PHỦ
THỦ TƯỚNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
150-TTg
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 07 năm 1960
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA XÂY DỰNG GIÁ MUA NÔNG SẢN NĂM
1961
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các Bộ Nội
thương, Nông nghiệp, Công nghiệp,
- Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước,
- Cục Thống kê trung ương,
- Ban Công tác nông thôn trung ương,
- Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh,
-
Các Ủy viên Hội đồng vật giá.
|
Hội nghị Thường vụ Hội đồng
Chính phủ trong phiên họp ngày 29 tháng 06 năm 1960 đã quyết định tiến hành điều
tra để xây dựng giá mua nông sản năm 1961.
Chỉ thị này nói rõ tầm quan trọng,
mục đích, yêu cầu và những điểm chính về tổ chức, kế hoạch tiến hành cuộc điều
tra này như sau:
I. TẦM QUAN
TRỌNG CỦA CUỘC ĐIỀU TRA VÀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giá mua nông sản định đúng có
tác dụng lớn đến việc vận động nông dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, hạ
giá thành theo hướng của kế hoạch Nhà nước; do đó mà cải thiện đời sống nông dân,
tăng thêm tích lũy cho Nhà nước, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân,
củng cố khối liên minh công nông.
Giá mua nông sản phải định căn cứ
vào tình hình nhiều năm (năm được mùa, năm mất mùa, năm trung bình) ở những
vùng sản xuất tập trung, chiếm phần lớn số lượng nông sản thương phẩm đồng thời
cũng phải chiếu cố đến những vùng sản xuất phân tán, số lượng nông sản thương
phẩm ít. Vì vậy, từ mấy năm nay, năm nào Nhà nước cũng tiến hành điều tra để
xây dựng giá mua nông sản. Năm nay và những năm tới đây, còn cần phải tiến hành
điều tra; đặc biệt năm nay có nhiều yếu tố mới (mùa màng kém, quan hệ sản xuất ở
nông thôn đã có nhiều thay đổi, trên 50% số nông hộ đã vào hợp tác xã...), do
đó giá thành sản xuất có nhiều điểm khác các năm trước thì việc điều tra lại
càng cần phải làm chu đáo.
Mục đích, yêu cầu của cuộc điều
tra là:
1. Thông qua việc điều
tra tình hình sản xuất và thu mua hiện đang tiến hành để kiểm tra việc định giá
mua nông sản và việc chỉ đạo thực hiện giá đó trong năm 1960.
2. Nghiên cứu xác định
giá thành sản xuất và giá mua nông sản cho năm 1961.
Mục đích cuối cùng của cuộc điều
tra là xác định giá mua nông sản năm 1961 để kịp thời công bố vào khoảng tháng
10 năm 1960. Nhưng để việc trên đây làm tốt, cần chú trọng nhiều đến yêu cầu kiểm
tra việc chỉ đạo thực hiện.
II. ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Đối tượng điều tra lần này chủ yếu
là các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vì đại bộ phận số nông sản mà Nhà nước sẽ
thu mua năm 1961 là của hợp tác xã.
Những mặt hàng điều tra là:
- Thóc chiêm, thóc mùa, thóc nếp.
- Ngô, khoai, sắn, đậu các loại,
lạc, vừng, thầu dầu.
- Tơ tầm, bông, đay, gai, cói.
- Thuốc lá, thuốc lào.
- Mía, đường, mật.
- Chè, sơn.
Phương pháp điều tra là đi sâu
điều tra điển hình ở những vùng sản xuất tập trung, chiếm phần lớn số lượng
nông sản thương phẩm để nghiên cứu giá trị hàng hóa, đồng thời kết hợp kiểm tra
điển hình ở tất cả các tỉnh có nông sản thương phẩm, theo những biểu mẫu chính
kèm theo chỉ thị này. (1)
Cụ thể là:
- Tất cả các tỉnh đều tiến hành
điều tra. Nhưng Trung ương sẽ cử các đoàn cán bộ về 10 tỉnh, mỗi tỉnh đại diện
cho một số mặt hàng nông sản chủ yếu để phối hợp với tỉnh tiến hành điều tra.
10 tỉnh nói trên chiếm phần lớn số diện tích, sản lượng các loại nông sản trên
toàn miền Bắc, và là những tỉnh sau đây: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam,
Kiến An, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phụ Thọ, Bắc Giang.
- Tại mỗi tỉnh, chọn một số huyện
có những vùng điều kiện canh tác khác nhau (có nông giang, không có nông giang,
đồng bằng, núi, v.v…); tại mỗi huyện cũng theo như trên mà chọn một số xã đại
biểu (khoảng 3 xã).
- Tại xã, thì điều tra tối thiểu
30% số hợp tác xã và độ 10% nông hộ cá thể có sản xuất loại nông sản điều tra.
III. TỔ CHỨC
CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Vì tính chất quan trọng
của cuộc điều tra, đồng thời để đảm bảo có sự nhất trí giữa các ngành có liên
quan về giá mua nông sản, cần thành lập Ban chỉ đạo điều tra để xây dựng giá
mua nông sản ở trung ương và địa phương.
Ở Trung ương, Ban chỉ đạo điều
tra gồm các ông: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế tài chính Thủ tướng phủ; Bộ
trưởng Bộ Nội thương; Cục phó Cục Thống kê trung ương; một Thứ truởng Bộ Nông
nghiệp; một Ủy viên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; một Ủy ban Ban Công tác nông thôn
do Bộ Nông nghiệp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ban Công tác nông thôn chỉ định.
Ở tỉnh, Ban chỉ đạo điều tra do Ủy
ban hành chính tỉnh lãnh đạo và thành phần cũng gồm có thủ trưởng các ngành
thương nghiệp, nông nghiệp, thống kê, kế hoạch, công tác nông thôn.
Ở huyện, xã thì Ủy ban hành
chính và cấp ủy lãnh đạo cuộc điều tra này, không cần thành lập Ban chỉ đạo điều
tra.
2. Về phần công trách nhiệm
thì:
- Ngành Nông nghiệp chịu trách
nhiệm nghiên cứu xây dựng giá thành sản xuất và phát biểu ý kiến về tỷ lệ khuyến
khích đối với mỗi loại nông sản.
- Ngành Nội thương chịu trách
nhiệm nghiên cứu đề nghị giá mua.
- Ngành Thống kê cung cấp tài liệu,
tham gia ý kiến về phương pháp điều tra.
- Ban Công tác nông thôn phát biểu
ý kiến về mặt quan hệ giữa giá thành, giá mua đối với phong trào sản xuất và hợp
tác hóa.
- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phát
biểu ý kiến về mặt quan hệ giữa giá thành, giá mua đối với việc thực hiện các
chỉ tiêu và sự cân đối các mặt sản xuất, nhu cầu, nông nghiệp, công nghiệp.
Các ngành nói trên, trong phạm
vi được phân công, có trách nhiệm chính và phối hợp với các ngành có liên quan
để nghiên cứu.
Sau khi cuộc điều tra kết thúc, Ủy
ban hành chính tỉnh cần họp với Ban chỉ đạo điều tra và các ngành có liên quan
(Tài chính, Ngân hàng, Công nghiệp, v.v...) để tổng kết cuộc điều tra rồi gửi
báo cáo cho Thủ tướng phủ, các Bộ Nội thương và Nông nghiệp, Ủy ban Kế hoạch
Nhà nước, Cục Thống kê trung ương, Ban Công tác nông thôn trung ương.
Ở Trung ương, báo cáo về đề án của
Ban chỉ đạo điều tra phải đưa bán ở Hội đồng vật giá, trước khi trình Thường vụ
Hội đồng Chính phủ.
3. Thành phần cán bộ trực
tiếp tiến hành cuộc điều tra của Trung ương cũng như tỉnh gồm cán bộ các ngành
Nội thương, Nông nghiệp, Thống kê, Kế hoạch, Ban Công tác nông thôn, trong đó lực
lượng cán bộ chủ yếu là của hai ngành Nội thương và Nông nghiệp.
IV. THỜI GIAN
TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA
- Từ nay đến cuối tháng 08 năm
1960: chuẩn bị điều tra, tiến hành điều tra ở xã và tổng kết ở tỉnh (thời gian
điều tra ở xã khoảng 20 ngày).
- Nửa đầu tháng 09: các đoàn điều
tra tổng kết ở trung ương.
- Nửa cuối tháng 09: Trung ương
họp với các ngành, các địa phương thông qua giá chỉ đạo mua nông sản năm 1961 để
kịp thời công bố vào tháng 10 năm 1960.
V. MẤY VẤN ĐỀ
CẦN CHÚ Ý TRONG KHI TIẾN HÀNH CUỘC ĐIỀU TRA
1. Trước cuộc điều tra
xây dựng giá nông sản, đã có những cuộc điều tra khác có liên quan đến nông
dân. Hiện nay, song song với cuộc điều tra xây dựng giá nông sản, có cuộc điều
tra sức mua của nông dân. Vì vậy, cần coi trọng công tác tư tưởng, làm cho nông
dân nhận thức rõ mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra mà hăng hái tham gia. Mặt
khác, cần nắm vững mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra, tránh đi vào điều tra
những chi tiết không cần thiết, làm cho nông dân dễ hiểu lầm. Có như vậy thì
các tài liệu điều tra mới xác thực, việc định giá mua nông sản mới sát đúng.
Các ngành, các địa phương, các đoàn cán bộ đi điều tra, cần phải chuẩn bị chu
đáo về mặt này và đây là điều quan trọng nhất.
2. Cần đảm bảo có sự nhất
trí giữa các ngành, các địa phương sau khi Nhà nước công bố giá chỉ đạo mua
nông sản năm 1961.
Mấy năm qua, có hiện tượng là
trong quá trình chuẩn bị xây dựng giá mua nông sản thì các ngành có liên quan ở
trung ương và các địa phương, hoặc không phát biểu ý kiến, hoặc phát biểu ý kiến
tán thành, nhưng sau khi Nhà nước công bố giá chỉ đạo mua thì lại có ý kiến.
Nguyên nhân vì các ngành, các địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến việc tham gia
xây dựng giá mua nông sản, không thống nhất ngay từ đầu về nội dung và phương
pháp điều tra, không cùng nhau phối hợp chặt chẽ để tiến hành điều tra cho tốt.
Năm nay, cần tránh hiện tượng
nói trên. Muốn vậy, các ngành có liên quan cần thiết thực tham gia cuộc điều
tra xây dựng giá nông sản năm nay và, trong phạm vi được phân công, cần làm đầy
đủ trách nhiệm của mình, cần thu xếp để cử cán bộ tham gia trực tiếp cuộc điều
tra. Khi tổng kết cuộc điều tra ở tỉnh, nếu có vấn đề nào chưa nhất trí giữa địa
phương và đoàn cán bộ của Trung ương, thì Ủy ban hành chính cần báo cáo rõ. Thủ
tướng phủ sẽ tổng hợp những vấn đề do các ngành, các địa phương nêu để đưa bàn ở
cuộc hội nghị giá mua nông sản do Thủ tướng phủ sẽ triệu tập vào nửa cuối tháng
09 năm 1960.
3. Để nghiên cứu xác định
giá mua nông sản năm 1961, phải căn cứ vào tài liệu điều tra năm 1960, đồng thời
phải căn cứ vào tài liệu đã điều tra trong các năm 1958, 1959. Vì vậy, đối với
các tài liệu đã điều tra trong các năm 1958, 1959, nếu có điểm nào mà các
ngành, các địa phương chưa nhất trí thì, thông qua cuộc điều tra năm nay, cần
xác minh lại để đi đến nhất trí.
4. Cần đảm bảo thời gian
của cuộc điều tra để kịp thời công bố giá mua nông sản năm 1961 vào tháng 10
năm 1960, trước mùa sản xuất. Có như vậy mới phát huy được tác dụng của vấn đề
giá cả đối với việc hướng dẫn sản xuất và khuyến khích sản xuất.
Nhận được chỉ thị này, các
ngành, các địa phương cần đặt kế hoạch thi hành ngay.
|
K.T.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Hùng
|
(1)
Những biểu mẫu không đăng trong công báo.