|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 29/CT-TTg 2024 kích cầu tiêu dùng hỗ trợ sản xuất phát triển thị trường trong nước
Số hiệu:
|
29/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Minh Chính
|
Ngày ban hành:
|
27/08/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước
Ngày 27/8/2024, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 29/CT-TTg về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước
Cụ thể nhiệm vụ chung kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án đầu tư tạo năng lực sản xuất mới. Trong đó, tập trung rà soát, ưu tiên các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, các gói tín dụng, đất đai cũng như các chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các dự án phù hợp với quy mô và tín hiệu thị trường.
- Khơi thông thị trường trong nước, có chính sách khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mà sản xuất trong nước có thế mạnh, còn năng lực sản xuất và thị trường trong nước có nhu cầu.
- Rà soát và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Triển khai các giải pháp kết nối vùng nhằm giảm chi phí vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng; hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển đầu tư về các vùng có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố như mặt bằng sản xuất kinh doanh, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ để giảm chi phí sản xuất.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), công nghệ blockchain để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thị trường trong nước, kết nối cung cầu, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 03-CT/TW năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
Xem chi tiết tại Chỉ thị 29/CT-TTg được ban hành ngày 27/8/2024.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 8 năm 2024
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC KÍCH CẦU TIÊU DÙNG, HỖ TRỢ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRONG NƯỚC
Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp, thường
xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều
hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực
của các Bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân, sự giúp đỡ
của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong 7 tháng đầu
năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý
sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023
trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm
soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm, tăng
lương được thực hiện theo lộ trình. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế
đều tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội nước ta còn đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn
biến nhanh, phức tạp và khó lường; căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn
ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, lãi suất
USD thế giới neo ở mức cao để kiểm soát lạm phát, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng,
chuỗi sản xuất toàn cầu[1], dự báo tăng trưởng kinh tế
toàn cầu có thể xuống thấp hơn mức tăng 3,1% của năm 2023[2].
Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan
xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; áp lực lạm phát, tỷ giá còn biến động;
thị trường tài chính, tiền tệ vẫn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn; thiên tai, hạn hán, sạt lở, mưa bão,
biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp...
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm
các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội ngành hàng và doanh
nghiệp tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
I. Nhiệm vụ chung
- Sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án đầu tư
tạo năng lực sản xuất mới. Trong đó, tập trung rà soát, ưu tiên các giải pháp
nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, các gói tín dụng, đất
đai cũng như các chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các
dự án phù hợp với quy mô và tín hiệu thị trường.
- Khơi thông thị trường trong nước, có chính sách
khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mà sản xuất trong
nước có thế mạnh, còn năng lực sản xuất và thị trường trong nước có nhu cầu.
- Rà soát và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong
nước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh
nghiệp sản xuất, xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Triển khai các giải pháp kết nối vùng nhằm giảm
chi phí vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa các
vùng; hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển đầu tư về các vùng có lợi thế cạnh tranh
về các yếu tố như mặt bằng sản xuất kinh doanh, nguồn lao động dồi dào và giá
nhân công rẻ để giảm chi phí sản xuất.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai ứng dụng
công nghệ chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), công
nghệ blockchain để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục
hành chính.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thị trường
trong nước, kết nối cung cầu, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp
lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
II. Nhiệm vụ cụ thể
1. Bộ Công Thương
- Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm gắn kết giữa
sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng
hóa gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, hình
thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt
động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong
nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại; đẩy mạnh triển khai các đề
án, chương trình mục tiêu về phát triển thương mại và thị trường trong nước đã
được phê duyệt.
- Tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi
vùng và toàn quốc, phối hợp với các địa phương tăng cường các hoạt động kết nối
cung cầu, phân phối các sản phẩm OCOP, đưa hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu,
vùng xa, các khu công nghiệp để kích cầu tiêu dùng trong nước.
- Khuyến khích các sàn thương mại điện tử đang hoạt
động tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản
xuất trong nước. Phát động phong trào tiêu dùng hàng hóa Việt, sản phẩm địa
phương thông qua các mô hình gian hàng Việt, sản phẩm Việt trên thương mại điện
tử. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy liên kết vùng trong thương mại điện tử, các
hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới với các nước trong khu vực,
thị trường nhập khẩu lớn.
- Tổ chức các chương trình, sự kiện hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, phát triển các mô hình mới trong mua
bán hàng hóa trên môi trường trực tuyến, hỗ trợ doanh nghiệp Việt kết nối và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước.
- Tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham
gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam và doanh nghiệp lớn toàn cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong
nước.
- Triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại,
gian lận xuất xứ, các hàng rào kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền
vững, chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam sang các thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
tiếp tục tận dụng, đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên thuộc
các cơ chế hợp tác tiểu vùng nhằm tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ từ các đối tác
phát triển, mở cửa thị trường mới cho hàng hóa Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Tài chính sớm nghiên cứu và xây dựng
cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử hiện đang tạo sức
ép lớn lên hàng hóa sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp nội địa.
- Rà soát, xử lý các tồn đọng ở các dự án sản xuất
các mặt hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng; kịp thời
tháo gỡ khó khăn để các dự án này sớm đi vào hoạt động, góp phần tăng năng lực
sản xuất cho nền kinh tế.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất,
cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng dịp
cuối năm.
- Thúc đẩy thu hút đầu tư các dự án sản xuất hàng
hóa thay thế nhập khẩu, tăng năng lực sản xuất và tạo thêm việc làm, từng bước
giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên, nhiên vật liệu cơ bản của nước ngoài.
2. Bộ Tài chính
- Điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có
trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt với chính sách tiền
tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế
vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
- Chỉ đạo đẩy nhanh thủ tục giải ngân kinh phí triển
khai các Chương trình xúc tiến thương mại của các bộ, ngành, địa phương nhằm
thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.
- Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp
kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết
quốc tế của Việt Nam
- Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đề
xuất chính sách thuế đối với các dự án thu hút đầu tư sản xuất hàng hóa thay thế
hàng nhập khẩu.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt,
kịp thời, hiệu quả, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách
vĩ mô khác. Điều hành tín dụng hài hòa với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ
giá linh hoạt theo thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ... góp phần hỗ
trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục chỉ đạo triển
khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh
doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng: nghiên cứu xây dựng
các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng,
tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Đẩy mạnh triển khai cho vay qua
các hình thức điện tử, trực tuyến; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng,
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm
thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện của các tổ chức tín dụng bảo đảm các chính sách của Nhà
nước đến với người dân, doanh nghiệp kịp thời, đúng đối tượng.
- Chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các chương trình,
chính sách tín dụng ưu đãi như: Chương trình gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho
vay phát triển nhà ở xã hội; Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở
xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn
2021-2030”; mở rộng Chương trình cho vay 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản,
thủy sản.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
- Chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất,
tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cho các vùng nuôi, trồng tập trung. Phối hợp với Bộ
Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả các
Chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kết nối hỗ trợ tiêu thụ
hàng hóa nông sản tại các vùng sản xuất tập trung; đẩy mạnh sản xuất xanh, sạch,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập
trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục công bố, hợp quy thuốc
thú y; thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch sang các thị
trường lân cận như Trung Quốc, khẩn trương đàm phán thống nhất với cơ quan liên
quan của Trung Quốc giảm tỷ lệ kiểm dịch động thực vật, khơi thông hàng hóa
nông sản vào thị trường Trung Quốc.
5. Bộ Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương
có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản phát triển
an toàn, bền vững, xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội nhằm kích cầu tiêu
dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước như xi măng, sắt
thép, gạch, ngói, …
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành Danh mục thúc đẩy
khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành
chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh
nghiệp; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm
quyền xem xét chính sách khuyến khích đối với các dự án đầu tư có sử dụng
nguyên vật liệu, hàng hóa trong nước đã sản xuất được. Thường xuyên rà soát,
đôn đốc việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công và có biện pháp xử lý đối
với các dự án chậm triển khai.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải
pháp theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình địa phương trong việc
tháo gỡ khó khăn về mặt bằng phục vụ thu hút, mở rộng đầu tư sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp... để tạo năng lực sản xuất mới.
- Tổ chức tốt thị trường trong nước, các kênh phân
phối truyền thống và hiện đại, tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa;
Tăng cường kết nối vùng, miền để trao đổi tiềm năng, thế mạnh, trong đó chú trọng
kết nối về logistics, tạo thuận lợi trong hoạt động vận chuyển hàng hóa lưu
thông.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên
quan triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương, nhất là dịp cuối năm nhằm
khai thác tối đa thị trường nội địa. Chỉ đạo hệ thống phân phối trên địa bàn bảo
đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu.
8. Các Hiệp hội ngành hàng, các Tập
đoàn, Tổng công ty
- Các Hiệp hội ngành hàng chủ động nắm bắt thông
tin, nhu cầu thị trường, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên
trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để kịp thời đề xuất các cơ quan chức năng có
biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ.
- Các Tập đoàn, Tổng công ty tập trung đổi mới quản
trị, tăng cường nghiên cứu phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, tiết giảm chi
phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động; tăng cường sử dụng
nguyên liệu, sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước; phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng trong thực hiện Chương trình
khuyến mãi, kích cầu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên xây dựng kế hoạch
sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, tập trung khai
thác khu vực thị trường trong nước có nhu cầu nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế;
Cung cấp thông tin, tuyên truyền cho các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu
tư dự án sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu.
9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Hiệp hội ngành hàng;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu: VT, KTTH (1b).
|
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|
[1] Từ Quý II năm 2024, giá
cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao khiến
chi phí vận tải hàng hóa cũng tăng theo, chuỗi cung ứng bị xáo trộn.
[2] Theo Báo cáo triển vọng
kinh tế thế giới năm 2024 của Ngân hàng Thế giới.
Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2024 về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
OF VIETNAM
--------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No: 29/CT-TTg
|
Hanoi, August 27,
2024
|
DIRECTIVE ON STIMULATING
CONSUMPTION, PROVIDING ASSISTANCE IN PRODUCTION, BUSINESS, AND DOMESTIC MARKET
DEVELOPMENT Under the leadership of the Communist Party of
Vietnam, especially the Politburo, the companionship of the National Assembly,
the drastic, close, and timely instruction and management of the Government and
the Prime Minister, the efforts of ministries, central and local authorities,
the support from businesses and citizens, and the help of international
friends, the socio-economic condition of our country in the first 7 months of 2024
clearly has a positive recovery, with each month better than the previous, each
quarter higher than the preceding, achieving significant results, surpassing
the same period in 2023 in most areas. The macro economy continues to remain
stable, inflation is under control, major balances of the economy and social
security are ensured, and salary increases are being implemented in accordance
with the roadmap. Main industries and sectors are all experiencing good growth. However, Vietnam is still facing many
socio-economic difficulties and challenges. The global and regional situation
continues to evolve rapidly, complicatedly, and unpredictably; geopolitical
tensions and competition among bid countries are increasing; the recovery of
major trading partners is slow; world USD interest rates are kept high to
control inflation, risks of supply chain disruptions, and global production
chains [1]; and the forecasted global economic growth may be lower than the
3,1% growth in 2023 [2]. The domestic economy has opportunities, advantages,
and difficulties, challenges intertwined, but the number of difficulties and
challenges is much higher; inflationary pressure, exchange rates are still
fluctuating; financial and monetary markets still have potential risks; production
and business activities in some areas are still facing difficulties; natural
disasters, droughts, landslides, storms, and climate change are complicated... To promptly address difficulties in production and
business, stimulating consumption, promoting domestic market development,
contribute to increase growth rate, maintain macroeconomic stability, control
inflation, and ensure major balance of the economy, the Prime Minister has
requested Ministers, Heads of ministerial agencies, government agencies, Chairmen
of People's Committees of provinces and centrally affiliated cities, trade
associations to focus on implementing the following tasks and solutions: I. General objectives - Put into operation works and investment projects
to create new production capacity. Focus on reviewing and prioritizing
implementation of solutions addressing difficulties in disbursing public
investment, credit packages, land resources, as well as policies to attract
social resources to participate in implementing projects suitable for market
size and trends. - Eliminate stagnation of the domestic
market; provide policies encouraging consumption and investment in sectors with
the advantages and capacity of domestic production and that are demanded by the
domestic market. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Implement solutions to connect regions in order
to reduce transportation costs and facilitate the circulation of goods between
regions; support businesses in relocating investments to regions with
competitive advantages in factors such as production and business premises,
abundant labor resources, and low-cost labor to reduce production costs. - Ministries, agencies, and local authorities shall
implement the application of digital transformation technologies, artificial
intelligence (AI), big data, and block chain technology to further simplify
administrative procedures. - Intensify trade promotion in domestic market,
connect supply and demand, and provide market information, legal advice for
small and medium enterprises. - Continue to strictly implement Directive No.
03-CT/TW dated May 19, 2021, of Central Secretariat on intensifying the
Communist Party of Vietnam's leadership in the “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” (“Vietnamese people prioritize using Vietnamese products”)
campaign in the new context and Directive No. 28/CT-TTg dated October 26, 2021,
of the Prime Minister on intensifying the implementation of the “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam” campaign in the new context. II. Specific objectives 1. The Ministry of Industry
and Trade shall - Promote the implementation of solutions to link production
with goods distribution, strengthen connections within the value chain while
adhering to quality and food safety regulations, and establish pure Vietnamese
supply chains. Continue to implement activities to connect supply and demand,
promote the consumption of domestically produced goods through traditional and
modern distribution channels; promote the implementation of approved projects
and target programs for the development of trade and domestic markets. - Organize regional and national sales promotion
programs; cooperate with local authorities in intensifying activities related
to supply-demand connections and distribution of OCOP products, bringing goods
to remote areas, industrial parks to stimulate domestic consumption. - Encourage existing e-commerce platforms in
Vietnam to have programs for promoting domestic products and goods.
Launch campaigns promoting Vietnamese goods and local products through
Vietnamese booths, Vietnamese products on e-commerce platforms. Organize
activities promoting regional linkages in e-commerce, activities promoting
cross-border e-commerce with neighboring countries, and large import markets. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Enable domestic enterprises to participate in the
supply chain of foreign-invested enterprises in Vietnam and large enterprises
around the world to promote consumption of domestically produced goods. - Implement solutions to support businesses in
handling issues related to investigations of trade remedies, origin fraud,
technical barriers related to the environment, sustainable development, green
transformation to promote export of Vietnam's key products to major markets
like China, EU, USA, Japan, South Korean, etc. Enhance cooperation between
Vietnam and member countries under sub-regional cooperation mechanisms to
leverage assistance and support from development partners, open new markets for
Vietnamese goods. - Cooperate with the Ministry of Finance in
promptly researching and establishing strict control mechanisms for goods
imported through e-commerce platforms, which are currently putting significant
pressure on domestically produced goods, affecting the consumption of local
businesses' products. - Review and address any bottlenecks in industrial
production and processing projects; promptly remove difficulties so that these
projects can soon go into operation, contributing to increasing the production
capacity of the economy. - Continue to implement measures to stabilize
production, balance supply and demand of essential goods for production and
consumption towards the end of the year. - Attract investment in projects producing
import-substitute goods, increase production capacity, create more job
opportunities, and gradually reduce dependence on foreign basic raw materials. 2. The Ministry of Finance
shall - Execute a reasonable, focused, and flexible
expansionary policy in synchronous, harmonious, and flexible cooperation with
monetary policy and other macroeconomic policies to promote growth, stabilize
the macro-economy, control inflation, and ensure major balances of the economy. - Give instruction on speeding up the procedures
for disbursing funds to implement trade promotion programs of ministries,
central and local authorities to promote consumption of domestically produced
goods. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Cooperate with relevant ministries and agencies
in reviewing and proposing tax policies applicable to projects attracting
investment in producing import-substitute goods. 3. The State bank of Vietnam
shall - Execute monetary policy proactively, flexibly,
promptly, effectively, harmoniously, and closely with expansionary policy and
other macroeconomic policies. Execute credit management aligned with
macroeconomic developments, flexibly manage exchange rates in the market to
stabilize the foreign exchange market... contributing to supporting economic
growth and controlling inflation. Continue to direct the implementation of
credit growth solutions, directing credit towards production, business,
priority sectors, and growth drivers. - Direct credit institutions to: research and develop
credit products, banking services specifically for consumer goods industry,
enhance lending for daily life and consumption. Promote online lending;
simplify procedures for lending, consumer lending, and improve accessibility of
loans to individuals and enterprises to promote consumption of domestically
produced goods. Intensify inspection and supervision of the implementation of
credit institutions to ensure timely and targeted delivery of state policies to
people and businesses. - Give instruction on promoting implementation of
preferential credit programs and policies such as: 140 trillion VND credit
package for social housing development; the project "Investing in building
at least 1 million social housing units for low-income groups, workers of industrial
parks in the 2021-2030 period"; expanding the 30 trillion VND lending
program for the forestry and aquaculture sectors. 4. The Ministry of Agriculture
and Rural Development shall - Direct local authority to promote the development
of production, consumption and export of agricultural products for concentrated
farming areas. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, People's
Committees of provinces and cities in effectively implementing Trade Promotion
Programs, building brands, connecting and supporting the consumption of
agricultural products in concentrated production areas; promote green, clean
production, and ensure food safety. - Take charge and cooperate with relevant agencies
in addressing difficulties and obstacles related to the procedures for
preparation of declarations of conformity of veterinary drugs; promoting the
opening of mainstream agricultural export markets to neighboring markets such
as China; urgently negotiating with relevant Chinese authorities to reduce the
rate of plant quarantine inspections; and facilitating the entry of
agricultural products into the Chinese market. 5. The Ministry of
Construction shall ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Study, formulate, and issue the List of incentives
to promote consumption of domestically produced construction materials. 6. The Ministry of Planning
and Investment shall Continue to intensify the implementation of
measures to improve the investment and business, simplify investment procedures
and administrative procedures to create favorable conditions for the investment
and business activities of the people and enterprises; take charge and
cooperate with relevant ministries, central authorities in researching and
proposing competent authorities to consider policies for encouraging projects
that use domestically produced raw materials and goods. Regularly review and
urge the implementation of public investment projects and take measures to
address slow-moving projects. 7. People's Committees of provinces
and centrally affiliated cities shall - Direct competent authorities to implement
solutions in accordance with law and local conditions in addressing
land-related difficulties to serve the attraction and expansion of investment
in production, business activities of enterprises... to create new production
capacity. - Well organize the domestic market, traditional
and modern distribution channels that facilitate consumption of goods;
intensify connections between regions and areas to exchange potentials and
strengths, especially logistics connections, to facilitate good transport. - Take charge and cooperate with relevant
ministries, central authorities, and agencies in implementing trade promotion
programs, stimulating consumption, providing support for the consumption of
locally produced products, especially during the year-end period to maximize
the domestic consumption. Direct the local distribution system to ensure
the supply of essential goods. 8. Trade associations,
corporations - Trade associations shall proactively grasp
information, market demand, difficulties, and problems of member enterprises in
the production and consumption of goods to promptly propose to competent
authorities measures to support and resolve them. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Corporations shall direct member enterprises to
develop effective production and business plans, improve product
competitiveness, and focus on exploring domestic markets with demand but
limited supply capacity; provide information and propaganda for enterprises in
investment in producing import-substitute goods. 9. Ministers, Heads of ministerial
agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of
provinces and centrally affiliated cities, and relevant organizations and units
are responsible for the implementation of this Decision within their jurisdiction.
Any difficulties, problems, or issue beyond authority that arise should be
reported to the Prime Minister for consideration and decision./. PRIME MINISTER
Pham Minh Chinh [1]
From the second quarter of 2024, the prices of raw materials and fuels on the
world market tend to increase, causing freight costs to increase and disrupting
the supply chain. [2]
According to the World Bank's 2024 World Economic Outlook.
Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 27/08/2024 về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
1.695
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|