Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2317TM/XNK Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 24/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2317TM/XNK

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2002

 

BÁO CÁO CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠN CHẾ NHẬP SIÊU NĂM 2003

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6853/VPCP-KTTH ngày 11/12/2002 và tiếp theo Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu năm 2002 và một số định hướng đối với công tác xuất nhập khẩu 2003 (kèm theo công văn số 2189/TM-XNK ngày 10/12/2002 của Bộ Thương mại), Bộ Thương mại xin đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong năm 2003.

I. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NĂM 2003:

Như đã kiểm điểm tại Báo cáo kèm theo công văn số  2189/TM-XNK ngày 10/12/2002 của Bộ Thương mại, các giải pháp khuyến khích xuất khẩu được áp dụng trong năm 2002 là khá toàn diện, trải rộng từ đầu tư đến sản xuất và lưu thông, từ tài chính - tín dụng đến thị trường và xúc tiến. Việc triển khai thực  hiện các chủ trương này, tuy tốc độ nhanh chậm có chỗ, có lúc khác nhau nhưng nhìn chung cũng đã tương đối đạt yêu cầu. Nhiều biện pháp lâu nay bàn nhiều (như hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vệ tinh, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá cho dân ...) đã được các Bộ, ngành quan tâm giải quyết trong năm 2002, góp phần tịch cực cho thành công chung của hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của ta tuy nhiều nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, có chỗ có nơi còn chưa thông suốt và chưa nhất quán. cá biệt có một số biện pháp, nếu duy trì trong thời gian quá lâu, có khả năng sẽ gây tác dụng ngược bởi làm tăng sức ỳ từ phía doanh nghiệp. Trong một số lĩnh vực, sự tham gia của nhà nước là tương đối sâu trong khi lẽ ra phải nâng cao vai trò của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Không khí đầu ổn định của môi trường chính sách, đã khiến không ít nhà đầu tư nản lòng. Những yếu tố này, nếu không sớm nhận biết và giải toả, sẽ trở thành lực cản  đối với xuất khẩu năm 2003 và những năm tiếp theo.

Vì vậy, bước sang năm 2003 cần có những giải pháp quyết liệt và đi vào chiều sâu hơn để tăng cường tính linh hoạt, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng nhanh cho hoạt động xuất khẩu. Phương thức và kỹ năng tiến hành hoạt động xuất khẩu, trong đó có cả phương thức và kỹ năng điều hành, cũng cần được đổi mới và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Môi trường thể chế cũng cần được tiếp tục hoàn thiện. Nhìn chung, ta cần nhanh chóng chuyển trọng tâm chính sách sang chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng. Theo hướng đó, xin đề xuất một số giải pháp sau đây cho năm 2003 và các năm tiếp theo.

1. Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu để tạo lập môi trường cạnh tranh năng động, nâng  cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh của xuất khẩu:

1.1 Chính thức công  nhận quyền kinh doanh xuất khẩu cá nhân:

Hiện nay ta chưa công nhận quyền kinh doanh xuất khẩu của cá nhân. hàng hóa xuất khẩu của cá nhân, dù với mục đích thương mại, vẫn được coi là hàng phi mậu dịch. Kim ngạch “phi mậu dịch” này đã tăng từ 47 triệu USD vào năm 1998 lên 125 triệu USD vào năm 2001, cao hơn cả than đá, hạt tiêu, chè, lạc nhân. Vì vậy, đã đến lúc phải quan tâm hơn đến mảng xuất khẩu này. Do việc xuất khẩu nhỏ lẻ, hàng tự sản tự tiêu, mang tính thời vụ... nhằm tận dụng những cơ hội như có người thân ở nước ngoài, chính sách buôn bán “tiểu ngạch” ở biên giới... nên hiện có các cá nhân hoặc thương nhân tham gia xuất khẩu theo hình thức “phi mậu dịch” mà chưa có điều kiện hoặc chưa thành lập doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân.

Việc công nhận quyền xuất khẩu của cá nhân sẽ giúp Bộ Thương mại đưa ra được các chính sách khuyến khích phù họp, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề có liên quan đến thương mại biên giới, thương mại duyên hải và xuất khẩu hàng hoá đi một số nước như SNG, Đông Âu.

1.2 Cho phép  các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hóa như   thương nhân Việt Nam.

Hiện nay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào nội dung của giấy phép đầu tư trừ các mặt hàng như: gạo, động vật rừng, giống thự vật rừng, đá quý, kim loại quý và ngọc trai tự nhiên. do gạo đã được xuất khẩu tự do, các mặt hàng còn lại cũng đều có biện pháp quản lý nên đề nghị cho phép doanh nghiệp có vốn  đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu như thương nhân Việt Nam, không còn bất kỳ sự phân biệt nào nữa.

Hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu để phục vụ cho xuất khẩu, đề nghị cũng không phụ thuộc vào nội dung của giấy phép đầu tư. Xin Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện.

2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển định cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Cơ cấu xuất khẩu được coi là chuyển dịch theo hướng tích cực khi luôn có sự xuất hiện của hàng hoá xuất khẩu mới, xuyên suốt từ hàng thô đến hàng óc hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giá trị gia tăng (giá trị nội địa) của những mặt hàng đã có được cải thiện, tỷ trọng của hàng chế biến, chế tạo được nâng cao.

Để thay đổi cơ cấu sản xuất nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng, cần phải có đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chế độ, chính sách để khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Kết hợp với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, những chế độ và chính sách này đã phát huy tác động rất tích cực trong việc tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới và dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng chế biến, chế tạo. Theo Bộ Thương mại, những ưu đãi dành cho sản xuất hàng xuất khẩu như hiện nay là tương đối đủ. Vấn đề chính đặt ra là phải làm sao tăng cường được tính minh bạch và tính phổ cập của những ưu đãi này, đồng thời thi hành chúng một cách nhất quán trên thực tế. Theo hướng đó, xin được đề xuất như sau:

2.1 Các ưu đãi dành cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu phải được minh bạch hoá một cách tối đa, áp dụng bình đẳng cho tất cả nhà đầu tư và phổ biến rộng rãi tới mọi chủ thể đầu tư tiềm năng:

Bộ Thương mại đề nghị ubnd các tỉnh và  thành phố hàng năm dành ra một khoản kinh phí để in và phát hành các tờ rơi tuyên truyền về chính sách ưu đãi Nhà nước danh cho các nhà đầu tư. Các tờ  rơi này cần được phân phát miễn phí cho tất cả các đối tượng tới Sở KH&ĐT để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Làm như vậy có 2 cái lợi. Thứ nhất là phổ biến được chính sách của Nhà nước tới mọi chủ thể đầu tư tiềm năng. Thứ hai là hạn chế được tình trạng lợi dụng sự kém hiểu biết của doanh nghiệp để nhũng nhiễu và gây khó.

2.2 Xác định lại một số mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu xuất khẩu để tập trung khuyến khích đầu tư:

Cơ cấu xuất khẩu của ta đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, mặt hàng mới liên tục xuất hiện, trong đó có những mặt hàng chỉ sau một thời gian ngắn đã đạt kim ngạch trên 100 triệu usd/năm như xe đạp, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm nhựa... Tuy nhiên, số lượng mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ usd còn ít, mới bao gồm: dầu thô, dệt may, thủy sản và giày dép. Tăng trưởng xuất khẩu, vì vậy vẫn chưa có được sự ổn định cần thiết. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trên thị trường dệt may  hay thị trường dầu thô là kim ngạch xuất khẩu lập tức bị ảnh hưởng. Vì vậy, song song với việc đa  dạng hoá cơ cấu xuất khẩu, nên lựa ra một số mặt hàng mà ta có tiềm năng để tập trung khuyến khích đầu tư để tạo thêm những ngành hàng chủ lực mới. Có thể xem một số tiêu chí sau để lựa chọn:

a. Mặt hàng đó phải là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và bền vững tr ong thương mại thế giới (nhu cầu bên ngoài tăng ổn định).

b. Mặt hàng đó phải là mặt hàng mà ta có khả năng phát triển ổn định,  không bị hạn chế về nguồn nguyên liệu.

c. Mặt hàng đó phải cải thiện được cơ cấu xuất khẩu của ta theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng chế biến tinh.

Bản báo cáo về “Thương mại và Phát triển năm 2002” của unctad đã thống kê  được 20  mặt hàng phù hợp với tiêu chí (a). Đây là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong kỳ 1980-1988 cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu toàn thế giới (8,4%) và xuất khẩu của các nước đang phát triển (11,3%). Trong số những mặt hàng này, ta có thể chọn ra những  mặt hàng sau, căn cứ vào tiêu chí (b) và tiêu chí (c):

 - Phụ tùng, phụ kiện của máy tính và máy văn phòng;

 - Tơ và lụa;

 - Sản phẩm nhựa;

 - Sản phẩm gỗ;

 - Đồ uống không cồn (chủ yếu là nước trái cây);

 - Sản phẩm dệt kim;

 - Sản phẩm điện;

Bộ Thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu phương án hỗ trợ phát triển các sản phẩm này, chủ yếu là hỗ trợ nền tảng và hỗ trợ đầu vào, không hỗ trợ đầu ra như lâu nay vẫn lam. Trước mắt, đề nghị giao Bộ Thương mại phối hợp Quỹ hỗ trợ phát triển cụ thể hoá Danh mục các sản phẩm này để đưa vào diện được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trong năm 2003.

2.3 Tiếp tục rà soát để cắt giảm chi phí cho xuất khẩu:

Từ đầu năm 2002, Bộ Thương mại đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các chi phi bất họp lý trong xuất khẩu. Nghị quyết số 05/2002 của Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính  chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại các chi phí dịch vụ đầu vào và các loại phí thu vào hàng xuất khẩu. Việc này, chưa được hoàn thành xong trong năm 2002.

Bộ Thương mại đề nghị Bộ Tài chính  chỉ đạo thực hiện sớm Nghị quyết số 05/2002 của Chính phủ. Kết quả kiểm tra cần được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ vào cuối quý I/2003 vào công bố công khai trên báo chí cho các doanh nghiệp biết. Các loại phí cần được rà soát kỹ là phí ở cảng (như tài liệu của Ngân hàng Thế giới đã cập nhật), phí ở các tỉnh biên giới và lệ phí cầu, đường trên một số trục đường chính, hàng xuất khẩu thường đi qua, thậm chí nên áp đặt một mức phí trong từng lĩnh vực, từng khu vực và yêu cầu các doanh nghiệp phải phấn đấu: nếu thua lỗ Nhà nước sẽ kiểm tra và xử lý sau.

Ngoài ra đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục miễn thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu và lệ phí hải quan, lệ phí cấp giấy C/O và cấp giấy chứng nhận cho giầy dép đi EU, lệ phí kiểm dịch động, thực vật xuất khẩu cho năm 2003.

3. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ tài chính, tín dụng đối với đầu vào: giảm dần các biện pháp trợ cấp, trợ giáo trong xuất khẩu.

3.1 Củng cố và tăng cường chức năng cho tổ chức, cung cấp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu:

Quyết định số 133/2001 QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm cho quỹ hỗ trợ phát triển cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển thực hiện nhiệm vụ tính dụng hỗ trợ xuất khẩu. Trong năm 2002, dù gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, Quỹ cũng đã thực hiện hơn 3000 tỷ đổng, vượt kế hoạch khoảng 1200 tỷ đồng.  Nợ xấu hầu như không có. Tuy tỉ trọng  dư nợ trên tổng kim ngạch của đối tượng được vay còn khá khiêm tốn nhưng bước đầu như vậy là đạt yêu cầu. Để phát huy hơn nũa tác dụng của công cụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, theo định thần chuyển từ “hỗ trợ đầu ra” sang “hỗ trợ đầu vào”, Bộ Thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ:

a. Chính thức giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và các nghiệp vụ khác có liên quan, đồng thời đổi tên Quỹ thành Ngân hàng Phát triển và Hỗ trợ xuất khẩu, không thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu riêng nữa. Ngân hàng Phát triển và Hỗ trợ Xuất khẩu sẽ là ngân hàng chính sách như Ngân hàng Người nghèo , hoạt động theo quy chế riêng do Chính phủ quy định.

b. Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại nghiên cứu  bổ sung chức năng cho Ngân hàng Phát triển và Hỗ trợ xuất khẩu để Ngân hàng có thể thực hiện thêm các hình thức hỗ trợ thông dụng khác trên thế giới như tín dụng người mua, bảo hiểm rủi ro thanh toán, chiết khấu chứng từ...

c. Bổ sung thực sự vốn lưu động  cho Ngân hàng. Về lâu dài, Ngân hàng sẽ phải hoạt động theo nguyên tắc  gắng lấy thu (từ phí chiết khấu, phí bảo lãnh, phí bảo hiểm...) để bù chi nhưng trước mắt đề nghị sử dụng nguồn của Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu (cơ quan đang thực hiện chi thưởng theo kim ngạch xuất khẩu) để bù chênh lệch lãi xuất cho tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu.

d. Phê duyệt danh mục mặt hàng được hưởng tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu năm 2003 gồm:

- Các mặt hàng đã được nêu tại mục 2.2

- Rau quả hộp.

- Rau tươi, khô, sơ chế

- Lợn sữa, lợn thịt xuất khẩu

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

- Sản phẩm mây, tre, lá

- Sản phẩm cơ khí, điện tử

3.2 Điều chỉnh lại chính sách thuế để thúc đẩy nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm:

Quyết định số 908/QĐ - TTg ngày 26/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp vệ tinh (sản xuất bản thành phẩm để để giao cho một doanh nghiệp khác sản xuất hàng xuất khẩu) được hưởng các ưu đãi về thuế đối với sản xuất  hàng xuất khẩu. Đây là quyết định hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy sự hình thành các chuỗi doanh nghiệp gắn kết với nhau được cùng hướng về xuất khẩu và cùng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn. Quyết định đã được Bộ tài chính  hướng dẫn nhưng  đầy đủ. Cụ thể là chỉ những doanh nghiệp nào đã có hợp đồng xuất khẩu bán thành phẩm nhưng không giao bán thành phẩm đó ra nước ngoài mà giao thẳng cho một doanh nghiệp Việt Nam khác để sản xuất hàng xuất khẩu thì mới được hưởng ưu đãi. Các doanh nghiệp đơn thuần là vệ tinh, không có hợp đồng với nước ngoài  hoặc không tham gia hợp đồng ba bên vẫn chưa được hưởng ưu đãi như quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Bộ Tài chính  sớm nghiên cứu và ban hành quy định hướng dẫn đầy đủ quyết của Thủ tướng Chính phủ.

Một trong những lý do khiến hàm lượng nội địa của xuất khẩu tăng chậm là do nguyên liệu, vật tư ngoại đang được ưu đãi hơn nguyên liêu, vật tư nội. Nếu sử dụng nguyên liệu ngoại, doanh nghiệp sản xuất khẩu sẽ được chậm nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT trong 270 ngày, nhiều trường hợp còn được khách hàng cho nợ tiền nguyên liệu, khi xuất khẩu mới quyết toán và khấu trừ. Trong khi đó, nếu mua nguyên liệu trong nước, phải trả tiền ngay và chịu thuế GTGT ngay ở mức 10%. Điều đó lý giải vì sao một số doanh nghiệp gia công thậm chí đến bao bì ni lon và thùng các-tông cũng không mua trong nước dù trong nước đã sản xuất được. Việc hướng dẫn đầy đủ Quyết định 908/TTg của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy, sẽ góp phần cân bằng chính sách ưu đãi giữa nguyên liệu nội và nguyên liệu ngoại, thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều hơn đầu vào sản  xuất trong nước.

3.3 Tập trung nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa:

Trong những năm vừa qua, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa (sme), đã đóng góp tích cực và hoạt động xuất khẩu. Tỷ trọng của khu vực này trong xuất khẩu của doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đã lên tới 48,5% vào năm 2002, xấp xỉ bằng khu vực quốc doanh. Đặc biệt, có những ngành hàng mà sự tham gia của khu vực sme chiếm tỷ trọng lớn như xuất khẩu TCMN, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, rau quả chế biến...

Để khuyến khích tính năng động của khu vực này, tháng 11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sme). Tháng 12/2001, trên cơ sở để xuất  của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế giao cho các tỉnh, thành tự đứng ra thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng (sme). Tuy nhiên, Bộ Thương mại xin đề nghị xem xét lại quyết định này bởi tiềm lực tài chính của các tỉnh và thành phố là có hạn, lại không đồng đều. Nếu mỗi tỉnh,  thành đều phải tự tìm nguồn để thành lập quỹ cho riêng mình thì hiệu quả sẽ không cao do nguồn lực bị dàn trải. Đó là chưa kể (sme) ở những tỉnh có hoàn cảnh khó khăn sẽ ở vào thế bất lợi hơn so với  (sme) nói riêng hiện nay đang là vấn đề hết sức bức xúc. Vì vậy, đề nghị có một cơ chế tập trung nguồn lực để thành lập một quỹ bảo lãnh tín dụng cho (sme) tại trung ương. Quỹ này sẽ có đại lý là chi nhánh các quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được thành lập ở địa phương. Khi có nhu cầu, mọi “đại lý” đều có thể tiếp cận với nguồn lực tập trung, hiệu quả thực tiễn vì vậy sẽ cao hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tất cả các tỉnh cũng ở vào thế bình đẳng hơn.

Theo tiêu chí phân loại, số lượng (sme) của ta hiện nay rất đông. Do nguồn lực có hạn, theo Bộ Thương mại ta nên tập trung hơn cho một số lĩnh vực ưu tiên, thí dụ như doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, nhất là những doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa có tham gia xuất khẩu hoặc đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, xuất khẩu.

3.4 Về thưởng kim ngạch xuất khẩu:

Trong năm 2001 và 2002, do kinh tế và thương mại thế giới lâm vào tình trạng trì trệ, sức mua nhìn chung rất yếu, Nhà nước đã phải áp dụng biện pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số mặt hàng để thúc đẩy tiêu thụ, nhất là tiêu thụ nông sản, bảo đảm đầu ra cho nông dân. Lượng tiền thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đã duyệt chi cho 4 mặt hàng tron năm 2001 là xấp xỉ 165 tỷ đồng. Năm 2002 sẽ còn lớn hơn bởi diện mặt hàng đã được mở rộng hơn nhiều so với năm 2001.

Tuy có nhiều mặt tích cực là khuyến khích các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường, khách hàng, tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân một cách hiệu quả nhưng biện pháp này cũng còn khá nhiều bất cập. Thứ nhất là theo phản ảnh của các doanh nghiệp, thủ tục xét duyệt còn rườm rà, thời gian kéo dài. Thứ hai, mong muốn đưa một phần tiền thưởng đến tay người nông dân hoặc hỗ trợ người xuất khẩu nhiều khi không đạt được vì bị các nhà nhập khẩu lợi dụng chủ trương này để ép giá hàng của ta. Thứ ba, biện pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây sức ỳ từ phía doanh nghiệp, tiêu cực hoàn toàn có thể nảy sinh như đã từng nảy sinh với thuế GTGT, lại không phù hợp với các quy định của wto về trợ cấp xuất khẩu nên khó có thể áp dụng lâu.

Do có những bất cập trên nên xuất hiện hai quan điểm về việc áp dụng biện pháp này. Theo quan điểm thứ nhất, do tình hình kinh tế và thương mại thế giới đã và đang trở nên khả quan hơn, chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu lại có một số bất cập như trên nên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho ngừng thi hành chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 2003 để dành nguồn lực cho các tình hình thức hỗ trợ khác như hỗ trợ theo chương trình trọng điểm.

Quan điểm thứ hai, là tiếp tục biện pháp thưởng theo kim ngạch để hỗ trợ xuất khẩu, tiếp tục mở rộng diện mặt hàng được thưởng bao gồm cả một số mặt hàng công nghiệp.

Do hai quan điểm trên đều có mặt hợp lý nên  Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo. Trong trường hợp áp dụng theo quan điểm 2, Bộ Thương mại kiến nghị thay đổi cách tiếp cận trong việc thưởng theo hướng “thưởng để khuyến khích ” chứ không”bù lỗ”, và chỉ thưởng nếu kim ngạch xuất khẩu (hoặc lượng xuất khẩu) của doanh nghiệp đối với mặt hàng được thưởng năm sau là cao hơn năm trước, hoặc phát triển được thị trường mới, hàng hóa mới hay thưởng cho một số mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu nhưng phai có tăng trưởng ...

4. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, tăng cường kỹ năng xuất khẩu và văn hoá xuất khẩu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp:

4.1 Về các chương trình xúc tiến trọng điểm:

Tháng 4/2002, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại theo hướng dành toàn bộ nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại năm 2002 cho các chương trình trọng điểm, nhất là những chương trình khuyếch trương mặt hàng xuất khẩu mới hoặc thâm nhập thị trường mới . Do tới cuối tháng 9/2002 Bộ Tài chính mới có thông tư hướng dẫn nên Bộ Thương mại chưa thể phối hợp với các Bộ, Ngành và các doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình xúc tiến trọng điểm trong năm 2002. Để nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại có thể đến với các doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất, Bộ Thương mại đề nghị:

(a). Các Bộ, ngành, ubnd tỉnh thành phố và các hiệp hội doanh nghiệp chủ động đề xuất các chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, trong đó nêu rõ nội dung chương trình, thời gian thực hiện, cơ quan chủ trì và dự toán kinh phí để gửi về Bộ Thương mại trong quý I năm 2003. Việc đề xuất các chương trình xúc tiến các chương trình trọng điểm nên được tiến hành một cách chọn lọc. với những mặt hàng đã có sẵn thị trường tiêu thụ như cà phê, gạo, dệt, may, giầy dép... thì công tác phát triển và hạ giá thành do doanh nghiệp doanh nghiệp tự làm là chính, thông qua nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Nhà nước chỉ hỗ trợ khi mặt hàng đó cần thâm nhập một thị trương hoàn toàn mới hoặc cần giải quyết một khâu mang tính đột phá như quảng bá thương hiệu thiết lập trung tâm thiết kế mẫu mã... Nếu để phát phát triển mặt hàng mới thì cần chú trọng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, thị trường tiêu thụ lớn, ta lại có lợi thế về nhân công hoặc nguyên liệu, qua đó có thể cạnh tranh về giá cả. Điều cốt yếu là phải có khả năng phát triển lâu dài, đạt tới kim ngạch ít nhất từ 50 đến 70 triệu usd/năm.

(b). Khi đã có các đề án cụ thể, Bộ Thương mại sẽ phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội đồng bình chọn các chương trình xúc tiến có lợi nhất cho đất nước để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4.2 Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng :

Quyết định của Thủ số 80/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản hang hoá thông qua hợp đồng đã đưa ta những cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành mối liên kết ngược giữa người xuất khẩu và người sản xuất. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát triển thành mô hình hợp tác 4 bên : nhà nông, nà khoa học, nhà xuất khẩu và Nhà nước. Tuy nhiên, mối quan hệ quan trọng nhất trong mô hình này vẫn là mối quan hệ giữa nhà nông và doanh nghiệp.Như Bộ Thương mại đã có lần đề cập, mối quan hệ này chỉ có thể phát triển được nếu giải quyết tốt vấn đề “tin tưởng lẫn nhau ”.

Theo Bộ Nông nghiệp và ptnt thì việc triển khai mô hình 4 bên có gặp một chút trở ngại do “doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với dân rồi nhưng cũng không có sản phẩm ”. Theo Bộ Thương mại, đây là điểm mấu chốt của vấn đề. Quyết định số 80/2002 của Thủ tướng Chính phủ  tuy đã quy định tất rõ về trách nhiệm của nhà nông trong việc vi phạm hợp đồng nhưng trên thực tế rất ít doanh nghiệp đưa nông dân ta toà. Lý do tất đơn giản: Dù có thắng kiện cũng không viết khi nào mới thu hồi được nợ. Có ý kiến đề xuất sử dụng Hội Nông dân và các đoàn thể để giải thích, tuyên truyền và vận động nhưng có lẽ cũng không nên trông đợi quá vào giải pháp này. Vấn đề cần được giải  quyết hướng khác thiết thực hơn.Bộ Thương mại đang làm đề án tổ chức thị trường nông thôn và trong năm 2003 lấy 3 tỉnh làm mô hình thí điểm, từ đó nhân rộng ra.

4.3 Khuyến khích phát triển các mối kiên kết ngang thông qua việc nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng :

Liên kết ngang điển hình hiện nay là hiệp hội ngành hàng. Vào cuối tháng 5/2002, Bộ Thương mại đã tổ chức hội nghị với các hiệp hội để bàn giải pháp nâng cao vai trò của hiệp hội trong tình hình mới. Trên cơ sở các ý kiến đã nêu tại hội nghị, xin đề xuất như sau:

(a).Bộ Nội vụ cần nhanh chóng hoàn chình và ban hành hành lang pháp lý cho việc tổ chức, quản lý và vận hành các hiệp hội ngành hàng. Đây là những quy định mang tính nền tảng. Với các hiệp hội xuất khẩu , Bộ Thương mại cần đứng ta chủ trì để xây dưng các quy định bổ sung, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các hiệp hội trong lĩnh vực xuất khẩu. Việc này cần làm nhanh bởi liên kết đấu tranh chống lại tào cảu tại nước ngoài, hợp tác quốc tế ổn định cung câu, phát triển các phương thức kinh doanh mới, đấu tranh chống lại tình trạng tranh mua tranh bán ... phải do hiệp hội làm là chính, không nên để Nhà nước phải can thiệp sâu như hiện nay.

(b). Nguyên tắc hoạt động cả tất cả các hiệp hội phải là nguyên tắc mở, tránh đồng thời cả hai biểu hiên: “quốc doanh hóa” hoặc “Nhà nước hoá” hiệp hộ. Cơ quan điêu hành hiệp hội cần mang tính chuyên nghiệp và chuyên nghiệp và chuyên trách, không nên cho thành lập các hiệp hội không có trụ sở  riêng và không có bộ phận chuyên trách riêng. Tổng thư ký của tất cả các hiệp hội đều phải là cán bộ chuyên trách, không nên cử cán bộ kiểm nhiệm.

Vấn đề mấu chốt ở đây là xây dựng hành lang pháp lý chung và xây dựng chức năng, nhiệm vụ bổ sung cho các hiệp hội xuất khẩu. Đề nghị Bộ Nội vụ triển khai nhanh để Bộ Thương mại có cơ sở làm các bước tiếp theo.

4.4 Về phát triển thương hiệu và đăng ký thương hiệu :

Phát triển và đăng ký thương hiệu là những vấn đề còn mới đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là việc mà doanh nghiệp phải tự làm là chính, Nhà nước chỉ nên tham gia trong 2 lĩnh vực sau đây:

(a). Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn thương hiệu và đăng ký thương hiệu. Nếu ngành này ở Việt Nam chưa phát triển, chấp nhận cho cung ứng dịch vụ qua biên giới, tức là cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng dịch vụ của nhà cung ứng nước ngoài. Chi phi tư vấn thương hiệu và đăng ký thương hiệu được tính vào chi phí kinh doanh, không phải chịu thuế và không hạn chế mức trần. việc chuyển tiền thanh toán dịch vụ được tạo điều kiện thuận lợi .

(b). Thành lập một bộ phận trực thuộc Bộ Thương mại để chuyển lo về việc phát triển, đăng ký và bảo vệ thương hiệu và đăng ký và bảo vệ thương hiệu Việt Nam tại nước ngoài, bao gồm cả việc bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá như Sài Gòn, Phú Quốc ...

II. CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ NĂM 2003

1. Một số vấn đề đặt ra với nhập siêu năm 2003:

Kim ngạch  xuất khẩu cả năm 2003 ước đạt 18,8 tỷ usd, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2001. Nhập khẩu cả năm 2002 dự kiến vào khoảng 2,23 tỷ usd, cao hơn 2 lần so với mức nhập siêu của năm 2001 và 2000 (năm 2001 nhập siêu 1,13 tỷ usd, năm 2000 1,18 tỷ usd) và đương tương với mức nhập siêu bình quân của giai đoạn 1997- 1998. Tuy nhiên, do kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đã đạt gần 16,5 tỷ usd  nên tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 14%, trong khi tỷ lệ này của năm 97-98 là khoảng 23-27%.

Bước sang năm 2003, có một số  nhân tố ( khách quan và chủ quan )tác động tới nhập khẩu như sau:

- Nhu cầu nhập khẩu trong nước tiếp tục tăng khá :

Các giải pháp vĩ mô đúng đắn được thi hành trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2002 (sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính - kinh tế trong khu vực) đã tạo ta động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Năm 2003 lại là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2001-2005 nên Chính phủ dành quyết tâm rất cao, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 7,5%, cao  hơn so với mức tăng trưởng 7% của năm 2002. Do kinh tế phát triển nên nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước  sẽ tiếp tục tăng mạnh.  Mặt khác, xuất khẩu hồi phục nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu cũng sẽ gia tăng.

- Việc thực hiện các cam kết trong cept/afta:

Mặc dù đã bắt đầu thực hiện các cam kết trong cept/afta từ năm 1996 nhưng tác động của việc thực hiện cam kết này đối với nhập khẩu trong giai đoạn 1996-2002 là chưa đáng kể.Nguyên nhân là do mức độ hội nhập trong giai đoạn này chưa sâu, những mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam vẫn được nằm trong danh mục lại trừ tạm thời nên chưa phải cắt giảm thuế ngay

Tuy nhiên, từ năm 2003 tiến trình hội nhập trong cept/afta bước vào giai đoạn nước rút. Kể từ 1/1/2003 các mặt hàng còn lại trong danh mục tel sẽ phải đưa vào danh mục cắt giảm ngay (IL) và thuế nhập khẩu phải giảm dần xuống 20% để giảm dần xuống 0-55 vào năm 2006. Trong số dó dự kiến có một mặt hàng nhập khẩu quan trọng của ta như xi măng, săm lốp, giấy, vải, gạch ốp lát, thuỷ tinh, sắt thép, hàng điện tử và điện lạnh, xe tải và một số hàng thực phẩm chế biến như sữa, dầu thực vật, rau quả chế biến. Xét trên giác độ tối ưu hoá việc sử dụng nguồn lực, tái cơ cấu lại sản xuất và thúc  đẩy nâng cao sức cạnh tranh thì đây lại là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu phát triển. Tuy nhiên, đây lại là thách thức lớn đối với các ngành thay thế nhập khẩu và trong những năm tới sẽ gây thêm sức ép đối với tình hình nhập siêu nói chung và nhập siêu với asean nói riêng.

Trong số những mặt hàng trên, dự kiến mức độ tác đông rõ rệt nhất là đối vớ các mặt hàng điện tử, điện lạnh, giấy, xi măng, là những mặt hàng mà asean có thể mạnh, ta lại có nhu cầu nhập khâu. Một số mặt hàng khác sẽ có mức tác đông ít hơn so asean không có thế mạnh (như xe tải, xe buýt, sắt thép) hoặc do kim ngạch nhập khẩu của ta không lớn (kính).

- Việc thực hiện Quyết Định 46/2001/QĐ-TTg về cơ chế điêu hành xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005

Theo Quyết Định 46/2001, kể từ ngày 01/01/2003 sẽ tiếp tục bỏ giấy phép quản lý nhập khẩu đối với 3 mặt hàng xi măng, xe máy nguyên chiếc và ôtô dưới 9 chỗ ngồi. Nếu thực hiện theo Quyết Định này thì kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng trên sẽ tăng, kể cả khi thuế nhập khẩu được nâng lên mức trần của khung thuế.

- Nhập khẩu hàng tiêu dùng nhìn chung sẽ có xu hướng tăn lên và có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với năm qua (2,5%) Nguyên nhân thứ nhất là do mức sống ngày càng được cải thiện nên một bộ phận dân cư có thu nhập cao sẽ có nhu cầu tiêu dùng hàng hoá có chất lượng cao. Thứ hai do lượng khách du lịch ngày càng tăng nên nhu cầu nhập khẩu hàng thực phẩm chế biến, rau quả cao cấp để phục vụ du khách nước ngoài cũng tăng lên thứ ba, như đã phân tích ở trên do việc thực hiện cept/afta nên nhập khẩu điện tử , điện lạnh năm 2003 sẽ tăng đáng kể . Thứ tư, công tác chống buôn lậu càng được thực hiện chặt chẽ, phát huy hiệu quả thì số liệu thống kê về nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ càng đầy đủ, chính xác (sẽ bao gồm được cả phần kim ngạch thực nhập nhưng trước đây chưa thống kê đầy đủ được).

- Xu hướng biến động tỷ giá của một số nước trong khu vực

Tỷ giá của đông Yên hiện dao động ở mức 120-125Yên/usd nhưng có nhiều động thái cho thấy Nhật Bản chủ trương thi hành chính sách đông Yên giảm giá mạnh để chống giảm phát và khuyến khích xuất khẩu. Xu hướng này cần được theo dõi thận trọng bởi đồng Yên yếu có thể ảnh hưởng đến tỷ giá của một số nước trong khu vực, một mặt làm cho hàng hoá những nước này rẻ hơn mặt khác làm giảm tương đối sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu nước ta.

2. Một số biện pháp kiềm chế nhập siêu :

Trong điều kiện có những yếu tố tác động như trên, xin đề xuất một số biện pháp để kiềm chế nhập siêu trong năm 2003 như sau:

2.1 Biện pháp quan trọng và tích cực nhất, theo Bộ Thương mại, chính là đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá đã được Bộ Thương mại trình bày tại Phần A của báo cáo này. Việc thực hiện các giải pháp này sẽ giúp xuất khẩu có động lực tăng trưởng mới, qua đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu.

Ngoài ra, đối với thị trường asean, cần chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế afta mở ra để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, nhất là đối với hàng tiêu dùng như sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hàng may mặc, giày dép, thực phẩm chế biến. Các doanh nghiệp cần tích cực xin giấy chứng nhận xuất xứ form D để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang asean.

2.2 Điều chỉnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng và xử lý vấn đề thu chênh lệch giá:

Hiện nay, ta vẫn duy trì thu chênh lệch giá đối với mốt số mặt hàng nhập khẩu (như dop, sứ vệ sinh, đồ dùng nhà bếp bằng sành sứ, thuỷ tinh, quạt, phích, kính, thép, giấy gạch ốp lát). Để xử lý vấn đề này trong tương quan vớ cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ, Bộ Tài chính đang soạn thảo, phương án sửa đổi bổ sung khung thuế suất thuế nhập khẩu một số nhóm hàng để báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Theo Bộ Thương mại, việc mở trần thuế suất là cần thiết để hỗ trợ cho một số mặt hàng hiện đang còn quản lý bằng các biện pháp phi thuế và để tạo thuận lợi cho việc áp dụng hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, mức độ mở cũng cần được tính toán kỹ để phù hợp với chủ tương hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác một số mặt hàng lại được nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN (như giấy xi măng, clinker) nên việc mở khung sẽ có ý nghĩa hạn chế. Nhìn chung, việc mở khung nên tránh quá thiên về mục đích “tăng ngân sách”hoặc “bảo hộ”.

2.3 Tiếp tục triển khai thí điểm các công cụ quản lý nhập khẩu mới như hạn ngách thuế quan, thuế tuyệt đối .

Thủ tướng Chính phủ đã cho phép áp dụng thí điểm hai công cụ quản lý nhập khẩu mới là HNTQ và TTĐ. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa triển khai được do các Bộ, ngành còn lúng túng trong việc xác định nguyên tắc điều hành HNTQ (Bộ Thương mại đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 0660/ TM-XNK ngày 26/04/2002 và số 1996/ TM-XNK ngày 12/11/2002) và diện mặt hàng áp dụng TTĐ. Để có thể triển khai áp dụng hai công cụ mới này có liên quan đến đàm phán gia nhập wto, Bộ Thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý  kiến chỉ đạo đối với các văn bản dẫn trên của Bộ Thương mại.Về thế tuyệt đối với, Bộ Thương mại dề nghị các Bộ, ngành có ý kiến tham gia dối với danh mục và phương pháp áp dụng TTĐ  do Bộ Thương mại đề xuất (công văn số 1432/TM-XNK ngày 19/08/2002; hiện nay Bộ Thương mại chưa nhận được góp ý của các Bộ Thương mại có cơ sở tổng hợp chuyển tới Bộ Tài chính đê hướng dẫn mức thu và nguyên tắc điều hành cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

2.4 Đối với nhập khẩu xe máy

Ngày 25/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/2002/QĐ-TTg về cơ chế điều hành quản lý nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng giai đoạn 2003-2005 theo đó việc nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy thực hiện theo Quyết định số 46/2001/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tức là cho nhập khẩu xe máy nguyên chiếc từ 01/01/2003), mức thuế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc được nâng cấp từ 60% lên 100%.

Việc thực hiện Quyết định 147/2002/QĐ-TTg , theo Bộ Thương mại, sẽ làm tăng lượng xe máy nguyên chiếc nhập khẩu. Nếu  cộng thêm với lượng xe sản xuất trong nước sẽ khó có thể bảo đảm mục tiêu khống chế mức tăng lương xe bình quân không quá 10% mỗi năm chỉ cho nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 1 triệu chiếc xe máy.

2.5 Đối với nhập khẩu máy móc thiết bị:

Từ trước tớ nay, Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước mua máy móc thiết bị sản xuất trong nước. Tuy nhiên chưa có cơ chế bắt buộc trực tiếp mà chủ yếu là khuyến khích gián tiếp thông qua việc thực hiện quy chế đấu thầu hoặc chính sách thuế (thuế nk và thuế GTGT). Nhìn chung, tác dụng của việc khuyến khích là cơ giới hạn vì đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn oda, hoặc vốn của imf, WB phải thực hiện theo quy chế đấu thầu riêng, dối với các dự án dùng vốn nhà nước thì tiêu chuẩn quyết định cuối cùng là giá thành và chất lượng trong khi nhiều loại máy móc thiết bị trong nước lại chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng chưa bảo đảm, độ bền còn phải qua kiểm nghiệm, hơn nữa công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu còn hạn chế. Việc khuyến khích bằng thuế cũng bị hạn chế vì khó cơ thể cập nhập liên tục danh mục máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, nhà thầu sử dụng , mua sắm thiết bị trong nước, kể cả việc chỉ định các đơn vị vừa có năng lực xây lấp và năng lực sản xuất làm tổng thầu cho các dự án lớn. Tuy nhiên, khi xây dựng cơ chế khuyến  khích phải cân nhắc kỹ quy định về đối xử quốc gia (NT), Chính sách thuế GTGT và thuế nhập khẩu cũng cần được xem xét để có sự điều chỉnh phù hợp, nhất là chính sách thuế đối với kinh kiện, cấu kiện. Bên cạnh đó, các ngành sản xuất, nhà sản xuất thiết bị phải nâng cao trình độ công nghệ, và năng lực tiếp thị để chiếm lĩnh thị trường bằng chính chất lượng và uy tín của mình.

2.6. Đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng:

Để hạn chế mức gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng, biện pháp trước tiên là tăng cường chất lượng của hàng hoá cùng loại trong nước. Các chương trình quảng bá thương hiệu, bình chọn hàng chất lượng cao cần được khuyến khích nhân rộng. Các khâu phân phối và dịch vụ hậu mãi (bảo hành, bảo dưỡng) nên được chú trọng hơn để phát huy ưu thế so với hàng nhập khẩu.

Biện pháp thứ hai là tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng đối với hàng hoá tiêu dùng nhạp khẩu (kể cả kiểm soát tại của khẩu và trên thị trường nội địa) để vừa bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, vừa hạn chế việc nhập khẩu hàng tiêu dùng kém chất lượng hoặc hàng giả, hàng nhái.

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết cần cân nhắc việc áp dụng các biện pháp về kiểm soát ngoại hối để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Trong những năm 1994-1996, do thiếu vốn, các doanh nghiệp thường tìm cách bổ sung vốn lưu động bằng các hợp đồng nhập khẩu  trả chậm, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kim ngạch nhập khẩu khi đó tăng rất mạnh nhưng không thể hiện đã phải đặt ra những điểu kiện ngặt nghèo đối với nhập khẩu trả chậm. Trong những năm gần đây, do nhập siêu giảm, cơ chế có lỏng hơn. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước kiểm tra lại tình hình. Nếu tình trạng nhập khẩu trả chậm có biểu hiện tăng thì cần có biện pháp chấn chỉnh như trước đây đã làm.

2.7. Theo dõi chặt diễn biến trên thị trường ngoại hối, diễn  biến nhập khẩu để bảo đảm tính linh hoạt cần thiết trong điều hành tỷ giá.

Như đã phân tích ở trên, cần theo dõi sát biến động của tỷ giá đông Yên và một số đồng tiền khu vực. Nhìn chung, tỷ giá cần được giữ ở mực linh hoạt trong tương quan với các đồng tiền khác để khuyến khích xuất khẩu và ổn định tình hình vĩ mô. Các biện pháp “mạnh” về tỷ giá cần được xem xét hết sức thận trọng trong hoàn cảnh thật đặc biệt, vì có tác động hai mặt tới nền kinh tế, nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trên đây là báo cáo của Bộ Thương mai về các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu năm 2003. Kính trình Thủ tướng xem xét và cho ý  kiến chỉ đạo.

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo số 2317TM/XNK ngày 24/12/2002 về việc báo cáo biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu năm 2003 do Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.043

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.98.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!