thê ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ và đầu tư mà một Bên đã cam kết theo Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), 8.6 (Đối xử tối huệ quốc), 8.11 (Đối xử quốc gia), theo các điều kiện hoặc tiêu chuẩn được nêu trong Biểu cam kết cụ thể tương ứng của mỗi Bên tại Phụ lục 8-A (Biểu cam kết cụ thể của Liên minh Châu Âu) hoặc 8-B (Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam), theo Điều 8.7 (Biểu cam kết cụ thể) và 8.12 (Biểu cam kết cụ thể). Để rõ ràng hơn, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa khoản 4 Điều 11.2 (Phạm vi áp dụng) và các điều kiện hoặc tiêu chuẩn được nêu trong Biểu cam kết cụ thể của mỗi Bên theo Điều 8.7 (Biểu cam kết cụ thể) và 8.12 (Biểu cam kết cụ thể) thì áp dụng các biểu cam kết đó.

ĐIỀU 11.5

Khuôn khổ quản lý

1. Các Bên phải nỗ lực đảm bảo rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định tuân thủ các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp được quốc tế công nhận.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan hoặc chức năng quản lý nhà nước của Bên đó không phải chịu trách nhiệm giải trình trước bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào mà cơ quan đó quản lý nhằm đảm bảo tính hiệu lực của cơ quan hoặc chức năng quản lý nhà nước và hành xử khách quan48 trong các hoàn cảnh tương tự đối với mọi doanh nghiệp hoặc tổ chức mà cơ quan đó quản lý, bao gồm doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định49.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng việc thực thi pháp luật và quy định là thống nhất và không mang tính phân biệt đối xử, bao gồm đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chỉ định.

ĐIỀU 11.6

Minh bạch hóa

1. Khi một Bên có lý do hợp lý để tin rằng lợi ích của mình theo Chương này bị ảnh hưởng bất lợi do hoạt động thương mại của một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt hoặc doanh nghiệp độc quyền chỉ định của Bên kia thì có thể gửi văn bản yêu cầu Bên kia cung cấp các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền đó. Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đó phải nêu rõ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền, hàng hóa hoặc dịch vụ và các thị trường có liên quan, và phải chỉ ra rằng doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền đó đang tham gia vào các hành vi gây cản trở đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.

2. Các thông tin nêu tại khoản 1 phải bao gồm:

(a) cơ cấu sở hữu và biểu quyết của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền, nêu rõ tổng tỷ lệ phần trăm cổ phần và tỷ lệ phần trăm quyền biểu mà một Bên hoặc một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt hoặc doanh nghiệp độc quyền chỉ định sở hữu;

(b) mô tả về bất kỳ cổ phần đặc biệt hoặc quyền biểu quyết đặc biệt hoặc các quyền khác nắm giữ bởi một Bên hoặc một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đặc biệt hoặc doanh nghiệp độc quyền chỉ định, nếu như các quyền đó khác với quyền gắn với cổ phần thông thường của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền đó;

(c) cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền, thành phần hội đồng quản trị hoặc bất kỳ bộ phận tương đương thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại doanh nghiệp hoặc tổ chức đó, và sở hữu chéo và các mối liên kết khác với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt hoặc doanh nghiệp độc quyền chỉ định khác;

(d) mô tả về cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công quản lý hoặc giám sát doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp độc quyền đó, mô tả về hệ thống báo cáo50, và các quyền và thông lệ của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công trong việc bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc khen thưởng các nhà quản lý;

(e) doanh thu hàng năm hoặc tổng tài sản, hoặc cả hai;

(f) miễn trừ, loại trừ và bất kỳ biện pháp nào khác, bao gồm áp dụng đối xử ưu đãi hơn trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu dành cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt, hoặc doanh nghiệp độc quyền được chỉ định.

3. Một Bên có thể yêu cầu Bên kia cung cấp các thông tin bổ sung liên quan đến cách thức tính toán ngưỡng doanh thu nêu tại khoản 4 Điều 11.2 (Phạm vi áp dụng).

4. Các khoản từ 1 đến 3 không yêu cầu Bên nào phải công bố thông tin mật trái với quy định của pháp luật Bên đó, cản trở việc thực thi pháp luật hoặc trái với lợi ích công hoặc sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp cụ thể.

5. Đối với Liên minh, các điểm từ 2(a) đến 2(e) không áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật của Liên minh.

ĐIỀU 11.7

Hợp tác kỹ thuật

Nhận thức về tầm quan trọng của việc thúc đẩy các khuôn khổ pháp lý và quản lý hiệu quả đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, các Bên cần tham gia vào các hoạt động hợp tác kỹ thuật trên cơ sở thỏa thuận song phương nhằm thúc đẩy tính hiệu quả và minh bạch của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, tùy thuộc vào mức độ sẵn có của nguồn tài chính theo các công cụ và chương trình hợp tác của các Bên.

CHƯƠNG 12

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

MỤC A. ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ NGUYÊN TẮC

ĐIỀU 12.1

Mục đích

1. Mục đích của Chương này là:

(a) tạo thuận lợi cho việc chế tạo, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm đổi mới và sáng tạo giữa các Bên nhằm đóng góp cho nền kinh tế bền vững và toàn diện hơn của mỗi Bên; và

(b) đạt được mức độ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả.

2. Việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, vì lợi ích chung của các nhà sản xuất và người sử dụng và theo cách thức có lợi cho phúc lợi xã hội và kinh tế, và bảo đảm sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ.

ĐIỀU 12.2

Bản chất và phạm vi của nghĩa vụ

1. Các Bên khẳng định các quyền và nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà các Bên là thành viên, bao gồm Hiệp định TRIPS. Các Bên phải bảo đảm việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các điều ước quốc tế đó. Các quy định của Chương này sẽ bổ sung và quy định cụ thể hơn các quyền và nghĩa vụ giữa các Bên nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các điều ước quốc tế đó, cũng như sự cân bằng giữa quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của công chúng.

2. Theo mục đích của Hiệp định này, sở hữu trí tuệ đề cập đến ít nhất là các loại hình sở hữu trí tuệ là đối tượng của các Mục từ 1 đến 7 thuộc Phần II Hiệp định TRIPS, bao gồm:

(a) quyền tác giả và quyền liên quan;

(b) nhãn hiệu;

(c) chỉ dẫn địa lý;

(d) kiểu dáng công nghiệp;

(e) quyền sáng chế;

(f) thiết kế bố trí mạch tích hợp;

(g) bảo hộ thông tin bí mật; và

(h) giống cây trồng.

3. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ bao gồm bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh như được đề cập tại Điều 10bis Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp ngày 20 tháng 3 năm 1883, sửa đổi lần cuối tại xtốc-khôm ngày 14 tháng 7 năm 1967 (sau đây gọi là “Công ước Paris”).

ĐIỀU 12.3

Đối xử Tối huệ quốc

Liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hoặc min trừ nào mà một Bên dành cho công dân của bất kỳ nước thứ ba sẽ được dành cho công dân của Bên kia ngay lập tức và vô điều kiện, với những ngoại lệ được quy định tại Điều 4 và 5 của Hiệp định TRIPS.

ĐIỀU 12.4

Cạn quyền

Mỗi Bên tự do thiết lập cơ chế về cạn quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định liên quan của Hiệp định TRIPS.

MỤC B. CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TIỂU MỤC 1

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN

ĐIỀU 12.5

Quy định bảo hộ

1. Các Bên phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điều ước quốc tế sau đây:

(a) Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày 9 tháng 9 năm 1886, được sửa đổi lần cuối tại Pa-ri ngày 24 tháng 7 năm 1971 (sau đây gọi là Công ước Berne);

(b) Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng, được thông qua tại Rôm ngày 26 tháng 10 năm 1961; và

(c) Hiệp định TRIPs.

2. Các Bên phải gia nhập các điều ước quốc tế sau đây trong thời hạn 3 năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực:

(a) Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, được thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 12 năm 1996; và

(b) Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm, được thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 12 năm 1996.

ĐIỀU 12.6

Tác giả

Mỗi Bên phải cho phép tác giả có độc quyền cho phép hoặc cấm:

(a) việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của mình;

(b) bất kỳ hình thức phân phối nào đến công chúng thông qua việc bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm của mình; và

(c) bất kỳ việc truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc phổ biến đến công chúng tác phẩm của mình theo cách mà công chúng có thể tự lựa chọn địa điểm và thời điểm tiếp cận tác phẩm.

ĐIỀU 12.7

Người biểu diễn

Mỗi Bên phải cho phép người biểu diễn có độc quyền cho phép hoặc cấm:

(a) định hình cuộc biểu diễn của mình;

(b) sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào một phần hoặc toàn bộ bản định hình cuộc biểu diễn của mình;

(c) phân phối đến công chúng thông qua hình thức bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình cuộc biểu diễn của mình;

(d) phổ biến đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến bản định hình cuộc biểu diễn của mình theo cách mà công chứng có thể tự lựa chọn địa điểm và thời điểm tiếp cận bản định hình này; và

(e) phát sóng vô tuyến và truyền đạt tới công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình của mình, ngoại trừ trường hợp bản thân cuộc biểu diễn này được biểu diễn để phát sóng.

ĐIỀU 12.8

Nhà sản xuất bản ghi âm

Mỗi Bên phải cho phép nhà sản xuất bản ghi âm được có độc quyền cho phép hoặc cấm:

(a) sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm của mình;

(b) phân phối đến công chúng thông qua hình thức bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm của mình; và

(c) phổ biến đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến bản ghi âm của mình theo cách mà công chúng có thể tự lựa chọn địa điểm và thời điểm tiếp cận bản ghi âm này.

ĐIỀU 12.9

Tổ chức phát sóng

Mỗi Bên phải cho phép tổ chức phát sóng được đặc quyền cho phép hoặc cấm:

(a) định hình chương trình phát sóng của mình;

(b) sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình;

(c) phân phối đến công chúng bản định hình chương trình phát sóng của mình; và

(d) tái phát sóng chương trình phát sóng của mình bằng phương tiện vô tuyến.

ĐIỀU 12.10

Phát sóng và truyền đạt tới công chứng

Mỗi Bên phải cho phép người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm có quyền được hưởng một khoản tiền thù lao hợp lý được trả bởi người sử dụng khi bản ghi âm đã được công bố nhằm mục đích thương mại hoặc bản sao của bản ghi âm đó được sử dụng để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc để truyền đạt tới công chúng. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng khoản thù lao này được phân chia giữa những người biểu diễn và những nhà sản xuất bản ghi âm có liên quan. Mỗi Bên có thể quy định những điều kiện để phân chia khoản tiền thù lao này trong trường hợp không có thỏa thuận giữa những người biểu diễn và những nhà sản xuất bản ghi âm.

ĐIỀU 12.11

Thời hạn bảo hộ

1. Quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật theo nghĩa của Điều 2 Công ước Beme phải được tính suốt cuộc đời tác giả và tối thiểu 50 năm sau khi tác giả qua đời, không phụ thuộc vào ngày tác phẩm được phổ biến hợp pháp đến công chúng một cách hợp pháp.

2. Trong trường hợp tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn quy định ở khoản 1 sẽ được tính từ khi đồng tác giả cuối cùng qua đời.

3. Quyền của người biểu diễn sẽ kéo dài tối thiểu 50 năm sau ngày biểu diễn. Nếu bản định hình cuộc biểu diễn được công bố hợp pháp hoặc truyền đạt tới công chúng hợp pháp trong khoảng thời gian này, quyền của người biểu diễn phải được tính tối thiểu 50 năm kể từ ngày công bố hợp pháp lần đầu hoặc truyền đạt tới công chứng hợp pháp lần đầu, tùy thuộc việc nào xảy ra sớm hơn.

4. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm phải kéo dài tối thiểu 50 năm kể từ ngày ghi âm. Nếu bản ghi âm được công bố hợp pháp trong khoảng thời gian này, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm được định hình phải được tính tối thiểu 50 năm kể từ ngày công bố hợp pháp lần đầu. Nếu bản ghi âm không được công bố hợp pháp trong khoảng thời gian này, và nếu bản ghi âm được truyền đạt tới công chứng hợp pháp trong khoảng thời gian này, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm phải được tính tối thiểu 50 năm kể từ ngày truyền đạt tới công chúng hợp pháp lần đầu.

5. Quyền của các tổ chức phát sóng phải kéo dài tối thiểu 50 năm kể từ ngày truyền phát lần đầu chương trình phát sóng, cho dù được truyền phát bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền phát bằng cáp hoặc vệ tinh.

6. Thời hạn được quy định trong Điều này được tính từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo năm sự kiện diễn ra.

ĐIỀU 12.12

Bảo hộ các biện pháp công nghệ

1. Mỗi Bên phải quy định việc bảo hộ pháp lý đầy đủ chống lại việc vô hiệu hóa bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan sử dụng để ngăn ngừa người có liên quan tiến hành với hiểu biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết rằng họ đang cố ý thực hiện hành vi vô hiệu hóa biện pháp công nghệ.

2. Mỗi Bên phải quy định việc bảo hộ pháp lý đầy đủ chống lại việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán, cho thuê, chào bán hoặc cho thuê tới công chúng, hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện hoặc cung cấp các dịch vụ mà:

(a) được quảng bá, quảng cáo hoặc tiếp thị nhằm mục đích vô hiệu hóa bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào;

(b) không có mục đích hay công dụng chủ yếu trong thương mại đáng kể nào khác ngoài mục đích vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ hữu hiệu; hoặc

(c) chủ yếu được thiết kế, sản xuất, điều chỉnh hoặc thực hiện nhằm mục đích cho phép hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vô hiệu hóa bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào.

3. Để bảo hộ pháp lý đầy đủ theo quy định của khoản 1 và 2, một Bên có thể quy định hoặc duy trì một số giới hạn hoặc ngoại lệ phù hợp đối với các biện pháp để thực hiện ở các khoản này. Nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và 2 không được ảnh hưởng tới các quyền, giới hạn, ngoại lệ hoặc các biện pháp ngăn chặn vi phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo luật pháp quốc gia của mỗi Bên.

4. Với mục đích của Điều này, thuật ngữ “biện pháp công nghệ” có nghĩa là bất kỳ công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào mà trong quá trình hoạt động bình thường của nó, được thiết kế nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế các hành vi không được phép tác giả hoặc quyền liên quan đối với tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác theo quy định của luật pháp quốc gia. Biện pháp công nghệ được coi là "hữu hiệu" khi việc sử dụng tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác được kiểm soát bởi các chủ thể quyền thông qua ứng dụng kiểm soát truy cập hoặc quy hình bảo vệ như mã hóa, xáo trộn dữ liệu, hoặc các hình thức biến đổi khác đối với tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác hoặc cơ chế kiểm soát sao chép nhằm đáp ứng mục tiêu bảo hộ.

ĐIỀU 12.13

Bảo hộ thông tin quản lý quyền

1. Mỗi Bên phải quy định việc bảo hộ pháp lý đầy đủ chống lại bất kỳ chủ thể nào cố ý thực hiện các hành vi sau đây mà không được phép:

(a) gỡ bỏ hoặc thay đổi bất kỳ thông tin quản lý quyền sở hữu trí tuệ điện tử nào; hoặc

(b) phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc phổ biến tới công chúng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm hoặc đối tượng khác được bảo hộ theo Tiểu Mục này mà thông tin quản lý quyền điện tử đã bị gỡ bỏ hoặc thay đổi mà không được phép,

nếu người đó biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết, việc thực hiện các hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả hay bất kỳ quyền liên quan nào theo quy định của luật pháp quốc gia.

2. Vì mục đích của Điều này, thuật ngữ “thông tin quản lý quyền” có nghĩa là bất kỳ thông tin nào được cung cấp bởi các chủ thể quyền nhằm xác định tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác được đề cập trong Tiểu Mục này, tác giả hoặc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khác, hoặc thông tin về các điều khoản và điều kiện sử dụng tác phẩm hoặc các đối tượng bảo hộ khác, và bất kỳ con số hoặc mã số nào thể hiện các thông tin đó.

3. Khoản 2 áp dụng khi bất kỳ thông tin nào được đề cập trong khoản đó được gắn vào bản sao hoặc xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm hoặc các đối tượng bảo hộ khác đến công chúng được đề cập trong Tiểu Mục này.

ĐIỀU 12.14

Các giới hạn và ngoại lệ

1. Mỗi Bên có thể quy định các giới hạn và ngoại lệ đối với các quyền quy định tại các Điều từ 12.6 (Tác giả) đến 12.10 (Phát sóng và truyền đạt tới công chúng) chỉ trong những trường hợp đặc biệt nhất định mà không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường của các đối tượng bảo hộ và không gây phương hại bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, phù hợp với các điều ước quốc tế mà họ là thành viên.

2. Mỗi Bên phải quy định rằng các hành vi sao chép nêu tại các Điều từ 12.6 (Tác giả) đến 12.10 (Phát sóng và truyền đạt tới công chứng), nếu tạm thời hoặc ngẫu nhiên và là một phần thiết yếu không thể tách rời của một quy trình công nghệ và mục đích duy nhất là để cho phép:

(a) việc truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua một trung gian; hoặc

(b) việc sử dụng hợp pháp,

đối với tác phẩm hoặc đối tượng được bảo hộ khác và hành vi đó không có mục đích kinh tế độc lập, phải được miễn trừ quyền sao chép quy định tại các Điều từ 12.6 (Tác giả) đến 12.10 (Phát sóng và truyền đạt tới công chúng).

ĐIỀU 12.15

Quyền bán lại của nghệ sĩ đối với tác phẩm nghệ thuật

1. Vì lợi ích của tác giả bản gốc tác phẩm nghệ thuật, mỗi Bên có thể quy định quyền bán lại, được xác định như là một quyền bất khả nhượng, được nhận một khoản tiền bản quyền dựa trên giá bán cho bất kỳ lần bán lại nào của tác phẩm, sau khi tác giả chuyển giao tác phẩm lần đầu tiên.

2. Quyền đề cập tại khoản 1 áp dụng đối với tất cả các hành vi bán lại có liên quan như người bán, người mua hoặc các thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp trung gian như các phòng tranh, các phòng trưng bày, và bất kỳ người buôn bán tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp nào.

3. Mỗi Bên có thể quy định rằng quyền đề cập tại khoản 1 không áp dụng đối với trường hợp người bán đã có được tác phẩm trực tiếp từ tác giả trong thời gian không quá ba năm trước khi bán lại và giá bán lại không vượt quá một số tiền tối thiểu nhất định.

4. Quyền đề cập tại khoản 1 chỉ có thể được áp dụng ở một Bên khi pháp luật của Bên mà tác giả là công dân thừa nhận và ở mức độ mà pháp luật của Bên đó cho phép. Thủ tục xác định và thu khoản tiền bản quyền đó do pháp luật quốc gia quy định.

ĐIỀU 12.16

Hợp tác về quản lý tập thể quyền

Các Bên phải nỗ lực để thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các tổ chức quản lý tập thể tương ứng của mình nhằm mục đích thúc đẩy việc phổ biến tác phẩm và các đối tượng được bảo hộ khác trong lãnh thổ của các Bên và việc chuyển giao tiền bản quyền cho việc sử dụng các tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác.

TIỂU MỤC 2

NHÃN HIỆU

ĐIỀU 12.17

Điều ước quốc tế

1. Các Bên khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ theo Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, thông qua tại Man-đrit ngày 27 tháng 6 năm 1989, sửa đổi lần cuối ngày 12 tháng 11 năm 2007;

2. Mỗi Bên phải sử dụng bảng phân loại theo quy định của Thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu, thông qua tại Nai-xơ ngày 15 tháng 6 năm 1957, sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979 (sau đây gọi là “Bảng phân loại Nice”)51.

3. Mỗi Bên phải đơn giản hóa và thiết lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong đó, ngoài những quy định pháp luật khác, tham khảo Hiệp ước luật nhãn hiệu thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 27 tháng 10 năm 1994, và Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu thông qua tại Xinh-ga-po ngày 27 tháng 3 năm 2006.

ĐIỀU 12.18

Quyền đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu được đăng ký sẽ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu đó. Chủ sở hữu phải được quyền ngăn cấm bên thứ ba, khi không được sự đông ý của chủ sở hữu, sử dụng trong thương mại:

(a) bất kỳ dấu hiệu nào trùng với nhãn hiệu liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trùng với hàng hóa hoặc dịch vụ đã đăng ký nhãn hiệu52; và

(b) bất kỳ dấu hiệu nào trừng hoặc tương tự với nhãn hiệu liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ y hệt hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ đã đăng ký nhãn hiệu nếu việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn cho một bộ phận công chúng.

ĐIỀU 12.19

Thủ tục đăng ký

1. Mỗi Bên phải quy định hệ thống đăng ký nhãn hiệu trong đó quyết định từ chối cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký nhãn hiệu phải được gửi bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

2. Mỗi Bên phải cho phép cơ hội phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu và cơ hội cho người nộp đơn đăng ký phản hồi phản đối đó.

3. Mỗi Bên phải bảo đảm có cơ sở dữ liệu điện tử công khai về đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký.

ĐIỀU 12.20

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhằm mục đích bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng, như được đề cập tại Điều 6bis Công ước Paris và khoản 2 và 3 Điều 16 của Hiệp định TRIPS, các Bên phải lưu tâm đến Khuyến nghị chung về các quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được Hội đồng Liên hiệp Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Đại hội đồng Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua tại các cuộc họp lần thứ 34 của Đại hội đồng các nước thành viên WIPO từ ngày 20 đến 29 tháng 9 năm 1999.

ĐIỀU 12.21

Ngoại lệ của quyền đối với nhãn hiệu

Mỗi Bên:

(a) phải quy định rằng việc sử dụng trung thực các thuật ngữ mang tính mô tả53 là một ngoại lệ giới hạn của quyền đối với nhãn hiệu; và

(b) có thể quy định các ngoại lệ giới hạn khác,

với điều kiện các ngoại lệ đó có tính đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và các bên thứ ba.

ĐIỀU 12.22

Đình chỉ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký54

1. Mỗi Bên phải quy định rằng một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu trong vòng 5 năm liên tục trước khi có yêu cầu đình chỉ, nhãn hiệu đó không được chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển giao quyền sở hữu đưa vào sử dụng một cách thực sự55 tại lãnh thổ tương ứng cho hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc tiếp tục trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu đình chỉ. Một Bên có thể quy định rằng, trường hợp loại trừ này sẽ không được xem xét nếu việc chuẩn bị để bắt đầu hoặc tiếp tục sử dụng chỉ xảy ra sau khi chủ sở hữu biết được là yêu cầu đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu có thể được nộp.

2. Một Bên có thể quy định rằng nhãn hiệu có thể bị đình chỉ nếu, sau ngày đăng ký, do hậu quả của các hành động hoặc không hành động của chủ sở hữu, nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đã đăng ký.

3. Bất kỳ việc sử dụng nào đối với nhãn hiệu đã đăng ký của chủ sở hữu hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đã đăng ký có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ thì nhãn hiệu đó sẽ có khả năng bị đình chỉ hiệu lực hoặc bị cấm bởi pháp luật quốc gia liên quan.

TIỂU MỤC 3

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

ĐIỀU 12.23

Phạm vi áp dụng

1. Tiểu Mục này áp dụng cho việc công nhận và bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ các Bên.

2. Chỉ dẫn địa lý của một Bên được bảo hộ bởi Bên kia, chỉ được coi là đối tượng của Tiểu Mục này nếu được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý theo hệ thống được đề cập tại Điều 12.24 (Hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dân địa lý) tại lãnh thổ Bên xuất xứ.

ĐIỀU 12.24

Hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1. Mỗi Bên phải duy trì hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm ít nhất những yếu tố sau:

(a) đăng bạ các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại lãnh thổ của Bên đó;

(b) quy trình hành chính xác minh các chỉ dẫn địa lý được đưa vào hoặc duy trì trong đăng bạ được đề cập tại tiểu đoạn 1(a) để xác định một hàng hóa xuất xứ từ một lãnh thổ, vùng hoặc địa phương của một một Bên, khi chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc điểm khác của hàng hóa chủ yếu tạo bởi nguồn gốc địa lý của hàng hóa đó;

(c) một thủ tục phản đối cho phép cân nhắc lợi ích hợp pháp của bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào; và

(d) các thủ tục sửa đổi và loại bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực của các chỉ dẫn địa lý trong đăng bạ nêu tại điểm 1(a), có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên thứ ba và chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký có liên quan56.

2. Mỗi Bên có thể quy định trong pháp luật quốc gia sự bảo hộ cao hơn yêu cầu của Tiểu Mục này, với điều kiện sự bảo hộ đó không trái với sự bảo hộ quy định trong Hiệp định này.

ĐIỀU 12.25

Các chỉ dẫn địa lý được xác lập

1. Sau khi hoàn tất thủ tục phản đối và đã thẩm định các chỉ dẫn địa lý của Liên minh Châu Âu được liệt kê trong Phần A của Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý), Việt Nam công nhận rằng các chỉ dẫn này là chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPS và đã được Liên minh Châu Âu bảo hộ theo hệ thống được đề cập tại Điều 12.24 (Hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý). Việt Nam phải bảo hộ các chỉ dẫn địa lý này theo mức độ bảo hộ được quy định trong Hiệp định này.

2. Sau khi hoàn tất thủ tục phản đối và đã thẩm định các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được liệt kê trong Phần B của Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý), Liên minh Châu Âu công nhận các chỉ dẫn này là chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPS và đã được Việt Nam bảo hộ theo hệ thống được đề cập tại Điều 12.24 (Hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý). Liên minh Châu Âu phải bảo hộ các chỉ dẫn địa lý này theo mức độ bảo hộ được quy định trong Hiệp định này.

ĐIỀU 12.26

Sửa đổi Danh sách chỉ dẫn địa lý

1. Các Bên có thể sửa đổi Danh sách chỉ dẫn địa lý tại Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) theo thủ tục quy định tại tiểu đoạn 3(a) Điều 12.63 (Nhóm công tác về sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý) và với khoản 1 Điều 17.5 (Sửa đổi), cùng với những quy định khác, cụ thể:

(a) xóa bỏ các chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ; hoặc

(b) bổ sung các chỉ dẫn địa lý, sau khi đã hoàn tất thủ tục phản đối và đã thẩm định các chỉ dẫn địa lý như đề cập tại Điều 12.25 (Các chỉ dẫn địa lý được xác lập) với sự đồng ý của cả hai Bên.

2. Một chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm về mặt nguyên tắc sẽ không được bổ sung vào Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) nếu được liệt kê trong đăng bạ của một Bên dưới tình trạng “Đã được đăng ký” vào ngày ký kết hiệp định này.

ĐIỀU 12.27

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1. Mỗi Bên phải quy định các biện pháp pháp lý để bên có lợi ích liên quan ngăn chặn:

(a) việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của Bên kia được liệt kê trong Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) cho bất kỳ sản phẩm nào thuộc nhóm sản phẩm được định nghĩa trong Phụ lục 12-B (Nhóm sản phẩm) và nêu cụ thể trong Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) cho chỉ dẫn địa lý mà:

(i) không bắt nguồn từ nước xuất xứ được nêu tại Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) của chỉ dẫn địa lý đó; hoặc

(ii) bắt nguồn từ nước xuất xứ được nêu tại Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) của chỉ dẫn địa lý đó nhưng không được sản xuất hoặc gia công phù hợp với quy định pháp luật liên quan của Bên kia trong trường hợp sản phẩm là để tiêu dùng tại lãnh thổ Bên đó;

(b) việc sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào trên nhãn mác hoặc phần giới thiệu hàng hóa chỉ rõ hoặc gợi ý rằng hàng hóa đó xuất xứ từ khu vực địa lý không phải là nơi xuất xứ thật sự của hàng hóa theo cách thức lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc hoặc bản chất của hàng hóa; và

(c) bất kỳ hành vi sử dụng nào khác cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 10bis của Công ước Paris.

2. Sự bảo hộ nêu tại tiểu đoạn 1(a) phải được áp dụng cho cả trường hợp đã nêu rõ nguồn gốc thực của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa hoặc sử dụng kèm với những cụm từ như “loại”, “kiểu”, “dạng”, “phỏng theo” hoặc những từ tương tự như vậy.

3. Không ảnh hưởng đến quy định của Điều 23 Hiệp định TRIPS, các Bên sẽ cùng nhau quyết định điều kiện thực tế cho việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý đồng âm để các chỉ dẫn địa lý này có thể phân biệt với nhau, có tính đến s cần thiết phải bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các nhà sản xuất liên quan và người tiêu dùng không bị nhầm lẫn. Một tên gọi đồng âm làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn rằng một sản phẩm đến từ một lãnh thổ khác sẽ không được đăng ký cho dù tên gọi đó chính là tên của một lãnh thổ, khu vực hoặc địa điểm xuất xứ có thật của hàng hóa liên quan.

4. Nếu một Bên, trong đàm phán với một nước thứ ba, đề xuất bảo hộ một chỉ dẫn địa lý của nước thứ ba đó đồng âm với một chỉ dẫn địa lý của Bên kia được bảo hộ theo Tiểu Mục này thì phải thông báo cho Bên kia và dành cho Bên kia cơ hội để góp ý trước khi chỉ dẫn địa lý của nước thứ ba được bảo hộ.

5. Không quy định nào trong Tiểu mục này buộc một Bên phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Bên kia khi chỉ dẫn địa lý đó không được bảo hộ hoặc đã bị chấm dứt bảo hộ tại nước xuất xứ. Mỗi Bên phải thông báo cho Bên kia nếu một chỉ dẫn địa lý bị chấm dứt bảo hộ tại nước xuất xứ. Việc thông báo đó phải được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12.63 (Nhóm công tác về sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý).

6. Một Bên không có nghĩa vụ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho một tên gọi xung đột với tên của giống cây hoặc giống vật nuôi và vì đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thực sự của hàng hóa.

ĐIỀU 12.28

Ngoại lệ

1. Bất kể quy định của Điều 12.27 (Bảo hộ chỉ dẫn địa lý), sự bảo hộ dành cho các chỉ dẫn địa lý “Asiago”, “Fontina” and “Gorgonzola” liệt kê trong Phần A của Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) không ngăn cấm việc sử dụng các chỉ dẫn này trên lãnh thổ Việt Nam của bất kỳ người nào, kể cả những người kế nghiệp, đã sử dụng thực sự trong thương mại một cách lành mạnh những chỉ dẫn đó cho sản phẩm trong nhóm “pho mát” trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Bất kể quy định của Điều 12.27 (Bảo hộ chỉ dẫn địa lý), sự bảo hộ dành cho các chỉ dẫn địa lý “Feta” liệt kê trong Phần A của Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) không ngăn cấm việc sử dụng các chỉ dẫn này trên lãnh thổ Việt Nam của bất kỳ người nào, kể cả những người kế nghiệp, đã sử dụng thực sự trong thương mại một cách lành mạnh những chỉ dẫn đó cho sản phẩm trong nhóm “pho mát” làm từ sữa cừu và sữa dê trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

3. Bất kể quy định của Điều 12.27 (Bảo hộ chỉ dẫn địa lý), trong khoảng thời gian chuyển tiếp 10 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Champagne” liệt kê trong Phần A của Phụ lục 12- A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) không ngăn cấm việc sử dụng chỉ dẫn này, hay bản dịch, phiên tự hoặc phiên âm của chỉ dẫn trên lãnh thổ Việt Nam của bất kỳ người nào, kể cả người kế nghiệp, đã sử dụng thực sự trong thương mại một cách lành mạnh chỉ dẫn này cho sản phẩm trong nhóm “rượu vang”.

4. Một Bên có thể quy định rằng bất kỳ yêu cầu nào theo Tiểu Mục này liên quan đến việc sử dụng hoặc đăng ký một nhãn hiệu phải được thực hiện trong vòng 5 năm sau khi việc sử dụng đối nghịch chỉ dẫn được bảo hộ đã được biết đến rộng rãi ở Bên đó hoặc sau ngày nhãn hiệu được đăng ký ở Bên đó, với điều kiện là nhãn hiệu đã được công bố vào ngày đăng ký, nếu ngày đó sớm hơn ngày mà việc sử dụng đối nghịch chỉ dẫn đó trở nên phổ biến ở Bên đó, với điều kiện là chỉ dẫn địa lý này không được sử dụng hoặc đăng ký với ý đồ xấu.

5. Các quy định của Tiểu Mục này không ảnh hưởng đến quyền của bất kỳ người nào đối với việc sử dụng trong thương mại tên của người đó hoặc tên của người tiền nhiệm người đó trong kinh doanh, trừ trường hợp tên đó được sử dụng theo cách thức lừa dối công chúng.

ĐIỀU 12.29

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Hiệp định này, việc sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý đó không phụ thuộc vào việc đăng ký người sử dụng hoặc nộp thêm bất kỳ khoản phí nào.

ĐIỀU 12.30

Mối quan hệ với nhãn hiệu

1. Nếu một nhãn hiệu đã được nộp đơn hoặc được đăng ký một cách trung thực, hoặc nếu quyền đối với nhãn hiệu đã đạt được thông qua việc sử dụng một cách trung thực tại một Bên trước ngày thích hợp quy định tại khoản 2, thì các biện pháp được thông qua để thi hành Tiểu Mục này tại Bên đó không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc hiệu lực của nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu, với lý do nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với một chỉ dẫn địa lý.

2. Theo mục đích của khoản 1, ngày thích hợp là:

(a) ngày có hiệu lực của Hiệp định này liên quan đến các chỉ dẫn địa lý được đề cập tại Điều 12.25 (Các Chỉ dẫn địa lý được xác lập); hoặc

(b) ngày cơ quan có thẩm quyền của một Bên nhận được hồ sơ đầy đủ về yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý bổ sung của Bên kia như được đề cập tại Điều 12.26 (Sửa đổi Danh sách Chỉ dẫn địa lý).

3. Nhãn hiệu đề cập tại khoản 1 có thể tiếp tục được bảo hộ, sử dụng và gia hạn bất kể việc chỉ dân địa lý được bảo hộ, với điều kiện là không tồn tại cơ sở để đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu trong pháp luật quốc gia về nhãn hiệu của Bên liên quan.

ĐIỀU 12.31

Thực thi sự bảo hộ

1. Mỗi Bên phải quy định thực thi việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hành chính thích hợp, trong phạm vi mà pháp luật quốc gia quy định, để ngăn chặn việc sản xuất, chuẩn bị, đóng gói, ghi nhãn, bán, hoặc nhập khẩu hoặc quảng cáo một loại hàng thực phẩm theo cách thức sai trái, lừa dối hoặc đánh lừa hoặc có khả năng tạo ấn tượng sai lệch về nguồn gốc của hàng hóa đó.

2. Mỗi Bên ít nhất phải thực thi việc bảo hộ quy định tại Điều 12.27 (Bảo hộ chỉ dân địa lý) và 12.30 (Mối quan hệ với nhãn hiệu) theo đề nghị của bên liên quan.

ĐIỀU 12.32

Quy tắc chung

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải tuân thủ bản mô tả sản phẩm, bao gồm các sửa đổi, được cơ quan có thẩm quyền của một Bên tại lãnh thổ mà sản phẩm có xuất xứ phê duyệt.

2. Bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ bản mô tả của sản phẩm đã được được đăng ký phải được giải quyết trong Nhóm công tác về Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Chỉ dẫn địa lý, như đề cập tại Điều 12.63 (Nhóm công tác về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý).

ĐIỀU 12.33

Hợp tác và minh bạch

1. Các Bên phải duy trì liên lạc trực tiếp hoặc thông qua Các nhóm Công tác về Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý, như đề cập tại Điều 12.63 (Nhóm công tác về Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý) về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thi hành và thực hiện Tiểu Mục này. Cụ thể, một Bên có thể yêu cầu Bên kia cung cấp thông tin liên quan đến bản mô tả sản phẩm, bao gồm những sửa đổi, và đầu mối liên lạc phù hợp để kiểm soát hoặc quản lý các chỉ dẫn địa lý.

2. Mỗi Bên có thể công bố bản đầy đủ hoặc tóm tắt của bản mô tả sản phẩm và các đầu mối liên lạc để kiểm soát hoặc quản lý các chỉ dẫn địa lý của Bên kia mà được bảo hộ theo quy định của Tiểu Mục này.

TIỂU MỤC 4

KIỂU GIÁNG CÔNG NGHIỆP

ĐIỀU 12.34

Điều ước quốc tế

Các Bên phải gia nhập Văn kiện Geneva (1999) của Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 2 tháng 7 năm 1999 trong vòng 2 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 12.35

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được đăng ký

1. Các Bên phải dành sự bảo hộ cho các kiểu dáng công nghiệp57 mới hoặc nguyên gốc58. Sự bảo hộ này phải được áp dụng thông qua đăng ký và phải dành độc quyền cho người nắm giữ quyền sở hữu phù hợp với quy định của Tiểu Mục này59.

2. Một kiểu dáng áp dụng cho hoặc chứa đựng trong một sản phẩm là bộ phận của một sản phẩm phức hợp chỉ được xem là mới và nguyên gốc khi:

(a) bộ phận đó, nếu được lắp vào sản phẩm phức hợp, vẫn nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thông thường của sản phẩm phức hợp đó; và

(b) khi chính những đặc điểm nhìn thấy được của bộ phận đó đáp ứng điều kiện về tính mới và nguyên gốc.

3. Thuật ngữ “sử dụng thông thường” đề cập tại đoạn 2(a) nghĩa là sử dụng bởi người sử dụng cuối cùng, không bao gồm việc bảo trì, cung cấp dịch vụ hoặc sửa chữa.

4. Chủ sở hữu kiểu dáng đã được đăng ký có quyền ngăn cấm bên thứ ba không được sự đồng ý của mình ít nhất trong việc sản xuất, chào bán, bán, nhập khẩu, tàng trữ để bán sản phẩm mang hoặc chứa kiểu dáng được bảo hộ nếu các hành vi đó được thực hiện vì mục đích thương mại.

5. Thời hạn bảo hộ sẽ kéo dài ít nhất là 15 năm.

ĐIỀU 12.36

Ngoại lệ và loại trừ

1. Một Bên có thể quy định một số hạn chế các ngoại lệ của việc bảo hộ kiểu dáng với điều kiện các ngoại lệ đó không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến việc khai thác thương mại bình thường của kiểu dáng được bảo hộ và không ảnh hưởng một cách phi lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng được bảo hộ, có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên thứ ba.

2. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không mở rộng cho các kiểu dáng bắt buộc do chức năng hoặc do đặc tính kỹ thuật quy định.

ĐIỀU 12.37

Mối quan hệ với quyền tác giả

Một kiểu dáng phải có khả năng được bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả của một Bên kể từ ngày kiểu dáng được tạo ra hoặc được định hình ở bất kỳ dạng nào. Khả năng được bảo hộ, phạm vi và điều kiện bảo hộ đối với một kiểu dáng công nghiệp được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả đó, bao gồm cả yêu cầu về mức độ nguyên gốc, sẽ do Bên đó xác định.

TIỂU MỤC 5

SÁNG CHẾ

ĐIỀU 12.38

Các điều ước quốc tế

Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình quy định tại Hiệp ước Hợp tác về sáng chế, thông qua tại Oa-sinh-tơn ngày 19 tháng 6 năm 1970, sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979 và sửa đổi lần cuối ngày 3 tháng 10 năm 2001. Các Bên phải đơn giản hóa và xây dựng quy trình đăng ký sáng chế trong đó, ngoài các điều ước quốc tế khác, có tham khảo các quy định của Hiệp ước luật sáng chế thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 01 tháng 6 năm 2000.

ĐIỀU 12.39

Bằng sáng chế và sức khỏe cộng đồng

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng, được thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2001 bởi Hội nghị Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Đô-ha. Khi giải thích và thi hành quyền và nghĩa vụ theo Chương này, các Bên có quyền dựa vào Tuyên bố đó.

2. Các Bên tôn trọng Quyết định của Đại hội đồng WTO vào ngày 30 tháng 8 năm 2003 về Thi hành khoản 6 của Tuyên bố Đô-ha về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe cộng đồng.

ĐIỀU 12.40

Thủ tục cấp phép

1. Các Bên thừa nhận rằng dược phẩm được bảo hộ sáng chế tại lãnh thổ mỗi bên thường phải qua thủ tục hành chính để xin cấp phép trước khi được đưa ra thị trường (sau đây gọi là “thủ tục cấp phép lưu hành thị trường”).

2. Mỗi Bên phải quy định cơ chế đầy đủ và hiệu quả để đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì việc giảm thời hạn bảo hộ hữu hiệu của bằng sáng chế do sự chậm trễ bất hợp lý60 trong việc cấp phép lưu hành thị trường đầu tiên tại lãnh thổ của mình. Việc đền bù đó có thể dưới hình thức gia hạn thời hạn quyền có được từ bảo hộ sáng chế, tương ứng với thời gian vượt quá thời hạn được nêu tại chú thích của đoạn này. Thời gian gia hạn tối đa không quá 2 năm.

3. Thay cho quy định tại khoản 2, một Bên có thể cho phép gia hạn nhưng không quá 5 năm61, thời hạn tồn tại quyền có được từ bảo hộ sáng chế để bù đắp cho chủ sở hữu sáng chế vì việc đã làm giảm thời gian hiệu lực hữu hiệu của bằng sáng chế do thủ tục cấp phép lưu hành thị trường. Hiệu lực của thời gian gia hạn này sẽ phát sinh từ khi kết thúc thời hạn bảo hộ sáng chế theo pháp luật và kéo dài tương ứng với khoảng thời gian kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế đến ngày được cấp phép lưu hành thị trường đầu tiên tại Bên đó, trừ đi 5 năm.

TIỂU MỤC 6

BẢO HỘ THÔNG TIN BÍ MẬT

ĐIỀU 12.41

Bảo hộ thông tin bí mật

1. Nhằm thi hành Điều 39 của Hiệp định TRIPS và để bảo đảm sự bảo hộ hiệu quả trước sự cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 10bis Công ước Paris, mỗi Bên phải bảo hộ thông tin và dữ liệu bí mật được nộp cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ phù hợp với Điều này.

2. Nếu một Bên yêu cầu, như là điều kiện lưu hành thị trường đối với dược phẩm hoặc nông hóa phẩm, là phải nộp dữ liệu thử nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác, mà việc tạo ra dữ liệu đó đòi hỏi nỗ lực đáng kể, như là điều kiện lưu hành thị trường đối với dược phẩm hoặc nông hóa phẩm, thì Bên đó phải bảo hộ dữ liệu đó trước việc sử dụng không lành mạnh trong thương mại. Thêm vào đó, mỗi Bên phải bảo vệ để chống lại việc tiết lộ các dữ liệu đó, trừ trường hợp cần thiết để bảo hộ công chúng.

3. Mỗi Bên phải quy định rằng đối với các dữ liệu đề cập tại khoản 2 được nộp cho một Bên sau ngày Hiệp định này có hiệu lực, không người nộp đơn xin cấp phép lưu hành thị trường nào khác có thể, khi không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu, dựa vào dữ liệu đó để hỗ trợ cho đơn xin cấp phép lưu hành sản phẩm trong một khoảng thời gian hợp lý, thông thường là không ít hơn 5 năm kể từ ngày Bên đó cấp phép lưu hành sản phẩm cho người tạo ra dữ liệu thử nghiệm để xin cấp phép lưu hành sản phẩm của người đó.

TIỂU MỤC 7

QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

ĐIỀU 12.42

Quyền đối với giống cây trồng

Các Bên phải bảo hộ quyền đối với giống cây trồng phù hợp với Công ước quốc tế về bảo hộ ging cây trồng mới, thông qua tại Pa-ri ngày 02 tháng 12 năm 1961, sửa đổi lần cuối tại Giơ-ne-vơ ngày 19 tháng 3 năm 1991, bao gồm các ngoại lệ đối với người nhân giống như được đề cập tại Điều 15 của Công ước đó, và hợp tác để thúc đẩy và thi hành các quyền này.

MỤC C. THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TIU MỤC 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC THI

ĐIỀU 12.43

Nghĩa vụ chung

1. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định TRIPS, đặc biệt là Phần III của Hiệp định này. Mỗi Bên phải quy định các biện pháp, thủ tục và chế tài bổ sung cần thiết theo Mục này để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ62. Các biện pháp, thủ tục và chế tài đó phải hợp lý và công bằng, và không được tốn kém hoặc phức tạp một cách không cần thiết, hoặc đòi hỏi thời hạn bất hợp lý hoặc có những trì hoãn không có cơ sở.

2. Các biện pháp, thủ tục và chế tài đề cập tại khoản 1 phải hữu hiệu và cân xứng và phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các rào cản đối với thương mại hợp pháp và nhằm tạo ra các biện pháp an toàn chống lại việc lạm dụng.

ĐIỀU 12.44

Người có quyền nộp đơn

Mỗi Bên thừa nhận người có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp, thủ tục và chế tài được đề cập tại mục này và tại Phần III của Hiệp định TRIPS là:

(a) chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của pháp luật được áp dụng;

(b) tất cả những người được phép sử dụng những quyền sở hữu trí tuệ đó, cụ thể là người được chuyển giao quyền sử dụng, trong phạm vi được cho phép bởi và phù hợp với các quy định của pháp luật được áp dụng;

(c) tổ chức quản lý tập thể quyền sở hữu trí tuệ thông thường được thừa nhận là có quyền đại diện cho người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, trong phạm vi được cho phép bởi và phù hợp với quy định của luật được áp dụng; và

(d) tổ chức nghề nghiệp thông thường được thừa nhận là có quyền đại diện cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, trong phạm vi được cho phép bởi và phù hợp với quy định của pháp luật được áp dụng.

TIỂU MỤC 2

THỰC THI DÂN SỰ

ĐIỀU 12.45

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Theo yêu cầu của một bên đã đưa ra được bằng chứng sẵn có hợp lý hỗ trợ cho tuyên bố rằng quyền sở hữu trí tuệ của mình đã bị xâm phạm hoặc sẽ bị xâm phạm, mỗi Bên phải bảo đảm rằng cơ quan tư pháp có thẩm quyền của Bên mình có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhanh chóng và hiệu quả để:

(a) ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, và cụ thể là, để ngăn chặn việc đưa vào và lưu thông hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu ngay sau khi được phép thông quan, trong kênh thương mại trên lãnh thổ nước mình:

(i) lệnh khẩn cấp tạm thời có thể được ban hành đối với một bên mà dịch vụ do bên này cung cấp có thể bị bên thứ ba dùng để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bên cung cấp dịch vụ đó thuộc thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp; và

(ii) trong trường hợp hành vi bị nghi ngờ là xâm phạm được thực hiện trên quy mô thương mại, các Bên phải bảo đảm rằng, nếu người nộp đơn đề cập ở Điều 12.44 (Người có quyền nộp đơn) chứng minh được các tình huống có thể nguy hại đến việc khắc phục thiệt hại, cơ quan tư pháp có thể yêu cầu bắt giữ hoặc phong tỏa động sản và bất động sản của người bị nghi ngờ có hành vi xâm phạm để phòng ngừa, bao gồm phong tỏa tài khoản ngân hàng và các tài sản khác;

(b) để bảo vệ chứng cứ liên quan đến các hành vi bị nghi ngờ xâm phạm, có tính đến việc bảo vệ thông tin bí mật, có thể bao gồm bản mô tả chi tiết, có hoặc không lấy mẫu, hoặc thu giữ thực sự hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm, và, trong trường hợp thích hợp, nguyên liệu và máy móc sử dụng để sản xuất hoặc phân phối những hàng hóa này, cũng như các tài liệu liên quan.

2. Nếu thích hợp, đặc biệt khi bất kỳ sự trì hoãn nào cũng có thể gây ra thiệt hại không thể bù đắp được đối với chủ thể quyền hoặc nếu có nguy cơ rõ ràng về việc chứng cứ có thể bị tiêu hủy, cơ quan tư pháp phải có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như quy định tại khoản 1 mà không cần thông báo cho bên kia.

3. Các quy định của Điều này không ảnh hưởng đến Điều 50 của Hiệp định TRIPS.

ĐIỀU 12.46

Chứng cứ

1. Các Bên phải bảo đảm rằng, đối với những đơn mà một bên đã đưa ra đầy đủ bằng chứng hợp lý sẵn có để hỗ trợ cho yêu cầu của mình, và khi chứng minh các yêu cầu đó đã chỉ ra cụ thể bằng chứng đang do bên bị đơn kiểm soát thì cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể yêu cầu bên bị đơn phải nộp bằng chứng đó, với điều kiện thông tin bí mật phải được bảo vệ. Vì mục đích của khoản này, một Bên có thể quy định rằng một mẫu hợp lý của một lượng đáng kể số bản sao của tác phẩm hoặc của đối tượng được bảo hộ phải được cơ quan tư pháp có thẩm quyền xem là bằng chứng hợp lý.

2. Trong trường hợp hành vi xâm phạm ở quy mô thương mại, mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể yêu cầu, nếu thích hợp, theo yêu cầu của một bên, tài liệu giao dịch ngân hàng, tài chính hoặc thương mại thuộc kiểm soát của bên kia, với điều kiện thông tin bí mật được bảo vệ.

ĐIỀU 12.47

Quyền thông tin

1. Không ảnh hưởng đến luật pháp quốc gia về bảo vệ thông tin bí mật hoặc xử lý thông tin cá nhân, mỗi Bên phải đảm bảo rằng, trong thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và để đáp lại yêu cầu hợp lý và cân bằng của nguyên đơn, cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể yêu cầu người xâm phạm, người bị nghi ngờ xâm phạm, hoặc bất kỳ người nào khác, phải cung cấp thông tin mà người đó đang nắm giữ hoặc kiểm soát, như được quy định trong pháp luật quốc gia.

Với mục đích của khoản này, thuật ngữ “bất kỳ người nào khác” có thể bao gồm những người người mà:

(a) bị phát hiện là đang nắm giữ hàng hóa xâm phạm ở quy mô thương mại;

(b) bị phát hiện đang sử dụng dịch vụ xâm phạm ở quy mô thương mại;

(c) bị phát hiện đang cung cấp dịch vụ được sử dụng trong các hoạt động xâm phạm quyền ở quy mô thương mại; hoặc

(d) bị người được đề cập tại các khoản này chỉ ra là có liên quan đến việc chế tạo, sản xuất, hoặc phân phối hàng hóa xâm phạm quyền hoặc cung cấp dịch vụ xâm phạm quyền.

2. Thông tin được đề cập ở khoản 1 có thể bao gồm thông tin liên quan đến bất kỳ người nào tham gia vào việc xâm phạm hoặc nghi ngờ xâm phạm ở quy mô thương mại và liên quan đến phương tiện sản xuất và hệ thống phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ xâm phạm quyền.

ĐIỀU 12.48

Các chế tài khác

1. Các Bên phải bảo đảm rằng, theo yêu cầu của nguyên đơn và không ảnh hưởng đến các khoản bồi thường thiệt hại cho thể quyền do hành vi xâm phạm, và không phải đền bù dưới bất kỳ hình thức nào, theo cách thức giảm thiểu nguy cơ tái xâm phạm, cơ quan tư pháp có thẩm quyền có quyền yêu cu:

(a) triệu hồi từ kênh thương mại;63

(b) vứt bỏ/thanh lý ngoài kênh thương mại; hoặc

(c) tiêu hủy,

hàng hóa mà các cơ quan này cho là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cơ quan tư pháp có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu tiêu hủy nguyên liệu và thiết bị chủ yếu được sử dụng để tạo ra hoặc sản xuất hàng hóa xâm phạm, hoặc vứt bỏ/thanh lý chứng ngoài kênh thương mại theo cách thức giảm thiểu nguy cơ tái xâm phạm.

2. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền có quyền yêu cầu các chế tài đề cập tại khoản 1, ít nhất là tiêu hủy, bao gồm cả loại bỏ khỏi kênh thương mại để tiêu hủy, được thực hiện trên cơ sở chi phí do người xâm phạm chịu, trừ khi có những lý do cụ thể được viện dẫn để không làm như vậy.

ĐIỀU 12.49

Lệnh của tòa án

Mỗi Bên phải bảo đảm rằng, nếu phán quyết xác định có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể ban hành một lệnh của tòa án đối với người xâm phạm, và nếu thích hợp, bên cung cấp dịch vụ cho người xâm phạm mà cơ quan tư pháp có thẩm quyền có quyền xét xử, nhằm ngăn chặn việc tiếp tục xâm phạm.

ĐIỀU 12.50

Các biện pháp thay thế

Một Bên có thể quy định rằng, trong trường hợp thích đáng và theo yêu cầu của người có thể là đối tượng của các biện pháp theo quy định của Điều 12.48 (Các chế tài khác) và Điều 12.49 (Lệnh của tòa án), cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể yêu cầu đền bù bằng tiền cho bên bị thiệt hại thay vì áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 12.48 (Các chế tài khác) và Điều 12.49 (Lệnh của tòa án), nếu người đó hành động không cố ý và do sơ xuất, nếu việc thực hiện các biện pháp trên sẽ gây thiệt hại không tương xứng cho người đó và nếu khoản bồi thường bằng tiền cho bên bị thiệt hại là thỏa đáng.

ĐIỀU 12.51

Bồi thường thiệt hại

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng cơ quan tư pháp có thẩm quyền yêu cầu người xâm phạm, nếu người đó biết và có cơ sở hợp lý để biết rằng đang thực hiện hành vi xâm phạm, phải đền bù thiệt hại cho chủ thể quyền vì những thiệt hại thực tế mà chủ thể quyền đó phải chịu do hành vi xâm phạm bản quyền.

Khi xác định số lượng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan tư pháp phải có thẩm quyền:

(a) tính tới mọi khía cạnh phù hợp, ví dụ hậu quả tiêu cực về kinh tế, bao gồm sự suy giảm lợi nhuận, mà bên bị thiệt hại phải chịu, bất kỳ lợi nhuận không chính đáng nào mà bên xâm phạm có được64, và trong trường hợp phù hợp, các yếu tố phi kinh tế khác65; và

(b) trong trường hợp thích hợp, ấn định khoản bồi thường cố định trên cơ sở các yếu tố như, ít nhất là phí bản quyền hoặc các mức phí hợp lý lẽ ra người bị xâm phạm được hưởng nếu người xâm phạm trước đó đã yêu cầu cho phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ liên quan.

2. Nếu người xâm phạm không biết hoặc có cơ sở hợp lý để không biết việc dính líu đến hành vi xâm phạm, một Bên có thể quy định rằng cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể yêu cầu, nhằm hỗ trợ cho bên bị thiệt hại, một khoản bù đắp lợi nhuận hoặc khoản bồi thường thiệt hại theo mức ấn định.

ĐIỀU 12.52

Chi phí pháp lý

Mỗi Bên phải quy định rằng cơ quan tư pháp có thẩm quyền, theo nguyên tắc chung và nếu thích hợp, có quyền yêu cầu bên thua kiện phải trả cho bên thắng kiện các chi phí tòa án và phí thuê luật sư hợp lý, hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật trong nước của Bên đó.

ĐIỀU 12.53

Công bố phán quyết của tòa án

Cơ quan tư pháp có thẩm quyền có quyền yêu cầu, theo pháp luật và chính sách quốc gia, công bố hoặc phổ biến tới công chúng các thông tin thích hợp liên quan đến phán quyết cuối cùng, bằng chi phí của người xâm phạm.

ĐIỀU 12.54

Giả định về tác giả hoặc chủ sở hữu quyền

Các Bên ghi nhận rằng, nhằm mục đích áp dụng các biện pháp, thủ tục và chế tài quy định tại Chương này, khi tên tác giả của tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật, và khi tên các chủ thể quyền của các đối tượng được bảo hộ khác xuất hiện trên tác phẩm hoặc đối tượng được bảo hộ theo cách thông thường thì họ được coi là tác giả hoặc chủ thể quyền, trừ trường hợp có bằng chứng ngược lại, và do đó có thể thực hiện các thủ tục tố tụng chống lại hành vi xâm phạm bản quyền.

TIỂU MỤC 3

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN

ĐIỀU 12.55

Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian

1. Mỗi Bên phải, phù hợp với Điều này, quy định giới hạn hoặc miễn trừ trong pháp luật quốc gia liên quan đến trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đôi với việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan xảy ra trên mạng vin thông66 liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

2. Giới hạn và miễn trừ được đề cập tại khoản 1 ít nhất phải bao gồm những hoạt động sau:

(a) truyền dẫn trong mạng viễn thông các thông tin do người sử dụng dịch vụ cung cấp, hoặc cung cấp truy cập mạng viễn thông ("chỉ truyền dẫn");

(b) truyền dẫn trong mạng viễn thông thông tin do người sử dụng dịch vụ cung cấp liên quan đến việc lưu trữ tự động, trung gian và tạm thời các thông tin, được thực hiện chỉ nhằm mục đích làm cho việc truyền tải thông tin hiệu quả hom đến người sử dụng dịch vụ khác theo yêu cầu của họ ("lưu trữ tạm thời"), với điều kiện là nhà cung cấp phải:

(i) không thay đổi thông tin trừ khi vì lý do kỹ thuật;

(ii) tuân thủ các điều kiện về tiếp cận thông tin;

(iii) tuân thủ các quy định liên quan đến cập nhật thông tin, được quy định cụ thế theo cách thức được ngành công nghiệp công nhận và sử dụng rộng rãi;

(iv) không được can thiệp để có được dữ liệu về việc sử dụng thông tin bằng việc sử dụng hợp pháp công nghệ đã được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi;

(v) gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập thông tin đã được lưu trữ khi biết rằng67 thực tế là thông tin tại nguồn truyền dẫn đã được gỡ bỏ khỏi mạng hoặc truy cập đã bị chặn;

(c) việc lưu trữ thông tin do người sử dụng dịch vụ cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ ("cho thuê chỗ lưu trữ") với điều kiện là nhà cung cấp:

(i) không biết về thông tin bất hợp pháp; và

(ii) khi biết được68 thông tin đó, hành động nhanh chóng để gỡ bỏ hoặc ngăn chặn các truy cập tới thông tin đó.

3. Mỗi Bên có thể quy định trong pháp luật quốc gia các trường hợp, trong đó nhà cung cấp dịch vụ trung gian không đáp ứng các điều kiện về giới hạn hoặc miễn trừ nêu tại khoản 2.

4. Các điều kiện để nhà cung cấp dịch vụ trung gian được áp dụng các giới hạn và miễn trừ tại khoản 2 không thể bao gồm nhà cung cấp dịch vụ trung gian quản lý dịch vụ của mình, hoặc tìm kiếm các bằng chứng chỉ ra hành vi xâm phạm.

5. Mỗi Bên có thể quy định thủ tục thông báo về việc xâm phạm cũng như thông báo phản hồi hiệu quả.

6. Điều này không ảnh hưởng đến khả năng tòa án hoặc cơ quan hành chính, phù hợp với hệ thống pháp luật mỗi Bên, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ trung gian chấm dứt hoặc ngăn chặn hành vi xâm phạm.

TIỂU MỤC 4

KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI

ĐIỀU 12.56

Phù hợp với GATT 1994 và Hiệp định TRIPS

Khi thi hành các biện pháp tại biên giới nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ do hải quan thực hiện theo quy định của Tiểu Mục này, các Bên phải bảo đảm sự phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định TRIPS, cụ thể là Điều V của Hiệp định GATT 1994, và Điều 41 và Mục 4 của Phần III Hiệp định TRIPS.

ĐIỀU 12.57

Định nghĩa

Vì mục đích của Tiểu mục này:

(a) “hàng hóa giả mạo” là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý;

(b) “hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý” là hàng hóa, bao gồm cả bao gói, có chứa một cách bất hợp pháp chỉ dẫn địa lý trùng với chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký hợp lệ cho hàng hóa cùng loại, hoặc không thể phân biệt yếu tố chính của chỉ dẫn địa lý đó với chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký, và việc nhập khẩu hàng hóa sẽ xâm phạm hoặc xuất khẩu hàng hóa sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý liên quan theo pháp luật của Bên nơi hàng hóa bị phát hiện;

(c) “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” là hàng hóa, bao gồm cả bao gói, có chứa một cách bất hợp pháp nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ cho hàng hóa đó, hoặc không thể phân biệt các yếu tố chính của nhãn hiệu đó với nhãn hiệu đã được đăng ký, và việc nhập khẩu hàng hóa sẽ xâm phạm hoặc xuất khẩu hàng hóa sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu liên quan theo quy định của pháp luật của Bên nơi hàng hóa bị phát hiện;

(d) “hàng hóa xuất khẩu” là hàng hóa được mang từ lãnh thổ một Bên đến địa điểm bên ngoài lãnh thổ đó, trong khi hàng hóa vẫn trong phạm vi kiểm soát của hải quan;

(e) “hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” là hàng hóa giả mạo và sao chép lậu quyền tác giả mà việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa đó, theo luật của Bên nơi hàng hóa bị phát hiện, là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

(f) “hàng hóa nhập khẩu” là hàng hóa được mang vào lãnh thổ một Bên từ một địa điểm bên ngoài lãnh thổ đó, khi hàng hóa vẫn trong phạm vi kiểm soát của hải quan; và

(g) “hàng sao chép lậu quyền tác giả” là bất kỳ hàng hóa nào được sao chép mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền hoặc người được chủ thể quyền cho phép ở nước sao chép và được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp từ tác phẩm mà việc tạo ra bản sao, cũng như nhập khẩu hoặc xuất khẩu sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo quy định của pháp luật của Bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu tương ứng.

ĐIỀU 12.58

Phạm vi của các biện pháp kiểm soát biên giới

1. Liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, mỗi Bên phải ban hành hoặc duy trì các thủ tục cho phép chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Cơ quan hải quan phải, phù hợp với thủ tục quốc gia, dừng thông quan hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

ĐIỀU 12.59

Hành động chủ động của cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan phải, trên cơ sở các kỹ thuật phân tích rủi ro, chủ động trong việc phát hiện và xác định các chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan này phải hợp tác với chủ thể quyn, bao gm việc cho phép cung cấp thông tin đ phân tích rủi ro.

ĐIỀU 12.60

Hợp tác cụ thể trong lĩnh vực các biện pháp tại biên giới

1. Không ảnh hưởng đến tiểu đoạn 2(a) Điều 4.2 (Hợp tác hải quan và hỗ trợ hành chính lẫn nhau), các Bên phải, nếu thích hợp, thúc đẩy hợp tác và trao đổi thông tin và các thông lệ tốt nhất giữa các cơ quan hải quan nhằm kiểm soát biên giới một cách có hiệu quả để thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là để thi hành hiệu quả Điều 69 của Hiệp định TRIPS.

2. Liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ do cơ quan hải quan thực hiện, các cơ quan hải quan của mỗi Bên phải hỗ trợ hành chính lẫn nhau phù hợp với Nghị định thư 2 (về Hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan).

3. Không ảnh hưởng đến Điều 17.1 (Ủy ban Thương mại), Ủy ban Hải quan nêu tại Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách) phải có trách nhiệm bảo đảm thực hiện chức năng cũng như thi hành một cách đúng đắn Điều này. Ủy ban Hải quan sẽ xác định các ưu tiên và quy định các thủ tục thỏa đáng trong việc hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền.

TIỂU MỤC 5

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC THI

ĐIỀU 12.61

Bộ quy tắc ứng xử

Các Bên khuyến khích:

(a) việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử do các hiệp hội hoặc tổ chức nghề nghiệp hoặc thương mại thực hiện nhằm đóng góp vào việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ; và.

(b) việc nộp cho cơ quan có thẩm quyền của các Bên dự thảo bộ quy tắc ứng xử và bất kỳ đánh giá nào về việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử này.

MỤC D. HỢP TÁC VÀ CÁC QUY ĐỊNH THỂ CHẾ

ĐIỀU 12.62

Hợp tác

1. Các Bên đồng ý hợp tác với mục đích hỗ trợ thi hành Chương này.

2. Tùy thuộc vào Chương 16 (Hợp tác và nâng cao năng lực), các lĩnh vực hợp tác bao gồm, nhưng không giới hạn ở các hoạt động sau:

(a) trao đổi thông tin về khung pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan đến bảo hộ và thực thi cũng như trao đổi kinh nghiệm giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam về sụ phát triển của pháp luật;

(b) trao đổi kinh nghiệm và thông tin về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Liên minh Châu Âu và Việt Nam;

(c) trao đổi kinh nghiệm giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam về thực thi ở cấp trung ương và địa phương bởi hải quan, công an, cơ quan hành chính và tư pháp cũng như sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu hàng hóa giả mạo, bao gồm cả với nước khác;

(d) nâng cao năng lực, trao đổi và đào tạo nhân sự;

(e) thúc đẩy và phổ biến thông tin về quyền sở hữu trí tuệ trong, các cộng đồng kinh doanh, tổ chức nghề nghiệp xã hội, tổ chức xã hội, cũng như tăng cường nhận thức của người tiêu dùng và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, bên cạnh các lĩnh vực khác;

(f) tăng cường hợp tác liên chính phủ giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ bên cạnh các cơ quan khác; và

(g) chủ động tăng cường nhận thức và giáo dục công chúng nói chung về chính sách sở hữu trí tuệ bằng việc xây dựng các chiến lược hiệu quả để xác định các đối tượng chủ yếu và xây dựng chương trình truyền thông để tăng cường nhận thức của người tiêu dùng và báo chí về tác động của việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm nguy cơ đối với sức khỏe và sự an toàn và mối liên hệ với tội phạm có tổ chức.

3. Không ảnh hưởng đến khoản 1 và 2, các Bên, nếu cần, đồng ý giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ của Chương này và cả các vấn đề liên quan khác trong Nhóm công tác về sở hữu trí tuệ, bao gồm cả chỉ dẫn địa lý được thành lập theo Điều 17.3 (Các nhóm công tác).

ĐIỀU 12.63

Các nhóm công tác về sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý

1. Các nhóm công tác về sở hữu trí tuệ, bao gồm Chỉ dẫn địa lý được thành lập theo Điều 17.3 (Các nhóm công tác), gồm đại diện của các Bên nhằm mục đích theo dõi việc thi hành Chương này và tăng cường sự hợp tác và đối thoại về sở hữu trí tuệ, bao gồm cả chỉ dẫn địa lý.

2. Các nhóm công tác về sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý có thể xem xét bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc thi hành và triển khai Chương này. Đặc biệt là, Nhóm sẽ chịu trách nhiệm:

(a) chuẩn bị kiến nghị cho các Bên để sửa đổi Phụ lục 12-A (Danh sách Chỉ dẫn địa lý) liên quan đến các chỉ dẫn địa lý phù hợp với Điều 12.26 (Sửa đổi danh sách chỉ dẫn địa lý);

(b) trao đổi thông tin về sự phát triển về pháp luật và chính sách về chỉ dẫn địa lý và các vấn đề cùng quan tâm khác trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý; và

(c) trao đổi thông tin về chỉ dẫn địa lý nhằm xem xét việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý này phù hợp với Tiểu Mục 3 (Chỉ dẫn địa lý) của Mục B (Tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ) của Chương này.

CHƯƠNG 13

THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BN VỮNG

ĐIỀU 13.1

Mục tiêu

1. Mục tiêu của Chương này là thúc đẩy phát triển bền vững, ghi nhận thông qua việc thúc đẩy sự đóng góp của các lĩnh vực liên quan đến thương mại và đầu tư lên các vấn đề lao động và môi trường.

2. Hai Bên nhắc lại Chương trình Nghị sự 21 về Môi trường và phát triển năm 1992, Kế hoạch Johannesburg về Thực hiện phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002, Tuyên bố bộ trưởng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc về Việc làm đầy đủ và việc làm bền vững năm 2006, Chương trình nghị sự về Việc làm bền vững của. Tổ chức Lao động Quốc tế (sau đây gọi tắt là “ILO”), Tài liệu về kết quả của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2012 mang tên Tương lai chúng ta mong muốn, và Kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2015 mang tựa đề Thay đi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự năm 2030 về Phát triển bền vững. Các bên khẳng định cam kết của mình để thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế theo hướng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Mục tiêu của phát triển bền vững sẽ được lồng ghép vào trong các mối quan hệ thương mại song phương của các Bên.

3. Hai Bên khẳng định cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là phụ thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau.

4. Hai Bên nhấn mạnh những lợi ích của hp tác về các vấn đề lao động69 và môi trường liên quan tới thương mại là một phần của chiến lược toàn cầu về thương mại và phát triển bền vững.

5. Chương này hình thành một hướng hợp tác dựa trên các giá trị và lợi ích chung, có tính đến sự khác biệt về mức độ phát triển của hai Bên.

ĐIỀU 13.2

Quyền điều chỉnh và mức độ bảo vệ

1. Hai Bên công nhận các quyền tương ứng:

(a) quyết định mục tiêu, chiến lược, chính sách và ưu tiên phát triển bền vững của mình;

(b) thiết lập mức độ bảo hộ trong nước phù hợp đối với lĩnh vực môi trường và xã hội; và

(c) thông qua hoặc sửa đổi luật pháp và chính sách liên quan phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, và những hiệp định nêu tại Điều 13.4 (Các tiêu chuẩn và hiệp định lao động đa phương) và Điều 13.5 (Các hiệp định môi trường đa phương) mà Bên đó là thành viên.

2. Mỗi Bên sẽ nỗ lực đảm bảo luật pháp và chính sách của mình quy định và khuyến khích mức độ bảo hộ cao đối với các lĩnh vực môi trường và xã hội và sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện các quy định luật pháp và chính sách đó.

ĐIỀU 13.3

Duy trì mức độ bảo vệ

1. Hai Bên nhấn mạnh rằng việc làm suy yếu mức độ bảo vệ môi trường và lao động gây bất lợi cho mục tiêu của Chương này và việc khuyến khích thương mại và đầu tư thông qua việc làm suy yếu mức độ bảo vệ luật pháp môi trường và lao động trong nước là không phù hợp.

2. Một Bên không được phép hoặc cho phép việc giảm nhẹ hiệu lực pháp lý hoặc miễn trừ các quyết định luật pháp về môi trường và lao động theo cách làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.

3. Một Bên sẽ không được phép, thông qua một chuỗi các hành động có tính kéo dài hoặc tái diễn, chối bỏ thực thi hiệu quả luật pháp môi trường và lao động như là một biện pháp khuyến khích thương mại và đầu tư.

4. Một Bên không được áp dụng luật pháp môi trường và lao động theo cách thức gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc được sử dụng như một phương thức hạn chế thương mại trá hình.

ĐIỀU 13.4

Các Tiêu chuẩn và Thỏa thuận Đa phương về Lao động

1. Hai Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt là để đáp ứng toàn cầu hóa. Hai Bên tái khẳng định cam kết của mình trong việc thúc đẩy phát triển thương mại song phương một cách có lợi cho việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, bao gồm với phụ nữ và thanh niên. Theo đó, hai Bên phải tham vấn và hợp tác khi thích hợp về các vấn đề lao động liên quan tới thương mại mà hai Bên cùng quan tâm.

2. Mỗi Bên tái khẳng định cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ theo ILO và Tuyên b ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc và những hành động tiếp theo, được thông qua bởi Hội nghị Lao động Quốc tế tại kỳ họp lần thứ 86 năm 1998; sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc, cụ thể là:

(a) tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể;

(b) chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc;

(c) loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; và

(d) chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

3. Mỗi Bên sẽ:

(a) tiếp tục và duy trì các nỗ lực nhằm phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO;

(b) xem xét việc thông qua các công ước khác được ILO phân loại là phù hợp với thời điểm hiện tại, có tính đến các điều kiện trong nước;

(c) trao đổi thông tin với Bên kia về việc phê chuẩn nêu tại điểm (a) và (b).

4. Mỗi Bên tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp và quy định trong nước và các Công ước của ILO đã được Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu Âu phê chuẩn.

5. Hai Bên công nhận rằng việc vi phạm các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc không thể được viện dẫn hoặc sử dụng theo cách khác như là một lợi thế so sánh hợp pháp và các tiêu chuẩn lao động không nên được sử dụng cho mục đích bảo hộ thương mại.

ĐIỀU 13.5

Các Hiệp định Môi trường Đa phương

1. Các Bên thừa nhận giá trị của các hiệp định và quản trị môi trường đa phương là phản hồi của cộng đồng quốc tế đối với các thách thức về môi trường, và nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường sự tương trợ giữa thương mại và môi trường. Các Bên phải tham vấn và hợp tác khi thích hợp trong các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại mà hai Bên cùng quan tâm.

2. Mỗi Bên tái khẳng định cam kết thực thi một cách hiệu quả pháp luật và thực tiễn trong nước, các hiệp định môi trường đa phương mà Bên mình là thành viên.

3. Các Bên phải trao đổi thông tin và kinh nghiệm về hiện trạng và tiến độ liên quan đến việc phê chuẩn hoặc các sửa đổi của các hiệp định môi trường đa phương tại Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững và các dịp khác nếu cần thiết.

4. Hiệp định này không ngăn cản một Bên thông qua hoặc duy trì các biện pháp nhằm thực hiện các hiệp định môi trường đa phương mà Bên mình tham gia, với điều kiện các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc được sử dụng như một phương thức hạn chế thương mại trá hình.

ĐIỀU 13.6

Biến đổi khí hậu

1. Để giải quyết các mối đe dọa cấp bách của biến đổi khí hậu, các Bên tái khẳng định cam kết nhằm đạt được mục đích cuối cùng của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992 (sau đây gọi là “UNFCCC”) và thực thi hiệu quả Công ước UNFCCC, Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước UNFCCC, được sửa đổi lần cuối vào ngày 8 tháng 12 năm 2012 (sau đây gọi là “Nghị định thư Kyoto”), và Hiệp định Paris, được thực hiện vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. Các Bên sẽ hợp tác về việc thực thi Công ước UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và Hiệp định Paris. Các Bên phải, khi phù hợp, hợp tác và thúc đẩy sự đóng góp tích cực của Chương này nhằm nâng cao năng lực của các Bên trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế khí thải nhà kính thấp và thích ứng khí hậu, phù hợp với Hiệp định Paris.

2. Trong khuôn khổ Công ước UNFCCC, các Bên thừa nhận vai trò của chính sách trong nước trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Theo đó, các Bên phải tham vấn và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các lĩnh vực ưu tiên hoặc lĩnh vực hai Bên cùng quan tâm, bao gồm:

(a) các bài học và thông lệ tốt nhất trong việc xây dựng, thực thi và vận hành các cơ chế định giá các-bon;

(b) thúc đẩy thị trường các-bon trong nước và quốc tế, bao gồm qua các cơ chế như Chương trình mua bán khí thải và Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng; và

(c) tăng cường tiết kiệm năng lượng, công nghệ khí thải thấp và năng lượng tái tạo.

ĐIỀU 13.7

Đa dạng sinh học

1. Các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo bảo tồn và sử dụng bên vững đa dạng sinh học theo Công ước vê Đa dạng sinh học năm 1992 (sau đây gọi là “CBD”) và Kế hoạch chiến lược về Đa dạng sinh học 2011-2020 và Mục tiêu Đa dạng sinh học Aichi, thông qua tại phiên họp lần thứ 10 Hội nghị các bên tại Na-gôi-a vào ngày 18 đến 29 tháng 10 năm 2010, Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa, được sửa đổi lần cuối tại Ga-bô-rôn vào năm 1983 (sau đây gọi là “CITES”) và các văn kiện quốc tế liên quan khác mà mình là thành viên, cũng như các quyết định thông qua sau đó.

2. Các Bên thừa nhận, phù hợp với Điều 15 của Công ước CBD, chủ quyền tài nguyên của các quốc gia và quyền quyết định việc được phép tiếp cận nguồn gen là của Chính phủ mỗi Bên và tùy thuộc vào pháp luật trong nước. Các Bên sẽ nỗ lực tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn gen với mục đích đúng đắn và sẽ không áp dụng các hạn chế đi ngược lại với mục tiêu của Công ước CBD. Các Bên thừa nhận rằng việc tiếp cận nguồn gen phải có sự đồng ý được thông báo trước của Bên cung cấp, trừ khi Bên đó quy định khác.

3. Nhằm mục đích trên, mỗi Bên sẽ:

(a) khuyến khích thương mại hàng hóa mang lại lợi ích cho việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, phù hợp với quy định luật pháp trong nước;

(b) thúc đẩy và khuyến khích việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có việc tiếp cận nguồn gen và sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng;

(c) trao đổi thông tin với Bên kia về các chiến lược, sáng kiến, chính sách, chương trình, kế hoạch hành động và chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng nhằm ngăn chặn sự biến mất đa dạng sinh học và giảm áp lực về đa dạng sinh học trong bối cảnh thương mại, và nếu có thể hợp tác nhằm tối ưu hóa tác động và đảm bảo sự tuân thủ các chính sách đó;

(d) thông qua và thực thi các biện pháp hiệu quả, phù hợp với các cam kết của các hiệp ước quốc tế mà Bên đó tham gia, hướng tới giảm thiểu việc buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã, ví dụ như các chiến dịch nâng cao nhận thức và các biện pháp giám sát và áp đặt;

(e) thúc đẩy hợp tác với Bên kia, khi thích hợp, trong việc đề xuất các loại động thực vật mới để đưa vào Tiểu phụ lục I và II của Công ước CITES; và

(f) hợp tác với Bên kia ở cấp khu vực và toàn cầu, khi thích hợp, với mục đích thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái tự nhiên và nông nghiệp, bao gồm các loài có nguy cơ tuyệt chủng, môi trường sống của chúng và đặc biệt là các khu đa dạng sinh học tự nhiên đang được bảo vệ; việc phục hồi các hệ sinh thái; việc loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật, bao gồm các hệ sinh thái; việc tiếp cận các nguồn gen và sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chứng.

ĐIỀU 13.8

Quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sản

1. Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng sẽ mang lại lợi ích cho các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội.

2. Nhằm mục đích trên, mỗi Bên sẽ:

(a) khuyến khích thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu khu rừng đó; việc này có thể bao gồm sự hoàn tất Hiệp định đi tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (“FLEGT”);

(b) trao đổi thông tin với Bên kia về các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ các khu rừng được quản lý bền vững, và khi thích hợp, hợp tác để phát triển các biện pháp đó;

(c) thông qua các biện pháp nhất quán với luật pháp trong nước và các Hiệp ước quốc tế mà Bên đó là thành viên, nhằm thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và đấu tranh chống lại khai thác và buôn bán gỗ trái phép;

(d) khi thích hợp, trao đổi thông tin với Bên kia về các hành động cải thiện việc thực thi luật lâm nghiệp và hợp tác để tối ưu hóa tác động và bảo đảm sụ hỗ trợ lẫn nhau trong việc tuân thủ các chính sách tương ứng nhằm loại bỏ gỗ và sản phẩm gỗ khai thác trái phép khỏi dòng chảy thương mại;

(e) khi thích hợp, hợp tác với Bên kia ở cấp khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy bảo tồn và quản lý bền vững các loại rừng.

ĐIỀU 13.9

Thương mại và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản

1. Các Bên công nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái biển, cũng như việc thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và có trách nhiệm.

2. Nhằm mục đích trên, các Bên sẽ:

(a) tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý dài hạn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển được quy định tại Công ước UNCLOS; khuyến khích tuân thủ Hiệp định thực thi các sửa đổi của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý các đàn cá sinh song trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển cả và các đàn cá di cư xa, thực hiện tại Nữu-ước vào ngày 24 tháng 7 đến ngày 04 tháng 8 năm 1995, Hiệp định thúc đy việc tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản quốc tế đối với tàu khai thác trên biển, thông qua bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp tại Diễn đàn lần thứ 27 vào tháng 11 năm 1993, và Hiệp định về các biện pháp của quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, giảm trừ và xóa bỏ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, thông qua bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp tại Diễn đàn diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm 2009; và tuân thủ các Quy tắc ứng xử đối với nghề cá có trách nhiệm, thông qua bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Diễn đàn Can-cun vào ngày 31 tháng 10 năm 1995;

(b) hợp tác với Bên kia, khi thích hợp với và trong các Tổ chức quản lý thủy sản khu vực mà mình là thành viên, quan sát viên, hợp tác viên không ký kết, bao gồm việc áp dụng hiệu quả việc giám sát, kiểm soát và thực thi các biện pháp quản lý, và nếu có thể, thực thi Cơ chế chứng từ hoặc chứng nhận khai thác;

(c) hợp tác với Bên kia và tích cực tham gia đấu tranh chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là “IUU”) và các hoạt động liên quan bằng các biện pháp toàn diện, hiệu quả và minh bạch; mỗi Bên cũng sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin về các hoạt động IUU và thực thi các chính sách và biện pháp loại bỏ các sản phẩm IUU ra khỏi dòng chảy thương mại;

(d) thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, dựa trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; và

(e) trao đổi thông tin về các biện pháp quản lý mới đối với nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm thủy sản có tác động đối với thương mại giữa các Bên, tại Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững, và nếu có thể, tại các dịp khác.

ĐIỀU 13.10

Thương mại và đầu tư hướng đến phát triển bền vững

1. Mỗi Bên khẳng định cam kết của mình nhằm tăng cường sự đóng góp của thương mại và đầu tư vào mục tiêu phát triển bền vững ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Với mục tiêu trên, các Bên:

(a) công nhận vai trò có lợi của việc làm bền vững có thể có đối với hiệu quả, đổi mới và năng suất kinh tế, và hai Bên sẽ khuyến khích sự gắn kết chính sách hơn nữa, một mặt là giữa các chính sách thương mại và mặt khác là giữa các chính sách lao động;

(b) sẽ nỗ lực tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường phù hợp với Hiệp định này;

(c) sẽ nỗ lực thuận lợi hóa thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và dịch vụ cụ thể liên quan để giảm thiểu biến đổi khí hậu, như năng lượng tái tạo bền vững và hàng hóa và dịch vụ tiết kiệm năng lượng, bao gồm thông qua sự phát triển các khung chính sách có lợi cho việc triển khai các công nghệ tốt nhất hiện có;

(d) thừa nhận các sáng kiến tự nguyện có thể đóng góp vào việc đạt được và duy trì ở mức độ cao việc bảo vệ môi trường và lao động và các biện pháp quản lý quốc gia bổ sung; do đó mỗi Bên, theo quy định của luật pháp và các chính sách quốc gia, khuyến khích việc phát triển và tham gia các sáng kiến trên, bao gồm cả các chương trình đảm bảo bền vững tự nguyện như các chương trình thương mại công bằng và đạo đức; và

(e) phù hợp với pháp luật hoặc chính sách quốc gia, đồng ý thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, với điều kiện các biện pháp liên quan không được gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc tạo thành một phương thức hạn chế thương mại trá hình; các biện pháp thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các trao đổi về thông tin và thực hành tốt, các hoạt động giáo dục và đào tạo và tư vấn kỹ thuật; về vấn đề này, mỗi Bên sẽ xem xét các công cụ liên quan được quốc tế chấp nhận mà đã được Bên đó xác nhận hoặc hỗ trợ, như Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp đa quốc gia, Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc, và Tuyên bố ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế về các Nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội.

ĐIỀU 13.11

Thông tin khoa học

Khi chuẩn bị và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các điều kiện môi trường hoặc lao động có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư, mỗi Bên sẽ xem xét các thông tin liên quan đến khoa học, kỹ thuật và đổi mới và các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan, bao gồm nguyên tắc phòng ngừa.

ĐIỀU 13.12

Minh bạch

Mỗi Bên, phù hợp với luật pháp trong nước và Chương 14 (Minh bạch), phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp nhằm bảo vệ các điều kiện môi trường và lao động có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư được xây dựng, giới thiệu và triển khai thực hiện một cách minh bạch, thông báo kịp thời và đem lại cơ hội đưa ra quan điểm cho những người quan tâm.

ĐIỀU 13.13

Đánh giá tác động bền vững

Hai Bên phải, độc lập hoặc phối hợp, khảo sát, giám sát và đánh giá, tác động của việc thực hiện Hiệp định này đối với phát triển bền vững thông qua các chính sách, thông lệ, quy trình tham gia và thiết chế tương ứng.

ĐIỀU 13.14

Hợp tác về thương mại và phát triển bền vững

1. Hai Bên, nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác về các khía cạnh liên quan đến thương mại của phát triển bền vững để đạt được các mục tiêu của Chương này, có thể hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực sau:

(a) thương mại và phát triển bền vững tại các diơng mạ quốc tế, bao gồm ILO, các Phiên họp Á-Âu, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc và các hiệp định môi trường đa phương;

(b) trao đổi thông tin và kinh nghiệm liên quan đến các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá tác động lên thương mại bền vững;

(c) tác động của luật, quy định, định mức và tiêu chuẩn lao động và môi trường lên thương mại hoặc đầu tư, cũng như tác động của những nguyên tắc thương mại hoặc đầu tư đối với lao động và môi trường, bao gồm cả việc xây dựng các chiến lược và chính sách về phát triển bền vững;

(d) chia sẻ kinh nghiệm về việc thúc đẩy phê chuẩn và thực hiện các công ước cơ bản, ưu tiên và cập nhật của Tổ chức Lao động Quốc tế và các hiệp định môi trường đa phương liên quan đến thương mại;

(e) các khía cạnh liên quan tới thương mại của Chương trình nghị sự Việc làm bền vững của ILO, đặc biệt là về các mối liên hệ giữa thương mại và việc làm đầy đủ và năng suất cho tất cả, bao gồm thanh niên, phụ nữ và người khuyết tật, điều chỉnh thị trường lao động, tiêu chuẩn lao động cơ bản và tiêu chuẩn lao động quốc tế khác, thống kê lao động, phát triển nguồn nhân lực và học tập suốt đời, bảo trợ xã hội cho tất cả, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm yếu thế, chẳng hạn như lao động nhập cư, phụ nữ, thanh niên và người khuyết tật, và hòa nhập xã hội, đối thoại xã hội và bình đẳng giới;

(f) các khía cạnh liên quan đến thương mại của các hiệp định môi trường đa phương, bao gồm cả hợp tác hải quan;

(g) các khía cạnh liên quan đến thương mại của tình trạng biến đổi khí hậu quốc tế hiện nay và trong tương lai, bao gồm cả phương tiện để thúc đẩy công nghệ các-bon thấp và hiệu quả năng lượng;

(h) chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về chương trình chứng nhận và dán nhãn mác, bao gồm cả nhãn sinh thái;

(i) tăng cường trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, trong đó có liên quan đến các công cụ đã được quốc tế chấp nhận và đã được mỗi Bên thông qua hoặc hỗ trợ;

(j) các biện pháp liên quan đến thương mại để thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, bao gồm các bản đồ, đánh giá và định giá hệ sinh thái và dịch vụ liên quan, và đấu tranh chống buôn bán quốc tế bất hợp pháp động vật hoang dã;

(k) các biện pháp liên quan đến thương mại để thúc đẩy việc bảo tồn và quản lý rừng bền vững nhằm giảm thiểu nạn phá rừng và khai thác gỗ bất hợp pháp;

(l) Các biện pháp liên quan đến thương mại để thúc đẩy thói quen đánh bắt cá bền vững và kinh doanh sản phẩm cá đã được quản lý bền vững; và

(m) chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các khía cạnh liên quan đến thương mại về việc xác định và thực hiện các chiến lược và chính sách tăng trưởng xanh, bao gồm nhưng không giới hạn trong sản xuất và tiêu dùng bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, và công nghệ thân thiện môi trường.

2. Hai Bên phải chia sẻ thông tin và kinh nghiệm vì các mục đích phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực về thương mại và phát triển bền vững.

3. Phù hợp với Chương 16 (Hợp tác và nâng cao năng lực), hai Bên có thể hợp tác trong các lĩnh vực nêu tại khoản 1, ngoài những lĩnh vực khác, thông qua:

(a) hội thảo, chuyên đề, đào tạo và đối thoại để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thực hành tốt;

(b) các nghiên cứu; và

(c) hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực, nếu phù hợp.

Hai Bên có thể thoả thuận các hình thức hợp tác khác.

ĐIỀU 13.15

Các điều khoản về thể chế

1. Mỗi Bên phải chỉ định một đầu mối liên hệ trong hệ thống hành chính của mình để thực hiện Chương này.

2. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách) phải gồm các cán bộ cấp cao của các cơ quan quản lý hành chính có liên quan của mỗi Bên hoặc các cán bộ được chỉ định.

3. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững phải có cuộc họp ngay từ năm đầu tiên sau ngày Hiệp định này có hiệu lực, và sau đó khi cần thiết, rà soát việc thực hiện Chương này, bao gồm cả việc hợp tác theo Điều 13.14 (Hợp tác về Thương mại và Phát triển Bền vững), Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững sẽ thiết lập quy chế hoạt động riêng của mình, và đưa ra các kết luận dựa trên đồng thuận.

4. Mỗi Bên phải thành lập một hoặc các nhóm tư vấn trong nước mới hoặc tham vấn ý kiến của nhóm tư vấn trong nước hiện có về phát triển bền vững với nhiệm vụ tư vấn về việc thực hiện Chương này. Mỗi Bên phải quyết định về thủ tục trong nước để thành lập nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước và bổ nhiệm các thành viên cho các nhóm tư vấn này. Nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước này bao gồm các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm tổ chức người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường. Mỗi nhóm tư vấn trong nước có thể, theo sáng kiến riêng của mình, đệ trình quan điểm hoặc kiến nghị với Bên đó về việc thực hiện Chương này.

5. Các thành viên của nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của mỗi Bên sẽ gặp nhau tại một diễn đàn chung để tiến hành đối thoại về các khía cạnh phát triển bền vững trong mối quan hệ thương mại giữa hai Bên. Theo thỏa thuận chung, nhóm tư vấn trong nước của cả hai Bên có thể có sự tham gia của bên liên quan khác trong các cuộc họp của diễn đàn chung. Diễn đàn phải được tổ chức trên cơ sở cân bằng đại diện của các bên liên quan về kinh tế, xã hội và môi trường. Báo cáo của mỗi cuộc họp của diễn đàn chung sẽ được trình lên Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững và sau đó được công bố công khai.

6. Trừ khi hai Bên có thoả thuận khác, diễn đàn chung phải được tổ chức mỗi năm một lần và kết hợp với các cuộc họp của Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững. Trong những dịp này, hai Bên sẽ trình bày một bản cập nhật về việc thực hiện Chương này. Hai Bên sẽ thống nhất về hoạt động của diễn đàn chung không muộn hơn một năm sau ngày Hiệp định này có hiệu lực.

ĐIỀU 13.16

Tham vấn chính phủ

1. Trong trường hợp có bất đồng đối với bất kỳ vấn đề nào tại Chương này, hai Bên sẽ chỉ dựa vào các thủ tục theo Điều này và Điều 13.17 (Hội đồng Chuyên gia). Trừ khi có quy định khác trong Chương này, Chương 15 (Giải quyết Tranh chấp) và Phụ lục 15-C (Cơ chế Hòa giải) không áp dụng đối với Chương này. Phụ lục 15-A (Quy tắc Thủ tục) được áp dụng phù hợp với khoản 2 Điều 13.17 (Hội đồng Chuyên gia), với những sửa đổi phù hợp.

2. Một Bên có thể yêu cầu tham vấn với Bên kia về bất kỳ vấn đề phát sinh theo quy định tại Chương này bằng cách gửi một văn bản yêu cầu đến đầu mối liên hệ của Bên kia. Văn bản yêu cầu phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, xác định các vấn đề đang tranh cãi và cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về những yêu cầu theo Chương này, bao gồm các quy định có liên quan và giải thích những ảnh hưởng của các quy định này đối với các mục tiêu của Chương này, cũng như các thông tin khác mà Bên đó cho là có liên quan. Tham vấn phải bắt đầu ngay sau khi một Bên gửi yêu cầu tham vấn.

3. Hai Bên phải nỗ lực hết mình để đi đến một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề này. Trong thời gian tham vấn, cần đặc biệt chú ý các vấn đề và lợi ích cụ thể của Bên là nước đang phát triển. Khi cần thiết, hai Bên phải xem xét cẩn trọng các hoạt động của ILO hay các tổ chức hay cơ quan môi trường đa phương có liên quan, và có thể bằng thỏa thuận chung, tham khảo ý kiến từ các tổ chức, cơ quan này hoặc bất kỳ cơ quan hoặc người nào khác mà họ cho là thích hợp để xem xét đầy đủ vấn đề này.

4. Nếu một Bên tin rằng vấn đề cần thảo luận thêm, Bên đó có thể gửi yêu cầu bằng văn bản tới đầu mối liên lạc của Bên kia, yêu cầu Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững triệu tập để xem xét vấn đề. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững phải triệu tập không chậm trễ và nỗ lực để thỏa thuận một phương án giải quyết vấn đề này.

5. Khi thích hợp, Ủy ban Thương mại và Phát triển Bền vững có thể tham vấn nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của một hoặc cả hai Bên hoặc sự hỗ trợ của chuyên gia, với mục đích củng cố thêm cho các phân tích của mình.

6. Bất kỳ phương án giải quyết được chấp thuận bởi hai Bên về vấn đề này sẽ được công bố công khai, trừ khi có quyết định chung khác.

ĐIỀU 13.17

Hội đồng Chuyên gia

1. Nếu vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng bởi Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững trong vòng 120 ngày, hoặc một khoảng thời gian dài hơn theo thỏa thuận của hai Bên, sau khi gửi văn bản yêu cầu tham vấn theo Điều 13.16 (Tham vấn chính phủ), một Bên có thể gửi một văn bản yêu cầu đến đầu mối liên hệ của Bên kia yêu cầu triệu tập một Hội đồng Chuyên gia để xem xét vấn đề đó.

2. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững, sau khi Hiệp định này có hiệu lực, phải thiết lập các quy tắc thủ tục cho Hội đồng Chuyên gia đối với bất kỳ vấn đề thủ tục nào không được quy định tại Điều này. Trừ khi Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững có thỏa thuận khác, trong khi chờ đợi xây dựng các quy tắc về thủ tục, các Quy tắc về thủ tục quy định tại Phụ lục 15-A (Quy tắc thủ tục) sẽ được áp dụng với những điều chỉnh hợp lý, có xem xét bản chất các công việc của Hội đồng Chuyên gia.

3. Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững tại cuộc họp đầu tiên của mình sau khi Hiệp định này có hiệu lực, phải thiết lập một danh sách ít nhất 15 cá nhân sẵn sàng và có khả năng tham gia Hội đồng Chuyên gia. Danh sách này phải bao gồm 3 danh sách phụ: một danh sách cho mỗi Bên và một danh sách bao gồm các cá nhân không phải là công dân của một trong hai Bên và phải là người làm chủ tịch của Hội đồng Chuyên gia. Mỗi Bên phải đề xuất ít nhất 5 cá nhân làm chuyên gia trong danh sách của mình. Hai Bên cũng sẽ chọn ít nhất 5 cá nhân để đưa vào danh sách chủ tịch. Tại các cuộc họp, Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững phải rà soát danh sách và đảm bảo rằng danh sách đó được duy trì ít nhất ở mức 15 cá nhân.

4. Danh sách nêu tại khoản 3 phải bao gồm các cá nhân có kiến thức chuyên ngành hoặc chuyên môn về pháp luật lao động hoặc môi trường, về các vấn đề được đề cập trong Chương này, hoặc việc giải quyết các tranh chấp phát sinh theo các hiệp định quốc tế. Các cá nhân này phải là độc lập, làm việc với tư cách cá nhân và không chịu sự chỉ đạo từ bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào về các vấn đề liên quan, hoặc có mối liên hệ với chính phủ của bất kỳ Bên nào. Những nguyên tắc trong Phụ lục 15-B (Quy tắc ứng xử của trọng tài và hòa giải viên) được áp dụng đối với các chuyên gia với những điều chỉnh phù hợp, có tính đến tính chất công việc của họ.

5. Một Hội đồng Chuyên gia phải gồm 3 thành viên, trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu thành lập một Hội đồng Chuyên gia, hai Bên phải tiến hành tham vấn để đạt được một thỏa thuận về thành phần của Hội đồng. Trong trường hợp hai Bên không thể thoả thuận về thành phần của Hội đồng Chuyên gia trong thời hạn này, các Bên phải thoả thuận chọn chủ tịch từ danh sách có liên quan nêu tại khoản 3 , trong trường hợp không thể thỏa thuận được vòng 7 ngày tiếp theo thì tiến hành bốc thăm để lựa chọn. Mỗi Bên sẽ chọn một chuyên gia đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 4 tham gia trong vòng 14 ngày sau khi kết thúc thời hạn 30 ngày. Hai Bên có thể thoả thuận về bất kỳ chuyên gia nào khác đáp ứng các yêu cầu của khoản 4 vào Hội đồng Chuyên gia. Trong trường hợp các thành phần của Hội đồng Chuyên gia chưa được hoàn tất trong thời hạn 44 ngày này kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu thành lập Hội đồng Chuyên gia, chuyên gia hoặc các chuyên gia còn lại sẽ được chọn trong vòng 7 ngày bằng cách bốc thăm từ danh sách phụ hoặc các danh sách phụ được nêu tại khoản 3 do một hoặc hai Bên đề xuất và chưa hoàn thành quy trình. Trong trường hợp danh sách nêu tại khoản 3 vẫn chưa được xây dựng, các chuyên gia sẽ được lựa chọn bằng cách bốc thăm từ các cá nhân đã được chính thức đề xuất bởi cả hai Bên hoặc, bởi một trong hai Bên, trong trường hợp chỉ có một Bên đề xuất. Ngày thành lập Hội đồng Chuyên gia là ngày mà ba chuyên gia cuối cùng được lựa chọn.

6. Trừ khi hai Bên có thoả thuận khác trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng Chuyên gia, các điều khoản tham chiếu của Hội đồng Chuyên gia phải:

“Xác minh, sau khi cân nhắc các điều khoản liên quan của Chương Thương mại và Phát triển Bền vững, các vấn đề được đề cập trong yêu cầu thành lập Hội đồng Chuyên gia và đưa ra các báo cáo, kiến nghị giải pháp cho vấn đề phù hợp với khoản 8 Điều này”.

7. Trong các vấn đề liên quan đến việc tôn trọng các hiệp định đa phương theo quy định tại Điều 13.4 (Các Tiêu chuẩn và Hiệp định Lao động Đa phương) và Điều 13.5 (Các Hiệp định Môi trường Đa phương), Hội đồng phải tìm kiếm thông tin và tư vấn từ các cơ quan của ILO hoặc các cơ quan phụ trách hiệp định môi trường đa phương liên quan. Bất kỳ thông tin có được theo khoản này phải được cung cấp cho cả hai Bên để lấy ý kiến.

8. Hội đồng Chuyên gia phải đưa ra báo cáo tạm thời và báo cáo cuối cùng cho hai Bên. Các báo cáo này phải bao gồm các kết luận thực tiễn, khả năng áp dụng các quy định có liên quan và các lập luận cơ bản của những kết luận và kiến nghị. Hội đồng Chuyên gia phải gửi báo cáo tạm thời cho hai Bên không quá 90 ngày kể từ ngày thành lập. Hai Bên có thể gửi văn bản nhận xét cho Hội đồng Chuyên gia về các báo cáo tạm thời trong vòng 45 ngày kể từ ngày đưa ra báo cáo. Sau khi xem xét tất cả các văn bản nhận xét, Hội đồng Chuyên gia có thể chỉnh sửa báo cáo và tiến hành thêm các xác minh nếu thấy cần thiết. Hội đồng Chuyên gia phải gửi báo cáo cuối cùng cho hai Bên không muộn hơn 150 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp xét thấy không thể đáp ứng các thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia phải thông báo cho hai Bên bằng văn bản, nêu rõ lý do của sự chậm trễ và ngày mà Hội đồng Chuyên gia dự kiến gửi báo cáo tạm thời hoặc báo cáo cuối cùng. Hội đồng Chuyên gia phải gửi báo cáo cuối cùng không quá 180 ngày kể từ ngày thành lập, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác. Báo cáo cuối cùng này sẽ được công bố công khai trừ khi hai Bên cùng có quyết định khác.

9. Hai Bên phải thảo luận các hành động hoặc các biện pháp thích hợp để thực hiện sau khi xem xét báo cáo cuối cùng của Hội đồng Chuyên gia và những kiến nghị trong đó. Hai Bên có trách nhiệm phải thông báo cho nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của mình và Bên kia các quyết định về bất kỳ hành động hoặc biện pháp sẽ thực hiện không muộn hơn 90 ngày, hoặc một khoảng thời gian dài hơn theo thoả thuận của hai Bên, sau khi báo cáo cuối cùng đã được gửi đến hai Bên. Việc thực hiện các hành động hay biện pháp này sẽ được giám sát bởi Ủy ban về Thương mại và phát triển bền vững. Theo đó, nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước và diễn đàn chung có thể đệ trình các quan sát về việc thực hiện này lên Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững.

CHƯƠNG 14

MINH BẠCH HÓA

ĐIỀU 14.1

Mục tiêu và Phạm vi

Thừa nhận tác động của môi trường và quy định thủ tục đối với thương mại và đầu tư, các Bên sẽ nỗ lực xây dựng một môi trường pháp luật có thể dự đoán và thủ tục hiệu quả cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

ĐIỀU 14.2

Định nghĩa

Vì mục đích của Chương này:

(a) “chủ thể liên quan” nghĩa là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào mà có thể bị tác động bởi một biện pháp áp dụng chung; và

(b) “biện pháp áp dụng chung” nghĩa là luật, quy định, phán quyết tòa án, thủ tục và quyết định hành chính mang tính áp dụng chung mà có thể có tác động đối với bất kỳ vấn đề nào thuộc điều chỉnh của Hiệp định này.

ĐIỀU 14.3

Công bố

1. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng một biện pháp mang tính áp dụng chung:

(a) được công bố ngay lập tức thông qua một phương tiện được chỉ định chính thức, bao gồm cả phương tiện điện tử nếu có thể, theo cách thức cho phép chính phủ và các chủ thể liên quan có thể biết về biện pháp đó; và

(b) cho phép có một khoảng thời gian đủ dài từ lúc công bố đến khi biện pháp đó có hiệu lực, trừ khi không thể vì lý do khẩn cấp.

2. Mỗi Bên sẽ:

(a) nỗ lực để công bố vào một giai đoạn ban đầu phù hợp bất cứ đề xuất thông qua hoặc sửa đổi bất kỳ biện pháp mang tính áp dụng chung nào, bao gồm một giải thích về mục tiêu và lý do cho đề xuất đó nếu có yêu cầu;

(b) tạo cơ hội hợp lý cho các chủ thể liên quan đóng góp ý kiến đối với bất kỳ đề xuất thông qua hoặc sửa đổi bất kỳ biện pháp áp dụng chung nào, cụ thể là cho phép một khoảng thời gian đủ dài cho các chủ thể liên quan có cơ hội đóng góp ý kiến, trừ khi không thể vì lý do khn cấp; và

(c) nỗ lực xem xét các ý kiến nhận được từ các chủ thể liên quan đối với bất cứ đề xuất thông qua hoặc sửa đổi bất kỳ biện pháp áp dụng chung nào.

ĐIỀU 14.4

Yêu cầu thông tin và Đầu mối Liên lạc

1. Khi Hiệp định này có hiệu lực, mỗi Bên phải chỉ định một đầu mối liên lạc nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định này và tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các Bên về các vấn đề được điều chỉnh bởi Hiệp định này.

2. Theo yêu cầu của Bên kia, đầu mối liên lạc sẽ chỉ định cơ quan hoặc cán bộ phụ trách vấn đề đó và hỗ trợ, nếu cần thiết, việc giao tiếp và liên lạc với Bên yêu cầu.

3. Mỗi Bên phải, với các nguồn lực sẵn có, thiết lập hoặc duy trì các cơ chế phù hợp, bao gồm cả các cơ chế được quy định trong các Chương khác của Hiệp định này, để phản hồi các yêu cầu thông tin từ bất kỳ chủ thể liên quan nào về các biện pháp áp dụng chung đang đề xuất áp dụng hoặc đang có hiệu lực và cách thức áp dụng biện pháp đó. Các yêu cầu có thể được giải đáp thông qua các đầu mối liên lạc được chỉ định theo khoản 1 hoặc bất kỳ cơ chế phù hợp nào khác, trừ khi có một cơ chế cụ thể được thiết lập trong Hiệp định này.

4. Mỗi Bên phải quy định cơ chế tìm kiếm giải pháp đối với các vấn đề phát sinh từ việc áp dụng biện pháp áp dụng chung theo Hiệp định này cho các chủ thể liên quan.

5. Các Bên thừa nhận các phản hồi được quy định tại Điều này có thể không phải là phản hồi cuối cùng hoặc mang tính ràng buộc pháp lý mà chỉ vì mục đích cung cấp thông tin.

6. Mỗi Bên phải cung cấp, theo yêu cầu, một giải thích về mục tiêu và lý do cho các biện pháp áp dụng chung.

7. Theo yêu cầu của một Bên, Bên kia phải ngay lập tức cung cấp thông tin và phản hồi các câu hỏi đối với biện pháp áp dụng chung hiện tại hoặc dự kiến mà Bên yêu cầu nhận thấy có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện Hiệp định này, bất kể là Bên yêu cầu có được thông báo trước về biện pháp đó hay không.

ĐIỀU 14.5

Quản lý các Biện pháp Mang Tính Áp dụng Chung

Mỗi Bên phải quản lý theo cách thức thống nhất, khách quan, công bằng và hợp lý tất cả các biện pháp áp dụng chung. Mỗi Bên, khi áp dụng các biện pháp đó đối với các chủ thể, hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể của Bên kia, phải:

(a) nỗ lực thông báo hợp lý cho các chủ thể liên quan đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quy trình tố tụng, phù hợp với thủ tục trong nước, khi quy trình tố tụng được khởi động, bao gồm một mô tả bản chất của quy trình tố tụng, một tuyên bố của cơ quan pháp lý mà theo đó quy trình tố tụng được khởi động và mô tả chung về bất cứ vấn đề nào còn thắc mắc;

(b) tạo cơ hội hợp lý cho các chủ thể liên quan được trình bày các sự kiện thực tế và lập luận bảo vệ quan điểm của các chủ thể đó trước khi có quyết định hành chính cuối cùng, nếu thời điểm và tính chất của quy trình tố tụng và lợi ích công cộng cho phép; và

(c) đảm bảo rằng các thủ tục tố tụng được dựa trên và phù hợp với luật pháp trong nước.

ĐIỀU 14.6

Rà soát và Kháng cáo

1. Mỗi Bên phải thiết lập hoặc duy trì, phù hợp với luật pháp trong nước, các thủ tục hoặc cơ quan tư pháp, trọng tài hoặc cơ quan hành chính nhằm mục đích rà soát ngay và khi cần thiết, chỉnh sửa quyết định hành chính liên quan đến các vấn đề được điều chỉnh bởi Hiệp định này. Các cơ quan và thủ tục này phải công bằng và độc lập với cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi hành chính và không có bất cứ lợi ích đáng kể nào đối với kết quả của vấn đề đó.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng, trong bất cứ cơ quan hoặc thủ tục nào như trên, các bên liên quan trong thủ tục tố tụng được trao quyền để:

(a) có cơ hội hợp lý để lập luận ủng hộ hoặc bảo vệ quan điểm của mình; và

(b) có một quyết định dựa trên bằng chứng và hồ sơ được nộp hoặc, theo yêu cầu của luật pháp trong nước, hồ sơ lưu của cơ quan hành chính có thẩm quyền.

3. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng, tùy thuộc vào việc kháng cáo hoặc rà soát thêm như được quy định bởi luật pháp trong nước, quyết định nhắc tới tại điểm 2(b) được thực thi bởi, và điều chỉnh thông lệ của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền liên quan đến quyết định hành chính được đề cập.

ĐIỀU 14.7

Thông lệ Chính sách Quản lý và ứng xử Hành chính Tốt

1. Các Bên nhất trí hợp tác nhằm thúc đẩy chất lượng và vận hành chính sách quản lý bao gồm thông qua việc trao đổi thông tin và các thông lệ tốt nhất đối với quá trình cải cách chính sách quản lý và đánh giá tác động chính sách quản lý tương ứng của các Bên.

2. Các Bên ủng hộ các nguyên tắc ứng xử hành chính tốt và nhất trí hợp tác phát huy các nguyên tắc đó, bao gồm thông qua việc trao đổi thông tin và các thực tiễn tốt nhất.

ĐIỀU 14.8

Các Quy tắc cụ thể

Chương này áp dụng mà không ảnh hưởng tới bất kỳ quy tắc cụ thể nào được quy định trong các Chương khác của Hiệp định này.

CHƯƠNG 15

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

MỤC A. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI

ĐIỀU 15.1

Mục tiêu

Mục tiêu của Chương này nhằm xây dựng một cơ chế hiệu quả và thuận tiện cho việc ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp giữa các Bên liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này bằng việc đạt được giải pháp đồng thuận giữa các Bên.

ĐIỀU 15.2

Phạm vi

Trừ khi được quy định khác trong Hiệp định này, Chương này được áp dụng nhằm ngăn ngừa và giải quyết mọi tranh chấp giữa các Bên liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của Hiệp định này.

MỤC B. THAM VẤN VÀ HÒA GIẢI

ĐIỀU 15.3

Tham vấn

1. Các Bên phải nỗ lực giải quyết mọi tranh chấp được nêu tại Điều 15.2 (Phạm vi) bằng cách tiến hành tham vấn một cách thiện chí nhằm đạt được giải pháp đồng thuận giữa các Bên.

2. Một Bên phải tiến hành tham vấn bằng bằng hình thức gửi một văn bản yêu cầu tới Bên kia, sao gửi đến Ủy ban Thương mại thành lập theo Điều 17.1 (Ủy ban Thương mại) trong đó xác định biện pháp tranh chấp và các điều khoản liên quan của Hiệp định này.

3. Tham vấn phải được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn theo quy định tại khoản 2 tại lãnh thổ của Bên yêu cầu tham vấn trừ khi các Bên có thoả thuận khác. Tham vấn phải được coi là kết thúc trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, trừ khi các Bên có thoả thuận tiếp tục tham vấn. Tham vấn, đặc biệt là đối với các thông tin được công bố và quan điểm của các Bên, sẽ được bảo mật và không làm ảnh hưởng tới quyền của các Bên trong các quy trình tố tụng tiếp theo.

4. Tham vấn trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa hoặc dịch vụ theo mùa vụ, sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn theo quy định tại khoản 2. Tham vấn sẽ được coi là kết thúc trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu nhắc tới tại khoản 2, trừ khi các Bên thỏa thuận tiếp tục tham vấn.

5. Bên yêu cầu tham vấn có thể áp dụng Điều 15.5 (Khởi động thủ tục trọng tài) nếu:

(a) Bên kia không trả lời yêu cầu tham vấn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn;

(b) tham vấn không được tiến hành trong khoảng thời gian quy định tại khoản 3 hoặc 4;

(c) các Bên thỏa thuận không tổ chức tham vấn; hoặc

(d) tham vấn đã kết thúc mà không đạt được giải pháp đồng thuận giữa các Bên.

6. Trong quá trình tham vấn, mỗi Bên phải cung cấp đầy đủ thông tin thực tế đ xem xét cách thức mà các biện pháp được cho là vi phạm có thể ảnh hưởng đến việc thi hành và áp dụng Hiệp định này.

ĐIỀU 15.4

Cơ chế hòa giải

Các Bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận bất cứ lúc nào về việc tiến hành thủ tục hòa giải liên quan đến các biện pháp có ảnh hưởng bất lợi đến thương mại hoặc tự do hóa đầu tư giữa các Bên theo Phụ lục 15-C (Cơ chế hòa giải).

MỤC C. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TIỂU MỤC 1

THỦ TỤC TRỌNG TÀI

ĐIỀU 15.5

Khởi động thủ tục trọng tài

1. Khi các Bên không giải quyết được tranh chấp thông qua tham vấn theo quy định tại Điều 15.3 (Tham vấn), thì Bên yêu cầu tham vấn có thể yêu cầu thành lập một hội đồng trọng tài.

2. Yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài phải được lập bằng văn bản gửi đến Bên kia và sao gửi Ủy ban Thương mại. Bên khởi kiện phải chỉ rõ trong yêu cầu biện pháp tranh chấp và sẽ giải thích một cách đầy đủ sự không phù hợp của biện pháp đó với các điều khoản tại Hiệp định này để làm rõ cơ sở pháp lý cho việc khởi kiện.

ĐIỀU 15.6

Điều khoản tham chiếu của hội đồng trọng tài

Trừ khi các Bên có thỏa thuận khác trong vòng 10 ngày sau ngày lựa chọn các trọng tài viên, điều khoản tham chiếu của hội đồng trọng tài sẽ là:

“Xem xét, dựa trên các điều khoản liên quan của Hiệp định này được trích dẫn bởi các Bên, vấn đề được dẫn chiếu trong yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài theo Điều 15.5 (Khởi động thủ tục trọng tài) để phán xử sự phù hợp của biện pháp tranh chấp với các điều khoản được nêu tại Điều 15.2 (Phạm vi), và chỉ ra trong báo cáo các kết luận thực tế, khả năng áp dụng các điều khoản liên quan và các lập luận cơ bản đối với bất kỳ kết luận và khuyến nghị nào, phù hợp với các Điều 15.10 (Báo cáo sơ bộ) và Điều 15.11 (Báo cáo cuối cùng).”

ĐIỀU 15.7

Thành lập hội đồng trọng tài

1. Một hội đồng trọng tài bao gồm ba trọng tài viên.

2. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Bên bị kiện nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài, các Bên sẽ tham vấn để đạt được một thỏa thuận về thành phần của hội đồng trọng tài.

3. Trường hợp các Bên không thỏa thuận được về thành phần của hội đồng trọng tài trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2, mỗi Bên có thể chỉ định một trọng tài viên từ danh sách các ứng viên trọng tài mà đã được Bên đó lập ra theo quy định tại Điều 15.23 (Danh sách Trọng tài viên) trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc khoảng thời gian để thành lập hội đồng trọng tài được nêu tại khoản 2. Nếu một Bên không chỉ định được trọng tài viên từ danh sách của mình thì trọng tài viên phải được lựa chọn bằng bốc thăm, theo yêu cầu của Bên còn lại, bởi chủ tịch Ủy ban Thương mại, hoặc người được chủ tịch Ủy ban Thương mại ủy quyền, từ danh sách các ứng viên đã được Bên đó lập ra theo quy định tại Điều 15.23 (Danh sách Trọng tài viên).

4. Trường hợp các Bên không đạt được thỏa thuận về vị trí chủ tịch hội đồng trọng tài trong khoảng thời gian quy định tại khoản 2, chủ tịch Ủy ban Thương mại, hoặc người được chủ tịch Ủy ban Thương mại ủy quyền, theo yêu cầu của một Bên, phải bốc thăm lựa chọn chủ tịch hội đồng trọng tài từ danh sách chủ tịch hội đồng trọng tài được lập ra theo quy định tại Điều 15.23 (Danh sách Trọng tài viên).

5. Chủ tịch Ủy ban Thương mại, hoặc người được chủ tịch Ủy ban Thương mại ủy quyền, sẽ lựa chọn các trọng tài viên trong vòng năm ngày kể từ khi có yêu cầu theo quy định tại khoản 3 hoặc 4.

6. Ngày thành lập hội đồng trọng tài sẽ là ngày mà ba trọng tài viên được lựa chọn thông báo tới các Bên chấp nhận việc bổ nhiệm theo quy định tại Phụ lục 15-A (Quy tắc Tố tụng Trọng tài).

7. Trường hợp các danh sách quy định tại Điều 15.23 (Danh sách Trọng tài viên) chưa được lập ra hoặc không có đủ tên các trọng tài viên khi một yêu cầu được đưa ra theo quy định tại khoản 3 hoặc 4, các vị trí trọng tài viên phải được lựa chọn từ các cá nhân đã được đề xuất chính thức bởi cả hai Bên, hoặc bởi một Bên trong trường hợp chỉ có một Bên đưa ra đề xuất.

ĐIỀU 15.8

Quy trình tố tụng Giải quyết Tranh chấp của Hội đồng Trọng tài

1. Các quy tắc và thủ tục quy định tại Điều này, Phụ lục 15-A (Quy tắc Tố tụng Trọng tài) và 15-B (Quy tc ng xử của Trọng tài viên và Hòa giải viên), sẽ điều chỉnh các quy trình giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các Bên phải họp với hội đồng trọng tài trong vòng 10 ngày kể từ khi hội đồng trọng tài được thành lập để xác định các vấn đề tranh chấp mà các Bên hoặc hội đồng trọng tài cho là cần thiết, bao gồm khung thời gian của quy trình tố tụng, thù lao và chi phí được trả cho các trọng tài viên theo quy định tại Phụ lục 15-A (Quy tắc tố tụng trọng tài). Các trọng tài viên và đại diện của các Bên có thể tham gia cuộc họp này qua điện thoại hoặc truyền hình trực tuyến.

3. Địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp phải được quyết định theo thỏa thuận giữa các Bên. Trường hợp không có sự thống nhất về địa điểm, phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ được tổ chức tại Brúc-xen (Bỉ) khi Bên khởi kiện là Việt Nam và tại Hà Nội khi bên khởi kiện là Liên minh.

4. Các phiên họp giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài phải được mở công khai trừ khi có quy định khác tại Phụ lục 15-A (Quy tắc tố tụng trọng tài).

5. Theo quy định tại Phụ lục 15-A (Quy tắc Tố tụng Trọng tài), các Bên phải có cơ hội tham gia các buổi tường trình, trình bày, lập luận hay phản bác trong quá trình tố tụng. Mọi thông tin hoặc văn bản đệ trình lên hội đồng trọng tài của một Bên, bao gồm tất cả ý kiến đối với nội dung của báo cáo sơ bộ, phần trả lời câu hỏi của hội đồng trọng tài và ý kiến bình luận của một Bên về các câu trả lời đó, sẽ được cung cấp cho Bên kia.

6. Trừ khi các Bên có thỏa thuận khác, trong vòng ba ngày kể từ ngày thành lập, hội đồng trọng tài, trên cơ sở phù hợp với Phụ lục 15-A (Quy tắc Tố tụng Trọng tài), có thể nhận các văn bản đệ trình tự nguyện (đệ trình amicus curiae) từ pháp nhân hoặc thể nhân được thành lập trên lãnh thổ của một Bên.

7. Để thảo luận nội bộ, hội đồng trọng tài phải họp kín chỉ có các trọng tài viên tham gia. Hội đồng trọng tài có thể cho phép các trợ lý tham gia phiên họp kín của mình. Nội dung thảo luận của hội đồng trọng tài và các tài liệu đệ trình trong các phiên họp kín sẽ được bảo mật.

ĐIỀU 15.9

Các phán quyết Sơ bộ trong Trường hợp khn cấp

Trường hợp một Bên yêu cầu xem xét liệu vấn đề tranh chấp đó có phải là trường hợp khẩn cấp hay không, hội đồng trọng tài sẽ đưa ra một phán quyết sơ bộ trong vòng 10 ngày kể từ ngày hội đồng trọng tài được thành lập.

ĐIỀU 15.10

Báo cáo sơ bộ

1. Hội đồng trọng tài phải đưa ra báo cáo sơ bộ tới các Bên về kết luận đối với các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các quy định liên quan và lập luận cơ bản của các phán quyết và khuyến nghị không muộn hơn 90 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài. Trường hợp nhận thấy không kịp thời hạn đưa ra báo cáo sơ bộ, chủ tịch hội đồng trọng tài phải thông báo bằng văn bản tới các Bên và Ủy ban Thương mại nêu rõ lý do của việc chậm trễ và thời gian hội đồng dự định đưa ra báo cáo sơ bộ. Trong mọi trường hợp, hội đồng trọng tài phải đưa ra báo cáo sơ bộ không muộn hơn 120 ngày sau ngày thành lập hội đồng trọng tài.

2. Một Bên có thể đệ trình một yêu cầu bằng văn bản, bao gồm cả các bình luận, tới hội đồng trọng tài để xem xét lại các khía cạnh chính xác của báo cáo sơ bộ trong vòng 14 ngày kể từ ngày thông báo.

3. Trong các trường hợp khẩn cấp, bao gồm các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa hoặc dịch vụ theo mùa vụ, hội đồng trọng tài sẽ nỗ lực đưa ra báo cáo sơ bộ trong vòng 45 ngày và, trong mọi trường hợp, không muộn hơn 60 ngày sau ngày thành lập hội đồng trọng tài. Một Bên có thể đệ trình văn bản yêu cầu, bao gồm cả các ý kiến, tới hội đồng trọng tài để xem xét lại các khía cạnh chính xác của báo cáo sơ bộ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày có thông báo về báo cáo sơ bộ.

4. Sau khi xem xét văn bản yêu cầu của các Bên, bao gồm cả các ý kiến của các Bên đối với báo cáo sơ bộ, hội đồng trọng tài có thể điều chỉnh lại báo cáo và tiến hành rà soát thêm nếu cần thiết.

ĐIỀU 15.11

Báo cáo Cuối cùng

1. Hội đồng trọng tài phải đưa ra báo cáo cuối cùng tới các Bên và tới Ủy ban Thương mại trong vòng 120 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài. Trường hợp nhận thấy không thể kịp thời hạn để đưa ra báo cáo cuối cùng, chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ thông báo bằng văn bản tới các Bên và Ủy ban Thương mại nêu rõ lý do của việc chậm trễ đó và thời gian dự định đưa ra báo cáo cuối cùng. Trong mọi trường hợp, báo cáo cuối cùng phải được đưa ra không muộn hơn 150 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài.

2. Trong các trường hợp khấn cấp, bao gồm các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa hoặc dịch vụ theo mùa vụ, hội đồng trọng tài sẽ nỗ lực đưa ra báo cáo cuối cùng trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài. Trong mọi trường hợp, báo cáo cuối cùng phải được đưa ra không muộn hơn 75 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài.

3. Báo cáo cuối cùng phải bao gồm đầy đủ các nội dung đã thảo luận tại giai đoạn báo cáo sơ bộ, và phải thể hiện rõ ràng bình luận bởi các Bên.

TIỂU MỤC 2

TUÂN THỦ

ĐIỀU 15.12

Tuân thủ báo cáo cuối cùng

Bên bị kiện sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ kịp thời và thiện chí báo cáo cuối cùng.

ĐIỀU 15.13

Khoảng Thời gian Hợp lý của việc Tuân thủ

1. Trường hợp việc tuân thủ ngay lập tức không thể thực hiện được, các Bên sẽ nỗ lực thỏa thuận với nhau về thời gian tuân thủ báo cáo cuối cùng. Trong trường hợp này, Bên bị kiện sẽ, không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo cuối cùng, thông báo cho Bên khởi kiện và Ủy ban Thương mại về thời gian mà Bên đó cần có để tuân thủ (sau đây gọi tắt là “khoảng thời gian hợp lý”).

2. Trường hợp các Bên không thỏa thuận được về khoảng thời gian hợp lý để tuân thủ báo cáo cuối cùng, trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên bị kiện theo quy định tại khoản 1, Bên khởi kiện phải gửi yêu cầu bằng văn bản lên hội đồng trọng tài được thành lập theo quy định tại Điều 15.7 (Thành lập hội đồng trọng tài) (sau đây gọi tắt là “hội đồng trọng tài ban đầu”) để xác định khoảng thời gian hợp lý. Yêu cầu đó sẽ được thông báo tới Bên bị kiện và sao gửi Ủy ban Thương mại.

3. Hội đồng trọng tài phải thông báo phán quyết của mình về khoảng thời gian hợp lý tới các Bên và Ủy ban Thương mại trong vòng 20 ngày kể từ ngày đệ trình yêu cầu theo quy định tại khoản 2.

4. Bên bị kiện phải thông báo bằng văn bản tới Bên khởi kiện về tiến trình tuân thủ của Bên bị kiện đối với báo cáo cuối cùng ít nhất 30 ngày trước khi kết thúc khoảng thời gian hợp lý.

5. Các Bên có thể thỏa thuận gia hạn khoảng thời gian hợp lý.

ĐIỀU 15.14

Rà soát các Biện pháp đã Thực hiện để Tuân thủ Báo cáo Cuối cùng

1. Bên bị kiện phải thông báo tới Bên khởi kiện và Ủy ban Thương mại trước khi kết thúc khoảng thời gian hợp lý về các biện pháp đã được thực hiện để tuân thủ báo cáo cuối cùng.

2. Trường hợp các Bên không thỏa thuận được về sự tồn tại hoặc tính nhất quán của bất kỳ biện pháp nào đã được thực hiện để tuân thủ các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi) và đã được thông báo theo quy định tại khoản 1, Bên khởi kiện có thể gửi yêu cầu bằng văn bản, tới hội đồng trọng tài ban đầu để quyết định về vấn đề này. Yêu cầu đó phải được thông báo tới Bên bị kiện và sao gửi Ủy ban Thương mại. Bên khởi kiện trong văn bản yêu cầu của mình phải chỉ ra biện pháp cụ thể đang tranh chấp, và giải thích các biện pháp đó không nhất quán với các quy định nêu tại Điều 15.2 (Phạm vi) như thế nào một cách đầy đủ để làm rõ cơ sở pháp lý của việc khiếu nại.

3. Hội đồng trọng tài phải thông báo phán quyết của mình tới các Bên và Ủy ban Thương mại trong vòng 45 ngày kể từ ngày đệ trình yêu cầu theo quy định tại khoản 2.

ĐIỀU 15.15

Biện pháp khắc phục tạm thời trong trường hợp không tuân thủ

1. Trường hợp Bên bị kiện không thông báo cho Bên khởi kiện và Ủy ban Thương mại về các biện pháp được thực hiện để tuân thủ báo cáo cuối cùng trước khi kết thúc khoảng thời gian hợp lý, hoặc trường hợp hội đồng trọng tài phán quyết rằng không có biện pháp nào được thực hiện để tuân thủ theo báo cáo đó hoặc biện pháp đã được thông báo theo khoản 1 của Điều 15.14 (Rà soát các biện pháp đã thực hiện để tuân thủ báo cáo cuối cùng) không phù hợp với các nghĩa vụ của Bên bị kiện theo quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi), Bên bị kiện phải, nếu có yêu cầu của Bên khởi kiện và sau khi tham vấn với Bên khởi kiện, đưa ra một đề nghị về việc bồi thường.

2. Trường hợp Bên khởi kiện quyết định không yêu cầu một đề nghị về bồi thường, hoặc trường hợp yêu cầu đó được đưa ra, nếu các Bên không thỏa thuận được việc bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc khoảng thời gian hợp lý hoặc từ khi các phán quyết của hội đồng trọng tài theo quy định tại Điều 15.14 (Rà soát các Biện pháp đã Thực hiện để Tuân thủ Báo cáo Cuối cùng) chỉ ra không có biện pháp nào được thực hiện để tuân thủ báo cáo cuối cùng hoặc biện pháp đã thực hiện không phù hợp với các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi), thì Bên khởi kiện có quyền phép, bằng việc thông báo tới Bên còn lại và tới Ủy ban Thương mại, tạm ngừng các nghĩa vụ phát sinh từ các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi) ở mức độ tương đương với mức độ vi phạm hoặc mức độ thiệt hại. Việc thông báo sẽ chỉ rõ mức độ tạm ngừng các nghĩa vụ. Bên khởi kiện có thể thực hiện việc tạm ngừng bất cứ lúc nào sau khi hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bên bị kiện nhận được thông báo, trừ khi Bên bị kiện đã gửi yêu cầu lên trọng tài theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp Bên bị kiện xét thấy mức độ tạm ngừng các nghĩa vụ là không phù hợp với mức độ vi phạm hoặc mức độ thiệt hại, Bên bị kiện có thể gửi yêu cầu bằng văn bản tới hội đồng trọng tài ban đầu để đưa ra phán quyết về vấn đề này. Yêu cầu đó sẽ được thông báo tới Bên khởi kiện và sao gửi Ủy ban Thương mại trước khi kết thúc thời hạn 10 ngày được quy định tại khoản 2. Hội đồng trọng tài ban đầu sẽ thông báo phán quyết về mức độ tạm ngừng các nghĩa vụ tới các Bên và Ủy ban Thương mại trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu cầu được đệ trình. Các nghĩa vụ phải không được tạm ngừng cho đến khi hội đồng trọng tài ban đầu thông báo về phán quyết của mình, và bất cứ việc tạm ngừng nào cũng phải phù hợp với phán quyết đó.

4. Việc tạm ngừng các nghĩa vụ và việc bồi thường là tạm thời và không được áp dụng sau khi:

(a) các Bên đã đạt được giải pháp đồng thuận theo Điều 15.19 (Giải pháp Đồng thuận); hoặc

(b) các Bên đồng ý rằng biện pháp được thông báo theo khoản 1 Điều 15.14 (Rà soát các Biện pháp đã Thực hiện để tuân thủ Báo cáo Cuối cùng) giúp Bên bị kiện tuân thủ các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi); hoặc

(c) bất kỳ biện pháp nào được chỉ ra rằng không phù hợp với các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi) đã được loại bỏ hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các quy định đó, như phán quyết được đưa ra theo quy định tại khoản 3 Điều 15.14 (Rà soát các Biện pháp đã Thực hiện để Tuân thủ báo cáo cuối cùng).

ĐIỀU 15.16

Rà soát Biện pháp đã Thực hiện để Tuân thủ Sau khi Thông qua các Biện pháp khắc phục Tạm thời đối với việc không Tuân thủ

1. Bên bị kiện phải thông báo cho Bên khởi kiện và Ủy ban Thương mại về các biện pháp đã thực hiện để tuân thủ báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài sau khi tạm ngừng các nghĩa vụ hoặc sau khi áp dụng việc bồi thường, tùy từng trường hợp cụ thể. Ngoại trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2, Bên khởi kiện phải chấm dứt việc tạm ngừng các nghĩa vụ trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp việc bồi thường đã được áp dụng, và trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, Bên bị kiện có thể chấm dứt việc áp dụng biện pháp bồi thường đó trong vòng 30 ngày kể từ khi Bên bị kiện thông báo đã tuân thủ theo báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài.

2. Trường hợp các Bên không đạt được thỏa thuận rằng liệu các biện pháp được thông báo có giúp Bên bị kiện tuân thủ các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi) hay không, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Bên khởi kiện phải gửi yêu cầu bằng văn bản tới hội đồng trọng tài ban đầu để đưa ra phán quyết về vấn đề đó. Yêu cầu đó phải được thông báo tới Bên bị kiện và sao gửi Ủy ban Thương mại.

3. Phán quyết của hội đồng trọng tài phải được thông báo tới các Bên và Ủy ban Thương mại trong vòng 45 ngày kể từ ngày yêu cầu đó được đệ trình. Trường hợp hội đồng trọng tài phán quyết rằng các biện pháp đã được thông báo tuân thủ các quy định tại Điều 15.2 (Phạm vi), việc tạm ngừng các nghĩa vụ hoặc bôi thường, tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ được chấm dứt. Trường hợp có liên quan, mức độ tạm ngừng các nghĩa vụ hoặc bồi thường sẽ được tính toán phù hợp dựa trên phán quyết của hội đồng trọng tài.

TIỂU MỤC 3

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 15.17

Thay thế Trọng tài viên

Trường hợp trong quy trình tố tụng trọng tài, hội đồng trọng tài ban đầu, hoặc một trong số các trọng tài viên không thể tham gia, từ bỏ, hoặc cần phải được thay thế do thành viên đó không tuân thủ theo các yêu cầu của Quy tc ng xử tại Phụ lục 15-B (Quy tắc Ứng xử của Trọng tài viên và Hòa giải viên), các thủ tục quy định tại Điều 15.7 (Thành lập Hội đồng Trọng tài) sẽ được áp dựng. Thời hạn của việc thông báo về các báo cáo và phán quyết, tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ được kéo dài thêm 20 ngày.

ĐIỀU 15.18

Tạm ngừng và Chấm dứt Quy trình Tố tụng Trọng tài

1. Theo yêu cầu của cả hai Bên, hội đồng trọng tài phải tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian mà các Bên thỏa thuận, nhưng không quá 12 tháng liên tiếp. Hội đồng trọng tài phải tiếp tục công việc trước khi kết thúc thời hạn tạm ngừng khi có yêu cầu bằng văn bản của cả hai Bên. Các Bên cũng sẽ đồng thời thông báo tới Ủy ban Thương mại về yêu cầu đó. Hội đồng trọng tài cũng có thể tiếp tục công việc tại thời điểm kết thúc thời hạn tạm ngừng khi có yêu cầu bằng văn bản của một trong các Bên. Bên gửi yêu cầu này cũng phải đồng thời thông báo cho Ủy ban Thương mại và Bên còn lại. Trường hợp một Bên không yêu cầu hội đồng trọng tài hoạt động lại vào thời điểm kết thúc thời hạn tạm ngừng, thẩm quyền của hội đồng trọng tài sẽ tạm ngừng và quy trình tố tụng sẽ chấm dứt. Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động của hội đồng trọng tài, khoảng thời gian quy định tại các điều khoản liên quan của Chương này phải được gia hạn thêm bằng thời gian mà hoạt động của hội đồng trọng tài bị tạm ngừng. Việc tạm ngừng và chấm dứt hoạt động của hội đồng trọng tài không ảnh hưởng tới quyền của các Bên trong các quy trình tố tụng tiếp theo liên quan đến Điều 15.24 (Lựa chọn diễn đàn giải quyết tranh chấp).

2. Các Bên có thể thỏa thuận để chấm dứt quy trình tố tụng của hội đồng trọng tài bằng việc cùng thông báo cho chủ tịch hội đồng trọng tài và Ủy ban Thương mại tại bất kỳ thời điểm nào trước khi đưa ra báo cáo cuối cùng của hội đồng trọng tài.

ĐIỀU 15.19

Giải pháp Đồng thuận

Các Bên có thể đạt được một giải pháp đồng thuận về tranh chấp theo quy định của Chương này bất cứ lúc nào. Các Bên phải cùng nhau gửi thông báo về giải pháp này tới Ủy ban Thương mại và chủ tịch hội đồng trọng tài, nếu phù hợp. Trường hợp giải pháp này đòi hỏi phải phê chuẩn theo quy định trong nước liên quan của một trong các Bên, thông báo về giải pháp đó sẽ đề cập đến yêu cầu này và thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ bị tạm ngừng. Trường hợp giải pháp đó không cần thiết phải phê chuẩn, hoặc trường hợp có thông báo việc đã hoàn thành các thủ tục trong nước, thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được kết thúc.

ĐIỀU 15.20

Thông tin và Tư vấn kỹ thuật

Khi có yêu cầu của một Bên hoặc theo sáng kiến của hội đồng trọng tài, hội đồng trọng tài có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin được cho là cần thiết đối với quy trình tố tụng từ bất kỳ nguồn nào, bao gồm cả các Bên liên quan đến tranh chấp. Hội đồng trọng tài cũng có quyền tham vấn ý kiến chuyên gia, nếu xét thấy cần thiết. Hội đồng trọng tài phải tham vấn các Bên trước khi chọn các chuyên gia để xin ý kiến. Các thông tin thu được theo quy định tại Điều này phải được công bố và gửi cho các Bên để lấy ý kiến trong khoảng thời gian quy định bởi hội đồng trọng tài.

ĐIỀU 15.21

Các quy tắc diễn giải

Hội đồng trọng tài phải diễn giải các quy định được đề cập tại Điều 15.2 (Phạm vi) phù hợp với các quy tắc tập quán trong việc diễn giải công pháp quốc tế, bao gồm cả các quy tắc được pháp điển hóa trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế, ký tại Viên ngày 23 tháng 5 năm 1969. Hội đồng trọng tài cũng phải xem xét các diễn giải liên quan tại các báo cáo của các hội đồng và Cơ quan phúc thẩm được thông qua bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO theo Phụ lục 2 của Hiệp định WTO. Các báo cáo và phán quyết của hội đồng trọng tài không được làm phát sinh thêm hoặc giảm bớt quyền và nghĩa vụ của các Bên được quy định trong Hiệp định này.

ĐIỀU 15.22

Quyết định và Phán quyết của Hội đồng trọng tài

1. Hội đồng trọng tài phải nỗ lực để đưa ra các quyết định theo nguyên tắc đồng thuận. Trong trường hợp một quyết định không thể thông qua theo nguyên tắc đồng thuận, quyết định đó sẽ được thông qua theo nguyên tắc bỏ phiếu lấy đa số. Trong mọi trường hợp, ý kiến phản đối của các trọng tài viên sẽ không được công bố.

2. Các báo cáo và phán quyết của hội đồng trọng tài phải được các Bên chấp thuận vô điều kiện. Các báo cáo và phán quyết này phải không tạo ra bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào đối với các thể nhân hoặc pháp nhân. Các báo cáo và phán quyết phải đưa ra kết luận về các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các quy định liên quan theo Điều 15.2 (Phạm vi) và cơ sở lý luận của các phán quyết và kết luận đó. Ủy ban Thương mại phải công bố công khai toàn bộ các báo cáo và phán quyết của hội đồng trọng tài trong vòng 10 ngày kể từ ngày đưa ra báo cáo, trừ khi Ủy ban Thương mại quyết định không công bố công khai để bảo vệ các thông tin mật.

MỤC D. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

ĐIỀU 15.23

Danh sách Trọng tài viên

1. Không muộn hơn sáu tháng sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Ủy ban Thương mại phải lập một danh sách có ít nhất 15 cá nhân sẵn sàng và có khả năng để làm trọng tài viên. Danh sách này bao gồm ba danh sách phụ:

(a) một danh sách của Liên minh;

(b) một danh sách của Việt Nam; và

(c) một danh sách các cá nhân không phải công dân của các Bên và không có hộ khẩu thường trú tại các Bên để chọn làm chủ tịch của hội đồng trọng tài.

2. Mỗi danh sách phụ trên phải bao gồm ít nhất năm cá nhân, Ủy ban Thương mại phải đảm bảo duy trì số người tối thiểu trong các danh sách ở mức độ này.

3. Các trọng tài viên phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về luật và thương mại quốc tế. Các trọng tài viên phải độc lập, làm đúng vị trí của mình và không nhận chỉ đạo từ bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào, hoặc không liên quan đến chính phủ của các Bên, và phải tuân thủ Quy tắc ứng xử tại Phụ lục 15-B (Quy tắc Ứng xử của trọng tài viên và Hòa giải viên).

4. Ủy ban Thương mại có thể lập một danh sách bổ sung với 10 cá nhân có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể được quy định tại Hiệp định này. Tùy thuộc vào thỏa thuận của các Bên, danh sách bổ sung đó phải được sử dụng cho việc thành lập hội đồng trọng tài theo các thủ tục quy định tại Điều 15.7 (Thành lập Hội đồng Trọng tài).

ĐIỀU 15.24

Lựa chọn diễn đàn giải quyết tranh chấp

1. Việc viện dẫn các quy định về giải quyết tranh chấp theo Chương này sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động nào trong khuôn khổ WTO, bao gồm cả hoạt động giải quyết tranh chấp, hoặc bất cứ hiệp định quốc tế nào khác mà cả hai Bên cùng là thành viên.

2. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, một Bên không được, bằng một biện pháp cụ thể, đòi bồi thường vì vi phạm nghĩa vụ tương đương đáng kể theo Hiệp định này và Hiệp định WTO hoặc các hiệp định quốc tế khác mà cả hai Bên cùng là thành viên trong các diễn đàn liên quan. Khi quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp đã được khởi động, Bên này sẽ không được đòi bi thường vì vi phạm nghĩa vụ tương đương đáng k tại các diễn đàn khác trong khuôn khổ các hiệp định khác, trừ trường hợp diễn đàn được lựa chọn đầu tiên vì lý do thủ tục và thẩm quyền không đưa ra được các kết luận về việc khiếu kiện đòi bồi thường đối với nghĩa vụ đó.

3. Vì các mục đích của Điều này:

(a) quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp theo Hiệp định WTO được xem là khởi động bởi yêu cầu của một Bên đối với việc thành lập ban hội thẩm theo Điều 6 của Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết Tranh chấp của WTO;

(b) quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp theo Chương này được xem là khởi động bởi yêu cầu của một Bên đối với việc thành lập một hội đồng trọng tài theo theo khoản 1 Điều 15.5 (Khởi động Thủ tục Trọng tài);

(c) quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp theo bất cứ hiệp định quốc tế nào khác được xem là khởi động trên cơ sở quy định tại hiệp định đó.

4. Hiệp định này không ngăn cản một Bên thực hiện việc tạm ngừng các nghĩa vụ được cho phép bởi Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO. Hiệp định WTO sẽ không được viện dẫn để ngăn cản một Bên tạm ngừng các nghĩa vụ theo quy định của Chương này.

ĐIỀU 15.25

Thời hạn

1. Mọi thời hạn quy định tại Chương này, bao gồm cả thời hạn cho việc hội đồng trọng tài thông báo các báo cáo và phán quyết, phải được tính theo ngày dương lịch kể từ ngày tiếp theo hoạt động hoặc tiếp theo sự việc thực tế mà thời hạn đó đề cập tới, trừ khi có quy định khác.

2. Bất cứ thời hạn nào được đề cập tại Chương này đều có thể được các Bên tranh chấp thống nhất điều chỉnh. Bất cứ lúc nào, hội đồng trọng tài có thể đề xuất các Bên điều chỉnh bất kỳ thời hạn nào được đề cập tại Chương này, đồng thời nêu rõ lý do của đề xuất đó.

ĐIỀU 15.26

Rà soát và Sửa đổi

Ủy ban Thương mại có thể quyết định rà soát và sửa đổi các Phụ lục 15-A (Quy tắc tố tụng trọng tài), 15-B (Quy tắc ứng xử của trọng tài viên và hòa giải viên), và 15-C (Cơ chế hòa giải).

CHƯƠNG 16

HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

ĐIỀU 16.1

Mục tiêu và phạm vi

1. Các Bên khẳng định tầm quan trọng của hợp tác và nâng cao năng lực cho việc thực thi hiệu quả Hiệp định này, qua đó hỗ trợ việc tiếp tục mở rộng và tạo các cơ hội mới về thương mại và đầu tư giữa các Bên.

2. Các Bên cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, có tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Hợp tác đó sẽ thúc đẩy phát triển bền vững ở tất cả các khía cạnh, bao gồm tăng trưởng bền vững và giảm nghèo.

3. Chương này áp dụng đối với tất cả các quy định về hợp tác của Hiệp định này.

ĐIỀU 16.2

Các lĩnh vực và biện pháp hợp tác

1. Các Bên thừa nhận việc hợp tác sẽ được thực hiện dựa trên khuôn khổ pháp lý và thể chế hiện có và tuân thủ các quy tắc và thủ tục điều chỉnh quan hệ giữa các Bên.

2. Để đạt được các mục tiêu đề ra tại Điều 16.1 (Mục tiêu và phạm vi), các Bên nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc hợp tác trong các lĩnh vực sau:

(a) hội nhập và hợp tác khu vực;

(b) thuận lợi hóa thương mại;

(c) các quy định và chính sách thương mại;

(d) nông, ngư, lâm nghiệp liên quan đến thương mại;

(e) phát triển bền vững, đặc biệt về khía cạnh môi trường và lao động;

(f) doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(g) các lĩnh vực khác nêu tại các Chương của Hiệp định này; và

(h) các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm liên quan đến Hiệp định này.

3. Việc hợp tác giữa các Bên phải được thực hiện chủ yếu qua việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất, cũng như hợp tác về chính sách. Khi thích hợp, các hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo, các nghiên cứu, h trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực có thể được xem xét.

4. Các Bên thừa nhận vai trò tiềm năng, quan trọng của khu vực tư nhân trong việc hợp tác và phải hỗ trợ sự tham gia của khu vực này để góp phần tối đa hóa lợi ích của Hiệp định này đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

ĐIỀU 16.3

Phúc lợi động vật

Các Bên nhất trí hợp tác về phúc lợi động vật khi cần thiết, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực đối với sự phát triển các tiêu chuẩn phúc lợi động vật. Vì mục đích của Điều này, các Bên sẽ tham vấn Ủy ban các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách).

ĐIỀU 16.4

Cơ chế thể chế

1. Các vấn đề hợp tác phải được thảo luận tại các Ủy ban chuyên trách có liên quan, được thành lập theo theo Điều 17.2 (Các Ủy ban Chuyên trách). Đối với các lĩnh vực hợp tác không thuộc Ủy ban cụ thể nào, các vấn đề đó phải được thảo luận tại Ủy ban Thương mại.

2. Mỗi Bên sẽ chỉ định một đầu mối liên lạc thuộc cơ quan quản lý của Bên đó để phối hợp với Bên kia trong các vấn đề liên quan đến việc thực thi Chương này.

CHƯƠNG 17

CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ THỂ CHẾ, CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

ĐIỀU 17.1

Ủy ban Thương mại

1. Các Bên theo đây thành lập Ủy ban Thương mại gồm đại diện của các Bên.

2. Ủy ban Thương mại phải họp một năm một lần, trừ khi Ủy ban Thương mại quyết định khác, hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của một Bên. Các cuộc họp của Ủy ban Thương mại phải diễn ra luân phiên tại Liên minh Châu Âu và tại Việt Nam, trừ khi các Bên thống nhất khác. Ủy ban Thương mại phải được đồng chủ tọa bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy của Ủy ban Châu Âu phụ trách về Thương mại, hoặc đại diện tương ứng của mỗi Bên. Ủy ban Thươmg mại phải thỏa thuận về lộ trình và chương trình làm việc.

3. Ủy ban Thương mại sẽ:

(a) đảm bảo rằng Hiệp định này được vận hành một cách chuẩn xác;

(b) giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi và áp dụng Hiệp định này, và thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu chung của Hiệp định;

(c) giám sát và điều phối công việc của tất cả các Ủy ban chuyên trách, các nhóm công tác và các cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định này, đề xuất với các cơ quan đó bất kỳ hoạt động cần thiết nào, và đánh giá và thông qua các quyết định theo quy định của Hiệp định này liên quan đến mọi vấn đề mà các cơ quan này đệ trình lên Ủy ban Thương mại;

(d) xem xét cách thức thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa các Bên;

(e) không ảnh hưởng tới Chương 15 (Giải quyết Tranh chấp), tìm kiếm cách thức giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong những lĩnh vực được quy định tại Hiệp định này, hoặc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này; và

(f) xem xét bất kỳ vấn đề về lợi ích nào khác liên quan đến các lĩnh vực được quy định trong Hiệp định này.

4. Ủy ban Thương mại, phù hợp với các quy định liên quan tại Hiệp định này, có thể:

(a) quyết định thành lập các Ủy ban chuyên trách, các nhóm công tác hoặc các cơ quan khác, quyết định phân công trách nhiệm cho các cơ quan này để hỗ trợ Ủy ban Thương mại trong việc thực thi các nhiệm vụ của mình và quyết định giải tán các cơ quan này; Ủy ban Thương Mại sẽ xác định cơ cấu, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Ủy ban chuyên trách, các nhóm công tác hoặc các cơ quan khác do Ủy ban Thương mại thành lập;

(b) thảo luận về các vấn đề thuộc phạm vi Hiệp định này với tất cả các bên có lợi ích liên quan bao gồm khu vực tư nhân, các đối tác xã hội, và các tổ chức xã hội dân sự;

xem xét và đề xuất với các Bên việc sửa đổi Hiệp định này hoặc, trong trường hợp được quy định cụ thể tại Hiệp định này, sửa đổi bằng cách ra quyết định, các điều khoản của Hiệp định này;

(c) thông qua diễn giải về các điều khoản của Hiệp định này, mà sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các Bên và với mọi cơ quan được thành lập theo Hiệp định này, bao gồm cả các hội đồng trọng tài được đề cp tại Chương 15 (Giai quyết Tranh chấp);

(d) thông qua các quyết định hoặc đưa ra các khuyến nghị như được quy định tại Hiệp định này;

(e) thông qua các quy định về thủ tục của mình; và

(f) thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác để thực thi chức năng của mình theo Hiệp định này.

5. Ủy ban Thương mại sẽ thông báo cho Ủy ban Hỗn hợp được thành lập theo Hiệp định Đối tác và Hợp tác như là một phần của khuôn khổ thể chế chung trong các hoạt động của Ủy ban Thương mại và của các Ủy ban chuyên biệt của Ủy ban Thương mại, khi có liên quan, tại các buổi họp thường kỳ của Ủy ban Hỗn hợp.

ĐIỀU 17.2

Các Ủy ban Chuyên trách

1. Các Ủy ban chuyên trách sau đây được thành lập trực thuộc Ủy ban Thương mại:

(a) Ủy ban Thương mại Hàng hóa;

(b) Ủy ban Hải quan;

(c) Ủy ban Các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Động, thực vật;

(d) Ủy ban Đầu tư, Thương mại Dịch vụ, Thương mại Điện tử và Mua sắm của Chính phủ;

(e) Ủy ban Thương mại và Phát triển Bền vững.

2. Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Ủy ban chuyên trách nêu tại khoản 1 được quy định tại các chương liên quan và tại các nghị định thư kèm theo Hiệp định này, và có thể được sửa đổi, nếu cần thiết, bằng quyết định của Ủy ban Thương mại.

3. Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định này hoặc do các Bên thống nhất khác, các Ủy ban chuyên trách phải họp mỗi năm một lần. Các Ủy ban chuyên trách cũng phải họp theo yêu cầu của một trong hai Bên hoặc của Ủy ban Thương mại. Các Ủy ban chuyên trách phải được đồng chủ tọa bởi đại diện của Liên minh và Việt Nam ở cấp độ phù hợp. Các phiên họp phải diễn ra luân phiên tại Liên minh hoặc Việt Nam, hoặc bằng bất kỳ phương thức trao đổi nào khác phù hợp mà các Bên đồng ý. Các Ủy ban chuyên trách phải thỏa thuận về lộ trình và chương trình họp theo phương thức đồng thuận. Mỗi Ủy ban chuyên trách có thể tự quyết định quy định về thủ tục làm việc của riêng mình, trong trường hợp không có quy định về thủ tục riêng thì quy định về thủ tục của Ủy ban Thương mại sẽ được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

4. Các Ủy ban chuyên trách có thể đệ trình các đề xuất về quyết định để Ủy ban Thương mại thông qua hoặc có thể ra quyết định nếu Hiệp định này có quy định.

5. Theo yêu cầu của một Bên, hoặc dựa trên đề xuất từ một Ủy ban chuyên trách có liên quan, hoặc khi chuẩn bị cho một thảo luận tại Ủy ban Thương mại, Ủy ban Thương mại Hàng hóa có thể giải quyết ra những vấn đề phát sinh liên quan đến các lĩnh vực hải quan và các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, nếu việc đó có thể hỗ trợ việc giải quyết vấn đề mà Ủy ban chuyên trách liên quan không giải quyết được.

6. Các Ủy ban chuyên trách phải thông báo cho Ủy ban Thương mại về lộ trình và nội dung làm việc một cách đầy đủ trước khi diễn ra các phiên họp và sẽ báo cáo Ủy ban Thương mại các kết quả và kết luận của mỗi phiên họp. Sự tồn tại của một Ủy ban chuyên trách sẽ không ngăn cản một Bên trc tiếp đưa bất kỳ vấn đề nào trực tiếp lên Ủy ban Thương mại.

ĐIỀU 17.3

Các nhóm công tác

1. Các nhóm công tác sau đây được thành lập trực thuộc Ủy ban Thương mại Hàng hóa:

(a) Nhóm công tác về Quyền Sở hữu Trí tuệ, bao gồm Chỉ dẫn Địa lý;

(b) Nhóm công tác về Phương tiện Vận tải Cơ giới và Phụ tùng.

2. Ủy ban Thương mại có thể quyết định thành lập các nhóm công tác khác với các nhiệm vụ cụ thể hoặc theo lĩnh vực cụ thể.

3. Ủy ban Thương mại sẽ xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và phạm vi công việc của các nhóm công tác.

4. Trừ khi hai Bên có thống nhất khác, các nhóm công tác phải họp mỗi năm một lần. Các nhóm công tác phải họp theo yêu cầu của một Bên hoặc của Ủy ban Thương mại. Các nhóm công tác phải được đồng chủ trì, ở cấp độ phù hợp, bởi các đại diện của Liên Minh và của Việt Nam. Các phiên họp phải được tổ chức luân phiên tại Liên minh hoặc tại Việt Nam, hoặc bằng bất kỳ hình thức trao đổi phù hợp nào được các Bên thống nhất. Các nhóm công tác phải thỏa thuận về lộ trình làm việc và thiết lập chương trình làm việc của nhóm theo phương thức đồng thuận. Các nhóm công tác có thể thỏa thuận về các quy tắc làm việc riêng của nhóm, trong trường hợp không có quy tắc làm việc riêng thì quy tắc làm việc của Ủy ban Thương mại sẽ được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

5. Các nhóm công tác phải thông báo đầy đủ cho các Ủy ban chuyên trách liên quan về lộ trình và chương trình làm việc trước các phiên họp. Các nhóm công tác sẽ báo cáo các hoạt động của nhóm tại mỗi phiên họp thường kỳ cho các Ủy ban chuyên trách có liên quan. Sự tồn tại của một nhóm công tác sẽ không ngăn cản một Bên đưa trực tiếp bất kỳ vấn đề nào lên Ủy ban Thương mại hoặc các Ủy ban chuyên trách có liên quan.

ĐIỀU 17.4

Việc ra Quyết định của Ủy ban Thương mại

1. Để đạt được những mục tiêu của Hiệp định này, Ủy ban Thương mại phải có thẩm quyền ra quyết định trong các trường hợp quy định tại Hiệp định. Các quyết định được đưa ra sẽ có tính ràng buộc thực hiện giữa các Bên và các Bên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để thực thi các quyết định đó.

2. Ủy ban Thương mại có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp với các Bên.

3. Mọi quyết định và khuyến nghị của Ủy ban Thương mại sẽ được đưa ra dựa trên nguyên tắc đồng thuận.

ĐIỀU 17.5

Sửa đổi

1. Các Bên có thể sửa đổi Hiệp định này. Sửa đổi phải có hiệu lực sau khi các Bên trao đổi thông báo bằng văn bản xác nhận rằng đã hoàn thành các thủ tục và yêu cầu pháp lý trong nước như được quy định tại Điều 17.16 (Hiệu lực).

2. Mặc dù được quy định tại khoản 1, Ủy ban Thương mại có thể quyết định sửa đổi Hiệp định này trong trường hợp có quy định cụ thể tại Hiệp định này. Các Bên phải thông qua quyết định của Ủy ban Thương mại phù hợp với các thủ tục pháp lý trong nước của bên mình.

3. Mặc dù được quy định tại khoản 1, danh sách các cơ quan được liệt kê từ Mục A (Các Cơ quan cấp Trung ương) tới Mục C (Các cơ quan khác) của Phụ lục 9-A (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh) và Phụ lục 9-B (Phạm vi điều chỉnh của chương Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 9.20 (Sửa đổi và Điều chỉnh Phạm vi) và Điều 9.23 (Ủy ban về Đầu tư, Thương mại Dịch vụ, Thương mại Điện tử và Mua sắm của Chính phủ).

ĐIỀU 17.6

Mở rộng quy định pháp luật của WTO

Nếu bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định WTO được các Bên tích hợp vào Hiệp định này bị sửa đổi thì các Bên phải tham vấn với nhau để tìm giải pháp đồng thuận thỏa đáng, nếu cần thiết. Từ kết quả của việc rà soát đó, Ủy ban Thương mại có thể sửa đổi Hiệp định này một cách tương ứng.

ĐIỀU 17.7

Các Biện pháp Thuế

1. Không điều khoản nào trong Hiệp định ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của Liên minh hay một trong các quốc gia thành viên Liên minh hay của Việt Nam theo các hiệp định thuế giữa các quốc gia thành viên Liên minh với Việt Nam. Trong trường hợp có sụ không thống nhất giữa Hiệp định này và bất kỳ hiệp định thuế nào nói trên, hiệp định thuế đó phải được ưu tiên áp dụng trong phạm vi của nội dung không thống nhất đó.

2. Không điều khoản nào trong Hiệp định này được giải thích để ngăn cản các Bên khỏi việc phân biệt, trong khi áp dụng các điều khoản liên quan trong hệ thống pháp luật về tài chính của Bên đó, giữa những người chịu thuế không có cùng tình trạng, cụ thể là địa điểm cư trú hoặc địa điểm đầu tư vốn.

3. Không điều khoản nào trong Hiệp định này được giải thích để ngăn cản việc thông qua hoặc thi hành bất kỳ biện pháp nào nhằm ngăn cản sự tránh thuế hoặc trốn thuế theo các quy định về thuế tại các hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc các thỏa thuận về thuế khác hoặc theo quy định pháp luật nội địa về tài chính quốc gia.

ĐIỀU 17.8

Tài khoản Vãng lai

Các Bên phải cho phép các khoản thanh toán hay chuyển tiền liên quan tới các giao dịch của tài khoản văng lai trong cán cân thanh toán giữa các Bên trong phạm vi áp dụng của Hiệp định này, đặc biệt là liên quan đến các cam kết cụ thể của từng Bên theo Tiểu Mục 6 (Dịch vụ Tài chính) Mục E (Khuôn khổ Pháp lý) của Chương 8 (Tự do hóa Đầu tư, Thương mại Dịch vụ và Thương mại Điện tử), thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với các quy định tại Các điều khoản của Hiệp định của Tổ chức Tiền Tệ Quốc tế, nếu có thể.

ĐIỀU 17.9

Di chuyển vốn

1. Đối với các giao dịch về tài khoản vốn và tài chính trong cán cân thanh toán, các Bên không được áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với việc tự do di chuyển vốn liên quan đến các khoản đầu tư được tự do hóa phù hợp với Mục B (Tự do hóa Đầu tư) của Chương 8 (Tự do hóa Đầu tư, Thương mại Dịch vụ và Thương mại Điện tử).

2. Các Bên phải tham vấn với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển vốn giữa các Bên nhằm tăng cường thương mại và đầu tư.

ĐIỀU 17.10

Áp dụng Luật và các Quy định liên quan đến Di chuyển vốn, Thanh toán hoặc Chuyển tiền

Điều 17.8 (Tài khoản Vãng lai) và 17.9 (Di chuyển vốn) không được ngăn cản một Bên áp dụng một cách công bằng, không phân biệt đối xử và không tạo ra hạn chế trá hình đối với thương mại và đầu tư, các luật và quy định liên quan đến:

(a) phá sản, mất khả năng thanh toán, phục hồi và cơ cấu lại ngân hàng, bảo vệ quyền của người gửi tiền, hoặc giám sát các tổ chức tài chính;

(b) cấp, mua bán hoặc giao dịch các công cụ tài chính;

(c) báo cáo tài chính hoặc lưu trữ sổ sách liên quan đến việc chuyển tiền khi cần thiết nhằm hỗ trợ thực thi pháp luật hoặc hỗ trợ các cơ quan quản lý tài chính có thẩm quyền;

(d) các tội hình sự, các hành vi lừa đảo hoặc gian lận;

(e) đảm bảo việc thực thi các phán quyết của một quy trình tố tụng; hoặc

(f) an ninh xã hội, quỹ hưu trí công hoặc cơ chế tiết kiệm bắt buộc.

ĐIỀU 17.11

Các Biện pháp Tự vệ Tạm thời đối với Di chuyển vốn, Thanh toán hoặc Chuyển tiền

Trong các trường hợp ngoại lệ khi có khó khăn nghiêm trọng đối với việc vận hành liên minh tiền tệ và kinh tế của Liên minh, hoặc khi có khó khăn nghiêm trọng đối với chính sách tỷ giá hối đoái và tiền tệ của Việt Nam, hoặc khi có nguy cơ xảy ra những khó khăn nghiêm trọng đó, Bên liên quan có thể thực hiện các biện pháp tự vệ thực sự cần thiết đối với việc di chuyển vốn, thanh toán hoặc chuyển tiền trong một khoảng thời gian không quá một năm.

ĐIỀU 17.12

Các Biện pháp hạn chế trong trường hợp gặp khó khăn về Cán cân Thanh toán hoặc Tài chính Bên ngoài

1. Khi một Bên gặp khó khăn nghiêm trọng trong cán cân thanh toán hoặc tài chính bên ngoài, hoặc có nguy cơ xảy ra những trường hợp như vậy, Bên đó có thể ban hành hoặc duy trì các biện pháp tự vệ đối với việc di chuyển vốn, thanh toán hoặc chuyển tiền, mà các biện pháp đó sẽ:

(a) không mang tính phân biệt đối xử đối với các nước thứ ba trong tình huống tương tự;

(b) không vượt quá phạm vi cần thiết để cân đối cán cân thanh toán hoặc giải quyết khó khăn tài chính bên ngoài;

(c) phù hợp với các Điều khoản của Hiệp định của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, khi được áp dụng;

(d) tránh thiệt hại không cần thiết đến lợi ích thương mại, kinh tế và tài chính của Bên kia; và

(e) chỉ mang tính tạm thời và được giảm dần theo tiến trình tương ứng với tình hình được cải thiện.

2. Đối với thương mại hàng hóa, mỗi Bên có thể ban hành các biện pháp hạn chế nhằm đảm bảo tình hình tài chính bên ngoài hoặc bảo vệ cán cân thanh toán. Những biện pháp hạn chế này sẽ phù hợp với Hiệp định GATT 1994 và Tài liệu giải thích về các Quy định Cán cân Thanh toán trong Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994.

3. Đối với thương mại dịch vụ hoặc tự do hóa đầu tư, mỗi Bên có thể ban hành các biện pháp hạn chế nhằm đảm bảo tình hình tài chính bên ngoài hoặc bảo vệ cán cân thanh toán. Những biện pháp hạn chế này sẽ tuân theo các điều kiện được đề cập tại Điều XII của GATS.

4. Bên đang duy trì hoặc đã ban hành các biện pháp được đề cập từ khoản 1 tới 3 phải ngay lập tức thông báo cho Bên kia về các biện pháp đó và đưa ra lộ trình xóa bỏ các biện pháp đó sớm nhất có thể.

5. Khi các hạn chế được ban hành hoặc duy trì theo Điều này, việc tham vấn phải được tổ chức ngay lập tức tại Ủy ban về Đầu tư, Thương mại Dịch vụ, Thương mại Điện tử và Mua sắm của Chính phủ trừ khi các tham vấn đó được tổ chức tại các diễn đàn khác. Việc tham vấn sẽ đánh giá tình trạng cán cân thanh toán hoặc tình trạng khó khăn về tài chính bên ngoài là nguyên nhân dẫn tới các biện pháp đó, có tính đến, trong nhiều yếu t khác, các yếu tố sau:

(a) bản chất và phạm vi của những khó khăn;

(b) môi trường thương mại và kinh tế bên ngoài; hoặc

(c) các biện pháp khắc phục thay thế có thể phù hợp.

Việc tham vấn phải chỉ ra sự tuân thủ của các biện pháp hạn chế với các quy định từ khoản 1 đến 3. Mọi kết luận phù hợp về số liệu hay bản chất thực tế mà IMF đưa ra sẽ được chấp nhận và các kết luận sẽ tính đến đánh giá của IMF về tình hình cán cân thanh toán và tài chính bên ngoài của Bên liên quan.

ĐIỀU 17.13

Ngoại lệ An ninh

Hiệp định này không được hiểu là:

(a) yêu cầu một Bên phải cung cấp thông tin mà Bên đó cho rằng việc đưa ra thông tin đó trái với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình;

(b) ngăn cản một Bên tiến hành bất kỳ hành động nào dưới đây mà Bên đó cho rằng cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của mình:

(i) liên quan tới sản xuất hoặc mua bán vũ khí, đạn dược và nguyên nhiên vật liệu dùng cho chiến tranh và liên quan đến việc mua bán các hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu khác và các hoạt động kinh tế được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp vì mục đích cung ứng cho quân đội;

(ii) liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp cho mục đích cung ứng cho quân đội;

(iii) liên quan đến việc tách hoặc làm giàu vật liệu hạt nhân hoặc những vật liệu có chứa hạt nhân; hoặc

(iv) được áp dụng trong thời kỳ chiến tranh hoặc các tình huống khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế;

hoặc

(c) ngăn cản một Bên hành động để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

ĐIỀU 17.14

Tận dụng ưu đãi

Sau một năm kể từ ngày của Hiệp định này có hiệu lực, vào ngày 1 tháng 7 hàng năm, các Bên phải trao đổi về các s liệu nhập khu của năm trước, bao gồm các số liệu theo các dòng thuế, về thương mại hàng hoá ưu đãi và không ưu đãi giữa các Bên.

ĐIỀU 17.15

Công bố Thông tin

1. Không điều khoản nào trong Hiệp định này được giải thích nhằm yêu cầu một Bên công bố các thông tin mật mà gây cản trở việc thi hành pháp luật hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc ảnh hưởng đến lợi ích thương mại hp pháp của các doanh nghiệp công hoặc tư cụ thể, ngoại trừ trường hợp có yêu cu cung cấp thông tin mật từ một hội đng trọng tài trong quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp theo Chương 15 (Giải quyết Tranh chấp). Trong những trường hợp như vậy, hội đồng trọng tài phải đảm bảo rằng các thông tin đó được bảo mật đầy đủ.

2. Khi một Bên đệ trình lên Ủy ban Thương mại hoặc tới các Ủy ban chuyên trách các thông tin được xem là thông tin mật theo quy định của các quy định pháp luật của Bên đó, Bên kia phải bảo mật thông tin đó, trừ khi Bên đệ trình thông tin đồng ý khác đi.

ĐIỀU 17.16

Hiệu lực

1. Hiệp định này phải được các Bên thông qua hoặc phê chuẩn phù hợp với thủ tục pháp lý tương ứng của mỗi Bên.

2. Hiệp định này phải có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau tháng mà các Bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tương ứng để Hiệp định này có hiệu lực. Các Bên có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một ngày khác.

3. Các thông báo phù hợp với khoản 2 phải được gửi đến Tổng Thư ký của Hội đồng của Liên minh Châu Âu và đến Bộ Công Thương Việt Nam.

ĐIỀU 17.17

Thời hạn

1. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn.

2. Mỗi Bên có thể thông báo bằng văn bản cho Bên kia về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này. Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày cuối cùng tháng thứ sáu sau khi có thông báo.

ĐIỀU 17.18

Thực thi các Nghĩa vụ

1. Các Bên sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp chung hay cụ thể cần thiết nào để thực thi các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này. Các Bên sẽ đảm bảo các mục tiêu được đặt ra trong Hiệp định này được thực hiện.

2. Nếu một Bên cho rằng Bên kia đã có hành vi vi phạm một cách thực chất đối với Hiệp định Đối tác và Hợp tác, Bên đó có thể thực hiện các biện pháp phù hợp liên quan tới Hiệp định này theo Điều 57 của Hiệp định Đối tác và Hợp tác.

ĐIỀU 17.19

Chủ thể Thực thi các Quyền hạn do Cơ quan Chính phủ giao

Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ chủ thể nào bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được trao đặc quyền hoặc quyền ưu tiên hoặc doanh nghiệp chỉ định độc quyền, mà được chỉ định là cơ quan điều hành, cơ quan hành chính, hoặc cơ quan chính phủ khác ở bất kỳ cấp độ quản lý nhà nước nào như được quy định trong pháp luật trong nước của Bên đó, sẽ hành động phù hợp với các nghĩa vụ của Bên đó theo Hiệp định này để thực thi thẩm quyền được giao.

ĐIỀU 17.20

Hiệu lực không Trực tiếp

Hiệp định này không được hiểu là ngăn cản các quyền hoặc áp đặt các nghĩa vụ đối với các chủ thể, ngoài những quyền và nghĩa vụ được tạo ra giữa các Bên theo công pháp quốc tế. Việt Nam có thể quy định khác trong pháp luật của mình.

ĐIỀU 17.21

Các Phụ lục, Tiểu phụ lục, Tuyên bố chung, Nghị định thư và các Bản ghi nhớ

Các Phụ lục, Tiểu phụ lục, Tuyên bố chung, Nghị định thư và các Bản ghi nhớ của Hiệp định này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này.

ĐIỀU 17.22

Mối quan hệ với các Hiệp định khác

1. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, các hiệp định đã có trước đây giữa một bên là các quốc gia thành viên của Liên minh hoặc Cộng đồng Châu Âu hoặc Liên minh Châu Âu với một bên là Việt Nam sẽ không bị thay thế hoặc chấm dứt hiệu lực bởi Hiệp định này.

2. Hiệp định này sẽ trở thành một phần của các quan hệ chung giữa một bên là Liên minh và các quốc gia thành viên và bên kia là Việt Nam như đã được quy định tại Hiệp định Đối tác và Hợp tác và sẽ trở thành một phần của khuôn khổ thể chế chung.

3. Hiệp định này không yêu cầu một Bên phải hành động theo cách thức không phù hợp với các nghĩa vụ của Bên đó theo Hiệp định WTO.

ĐIỀU 17.23

Việc Gia nhập trong Tương lai vào Liên minh Châu Âu

1. Liên minh Châu Âu phải thông báo cho Việt Nam về bất kỳ đề nghị gia nhập của nước thứ ba vào Liên minh.

2. Trong quá trình đàm phán giữa Liên minh và nước thứ ba nhắc tới tại khoản 1, Liên minh sẽ nỗ lực để:

(a) cung cấp, theo yêu cầu của phía Việt Nam, và trong phạm vi có thể, thông tin liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được quy định bởi Hiệp định này; và

(b) tính đến các quan ngại của phía Việt Nam.

3. Liên minh sẽ thông báo cho phía Việt Nam về hiệu lực của bất kỳ việc gia nhập nào vào Liên minh Châu Âu.

4. Ủy ban Thương mại phải xem xét một cách đầy đủ trước ngày gia nhập của nước thứ ba vào Liên minh về bất kỳ ảnh hưởng nào mà việc gia nhập đó có thể có đối với Hiệp định này. Các Bên có thể, bằng quyết định của Ủy ban Thương mại, đưa ra bất kỳ điều chỉnh cần thiết của Hiệp định này hoặc thỏa thuận chuyển tiếp nào.

ĐIỀU 17.24

Lãnh thổ áp dụng

1. Hiệp định này áp dụng:

(a) về phía Liên minh, đối với các vùng lãnh thổ áp dụng Hiệp ước Liên minh Châu ÂuHiệp ước về chức năng của Liên minh Châu Âu được áp dụng và theo các điều kiện tại các Hiệp ước này; và

(b) về phía Việt Nam, đối với lãnh thổ Việt Nam.

Các dẫn chiếu về “lãnh thổ” trong Hiệp định này được hiểu phù hợp với điểm (a) và (b), trừ khi được quy định khác đi.

2. Liên quan đến các điều khoản về đối xử thuế quan đối với hàng hóa, Hiệp định này cũng áp dụng đối với những khu vực thuộc lãnh thổ hải quan của Liên minh Châu Âu mà không được liệt kê tại điểm 1(a).

ĐIỀU 17.25

Văn bản Chính thức

Hiệp định này được lập thành hai bộ bằng tiếng Bun-ga-ri, tiếng Croát-ti-a, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng E-xtô-ni-a, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Hung-ga-ri, tiếng I-ta-li-a, tiếng Lát-vi-a, tiếng Lít-va, tiếng Man-ta, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ru-ma-ni, tiếng Xlô-va-ki-a, tiếng Xlô-ven-nia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển, và tiếng Việt, mỗi bản ngôn ngữ đều có giá trị ngang nhau.

ĐỂ LÀM CHỨNG, các đại diện được ủy quyền của các Bên đã ký Hiệp định này.



1 Để rõ ràng hơn, đối với Việt Nam, các thể thức quy phạm pháp luật, luật và các quy định liên quan ở cấp trung ương hoặc địa phương được quy định tại Luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cùng các sửa đổi sau đó.

2 Thuật ngữ “thể nhân” bao gồm các thể nhân thường trú tại Lát-vi-a mà không phải là công dân của Lát-vi-a hay bất kỳ quốc gia nào khác nhưng được phép mang hộ chiếu dành cho người nước ngoài, theo luật và quy định của Lát-vi-a.

3 Các thủ tục được gọi là “cấp phép” cũng như các thủ tục hành chính tương tự khác.

4 Các thủ tục được gọi là “cấp phép” cũng như các thủ tục hành chính tương tự khác.

5 Trên thực tế, việc yêu cầu về thị thực đối với thể nhân của một số quốc gia nhất định và miễn thị thực cho thể nhân của các quốc gia khác không bị coi là vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu quyền lợi theo cam kết cụ thể.

6 Đối với Liên minh châu Âu, "trợ cấp" bao gồm các “viện trợ nhà nước” được quy định trong luật Liên minh châu Âu. Đối với Việt Nam, “trợ cấp” bao gồm ưu đãi đầu tư, và hỗ trợ đầu tư chẳng hạn như hỗ trợ địa điểm sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực và các hoạt động tăng cường năng lực cạnh tranh như hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ pháp lý, thông tin thị trường và xúc tiến thị trường.

7 Để rõ ràng hơn, chi nhánh của một pháp nhân của một nước thứ ba sẽ không được coi là doanh nghiệp của một Bên.

8 Để rõ ràng hơn, điều này không bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp theo định nghĩa tại điểm (m).

9 Để rõ ràng hơn, một nhà đầu tư "tìm kiếm cơ hội để thành lập" một doanh nghiệp đề cập đến một nhà đầu tư của một Bên mà đã có những bước tích cực để thành lập doanh nghiệp trong lãnh thổ của Bên kia, chẳng hạn như chuyển vốn hoặc các nguồn lực để thành lập một doanh nghiệp, hoặc nộp đơn xin giấy phép hoặc giấy chứng nhận.

10 Cùng với việc thông báo thực hiện Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu gia nhập WTO (WT/REG39/1), Liên minh Châu Âu coi khái niệm "liên kết hiệu quả và liên tục" với các nền kinh tế của một nước thành viên của Liên minh Châu Âu tại Điều 54 của Hiệp ước vận hành Liên minh Châu Âu là tương đương với khái niệm "hoạt động kinh doanh đáng kể". Theo đó, đối với một pháp nhân được thành lập theo luật pháp và quy định của Việt Nam và chi có văn phòng đăng ký hoặc trụ sở chính trong lãnh thổ Việt Nam, Liên minh Châu Âu sẽ chi mở rộng những lợi ích của Hiệp định này nếu pháp nhân đó có liên kết kinh tế hiệu quả và liên tục với nền kinh tế Việt Nam.

11 Để chắc chắn hơn, hoạt động này không bao gồm các bước diễn ra tại thời điểm hoặc trước thời điểm hoàn thành các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp liên quan theo quy định của pháp luật.

12 Để chắc chắn hơn, công ty con của pháp nhân của một Bên cũng có thể là pháp nhân là công ty con của một công ty con khác của pháp nhân của Bên đó.

13 Để rõ rằng hơn, chế biến các vật liệu hạt nhân bao gồm tất cả các hoạt động nêu tại Bảng phân loại ngành tiêu chuẩn quốc tế của tất cả các hoạt động kinh tế quy định trong Tài liệu thống kê, Văn phòng Thống kê của Liên hiệp quốc, NhómM, số 4, ISIC REV 3.1, 2002 mã 2330..

14 Không ảnh hưởng đến phạm vi của các hoạt động cấu thành vận tải theo luật pháp và quy định trong nước, vận tải đường biển nội địa trong Mục này bao gồm vận tải hành khách hoặc hàng hóa giữa một cảng hoặc một địa điểm được đặt tại một nước thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam và một cảng hoặc một địa điểm khác tại nước thành viên đó của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam, bao gồm thềm lục địa của nước đó như nêu tại UNCLOS, và việc vận chuyển bắt đầu và kết thúc tại cùng một cảng hoặc một địa điểm tại một nước thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam.

15 Với mục đích của khoản này và Điều 8.6 (Đối xử tối huệ quốc), “doanh nghiệp của họ” nghĩa là doanh nghiệp của các nhà đầu tư của một Bên tồn tại trên lãnh thổ của Bên kia vào ngày Hiệp định này có hiệu lực hoặc được thành lập, mua lại sau đó mà được thành lập phù hợp với luật pháp và quy định áp dụng của Bên kia.

16 Với mục đích của điểm này, các Bên hiểu rằng nếu một Bên đã dành một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện một biện pháp hoặc nếu một Bên đã thực hiện bất kỳ nỗ lực nào khác để giải quyết các tác động của biện pháp đó đối với các doanh nghiệp được thành lập trước ngày có hiệu lực của biện pháp đó, các yếu tố này sẽ được xem xét trong quá trình xác định liệu biện pháp đó có gây thiệt hại cho doanh nghiệp đã được thực hiện trước ngày có hiệu lực của biện pháp đó.

17 Để rõ ràng hơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN được coi là một hiệp định khu vực theo khoản này.

18 Để rõ ràng hơn, khoản này không được hiểu là ngăn cản sự giải thích của các điều khoản khác của Hiệp định này, khi thích hợp, phù hợp với nguyên tắc cùng loại (ejusdem generis).

19 Không ảnh hưởng đến phạm vi của các hoạt động cấu thành vận tải đường biển nội địa theo luật pháp và quy định trong nước, vận tải đường biển nội địa trong Mục này bao gồm vận tải hành khách hoặc hàng hóa giữa một cảng hoặc một địa điểm được đặt tại một nước thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam và một cảng hoặc một địa điểm khác tại nước thành viên đó của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam, bao gồm cả thềm lục địa của nước đó theo quy định tại Công ước UNCLOS, và điểm xuất phát và kết thúc tại cùng một cảng hoặc một điểm đặt tại một nước thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam.

20 Hợp đồng dịch vụ phải tuân thủ yêu cầu của pháp luật và các quy định và yêu cầu của Bên nơi hợp đồng được thực hiện.

21 Hợp đồng dịch vụ phải tuân thủ yêu cầu của pháp luật và các quy định và yêu cầu của Bên nơi hợp đồng được thực hiện.

22 Để rõ ràng hơn, trong khi người quản lý hoặc giám đốc điều hành không trực tiếp thực thi các nhiệm vụ có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, điểm này không ngăn cản họ thực thi các nhiệm vụ có thể cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ trong quá trình thực hiện các trách nhiệm quản lý của mình

23 Các doanh nghiệp tiếp nhận có thể được yêu cầu nộp chương trinh đào tạo bao gồm thời gian lưu trú để được xét duyệt, trong đó chứng minh mục đích lưu trú là để đào tạo. Đối với Cộng hòa Séc, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Hung-ga-ri và Áo, việc đào tạo phải gắn với bằng đại học chuyên môn đạt được.

24 Đối với Việt Nam, các nghĩa vụ phát sinh từ Mục này liên quan đến nhân viên thực tập sẽ có hiệu lực 3 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

25 Đối với Liên minh châu Âu, thời hạn 90 ngày phải nằm trong khoảng thời gian 12 tháng bất kỳ.

26 Đối với Liên minh châu Âu, thời hạn 90 ngày phải nằm trong khoảng thời gian 12 tháng bất kỳ.

27 Để rõ ràng hơn, thòi hạn này phải được tính từ sau khi thể nhân đó đã đến tuổi trưởng thành.

28 Trường hợp trình độ hoặc bằng cấp không được cấp tại Bên nơi mà dịch vụ được cung cấp, Bên đó có thể đánh giá trình độ hoặc bằng cấp này có tương đương với bằng cấp đại học yêu cầu trong lãnh thổ cùa mình hay không.

29 Đối với Liên minh châu Âu, thời hạn cộng dồn không quá 6 tháng phải nằm trong khoảng thời gian 12 tháng bất kỳ.

30 Phí cấp phép không bao gồm các khoản chi cho đấu giá, đấu thầu hoặc các phương thức không phân biệt đối xử khác áp dụng cho việc chuyển nhượng, hoặc các khoản đóng góp bắt buộc để cung cấp dịch vụ phổ cập.

31 CPC là Hệ thống Phân loại Sản phẩm Trung tâm được quy định tại Tài liệu thống kê của Văn phòng thống kê Liên hiệp quốc , Nhóm M, số 77, CPC prov, 1991..

32 Ví dụ W/120.1.A.b. (các dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán), W/120.1.A.d (các dịch vụ kiến trúc), W/120.1.A.h (các dịch vụ y tế và nha khoa), W/120.2.D (các dịch vụ nghe nhìn), W/120.5. (các dịch vụ giáo dục).

33 Tiểu Mục này áp dụng đối với cả CPC 7511 và CPC 7512.

34 Khái niệm “truyền quảng bá” được quy định theo luật của mỗi Bên. Để chắc chắn hơn, “truyền quảng bá” không bao gồm các đường truyền gốc giữa các nhà khai thác.

35 Phí cấp phép không bao gồm các khoản chi cho đấu giá, đấu thầu hoặc các phương thức không phân biệt đối xử khác áp dụng cho việc chuyển nhượng, hoặc các khoản đóng góp bắt buộc để cung cấp dịch vụ phổ cập.

36 Vì các mục đích của Điều này, việc chỉ định một nhà cung cấp dịch vụ và mạng viễn thông công cộng là một nhà cung cấp chủ đạo phải phù hợp với luật pháp, quy định và thủ tục trong nước của mỗi Bên.

37 Vì các mục đích của Điều này, việc chỉ định một nhà cung cấp dịch vụ và mạng viễn thông công cộng là một nhà cung cấp chủ đạo phải phù hợp với luật pháp, quy định và thủ tục trong nước của mỗi Bên.

38 Để rõ ràng hơn, các luật pháp và quy định hiện hành của Việt Nam tại thời điểm ký kết Hiệp định này không cho phép thể nhân chuyển dữ liệu.

39 Để rõ ràng hơn, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là một thủ tục hành chính được đặt ra nhằm đảm bảo tuân thủ tất cả các yêu cầu liên quan. Việc cấp phép sẽ được thực hiện ngay khi các yêu cầu đặt ra được đáp ứng với sự kiểm tra phù hợp. Việc cấp phép sẽ không được sử dụng như một hạn chế trá hình đối với việc cung cấp dịch vụ.

40 Để rõ ràng hơn, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là một thủ tục hành chính được đặt ra nhằm đảm bảo tuân thủ tất cả các yêu cầu liên quan. Việc cấp phép sẽ được thực hiện ngay khi các yêu cầu đặt ra được đáp ứng với sự kiểm tra phù hợp. Việc cấp phép sẽ không được sử dụng như một hạn chế trá hình đối với việc cung cấp dịch vụ.

24 Các biện pháp nhằm đảm bảo việc thu hoặc áp thuế trực tiếp một cách hiệu quả và công bằng bao gồm các biện pháp được một Bên áp dụng theo hệ thống thuế của Bên đó:

(i) áp dụng đối với nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ không cư trú với việc công nhận thực tế là các nghĩa vụ thuế của ngưòi không cư trú được xác định đối với các mặt hàng chịu thuế được tạo ra hay nằm trong lãnh thổ của một Bên;

(ii) áp dụng đối với người không cư trú để đảm bảo việc áp thuế hoặc thu thuế trong lãnh thổ của một Bên;

(iii) áp dụng đối với người không cư trú hoặc công dân để ngăn ngừa việc trốn hoặc tránh thuế, bao gồm cả các biện pháp phù hợp;

(iv) áp dụng đối với người tiêu dùng dịch vụ được cung cấp trong hoặc từ lãnh thổ của một Bên khác để đảm bảo việc áp thuế hoặc thu thuế đối với người tiêu dùng này xuất phát từ các nguồn trong lãnh thổ của Bên đó;

(v) phân biệt giữa các nhà đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ chịu thuế đối với các mặt hàng chịu thuế trên toàn thế giới với các nhà đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ khác, với việc công nhận về sự khác biệt bản chất của cơ sở tính thuế giữa họ; hoặc

(vi) xác định, phân bổ hoặc phân chia thu nhập, lợi nhuận, khấu trừ hoặc tín dụng của người hoặc các chi nhánh thường trú, hoặc giữa những người hoặc các chi nhánh của cùng một thực thể có liên quan, để bảo vệ cơ sở tính thuế của một Bên.

Các định nghĩa và khái niệm thuế trong điểm (f) và trong chú thích này được xác định theo các định nghĩa và khái niệm về thuế, định nghĩa và khái niệm tương đương hoặc tương tự, theo luật pháp và quy định của Bên áp dụng biện pháp.

39 Để rõ ràng hơn, khi một Bên ban hành các khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính có liên quan đến vấn đề này, nghĩa vụ này được coi là hoàn thành.

40 Điều khoản này không ảnh hưởng đến quan điểm của các Bên và các kết quả có thể có trong các cuộc thảo luận trong tương lai tại WTO về trợ cấp đối với dịch vụ. Tùy thuộc vào tiến triển của các cuộc thảo luận ở cấp WTO, các Bên có thể áp dụng quyết định của một Ủy ban liên quan để cập nhật Hiệp định về vấn đề này.

41 Để rõ ràng hơn, nghĩa vụ thông báo không yêu cầu Bên thông báo phải cung cấp tên đối tượng thụ hưởng trợ cấp.

42 Để rõ ràng hơn, trách nhiêm thông báo không yêu cầu Bên thông báo cung cấp tên của doanh nghiệp thụ hưởng trợ cấp.

43 Điều này không ngăn cản các Bên cung cấp hỗ trợ thanh khoản tạm thời dưói hình thức bảo lãnh vốn vay hoặc cho vay khoản tiền cần để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian cần thiết để xây dựng kế hoạch tái cấu trúc hoặc giải thể.

44 Để rõ ràng hơn, các hoạt động do doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở phi lợi nhuận hoặc bù đắp chi phí không được coi là các hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận.

45 Bao gồm thực hiện một nghĩa vụ dịch vụ công.

46 Việc tính toán doanh thu bao gồm doanh thu có liên quan của tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhả nước, doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt và doanh nghiệp độc quyền chi định, bao gồm doanh thu của các công ty thành viên tham gia vào hoạt động thương mại trên cùng thị trường hoặc trên thị trường có liên quan.

47 Thuật ngữ …………..

48 Để rõ nghĩa hơn, sự khách quan trong chức năng quản lý của cơ quan quản lý cần phải được đánh giá bằng việc dẫn chiếu đến một dạng thức hoặc thông lệ chung của cơ quan quản lý đó.

49 Để rõ nghĩa hơn, đối với các lĩnh vực mà các Bên thống nhất có những nghĩa vụ cụ thể về cơ quan quản lý nhà nước tại các Chương khác thì điều khoản liên quan tại các Chương khác của Hiệp định này sẽ được ưu tiên áp dụng.

50 Để rõ nghĩa hơn, một Bên không có nghĩa vụ phải cung cấp báo cáo hoặc nội dung của bất kỳ báo cáo nào.

51 Để rõ ràng hơn, một Bên phải sử dụng phiên bản cập nhật của Bảng phân loại Nice trong trường hợp bản cập nhật đã được WIPO công bố và đối với Việt Nam, là bản dịch chính thức được cơ quan có thẩm quyền công bố.

52 Để rõ ràng hơn, khoản này không ảnh hưởng đến quy định tại Điều 12.21 (Ngoại lệ của quyền đối với nhãn hiệu).

53 Sử dụng trang thực các thuật ngữ mang tính mô tả bao gồm việc sử dụng dấu hiệu chi nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu việc sử dụng đó phù hợp với thực tiễn trang thực trong thương mại và công nghiệp.

54 Đối với Việt Nam, “đình chỉ” tương đương với “chấm dứt”.

55 Sử dụng thực sự là việc sử dụng trên thực tế vì mục đích kinh doanh sản phẩm phẩm hoặc dịch vụ liên quan để đạt được lợi thế thương mại. Một cách tổng quát, sử dụng thực sự là việc bán trên thực tế và phải có hành động bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ ữong thời gian theo quy định. Việc sử dụng trong quảng cáo có thể được coi là sử dụng thực sự. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị đơn thuần không được coi là đã sử dụng thực sự một nhãn hiệu. Sử dụng thực sự trái ngược với việc sử dụng trên danh nghĩa hay giả vờ sử dụng chỉ để duy tri nhãn hiệu trong đăng bạ.

56 Không ảnh hưởng đến luật pháp quốc gia về hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, mỗi Bên phải quy định biện pháp pháp lý cho việc hủy bỏ các đăng ký chỉ dẫn địa lý.

57 Nếu pháp luật quốc gia cho phép, các Bên đồng ý rằng kiểu dáng là hình dáng của toàn bộ sản phẩm hoặc của một phần có thể tách rời và/hoặc không thể tách rời của bộ phận của một sản phẩm.

58 Nếu pháp luật quốc gia cho phép, Các Bên đồng ý rằng đặc điểm riêng biệt của kiểu dáng cũng có thể là cần thiết. Điều này đề cập đến kiểu dáng khác biệt đáng kể với những kiểu dáng đã biết hoặc là sự kết hợp của những đặc điểm của các kiểu dáng đã biết. Liên minh Châu Âu cho rằng các kiểu dáng được coi là có đặc điểm riêng biệt nếu ấn tượng tổng thể mà nó tạo ra cho người sử dụng nhận biết kiểu dáng đó khác với ấn tượng tổng thể do bất kỳ kiểu dáng nào đã được công bố tạo ra cho người sử dụng đó.

59 Kiểu dáng được hiểu rằng sẽ không bị loại trừ khỏi việc bảo hộ chỉ vì kiểu dáng đó là bộ phận của một hàng hóa hoặc sản phẩm, với điều kiện kiểu dáng đó khả kiến và đáp ứng các điều kiện của khoản này, và:

(a) đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dáng khác; và

(b) không bị loại trừ khỏi việc bảo hộ kiểu dáng,

theo quy định của pháp luật quốc gia của các Bên.

60 Vì mục đích của Điều này, sự “chậm trễ bất hợp lý” ít nhất bao gồm trì hoãn quá 2 năm để trả lời lần đầu tiên cho người nộp đơn xin cấp phép lưu hành thị trường kể từ ngày nộp đơn. Bất kỳ sự trì hoãn nào trong quá trình cấp phép lưu hành thị trường do người nộp đơn hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào ngoài tầm kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền đều không được tính khi xác định thời gian trì hoãn này.

61 Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 6 tháng trong trường hợp dược phẩm mà việc nghiên cứu về tác động đối với trẻ em đã được tiến hành và kết quả của các nghiên cứu đó được thể hiện trên thông tin về sản phẩm.

62 Theo mục đích của Tiểu Mục này, thuật ngữ "quyền sở hữu trí tuệ" cần bao gồm ít nhất những quyền sau: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền của người sáng chế thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; quyền đối với nhãn hiệu; quyền đối với kiểu dáng; quyền sáng chế, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với mẫu vật dụng tiện ích; quyền đối với giống cây trồng; tên thương mại trong phạm vi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo luật quốc gia liên quan.

63 Các Bên bảo đảm rằng điều khoản này áp dụng cho hàng hóa xâm phạm được phát hiện trong kênh thương mại và người xâm phạm ít nhất phải bị yêu cầu triệu hồi sản phẩm là từ khách hàng của người đó, ví dụ như nhà bán buôn, người phân phối hoặc bán lẻ.

64 Việc tính lợi nhuận không chính đáng do người xâm phạm thu được không được tính trùng với lợi nhuận bị mất đi.

65 Thuật ngữ “các yếu tố phi kinh tế khác” bao gồm ảnh hưởng về mặt tinh thần do việc xâm phạm quyền tinh thần của nhà sáng chế hoặc tác giả.

66 Để rõ ràng hơn, bao gồm cả mạng Internet.

67 Không điều nào trong chương này không cấm một Bên xác định trong luật quốc gia của Bên mình các điều kiện để xác định cách thức biết được thông tin bất hợp pháp được lưu trữ.

68 Không điều nào trong chương này không cấm một Bên xác định trong luật quốc gia của Bên mình các điều kiện để xác định cách thức biết được thông tin bất hợp pháp được lưu trữ.

69 Vì mục đích của Chương này, “các vấn đề lao động” nghĩa là các vấn đề trong Chương trình việc làm bền vững, được dẫn chiếu trong Tuyên bố của ILO về công bằng xã hội cho một sự toàn cầu hóa công bằng, thông qua tại Diễn đàn Lao động Quốc tế lần thứ 97 tại Giơ-ne-vơ vào ngày 10 tháng 6 năm 2008.

 

ATTACHED FILE

 

 

1 For greater certainty, for Viet Nam the relevant forms of legislation, law or laws and regulation at the central level or local level are provided for in the Law No. 80/2015/QH13 of 22 June 2015 on the Promulgation of Legal Normative Documents, as amended.

1 The term "natural person" includes natural persons permanently residing in Latvia who are not citizens of Latvia or any other state but who are entitled, under the laws and regulations of Latvia, to receive a non-citizen's passport (Alien's Passport).

1 Those procedures referred to as “licensing” as well as other similar administrative procedures.

1 Those procedures referred to as “licensing” as well as other similar administrative procedures.

1 The sole fact of requiring a visa for natural persons of certain countries and not for those of others shall not be regarded as nullifying or impairing benefits under a specific commitment.

2 In the case of the Union, "subsidy" includes "state aid" as defined in Union law. For Viet Nam, "subsidy" includes investment incentives, and investment assistance such as production site assistance, human resources training and competitiveness strengthening activities, such as assistance for technology, research and development, legal aids, market information and promotion.

1 For greater certainty, a branch of a legal entity of a third country shall not be considered as an enterprise of a Party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 For greater certainty, an investor that "seeks to establish" an enterprise refers to an investor of a Party that has taken active steps to establish an enterprise in the territory of the other Party, such as channelling resources or capital in order to set up a business, or applying for a permit or licence.

2 In line with its notification of the Treaty establishing the European Community to the WTO (WT/REG39/1), the Union understands that the concept of "effective and continuous link" with the economy of a Member State of the Union enshrined in Article 54 of the Treaty on the Functioning of the European Union is equivalent to the concept of "substantive business operations". Accordingly, for a juridical person set up in accordance with the laws and regulations of Viet Nam and having only its registered office or central administration in the territory of Viet Nam, the Union shall only apply the benefits of this Agreement if that juridical person possesses an effective and continuous link with the economy of Viet Nam.

1 For greater certainty, this does not include steps taking place at the time of or before the procedures required for setting up the related enterprise are completed in accordance with the applicable laws and regulations.

2 For greater certainty, a subsidiary of a juridical person of a Party may also refer to a juridical person which is a subsidiary of another subsidiary of a juridical person of that Party.

1 For greater certainty, processing of nuclear materials includes all the activities contained in the International Standard Industrial Classification of all Economic Activities as set out in Statistical Office of the United Nations, Statistical Papers, Series M, N 4, ISIC REV 3.1, 2002 code 2330.

2 Without prejudice to the scope of activities which constitute cabotage under domestic laws and regulations, national maritime cabotage under this Section covers transportation of passengers or goods between a port or point located in a Member State of the Union or in Viet Nam and another port or point located in that same Member State of the Union or in Viet Nam, including on its continental shelf, as provided for in UNCLOS, and traffic originating and terminating in the same port or point located in a Member State of the Union or in Viet Nam.

1 For the purposes of this paragraph and Article 8.6 (Most-Favoured-Nation Treatment), "their enterprises" means enterprises of investors of a Party in existence in the territory of the other Party on the date of entry into force of this Agreement, or set up or acquired thereafter, that have been established in accordance with that other Party's applicable laws and regulations.

1 For the purposes of this subparagraph, the Parties understand that if a Party has provided for a reasonable phase-in period for the implementation of a measure or if that Party has made any other attempt to address the effects of the measure on enterprises established before the date of entry into force of the measure, those factors shall be taken into account in determining whether the measure causes loss or damage to enterprises made before the date of entry into force of the measure.

1 For greater certainty, the ASEAN Economic Community falls within the concept of a regional agreement under this subparagraph.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 Without prejudice to the scope of activities which constitute cabotage under domestic laws and regulations, national maritime cabotage under this Section covers transportation of passengers or goods between a port or point located in a Member State of the Union or in Viet Nam and another port or point located in that same Member State of the Union or in Viet Nam, including on its continental shelf, as provided for in UNCLOS, and traffic originating and terminating in the same port or point located in a Member State of the Union or in Viet Nam.

1 The service contract shall comply with the requirements of the laws, and regulations and requirements of the Party where the contract is executed.

2 The service contract shall comply with the requirements of the laws, and regulations and requirements of the Party where the contract is executed.

1 For greater certainty, while managers or executives do not directly perform tasks concerning the actual supply of the services, this does not prevent them, in the course of executing their duties, from performing such tasks as may be necessary for the provision of the services.

2 The recipient enterprise may be required to submit a training programme covering the duration of the stay for prior approval, demonstrating that the purpose of the stay is for training. For Czechia, Germany, Spain, France, Hungary and Austria, training must be linked to the university degree which has been obtained.

1 For Viet Nam, the obligations stemming from this Section in relation to trainee employees shall enter into force three years after the date of entry into force of this Agreement.

2 For the Union, the period of up to 90 days has to be within any 12-month period.

1 For the Union, the period of up to 90 days has to be within any 12-month period.

1 For greater certainty, this period is calculated after the natural persons have reached the age of majority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 For the Union, the cumulative period of not more than six months has to be within any 12-month period.

1 Licensing fees do not include payments for auction, tendering or other non-discriminatory means of awarding concessions, or mandated contributions to universal service provision.

1 CPC means the Central Product Classification as set out in Statistical Office of the United Nations, Statistical Papers, Series M, N° 77, CPC prov, 1991.

1 E.g., W/120.1.A.b. (accounting, auditing and bookkeeping services), W/120.1.A.d (architectural services), W/120.1.A.h (medical and dental services), W/120.2.D (audiovisual services), W/120.5. (educational services).

2 This Sub-Section applies to both CPC 7511 and CPC 7512.

1 "Broadcasting" shall be defined as provided for in the relevant laws and regulations of each Party. For greater certainty, broadcasting does not cover contribution links between operators.

1 Licensing fees do not include payments for auction, tendering or other non-discriminatory means of awarding concessions, or mandated contributions to universal service provision.

2 For the purposes of this Article, the designation of a supplier of public telecommunications networks and services as a major supplier shall be in accordance with the domestic laws, regulations and procedures of each Party.

1 For the purposes of this Article, the designation of a supplier of public telecommunications networks and services as a major supplier shall be in accordance with the domestic laws, regulations and procedures of each Party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 For greater certainty, an authorisation is an administrative procedure established to ensure all relevant requirements are met. The authorisation shall be granted as soon as it is established, in the light of an appropriate examination, that the conditions for obtaining an authorisation have been met. The authorisation shall not act as a disguised restriction on supplying of the services.

2 For greater certainty, an authorisation is an administrative procedure established to ensure all relevant requirements are met. The authorisation shall be granted as soon as it is established, in the light of an appropriate examination, that the conditions for obtaining an authorisation have been met. The authorisation shall not act as a disguised restriction on supplying of the services.

1 Measures that are aimed at ensuring the equitable or effective imposition or collection of direct taxes include measures taken by a Party under its taxation system which:

(i) apply to non-resident investors and services suppliers in recognition of the fact that the tax obligation of non-residents is determined with respect to taxable items sourced or located in the Party's territory;

(ii) apply to non-residents in order to ensure the imposition or collection of taxes in the Party's territory;

(iii) apply to non-residents or residents in order to prevent the avoidance or evasion of taxes, including compliance measures;

(iv) apply to consumers of services supplied in or from the territory of another Party in order to ensure the imposition or collection of taxes on such consumers derived from sources in the Party's territory;

(v) distinguish investors and service suppliers subject to tax on worldwide taxable items from other investors and service suppliers, in recognition of the difference in the nature of the tax base between them; or

(vi) determine, allocate or apportion income, profit, gain, loss, deduction or credit of resident persons or branches, or between related persons or branches of the same person, in order to safeguard the Party's tax base.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 For greater certainty, when a Party has set up the relevant legislative framework and administrative procedures to this effect, the obligation is considered to be fulfilled.

2 This Article does not prejudice the Parties' positions and the possible outcome of future discussions in the WTO on subsidies to services. Depending on the progress of those discussions at the WTO level, the Parties may adopt a decision by a relevant committee to update this Agreement in this respect.

1 For greater certainty, the notification obligation does not require the notifying Party to provide the name of the beneficiary of the subsidy.

1 For greater certainty, the notification obligation does not require the notifying Party to provide the name of the beneficiary of the subsidy.

1 This does not prevent the Parties from providing temporary liquidity support in the form of loan guarantees or loans limited to the amount needed to keep the enterprise in business for the time necessary to work out a restructuring or liquidation plan.

1 For greater certainty, activities undertaken by an enterprise which operates on a non-profit basis or on a cost-recovery basis are not activities undertaken with an orientation toward profit-making.

1 This includes carrying out a public service obligation.

1 The calculation of the revenue shall include the relevant revenue of all state-owned enterprises, enterprises granted special rights or privileges and designated monopolies, including the revenue of the subsidiaries engaged in commercial activities on the same or related markets.

2 The term "a service supplied in the exercise of governmental authority" has the same meaning as defined in subparagraph 3(c) of Article I of GATS.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2 For greater certainty, for those sectors in which the Parties have agreed to specific obligations relating to the regulatory body in other Chapters, the relevant provision in the other Chapters shall prevail.

1 For greater certainty, a Party is not obliged to disclose reports or the contents of any reports.

1 For greater certainty, a Party shall use the updated versions of the Nice Classification to the extent that the updated version has been published by WIPO and, in the case of Viet Nam, the official translation has been published.

2 For greater certainty, this is without prejudice to Article 12.21 (Exceptions to the Rights Conferred by a Trademark).

1 The fair use of descriptive terms includes the use of a sign to indicate the geographic origin of the goods or services, where such use is in accordance with honest practices in industrial or commercial matters.

1 For Viet Nam "revocation" is equivalent to "termination".

2 Genuine use implies real use for the purpose of trading in the goods or services in question so as to generate goodwill. In general, this implies actual sales and there must have been some sales of the goods or providing of the services during the relevant period of time. Use in advertising may amount to genuine use. However, mere preparatory steps are not to be regarded as genuine use of a mark. Genuine use is opposed to token or artificial use designed solely to maintain the trade mark on the register.

1 Without prejudice to its domestic legislation on the system of registration and protection of geographical indications, each Party shall provide for legal means for the invalidation of the registration of geographical indications.

1 The Parties agree that when the domestic law of a Party so provides, a "design" means the appearance of the whole product or a separable or inseparable part of product.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 It is understood that designs are not excluded from protection simply on the basis that they constitute a part of an article or product, provided that they are visible, fulfil the criteria of this paragraph, and:

(a) fulfil any other criteria for design protection; and

(b) are not otherwise excluded from design protection, in accordance with the Parties' respective domestic law.

1 For the purposes of this Article, an "unreasonable delay" includes at least a delay of more than two years in the first response to the applicant following the date of filing of the application for marketing authorisation. Any delays that occur in the granting of a marketing authorisation due to periods attributable to the applicant or any period that is out of control of the marketing authorisation authority need not be included in the determination of such delay.

2 This period can be extended for a further six months in the case of medicinal products for which paediatric studies have been carried out, where the results of those studies are reflected in the product information.

1 For the purposes of this Sub-Section, the term "intellectual property rights" should include at least the following rights: copyright; rights related to copyright; rights of the creator of the topographies of a semi-conductor product; trademark rights; design rights; patent rights; geographical indications; utility model rights; plant variety rights; trade names in so far as they are protected as intellectual property rights in the domestic law concerned.

1 Each Party shall ensure that this provision applies to infringing goods found in the channels of commerce and that infringers should be ordered to at least recall the goods from their customers, such as wholesalers, distributors, retailers.

1 The calculation of unfair profits made by the infringer shall not be duplicated in calculating lost profits.

2 The term "elements other than economic factors" shall include moral prejudice caused by the infringement of moral rights of inventors or authors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 Nothing in this Chapter precludes either Party from defining in its domestic law conditions for determining how the knowledge of illegal information being hosted is obtained.

2 Nothing in this Chapter precludes either Party from defining in its domestic law conditions for determining how the knowledge of illegal information being hosted is obtained.

1 For the purposes of this Chapter, "labour issues" means those under the Decent Work Agenda, as referred to in the ILO Declaration on Social Justice for a Fair Globalization, adopted by the International Labour Conference at its 97th Session in Geneva on 10 June 2008.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.843

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.124.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!