Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa Hiệp định ASEAN

Số hiệu: 10/2022/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 01/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2022/TT-BCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ THÔNG TƯ QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á;

Thực hiện Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 22 tháng 01 năm 2019 tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2016/TT-BCT), được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2020/TT-BCT)

1. Thay thế Phụ lục VII - Cấp và kiểm tra C/O tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục I tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 19/2020/TT-BCT) bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thay thế Phụ lục VIII - Mẫu C/O mẫu D tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục II tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 19/2020/TT-BCT) bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thay thế Phụ lục IX - Hướng dẫn kê khai C/O tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục III tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 19/2020/TT-BCT) bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Bãi bỏ một số điều của Thông tư số 19/2020/TT-BCT

Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư số 19/2020/TT-BCT.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT được cấp đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2022 và được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2022.

2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương thành phố Hải Phòng;
- Các Ban Quản lý các KCN, KCX;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ, các Phòng QLXNKKV (19);
- Lưu: VT, XNK (5).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Diên

PHỤ LỤC I

CƠ CHẾ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ VÀ KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Điều 1. Các định nghĩa

1. “PLF” là Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN được ký tại Hà Nội, Việt Nam ngày 04 tháng 9 năm 2015.

2. ASW (ASEAN Single Windows) là Cơ chế một cửa ASEAN theo định nghĩa tại khoản a, Điều 5 của Nghị định thư về Khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (PLF).

3. NSW (National Single Windows) là Cổng thông tin một cửa quốc gia theo định nghĩa tại khoản c, Điều 5 của PLF.

4. “Cơ quan có thẩm quyền” là cơ quan Chính phủ của Nước thành viên xuất khẩu có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận để thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Văn bản chấp thuận).

5. “Tổ chức cấp C/O” là cơ quan, tổ chức được Chính phủ Nước thành viên xuất khẩu giao hoặc ủy quyền cấp C/O. Thông tin của các tổ chức cấp C/O được thông báo tới tất cả các Nước thành viên khác theo quy định của Phụ lục này.

6. “C/O điện tử” là C/O được xây dựng theo tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử” và được truyền theo phương thức điện tử giữa các Nước thành viên thông qua ASW theo các quy định về an toàn và bảo mật thông, tin nêu tại Điều 9 của PLF.

7. “Nhà xuất khẩu” là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú hoặc có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên, nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi chính nhà xuất khẩu đó.

8. “Nhà xuất khẩu đủ điều kiện” là nhà xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu cấp Văn bản chấp thuận.

9. “Nhà nhập khẩu” là cá nhân hoặc pháp nhân thường trú hoặc có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên, nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi chính nhà nhập khẩu đó.

10. “Nhà sản xuất” là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện việc sản xuất tại lãnh thổ của một Nước thành viên được quy định tại Điều 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT .

11. “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa” là việc nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên chứng từ thương mại thay cho C/O mẫu D.

12. “Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa” là chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BCT. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D; hoặc

b) Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D điện tử; hoặc

c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

13. “Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng” là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp hoặc phát hành dựa trên một hoặc nhiều Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Điều 2. Mẫu chữ ký và con dấu của Tổ chức cấp C/O và thông tin của nhà xuất khẩu đủ điều kiện

1. Các Nước thành viên gửi danh sách tên, địa chỉ, mẫu chữ ký và mẫu con dấu của tổ chức cấp C/O dưới dạng bản giấy và bản điện tử cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các Nước thành viên khác dưới dạng điện tử. Bất cứ thay đổi nào trong danh sách nêu trên của các Nước thành viên phải được ngay lập tức thông báo theo thủ tục tương tự như trên.

2. Mẫu chữ ký và mẫu con dấu của các tổ chức cấp C/O được cập nhật hàng năm. Bất kỳ C/O nào được cấp mà người ký không có tên trong danh sách nêu tại khoản 1 Điều này sẽ không được Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận.

Trường hợp chỉ cấp C/O mẫu D điện tử. Nước thành viên xuất khẩu không cần cung cấp mẫu chữ ký và mẫu con dấu của tổ chức cấp C/O nêu tại khoản 1 Điều này.

3. Ngay sau khi cấp Văn bản chấp thuận, các Nước thành viên cung cấp những thông tin của nhà xuất khẩu đủ điều kiện để cập nhật vào cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN. Thông tin của nhà xuất khẩu đủ điều kiện gồm:

a) Tên pháp nhân và địa chỉ của nhà xuất khẩu đủ điều kiện.

b) Mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c) Ngày cấp và ngày hết hạn (nếu có) của Văn bản chấp thuận.

d) Danh mục hàng hóa tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu đủ điều kiện, bao gồm mô tả hàng hóa và mã HS ở cấp 6 số hoặc mã số hàng hóa theo Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN).

đ) Danh sách không quá 10 người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của mỗi nhà xuất khẩu đủ điều kiện kèm theo mẫu chữ ký.

Trường hợp thu hồi hoặc tạm dừng hiệu lực của Văn bản chấp thuận hoặc khi có bất cứ thay đổi nào đối với các thông tin nêu tại khoản này, các Nước thành viên cập nhật ngay vào cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN.

4. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận trong các trường hợp sau:

a) Nhà xuất khẩu không có tên trong cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN.

b) Người ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa không có tên trong cơ sở dữ liệu Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN.

c) Hàng hóa tự khai báo xuất xứ không thuộc danh mục hàng hóa đã cập nhật trong cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN.

Điều 3. Tài liệu chứng minh xuất xứ hàng hóa

1. Để xác định xuất xứ hàng hóa, tổ chức cấp C/O và cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu thương nhân xuất trình thêm tài liệu chứng minh hoặc tiến hành kiểm tra nếu xét thấy cần thiết.

2. Các Nước thành viên cho phép thương nhân nộp các tài liệu chứng minh xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử (nếu có) để thực hiện kiểm tra đối với Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Nước thành viên.

Điều 4. Kiểm tra trước khi xuất khẩu

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc người được ủy quyền nộp đơn đề nghị tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc cấp Văn bản chấp thuận theo quy định của Nước thành viên đó. Kết quả kiểm tra, được xem xét định kỳ hoặc khi thấy cần thiết, được coi là tài liệu để xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu. Việc kiểm tra trước khi xuất khẩu có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.

2. Đối với nguyên liệu mua trong nước, khai báo của nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu được coi là chứng từ hợp lệ để xác định xuất xứ của hàng hóa.

Điều 5. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O

1. Khi xuất khẩu hàng hóa, Nhà xuất khẩu hoặc Người được ủy quyền nộp đơn đề nghị cấp C/O kèm theo chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đáp ứng điều kiện để được cấp C/O.

2. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể nộp đơn đề nghị cấp C/O thay cho việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 6. Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O

Tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O theo quy định để bảo đảm:

1. Đơn đề nghị cấp C/O và C/O mẫu D được khai đầy đủ và được ký bởi người có thẩm quyền.

2. Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT.

3. Những nội dung khác kê khai trên C/O phù hợp với chứng từ kèm theo.

4. Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, loại bao bì phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

5. Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một C/O, với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa áp dụng với mặt hàng đó.

Điều 7. C/O mẫu D

1. C/O mẫu D phải được làm bằng tiếng Anh, trên giấy màu trắng, khổ A4, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Một bộ C/O gồm một bản chính và hai bản sao.

3. Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng của tổ chức cấp C/O.

4. Mỗi C/O có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp C/O. Chữ ký và con dấu của tổ chức cấp C/O có thể được ký tay và đóng dấu mực hoặc thực hiện dưới hình thức điện tử. Các Nước thành viên có thể chấp thuận chữ ký và con dấu dưới hình thức điện tử theo quy định của pháp luật nước mình.

5. Bản chính C/O do Nhà xuất khẩu gửi cho Nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản thứ hai do tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản thứ ba do Nhà xuất khẩu lưu.

Điều 8. Ghi tiêu chí xuất xứ

C/O mẫu D do Nước thành viên xuất khẩu cấp phải ghi rõ tiêu chí xuất xứ vào ô số 8.

Điều 9. Xử lý sai sót trên C/O

Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Một sửa đổi phải được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:

1. Gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Tất cả những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được tổ chức cấp C/O chứng nhận. Những phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.

2. Cấp C/O mới để thay thế cho C/O có sai sót.

Điều 10. Cấp C/O

1. Tùy thuộc vào việc xuất trình các chứng từ cần thiết, C/O được cấp trước hoặc vào thời điểm xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O phải có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 22/2016/TT-BCT.

2. Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này do sai sót hoặc bỏ quên hoặc có lý do chính đáng khác, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày xuất khẩu và phải đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”.

Điều 11. C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng

Trong trường hợp C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Nhà xuất khẩu có thể nộp đơn đề nghị tổ chức cấp C/O cấp bản sao chứng thực của C/O mẫu D bản gốc và bản sao thứ ba. Tổ chức cấp C/O cấp bản sao chứng thực trên cơ sở chứng từ xuất khẩu được lưu tại tổ chức cấp C/O và bản sao này phải ghi dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” ở ô số 12 của C/O. Bản sao này ghi ngày cấp của C/O gốc. Bản sao chứng thực này được cấp trong khoảng thời gian không quá 1 năm kể từ ngày cấp C/O gốc.

Điều 12. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ được tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại.

2. Trường hợp không thể khai báo trên hóa đơn thương mại vào thời điểm xuất khẩu, nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể khai báo xuất xứ hàng hóa trên một trong các chứng từ sau:

a) Bản tuyên bố thanh toán/Thông báo công nợ (billing statement).

b) Lệnh giao hàng (delivery order).

c) Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list).

Các chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa này được chấp nhận khi nộp kèm hóa đơn thương mại tại thời điểm nhập khẩu hàng hóa.

3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:

a) Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu đủ điều kiện, bao gồm mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

b) Mô tả hàng hóa đầy đủ chi tiết giúp xác định xuất xứ của hàng hóa, bao gồm:

(i) Tên hàng.

(ii) Mã HS ở cấp 6 số hoặc mã AHTN.

(iii) Tiêu chí xuất xứ tương ứng.

(iv) Nước xuất xứ.

(v) Giá FOB trong trường hợp áp dụng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực.

(vi) Số lượng hàng hóa.

(vii) Thương hiệu (nếu có).

(viii) Trong trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi bổ sung số tham chiếu và ngày phát hành Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu, nước xuất xứ và mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước xuất khẩu đầu tiên (nếu có).

c) Chứng nhận của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của Nhà xuất khẩu đủ điều kiện, gồm:

(ì) Cam kết rằng hàng hóa ghi trong chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa này đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa tại Chương 3 của Hiệp định ATIGA;

(ii) Chữ ký và tên của người ký.

4. Nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa phải được làm bằng tiếng Anh, được ký bằng tay và in hoặc đóng dấu tên người có thẩm quyền ký khai báo xuất xứ hàng hóa.

5. Số tham chiếu và ngày của chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa được coi là số tham chiếu và ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

6. Trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đủ chỗ để kê khai toàn bộ các mặt hàng, có thể đính kèm Tờ khai bổ sung. Tờ khai bổ sung phải có đủ các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Khoản 2 đến khoản 6 Điều này không áp dụng cho cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Ban ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây gọi là cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa).

Điều 13. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng

1. Tổ chức cấp C/O của Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng của Nhà xuất khẩu, với điều kiện:

a) Người đề nghị cấp C/O giáp lưng xuất trình bản gốc hợp lệ của một hoặc nhiều Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu. Trong trường hợp không xuất trình được bản gốc Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu, Người đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản sao chứng thực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó.

b) C/O giáp lưng phải bao gồm một số thông tin như trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu. Các ô trong C/O giáp lưng phải được điền đầy đủ. Giá FOB của Nước thành viên trung gian phải được ghi vào ô số 9 của C/O giáp lưng.

c) C/O giáp lưng do Nước thành viên trung gian cấp phải được xuất trình cho Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng trong thời hạn hiệu lực của C/O ban đầu.

d) Trong trường hợp xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho trị giá của cả lô hàng trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

đ) Trong trường hợp xuất khẩu gộp nhiều lô hàng, C/O giáp lưng do Nước thành viên trung gian cấp phải được xuất trình cho Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng trong thời hạn hiệu lực sớm nhất của các Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

e) Khi cấp C/O giáp lưng cho Nhà xuất khẩu, Nước thành viên trung gian phải đảm bảo tổng số lượng tái xuất khẩu từng phần hoặc số lượng của lô hàng xuất khẩu gộp không vượt quá số lượng ghi trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Nước thành viên xuất khẩu ban đầu.

g) Trong trường hợp thông tin không đầy đủ hoặc nghi ngờ có vi phạm, Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

h) Các thủ tục kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 19 và Điều 20 Phụ lục này cũng được áp dụng đối với Nước thành viên cấp C/O giáp lưng.

e) Số tham chiếu và ngày cấp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu phải được ghi vào ô số 7 của C/O giáp lưng.

2. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện của Nước thành viên trung gian có thể phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, với điều kiện:

a) Nhà xuất khẩu đủ điều kiện đó được Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên trung gian cấp Văn bản chấp thuận và đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với cùng loại hàng hóa ghi trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.

b) Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có bản gốc hợp lệ của một hoặc nhiều chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu. Trong trường hợp không có bản gốc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu, Nhà xuất khẩu đủ điều kiện phải có bản sao chứng thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó.

c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng phải bao gồm một số thông tin như trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu. Giá FOB của Nước thành viên trung gian phải được ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.

d) Trong trường hợp xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho trị giá của cả lô hàng trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

đ) Trong trường hợp xuất khẩu gộp nhiều lô hàng, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng do Nhà xuất khẩu đủ điều kiện của thành viên trung gian phát hành phải được xuất trình cho Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng trong thời hạn hiệu lực sớm nhất của các Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu.

e) Khi phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, Nhà xuất khẩu đủ điều kiện của Nước thành viên trung gian phải đảm bảo tổng số lượng tái xuất khẩu từng phần hoặc số lượng của lô hàng xuất khẩu gộp không vượt quá số lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Nước thành viên xuất khẩu ban đầu.

đ) Các thủ tục kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 19 và Điều 20 Phụ lục này cũng được áp dụng đối với Nước thành viên phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.

e) Số tham chiếu và ngày cấp hoặc ngày phát hành của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu phải được ghi trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.

3. Khoản 2 Điều này không áp dụng cho cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 14. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu C/O mẫu D hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kèm theo các chứng từ liên quan.

2. Trong trường hợp C/O mẫu D bị cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có liên quan của Nước thành viên nhập khẩu từ chối, C/O đó sẽ được đánh dấu vào ô số 4 và gửi lại cho cơ quan, tổ chức cấp C/O trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày. Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp C/O lý do đã từ chối không cho hưởng ưu đãi thuế quan.

3. Trong trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu từ chối, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó được gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày. Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu lý do đã từ chối không cho hưởng ưu đãi thuế quan.

4. Trong trường hợp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị từ chối theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận và xem xét các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu và đánh giá Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó để chấp nhận hay không chấp nhận cho hưởng ưu đãi thuế quan. Giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi.

Điều 15. Thời hạn hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Để chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp hoặc kể từ ngày phát hành, và phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó.

2. Trường hợp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó vẫn được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của Nhà xuất khẩu.

3. Trong các trường hợp nộp muộn khác, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 16. Miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá 200 (hai trăm) đô la Mỹ được miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ cần Nhà xuất khẩu khai báo rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không quá 200 (hai trăm) đô la Mỹ cũng được áp dụng quy định này.

Điều 17. Xử lý khác biệt nhỏ

1. Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa, việc phát hiện những khác biệt nhỏ, như lỗi in ấn giữa thông tin trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông tin trên các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu sẽ không làm mất hiệu lực của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nếu những khác biệt này vẫn phù hợp với hàng hóa nhập khẩu trên thực tế.

2. Trong trường hợp có sự khác biệt về mã HS đối với hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan giữa Nước thành viên xuất khẩu và Nước thành viên nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu được thông quan phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cao hơn, tùy thuộc vào việc đáp ứng Quy tắc xuất xứ tương ứng (áp dụng cho hàng hóa có mã HS đó) và Nhà nhập khẩu không bị phạt hoặc không phải chịu thêm một khoản phí nào khác theo quy định của pháp luật Nước thành viên nhập khẩu. Sau khi làm rõ sự khác biệt về mã HS, mức thuế ưu đãi đúng sẽ được áp dụng và phần thuế đóng vượt mức (nếu có) sẽ được hoàn lại theo quy định của pháp luật Nước thành viên nhập khẩu ngay khi các vấn đề này được giải quyết.

3. Trong trường hợp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có nhiều mặt hàng, vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Khoản 3 Điều 19 Phụ lục này có thể được áp dụng đối với các mặt hàng có vướng mắc về xuất xứ.

Điều 18. Lưu trữ hồ sơ

1. Để phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo Điều 19 và Điều 20 Phụ lục này, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu khi đề nghị cấp C/O và nhà xuất khẩu đủ điều kiện khi phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa liên quan trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày được cấp C/O hoặc phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Nước thành viên xuất khẩu.

2. Tổ chức cấp C/O lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O và các chứng từ liên quan trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày cấp.

3. Cơ quan có thẩm quyền lưu trữ hồ sơ đề nghị đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Văn bản chấp thuận hết hiệu lực hoặc bị thu hồi.

4. Thông tin liên quan đến tính hợp lệ của C/O sẽ được người có thẩm quyền ký C/O cung cấp theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu.

5. Thông tin liên quan đến tính chính xác của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu.

6. Thông tin trao đổi giữa các Nước thành viên liên quan phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho việc xác nhận tính hợp lệ của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 19. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa

Nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa đang bị nghi ngờ hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Khi nhận được yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu sẽ tiến hành kiểm tra bản kê chi phí của nhà sản xuất hoặc của nhà xuất khẩu, dựa trên chi phí và giá cả trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xuất khẩu với những điều kiện sau:

1. Yêu cầu kiểm tra phải được gửi kèm chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy nội dung ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên.

2. Khi nhận được yêu cầu kiểm tra, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền phải phản hồi ngay việc đã nhận được yêu cầu và có ý kiến trả lời trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

3. Cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể tạm thời không cho hưởng ưu đãi trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh. Tuy nhiên, cơ quan hải quan có thể cho phép nhà nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện các hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận.

4. Tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền phải gửi ngay kết quả kiểm tra, xác minh cho Nước thành viên nhập khẩu để làm cơ sở xem xét quyết định lô hàng có đáp ứng quy tắc xuất xứ hay không. Toàn bộ quá trình kiểm tra, xác minh, bao gồm cả quá trình Nước thành viên nhập khẩu thông báo cho tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kết luận việc lô hàng có đáp ứng quy tắc xuất xứ hay không phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khoản 3 Điều này được áp dụng.

Điều 20. Kiểm tra, xác minh tại Nước thành viên xuất khẩu

1. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu không đồng ý với kết quả kiểm tra nêu tại Điều 19, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị đi kiểm tra tại Nước thành viên xuất khẩu.

2. Trước khi tiến hành đi kiểm tra tại Nước thành viên xuất khẩu, Nước thành viên nhập khẩu phải gửi thông báo bằng văn bản về dự định đi kiểm tra tại Nước thành viên xuất khẩu tới:

a) Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra.

b) Tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu sẽ bị kiểm tra.

c) Cơ quan hải quan của Nước thành viên nơi sẽ bị kiểm tra.

d) Nhà nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra.

3. Văn bản thông báo nêu tại khoản 2 Điều này phải có đầy đủ các nội dung sau:

a) Tên của cơ quan hải quan hoặc cơ quan Chính phủ ra thông báo.

b) Tên của Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra.

c) Ngày dự kiến đi kiểm tra.

d) Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra.

đ) Tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.

4. Nhà xuất khẩu hoặc Nhà sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra gửi văn bản cho Nước thành viên nhập khẩu chấp thuận việc kiểm tra.

5. Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của Nhà xuất khẩu hoặc Nhà sản xuất trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa cần kiểm tra.

6. Khi nhận được thông báo, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể đề nghị hoãn kiểm tra và thông báo cho Nước thành viên nhập khẩu về đề nghị này. Trong trường hợp này, việc kiểm tra cũng phải được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Thời hạn hoãn kiểm tra có thể kéo dài hơn trong trường hợp các bên nhất trí với nhau.

7. Nước thành viên tiến hành kiểm tra phải cung cấp cho Nhà xuất khẩu hoặc Nhà sản xuất và tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan kết luận bằng văn bản về việc sản phẩm được kiểm tra có đáp ứng tiêu chí xuất xứ hay không.

8. Việc tạm thời không cho hưởng ưu đãi sẽ bị hủy bỏ sau khi có văn bản kết luận nêu tại khoản 7 Điều này cho thấy hàng hóa có xuất xứ.

9. Nhà xuất khẩu hoặc Nhà sản xuất có quyền giải trình bằng văn bản hoặc cung cấp thêm thông tin để chứng minh xuất xứ của hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận xuất xứ của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa vẫn bị chứng minh là không có xuất xứ, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo cho tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giải trình hoặc thông tin bổ sung của Nhà xuất khẩu hoặc Nhà sản xuất.

10. Quá trình kiểm tra, bao gồm việc đi kiểm tra thực tế và quyết định về việc sản phẩm nghi vấn có đáp ứng quy tắc xuất xứ hay không, phải được thực hiện và thông báo kết quả cho tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn tối đa là 180 ngày. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khoản 3 Điều 19 Phụ lục này được áp dụng.

Điều 21. Giữ bí mật thông tin

Các Nước thành viên, theo quy định của pháp luật trong nước, phải giữ bí mật các thông tin về hoạt động kinh doanh thu thập được trong quá trình kiểm tra theo Điều 19 và Điều 20 Phụ lục này và phải bảo đảm thông tin đó không bị tiết lộ và có thể gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của người đã cung cấp thông tin. Thông tin về hoạt động kinh doanh này chỉ có thể được tiết lộ cho những cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc quản lý và thực thi việc xác định xuất xứ hàng hóa.

Điều 22. Chứng từ áp dụng cho quy định về vận chuyển trực tiếp

Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước trung gian không phải là Nước thành viên, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu:

1. Vận tải đơn chở suốt được cấp tại Nước thành viên xuất khẩu.

2. C/O mẫu D do tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu cấp hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Nhà xuất khẩu đủ điều kiện của Nước thành viên xuất khẩu phát hành.

3. Bản sao của hóa đơn thương mại.

4. Các chứng từ liên quan khác chứng minh rằng hàng hóa đáp ứng các quy định về vận chuyển trực tiếp nêu tại điểm b khoản 2 Điều 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT.

Điều 23. Hàng hóa triển lãm

1. Hàng hóa gửi từ một Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Nước thành viên khác và được bán trong thời gian hoặc sau thời gian triển lãm, sau đó nhập khẩu vào một Nước thành viên sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định về xuất xứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT và phải chứng minh với cơ quan Chính phủ có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu:

a) Nhà xuất khẩu đã gửi lô hàng đó từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nơi tổ chức triển lãm và đã tham gia triển lãm hàng hóa tại đó.

b) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa đó cho người nhận hàng ở Nước thành viên nhập khẩu.

c) Hàng hóa được vận chuyển đến Nước thành viên nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm vẫn còn nguyên trạng như khi được gửi đi tham gia triển lãm.

2. C/O mẫu D hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan Chính phủ có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu, trong đó ghi rõ tên triển lãm và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm. Cơ quan Chính phủ có thẩm quyền của Nước thành viên nơi diễn ra triển lãm có thể cấp một hình thức chứng nhận cùng với các chứng từ quy định tại khoản 4 Điều 22 Phụ lục này để xác nhận hàng hóa đã tham gia triển lãm và các điều kiện mà hàng hóa triển lãm đã tuân thủ.

3. Khoản 1 Điều này được áp dụng đối với triển lãm, hội chợ thương mại, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ hoặc các cuộc giới thiệu, trưng bày tương tự, hoặc bày bán tại các cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh với mục đích để bán hàng hóa nước ngoài và những nơi mà hàng hóa vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan trong suốt quá trình triển lãm.

Điều 24. Hóa đơn do nước thứ ba phát hành

1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp hóa đơn bán hàng được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu ASEAN đại diện cho công ty đó miễn là hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT.

2. Nhà xuất khẩu đánh dấu vào ô “Third country invoicing” và ghi các thông tin như tên công ty và nước của công ty phát hành hóa đơn trên C/O.

3. Trường hợp hóa đơn bán hàng được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu ASEAN đại diện cho công ty đó. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể khai báo xuất xứ hàng hóa trên bản tuyên bố thanh toán/thông báo công nợ, lệnh giao hàng hoặc phiếu đóng gói hàng hóa.

Điều 25. Trị giá FOB

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng chỉ phải ghi trị giá FOB trong trường hợp hàng hóa được xuất khẩu từ hoặc nhập khẩu vào Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia hoặc Lào và sử dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa.

Điều 26. Sự tương đương giữa C/O giấy và C/O điện tử

1. C/O điện tử có thể được nộp, được cấp và được chấp nhận thay cho C/O giấy, với hiệu lực pháp lý tương đương.

2. Các Điều từ 27 đến 31 Phụ lục này áp dụng đối với C/O điện tử và trừ khi có quy định khác tại các Điều từ 27 đến 31, các Điều từ 1 đến 8, Điều 10, Điều 13 đến 16 và Điều 18 đến 25 Phụ lục này cùng áp dụng đối với C/O điện tử.

Điều 27. C/O điện tử

1. Để đảm bảo khả năng trao đổi thông tin, các Nước thành viên trao đổi dữ liệu C/O điện tử theo quy định tại tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử”. Tài liệu hướng dẫn này có thể được cập nhật theo thời gian.

2. Trong trường hợp một Nước thành viên không muốn thực hiện tất cả các quy trình điện tử và các chỉ tiêu thông tin liên quan được quy định trong tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử”. Nước thành viên đó thông báo với các Nước thành viên khác, thông qua Ban thư ký ASEAN, những quy trình điện tử và chỉ tiêu thông tin liên quan mà Nước thành viên này muốn thực hiện.

Điều 28. Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O điện tử

Thay cho khoản 1 Điều 6 Phụ lục này, hồ sơ đề nghị cấp C/O điện tử được chấp nhận, được xác minh là được khai đầy đủ và xác thực theo hình thức điện tử.

Điều 29. Cấp C/O điện tử

1. Trong trường hợp ngoại lệ, Nhà xuất khẩu có thể đề nghị tổ chức cấp C/O cấp lại C/O điện tử trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp C/O điện tử ban đầu.

2. Ngoài những quy định tại tài liệu “Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử”, C/O điện tử có thể được NSW của nước thành viên xuất khẩu gửi trực tiếp cho Nhà xuất khẩu để Nhà xuất khẩu gửi trực tiếp cho Nhà nhập khẩu hoặc NSW của Nước thành viên nhập khẩu gửi trực tiếp C/O điện tử cho Nhà nhập khẩu.

3. Trong trường hợp ngoại lệ như việc mất dữ liệu do lỗi kỹ thuật gây ra, Nước thành viên nhận C/O điện tử có thể yêu cầu Nước thành viên gửi C/O điện tử truyền lại C/O điện tử.

4. Việc sửa đổi C/O điện tử được thực hiện bằng cách cấp C/O điện tử mới và C/O điện tử trước đó được hủy theo quy trình quy định tại tài liệu "Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử”.

Điều 30. Xuất trình C/O điện tử

1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, Nhà nhập khẩu phải khai báo thông tin về số tham chiếu của C/O điện tử trên tờ khai hải quan nhập khẩu, nộp kèm theo các chứng từ chứng minh (như hóa đơn thương mại và vận tải đơn chở suốt được cấp trên lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước trung gian không phải là Nước thành viên theo quy định tại Điều 21 của Phụ lục này) và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật Nước thành viên nhập khẩu.

2. Cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể tạo ra phản hồi hải quan điện tử hiển thị tình trạng sử dụng C/O điện tử phù hợp với hướng dẫn thực hiện thông điệp đối với phản hồi hải quan điện tử quy định tại tài liệu "Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử”. Tình trạng sử dụng, nếu được tạo ra, sẽ được truyền bằng phương thức điện tử thông qua ASW tới cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu ngay sau khi nhập khẩu hoặc khi phản hồi hải quan điện tử được tạo ra, trong thời hạn hiệu lực của C/O điện tử.

3. Trong trường hợp C/O điện tử bị cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu từ chối, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu phải:

a) Tạo ra phản hồi hải quan điện tử hiển thị việc từ chối và các lý do từ chối, bao gồm lý do từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo tài liệu "Hướng dẫn Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử”. Phản hồi hải quan, nếu được tạo ra, sẽ được truyền bằng phương thức điện tử thông qua ASW tới cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu trong khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được C/O điện tử; hoặc

b) Trong trường hợp không áp dụng quy định nêu tại điểm a khoản này, cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu bằng văn bản những lý do từ chối ưu đãi thuế quan cùng với số tham chiếu của C/O điện tử trong khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày.

4. Trong trường hợp C/O điện tử bị từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận và xem xét các giải trình của tổ chức cấp C/O và đánh giá lại liệu C/O điện tử đó có được chấp nhận cho hưởng ưu đãi hay không. Các giải trình của tổ chức cấp C/O phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi.

Điều 31. Lưu trữ và duy trì dữ liệu hồ sơ C/O điện tử

1. Để phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Phụ lục này, nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khi đề nghị cấp C/O điện tử phải lưu trữ chứng từ đề nghị cấp C/O điện tử trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày được cấp C/O điện tử theo quy định của pháp luật Nước thành viên xuất khẩu.

2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp C/O điện tử và các chứng từ liên quan trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày cấp.

3. Thông tin liên quan đến tính hợp lệ của C/O điện tử sẽ được người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp C/O cung cấp theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu.

4. Thông tin trao đổi giữa các Nước thành viên liên quan phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho việc xác nhận tính hợp lệ của C/O điện tử./.

PHỤ LỤC II

MẪU C/O MẪU D
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Original (Duplicate/Triplicate)

1. Goods consigned from (Exporter's business name, address, country)

Reference No.

ASEAN TRADE IN GOODS AGREEMENT CERTIFICATE OF ORIGIN

(Combined Declaration and Certificate)

FORM D

Issued in ___________
(Country)

See Overleaf Notes

2. Goods consigned to (Consignee's name, address, country)

3. Means of transport and route (as far as known)

Departure date

Vessel's name/Aircraft etc.

Port of Discharge

4. For Official Use

□ Preferential Treatment Given Under ASEAN Trade in Goods Agreement

□ Preferential Treatment Not Given (Please state reason/s)

………………………………………………………

Signature of Authorised Signatory of the Importing Country

5. Item number

6. Marks and numbers on packages

7. Number and type of packages, description of goods (including quantity where appropriate and HS number of the importing country)

8. Origin criterion (see Overleaf Notes)

9. Gross weight or other quantity FOB price where RVC is applied

10. Number and date of invoices

11. Declaration by the exporter

The undersigned hereby declares that the above details and statement are correct; that all the goods were produced in

……………………………………………………

(Country)

and that they comply with the origin requirements specified for these goods in the ASEAN Trade in Goods Agreement for the goods exported to

……………………………………………………

(Importing Country)

12. Certification

It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.

……………………………………………………

Place and date, signature of authorised signatory

……………………………………………

Place and date, signature and stamp of certifying authority

13

□ Third Country Invoicing

□ Accumulation

□ Back-to-Back CO

□ Partial Cumulation

□ Exhibition

□ De Minimis

□ Issued Retroactively

OVERLEAF NOTES

1. Member States which accept this form for the purpose of preferential treatment under the ASEAN Trade in Goods Agreement (ATIGA)

BRUNEI DARUSSALAM

CAMBODIA

INDONESIA

LAO PDR

MALAYSIA

MYANMAR

PHILIPPINES

SINGAPORE

THAILAND

VIETNAM

2. CONDITIONS: The main conditions for admission to the preferential treatment under the ATIGA are that goods sent to any Member States listed above must:

(i) fall within a description of products eligible for concessions in the country of destination;

(ii) comply with the consignment conditions in accordance with Article 32 (Direct Consignment) of the ATIGA; and

(iii) comply with the origin criteria set out in Chapter 3 of the ATIGA.

3. ORIGIN CRITERIA: For goods that meet the origin criteria, the exporter and/or producer must indicate in Box 8 of this Form, the origin criteria met, in the manner shown in the following table:

Circumstances of production or manufacture in the first country named in Box 11 of this form

Insert in Box 8

(a)

Goods wholly obtained or produced in the exporting Member State satisfying Article 27 (Wholly Obtained or Produced Goods) of the ATIGA

“WO”

(b)

Goods satisfying Article 28 (Non- Wholly Obtained or Produced Goods) of the ATIGA

• Regional Value Content

Percentage of Regional Value Content, example "40%"

• Change in Tariff Classification

The actual CTC rule, example "CC" or "CTH" or "CTSH”

• Specific Processes

"SP"

• Combination Criteria

The actual combination criterion, example "CTSH+35%"

(c)

Goods satisfying paragraph 2 of Article 30 (Partial Cumulation) of the ATIGA

“PC x%”, where x would be the percentage of Regional Value Content of less than 40%, example “PC 25%”

4. EACH ARTICLE MUST QUALIFY: It should be noted that all the goods in a consignment must quality separately in their own right. This is of particular relevance when similar articles of different sizes or spare parts are sent.

5. DESCRIPTION OF PRODUCTS: The description of products must be sufficiently detailed to enable the products to be identified by the Customs Officers examining them. Name of manufacturer and any trade mark shall also be specified.

6. HARMONISED SYSTEM NUMBER: The Harmonised System number shall be that of in ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature (AHTN) Code of the importing Member State.

7. EXPORTER: The term “Exporter” in Box 11 may include the manufacturer or the producer.

8. FOR OFFICIAL USE: The Customs Authority of the importing Member State must indicate (√) in the relevant boxes in column 4 whether or not preferential treatment is accorded.

9. MULTIPLE ITEMS: For multiple items declared in the same Form D, if preferential treatment is not granted to any of the items, the “Preferential Treatment Not Given” in Box 4 should be ticked (√) and the item number should also be circled or marked appropriately in Box 5.

10. FOB PRICE: This is applicable for goods exported from and imported by Kingdom of Cambodia, Republic of Indonesia, and Lao People's Democratic Republic and where the Regional Value Content (RVC) criteria is applied, by providing the FOB price of the goods in Box 9.

11. THIRD COUNTRY INVOICING: In cases where invoices are issued by a third country, "the Third Country Invoicing" box should be ticked (√) and such information as name and country of the company issuing the invoice shall be indicated in box 7.

12. BACK-TO-BACK CERTIFICATE OF ORIGIN: In cases of Back-to-Back CO, in accordance with Rule 11 (Back-to-Back CO) of Annex 8 of the ATIGA, the "Back-to-Back CO" box should be ticked (√) and the reference number and the date of issuance of the original Proof(s) of Origin shall be indicated in Box 7.

13. EXHIBITIONS: In cases where goods are sent from the exporting Member State for exhibition in another country and sold during or after the exhibition for importation into a Member State, in accordance with Rule 22 of Annex 8 of the ATIGA, the “Exhibitions" box should be ticked (√) and the name and address of the exhibition indicated in Box 2.

14. ISSUED RETROACTIVELY: Due to involuntary errors or omissions or other valid causes, the Certificate of Origin (Form D) may be issued retroactively, in accordance with paragraph 2 of Rule 10 of Annex 8 of the ATIGA, the “Issued Retroactively” box should be ticked (√).

15. ACCUMULATION: In cases where goods originating in a Member State are used in another Member State as materials for finished goods, in accordance with paragraph 1 of Article 30 of the ATIGA, the “Accumulation” box should be ticked (√).

16. PARTIAL CUMULATION (PC): lf the Regional Value Content of the material is less than forty percent (40%), the Certificate of Origin (Form D) may be issued for cumulation purposes, in accordance with paragraph 2 of Article 30 of the ATIGA, the “Partial Cumulation” box should be ticked (√).

17. DE MINIMIS: lf a good that does not undergo the required change in tariff classification does not exceed ten percent (10%) of the FOB price, in accordance with Article 33 of the ATIGA, the “De Minimis” box should be ticked (√).

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU D CẤP CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

C/O phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:

1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).

2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.

3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

b) Nhóm 2: tên Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm 02 ký tự như sau:

BN:

Bru-nây

MM:

Mi-an-ma

KH:

Cam-pu-chia

PH:

Phi-lip-pin

ID:

In-đô-nê-xi-a

SG:

Xinh-ga-po

LA:

Lào

TH:

Thái Lan

MY:

Ma-lai-xi-a

c) Nhóm 3: gồm 02 ký tự cuối của năm cấp C/O. Ví dụ: cấp năm 2020 sẽ ghi là “20”;

d) Nhóm 4: mã số của tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các tổ chức cấp C/O;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2022 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-TH 22/02/00006.

4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).

5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.

6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.

8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O:

Điền vào ô số 8:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục I

“WO”

b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục I

• Hàm lượng giá trị khu vực

Ghi hàm lượng thực tế, ví dụ: “40%”

• Chuyển đổi mã số hàng hóa

Ghi tiêu chí cụ thể, ví dụ: “CC” hoặc “CTH” hoặc “CTSH”

• Công đoạn gia công chế biến cụ thể

“SP”

• Tiêu chí kết hợp

Ghi tiêu chí kết hợp cụ thể, ví dụ: “CTSH + 35%”

c) Hàng hóa đáp ứng khoản 2 Điều 6 Phụ lục I (cộng gộp từng phần) ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT

“PC x%” trong đó “x” là tỉ lệ phần trăm của hàm lượng giá trị khu vực lớn hơn 20% nhưng nhỏ hơn 40%, ví dụ “PC 25%”

10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và trị giá FOB trong trường hợp hàng hóa được xuất khẩu từ hoặc nhập khẩu vào Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia hoặc Lào và sử dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa.

11. Ô số 10: số và ngày của hóa đơn thương mại.

12. Ô số 11:

- Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa bằng chữ in hoa. Ví dụ: “VIET NAM’’.

- Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa.

- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

14. Ô số 13:

a) Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba, hoặc bởi một nhà xuất khẩu ASEAN đại diện cho công ty đó. Các thông tin như tên công ty và tên nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên phải được ghi vào ô số 7.

b) Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Số tham chiếu và ngày cấp C/O ban đầu phải được ghi vào ô số 7.

c) Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” trong trường hợp hàng hóa gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong thời gian hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo quy định tại Điều 23 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Tên triển lãm và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm phải được ghi vào ô số 2.

d) Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp C/O được cấp sau do sai sót hoặc bỏ quên hoặc có lý do chính đáng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

e) Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” trong trường hợp hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nhỏ hơn 40% nhưng bằng hoặc lớn hơn 20% và C/O được cấp nhằm mục đích cộng gộp theo khoản 2 Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT .

g) Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng trị giá các nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa không vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo quy định tại Điều 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT .

h) Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính.

15. Trường hợp không đủ chỗ để kê khai toàn bộ các mặt hàng trên C/O, thương nhân có thể đính kèm Tờ khai bổ sung. Tờ khai bổ sung phải có đủ các thông tin theo quy định tại mục 6 đến mục 13 Phụ lục này. Tờ khai bổ sung phải được đánh số trang/tổng số trang (bao gồm C/O) và ghi số tham chiếu của C/O đó./.

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 10/2022/TT-BCT

Hanoi, June 01, 2022

 

CIRCULAR

PRESCRIBING AMENDMENTS TO CIRCULARS ON RULES OF ORIGIN IN THE ASEAN TRADE IN GOODS AGREEMENT

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of the Ministry of Industry and Trade; 

Pursuant to the Government’s Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 08, 2018 on guidelines for the Law on Foreign Trade Management regarding origin of goods;

In implementation of the ASEAN Trade in Goods Agreement signed on February 26, 2009 at the 14th Summit held in Thailand between member states of the Association of Southeast Asian Nations;

In implementation of the First Protocol to Amend the ASEAN Trade in Goods Agreement signed on January 22, 2019 in Vietnam;

At the request of the Director of the Agency of Foreign Trade,

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular prescribing amendments to Circulars on Rules of Origin in the ASEAN Trade in Goods Agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Annex VII – Issuance and verification of C/O in Clause 7 Article 2 of the Circular No. 22/2016/TT-BCT (as amended in Annex I in Clause 1 Article 1 of the Circular No. 19/2020/TT-BCT) is replaced by Annex I enclosed herewith.

2. Annex VIII – Specimen of C/O Form D in Clause 8 Article 2 of the Circular No. 22/2016/TT-BCT (as amended in Annex II in Clause 2 Article 1 of the Circular No. 19/2020/TT-BCT) is replaced by Annex II enclosed herewith.

3. Annex IX – Guidelines for completing C/O Form in Clause 9 Article 2 of the Circular No. 22/2016/TT-BCT (as amended in Annex III in Clause 3 Article 1 of the Circular No. 19/2020/TT-BCT) is replaced by Annex III enclosed herewith.

Article 2. Abrogation of some Articles of Circular No. 19/2020/TT-BCT

Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 1 of Circular No. 19/2020/TT-BCT are abrogated.

Article 3. Transition 

C/O Form D as prescribed in Annex II enclosed with the Circular No. 19/2020/TT-BCT shall be issued until October 31, 2022 inclusively and accepted by customs authorities within the period prescribed in Article 15 of Annex I enclosed herewith.

Article 4. Implementation

1. This Circular comes into force from July 16, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Guidelines and interpretations relating to the implementation of the Rules of Origin, which have been unanimously agreed by the Member States alternately or by means of reports of meetings of the Coordinating Committee on the Implementation of ATIGA and the Sub-Committee on ASEAN Rules of Origin shall be considered as the basis for implementation by C/O issuing authorities and customs authorities./.

 

 

MINISTER




Nguyen Dong Dien

 

ANNEX I

OPERATIONAL PROCEDURES FOR CERTIFICATION, CHECK AND VERIFICATION OF ORIGIN OF GOODS
(Enclosed with the Circular No. 10/2022/TT-BCT dated June 01, 2022 of the Minister of Industry and Trade)

Article 1. Definitions

1. “PLF” means the Protocol on the Legal Framework to Implement the ASEAN Single Window done in Ha Noi, Vietnam on September 04, 2015.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “NSW” means National Single Window as defined in Clause c Article 5 of the PLF.

4. “competent authority” means the Government authority of the exporting Member State designated to grant authorisations to make out origin declarations to exporters (hereinafter referred to as “authorisation”).

5. “C/O issuing authority” means an organization or authority designated or authorised by the Government of the exporting Member State to issue a C/O. Information on C/O issuing authorities shall be notified to all of other Member States in accordance with provisions of this Annex.

6. “electronic C/O” means a C/O that is structured in accordance with the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”, and is transmitted electronically between the Member States via the ASW in accordance with the provisions on information security and confidentiality in Article 9 of the PLF.

7. “exporter” means a natural or juridical person located in the territory of a Member State where a good is exported from by such a person.

8. “certified exporter” means an exporter duly granted an authorisation by the competent authority of the exporting Member State.

9. “importer” means a natural or juridical person located in the territory of a Member State where a good is imported into by such a person.

10. “producer” means a natural or juridical person who carries out production, as set out in Article 1 Annex I enclosed with the Circular No. 22/2016/TT-BCT, in the territory of a Member State.

11. “origin declaration” means a declaration on the origin of the goods exported made by a certified exporter on the commercial invoice instead of C/O Form D.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) C/O Form D;

b) Electronic C/O Form D; or

c) Origin declaration.

13. “back-to-back proof of origin” means a proof of origin issued by an intermediate exporting Member State based on one or multiple proofs of origin issued by the first exporting Member State.

Article 2. Specimen signatures and official seals of C/O issuing authorities and information on certified exporters

1. Each Member State shall provide a list of the names, addresses, specimen signatures and specimen of official seals of its C/O issuing authorities, in hard copy and soft copy format, through the ASEAN Secretariat for dissemination to other Member States in electronic form.  Any change in the said list shall be promptly provided in the same manner.

2. The specimen signatures and official seals of the C/O issuing authorities shall be updated annually. Any C/O issued by an official not included in the list referred to in Clause 1 of this Article shall not be honoured by the receiving Member State.

Where a Member State only issues electronic C/Os Form D, that Member State needs not to provide a list of specimen signatures and specimen of official seals of its C/O issuing authorities as prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Immediately after the grant of the authorisation, each Member State shall promptly include the following information on the authorized certified exporter in the ASEAN-wide Self-Certification database. Information on a certified exporter includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Authorisation code.

c) Issuance date and expiry date, if applicable, of the authorisation.

d) List of products subject to the authorisation, including product description and HS in 6 digit or AHTN (ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature) codes.

dd) List of authorised signatories and their respective specimen signatures, not exceeding 10 persons per certified exporter.

Withdrawal or suspension of the authorisation or any change in the information specified in this Clause shall also be included in the ASEAN-wide Self-Certification database in the same manner.

4. An origin declaration shall not be honoured by the receiving Member State in the following cases:

a) The exporter is not included in the the ASEAN-wide Self-Certification database.

b) The signatory is not included in the the ASEAN-wide Self-Certification database.

c) The origin declaration is made out for a product which is not included in the ASEAN-wide Self-Certification database.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. For the purposes of determining originating status, the C/O issuing authority or competent authority shall have the right to request for supporting documentary evidence or to carry out check(s) considered appropriate.

2. Member States are encouraged to allow the submission of electronic supporting documents, if available, to carry out check(s) related to proof of origin, in accordance with the respective laws and regulations of a Member State.

Article 4. Pre-exportation examination 

1. With regard to goods exported, the producer and/or exporter, or its authorised representative, shall apply to the C/O issuing authority or competent authority requesting pre-exportation examination of the origin of the good or the issuance of authorisation in accordance with the Member State’s laws and regulations. The result of the examination, subject to review periodically or whenever appropriate, shall be accepted as the supporting evidence in determining the origin of the said good to be exported thereafter. The pre-exportation examination may not apply to the good of which, by its nature, origin can be easily determined.

2. For locally-procured materials, declaration by the manufacturer exporting shall be used as a basis in determining the originating status of the good.

Article 5. Application for C/O

1. At the time of carrying out the formalities for exporting the products, the exporter or his authorised representative shall submit a written application for the C/O together with appropriate supporting documents proving that the products to be exported qualify for the issuance of a C/O.

2. A certified exporter may, at his own discretion, apply for a C/O in place of making out an origin declaration.

Article 6. Examination of application for C/O

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The application for C/O and C/O Form D are duly completed and signed by the authorised signatory.

2. The origin of the product is in conformity with the provisions of Annex I enclosed with the Circular No. 22/2016/TT-BCT.

3. The other statements of the C/O correspond to supporting documentary evidence submitted.

4. The description, quantity and weight of goods, marks and number of packages, number and kinds of packages conform to the products to be exported.

5. Multiple items declared on the same C/O shall be allowed provided that each item qualifies separately in its own right.

Article 7. C/O Form D

1. C/O Form D must be in the English language and on A4 size white paper in conformity with the specimen shown in Annex II enclosed herewith.

2. A C/O shall comprise one original and two copies.

3. Each C/O shall bear a reference number separately given by each C/O issuing authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The original copy of the C/O shall be forwarded by the exporter to the importer for submission to the customs authority of the importing Member State at the port or place of importation. The duplicate shall be retained by the C/O issuing authority in the exporting Member State. The triplicate shall be retained by the exporter.

Article 8. Declaration of origin criterion

The C/O Form D issued by the exporting Member State shall clearly indicate the relevant applicable origin criterion in Box 8.

Article 9. Treatment of erroneous declaration in C/O

Neither erasures nor superimpositions shall be allowed on the C/O.  Any alteration shall be made by:

1. Striking out the erroneous details and making any addition required.  Such alterations shall be approved by an official authorised to sign the C/O and certified by the C/O issuing authority.  Unused spaces shall be crossed out to prevent any subsequent addition.

2. Issuing a new C/O to replace the erroneous one.

Article 10. Issuance of C/O

1. Subject to the submission of all documentary requirements, the C/O shall be issued prior to or at the time of exportation. The good to be exported and covered by the C/O must be originating in accordance with the provisions in Annex I enclosed with Circular No. 22/2016/TT-BCT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Theft, loss or destruction of C/O

In the event of theft, loss or destruction of a C/O, the exporter may apply in writing to the C/O issuing authority for a certified true copy of the original C/O Form D and the triplicate. The certified true copy shall be issued by the C/O issuing authority on the basis of the export documents in their possession bearing the endorsement of the words “CERTIFIED TRUE COPY” in Box 12. This copy shall bear the date of issuance of the original C/O. This certified true copy shall be issued no longer than 1 year from the date of issuance of the original C/O.

Article 12. Origin declaration

1. When exporting originating goods, a certified exporter shall be allowed to make out an origin declaration on the commercial invoice.

2. If the origin declaration cannot be made out on the commercial invoice at the time of exportation, the certified exporter may make out it on any of the following documents:

a) Billing statement.

b) Delivery order.

c) Packing list.

The document containing the origin declaration will be accepted at the time of importation if submitted together with the commercial invoice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Details on the certified exporter, including the authorisation code.

b) Description of the goods in sufficient details to enable them to be identified for origin determination purposes, including:

(i) Name of the product.

(ii) HS in 6 digit or AHTN code.

(iii) Origin conferring criterion.

(iv) Country of origin.

(v) FOB price when the regional value content origin criterion is used.

(vi) Quantity of goods.

(vii) Trademark, if applicable.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Certification by an authorised signatory of the certified exporter, including:

(i) Certification that the goods specified in the origin declaration meet all the relevant requirements of Chapter 3 of the ATIGA Agreement;

(ii) Authorised signature over the name of the signatory.

4. The origin declaration shall be made in the English language and bear manually executed signature and printed or stamped name of the authorized signatory.

5. The reference number and the date of the document containing the origin declaration shall be considered as the reference number and the issuance date of the origin declaration.

6. If in case the space provided for in the origin declaration is not sufficient to list out all the products, additional page(s) could be attached. An additional page shall contain sufficient information as set out in Clause 3 of this Article.

7. The provisions in Clause 2 through 6 of this Article shall not apply to the pilot implementation of self-certification of origin as set out in the Memorandum of Understanding signed on August 29, 2012 among Lao People's Democratic Republic, the Republic of the Philippines, the Republic of Indonesia in Siem Reap, the Kingdom of Cambodia, on the second pilot project for the implementation of a regional self-certification system (hereinafter referred to as “pilot scheme”).

Article 13. Back-to-back proof of origin

1. The C/O issuing authority of the intermediate Member State may issue a back-to-back C/O if an application is made by the exporter, provided that:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The back-to-back C/O issued should contain some of the same information as the original proof of origin. Every column in the back-to-back C/O should be completed. FOB price of the intermediate Member State in Box 9 should also be reflected in the back-to-back C/O.

c) The back-to-back C/O issued by the intermediate Member State must be presented to the final importing Member State within the validity period of the original C/O.

d) For partial export shipments, the partial export value shall be shown instead of the full value of the original proof of origin.

dd) In the event of multiple shipments declared on the same C/O, the back-to-back C/O issued by the intermediate Member State must be presented to the final importing Member State as soon as possible by the expiration of any of the original proofs of origin.

e) The intermediate Member State will ensure that the total quantity re-exported under the partial shipment or the total quantity of accumulated shipments does not exceed the total quantity of the proof of origin from the first Member State when approving the back-to-back C/O to the exporter.

g) In the event that the information is not complete or circumvention is suspected, the final importing Member State could request that the original proof of origin be submitted.

h) Verification procedures as set out in Article 19 and Article 20 of this Annex are also applied to a Member State issuing the back-to-back C/O.

e) The reference number and date of issuance of the original proof of origin shall be indicated in Box 7 of the back-to-back C/O.

2. A certified exporter of the intermediate Member State may make out a back-to-back origin declaration, provided that:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The certified exporter has valid original proof(s) of origin from the first exporting Member State. In the case where no original proof of origin is available, its certified true copy shall be used.

c) The back-to-back origin declaration should contain some of the same information as the original proof of origin. The FOB price of the intermediate Member State should also be reflected in the back-to-back origin declaration.

d) For partial export shipments, the partial export value shall be shown instead of the full value of the original proof of origin.

dd) In the event of multiple shipments declared on the same origin declaration, the back-to-back origin declaration made out by the certified exporter of the intermediate Member State must be presented to the final importing Member State as soon as possible by the expiration of any of the original proofs of origin.

e) The certified exporter of the intermediate Member State making out a back-to-back origin declaration will ensure that the total quantity re-exported under the partial shipment or the total quantity of accumulated shipments does not exceed the total quantity of the proof of origin from the first exporting Member State.

dd) Verification procedures as set out in Article 19 and Article 20 of this Annex are also applied to a Member State issuing the back-to-back origin declaration.

e) The reference number and date of issuance of the original proof of origin must be indicated in the back-to-back origin declaration.

3. The provisions in Clause 2 of this Article shall not apply to the pilot scheme for self-certification of origin of goods.

Article 14. Presentation of the proof of origin

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In cases where a C/O Form D is rejected by the customs authority or relevant Government authorities of the importing Member State, the subject C/O shall be marked accordingly in Box 4 and the original C/O shall be returned to the C/O issuing authority within a reasonable period not exceeding 60 days. The importing Member State should duly notify the C/O issuing authority of the grounds for the denial of tariff preference.

3. In cases when an origin declaration is rejected by the customs authority of the importing Member State, the subject origin declaration shall be returned to the competent authority of the exporting Member State within a reasonable period not exceeding 60 days. The importing Member State should duly notify the competent authority of the exporting Member State of the grounds for the denial of tariff preference.

4. In the case where the proof of origin is not accepted, as stated in the preceding Clauses 2 and 3 of this Article, the importing Member State should accept and consider the clarifications made by the C/O issuing authority or competent authority of the exporting Member State and assess again whether or not the proof of origin can be accepted for the granting of the preferential treatment. The clarifications made by the C/O issuing authority or competent authority of the exporting Member State should be detailed and exhaustive in addressing the grounds of denial of preference raised by the importing Member State.

Article 15. Validity period of the proof of origin

1. The proof of origin shall be valid for a period of 12 months for origin certification purposes, from the date of issuance or, in the case of the origin declaration, making out, and must be submitted to the customs authority of the importing Member State within that period.

2. Where the proof of origin is submitted to the customs authority of the importing Member State after the expiration of the time limit for its submission prescribed in Clause 1 of this Article, such proof of origin is still to be accepted when failure to observe the time limit results from force majeure or other valid causes beyond the control of the exporter.

3. In other cases of belated presentation, the customs authority of the importing Member State may accept such proof of origin provided that the goods have been imported before the expiration of its validity period.

Article 16. Waiver of proof of origin

In the case of consignments of goods originating in the exporting Member State and not exceeding US$ 200 (two hundred) FOB, the production of a proof of origin shall be waived and the use of simplified declaration by the exporter that the goods in question have originated in the exporting Member State will be accepted.  Goods sent through the post not exceeding US$ 200 (two hundred) FOB shall also be similarly treated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Where the origin of the goods is not in doubt, the discovery of minor discrepancies, such as typographical errors, between the statements made in the proof of origin and those made in the documents submitted to the customs authority of the importing Member State for the purpose of carrying out the formalities for importing the goods shall not ipso facto invalidate the proof of origin if it is duly established that the document does in fact correspond to the goods submitted.

2. In cases where the exporting Member State and importing Member State have different HS codes for a good subject to preferential tariffs, the goods shall be released at the MFN rates or at the higher preferential rate, subject to the compliance of the corresponding rules of origin (applicable to the goods bearing such HS code), and no penalty or other charges shall be imposed in accordance with relevant laws and regulations of the importing Member State. Once the HS code classification differences have been resolved, the correct rate shall be applied and any overpaid duty shall be refunded, if applicable, in accordance with relevant laws and regulations of the importing Member State, as soon as the issues have been resolved.

3. For multiple items declared under the same proof of origin, a problem encountered with one of the items listed shall not affect or delay the granting of preferential treatment and customs clearance of the remaining items listed in the proof of origin.  Clause 3 Article 19 of this Annex may be applied to the problematic items. 

Article 18. Record keeping requirement 

1. For the purposes of the verification process pursuant to Article 19 and Article 20 of this Annex, the producer and exporter applying for the issuance of a C/O and the certified exporter making out an origin declaration shall, subject to the laws and regulations of the exporting Member State, keep its supporting records in relation to the proof of origin for not less than 3 years from the date of issuance of the C/O or making out the origin declaration.

2. The application for C/O and all documents related to such application shall be retained by the C/O issuing authority for not less than 3 years from the date of issuance of the C/O.

3. The application as a certified exporter and all documents related to such application shall be retained by the competent authority for not less than 3 years from the date of expiry or revocation of the authorisation.

4. Information relating to the validity of the C/O shall be furnished upon request of the importing Member State by an official authorised to sign the C/O.

5. Information relating to the correctness of an origin declaration shall be furnished upon request of the importing Member State by the competent authority of the exporting Member State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Retroactive check

The importing Member State may request the C/O issuing authority or competent authority of the exporting Member State to conduct a retroactive check at random or when it has reasonable doubt as to the authenticity of the document or as to the accuracy of the information regarding the true origin of the goods in question or of certain parts thereof.  Upon such request, the C/O issuing authority or competent authority of the exporting Member State shall conduct a retroactive check on a producer or exporter’s cost statement based on the current cost and prices, within a 6 month timeframe, specified at the date of exportation subject to the following conditions:

1. The request for retroactive check shall be accompanied with the proof of origin concerned and shall specify the reasons and any additional information suggesting that the particulars given on the said proof of origin may be inaccurate, unless the retroactive check is requested on a random basis.

2. The C/O issuing authority or competent authority receiving a request for retroactive check shall respond to the request promptly and reply within 90 days after the receipt of the request.

3. The customs authority of the importing Member State may suspend the provisions on preferential treatment while awaiting the result of verification. However, it may release the goods to the importer subject to any administrative measures deemed necessary, provided that they are not held to be subject to import prohibition or restriction and there is no suspicion of fraud.  

4. The C/O issuing authority or competent authority shall promptly transmit the results of the verification process to the importing Member State which shall then determine whether or not the subject good is originating. The entire process of retroactive check including the process of notifying the C/O issuing authority or competent authority of the exporting Member State the result of determination whether or not the good is originating shall be completed within 180 days. While awaiting the results of the retroactive check, Clause 3 of this Article shall be applied.

Article 20. Verification visit 

1. If the importing Member State is not satisfied with the outcome of the retroactive check prescribed in Article 19, it may request for verification visits to the exporting Member State.

2. Prior to the conduct of a verification visit, an importing Member State shall deliver a written notification of its intention to conduct the verification visit to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The C/O issuing authority or competent authority of the exporting Member State in whose territory the verification visit is to occur.

c) The customs authority of the Member State in whose territory the verification visit is to occur.

d) The importer of the goods subject of the verification visit.

3. The written notification mentioned in Clause 2 of this Article shall be as comprehensive as possible including, among others:

a) The name of the customs authority or relevant Government authorities issuing the notification.

b) The name of the exporter or producer whose premises are to be visited.

c) The proposed date for the verification visit.

d) The coverage of the proposed verification visit, including reference to the goods subject of the verification.

dd) The names and designation of the officials performing the verification visit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. When a written consent from the exporter or producer is not obtained within 30 days upon receipt of the notification pursuant to Clause 2 of this Article, the importing Member State may deny preferential treatment to the goods that would have been subject of the verification visit.

6. The C/O issuing authority or competent authority receiving the notification may postpone the proposed verification visit and notify the importing Member State of such intention. In such case, any verification visit shall be carried out within 60 days from the date of such receipt. The postponement may be extended for a longer period as the concerned Member States may agree.

7. The Member State conducting the verification visit shall provide the exporter or producer and the relevant C/O issuing authority or competent authority with a written determination of whether or not the subject goods qualify as originating goods.

8. Any suspended preferential treatment shall be reinstated upon the written determination referred to in Clause 7 of this Article that the goods qualify as originating goods.

9. The exporter or producer will be allowed 30 days, from receipt of the written determination, to provide in writing comments or additional information regarding the eligibility of the goods. If the goods are still found to be non-originating, the final written determination will be communicated to the C/O issuing authority or competent authority within 30 days from receipt of the comments or additional information from the exporter or producer.

10. The verification visit process, including the actual visit and determination of whether the subject goods are originating or not, shall be carried out and its results communicated to the C/O issuing authority or competent authority within a maximum of 180 days. While awaiting the results of the verification visit, Clause 3 Article 19 of this Annex shall be applied.

Article 21. Confidentiality

Member States shall maintain, in accordance with their laws and regulations, the confidentiality of classified business information collected in the process of verification pursuant to Articles 19 and 20 of this Annex and shall protect that information from disclosure that could prejudice the competitive position of the person who provided the information.  The classified business information may only be disclosed to those authorities responsible for the administration and enforcement of origin determination.

Article 22. Documentation for direct consignment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A C/O Form D issued by the C/O issuing authority of the exporting Member State or an origin declaration made out by a certified exporter established in the exporting Member State.

3. A copy of the original commercial invoice.

4. Supporting documents in evidence that the goods comply with the provisions on direct consignment set out in Point b Clause 2 Article 8 Annex I enclosed with the Circular No. 22/2016/TT-BCT.

Article 23. Exhibition goods

1. Goods sent from an exporting Member State for exhibition in another Member State and sold during or after the exhibition for importation into a Member State shall be granted preferential treatment accorded under the ATIGA on the condition that the goods meet the requirements as set out in Annex I enclosed with the Circular No. 22/2016/TT-BCT, provided that it is shown to the satisfaction of the relevant Government authorities of the importing Member State that:

a) An exporter has dispatched those goods from the territory of the exporting Member State to the Member State where the exhibition is held and has exhibited them there;

b) The exporter has sold the goods or transferred them to a consignee in the importing Member State.

c) The goods have been consigned during the exhibition or immediately thereafter to the importing Member State in the state in which they were sent for the exhibition.

2. The C/O Form D or origin declaration indicating the name and address of the exhibition shall be provided to the relevant Government authorities of the importing Member State. The relevant Government authorities of the Member State where the exhibition took place may provide evidence together with supporting documents prescribed in Clause 4 Article 22 of this Annex for the identification of the products and the conditions under which they were exhibited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Third country invoicing

1. Relevant Government authorities of the importing Member State shall accept proof of origin in cases where the sales invoice is issued either by a company located in a third country or by an ASEAN exporter for the account of the said company, provided that the goods meet the requirements set out in Annex I enclosed with the Circular No. 22/2016/TT-BCT.

2. The exporter shall indicate “Third country invoicing” and such information as name and country of the company issuing the invoice in the C/O.

3. In cases where the sales invoice is issued either by a company located in a third country or by an ASEAN exporter for the account of the said company, the certified exporter may make out the origin declaration on the billing statement, delivery order or packing list.

Article 25. FOB price

The proof of origin and the back-to-back proof of origin shall only reflect the FOB Price in cases where the goods are exported from or imported into Cambodia, Indonesia or Laos, and the RVC (regional value content) criterion is applied in determining origin.

Article 26. Equivalence of paper C/O and electronic C/O

1. An electronic C/O may be applied for, issued, and accepted in lieu of the paper C/O, with equivalent legal effect.

2. Articles 27 through 31 of this Annex shall apply to electronic C/O. Unless otherwise specified in Articles 27 through 31, Articles 1 through 8, 10, 13 through 16, and 18 through 25 of this Annex shall also apply to the processing of electronic C/O.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. In order to ensure interoperability, Member States shall exchange electronic C/O in accordance with the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”. This document may be updated from time to time.

2. In the event a Member State does not wish to implement all the electronic processes and related information elements specified in the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”, that Member State shall inform the other Member States, through the ASEAN Secretariat, which processes and related information elements it wishes to implement.

Article 28. Examination of application for electronic C/O

In place of Clause 1 Article 6 of this Annex, an application for an electronic C/O shall electronically be accepted, verified to be duly completed and authenticated.

Article 29. Issuance of electronic C/O

1. In exceptional cases, an exporter may apply to the C/O issuing authority to re-issue an electronic C/O within 1 year from the date of issuance of the original electronic C/O.

2. In addition to the electronic process specified in the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”, an electronic C/O may be forwarded directly to the exporter by the NSW of the exporting Member State and the electronic C/O may be forwarded directly to the importer by the exporter or by the NSW of the importing Member State.

3. In exceptional cases, such as technical failures that trigger a loss of data, the receiving Member State may request a re-transmission of an electronic C/O from the sending Member State.

4. An alteration to an electronic C/O shall be made by issuing a new electronic C/O, and the previous electronic C/O shall be cancelled, in accordance with the process specified in the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. For the purposes of claiming preferential tariff treatment, the importer shall submit to the customs authority of the importing Member State at the time of import, an import declaration containing information on the electronic C/O reference number, supporting documents (i.e. invoices and the through bill of lading issued in the territory of the exporting Member State in case the goods are transported through the territory of one or some non-Member States as prescribed in Article 21 of this Annex) and other documents as required in accordance with the laws and regulations of the importing Member State.

2. The customs authority in the importing Member State may generate an electronic customs response indicating the utilisation status of the electronic C/O in accordance with the message implementation guideline for customs response specified in the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”. The utilisation status, if generated, shall be transmitted electronically via the ASW to the C/O issuing authority of the exporting Member State either soon after the import or as and when it has been generated, within the validity period of the electronic C/O.

3. In cases when an electronic C/O is rejected by the customs authority of the importing Member State, the customs authority of the importing Member State shall:

a) Generate an electronic customs response indicating the rejection status with reasons for the rejection, including, as appropriate, the reason for denial of tariff preference, in accordance with the “ATIGA e-Form D Process Specification and Message Implementation Guideline”. The electronic customs response, if generated, shall be transmitted electronically via the ASW to the C/O issuing authority in the exporting Member State within a reasonable period not exceeding 60 days from the date of receipt of the electronic C/O; or

b) In cases where the procedure in Point a of this Clause is not available, the customs authority of the importing Member State may notify the C/O issuing authority of the exporting Member State in writing of the grounds for the denial of tariff preference together with the reference number of the electronic C/O, within a reasonable period not exceeding 60 days.

4. In the case where an electronic C/O is not accepted, as stated in Clause 3 of this Article, the importing Member State should accept and consider the clarifications made by the C/O issuing authority and assess again whether or not the electronic C/O application can be accepted for the granting of the preferential treatment. The clarifications should be detailed and exhaustive in addressing the grounds of denial of preference raised by the importing Member State.

Article 31. Electronic C/O archiving and data retention

1. For the purposes of the verification process pursuant to Articles 19 and 20 of this Annex, the producer or exporter applying for the issuance of an electronic C/O shall, subject to the laws and regulations of the exporting Member State, provide for the storage of supporting records for application for an electronic C/O for not less than 3 years from the date of issuance of the electronic C/O.

2. The application for an electronic C/O and all documents related to such application shall be retained by the C/O issuing authority for not less than 3 years from the date of issuance of the electronic C/O.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Any information communicated between the Member States concerned shall be treated as confidential and shall be used for the purpose of electronic C/O validation only./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 10/2022/TT-BCT dated June 01, 2022 on prescribing amendments to Circulars on rules of origin in the ASEAN trade in goods agreement

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.385

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.206.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!