BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2038/TM-ĐB
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2004
|
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN KHÔNG CHÍNH THỨC
(AEM RETREAT), 21/04/2004, SINGAPORE
Được sự đồng ý cảu Thủ tướng Chính phủ
tại công văn số 1863/VPCP-QHQT ngày 16/4/2004, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương
Đình Tuyển đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức (AEM
Retreat) tổ chức ngày 21/4/2004 tại Singapore. Theo lời mời của nước chủ nhà,
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Đình Khiển đã cùng tham dự hội nghị thay
mặt Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Thương mại xin báo cáo kết quả cuộc họp
này như sau:
I. CÁC NỘI DUNG THẢO
LUẬN CHÍNH
1. Hội nhập kinh tế nội bộ ASEAN
a) Đẩy nhanh hội nhập 11 ngành ưu
tiên:
Các Bộ trưởng đã xem xét dự thảo Lộ
trình hội nhập của tất cả 11 lĩnh vực ưu tiên do các nước điều phối soạn
thảo và thống nhất chỉ đạo hướng triển khai trong thời gian tới như sau:
- Mục tiêu cơ bản của các Lộ trình hội
nhập ngành ưu tiên là tăng cường liên kết sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành
này trong khu vực, tạo nên những ngành và sản phẩm của ASEAN có sức cạnh tranh
cao trong khu vực và trên thế giới;
- Các ngành có thể có thời gian hội
nhập khác nhau, nhưng thời hạn cuối cùng là 2010;
- Các nước thành viên mới (CLMV) được
hưởng điều kiện linh hoạt hơn so với điều kiện linh hoạt nêu trong đề xuất của
Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) thông qua việc áp dụng công thức ASEAN-X;
- Các văn kiện pháp lý thông qua các
lộ trình hội nhập ngành sẽ bao gồm một hiệp định khung do các nhà lãnh đạo ký,
đối với mỗi ngành sẽ có một Nghị định thư do các Bộ trưởng Kinh tế ký. Các văn
kiện này cần được hoàn thành để ký kết trong dịp Hội nghị Cấp cao lần thứ 10 tại
Lào;
- Giao các quan chức kinh tế cao cấp
(SEOM) trực tiếp đàm phán hoàn chỉnh tất cả 11 dự thảo lộ trình hội nhập.
Về hội nhập ngành ô tô, các Bộ trưởng
đã thống nhất mục tiêu không phải là sản xuất xe mang nhãn hiệu của ASEAN mà là
làm cho ngành ô tô của ASEAN co hiệu quả, sản xuất phụ tùng và xe ô tô (dù là
mang nhãn hiệu nào) có chất lượng và có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
b) Định hướng soạn thảo Chương trình
hành động Viêng Chăn
Các Bộ trưởng đã nghe Bộ trưởng
Thương mại Lào giới thiệu tình hình chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thượng Đỉnh,
trong đó có việc soạn thảo Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP). Các Bộ trưởng
đã thống nhất một số ý kiến đóng góp cho dự thảo VAP như sau:
- VAP cần tập trung vào chiến lược
thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trên cả hai hướng hội nhập nội bộ khối ASEAN
và giữa ASEAN với các đối tác ngoài khối;
- VAP cần chú trọng tới sự tham gia của
cộng đồng kinh doanh trong quá trình hội nhập khu vực;
- Với tính chất chiến lược nêu trên,
đề xuất với AMM đặt tên cho văn kiện này là “Chương trình nghị sự hội nhập
Viêng Chăn - Vientiane Integration Agenda”.
c) Cơ chế giải quyết tranh chấp
Hội nghị đã thông qua Quy chế làm việc
của Cơ quan giám sát thực hiện nghĩa vụ ASEAN (ACB) do SEOM đệ trình, và yêu cầu
các nước thành viên sớm cử đại diện vào cơ quan này.
Các Bộ trưởng đã thảo luận về dự thảo
Nghị định thư sửa đổi cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) và thống nhất hướng
hoàn chỉnh dự thảo này như sau:
- Các thành viên Ban Phúc thẩm
(Appellate Body) phải được lựa chọn trên cơ sở năng lực chuyên môn, không phân
biệt quốc tịch. Có thể xem xét khả năng quy định một tỷ lệ nhất định thành viên
có quốc tịch ASEAN;
- Thời gian tối đa để giải quyết một
vụ việc phải được quy định ngắn nhất, có thể là 90 ngày, trong trường hợp đặc
biệt không quá 5 tháng;
- Tổng Thư ký ASEAN đóng vai trò
trung gian, hoà giải ngay từ khi vụ việc phát sinh, không cần chờ đến khi thành
lập Ban hội thẩm (Panel). Đồng thời, Tổng thư ký cung cấp phương tiện, điều kiện
cần thiết giúp các bên trao đổi tham vấn tự giải quyết vấn đề.;
- Về vấn đề thanh toán chi phí cho một
vụ việc giải quyết tranh chấp, do Philippines còn có bảo lưu với vấn đề bên
thua phải thanh toán toàn bộ chi phí, các Bộ trưởng đã thống nhất cần nghiên cứu
kỹ hơn, có tính đến kinh nghiệm của các thoả thuận khu vực khác. Tuy nhiên, các
Bộ trưởng cũng cho rằng quy trình giải quyết tranh chấp của ASEAN nên giống như
một quy trình tố tụng trong đó các bên tham gia tố tụng chịu trách nhiệm thanh
toán chi phí cho một vụ tố tụng.
d) Mở rộng phạm vi của Hiệp định AIA
Các Bộ trưởng đã nhất trí với quan điểm
của Việt Nam chỉ nên bổ sung các dịch vụ phụ trợ cho các ngành sản xuất và các
ngành dịch vụ trong số 11 ngành ưu tiên hội nhập. Việc áp dụng Hiệp định AIA đối
với các ngành dịch vụ này cũng chỉ ở mức liên quan tới vấn đề đầu tư trực tiếp
của nước ngoài (phương thức cung cấp dịch vụ thứ 3). Các phương thức cung cấp dịch
vụ khác và các ngành dịch vụ nhạy cảm như viễn thông, vận tải hàng không vẫn giữ
trong khuôn khổ đàm phán của Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS).
e) Chương trình AICO
Các Bộ trưởng đã giao cho Nhóm công
tác về hợp tác công nghiệp (WGIC) nghiên cứu mở rộng áp dụng Chương trình AICO
với tất cả các ngành khác, nhất là các ngành trong 11 ngành ưu tiên. Việc phê
duyệt cơ cấu AICO nên theo nguyên tắc loại trừ (negative approach), tức là phê
duyệt tự động trừ khi các nước thành viên không đồng ý.
Nhân dịp này, các Bộ trưởng đã ký Nghị
định thư sửa đổi Hiệp định cơ bản về Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
(AICO) theo đó thuế suất ưu đãi cho các dự án thuộc chương trình AICO được giảm
xuống 0% với Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Singapore, 0 - 1% với
Phillipines, 0 - 3% với Thái Lan và tối đa 5% với Việt Nam.
2. Hợp tác giữa ASEAN và các bên đối
tác
ASEAN- Trung Quốc: Về việc
Phillipines đề nghị được hưởng linh hoạt đến năm 2012 mới hoàn thành ACFTA, các
Bộ trưởng cho rằng việc lùi thời hạn từ 2010 xuống 2012 sẽ làm ảnh hưởng đến lợi
ích và hình ảnh của ASEAN, do vậy đề nghị Phillippines xem xét lại đề nghị này.
Tuy vậy, để đáp ứng những khó khăn của Phillippines, cho phép Phillppines được
linh hoạt kéo dài thời gian cắt giảm thuế đến 2012 đối với một số sản phẩm, phần
lớn các sản phẩm vẫn theo thời hạn chung của ASEAN-6 là 2010;
ASEAN - Nhật Bản: Các Bộ trưởng tỏ sự
quan ngại sâu sắc về việc Nhật Bản không tích cực thúc đẩy việc thực hiện Thoả
thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện (CEF). Các Bộ trưởng thống nhất ASEAN
sẽ tỏ thái độ kiên quyết yêu cầu Nhật Bàn hợp tác trên tất cả các kênh: Chủ tịch
AEM gửi thư cho Bộ trưởng METI, Tổng thư ký ASEAN gửi thư cho Chủ tịch AMM để
có thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đề nghị phối hợp giải quyết, các Bộ
trưởng kinh tế ASEAN cũng sẽ nêu vấn đề này với Bộ trưởng METI trong dịp Hội
nghị Bộ trưởng APEC vào đầu tháng 6/2004 tại Chile.
ASEAN - ấn Độ: Về bất đồng hiện nay
giữa 2 bên về cách thức cắt giảm thuế thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - ấn
Độ, các Bộ trưởng giao các quan chức phân tích các mặt lợi, hại của các cách thức
do 2 bên đề xuất từ đó đề xuất một cách thức thoả hiệp nhằm thúc đẩy đàm phán kết
thúc đúng hạn.
ASEAN - CER (Australia và New
Zealand): Singapore, Brunei và một số nước khác đã đưa ra đề nghị xem xét nâng
tầm hợp tác kinh tế giữa ASEAN và CER (Ôx-trây-lia và Niu Di lân) lên mức
thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do (FTA) trong bối cảnh ASEAN đã thoả thuận thiết
lập FTA với Trung Quốc, ấn Độ và Nhật Bản, Ôx-trây-lia và Niu Di-lân cũng
đang cùng Trung Quốc nghiên cứu thiết lập FTA. Tất cả các nước đều ủng hộ đề
nghị này. Tổng thư ký ASEAN cho biết Ôx-trây-lia và Niu Di-lân cũng có phản ứng
rất tích cực, Malaysia, là nước trước đây phản đối rất mạnh, nay cũng tỏ sự ủng
hộ.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình
Tuyển cũng bày tỏ sự ủng hộ việc tiếp tục nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác
kinh tế với đối tác này. Tuy nhiên, tiến độ và mức độ hợp tác cần phải được cân
nhắc kỹ trong điều kiện nguồn lực hạn chế của ASEAN đang phải trải rộng trong hợp
tác với Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình
Tuyển đã nêu lại đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng
Đỉnh ASEAN - CER trong năm nay nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại
với Ôx-trây-lia và Niu Di-lân và cho rằng có thể nêu đề xuất về việc thiết lập
FTA tại Hội nghị này để các nhà lãnh đạo 2 bên xem xét.
Các Bộ trưởng đã thống nhất đề xuất tổ
chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - CER, không những để kỷ niệm 30 năm thiết lập
quan hệ đối thoại mà còn là cơ hội để tuyên bố kế hoạch thiết lập FTA. Các Bộ
trưởng đã giao các quan chức nghiên cứu đề xuất kế hoạch này để các nhà lãnh đạo
thông qua và ra tuyên bố chính thức tại Hội nghị.
3. Các vấn đề WTO
Bộ trưởng Thương mại Singapore đã tóm
tắt những diễn biến gần đây trong vòng đàm phán Doha. Bộ trưởng Thương mại
Trương Đình Tuyển đã thông báo việc Việt Nam hoàn tất việc chuẩn bị cho Phiên họp
8 của Ban Công tác việc gia nhập WTO của Việt Nam. Bộ trưởng đã cảm ơn sự giúp
đỡ của các thành viên ASEAN thời gian qua và đề nghị các nước ASEAN ủng hộ
Phiên họp 8 tới đây.
II- KIẾN NGHỊ
1. Về đẩy nhanh hội nhập 11 lĩnh vực
ưu tiên của ASEAN: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành đã được
giao điều phối các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN tiếp tục chủ trì đóng góp ý kiến
về các dự thảo lộ trình hội nhập các lĩnh vực ưu tiên, phối hợp với Bộ Thương mại
tham gia đàm phán các dự thảo lộ trình này.
2. Về hợp tác giữa ASEAN và các đối
tác ngoài khối: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho ý kiến chỉ đạo về việc
thành lập Tổ công tác liên bộ ASEAN Cộng như đã nêu trong Tờ trình Thủ tướng
Chính phủ (công văn số 1430/TM-ĐB ngày 01/04/2004).
Bộ Thương mại kính báo cáo và trình
Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Trương Đình Tuyển
|