ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 3 năm 2020
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH
KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, THU - CHI NGÂN SÁCH THÁNG 02, 02 THÁNG
ĐẦU NĂM VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 3 NĂM 2020
I. Hoạt động chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Các phiên họp, hội nghị của Ủy
ban nhân dân thành phố
Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố
tiếp tục triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; tổ chức các
Đoàn công tác duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2020 tại các sở
- ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện; tập trung tổ chức các hoạt động Kỷ niệm
90 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2020); kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy
thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2020); triển khai các hoạt động thực hiện chủ
đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp để giải
quyết công việc, các nội dung quan trọng như: Họp Ban Chỉ đạo thành phố về
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona
(nCoV); hội nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động
sản; họp Ban Chỉ đạo Đại hội Đảng bộ cơ sở và cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2020 -
2025; họp phân công nhiệm vụ chương trình công tác năm 2020 và Kế hoạch triển
khai thực hiện Chủ đề năm 2020; Ban Chỉ đạo xây dựng Đảng, quan hệ lao động hài
hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; nghe báo cáo về Chiến lược phát triển
Du lịch thành phố; về tiến độ xây dựng Đề án điều tiết ngân sách Trung ương cho
thành phố;...
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều
hội nghị, hội thảo quan trọng như: Hội nghị trực tuyến của Chính phủ quán triệt
Nghị định số 09/2019/NĐ-CP , Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg , Quyết định số
274/QĐ-TTg và hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Hội
nghị Kiểm điểm tập thể lãnh đạo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy
ban nhân dân thành phố năm 2019; Hội nghị triển khai Đề án Xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh trở thành đô thị thông minh tại 24 quận, huyện; họp Ban Chỉ đạo thực
hiện dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, tại tỉnh Tây Ninh; Hội đồng
Thi đua khen thưởng thành phố; dự Chương trình Tuyên dương và trao giải thưởng
Phạm Ngọc Thạch lần 7 - năm 2020; dự Hội nghị trực tuyến của Bộ Tài chính công
bố quyết định thành lập Chi Cục thuế khu vực; dự Khánh thành Trung tâm điều
hành Y tế thông minh và Giáo dục thông minh; dự Lễ giao, nhận quân năm 2020 tại
các quận, huyện;...
2. Công tác ban hành các văn bản
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
01 chỉ thị, 365 quyết định hành chính, 350 công văn, 10 báo cáo, tập trung vào
một số nội dung quan trọng như: Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố; Quyết định phê duyệt
chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối với hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức bị thu hồi đất thuộc diện tích 40,997ha nằm trong ranh quy hoạch
Dự án Khu công nghệ cao; Quyết định ban hành Kế hoạch xây dựng Thành phố Xanh -
Thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025; Quyết định về thành lập Bệnh viện dã
chiến phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp do vi rút Corona (Covid-19); Quyết định
ban hành Kế hoạch tổng kết thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2021 - 2030; báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số
580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc
thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; báo cáo và đăng ký thí điểm hợp nhất các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Kế hoạch triển
khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU về kiểm kê, rà soát quỹ đất, nhà, công trình
và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước; Kế hoạch ứng phó của
Thành phố Hồ Chí Minh với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona (nCoV); kế hoạch Thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; kế hoạch thực hiện công tác
cải cách hành chính năm 2020; công văn về kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học
của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3 năm 2020 và điều chỉnh thời
gian năm học 2019 - 2020; công văn về tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác quản
lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;....
II. Tình hình kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách tháng 02, 02 tháng đầu năm
2020
1. Lĩnh vực dịch
vụ
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng 103.373 tỷ đồng, tăng 1,9% so
với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 14,6%). Tính chung 02 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 214.664 tỷ đồng, tăng 5,9% (cùng kỳ tăng
12,2%)[1].
+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 02 tháng
đầu năm ước đạt 6,01 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 18%). Mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 46,9%
so với cùng kỳ; hàng rau quả tăng 8,1% so với cùng kỳ; Gạo tăng 23,1% so với
cùng kỳ; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù tăng 3,9% so với cùng kỳ...
+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn 02 tháng ước đạt 6,78 tỷ
USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,6%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
như: ô tô nguyên chiếc các loại tăng 49,1% so với cùng kỳ; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện tăng 51,2% so với cùng kỳ; linh kiện và phụ tùng ô tô tăng
13,4% so với cùng kỳ; Xăng dầu các loại tăng 22,9% so với cùng kỳ...
- Du lịch:
Công tác quản lý nhà nước lĩnh vực lữ
hành - khách sạn được phối hợp tốt, đã góp phần tăng cường hỗ trợ pháp lý,
tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật. Hoạt động
quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục đẩy mạnh. Các sự kiện được nâng tầm, nâng chất
với quy mô lớn hơn, nội dung phong phú, đa dạng và chú trọng về chiều sâu.
Để phòng, chống dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra, ngành du lịch thành phố đã thành lập Ban
Chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona (nCov), thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban, báo cáo định kỳ cho Ban Chỉ
đạo phòng chống dịch của thành phố; cập nhật thường xuyên các thông tin chỉ đạo
của Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố để hướng dẫn các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của cơ quan chức năng đối với
công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh qua đường
du lịch.
Bên cạnh đó, thành phố đã phát hành
188.100 cuốn cẩm nang phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
vi rút Corona (Covid-19) gửi các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh
cơ sở lưu trú du lịch, Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện để thông tin, tuyên truyền
và phổ biến công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngành du lịch thành phố đã triển
khai phát miễn phí 100.000 khẩu trang cho người dân, doanh nghiệp và du khách tại
các trạm thông tin và hỗ trợ khách du lịch, một số điểm tham quan và du lịch
như Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, Dinh độc lập....
Hoạt động du lịch tiếp tục tăng cường
các hoạt động xúc tiến, thông tin, quảng bá; tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh
Covid-19, ngành du lịch thành phố chịu những tác động nghiêm trọng, trực tiếp đến
nhiều doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Trong 02 tháng đầu
năm, tổng lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 1.186.750 lượt, giảm 21,71%
so với cùng kỳ năm 2019, đạt 13.19% kế hoạch năm; tổng doanh thu du lịch ước đạt
21.127 tỷ đồng, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 15% kế hoạch năm 2020.
- Dịch vụ vận tải:
Khối lượng vận tải hành khách công cộng
ước đạt 41,4 triệu lượt hành khách, giảm 12% so với cùng kỳ. Tổng số chuyến
trên 96 tuyến xe buýt có trợ giá thực hiện vào khoảng 413.122 chuyến xe, giảm 12%
so với cùng kỳ. Sản lượng vận chuyển xe buýt có trợ giá đạt 10,2 triệu lượt
hành khách, giảm 27% so với cùng kỳ. Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy
tháng 02 năm 2020 đạt 2,7 triệu lượt hành khách; lũy kế 02 tháng năm 2020 là
5,87 triệu lượt hành khách, tăng 0,53% so với cùng kỳ.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển
trong tháng 02 năm 2020 đạt 8,72 triệu tấn; lũy kế 02 tháng năm 2020 là 18,06
triệu tấn, tăng 1,86% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng, bến
thủy nội địa trong tháng 02 năm 2020 đạt 2,47 triệu tấn; lũy kế 02 tháng năm
2020 đạt 5,22 triệu tấn, tăng 20,55% so với cùng kỳ.
- Bưu chính viễn thông:
Tiếp tục triển khai Đề án “Xây dựng
thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh - giai đoạn 2017 - 2020, tầm
nhìn 2025”. Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất phần mềm lớn tại
Công viên phần mềm Quang Trung có bước phát triển khả quan, hoạt động ổn định.
- Hoạt động ngân hàng:
Hoạt động ngân hàng ổn định và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực; hoạt động tín
dụng của các tổ chức tín dụng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và tăng trưởng kinh tế thành phố. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn
thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng của
Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và thành phố[2]:
- Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 2 đạt
2.553.000 tỷ đồng, tăng 0,23% so cuối năm 2019. Trong đó, tiên gửi VNĐ tiếp tục
tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm gần 87%
tổng nguồn vốn huy động[3].
- Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 2 đạt 2.314.500 tỷ đồng, tăng 0,8% so
cuối năm 2019[4].
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 52% tổng dư nợ, tăng 1,45% so cuối năm
2019; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 48%, tăng 0,12% so cuối năm 2019.
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ
đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 162.335 tỷ
đồng[5]. Trong
đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 118.318
tỷ đồng, chiếm 73% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
+ Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay chương trình còn khoảng 3.341 tỷ đồng, với 8.739 khách
hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp là 128 tỷ đồng với 2
khách hàng; dư nợ đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình là 3.213 tỷ đồng với
8.737 khách hàng.
+ Chương trình cho vay đối với các
doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp: Đến
cuối tháng 01 năm 2020, dư nợ cho vay đạt 165.272 tỷ đồng, gồm 3.543 khách hàng
vay vốn; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 117.596 tỷ đồng; dư nợ cho vay
trung, dài hạn đạt 47.676 tỷ đồng.
+ Chương trình kết nối ngân hàng -
doanh nghiệp: Các ngân hàng thương mại đang đăng ký và tổ chức thực hiện
gói tín dụng năm 2020.
+ Chương trình cho vay bình ổn thị
trường: Dư nợ cho vay đạt 297 tỷ đồng với 31 doanh
nghiệp bình ổn được vay vốn. Doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình (ngày
01/04/2019) đến nay là 2.172 tỷ đồng.
- Thị trường chứng khoán: Đến ngày 18 tháng 02 năm 2020, có 74 công ty chứng khoán là thành viên
của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố với tổng vốn điều lệ gần 63 nghìn tỷ đồng;
có 378 cổ phiếu, 44 trái phiếu, 5 chứng chỉ quỹ và 53 chứng quyền được niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tổng khối lượng niêm yết đạt 85.763
triệu chứng khoán, tăng 0,25% so với tháng trước. Tổng giá trị chứng khoán niêm
yết đạt 887.360 tỷ đồng, tăng 0,18% so với tháng trước. Khối lượng giao dịch
bình quân[6] đạt
gần 195 triệu chứng khoán/ngày; giá trị giao dịch bình quân đạt gần 3.891 tỷ đồng/ngày.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 45,89 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị
bán ròng hơn 808,62 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index đến ngày 18/02/2019 đạt 927,93 điểm,
giảm 38,71 điểm so đầu năm 2020. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 3.127.325 tỷ
đồng.
2. Lĩnh vực công
nghiệp
- Chỉ số sản xuất công nghiệp
(IIP) của thành phố 02 tháng đầu năm ước giảm 2% (cùng
kỳ tăng 6,21%). Trong đó, một số ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ như: sản
xuất chế biến thực phẩm giảm 4,28%; sản phẩm đồ uống giảm 11,93%; sản xuất
trang phục giảm 5,6%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 14,5%; chế biến
gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 37,39%, trong đó sản phẩm gỗ xây dựng
giảm 70,12%; Sản xuất kim loại giảm 46,15%...
- Bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ
khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực
phẩm) ước giảm 3,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,46%):
a) Ngành cơ khí chiếm tỷ trọng chiếm 19,41% trong toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản
xuất 02 tháng ước giảm 7,4% (cùng kỳ tăng 1,26%). Các doanh nghiệp đã tập trung
sản xuất trong Quý III và Quý IV của năm trước, hiện đang đẩy mạnh tiêu thụ
hàng tồn kho. Sản xuất kim loại giảm 29,19% do các đơn hàng sản phẩm dây đồng
xuất khẩu sang Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, sản xuất xe có động cơ giảm 15,96% do
doanh nghiệp bị cạnh tranh với dòng xe nhập khẩu.
b) Ngành sản xuất hàng điện tử chiếm tỷ trọng 14,91% trong toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất 02
tháng ước tăng 11,34% (cùng kỳ tăng 28,92%). Sản xuất hàng điện tử là ngành có
chỉ số sản xuất tăng trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu do có thị trường
tiêu thụ ổn định và các doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới,
hiện đại. Nổi bật là những loại sản phẩm điện tử sử dụng chip thương hiệu Việt
(bo mạch điều khiển chiếu sáng đường, khóa xe container,...) và một số sản phẩm
đầu cuối đã được đưa vào sản xuất đại trà được các doanh nghiệp thuộc Khu Công
nghệ cao thành phố thực hiện. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy vi tính do ảnh
hưởng của dịch Covid -19 có phần sụt giảm về sản lượng.
c) Ngành hóa chất - cao su - nhựa chiếm tỷ trọng 15,75% trong toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất 02
tháng ước tăng 18,88% (cùng kỳ tăng 3,72%) do tăng sản lượng nước rửa tay kháng
khuẩn phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
d) Ngành chế biến lương thực, thực
phẩm, đồ uống chiếm tỷ trọng 17,67% trong toàn ngành công
nghiệp. Chỉ số sản xuất 02 tháng ước giảm 6,98% (cùng kỳ tăng 2,79%). Phân
ngành chế biến thực phẩm có Chỉ số IIP giảm 9,85% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng
2,79%. Một số sản phẩm giảm như: sản phẩm sữa giảm do Nhà máy sữa Trường Thọ
chuyển một phần sản lượng sữa cho các nhà máy ở tỉnh khác sản xuất; sản phẩm nước
mắm (Công ty Liên Thành) chưa có đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và phần tiêu
thụ trong nước gặp khó khăn cạnh tranh về giá; sản phẩm thịt heo tươi hoặc ướp
lạnh (Công ty Vissan) giảm sản lượng do giá heo hơi đầu vào tăng, bên cạnh việc
học sinh nghỉ học kéo dài để tránh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc cung cấp thực
phẩm cho trường học giảm mạnh. Phân ngành sản xuất đồ uống giảm 1,99%, thấp hơn
mức tăng so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,4%), trong đó sản phẩm bia giảm 5,11%
do tác động của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia và các quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Dự kiến, sản lượng đồ uống
có thể giảm sâu ở các tháng tiếp theo.
- Khu công nghệ cao: Trong tháng 02 năm 2020, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của
Khu Công nghệ cao ước đạt 1.209,37 triệu USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ; trong
đó giá trị xuất khẩu đạt 1.091,50 triệu USD tăng 38,3% và giá trị nhập khẩu đạt
1.227,97 triệu USD tăng 41,7% so với cùng kỳ. Triển khai hợp tác với đơn vị
kinh doanh để thương mại hóa sản phẩm rửa tay diệt khuẩn dạng gel dựa trên nền
công nghệ Nano Ag từ hoạt động nghiên cứu triển khai của Trung tâm R&D nhằm
phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong tình hình phòng, chống dịch COVID-19 hiện
nay. Tham gia đóng góp 01 bài báo khoa học trên Tạp chí ScienceDirect, tiếp tục
thực hiện 02 đề tài nghiên cứu cấp Sở và triển khai 14 lớp huấn luyện ngắn hạn
cho doanh nghiệp kết hợp với việc xây dựng hoàn thiện các kế hoạch liên quan đến
đào tạo, ươm tạo,...Hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục, pháp lý và kịp thời giải
quyết các khó khăn vướng mắc để doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh
doanh và đảm bảo duy trì hoạt động ổn định bình thường sau Tết Nguyên đán Canh
Tý năm 2020.
3. Lĩnh vực nông
nghiệp
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 02 năm 2020 ước đạt 1.042 tỷ đồng,
lũy kế 02 tháng đầu năm đạt 2.089 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ[7].
Thực hiện Chương trình và chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả; tập trung phát triển
các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện của
thành phố[8].
Công tác kiểm tra tình hình dịch tễ
đàn gia súc, gia cầm; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật được tăng cường,
nhất là các khu vực giáp ranh giữa các quận huyện trên địa bàn. Thành phố triển
khai các biện pháp phòng, chống dịch một cách đồng bộ, nhanh chóng đảm bảo
không xảy ra dịch bệnh, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi.
4. Tình hình phát
triển doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Công tác xúc tiến thương mại và
đầu tư:
+ Tổ chức Hội thảo “Đưa hàng hóa
vào thị trường Hoa Kỳ” nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về
ngành hàng tiềm năng, cách vận chuyển hàng hóa và tiếp cận khách hàng tại thị
trường Hoa Kỳ. Tập huấn những rào cản trong thương mại quốc tế.
+ Tiếp tục trưng bày “Tuần lễ hàng
Việt Nam xuất khẩu” tại Showroom giới thiệu hàng xuất khẩu và cung cấp
thông tin đầu tư với sự tham gia của 110 doanh nghiệp cùng 201 sản phẩm thuộc
lĩnh vực thực phẩm, gia dụng, hóa mỹ phẩm..., thu hút hơn 302 khách nước ngoài
và 216 khách tham quan trong nước.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng
kênh phân phối thông qua việc thực hiện chương trình liên kết hoạt động xúc tiến
thương mại giữa 21 tỉnh, thành phía Nam và hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm vào
hệ thống phân phối của Big C trên toàn quốc. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh
nghiệp quảng bá, giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng Nhật Bản tại các
chuỗi siêu thị Aeon tại tỉnh Aichi (Nhật Bản).
+ Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến
thương mại và đầu tư tiếp tục thực hiện: Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu
tư (MIS) đã cập nhập 68 tin tiếng Việt, 138 tin tiếng Anh về ngành hàng, thị
trường xuất khẩu, các thông tin về dự án, môi trường đầu tư; cập nhật 03 văn bản
pháp luật mới liên quan đến đầu tư, kinh doanh - xuất nhập khẩu, tài chính -
ngân hàng.
- Phát triển doanh nghiệp trong nước:
Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ
sung là 126.472 tỷ đồng, bằng 92% so với cùng kỳ[9]. Trong đó:
+ Thành phố có 4.949 doanh nghiệp được
cấp phép thành lập mới[10]
với tổng số vốn đăng ký là 61.171 tỷ đồng (tăng 12,5% số lượng doanh nghiệp và
bằng 64,9% về vốn đăng ký so cùng kỳ); 15.496 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh thay đổi 65.301 tỷ đồng.
• Phân theo ngành nghề về vốn đăng
ký: Kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (38%); tiếp theo là Bán
buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác (18,5%); Xây dựng
chiếm 17,5%; Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên
môn khác chiếm 5,1%; Thông tin và truyền thông chiếm 4,8%; Công nghiệp chế biến,
chế tạo chiếm 4,6%.
• Phân theo ngành nghề về số lượng:
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng
cao nhất (35,6%); Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế (11,3%); Công
nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,8%; Xây dựng chiếm 8,6%.
• Phân theo địa bàn: Số lượng
doanh nghiệp thành lập mới tập trung đông nhất ở Quận 1 (11,4%), Quận Tân Bình
(7,2%), Quận 12 (7,3%), Quận Bình Tân (6,9%), Quận Bình Thạnh (6,6%).
• Phân theo loại hình về số lượng:
Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất (87,2%); Công ty cổ phần chiếm 12,4%;
Doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,4%.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
(FDI)[11]: Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 480,55 hiệu đô-la Mỹ
(bằng 47,03% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ). Trong đó:
+ Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp
mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 186 dự án[12] với tổng vốn đầu tư đạt 83,3 triệu đô-la Mỹ
(tăng 12,7% số dự án cấp mới và bằng 86,2% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
• Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
có vốn đầu tư nhiều nhất (64,4%); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
chiếm 16%; Xây dựng chiếm 6,9%; Thông tin và Truyền thông chiếm 4,2%; Công nghiệp
chế biến, chế tạo chiếm 2,6%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 2%.
• Phân theo quốc tịch Nhà đầu tư: Singapore có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (33,8%%); Nhật Bản chiếm
12,6%; Malaysia chiếm 12,5%; Trung Quốc chiếm 8,7%; Hàn Quốc chiếm 7,6%;
British Virginlslands chiếm 5%; Đài Loan chiếm 4,9%; Hồng Kông chiếm 4,5%.
+ Có 27 lượt dự án được cấp phép từ
các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 60,72
triệu đô-la Mỹ (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn).
+ Thành phố cũng chấp thuận cho 839
trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần,
mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương
đương 336,53 triệu đô-la Mỹ (so với cùng kỳ, tăng 51,4% về số trường hợp và bằng
37,6% về vốn đầu tư).
+ Bên cạnh những dự án đầu tư mới và
đầu tư mở rộng, tính từ đầu năm đến ngày 20/02/2020, toàn thành phố có 06 dự án
đề nghị chấm dứt hoạt động với tổng vốn đầu tư 17,18 triệu đô-la Mỹ.
5. Thu - chi ngân
sách
- Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 02 tháng là 65.485 tỷ đồng, đạt 16,14% dự toán, giảm
3,33% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 46.664 tỷ đồng, đạt 16,75% dự toán, giảm
1,26% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 3.397 tỷ đồng, đạt 27,85% dự toán, tăng 9,66%
so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 15.400 tỷ đồng, đạt 13,39% dự toán,
giảm 11,39% so cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 02 tháng là 8.090 tỷ đồng, đạt
7,93% dự toán, tăng 4,56% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 860 tỷ đồng,
đạt 2,38% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố thông qua (dự toán là 36.103,906
tỷ đồng), bằng 35,24% so với cùng kỳ; chi thường xuyên 4.943 tỷ đồng, đạt 10,6%
dự toán, tăng 4,86% so cùng kỳ.
6. Tình hình đầu
tư xây dựng cơ bản
- Vốn đầu tư công của thành phố: Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao chỉ tiêu kế hoạch đầu
tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách thành phố tại Quyết định số 5514/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 12 năm 2019 với tổng số vốn là 33.952,364 tỷ đồng, bao gồm:
(1) Vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 10.487,200 tỷ đồng; (2)
Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài và các dự án ngân sách thành phố phục vụ dự án ODA là 4.146,181 tỷ đồng;
(3) Vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác
công tư PPP và các dự án ngân sách thành phố phục vụ dự án PPP là 140,200 tỷ đồng;
(4) Vốn thanh toán nợ gốc và lãi vay cho các dự án xây dựng trường mầm non thực
hiện chương trình huy động vốn, cho vay theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày
26 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố là 429,795 tỷ đồng; (5) Vốn
chương trình đầu tư công do các Sở phân khai danh mục chi tiết là 1.433,500 tỷ
đồng; (6) Vốn phân cấp cho quận - huyện quản lý là 3.436,441 tỷ đồng; (7) Vốn
cho các dự án chuyển tiếp, khởi công mới và chuẩn bị đầu tư là 13.879,047 tỷ đồng.
- Vốn ODA: Hiện tại, thành phố theo dõi tiến độ 09 dự án đang triển khai thực hiện
trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch vốn ODA đã giao năm 2020 là 15.532,191 tỷ đồng
và vốn đối ứng là 1.678,078 tỷ đồng, lũy kế giải ngân vốn vay ODA từ đầu năm đến
tháng 02 năm 2020 là 65 tỷ đồng, đạt 0,42% so với kế hoạch vốn được giao[13].
7. Công tác quy
hoạch, quản lý đô thị
- Công tác quy hoạch
Thành phố đang xem xét định hướng điều
chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060
và chuẩn bị các bước để thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn độc
lập thực hiện rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng thành phố.
Công tác rà soát, đánh giá quá trình
thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu 1/5000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị tỷ lệ 1/2000 được chú trọng thực hiện. Thành phố đã xác định phương án ý tưởng
quy hoạch và đang triển khai tổ chức lập, thẩm định và trình duyệt đồ án quy hoạch
phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông Thành phố Hồ Chí Minh
(Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức). Đã chấp thuận chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch
huyện Cần Giờ dựa trên ý tưởng của đơn vị tư vấn đạt giải và đang xin ý kiến Thủ
tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chấp thuận cho Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện nghiên cứu, lập điều chỉnh quy hoạch huyện Cần Giờ song song với quá trình
nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung thành phố; thống nhất nội dung Nhiệm vụ
quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) Khu đô thị Tây Bắc thành phố; thống
nhất công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn triển khai ý tưởng cuộc
thi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực công viên 23 tháng 9.
Công tác lập quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị, lập thiết kế đô thị riêng tại các khu vực lõi trung tâm, các
khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực cảnh quan đặc thù... được quan tâm triển
khai, tạo sự đồng bộ với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm
2025, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình kiến trúc trên địa
bàn thành phố.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt
động xây dựng: Đã thực hiện 5.071 lượt kiểm tra, phát
hiện 73 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 67,8% so với cùng kỳ); ban
hành 85 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
+ Sai phép: 21/73 trường hợp (chiếm tỷ
lệ 28,8% tổng số vi phạm), giảm 75,9% so với cùng kỳ.
+ Không phép: 10/73 trường hợp (chiếm
tỷ lệ 13,7% tổng số vi phạm), giảm 87,2% so với cùng kỳ.
+ Vi phạm khác: 42/73 trường hợp (chiếm
tỷ lệ 57,5% tổng số vi phạm), giảm 32,3% so với cùng kỳ.
- Tình hình cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở: Thành phố đã
cấp 1.071 giấy chứng nhận lần đầu và cấp đổi, cấp lại 14.449 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá
nhân.
- Cấp giấy phép xây dựng: Thành phố đã cấp 2.949 giấy phép xây dựng, giảm 1.203 giấy phép so với
cùng kỳ (tương đương tỷ lệ 28,97%) với tổng diện tích sàn xây dựng 754.123,72 m2.
- Tình hình giảm ngập nước
+ Công tác quản lý, vận hành,
duy tu hệ thống thoát nước: Trong 02 tháng đầu năm
2020, thành phố triển khai thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống
thoát nước có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập.
Đã triển khai nạo vét 102.792,35m lòng cống thoát nước, duy tu 4.652 hầm ga,
duy tu 27.797 máng, sửa chữa 659 hầm ga, thay 93,44m cống bị xuống cấp có khả
năng sụp, mở rộng 603 miệng thu nước và thay 1.172 nắp hầm ga, nâng 213 khuôn
hâm ga, thay 664 khuôn hâm ga, sửa chữa máng lưỡi của hầm ga 45 cái, duy tu nạo
vét 218m kênh rạch và cửa xả, làm mới hầm ga 18 cái. Tiếp tục vận hành 1.077
van ngăn triều, 27 trạm bơm với 58 máy bơm cố định và di động (công suất từ
168m3/h đến 84.000 m3/h, tổng công suất 302.880 m3/giờ)
cùng với việc vận hành đồng bộ 05 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi,
Rạch Lăng, Rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, vận hành trạm bơm tại
đường Nguyễn Hữu Cảnh để hỗ trợ chống ngập).
+ Công tác thực hiện các công
trình cấp bách (sử dụng nguồn vốn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng):
Trong 02 tháng đầu năm 2020, đã tiến hành khảo sát và xây dựng phương án 50 hạng
mục công trình cấp bách. Hiện nay đang trong quá trình thực hiện các bước tiếp
theo để sớm triển khai thi công trong năm 2020 góp phần xóa, giảm ngập các tuyến
đường trọng điểm.
- Chương trình nước sạch cho sinh
hoạt của nhân dân: Tiếp tục triển khai thực hiện theo
kế hoạch cung cấp nước sạch năm 2020 trên địa bàn thành phố với kết quả như
sau: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 100%; Tổng cộng suất nước sản xuất và
mua sỉ đạt 1.866.398 m3/ngày/đêm; Tỷ lệ thất thoát nước là 22,8%.
- Công tác bảo vệ môi trường: Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt. Bình
quân mỗi ngày thu gom, vận chuyển và xử lý khoảng 9.500 tấn rác sinh hoạt. Tiếp
tục giám sát hoạt động của các trạm quan trắc nước thải tự động tại các Khu
công nghiệp - Khu chế xuất trên địa bàn Thành phố; tăng cường kiểm tra, xử lý
các đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và
quan trắc chất lượng môi trường, chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển.
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 19/CT-TU của Thành ủy về cuộc vận động người dân
thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm
khai thác nước dưới đất[14].
Xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức ngày hội sống xanh năm 2020; danh mục các
chương trình thực - hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa
bàn thành phố năm 2020.
8. Lĩnh vực văn
hóa - xã hội
- Lĩnh vực văn hóa:
Các hoạt động lễ hội, sự kiện được
chuẩn bị chu đáo và tổ chức khá tốt, phục vụ được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
thành phố, chăm lo thiết thực cho đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.
Xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” năm 2020; Kế hoạch tổ chức hội thi tuyên truyền
lưu động năm 2020 với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng, phát
triển, hội nhập - Đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô
thị”.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bảo
tàng trong tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm chuyên đề phục vụ nhân dân, đảm
bảo việc đưa hiện vật đi trưng bày đúng quy trình, quy định. Phối hợp Trường Đại
học London xuất bản ấn phẩm “Sưu tập 100 hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch
sử Thành phố Hồ Chí Minh”
Công tác quản lý văn hóa vật thể và
phi vật thể có nhiều chuyển biến tích cực thông qua nhiều hoạt động thiết thực,
hiệu quả. Tổ chức Lễ trao tặng Giấy chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cho 05
công trình kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn thành phố[15]. Xem xét, trình xét duyệt 05 di tích kiến
trúc nghệ thuật[16];
thực hiện các dự án tu bổ, trưng bày di tích[17]. Xây dựng kế hoạch sưu tầm hiện vật năm
2020.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực văn hóa - nghệ thuật được tăng cường. Đã cấp 146 giấy phép hoạt động về các
lĩnh vực triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng
quảng cáo, băng rôn và hoạt động karaoke; cấp phép 21 hồ sơ xin phép các chương
trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu,
lưu hành, kinh doanh bản ghi hình, ghi âm, ca múa nhạc, sân khấu. Tổ chức triển
lãm 70 ảnh chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cuộc vận động không xả rác
ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”. Sưu tầm hình ảnh
phục vụ triển lãm và biên tập bộ ảnh phát hành đến Trung tâm văn hóa các quận,
huyện và các Nhà Văn hóa Thành phố nhân dịp Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020).
- Hoạt động thể dục thể thao:
Đã tổ chức nhiều chương trình thể dục
thể thao lành mạnh, phong phú, mang tính quần chúng sâu rộng, tạo khí thế cách
mạng và không khí vui tươi. Đã xây dựng kế hoạch tổ chức tháng hoạt động thể dục
thể thao cho mọi người và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2020. Cấp
03 giấy chứng nhận đủ điều kiện chuyên môn thể dục thể thao cho doanh nghiệp.
Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng huy động tiềm
năng của các trường học trong việc chăm lo phát triển phong trào thể dục thể
thao trong học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất góp phần
giáo dục toàn diện cho học sinh. Công tác tập huấn và thi đấu của các môn thể
thao diễn ra đúng kế hoạch, cụ thể: Tập huấn giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương
lần thứ X; Tập huấn đội tuyển các đội tuyển quốc gia ở các môn bắn súng, điền
kinh,...Tham dự giải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng năm 2020 môn cờ
vua; Lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2020.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị,
cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành phối hợp với cơ quan y tế tiến hành khử khuẩn
khu vực trường học, trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện công
tác phòng, chống dịch trước và sau khi học sinh đi học lại. Tăng cường công tác
truyền thông, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành hiểu rõ và chủ
động phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn các đơn vị tổ chức việc dạy bù, tăng cường
các hoạt động ôn tập trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ học.
- Phát triển khoa học công nghệ: Trong tháng 02 năm 2020, thành phố thực hiện các chương trình khoa học
công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 với một số kết
quả cụ thể sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ:
+ Ban hành Thông báo mời đăng ký thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực
khoa học và công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Đến nay, đã tổng hợp
được 38 nhiệm vụ do các tổ chức, cá nhân đề xuất. Ban hành Kế hoạch ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng
trên địa bàn.
+ Hướng dẫn hồ sơ đăng ký chứng nhận
doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho 02 doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận
doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho 01 doanh nghiệp. Tính đến nay, 88 doanh
nghiệp được Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học
và công nghệ. Hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cho 03
doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận cho 05 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký
mới với tổng số vốn đăng ký là 4,5 tỷ đồng.
- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa đổi mới sáng tạo (ĐMST), nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế:
+ Tiếp tục vận hành trang tổ chức đào
tạo trực tuyến và quản lý cơ sở hạ tầng, trang thông tin điện tử đào tạo trực
tuyến (Online) về năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Tính đến
tháng 02 năm 2020, hệ thống đã thu hút 78.531 lượt truy cập, thực hiện 18 khóa
học với 712 tài khoản đăng ký, 30.660 lượt xem.
+ Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo với các hoạt động như: Tổ chức
23 sự kiện về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp[18] tại không gian đổi mới sáng
tạo và khởi nghiệp, thu hút 820 lượt người tham dự.
Tổ chức xuất bản, đăng tải gần 100
tin/bài liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trên
tạp chí khám phá, các trang thông tin của các đơn vị và trên các phương tiện
truyền thông đại chúng. Phát hành 300 kỷ yếu tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (WHISE) năm 2019 đến các cơ quan, đơn vị.
- Hoạt động phát triển thị trường
khoa học và công nghệ: Sàn Giao dịch công nghệ thành
phố tiếp tục tập trung vận hành cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao
công nghệ (Techport) để kết nối công nghệ thiết bị, các tổ chức trung gian và
chuyên gia tư vấn, tìm kiếm đối tác. Hệ thống hiện đang vận hành với 7.993 công
nghệ và thiết bị[19]
của 1.322 nhà cung ứng, 1.710 tổ chức, chuyên gia tư vấn (trong đó có 747
chuyên gia tư vấn), 305 dự án tìm kiếm đối tác. Trong tháng đã tiếp nhận và tư
vấn, cung cấp thông tin cho 07 yêu cầu từ cá nhân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát
triển tài sản trí tuệ thông qua việc hướng dẫn cho 01 hồ sơ đăng ký sáng chế,
tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho 13 nhãn hiệu của 10 tổ chức/cá nhân có
nhu cầu xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
- Hoạt động quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ: Ban hành kế hoạch và tổ chức
triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo năm 2020.
- Lĩnh vực y tế:
Tính đến ngày 02 tháng 3 năm 2020, tại
thành phố có 03 trường hợp mắc bệnh là những trường hợp xâm nhập từ bên ngoài,
tất cả đã khỏi bệnh và xuất viện, chưa ghi nhận trường hợp lây lan trong cộng đồng.
Tổng số trường hợp nghi ngờ 53 trường hợp (51 trường hợp có kết quả xét nghiệm
âm tính, 02 trường hợp đang chờ kết quả). Tổng số người tiếp xúc gần với người
mắc bệnh: 44 trường hợp; tất cả đều đã kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày và
không có triệu chứng mắc bệnh. Hiện có 272 trường hợp đang được cách ly tại Khu
cách ly tập trung của thành phố, gồm: 218 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của
thành phố tại huyện Củ Chi; 43 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành
phố tại huyện Nhà Bè và 11 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại
Quận 7. Tổng số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận,
huyện: 171 trường hợp; hiện đã có 53 người kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày,
còn 118 người đang tiếp tục được theo dõi. Tổng số người được cách ly tại nhà,
nơi lưu trú: 3.265 trường hợp; hiện đã có 2.975 trường hợp hết thời gian theo
dõi, còn 290 trường hợp đang tiếp tục được theo dõi.
Thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch
y tế quốc tế triển khai áp dụng khai báo y tế đối với người nhập cảnh đến từ
Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố thực hiện
tổ chức cách ly kiểm dịch tập trung đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc hoặc
đi qua Hàn Quốc, đặc biệt là những người có triệu chứng viêm đường hô hấp, những
người đến từ hoặc đi qua xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) trong vòng 14 ngày kể từ
khi rời Sơn Lôi. Các dịch bệnh khác đều được khống chế và không để xảy ra các ổ
dịch trên địa bàn.
Tổ chức lễ ra mắt mô hình thí điểm
Trung tâm điều hành thông minh của ngành y tế thành phố; đưa vào hoạt động Bệnh
viện dã chiến quy mô 300 giường với đầy đủ trang thiết bị y tế sẵn sàng tiếp nhận,
cách ly, theo dõi và điều trị bệnh nhân. Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới - khóa nâng cao cho cán bộ y
tế đang công tác trên địa bàn thành phố.
Số ca tay chân miệng nội trú và ngoại
trú là 494 ca, giảm 49% so với tháng trước (959 ca) và giảm 31% so với cùng kỳ
(716 ca), số ca tay chân miệng cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2020 đến 15 tháng 02
năm 2020 là 887 ca, giảm 42% so với cùng kỳ (1.521 ca). Chưa ghi nhận trường hợp
tử vong do bệnh tay chân miệng.
Số ca sốt xuất huyết nội trú và ngoại
trú là 2.079 ca, giảm 52% so với tháng trước (4.347 ca) và giảm 73% so với cùng
kỳ (7.740 ca)[20].
Số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2020 đến 15 tháng 02 năm 2020
là 3.877 ca, giảm 69% so với cùng kỳ (12.433 ca). Đến nay, chưa ghi nhận trường
hợp tử vong.
Số ca sởi nội trú và ngoại trú là 180
ca, giảm 29% so với tháng trước (253 ca) và giảm 88% so với cùng kỳ (1.454 ca),
số ca sởi cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2020 đến 15 tháng 02 năm 2020 là 308 ca,
giảm 86% so với cùng kỳ (2.119 ca). Đến nay chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi.
- Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt phổ biến
các thông tin về hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết và lưu ý khi lựa chọn thực
phẩm an toàn, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corona (nCoV)[21].
Trong tháng, đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 331 cơ sở, phát hiện 14 cơ sở vi phạm,
ban hành 20 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là
419.975.250 đồng. Hậu kiểm 870 hồ sơ tự công bố, 468 hồ sơ đạt yêu cầu (chiếm tỷ
lệ 53,7%), 402 hồ sơ không đạt được chuyển thanh tra xử lý theo quy định.
Trong tháng, đã cấp mới 319 giấy chứng
nhận và cấp lại 01 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp
nhận 2.223 hồ sơ tự công bố sản phẩm, cấp 35 hồ sơ đăng ký công bố của các cơ sở,
98 bản cam kết đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức 14 lớp
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm với 877 người tham dự, cấp 644 giấy xác
nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho 766 người đạt yêu cầu. cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn thành phố với 9.003 bản chính,
11.025 bản sao, tổng khối lượng 4.312.052 kg sản phẩm động vật.
Tổ chức thẩm định và cấp 02 giấy chứng
nhận cho 02 cơ sở tham gia đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” với tổng sản
lượng tham gia chuỗi 1.240 tấn thịt gà/năm; tiếp nhận 05 hồ sơ và giải quyết cấp
mã code cho 06 cơ sở tham gia Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc
thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm trên địa bàn thành phố. Thực hiện truy xuất
nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền với
9.862 xe, tổng lượng heo nhập là 200.464 con; kết quả 100% có vòng niêm phong.
Triển khai kiểm tra, giám sát các mặt
hàng phục vụ trong Tốt nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cho người dân thành phố.
Giám sát an toàn thực phẩm phục vụ 03 lễ hội, hội nghị[22]; đã tiến hành xét nghiệm nhanh chỉ tiêu hàn
the, formol đối với 348 mẫu thực phẩm phục vụ trong Hội Hoa Xuân. Kết quả:
348/348 mẫu đạt, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra
Lễ hội và sự kiện.
- Giải quyết việc làm:
Trong tháng, thành phố giải quyết việc
làm cho 22.118 lượt người và 9.124 chỗ việc làm mới được tạo ra, nâng tổng số
giải quyết việc làm trong 2 tháng đầu năm là 45.312/300.000 lượt người (đạt
15,1% kế hoạch năm) và số chỗ việc làm mới là 19.703/135.000 chỗ việc làm mới
(đạt 14,59% kế hoạch năm). Số lao động được giải quyết việc làm giảm 2.350 lượt
người, số chỗ việc làm mới giảm 2.907 chỗ. Từ đầu năm đến nay, có 46.896 lượt
người được tư vấn việc làm, 16.906 lượt người được giới thiệu việc làm, 10.005
người được nhận việc làm.
Trong tháng, đã tiếp nhận 6.100 trường
hợp nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ đầu năm đến nay, đã có 4.100 người
nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tính đến ngày 10 tháng 02 năm 2020,
trên địa bàn thành phố xảy ra 02 vụ[23] tranh chấp lao động tập thể, đình công với
tổng số người tham gia 477 người (bằng số vụ và giảm 288 người so với cùng kỳ).
Đã tiếp nhận 10 hồ sơ đăng ký hoạt động,
bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trong đó, thực hiện thẩm định, cấp 02
giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp nâng tổng hồ sơ
đã cấp từ đầu năm đến nay là 04 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề
nghiệp và 08 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Công tác tuyển sinh đào tạo nghề đạt 29.064/461.000 học viên (đạt 6,3% kế hoạch
năm). Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 3.921.890 người (đạt 83%/85%
kế hoạch năm).
- Công tác giảm nghèo bền vững và
đảm bảo an sinh xã hội
Đầu năm 2020 trên địa bàn thành phố
có 9.682 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,39% tổng hộ dân thành phố) và 22.846 hộ cận
nghèo (chiếm tỷ lệ 0,93% tổng hộ dân thành phố). Tập trung hướng dẫn quận, huyện
trong việc lập danh sách cấp, mua thẻ bảo hiểm y tế năm 2020 cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo năm 2020. Thực hiện chi trợ cấp hàng
tháng cho 142 hộ nghèo diện khó khăn đặc biệt với tổng kinh phí 108,7 triệu đồng/tháng.
Rà soát, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người nghèo sử dụng phương tiện 3-4 bành tự
chế trên địa bàn thành phố. Tổ chức hội nghị Hội nghị trực tuyến tổng kết công
tác tổ chức, chăm lo Tết Canh Tý 2020.
Trong tháng, đã công nhận mới 39 trường
hợp diện chính sách có công; giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 11 trường hợp.
Cấp 82 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách có công. Tiếp nhận 24 hồ
sơ của người có công và của thân nhân liệt sĩ từ tỉnh (thành phố) khác chuyển đến.
Tiếp tục theo dõi, giám sát việc cấp
thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiếp nhận và chuyển gửi hồ sơ mổ tim
cho trẻ em gia đình nghèo bị bệnh tim bẩm sinh[24]; phối hợp với các đơn vị tài trợ tiếp tục
theo dõi, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em, bao gồm: học bổng, dụng cụ học tập
(tập vở, bút viết), xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn 24 quận,
huyện; phối hợp kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý
kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện
tốt các quyền cơ bản của trẻ em[25].
9. Công tác đối
ngoại
Thành phố đã tổ chức họp mặt kiều bào
nhằm lắng nghe những chia sẻ tâm tư tình cảm, nguyện vọng được góp sức vào những
công việc cụ thể của thành phố. Thành phố đã đón tiếp 01 đoàn khách quốc tế đến
thăm và làm việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố chủ trì tiếp 09 đoàn khách, nổi
bật là các cuộc Phó Chủ tịch thượng viện Campuchia, Tổng Lãnh sự Đức chào ra mắt,
Tổng Lãnh sự Ấn Độ chào từ biệt.... Tổ chức cho 18 phóng viên nước ngoài vào
tác nghiệp tại thành phố để thực hiện phóng sự về kinh tế, văn hóa, du lịch,
con người Việt Nam, ký kết 02 thỏa thuận với Nhật Bản về dự án cải tạo đường ống
thoát nước bằng công nghệ không đào hở và ghi nhớ hợp tác giữa Ban Quản lý đường
sắt đô thị, Công ty đường sắt số 1 và Tokyo Metro.
10. Công tác cải
cách hành chính
Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác
cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2020; tổng kết thực hiện Chương
trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn
thành phố.
Khen thưởng 39 đơn vị có thành tích
xuất sắc trong thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2019 với Chủ đề “Năm
đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”. Triển
khai cho 53 Thủ trưởng các Sở - ban - ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận
- huyện ký cam kết quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cải cách hành chính
năm 2020.
Ban hành Quyết định giao biên chế
hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các
hội đặc thù năm 2020 của Thành phố. Triển khai kế hoạch tổ chức 03 lớp về bồi
dưỡng kiến thức quản lý tôn giáo, dân tộc; bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế
và bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
11. Quốc phòng,
an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Quốc phòng, an ninh:
Thành phố đã tổ chức giao quân hơn
4.000 công dân nhập ngũ, trong đó 3.800 thực hiện nghĩa vụ quân sự, 659 thực hiện
nghĩa vụ công an. Tổ chức phúc tra, ổn định, sắp xếp biên chế các đơn vị dự bị
động viên và huy động quân nhân dự bị tham gia huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động
viên năm 2020. Thực hiện tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu và công tác đối
ngoại quốc phòng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn thành phố. Tổ chức phiên họp thứ I Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành
phố.
- Tình hình phạm pháp hình sự, vi phạm
kinh tế, ma túy, tệ nạn mại dâm; tình hình trật tự an toàn giao thông và phòng
cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
+ Về phạm pháp hình sự: Thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm
phạm pháp hình sự, tăng tỷ lệ điều tra khám phá án; đẩy mạnh đấu tranh triệt
phá các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
sử dụng vũ khí “nóng”, không để hình thành các băng, ô nhóm tội phạm và các tụ
điểm phức tạp về an ninh trật tự và tệ nạn xã hội. Trong tháng, phạm pháp hình
sự ghi nhận 307 vụ[26]
(tăng 13,28% so với cùng kỳ), làm chết 17 người, bị thương 44 người, thiệt hại
tài sản trên 9 tỷ đồng. Tình hình hoạt động của tội phạm diễn biến phức tạp, nổi
lên là vụ “Giết người - Cướp tài sản - Tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí
quân dụng” làm chết 05 người và 03 người bị thương do mâu thuẫn khi tham
gia đánh bạc xảy ra ngày 29 tháng 01 năm 2020 tại huyện Củ Chi và vụ đốt nhà giết
05 người trong 01 gia đình do mâu thuẫn cá nhân xảy ra ngày 21 tháng 01 năm
2020 tại Quận 9 gây bức xúc dư luận.
+ Về tội phạm ma túy: Đã triệt phá 95 vụ, bắt 182 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận
chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Khởi tố 84 vụ với 114 bị can;
xử lý hành chính 11 vụ với 68 đối tượng; thu giữ 458,3 gram heroin, 18 kg ma
túy tổng hợp; 44 gram cần sa; 01 khẩu súng nhiều tang vật khác có liên quan.
+ Về tội phạm kinh tế và môi trường: Đã phát hiện, xử lý 57 vụ với 47 đối tượng vi phạm về kinh tế; thu giữ
nhiều loại hàng hóa trị giá trên 6 tỷ đồng. Lập 32 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền 2,162 tỷ đồng.
+ Công tác phòng ngừa vi phạm pháp
luật: Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác
phối hợp tuần tra kiểm soát, trinh sát, mật phục, đeo bám trên các tuyến trọng
điểm kết hợp kiểm tra hành chính các cơ sở, kinh doanh dịch vụ nhạy cảm... nhằm
kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm; đồng thời phát động sâu rộng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và chấn chỉnh tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm. Kết quả đã triệt phá 50 băng nhóm tội phạm, bắt
217 đối tượng; điều tra khám phá 238 vụ (đạt tỷ lệ 77,52%), bắt 379 đối tượng
và 37 tên có lệnh truy nã.
+ Công tác đấu tranh tệ nạn mại
dâm và tệ nạn xã hội: Phát hiện và xử lý 5.439 trường
hợp vi phạm lưu trú; tổ chức răn đe 1.797 đối tượng và thu gom 335 đối tượng
nghiện ma túy không nơi cư trú, người lang thang ăn xin về cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội thành phố kiểm tra và lập biên
bản xử lý 12 cơ sở hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ phức tạp về an ninh trật
tự.
+ Về trật tự an toàn giao thông: Chủ động tổ chức phân luồng, triển khai các chuyên đề giao thông, tập
trung xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chất kích thích khi tham gia
giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ.
Đã phát hiện và xử lý 25.208 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ và 462 trường
hợp vi phạm giao thông đường thủy. Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến
theo chiều hướng giảm về số vụ, số người chết. Cụ thể, xảy ra 38 vụ tai nạn
giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên (giảm 9 vụ so với cùng kỳ), làm
chết 35 người (giảm 12 người so với cùng kỳ), bị thương nặng 09 người (tăng 2
người so với cùng kỳ) và 132 vụ va chạm giao thông làm bị thương nhẹ 115 người,
hư hỏng tổng cộng 258 phương tiện các loại. Xảy ra 01 vụ tai nạn trên tuyến thủy
nội địa, không thiệt hại về người, thiệt hại tài sản khoảng 70 triệu đồng.
+ Phòng, chống cháy, nổ: Trong tháng, trên địa bàn thành phố xảy ra 36 vụ cháy; làm bị thương
01 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 117 triệu đồng. Đã tổ chức cứu nạn, cứu
hộ 15 vụ, giải cứu 06 người và bàn giao 2 thi thể cho địa phương xử lý.
IV. Nhận xét, đánh
giá chung
- Thành phố đã quyết liệt triển khai
các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông qua việc yêu cầu đối với hệ
thống doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, công ty dịch vụ vui chơi giải trí
phòng chống dịch nghiêm ngặt; thực hiện kiểm soát dịch bệnh cục bộ khi có người
đến từ vùng dịch; chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong ngành giáo dục tập trung
công tác phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng các phương án đảm bảo hiệu quả các hoạt
động chuyên môn và chương trình giáo dục theo quy định; chuẩn bị trang thiết bị,
phương tiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch....
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của
thành phố giảm do một số phân ngành như sản xuất chế biến thực phẩm, sản phẩm đồ
uống, sản xuất trang phục và sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm. Nguyên
nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân tránh tụ tập nơi đông người và
việc triển khai các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông.
- Thị trường hàng hóa sau tết của
thành phố diễn ra ổn định, hàng hóa dồi dào. Bước sang tháng sau Tết Nguyên
Đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng giảm. Nhằm thu hút khách quay
lại mua sắm sau kỳ nghỉ Tết, các siêu thị đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi,
giảm giá và tặng quà.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại
và đầu tư tiếp tục được triển khai hiệu quả, tạo điều kiện góp phần thúc đẩy
tình hình đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Thực hiện tốt công tác chăm lo, hỗ
trợ người nghèo, đối tượng chính sách có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ
em... góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Các chương trình văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Hoạt
động xã hội hóa thể dục thể thao được tổ chức nhiều hơn cho thấy sự quan tâm của
toàn xã hội.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, truyền
thông cách phòng chống bệnh và giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị
trường trong mùa dịch bệnh. Tập trung xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn
không chỉ trên địa bàn thành phố mà còn ở nhiều tỉnh thành khác, đặc biệt là
các địa phương có lượng thực phẩm lớn cung cấp cho thành phố.
V. Nhiệm vụ trọng
tâm trong tháng 3 năm 2020
Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục
quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của
Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, tập trung vào các nội dung
trọng tâm như sau:
1. Tập
trung triển khai thực hiện Kế hoạch phát động phong trào thi đua đợt thi đua
200 ngày, từ ngày 8/3 đến ngày 23/9 với trọng tâm là 10 hoạt động, công trình,
dự án của năm 2020 chào mừng Đại hội Đảng bộ các quận, huyện và Đại hội đại biểu
Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các quận, huyện vừa tham gia các công trình cấp
thành phố vừa chọn các công trình tiêu biểu của quận, huyện mình để huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia.
2. Tiếp tục
các hoạt động triển khai thực hiện Chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và
xây dựng nếp sống văn minh đô thị”; tập trung thực hiện tốt 03 Chỉ thị của Thành
ủy: (1) Chỉ thị 11 về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn;
(2) Chỉ thị số 19 của Thành ủy về cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí
Minh không xả rác ra đường kênh rạch vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” và
(3) Chỉ thị số 23 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, tạo chuyển biến tích cực
trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với các đợt thi đua 200 ngày của
thành phố.
3. Đẩy mạnh
tiến độ thực hiện 07 Chương trình đột phá của thành phố. Triển khai hiệu quả
Nghị quyết số 54/2017/QH17 của Quốc hội, gắn với 05 đề án:
3.1. Hoàn
thành: (1) Đề án điều chỉnh tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2030 và (2) Các nội
dung của Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
báo cáo Thành ủy tháng 4 năm 2020.
3.2. Đẩy
nhanh tiến độ triển khai Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành thành phố
thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025; tập trung vào triển
khai giai đoạn 1 các trung tâm điều hành thông minh ở các Sở Y tế, Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, hoàn thiện và phát huy trung tâm điều hành
chỉ huy tích hợp (giai đoạn 1) của thành phố; triển khai Văn phòng thông minh tại
Văn phòng Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố;
triển khai Đề án Đô thị thông minh tại các quận, huyện; thành lập Công ty Cổ phần
vận hành Trung tâm an toàn thông tin thành phố.
3.3. Triển
khai quyết liệt Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông
thành phố”; tổ chức công bố quy hoạch Khu Đô thị sáng tạo tương tác cao phía
Đông thành phố, kêu gọi đầu tư, chuẩn bị cấp phép đầu tư ít nhất 1 dự án và chuẩn
bị triển khai đấu thầu dự án, đấu giá đất cho khoảng 5 dự án tại Khu đô thị mới
Thủ Thiêm.
3.4. Tiếp
tục thực hiện Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính
khu vực và quốc tế theo kế hoạch.
4. Đẩy
nhanh công tác chuẩn bị các nội dung, chuyên đề, tài liệu, văn kiện tổ chức
thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI. Tiến hành nghiên cứu,
xây dựng các chương trình, đề án nhánh trong 03 chương trình đột phá và 01
chương trình trọng điểm để phát triển thành phố tại dự thảo Báo cáo chính trị Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đã công bố; cơ bản hoàn thành trong tháng 6 để
có thể ban hành, triển khai thực hiện ngay sau Đại hội.
5. Tiếp tục
triển khai Chỉ thị số 03-CT/UBND ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của vi rút Cô-rô-na gây ra tại thành phố; Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 01
tháng 02 năm 2020 về ứng phó của Thành phố Hồ Chí Minh với dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na (nCoV); triển khai hoạt động bệnh
viện dã chiến đối phó dịch bệnh do chủng mới của vi rút corona tại huyện Củ Chi
và huyện Nhà Bè.
Tăng cường truyền thông, vận động xã
hội để mỗi người dân tự đánh giá mức độ nguy cơ, tự ý thức bảo vệ sức khoẻ của
cá nhân, gia đình và cộng đồng, không hoang mang lo lắng quá mức. Tiếp tục vận
động người đến từ vùng dịch tự khai báo để được hướng dẫn cách ly, giám sát,
theo dõi sức khỏe. Khi phát hiện những trường hợp nghi ngờ sẽ vận động, nhắc nhở
để tự giác cách ly, cách ly đúng theo hướng dẫn. Tiếp tục triển khai hoạt động
bệnh viện dã chiến đối phó dịch bệnh do chủng mới của vi rút corona tại huyện Củ
Chi và huyện Nhà Bè và Quận 7.
Các cơ quan chính quyền, ban ngành
đoàn thể tăng cường phối hợp giám sát, rà soát, kiểm tra trong cộng đồng dân cư
phát hiện người nhập cảnh, người đến từ các tỉnh thành có ổ dịch đang lưu trú tại
địa phương để tổ chức cách ly. Rà soát, sàng lọc trong danh sách học sinh, người
lao động, khách du lịch..., những người đi qua, về từ nơi có dịch (nước ngoài,
nội địa) để vận động tự cách ly, theo dõi. Tăng cường hoạt động kiểm dịch các
trường hợp vào Thành phố Hồ Chí Minh đến từ các ổ dịch nước ngoài và nội địa.
Ngoài ra, chủ động chuẩn bị đủ điều kiện tổ chức tốt hoạt động cách ly kiểm dịch,
cách ly điều trị, thực hiện điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế khi có các
trường hợp nhập viện. Thành phố kiên quyết xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật
và công khai các cá nhân, tổ chức lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin sai
sự thật, tin giả gây hoang mang dư luận.
6. Dịch bệnh
Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư, các hoạt động cộng đồng doanh nghiệp, của
người dân, tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách thành phố. Thành phố kiến
nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến đối với các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp kinh doanh du lịch về: (1) Chính sách thuế (giảm thuế và giãn thuế); (2)
Chính sách tài chính, tín dụng (giãn thời gian trả nợ đến hạn và hỗ trợ trả nợ
vay ngân hàng); (3) Chính sách bảo hiểm xã hội (giãn thời gian nộp bảo hiểm xã
hội cho người lao động hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch); (4)
Chính sách giảm tiền thuê đất (hỗ trợ giảm 50% tiền thuê đất của các khách sạn
và loại hình Trung tâm hội chợ triển lãm trong 2 năm 2020 - 2021); (5) Chính
sách visa.
7. Triển
khai thực hiện đúng tiến độ chỉ đạo của của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn
số 694/BKHĐT-QLQH ngày 07 tháng 02 năm 2020 về triển khai lập quy hoạch thời kỳ
2021 - 2030 và Công văn số 989/BKHĐT-QLQH ngày 19 tháng 02 năm 2020 về đôn đốc
triển khai lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch.
Triển khai làm việc với tổ chức tư vấn
lập Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu (Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn số
4500/UBND-TH ngày 31 tháng 10 năm 2019 đề nghị hỗ trợ giới thiệu tổ chức tư vấn
lập quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045). Trên cơ sở
đó, xây dựng Khung đề cương, phương án tài chính phù hợp, đảm bảo sản phẩm quy
hoạch có tầm nhìn, chất lượng tốt trong điều kiện hội nhập quốc tế.
8. Tiếp tục
tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh. Kịp thời đẩy
nhanh tiến độ các dự án đầu tư; tập trung triển khai dự án Tuyến đường sắt đô
thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) để khánh thành vào năm 2021, đồng thời bàn
giao mặt bằng dự án Tuyến đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương) vào
tháng 6 để khởi công vào tháng 10 năm 2020. Thường xuyên tổ chức đối thoại trực
tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp; rà soát, tháo gỡ kịp thời khó
khăn, vướng mắc; kiên trì kiến nghị trung ương điều chỉnh các bất cập, không đồng
bộ giữa các quy định pháp luật đầu tư, đất đai, nhà ở.
9. Tiếp tục
thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định
số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiên trì
báo cáo kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản
hướng dẫn về phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa. Đồng thời tiếp tục
kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về Cơ chế, quy trình đặc thù rút ngắn
thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án
có thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
10. Nâng
cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thành phố
xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người; phấn đấu đến cuối Quý 1 năm
2020, giải quyết căn bản xong 06 vụ việc khiếu nại kéo dài còn lại.
11. Triển
khai công tác huấn luyện tân binh theo kế hoạch. Tiếp tục nắm chắc tình hình âm
mưu, hoạt động chống phá của các tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước.
Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, văn hóa, tư tưởng,
an ninh thông tin, truyền thông, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động tán phát
thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (a
- b);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Bộ Công Thương; Tổng Cục Thống kê;
- Thường trực Thành ủy; TT HĐND. TP;
- Thành viên UBNDTP;
- Ủy ban MTTQ và Đoàn thể TP;
- Các Sở - ngành; UBND các quận - huyện;
- Các Tổng Cty, Công ty thuộc TP;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng NCTH, TH (2b);
- Lưu: VT, (TH/Tân) H.
|
TL.
CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG
Hà Phước Thắng
|
[1] Trong đó, thương mại bán lẻ
hàng hóa chiếm 70%, tăng 9,6%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 8,2%, giảm 5%;
du lịch lữ hành chiếm 2,1%, giảm 1,2%; dịch vụ khác chiếm 19,8%, giảm 0,3%.
[2] Số liệu dự ước cuối tháng 02
năm 2020.
[3] Vốn huy động bằng VNĐ đạt 2.226.000 tỷ đồng, chiếm 87% tổng vốn huy động, tăng 0,49% so cuối
năm 2019; vốn huy động bằng ngoại tệ
đạt 327.000 tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn huy động, giảm 1,48% so cuối năm 2019.
[4] Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 2.152.000 tỷ đồng, chiếm 93% tổng dư nợ,
tăng 1,06% so cuối năm 2019; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 162.500 tỷ đồng,
chiếm 7% tổng dư nợ, giảm 2,43% so cuối năm 2019.
[5] Bao gồm: Phát triển nông nghiệp
và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Số
liệu tính đến cuối tháng 01 năm 2020.
[6] Từ 20/01/2020 đến 18/02/2020.
[7] Trồng trọt đạt 531 tỉ đồng,
tăng 6,8% so cùng kỳ. Chăn nuôi đạt 926 tỉ đồng, tăng 2,7% so cùng kỳ. Thủy sản
đạt 467 tỉ đồng, tăng 8,6% cùng kỳ. Dịch vụ nông nghiệp đạt 154 tỉ đồng, tăng
13,4% so cùng kỳ.
[8] Diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 800 ha, tăng 12,5% so cùng kỳ. Sản
lượng đạt 489.590 tấn, tăng 11,4% so cùng kỳ. Diện tích hoa, cây kiểng đạt
2.240 ha, tăng 6,2% so cùng kỳ. Bò: Tổng đàn 132.985 con, tăng 6,4% cùng kỳ. Sản
lượng sữa bò tươi 32.039 tấn, tăng 1% so cùng kỳ. Heo: Tổng đàn 159.181 con, giảm
30,9% so cùng kỳ. Sản lượng thịt heo hơi 8.650 tấn, giảm 3,9% so cùng kỳ. Tổng
sản lượng thủy sản trong tháng 2 năm 2020 đạt 4.374 tấn, lũy kế 2 tháng đạt
8.798 tấn, tăng 7,2% so cùng kỳ.
[9] Tổng số doanh nghiệp còn trên
hệ thống là 415.569 doanh nghiệp.
[10] Trong đó, có 26 hộ kinh doanh
cá thể chuyển đổi lên doanh nghiệp.
[11] Hiện nay, trên địa bàn Thành
phố có 9.384 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp
mới và tăng vốn là 47,44 tỷ đô-la Mỹ.
[12] Ban Quản lý các Khu Chế xuất
và Khu Công nghiệp Thành phố cấp 02 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 184 dự án.
[13] Số liệu tính đến ngày 20
tháng 02 năm 2020
[14] Quyết định số 1242/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố.
[15] Nhà thờ Thủ Thiêm (Quận 2),
Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm (Quận 2), Lăng Võ Tánh (quận Phú Nhuận),
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1), Trường THCS Võ Trường Toàn (Quận
1).
[16] Phụng Sơn Tự (Chùa Phụng
Sơn), Miếu Sa Tân, Đình An Hội, Đền thờ họ Trương và khu mộ ông bà Trương Minh
Thành, Đình thần Linh Đông.
[17] Đình Hanh Phú (Quận 12); Khảo
cổ quốc gia Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ); Đình Thông Tây Hội (Quận Gò Vấp).
[18] Một số sự kiện tiêu biểu như:
(1) World Innovation Forum của Tỷ phú Axel; (2) Hội thảo về Chia sẻ kinh nghiệm
về ĐMST giữa Đại sứ quán Áo và Trung tâm SIHUB; (3) Hội thảo về y tế với Lãnh sự
quán Anh
[19] Trong đó có 2.094 công nghệ
thiết bị của các nhà cung cấp nước ngoài.
[20] Số liệu từ 16/01/2020 - 15/02/2020.
[21] Tổ chức 04 lớp tập huấn kiến
thức về an toàn thực phẩm cho tiểu thương các chợ truyền thống trên địa bàn
thành phố với 361 người tham dự nhằm phổ biến các quy định của pháp luật về điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
[22] Hội Hoa Xuân Tao Đàn - Xuân
Canh Tý 2020; Lễ hội, sự kiện năm 2020 và trước Tết Nguyên đán 2020; Họp mặt kiều
bào mừng Xuân Canh Tý năm 2020.
[23] Xảy ra tại huyện Bình Chánh
(01 vụ); quận Bình Tân (01 vụ).
[24] Chuyển gởi 07 hồ sơ trẻ bị bệnh
tim bẩm sinh được phẫu thuật tim miễn phí.
[25] Phát hiện và tham mưu phối hợp
xử lý 03 vụ vi phạm quyền trẻ em.
[26] Gồm 9 vụ giết người (2 vụ giết
người - cướp tài sản), 10 vụ cướp tài sản, 4 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi, 1
vụ giao cấu với người dưới 16 tuổi, 3 vụ cưỡng đoạt tài sản, 29 vụ cố ý gây
thương tích, 2 vụ chống người thi hành công vụ, 66 vụ cướp giật tài sản, 138 vụ
trộm tài sản, 22 vụ lừa đảo - lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và 23 loại
án khác.