Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chương trình 05/CT-UBND 2021 thực hiện Quyết định 531/QĐ-TTg tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu: 05/CT-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 21/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Tuyên Quang, ngày 21 tháng 5 năm 2021

 

                                               CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 531/QĐ-TTG NGÀY 01/4/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quyết định 531/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 531/QĐ-TTg ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thống nhất hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, hội viên và sự đồng thuận của nhân dân. Triển khai thực hiện Chương trình hành động phải đảm bảo sự thống nhất, điều hành tập trung của Cấp ủy, chính quyền các cấp; xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo huy động mọi nguồn lực để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển khu vực dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

Việc triển khai phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Cấp ủy, sự quản lý, điều hành tập trung của Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa các ngành, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và giám sát của nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển khu vực dịch vụ. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các đơn vị gắn với kiểm tra, đánh giá theo định kỳ việc triển khai thực hiện.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

Phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế của tỉnh, đưa cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GRDP. Tập trung nguồn lực để phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng như: du lịch, logistics và vận tải, ngân hàng, giáo dục và đào tạo, y tế, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại đảm bảo phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng nguồn lực xã hội theo nguyên tắc cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực dịch vụ: du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, logistics và vận tải để tạo đột phá trong phát triển kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có tác động lan tỏa tới các lĩnh vực dịch vụ khác; từng bước tăng tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi,...).

2. Mục tiêu phát triển:

- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 8,4% (Mục tiêu Quyết định 531/QĐ-TTg đạt 7-8%; Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đạt 8,4%)(1), tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP đạt khoảng 47% vào năm 2030 (Mục tiêu Quyết định 531/QĐ- TTg đạt 50%, Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đạt 47%)(2).

- Trong thời kỳ 2031-2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 60% (Mục tiêu Quyết định 531/QĐ-TTg đạt khoảng 60%).

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Dịch vụ Du lịch: Đến năm 2030 ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Khu du lịch Tân Trào trở khu du lịch quốc gia; Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm đạt khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; từng bước đưa khu du lịch Na Hang-Lâm Bình vào danh mục các địa điểm có tiềm năng phát triển thành Khu du lịch Quốc gia. Thu hút, đón trên 3,2 triệu lượt khách du lịch, doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 6.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động ngành du lịch(3). Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu. Thời kỳ 2031-2050, tiếp tục khai thác tiềm năng về du lịch lịch sử, cách mạng, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; phấn đấu đến năm 2050 đón trên 14 triệu lượt khách du lịch, doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 23.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 66.000 lao động ngành du lịch.

2. Dịch vụ Logistics và vận tải: Thu hút mọi nguồn lực đầu tư thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch của tỉnh; Chú trọng đầu tư, phát triển dịch vụ vận tải logistics đáp ứng được nhu cầu phát triển các khu dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, tổng sản lượng vận tải đạt khoảng 1.000 triệu tấn.km (tương đương 15 triệu tấn hàng hóa), 900 triệu hành khách.km (tương đương 13 triệu lượt khách)(4); phấn đấu tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 2050, tổng sản lượng vận tải đạt khoảng 1.300 triệu tấn.km (tương đương 21 triệu tấn hàng hóa), 1.200 triệu hành khách.km (tương đương 19 triệu lượt khách); dịch vụ logistics chiếm tỷ trọng cao trong lĩnh vực dịch vụ vận tải.

3. Dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông: Phát triển khu vực dịch vụ trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0; chủ động trong việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử, các thiết bị viễn thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức theo cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đến năm 2030, Công nghệ thông tin và Truyền thông của tỉnh đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4(5). Thời kỳ 2031 - 2050, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%; kinh tế số chiếm tỷ trọng cao trong dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông.

4. Dịch vụ Tài chính - ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh gắn với xử lý nợ xấu, giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn; duy trì tăng trưởng dịch vụ ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng trở thành nhóm dịch vụ chủ chốt, dẫn dắt, hỗ trợ sự phát triển của khu vực dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2030, tăng trưởng nguồn vốn bình quân 15%/năm, dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 12%/năm; kiểm soát nợ xấu duy trì ở mức dưới 3%; đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS, tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân 25%/năm(6). Thời kỳ 2031-2050, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của dịch vụ ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, dịch vụ ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khu vực dịch vụ của tỉnh.

5. Dịch vụ Khoa học và công nghệ: Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp thực hiện các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông tin, thống kê khoa học và công nghệ, phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ; mở rộng hình thức nhà nước đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ và mua kết quả nghiên cứu. Phấn đấu đến năm 2030, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) lĩnh vực Khoa học và công nghệ tham gia đóng góp tỷ trọng lớn vào tăng trưởng kinh tế.

6. Dịch vụ Phân phối: Phát triển thương mại, dịch vụ bảo đảm tính đồng bộ, kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS,... góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại; tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tư do đã ký kết để phát triển. Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 350 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 11,4%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 47.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (chưa loại trừ yếu tố giá) giai đoạn 2021-2030 đạt 6,6%/năm(7). Thời kỳ 2031-2050, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh.

7. Dịch vụ Y tế: Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh đạt 37 giường và 11 bác sỹ trên 1 vạn dân(8). Đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh đạt 40 giường bệnh và 12 bác sỹ trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 100%; tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế đạt trên 80%.

8. Dịch vụ Hỗ trợ kinh doanh: Đổi mới nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng nhiều như: dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ kế toán - kiểm toán và các loại hình dịch vụ mới như tư vấn về quản trị nhân sự, dịch vụ hỗ trợ pháp lý, dịch vụ thu tiền cung cấp hóa đơn... Chú trọng cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, nhất là các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu như dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, cung ứng vật tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật,... Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo mục tiêu "Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030”, đảm bảo đến năm 2030 cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh đạt 100%, góp phần nâng cao chỉ số thành phần PCI, đặc biệt các chỉ số có điểm thấp hoặc bị giảm điểm như: Chỉ số Gia nhập thị trường, Chỉ số Tiếp cận đất đai, Chỉ số Chi phí không chính thức,...

9. Dịch vụ giáo dục - đào tạo và lao động: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; chú trọng đào tạo nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý. Đến năm 2030, bình quân hàng năm đào tạo nghề nghiệp cho 10.000 người, trong đó có khoảng 30% được đào tạo theo các ngành, nghề trọng điểm, có từ 80% có việc làm sau đào tạo; tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 17%(9). Đến năm 2050, bình quân hàng năm đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 15.000 người, có từ 85% có việc làm, năng suất lao động và thu nhập cao hơn sau đào tạo; tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 30%.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG

1. Khu vực phía nam, gồm: Thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dương và khu vực phía Nam huyện Yên Sơn: Tập trung đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ phân phối, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch lịch sử văn hóa, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, dịch vụ vận tải logistics và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.

2. Khu vực phía Bắc, gồm các huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và khu vực phía Bắc huyện Yên Sơn: Phát triển mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá khai thác hiệu quả giá trị các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa các dân tộc, gắn phát triển dịch vụ du lịch với phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng; chú trọng phát triển các dịch vụ phân phối phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ phân phối phục vụ đời sống nhân dân.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Dịch vụ du lịch

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu vào các khu, điểm du lịch trọng điểm. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, lấy sản phẩm và thương hiệu du lịch làm trọng tâm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, nhất là ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá du lịch.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; tiếp tục mời gọi, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ tại tỉnh; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp lữ hành. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch, doanh nghiệp đầu tư vào các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn liền với sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu du lịch sinh thái Na Hang - Lâm Bình và Khu du lịch trung tâm thành phố Tuyên Quang; gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và danh lam thắng cảnh; đẩy mạnh sản xuất, chế tạo hàng hóa, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

Chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực d u lịch; kịp thời tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp du lịch tiêu biểu kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Nâng cao ý thức của nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng về phát triển du lịch có tính chuyên nghiệp; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch; giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Dịch vụ logistics và vận tải

Đẩy mạnh, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các công trình, dự án giao thông, nhất là các công trình giao thông chính, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các tỉnh lân cận; Hoàn thành xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; xây dựng cầu Xuân Vân qua sông Lô; hoàn thành xây dựng Cảng cạn Tuyên Quang “Trung tâm Logistic của tỉnh tại khu vực cầu An Hòa và Khu Công nghiệp Long Bình An”, bến thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe,... cải tạo tuyến đường thủy trên sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Tăng cường việc kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức; đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng thị phần vận tải thủy nội địa, giảm tải cho đường bộ. Tạo điều kiện và có chính sách phù hợp huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng logistics trong thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, xây dựng một số bến xe khách hiện đại, văn minh, khu vực bến đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm đỗ, cảng cạn, bến cảng sông, bến thủy nội địa theo quy hoạch.

3. Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp; từng bước phát triển ngành dịch vụ thông tin và truyền thông là động lực lan tỏa thúc đẩy sự phát triển chung của các dịch vụ thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng,... Trước mắt tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ Thanh toán không sử dụng tiền mặt trong giao dịch, trong đó các doanh nghiệp viễn thông phải đảm nhiệm vai trò là nền tảng hạ tầng số, thanh toán số, mobile money.

Triển khai hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G phục vụ cho phát triển kinh tế số, xã hội số; từng bước làm chủ các công nghệ nền tảng như: công nghệ IoT, Big Data, AI, AR.

Phát triển hạ tầng số trên nền tảng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin. Xây dựng và phát triển các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến mức độ 4 đối với các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tăng cường sử dụng công nghệ, phần mềm, sản phẩm công nghệ.

4. Dịch vụ tài chính - ngân hàng

Triển khai thực hiện Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đặc thù do tỉnh ban hành hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh đảm bảo đơn giản hóa các quy trình, thủ tục và hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm.

Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; năng lực của các cấp, các ngành, các đơn vị trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước. Triển khai kịp thời các chính sách thuế mới, chính sác h thuế sửa đổi, bổ sung, chính sách ưu đãi thuế, tạo điều kiện bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách.

Tổ chức thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách về tín dụng trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động của các ngân hàng, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp; khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại mở Chi nhánh và hoạt động theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển đổi mạnh mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ độc canh tín dụng sang mô hình đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng phi tín dụng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tại điểm bán đảm bảo hoạt động thanh toán thông suốt, an toàn. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có khoảng 130 máy giao dịch tự động (ATM/CDM), có khoảng 800 POS, QR Code được lắp đặt.

Thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục khi giao dịch với khách hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân; tăng cường chất lượng thanh tra, giám sát, nâng cao khả năng cảnh báo đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế mở chi nhánh tại Tuyên Quang và mở rộng mạng lưới hoạt động; chú trọng dịch vụ bảo hiểm đối với con người, hàng hóa nông sản, các công trình xây dựng...

5. Dịch vụ khoa học và công nghệ

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên thế giới cho doanh nghiệp trong tỉnh (ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường). Đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất sản phẩm thương hiệu như: công nghệ đa phương tiện, công nghệ đa truy cập, công nghệ an toàn và an ninh mạng; công nghệ phần mềm và nội dung số; công nghệ thiết kế, chế tạo mạch tích hợp, bộ nhớ dung lượng cao;…

Tổ chức triển khai hiệu quả cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực và các thiết chế hệ trung gian của thị trường khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

6. Dịch vụ phân phối

Tăng cường công tác quản lý giá theo nguyên tắc thị trường; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng giả, hàng kém chất lượng, việc chấp hành pháp luật về giá, nhất là giá bán các mặt hàng thiết yếu; thực hiện nghiêm các quy định về chống độc quyền, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, lợi dụng kinh tế thị trường để tăng giá bán hàng hóa trái quy định; công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu; thực hiện công tác đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá theo đúng quy định. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Cạnh tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ quan, tổ chức như: Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam,... để tổ chức các chương trình hỗ trợ về phương pháp, kỹ thuật cho các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu thông tin sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp trên Internet. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, bao gồm mô hình thương mại điện tử Doanh nghiệp - Người tiêu dùng (B2C), Doanh nghiệp - Doanh nghiệp (B2B), Chính phủ - Người dân (G2C), Chính phủ - Doanh nghiệp (G2B), online - offline (O2O).

Thực hiện tốt công tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Rakuten,... Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử.

Đẩy mạnh mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác đối với các chợ, thực hiện tốt công tác mời gọi, thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng các trung tâm logistics, trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

7. Dịch vụ Y tế

Tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở Y tế công lập; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao và chuyên sâu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh, thanh quyết toán tại các cơ sở quản lý liên thông từ Trạm Y tế xã, phường thị trấn; đầu tư ứng dụng các giải pháp chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh trên nền tảng công nghệ 4.0 như: Hội chẩn trực tuyến, Bệnh án điện tử, thẻ khám chữa bệnh thông minh, đặt lịch hẹn khám hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà.

Nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ y tế chất lượng cao; triển khai một số dự án trọng điểm, dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế hiện đại cho một số bệnh viện công lập giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển y tế ngoài công lập, khuyến khích thực hiện xã hội hóa y tế trên địa bàn tỉnh; tăng các dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn do khu vực y tế tư nhân cung cấp.

8. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh trên tinh thần “hỗ trợ - lắng nghe - thấu hiểu - thân thiện - nhiệt tình” góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của HĐND tỉnh Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 01/8/2018 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Đề án Phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,...

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tiếp cận đất đai, Bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ thuế và kế toán, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ xúc tiến đầu tư và mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý,... Kịp thời cung cấp tài liệu về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu và chủ động tiếp cận nguồn vốn tín dụng; nâng cấp các ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế, nộp thuế để nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế trên hệ thống TMS, hệ thống dịch vụ thuế điện tử (eTax); hỗ trợ các doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu, quảng bá, tìm kiếm thị trường và nguyên liệu phục vụ sản xuất,...

9. Dịch vụ giáo dục - đào tạo và lao động

Thực hiện hiệu quả Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh thuộc vực giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng và thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại điểm trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo để nhanh chóng nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhất là trong các ngành có nhu cầu cao như công nghệ thông tin.

Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, gắn với thị trường lao động và giải quyết việc làm, phát triển dạy nghề theo 3 cấp trình độ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh. Hướng dẫn công tác tuyển sinh và thực hiện hiệu quả các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các ngành dịch vụ.

Thực hiện tốt công tác đào tạo, sử dụng lao động giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; công tác tạo nguồn lao động, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đưa đi làm việc ở nước ngoài. Nghiên cứu phát triển, mở rộng thị trường lao động ngoài nước, chú trọng các thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng người lao động của tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm Chương trình hành động này, cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện; cơ quan truyền thông chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ Chương trình hành động của các Bộ, ngành Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021, kịp thời tham mưu, đề xuất kế hoạch thực hiện phù hợp với trách nhiệm của tỉnh và thực tế của địa phương, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những nội dung thuộc lĩnh vực, chức năng của ngành.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cả hệ thống chính trị tích cực tham gia hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng doanh nghiệp.

3. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 05 tháng 12) tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện Chương trình hành động này và kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (Báo cáo)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND huyện, thành phố;
- UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH


Nguyễn Văn Sơn

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 531/QĐ-CP NGÀY 01/4/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Chương trình hành động số: 05/CTr-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung công việc

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Dịch vụ du lịch

 

 

 

1

Thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch; điểm du lịch cộng đồng; xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Năm 2021-2025

2

Thực hiện Đề án “Xây dựng hệ thống Du lịch thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2025” nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh

Sở VHTTDL; Sở Thông tin Truyền thông

UBND các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan

Năm 2021-2025

3

Lập hồ sơ quy hoạch bảo tiinf tôn tạo và phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang- Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND huyện: Na Hang, Lâm Bình và đơn vị có liên quan

Năm 2021-2022

4

Lập hồ sơ Khu di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang trình UNSESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND huyện: Na Hang, Lâm Bình và đơn vị có liên quan

Năm 2021-2025

5

Triển khai dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND huyện: Yên Sơn, Sơn Dương và đơn vị có liên quan

Năm 2021-2024

6

Xây dựng đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2030

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan

Năm 2022

7

Thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025

UBND các huyện, thành phố

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

8

Lập hồ sơ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND huyện Chiêm Hóa và đơn vị có liên quan

Năm 2021

9

Xây dựng Đề án tổng thể truyền thông về du lịch Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030

BQL các Khu du lịch tỉnh

Trung tâm XTĐT tỉnh; các cơ quan liên quan

Năm 2021

10

Tham mưu phân bổ kịp thời vốn đầu tư công trung hạn hằng năm cho các dự án thuộc lĩnh vực du lịch

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

11

Hướng dẫn tổ chức, cá nhân trình tự, thủ tục lập hồ sơ dự án đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch có sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

II

Dịch vụ logistics và vận tải

 

 

 

1

Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thu hút nhà đầu tư thực hiện xây dựng logistics trong thực hiện dịch vụ vận tải hàng hóa

Sở Giao thông Vận tải

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

2

Tham mưu thực hiện phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, nhất là hệ thống giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các tỉnh lân cận; Hoàn thành xây dựng bến xe khách Tuyên Quang; bến xe khách Lâm Bình, Hàm Yên; đầu tư xây dựng cảng cạn và luồng tuyến vận tải thủy theo quy hoạch

Sở Giao thông Vận tải

Doanh nghiệp; Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Theo Kế hoạch

3

Hoàn thành đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; xây dựng cầu Xuân Vân qua sông Lô; đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi qua trung tâm huyện lỵ Yên Sơn đến Km 33 đường Tuyên Quang - Hà Giang

BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh; Sở Giao thông Vận tải

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Theo Kế hoạch

4

Hướng dẫn tổ chức, cá nhân nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư logistics, bến thủy nội địa, trạm dừng nghỉ,..

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông Vận tải

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

5

Tham mưu phân bổ vốn đầu tư công trung hạn hằng năm cho các dự án thuộc lĩnh vực giao thông

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông Vận tải

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

III

Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Năm 2021-2030

2

Triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số, xác thực điện tử cho hệ thống thông tin và các thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước

Sở Thông tin và Truyền thông

Văn phòng UBND tỉnh; Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

3

Số hóa và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Năm 2021-2030

4

Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang

Sở Thông tin và Truyền thông

Doanh nghiệp viễn thông; đơn vị liên quan

Năm 2021-2030

5

Xây dựng cơ sở dữ liệu Mã địa chỉ bưu chính - Vpostcode gắn với bản đồ số và triển khai cấp mã địa chỉ bưu chính trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Doanh nghiệp viễn thông; đơn vị liên quan

Năm 2021-2030

6

Triển khai lắp đặt trạm phát sóng 5G, phát triển hạ tầng 5G nâng cao chất lượng phủ sóng và tốc độ đường truyền

Sở Thông tin và Truyền thông

Doanh nghiệp viễn thông; đơn vị liên quan

Năm 2021 - 2030

IV

Dịch vụ tài chính - ngân hàng

 

 

 

1

Thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đặc thù do tỉnh ban hành hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh đảm bảo đơn giản hóa các quy trình, thủ tục và hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

2

Triển khai kịp thời các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung, chính sách ưu đãi thuế, tạo điều kiện bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách

Cục Thuế tỉnh

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

3

Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Sở, ngành, UBND cấp huyện; Tổ chức tín dụng trên địa bàn

Thường xuyên

4

Phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ chức tín dụng, mạng lưới ATM, CDM, POS, QR Code

Ngân hàng Nhà nước tỉnh

 

 

5

Phát triển sản phẩm ngân hàng phi tín dụng, sản phẩm ngân hàng số; hướng dẫn sử dụng an toàn các sản phẩm ngân hàng hiện đại

Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Sở, ngành, UBND cấp huyện; Tổ chức tín dụng trên địa bàn

Thường xuyên

V

Dịch vụ khoa học và công nghệ

 

 

 

1

Xây dựng giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông tin, thống kê khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

2

Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên theo kế hoạch

3

Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên thế giới cho doanh nghiệp (ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường)

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, các doanh nghiệp

Thường xuyên

4

Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 31/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, các doanh nghiệp

Năm 2023

VI

Dịch vụ phân phối

 

 

 

1

Tham mưu thực hiện Đề án phát triển thị trường trong tỉnh gắn với cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

2

Tăng cường công tác lý giá theo nguyên tắc thị trường; công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu

Sở Tài chính

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

3

Thực hiện công tác đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá theo đúng quy định. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Cạnh tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

4

Tăng cường hợp tác, liên kết với tổ chức: Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam... để tổ chức các chương trình hỗ trợ về phương pháp, kỹ thuật cho các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu thông tin sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp trên Internet.

Sở Công Thương; Trung tâm XTĐT tỉnh

Hiệp hội các Doanh nghiệp tỉnh; Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Thường xuyên

5

Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Rakuten,... Ứng dụng thương mại điện tử phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu

Sở Công Thương; Trung tâm XTĐT tỉnh

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; Hiệp hội các Doanh nghiệp tỉnh

Thường xuyên

6

Đẩy mạnh công tác mời gọi, thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng các trung tâm logistics, trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; Hiệp hội các Doanh nghiệp tỉnh

Thường xuyên

7

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Sở Công Thương

Các đơn vị; UBND cấp huyện; Hiệp hội các Doanh nghiệp tỉnh

Năm 2021

8

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các FTA khác mà Việt Nam tham gia

Sở Công Thương

Các đơn vị; UBND cấp huyện; Hiệp hội các Doanh nghiệp tỉnh

Năm 2021

9

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025 và các giai đoạn tiếp theo

Sở Công Thương

Các đơn vị; UBND cấp huyện; Hiệp hội các Doanh nghiệp tỉnh

Năm 2021

VII

Dịch vụ Y tế

 

 

 

1

Kế hoạch lập Hồ sơ sức khỏe điện tử theo mô hình bác sỹ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021 - 2025

2

Kế hoạch thực hiện Phương án tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2021-2023 và các giai đoạn tiếp theo

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021 - 2025

3

Tổ chức triển khai các dịch vụ y tế dự phòng thuộc các dự án

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp

Năm 2021 - 2025

 

chương trình y tế - dân số giai đoạn 2021-2025

 

huyện

 

4

Kế hoạch xây dựng các xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế xã tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021 - 2025

5

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế ngoài công lập và y tế ngoài ngành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giảm gánh nặng cho y tế công lập.

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021 - 2025

6

Đề án xây dựng, nâng cấp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021 - 2025

7

Tập trung nguồn lực xây dựng: Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm; Bệnh viện huyện Yên Sơn; Bệnh viện Đa khoa khu vực Kim Xuyên Sơn Dương,..

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021 - 2025

8

Tham mưu phân bổ vốn đầu tư công trung hạn hằng năm cho các dự án thuộc lĩnh vực y tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

VIII

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

 

 

 

1

Hướng dẫn hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố trên Hệ thống thông tin quốc gia. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-CP ngày 01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

2

Hướng dẫn, cung cấp các tài liệu về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu và chủ động tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Các cơ quan; Tổ chức tín dụng trên địa bàn

Thường xuyên

3

Hướng dẫn, tư vấn các thủ tục hành chính về thuế, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp theo quy định. Thực hiện giới thiệu các đại lý thuế đủ điều kiện hoạt động tham gia tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đối với doanh nghiệp theo quy định

Cục Thuế tỉnh

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

4

Hướng dẫn cho các doanh nghiệp chính sách về ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước. Xây dựng và ban hành giá đất đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với thực tế; Tạo điều kiện hình thành thị trường sơ cấp, thứ cấp về đất đai, bảo đảm thị trường về đất đai hoạt động công khai, minh bạch và trật tự

Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

5

Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; xây dựng Chỉ dẫn địa lý

Sở Khoa học và Công nghệ

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

6

Tham mưu thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Tuyên Quang

Sở Nội vụ

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2021-2025

7

Thực hiện công khai trên Cổng thông tin điện tử: Chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng, đất đai, thủ tục hành chính, thị trường, các chương trình triển lãm quốc tế, lao động việc làm, tư vấn pháp luật,… cho doanh nghiệp; tăng cường gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

8

Kiểm soát thị trường hàng hóa, dịch vụ; ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định

Cục Quản lý thị trường tỉnh

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

9

Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội chợ; đăng sản phẩm lên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh

Sở Công Thương; Trung tâm XTĐT tỉnh

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

10

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư; đăng tải và cập nhật thường xuyên danh sách các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh trên Trang thông tin điện tử; phát triển đội ngũ luật sư đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn pháp lý của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội nghị, tọa đàm giữa luật sư với các doanh nghiệp nhằm trao đổi về khó khăn, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sở Tư pháp

Các đơn vị liên quan; UBND cấp huyện

Thường xuyên

IX

Dịch vụ giáo dục - đào tạo và lao động

 

 

 

1

Xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2030

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Năm 2022

2

Xây dựng Kế hoạch sắp xếp lại điểm trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Năm 2021

3

Xây dựng Kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giai đoạn 2021-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Năm 2021

4

Xây dựng Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Năm 2021

5

Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Năm 2021

6

Tổ chức thực hiện Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Sở Lao động - Thương binh và XH

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

7

Vận hành hiệu quả hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và Sàn Giao dịch việc làm tỉnh Tuyên Quang

Sở Lao động - Thương binh và XH

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

8

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

Sở Lao động - Thương binh và XH

Các cơ quan và UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

7

Tham mưu phân bổ vốn đầu tư công trung hạn hằng năm cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và lao động

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

 

 

 

 

 

 



(1) Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2011-2020 của tỉnh đạt: 20,1%.

(2) Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP năm 2020 đạt: 43,8%.

(3) Thu hút khách du lịch: Năm 2019, đón trên 1,9 triệu lượt khách du lịch, tổng thu xã hội du lịch đạt trên 1.750 tỷ đồng; Năm 2020, đón trên 1,7 triệu lượt khách du lịch, tổng thu xã hội du lịch đạt trên 1.260 tỷ đồng (Khách du lịch năm 2020 giảm do đại dịch Covid-19).

(4) Năm 2020: Vận chuyển trên 11 triệu tấn hàng hóa và trên 9 triệu hành khách

(5) Năm 2020: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh đạt 34,15%

(6) Giai đoạn 2016-2020: Nguồn vốn tăng trưởng bình quân 17,2%/năm; dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 11,5%/năm; kiểm soát nợ xấu duy trì ở mức dưới 3%.

(7) Năm 2020: Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 119,4 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 32,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 25.800 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2011-2020 đạt 16,3%

(8) Năm 2020: Trên địa bàn tỉnh đạt 34,2 giường và 8,5 bác sỹ trên 1 vạn dân

(9) Giai đoạn 2011-2020, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho trên 13.000 lao động. Năm 2020, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ chiếm 29,3%, trong đó qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 20,1%

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình 05/CT-UBND ngày 21/05/2021 thực hiện Quyết định 531/QĐ-TTg về Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.764

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.2.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!