ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/CT-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 22 tháng 6 năm 2011
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC: TĂNG
CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) CỦA
TỈNH VĨNH LONG.
Trong nhiều năm liên tục từ 2005 - 2009 tỉnh
Vĩnh Long được bình chọn là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đạt thứ
hạng cao trong cả nước và đứng đầu trong khu vực ĐBSCL (năm 2005 hạng 3/42, năm
2006 hạng 4/64, năm 2007 hạng 3/64, năm 2008 hạng 4/64 tỉnh, thành, năm 2009
hạng 5/63). Với thành tích đã đạt được của các năm qua đã thu hút nhiều nhà đầu
tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thể hiện sự quan tâm
chỉ đạo điều hành sâu sát của UBND và sự nổ lực không ngừng của các ngành, các
cấp, tạo ra môi trường thông thoáng, thân thiện, cởi mở, với các chính sách phù
hợp để tạo lòng tin và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn tỉnh không ngừng phát triển.
Năm 2010, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của Vĩnh Long xếp hạng thứ 9 so với cả nước và đứng hạng thứ 4 trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy Vĩnh Long vẫn còn nằm trong nhóm tốt, nhưng so với
những năm trước đã sụt giảm thứ hạng.
Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) có tầm quan
trọng và mức độ ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kêu gọi đầu tư của tỉnh, đánh giá
sự phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị của các ngành, các cấp, góp phần hoàn
thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh.
Để trong năm 2011 và những năm sau, Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Long tăng hạng so với cả nước và khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị các cấp, các ngành, địa phương
thực hiện tốt những tiêu chí như sau:
1/- Về các tiêu chí “Chi phí gia nhập thị
trường”:
Các ngành, các cấp phấn đấu tìm mọi giải pháp
khắc phục những hạn chế trong năm 2010; rút ngắn thời gian giải quyết cho các
doanh nghiệp về thủ tục đăng ký, cấp giấy phép hoạt động,… tập trung nhất đối
với các sở: Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Cục thuế,… phấn
đấu giảm thời gian so với quy định, hạn chế làm cho doanh nghiệp chờ đợi quá
lâu, đi lại nhiều lần, gây phiền hà cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
2/- Về các tiêu chí “Tiếp cận đất đai”:
Bao gồm những việc liên quan đến thu hồi đất,
bồi thường, giải tỏa, giao mặt bằng; giá đất giao cho nhà đầu tư (trong đó có
Giấy chứng nhận QSDĐ). Thời gian qua UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp chỉ đạo,
các ngành, các cấp quyết tâm thực hiện, nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều khó
khăn, vướng mắc nên việc giao mặt bằng cho nhà đầu tư chậm, kéo dài.
Để khắc phục những hạn chế trên đây, Chủ tịch
UBND tỉnh chỉ đạo:
+ Sở Nội vụ phối hợp với UBND các huyện, thành
phố xem xét bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực để thực hiện việc kiểm kê giá
trị tài sản, đất đai, vật kiến trúc đối với các dự án, nơi nào thiếu bố trí bổ
sung cán bộ có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt công việc đồng thời thực
hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát, cặp nhật
kịp thời các yếu tố phát sinh để làm tham mưu định giá đất xác với thị trường
và phù hợp với từng vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư.
+ Sở Xây dựng thực hiện tốt việc quản lý, điều
chỉnh quy hoạch khu, cụm. tuyến công nghiệp; phải có sự đồng thuận với các cấp
chính quyền địa phương, chấm dứt việc quy hoạch được duyệt có nhà đầu tư đến
tìm hiểu và đầu tư thì phát sinh sự chưa thống nhất cao của các ngành các cấp;
đồng thời thông qua và phê duyệt quy hoạch phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng (cầu,
đường. điện, nước,…) .
3/- Về tiêu chí “Chi phí thời gian để thực
hiện các quy định của nhà nước”:
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhiều năm
qua các ngành, các cấp đã làm khá tốt tiêu chí này, thời gian tới cần quan tâm
nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện nhanh
các thủ tục và nghĩa vụ đóng thuế, đóng các loại phí, lệ phí, thủ tục giấy tờ,
quan tâm đến việc đào tạo, giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức để nâng cao
hiệu quả làm việc phục vụ doanh nghiệp; có kế hoạch thanh, kiểm tra và công
khai kế hoạch thanh, kiểm tra đến các doanh nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất
gây phiền hà, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
4/- Về tiêu chí “ Tính năng động và tiên
phong của lãnh đạo tỉnh”:
UBND tỉnh nghiêm túc xem xét, đánh giá tính năng
động và tiên phong trong việc chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp; phát huy tính sáng tạo trong việc giải quyết những trở ngại, khó
khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp; từ đó có giải pháp trong thời gian tới như
tăng số lần gặp gỡ trong năm , tiếp cận doanh nghiệp; nắm bắt tình hình khó
khăn, vướng mắc từng doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời và
hiệu quả.
Lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố phải quan tâm đến tiêu chí này, tiếp cận doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh trên địa bàn của mình để phản ảnh kịp thời với UBND tỉnh những
khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
5/- Về các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các ngành
chức năng có liên quan (Thuế, Tài chính, các Hiệp Hội, v.v ….) mở nhiều lớp đào
tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp, kế toán trưởng ,… , giới thiệu kêu gọi, xúc
tiến đầu tư.
+ Sở Tư Pháp hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp các
quy định của Pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh.
+ Sở Công thương hỗ trợ hướng dẫn các doanh
nghiệp quãng bá, giới thiệu sản phẩm; xúc tiến thương mại.
+ Sở Thông tin - Truyền thông: phối hợp với các
cơ quan chức năng tăng cường thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp
luật, kịp thời thông báo đến các doanh nghiệp về chính sách mới của Trung ương
và địa phương qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cải thiện, nâng cấp hệ
thống mạng thông tin viễn thông, internet đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh
nghiệp ở các khu vực xa thành thị.
+ Sở Khoa học công nghệ hỗ trợ cho doanh nghiệp
về áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến góp phần tăng hiệu quả đầu tư.
+ Sở Lao động thương binh xã hội hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động, giới thiệu việc làm, ….
6/- Sự phối hợp giữa các ngành và địa phương:
cần phải thực hiện thật chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trên tinh thần vì sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất tư tưởng cục bộ ngành,
cục bộ địa phương.
Trên đây là những công việc rất cần thiết, Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố thực hiện
một cách nghiêm túc, nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế trong thời
gian qua, tạo môi trường thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp
đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long nhằm giữ vững và tăng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh
(PCI) của tỉnh thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển ngày càng bền vững.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng
mắc, khó khăn, các ngành, các cấp báo cáo về UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND tỉnh (báo
cáo);
- CT & các PCT.UBT;
- LĐVP.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh (kể cả TW)
- UBND các huyện, TP
- Các phòng NC;
- Lưu: VT,5.20.2.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Diệp
|