ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Cần Thơ, ngày
17 tháng 3 năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG
CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày
07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn
(SXSH) trong công nghiệp đến năm 2020”; Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày
11/4/2016 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch hành động về sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020,
thời gian qua việc áp dụng SXSH trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển biến tích cực. Một số doanh nghiệp bước
đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng SXSH nên đã từng bước đầu
tư đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý chất thải, thực hiện các giải pháp sử dụng
năng lượng hiệu quả, sử dụng nguyên liệu thay thế phát sinh ít chất thải, nâng
cao hiệu quả sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng SXSH trong
ngành công nghiệp, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, góp phần
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu:
1. Sở Công Thương:
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn
nâng cao nhận thức, năng lực áp dụng về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho
đội ngũ cán bộ quản lý tại các sở, ban ngành, UBND quận, huyện, các đơn vị có
liên quan và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với các sở, ngành và UBND quận, huyện rà
soát, lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến
lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch hành động
về sản xuất sạch hơn vào kế hoạch của đơn vị để đảm bảo hoàn thành đúng tiến
độ, mục tiêu các nhiệm vụ đã đề ra tại Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 11/4/2016
của Chủ tịch UBND thành phố.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đánh giá sản xuất
sạch hơn, sử dụng tiết kiệm năng lượng; đầu tư sản xuất với công nghệ sản xuất
sạch hơn, sử dụng năng lượng sạch; dự án trình diễn về áp dụng sản xuất sạch
hơn từ Quỹ khuyến công; tư vấn về tiếp cận các nguồn vốn, kinh phí hỗ trợ khác
cho việc thực hiện sản xuất sạch hơn.
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thúc đẩy việc
hình thành và hoạt động hiệu quả “Chợ công nghệ” của thành phố.
đ) Phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên
quan tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả việc áp dụng SXSH tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
2. Sở Tài nguyên và Môi
trường:
a) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tuyên
truyền, phổ biến về SXSH trong sản xuất công nghiệp; lồng ghép nội dung sản
xuất sạch hơn vào chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường.
b) Lồng ghép tuyên truyền, khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình tiến hành
các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường.
c) Giới thiệu, tuyên truyền và vận động các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường tiến hành áp dụng sản
xuất sạch hơn; đề xuất các doanh nghiệp được hỗ trợ đánh giá nhanh, dự án trình
diễn về áp dụng sản xuất sạch hơn.
d) Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên
quan trong việc xét duyệt các chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa
bàn theo nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi
trường. Quản lý nghiêm việc thực hiện các quy định về lập và thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường có lồng ghép các quy định về thực hiện SXSH đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới đầu tư.
3. Sở Khoa học và Công
nghệ:
a) Đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch, các hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, giảm chi phí và thân
thiện với môi trường vào sản xuất.
b) Cân đối, hỗ trợ kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa
học cho việc thực hiện các chương trình khoa học công nghệ, đề tài, dự án về
sản xuất sạch hơn trên địa bàn thành phố.
4. Sở Tài chính:
Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm, phối hợp với các
sở, ngành có liên quan cân đối, hỗ trợ kinh phí về SXSH từ nguồn kinh phí sự
nghiệp khoa học – công nghệ, sự nghiệp môi trường và nguồn kinh phí khuyến công
của thành phố để thực hiện đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành.
5. Ban Quản lý các Khu
Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ:
a) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức
tuyên truyền, phổ biến, triển khai việc áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp.
b) Tiếp tục triển khai dự án “Doanh nghiệp cộng sinh”
do chuyên gia Thụy Sỹ hỗ trợ; nghiên cứu, biên soạn tài liệu hướng dẫn để xem
xét, nhân rộng mô hình đến các cơ sở sản xuất công nghiệp.
6. Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền
hình thành phố:
Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi
trường, các sở, ngành có liên quan đưa tin, bài, phóng sự và lồng ghép trong
các chuyên mục đã có tuyên truyền về SXSH trên các phương tiện thông tin của
đơn vị bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp để các cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn thông suốt, thực hiện.
7. Ủy ban nhân dân quận,
huyện:
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền,
phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền,
phổ biến, tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công
nghiệp trên địa bàn; lồng ghép tuyên truyền, khuyến khích các cơ sơ sản xuất
công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình tiến hành các hoạt động
thanh, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
b) Thực hiện lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào
chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
7. Các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp:
a) Chủ động đầu tư nghiên cứu và áp dụng SXSH tại cơ
sở sản xuất công nghiệp; xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng SXSH về các
giải pháp quản lý, cải tiến công nghệ, thay đổi quy trình công nghệ, lắp đặt
trang thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải; tiết kiệm
sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất.
b) Từng bước, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi
trường ISO 14000; đăng ký tiêu chuẩn môi trường, ghi nhãn tiết kiệm năng lượng
đối với hàng hóa, sản phẩm theo quy định.
c) Bố trí nguồn nhân lực và kinh phí phù hợp để thúc
đẩy thực hiện việc áp dụng SXSH tại doanh nghiệp.
d) Xây dựng quy chế quản lý, chính sách khen thưởng về
áp dụng sản xuất sạch hơn đối với cán bộ điều hành và người lao động tại doanh
nghiệp.
Yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành
thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trên địa bàn thành phố quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này, định kỳ
hàng năm báo kết quả về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương,
UBND thành phố theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Quang Hoài Nam
|