ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 197/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2014
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH
KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH THÀNH PHỐ THÁNG 10, 10 THÁNG
VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 11 NĂM 2014
I. Hoạt động chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Các phiên họp,
Hội nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố
Trong tháng, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố đã đi cơ sở và chủ trì 201 cuộc họp để giải quyết
công việc, các nội dung quan trọng như: tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và
an ninh quốc phòng tháng 10,10 tháng và công tác trọng tâm tháng 11 năm 2014;
góp ý báo cáo kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2014 và nhiệm
vụ năm 2015; góp ý báo cáo kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh
giai đoạn 2011 - 2015 và nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020; tình hình tội phạm sử
dụng công nghệ cao; thực hiện các hợp đồng cung ứng - tiêu thụ sản phẩm ký kết
tại Hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản theo hướng VietGap;
tình hình lập chuyên đề nâng cao chất lượng tăng trưởng (thông qua nâng cao chỉ
số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP); tiến độ chuẩn bị
kế hoạch đưa hàng hóa vào thị trường Liên bang Nga và chương trình kết nối cung
cầu hàng hóa; công tác khắc phục vụ nổ tại Quận 12.
Song song đó, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố đã tham dự 12 buổi làm việc, dự hội nghị với các cơ
quan Trung ương, các nội dung quan trọng như: phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 9, 9 tháng và công tác trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014; công tác phòng,
chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; an toàn thực
phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả, chè; quản lý nhà nước đối với các trường
đại học, cao đẳng; công tác ứng phó khi bão mạnh, siêu bão; công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2014 và triển khai nhiệm vụ trong những
tháng còn lại của năm 2014.
Ngoài ra, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố đã tham dự các sự kiện, nội dung quan trọng, hoạt động nổi
bật trên địa bàn như: Hội nghị Tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế
- xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Ninh Thuận và Tỉnh
Nghệ An; tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố; kỷ niệm 10 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam
và tôn vinh 100 doanh nhân Thành phố tiêu biểu năm 2014; Lễ phát động tuần lễ
hưởng ứng học tập suốt đời; Lễ công bố quyết định thành lập Sở Du lịch Thành phố
và Quyết định đổi tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa và Thể
thao; Lễ ký kết chương trình hợp tác thông tin giữa Ủy ban nhân dân Thành phố với
Thông tấn xã Việt Nam; thăm các cụ 100 tuổi và trên 100 tuổi tiêu biểu trên địa
bàn Thành phố; đi thực địa chỉ đạo công tác khắc phục tình hình nổ tại Quận 12.
2. Công tác ban
hành các văn bản
Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành
02 quyết định quy phạm pháp luật, 439 quyết định hành chính, 510 công văn, 21
báo cáo; Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành 748 công văn, 75 thông
báo truyền đạt kết luận chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, một
số nội dung quan trọng như: thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực
đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố;
thành lập Khu công nghiệp Cơ khí Ô tô Thành phố Hồ Chí Minh; thành lập Sở Du lịch
Thành phố và đổi tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành Sở Văn hóa và Thể
thao; kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi
hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; về diện tích tối thiểu được tách thửa.
II. Tình hình kinh
tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh Thành phố tháng 10 và 10 tháng
2014
1. Hoạt động
thương mại, dịch vụ, chương trình bình ổn thị trường
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ: tháng 10 ước đạt 55.879 tỷ đồng, tăng
10,6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,5%). Tính chung 10 tháng, tổng mức hàng hóa
bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 530.479 tỷ đồng, tăng 12,0% so cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 12,2%); trong đó, thương nghiệp tăng 13,2%, khách sạn - nhà hàng
tăng 6,8%, dịch vụ tăng 11,4%, du lịch tăng 13,3%. Nếu loại trừ yếu tố biến động
giá, mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 7,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,5%).
- Công tác quản lý thị trường: Thành phố đã tập trung chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống buôn
lậu, gian lận thương mại, kiểm tra, kiểm soát chống hàng gian, hàng giả, hàng
kém chất lượng nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp sản xuất chân chính, hạn
chế thiệt hại và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Đến nay đã kiểm tra
15.451 vụ, tăng 18,47% so cùng kỳ; phát hiện 10.258 vụ vi phạm, tăng 16,88% so
cùng kỳ; thu nộp ngân sách 79,192 tỷ đồng, trong đó thu phạt vi phạm hành chính
42,164 tỷ đồng; thu tiền bán hàng tịch thu 37 tỷ đồng; truy thu thuế 22,7 triệu
đồng); trị giá hàng hóa tiêu hủy là 9,8 tỷ đồng.
- Công tác kiểm tra, thanh tra
giá: Trong tháng, Thành phố đã kiểm tra tại 10 siêu thị,
cửa hàng, đại lý kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc Chương trình bình ổn
giá. Kết quả các đơn vị đều có niêm yết giá, treo băng rôn và bán hàng đúng
theo giá bình ổn, lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Ngoài ra, Thành phố đã kiểm tra 19 điểm giữ xe tại các chợ, bệnh viện, khu vui
chơi giải trí, trung tâm thương mại, đơn vị hành chính Nhà nước. Kết quả có 02
điểm giữ xe Bệnh viện Quận 6 và Quận 7 không thực hiện việc niêm yết và thu phí
trong giữ xe theo quy định.
- Chương trình bình ổn thị trường: Tính đến nay, đã có 8.487 điểm bán, tăng 284 điểm bán so với đầu
chương trình. Trong đó, chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực,
thực phẩm thiết yếu, doanh thu đạt 5.569 tỷ đồng, tăng 9,09% so cùng kỳ với
3.542 điểm bán hàng, tăng 57 điểm so đầu chương trình[1]; chương trình
bình ổn thị trường các mặt hàng sữa, doanh thu đạt 388 tỷ đồng, tăng 12,3% so
cùng kỳ với 1.405 điểm bán hàng, tăng 212 điểm so với đầu chương trình; chương
trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, doanh thu đạt 425
tỷ đồng, tăng 12,3% so cùng kỳ với 784 điểm bán hàng, tăng 15 điểm so với đầu
chương trình; chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm doanh số đạt
50,07 tỷ đồng[2], tăng 17,92% so cùng kỳ với 3.169 điểm bán
hàng, tăng 413 điểm so với đầu chương trình.
- Chỉ số giá tiêu dùng: tháng 10 giảm 0,03% so với tháng trước. Trong tháng giá lương thực giảm
nhẹ do giá gạo thế giới giảm mạnh nhưng lượng cung liên tục tăng cao do các nước
trong khu vực đầu tư mạnh cho sản xuất lúa, gạo, nhằm tăng khả năng cạnh tranh,
giá thực phẩm giảm nhẹ do sức mua không cao. Nhóm giao thông giảm do tác động 2
lần giảm giá xăng và dầu diezel (2 lần vào ngày 30/9 và 13/10), bên cạnh đổ giá
cước tàu hỏa giảm 6,89% đã góp phần làm nhóm này có mức giảm cao nhất. Nhóm
giáo dục tăng 1,28% do một số trường và cơ sở dạy nghề của các loại hình giáo dục
điều chỉnh khung học phí mới theo lộ trình được quy định tại Quyết định số
27/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố, theo đó mức tăng tháng 10 ở các
nhóm như nhau: học phí mẫu giáo nhà trẻ tăng 0,91%; học phí học nghề kỹ thuật
tăng 2,24%; học phí các trường trung cấp tăng 2/71%; học phí các trường cao đẳng
tăng 4,6%; học phí các trường đại học tăng 1,76%.
So với tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu
dùng tăng 2,38% (cùng kỳ tăng 4,61%). Nếu loại trừ việc tăng giá nhóm dịch vụ y
tế (thời điểm tháng 6/2014) và nhóm giáo dục (thời điểm tháng 9/2014) thì chỉ số
tiêu dùng tại Thành phố trong 10 tháng chỉ tăng xấp xỉ khoảng 0,77%. Chỉ số giá
đô la Mỹ tăng 0,36% so tháng 12/2013 và tăng 0,52% so cùng kỳ. Chỉ số giá vàng
tháng 10 tăng 0,68% so tháng 12/2013 và giảm 4,33% so cùng kỳ.
- Chương trình hành động của Thành
phố thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Tiếp tục được triển khai với 05 nhóm giải pháp: thông tin tuyên truyền
vận động; kết nối doanh nghiệp với thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp; triển khai các chương trình khuyến khích sử dụng hàng Việt; kiểm
tra, kiểm soát và quản lý thị trường. Tỷ lệ hàng Việt Nam trong số hàng hóa bày
bán tại các chợ truyền thống khảo sát đạt bình quân 80% và tại các siêu thị, cửa
hàng tiện lợi thuộc các hệ thống thương mại trên địa bàn Thành phố khảo sát đạt
bình quân 90 - 95%.
- Chương trình hợp tác với các địa
phương: Trong tháng, Thành phố đã sơ kết chương trình
hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2003 - 2013),
Ninh Thuận (giai đoạn 2005 - 2014), Bình Thuận (2005 - 2014). Các doanh nghiệp
Thành phố đã đầu tư 45 dự án vào tỉnh Nghệ An với tổng vốn đăng ký 15.351 tỷ đồng;
140 dự án vào tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đăng ký 19.481 tỷ đồng; 67 dự án vào
tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 27.848 tỷ đồng. Tính đến nay, Thành phố đã
ký kết hợp tác kinh tế-xã hội với 35 tỉnh, thành phố trong cả nước trên nhiều
lĩnh vực, góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển các tỉnh cũng như
thành phố; đồng thời giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, hạn chế di dân
vào thành phố. Ngoài ra, Thành phố đã tổ chức Lễ ký kết chương trình hợp tác
thông tin giữa Ủy ban nhân dân Thành phố với Thông tấn xã Việt Nam. Đây là hoạt
động nhằm đẩy mạnh sự phối hợp giữa Thành phố với Thông tấn xã Việt Nam trong
công tác tăng cường thông tin, tuyên truyền về mọi mặt hoạt động và phát triển
của Thành phố qua các phương tiện truyền thông của Thông tấn xã Việt Nam.
Thông qua hoạt động kết nối cung cầu
trong khuôn khổ chương trình hợp tác thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh thành Đông Tây Nam Bộ, đã có 425 hợp đồng cung ứng - tiêu thụ sản phẩm
ký kết trong năm 2012, 2013. Đến nay các doanh nghiệp Thành phố đã đầu tư 01
trung tâm thương mại, 90 siêu thị, 55 cửa hàng tại Đông Tây Nam Bộ.
- Hoạt động xuất nhập khẩu: Mười tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,959 tỷ đô la Mỹ, tăng 8,87% so
cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất tăng cao so cùng kỳ như: thủy sản tăng 16,5%;
hàng rau quả tăng 46,79%; cà phê tăng 41,49%; hạt tiêu tăng 47,23%; hoá chất
tăng 63,36%; chất dẻo nguyên liệu tăng 16,15%; máy ảnh, máy quay phim và linh
kiện tăng 292,91%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 72,86%; sản phẩm gốm sứ
tăng 10,47%...Kim ngạch nhập khẩu đạt 29,412 tỷ đô la Mỹ, giảm 3,17% so cùng kỳ.
Một số mặt hàng nhập khẩu giảm so cùng kỳ như: phân bón các loại giảm 25,66%;
cao su giảm 31,83%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 96,84%; nguyên phụ liệu
thuốc lá giảm 23,24%; lúa mì giảm 44,57%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
giảm 17,59%; quặng và khoáng sản khác giảm 11,35%...
2. Tín dụng -
ngân hàng, thị trường chứng khoán, du lịch, vận tải
- Tổng huy động vốn của các tổ chức
tín dụng: ước đến cuối tháng 10 đạt 1.255.000 tỷ đồng,
tăng 7,19% so cuối năm 2013 và tăng 13,8% so cùng kỳ; trong đó, vốn huy động bằng
ngoại tệ chiếm 15,6% tổng vốn huy động, tăng 4,69% so cuối năm 2013; vốn huy động
nội tệ chiếm 84,4% tổng vốn huy động, tăng 7,67% so cuối năm 2013.
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn
Thành phố đến cuối tháng 10 đạt 1.104.500 tỷ đồng, tăng 6,47% so cuối năm 2013
và tăng 10,36% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đặt 169.500 tỷ đồng,
chiếm 16,7% tổng dư nợ, tăng 5,39% so cuối năm 2013; dư nợ tín dụng bằng nội tệ
đạt 845.000 tỷ đồng, chiếm 83,3% tổng dư nợ, tăng 12,15% so cuối năm 2013. Dư nợ
tín dụng trung, dài hạn chiếm 49,98%, tăng 17,9% so cuối năm 2013; dư nợ tín dụng
ngắn hạn chiếm 50,02%, giảm 2,94% so cuối năm 2013.
Dư nợ cho vay đối với 5 nhóm lĩnh vực
ưu tiên[3], bao gồm cả ngắn hạn/trung hạn và cho vay bằng ngoại tệ đạt
578.000 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 134.660 tỷ
đồng, tăng 6,43% so cuối năm 2013. Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm
tỷ trọng cao nhất, đạt 66,9% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Chương trình
cho vay hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh đến cuối tháng 9 có 1.299 khách hàng tiếp
cận vay vốn, đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại, tổng hạn mức tín
dụng đã ký kết là 1.355,89 tỷ đồng, trong đó có 1.194 khách hàng đã giải ngân với
số tiền 709,03 tỷ đồng, dư nợ hiện tại là 688,23 tỷ đồng.
- Lượng kiều hối: chuyển về thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại và tổ chức kinh
tế trên địa bàn Thành phố 10 tháng ước đạt 3,8 tỷ đô la Mỹ.
- Chương trình kết nối ngân hàng -
doanh nghiệp cấp quận, huyện: đã tổ chức kết nối ngân
hàng - doanh nghiệp tại 24 quận, huyện, Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp,
Ban Quản lý Khu công nghiệp cao, các Hợp tác xã, tổng số tiền ký kết là 37.483
tỷ đồng cho 991 khách hàng, vượt 7.484 tỷ đồng (+24,95%) so với kế hoạch, nếu
so mục tiêu ban đầu 20.000 tỷ đồng, vượt 17.484 tỷ đồng (+87,42%).
- Chương trình kết nối ngân hàng -
doanh nghiệp bình ổn: Có 68 doanh nghiệp bình ổn tham
gia chương trình, các ngân hàng cam kết hỗ trợ nguồn vốn 8.745 tỷ đồng.
- Chương trình kích cầu của Thành
phố: Đến nay, Thành phố đã phê duyệt 100 dự án với tổng
mức đầu tư là 7.729,076 tỷ đồng, số vốn vay được ngân sách hỗ trợ là 3.789,231
tỷ đồng[4]. Vốn đầu tư bình quân của 01 dự án là 77,29 tỷ đồng. Lũy
kế hỗ trợ là 137,868 tỷ đồng.
- Thị trường chứng khoán: Đến ngày 17/10/2014, có 89 công ty chứng khoán là thành viên của Sở
Giao dịch chứng khoán Thành phố với tổng vốn điều lệ khoảng 35.301 tỷ đồng; có
303 cổ phiếu, 38 trái phiếu và 2 chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán, nâng tổng khối lượng niêm yết lên 32.839,8 triệu chứng khoán. Khối
lượng giao dịch bình quân[5] đạt 155 triệu chứng khoán/ngày, giá trị giao
dịch bình quân phiên đạt 2.930 tỷ đồng/ngày, chỉ số VN- Index đạt 585,28 điểm,
tăng 100,45 điểm so cuối năm 2013 (504,63 điểm)
- Du lịch: Trong tháng, khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 426.576 lượt, tăng 2%
so cùng kỳ, trong đó khách đến bằng đường hàng không ước đạt 345.576 lượt người,
tăng 2% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố
ước đạt 3,5 triệu lượt, tăng 8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4%). Tổng doanh thu du
lịch trong 10 tháng ước đạt 72.713 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Trong tháng, Thành phố đã công bố Quyết
định thành lập Sở Du lịch Thành phố và Quyết định đổi tên Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thành Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố.
- Giao thông vận tải: doanh thu vận tải tháng 10 ước đạt 5.865 tỷ đồng, tăng 17,9% so với
cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,6%). Tính chung 10 tháng, doanh thu vận tải ước đạt
50.997,5 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,3%). Trong đó,
doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 35.472,3 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 16%); doanh thu vận tải hành khách ước đạt 15.525,2 tỷ đồng, tăng
13,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,6%).
Lượng hàng hóa thông qua cảng tháng
10 ước đạt 6,78 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6%). Tính chung
10 tháng, lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 68,18 triệu tấn, tăng 12,6% so
với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6%).
3. Công nghiệp
- Chỉ số phát triển công nghiệp: 10 tháng ước tăng 6,8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,9%). Quy mô sản xuất
công nghiệp tiếp tục được mở rộng, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục có
bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng. Bốn ngành công
nghiệp trọng yếu ước tăng 7,7% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn
ngành. Trong đó ngành cơ khí chế tạo có bước phát triển nhanh, đóng vai trò
quan trọng vào sự phát triển các ngành kinh tế, ước tăng 17,3%; ngành điện tử ước
tăng 8,4%; ngành hóa chất, cao su - nhựa ước tăng 3,0%; ngành công nghiệp chế
biến tinh lương thực, thực phẩm ước tăng 2,1%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành toàn ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/10 giảm 12,1% so với cùng thời
điểm năm trước.
Thành phố đã thành lập Khu công nghiệp
Cơ khí ô tô Thành phố Hồ Chí Minh tại Xã Hòa Phú và xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ
Chi, quy mô 99,3422 ha.
- Sản lượng điện: nhận tiêu thụ 10 tháng ước đạt 16.146,22 triệu kWh, tăng 4,35% so cùng
kỳ; sản lượng điện thương phẩm cung cấp ước đạt 15.277,76 triệu kWh, đạt 80,41%
kế hoạch, tăng 4,42% so cùng kỳ. Tỷ lệ tổn thất điện năng ước đạt 5,1%, giảm
0,24% so cùng kỳ, thấp hơn kế hoạch 0,2%. Sản lượng điện tiết kiệm ước đạt
376,32 triệu kWh, đạt 99,03% kế hoạch.
Doanh thu ngành bưu chính viễn
thông: Trong tháng, ước đạt 3.158 tỷ đồng, tăng 30% so
cùng kỳ. Tổng số thuê bao điện thoại cố định tính đến tháng 10 ước đạt 1,22 triệu
thuê bao, giảm 9% so cùng kỳ, nguyên nhân do các dịch vụ viễn thông và sản phẩm
công nghệ thông tin kết nối Internet trong thời gian qua phát triển nhanh chóng
như điện thoại thông minh, máy tính bảng,.. dẫn đến sự sụt giảm trong sử dụng
điện thoại cố định. Tổng số thuê bao điện thoại di động ước đạt 14,57 triệu
thuê bao, giảm 8% so cùng kỳ, nguyên nhân do đẩy mạnh quản lý nhà nước đối với
thuê bao trả trước; mật độ điện thoại là 166 máy/100 dân, giảm 6% so cùng kỳ.
Truy cập Internet qua hệ thống cáp quang đến tận nhà trong tháng 10 ước đạt
187.472 thuê bao, tăng 120% so cùng kỳ.
- Tình hình hoạt động Công viên phần
mềm Quang Trung: có 119 doanh nghiệp hoạt động tại
Công viên phần mềm Quang Trung. Trong đó có 10 công ty nằm trong danh sách 50
công ty hàng đầu Việt Nam, có 3 doanh nghiệp hàng đầu thế giới như HP, IBM (Mỹ),
KDDI (Nhật Bản); 5 doanh nghiệp có chứng chỉ quản lý chất lượng sản xuất phần mềm
tiên tiến thế giới. Các doanh nghiệp đã xây dựng và cung cấp hơn 140 sản phẩm,
dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm, giải pháp được
xuất khẩu trên 20 quốc gia.
4. Nông nghiệp
Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động khuyến
nông, tổ chức chương trình chuyển giao các tiến bộ về giống và đẩy mạnh áp dụng
công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong rau theo quy trình VietGAP, đặc biệt đẩy mạnh
cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển mô hình nuôi cá cảnh. Giá trị sản
xuất nông nghiệp 10 tháng ước đạt 8.746 tỷ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ. Diện
tích gieo trồng lúa hè thu ước đạt 11.087 ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ, diện
tích gieo trồng rau các loại ước giảm 4,1%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt
49.245,8 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ (sản lượng nuôi trồng ước tăng 12,9%; sản lượng
khai thác ước tăng 4,2%).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả; giảm diện tích trồng
lúa một vụ, hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao, phù hợp điều kiện của Thành phố như: diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng ước
đạt 1.560 ha, tăng 5,9% so với cùng kỳ; hoa lan ước đạt 215 ha, tăng 2,4%;
trong đó có hơn 330 giống hoa các loại; tổng đàn bò ước đạt 141.166 con, tăng
16,9%; trong đó, đàn bò sữa ước đạt 99.850 con, tăng 5,1%, sản lượng sữa ước đạt
221.529 tấn, tăng 7,0%; tổng đàn bò sữa nuôi công nghệ cao Israel là 155 con,
trong đó cái vắt sữa là 70 con, năng suất sữa trung bình đạt 22,7 kg/con/ngày;
cá cảnh ước đạt 77 triệu con, tăng 11,6%,...
Thành phố đã phê duyệt đề án tổ chức
đưa nông dân trực tiếp sản xuất đi nghiên cứu học tập kinh nghiệm các mô hình sản
xuất nông nghiệp hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh, thành trong
nước giai đoạn 2014-2018. Từ năm 2014 đến năm 2018, mỗi năm dự kiến tổ chức 03
chuyến đưa nông dân trực tiếp sản xuất đi nghiên cứu học tập với số lượng mỗi
đoàn khoảng 40 người.
- Chương trình xây dựng mô hình
nông thôn mới: tập trung vào các công tác đầu tư xây dựng
các công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa - xã hội - y tế,.. tạo điều kiện
thúc đẩy giao thương, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và thu hút doanh nghiệp đầu tư.
Đã có 06/06 xã điểm đạt 19/19 tiêu chí[6]. Đối với 50 xã nhân rộng: Tỷ
lệ bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã đến này là 14 tiêu chí.
- Phong trào thi đua “Thành phố
chung sức xây dựng nông thôn mới”: Tổng số nhà dột nát tại 5 huyện ngoại
thành là 2.263 căn, đến nay đã xóa được 638/2.263 căn. Tổng số tiền các đơn vị
ký kết hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới đã chuyển về các huyện để thực hiện
xóa nhà tạm, dột nát và các nội dung phục vụ an sinh xã hội đạt 26,82 tỷ đồng.
- Công tác đầu tư xây dựng Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao: Tiếp tục triển khai các công tác chuẩn bị đầu tư
dự án xây dựng Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại Cần Giờ; dự án mở rộng
tại chỗ 200ha tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi; dự án mở rộng về lĩnh vực chăn
nuôi tại huyện Bình Chánh. Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao. Mười
tháng đã cung cấp cho thị trường 10 tấn hạt giống F1 chất lượng cao các loại,
1.188 tấn thành phẩm (nấm rơm, dưa leo, dưa lưới, dưa leo thủy canh, bầu thủy
canh, bí đao thủy canh, trái cây xử lý bằng công nghệ hơi nước nóng), 6.970 lít
chế phẩm sinh học, nấm linh chi kiểng,...
5. Vốn đầu tư
phát triển
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn: 10 tháng ước đạt 137.150 tỷ đồng, so
cùng kỳ tăng 6,8%; so kế hoạch năm đạt 58,2% (10 tháng năm 2013 tăng 3,5%, đặt
60% kế hoạch năm). Ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thành phố đã ban hành Quyết định số
4220/QĐ-UBND về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn vốn ngân
sách thành phố (đợt 2) tổng điều chỉnh, bổ sung là 5.368,203 tỷ đồng. Tổng kế
hoạch vốn đã giao từ đầu năm đến nay là 19.980,977 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển
15.111,4 tỷ đồng, vượt 35,6% dự toán, tăng 40,6% so cùng kỳ.
- Đầu tư trong nước: Thành phố tiếp tục triển khai phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà cho
doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký thành lập mới doanh nghiệp tại thành phố, giúp
hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định mà
không cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong 10 tháng đã có 4.249 hồ sơ đăng ký
thành công dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà.
Tính đến ngày 20/10/2014, có 19.486
doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 105.519 tỷ
đồng (so cùng kỳ giảm 9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 10% về vốn đăng ký).
Ngoài ra, có 32.920 doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với
số vốn bổ sung 115.194 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 12% về số lượng doanh nghiệp và
tăng 13% về vốn bổ sung). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 220.713 tỷ
đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 228.546
doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô
tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất, chiếm 39,7%; lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 12,5% và lĩnh vực xây dựng chiếm 11%.
- Đầu tư nước ngoài: Trong tháng, Thành phố đã trao Giấy Chứng nhận Đầu tư “Dự án Samsung
CE Complex” với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ đô la Mỹ (bao gồm vốn hoạt động) cho Chủ
tịch Samsung Electronics nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đến
Hàn Quốc. Đây là dự án có vốn đầu tư tỷ đô thứ hai tại Khu Công nghệ cao Thành
phố, sau dự án 01 tỷ đô la Mỹ của Tập đoàn Intel năm 2006. Ngoài ra, Thành phố
đã tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án khu phức hợp Onehub Saigon cho
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ascendas Saigon Bund với tổng vốn đầu tư 130 triệu
đôla Mỹ. Tính đến 20/10/2014, có 332 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 2,7 tỷ đô la Mỹ (so cùng kỳ giảm 8,5% về số dự
án và tăng 214,9% về vốn), trong đó dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE
Complex tại Khu Công nghệ cao vốn đầu tư 1,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm 52,5% tổng vốn
đăng ký cấp phép mới. Ngoài ra, có 107 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu
tư là 270,1 triệu đô la Mỹ (so cùng kỳ giảm 0,9% về số dự án và giảm 57,8% về vốn
điều chỉnh)[7]. Tính chung tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và điều chỉnh tăng vốn là 2,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 97,6% so với cùng kỳ.
Chia theo lĩnh vực đầu tư: lĩnh vực
công nghiệp có vốn đầu tư chiếm nhiều nhất (39 dự án, vốn đầu tư 1.644,8 triệu
đô la Mỹ, chiếm 61,65% tổng vốn cấp mới); đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất
động sản (10 dự án, vốn đầu tư 587,9 triệu đô la Mỹ, chiếm 22,04%); đứng thứ 3
là lĩnh vực thương nghiệp (83 dự án, vốn đầu tư 219 triệu đô la Mỹ, chiếm
8,2%); tiếp theo là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (70 dự
án, vốn đầu tư 171,01 triệu đô la Mỹ, chiếm 6,41%);...
Chia theo đối tác đầu tư: đứng đầu là
Singapore 47 dự án, vốn đầu tư 1.758,8 triệu đô la Mỹ (chiếm 65,9%) (bao gồm cả
tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc lấy pháp nhân Singapore đăng ký đầu tư tại
Thành phố)[8]; đứng thứ 2 là British Virgin Islands 7 dự
án, vốn đầu tư 346,3 triệu đô la Mỹ (chiếm 13%); đứng thứ 3 là Nhật Bản 71 dự
án, vốn đầu tư 218,6 triệu đô la Mỹ (chiếm 8,2%);..
Thành phố đã thành lập Tổ công tác
vùng Kansai tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Ban Quản lý các Khu Chế xuất
và Công nghiệp Thành phố, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tư vấn một
cửa, tiếp nhận và trả kết quả cho các doanh nghiệp vùng Kansai và Nhật Bản đầu
tư tại Thành phố, là cầu nối giữa các doanh nghiệp vùng Kansai với các Sở,
ngành địa phương và Ủy ban nhân dân Thành phố để giải quyết các yêu cầu phát
sinh trong quá trình tìm hiểu đầu tư và triển khai dự án tại Thành phố.
- ODA:
Thành phố đang quản lý 03 dự án đã hoàn thành, đang theo dõi trả nợ và 20 dự án
đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư 130.946,099 tỷ đồng (108.027,694
tỷ đồng vốn ODA, 22.918,405 tỷ đồng vốn đối ứng). Ước giải ngân 10 tháng là
4.970 tỷ đồng (4.300 tỷ đồng vốn ODA, đạt 105,8% kế hoạch; 670 tỷ đồng vốn đối ứng,
đạt 71,9% kế hoạch).
- Tiến độ thực hiện các tuyến đường
sắt đô thị: Đang tiến hành xây dựng Dự án xây dựng tuyến
đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Thành- Suối Tiên, về gói thầu
xây dựng đoạn ngầm, từ Nhà ga Bến Thành đến Nhà hát Thành phố (CP1a) dự kiến sẽ
tổ chức đấu thầu vào quý III năm 2015. Về gói thầu xây dựng đoạn ngầm từ Ga Nhà
hát Thành phố đến Ga Ba Son (CP1b) đang triển khai thi công trước phần nhà ga
Nhà hát Thành phố (khảo sát công trình xây dựng môi trường, đào thăm dò, thi
công thoát nước của gói thầu CP1b) nhằm đảm bảo đồng bộ với Dự án Nâng cấp, cải
tạo đường Nguyễn Huệ, quận 1. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đang
trong giai đoạn hoàn chỉnh sảnh các nhà ga ngầm.
- Tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước: Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm
2014 ước thực hiện 51.459 tỷ đồng, đạt 62,07% kế hoạch, giảm 19,1% so cùng kỳ.
Lợi nhuận ước thực hiện 4.801 tỷ đồng, đạt 54,29% kế hoạch, giảm 13,5% so cùng
kỳ. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách là 6.977 tỷ đồng, đạt 77,84% kế hoạch,
tăng 7,88% so cùng kỳ.
Thành phố đã ban hành Quyết định số
5049/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 về mức lương để tính chi phí nhân công
trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố năm 2014.
- Tình hình đầu tư tại Khu Công
nghệ cao: Thành phố đã tập trung thu hút đầu tư các
lĩnh vực công nghệ cao và triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục
vụ nhà đầu tư; tổ chức xúc tiến đầu tư gắn kết chặt chẽ với xây dựng hạ tầng,
thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Tổng vốn đầu tư 10 tháng ước đạt
1.896,4 triệu đô la Mỹ (trong đó vốn trong nước: 347,4 triệu đô la Mỹ, vốn FDI:
1.549 triệu đô la Mỹ); lũy kế đến nay có 67 dự án được cấp phép còn hiệu lực với
tổng vốn đầu tư đạt 4,1 tỷ đô la Mỹ (trong đó vốn trong nước: 0,81 tỷ đô la Mỹ,
vốn FDI: 3,3 tỷ đô la Mỹ). Giá trị xuất khẩu 10 tháng ước đạt 2,3 tỷ đô la Mỹ,
trong đó giá trị nhập khẩu ước đạt 2,04 tỷ đô la Mỹ. Tính đến nay, lũy kế diện
tích đất thu hồi là 785,34 ha/801 ha, đạt 98% đất thu hồi.
- Tình hình đầu tư tại Khu đô thị
mới Thủ Thiêm: Từ ngày 16/09/2014 đến 15/10/2014, đã
chi trả bồi thường 5,4 tỷ đồng cho 90 hồ sơ; lũy kế đến nay đã chi trả bồi thường
17.228,719 tỷ đồng với diện tích đất bồi thường 715,9 ha/719,9 ha (đạt 99,44% tổng
diện tích bao gồm cả diện tích giao thông, sông rạch). Tổng quỹ căn hộ, nền đất
giao cho Quận 2 đến nay là 2.878 căn hộ chung cư và 1.512 nền đất.
- Tình hình hoạt động các Khu Chế
xuất, Khu Công nghiệp: Tổng vốn đầu tư thu hút 10
tháng ước đạt 583,54 triệu đô la Mỹ, đạt 106,1% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư
nước ngoài đạt 302,72 triệu đô la Mỹ, vốn đầu tư trong nước đạt 280,82 triệu đô
la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,09 tỷ đô la Mỹ.
- Công tác tiếp nhận, giáo dục các
đối tượng xã hội: Số người cai nghiện, học viên do Lực
lượng Thanh niên xung phong đang quản lý là 3.097 người, trong đó học viên là
3.853 người và người sau cai nghiện là 244 người. Tỷ lệ học viên tham gia lao động
ước đạt 94%; người sau cai nghiện ước đạt 97%.
6. Thu - chi ngân
sách
- Tổng thu ngân sách Nhà nước: (không tính ghi thu ghi chi), 10 tháng ước thực hiện 213.059 tỷ đồng,
đạt 94,15% dự toán, tăng 13,49% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,11%). Trong đó thu nội
địa 115.760 tỷ đồng, đạt 93,2% dự toán, tăng 15,46% so cùng kỳ; thu từ dầu thô
26.299 tỷ đồng, đạt 96,33% dự toán, tăng 3,02% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu 71.000 tỷ đồng, đạt 94,92% dự toán, tăng 14,61%.
Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm
ứng) 10 tháng ước thực hiện 35.281 tỷ đồng, đạt 84,04% dự toán, tăng 16,64% so
cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,4%). Trong đó, chi đầu tư phát triển 15.111 tỷ đồng, đạt
135,58% dự toán, tăng 40,6% so cùng kỳ; chi thường xuyên 20.110 tỷ đồng, đạt
68,17% dự toán, tăng 3,13% so cùng kỳ.
Trong tháng, Thành phố đã tổ chức
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đợt 01 năm 2014 thông qua tổ chức bảo
lãnh tài chính là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Khối lượng phát hành 1.500 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. So với các đợt phát
hành trước đây, Thành phố đã phát hành thành công trái phiếu có kỳ hạn dài (10
năm và 15 năm, trong đó kỳ hạn 15 năm chiếm 80% tổng giá trị phát hành). Việc
có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, công ty bảo hiểm quan tâm mua trái phiếu kỳ hạn
dài chứng tỏ mức độ tín nhiệm của trái phiếu chính quyền địa phương Thành phố
ngày càng cao.
7. Phát triển
khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại, đầu tư
- Khoa học công nghệ: Thành phố đã xét duyệt 44 đề tài, thực hiện giám định 42 đề tài, nghiệm
thu 59 đề tài. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện của 76 đề tài/dự án nghiên
cứu triển khai trong năm 2013. Tiếp tục thực hiện thí điểm hợp đồng đặt hàng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong
thủ tục thanh quyết toán các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học.
Thành phố đã giao Sở Khoa học và Công
nghệ lập kế hoạch gắn thiết bị định vị cho từng nguồn phóng xạ được cấp phép
trên địa bàn; xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng GIS để quản lý nguồn phóng xạ
trên bản đồ; kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ.
- Xúc tiến thương mại đầu tư: Trong tháng, Thành phố đã đón tiếp và cung cấp thông tin cho 03 đoàn
khách đầu tư đến từ Nam Phi, Anh và Nhật Bản với mục đích tìm hiểu về môi trường,
cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin, thủ tục đầu
tư kinh doanh.
Lãnh đạo Thành phố có chuyến công tác
tại Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; tổ chức
đoàn gồm 10 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Thương mại Indonesia, nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Thành phố tìm kiếm cơ hội gặp gỡ các đối tác tiềm năng và
kết nối giao thương tại thị trường Indonesia. Thành phố phối hợp với Tổ chức
xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức Triển lãm Cung cầu Công nghiệp Phụ
trợ 2014 nhằm mục tiêu phát triển và hợp tác nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp phụ
trợ, thu hút 305 doanh nghiệp tham dự với 305 gian hàng và 14.879 lượt khách
tham quan; tổ chức hội thảo “Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3
năm 2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Đơn giản hóa thủ tục quản lý
chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”, thu hút hơn 95 doanh nghiệp xuất
nhập khẩu; tổ chức “Buổi kết nối doanh nghiệp sau Diễn đàn Xuất khẩu 2014” thu
hút hơn 70 doanh nghiệp tham gia; tổ chức đoàn doanh nghiệp tham dự Hội chợ Triển
lãm Hàng Công nghiệp Nông thôn tại tỉnh Long An, tạo cơ hội cho doanh nghiệp quảng
bá hàng hóa đến các tỉnh, thành trong cả nước.
Thành phố đã tổ chức Hội chợ Triển
lãm Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp Thực phẩm 2014, đây là Hội chợ tổ chức
thường niên từ năm 2012 với sự tham gia của các đơn vị hoạt động trong các lĩnh
vực nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, thiết bị máy
móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm bảo vệ thực vật, phân bón, công nghệ
sau thu hoạch, sinh vật cảnh và cảnh quan đô thị, thực phẩm chế biến và các sản
phẩm cuối cùng của ngành nông nghiệp. Có 340 gian hàng với sự tham gia trưng
bày của 230 doanh nghiệp, trong đó có 126 gian hàng của 29 tính, thành và doanh
nghiệp tỉnh. Trong 5 ngày Hội chợ có khoảng 100.000 lượt khách đến giao dịch,
tham quan và mua sắm. Tổng cộng các nhà phân phối đã đạt được 235 thỏa thuận với
140 đơn vị là nhà cung cấp tham gia tại buổi kết nối.
8. Quy hoạch, quản
lý đô thị
- Công tác quy hoạch: Đã hoàn tất thẩm định hồ sơ điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu công
nghiệp Đông Nam, xã Bình Mỹ, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi; ban hành Quy định quản
lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Hiệp
Phước - giai đoạn 1. Xem xét nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
trường Đại học Văn Lang tại phường 5, quận Gò Vấp; xem xét về phạm vi, ranh giới
diện tích khu đất lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu giáo dục tập trung tại
xã Phước Vĩnh An và Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Xem xét việc triển khai thực hiện
Quyết định 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch
mạng lưới các trường Đại học, cao đẳng giai đoạn 2000-2020. Cấp giấy phép quy
hoạch cho cơ sở II của Bệnh viện Chợ Rẫy tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh;
hoàn tất thẩm định, phê duyệt Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chi tiết Bệnh
viện đa khoa Củ Chi. Đặc biệt, Thành phố đã ban hành Quyết định số
33/2014/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại
nông thôn và đô thị trên địa bàn.
- Quản lý xây dựng, chương trình
nhà ở: Từ đầu năm 2014 đến nay, toàn Thành phố đã phát
triển được 5,89 triệu m2 diện tích sàn xây dựng, đạt 73,8% chỉ tiêu
theo kế hoạch năm, nâng diện tích nhà ở bình quân đạt 16,6 m2 /người.
Đã xây dựng hoàn thành và nghiệm thu bàn giao 2.460 căn/12.500 căn hộ phục vụ
tái định cư Khu đô thị Thủ Thiêm; giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá
trình thực hiện 08 dự án phát hiển nhà ở tái định cư cho 708 hộ gia đình, cá
nhân bị ảnh hưởng bởi 03 dự án trọng điểm (dự án Safari, huyện Củ Chi có 705 hộ;
dự án nâng cấp mở rộng đường Trường Chinh, Quận 12 có 01 hộ; dự án di dời quán
Nhan Hương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên có 02 hộ; cân đối 230 nền đất và 187
căn hộ tái định cư cho 08 dự án trọng điểm của Thành phố.
Đã tiến hành kiểm tra thực địa, làm
việc với các chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân quận - huyện để giải quyết các khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời, tháo dỡ, cải tạo và xây dựng
mới 09 chung cư cũ; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác di dời khẩn
cấp và bố trí tái định cư cho 286/299 hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại
lô IV, lô VI chung cư Thanh Đa, quận Bình Thạnh; triển khai các đoàn tổng kiểm
tra toàn bộ các chung cư.
Đã kiểm tra thực địa, hướng dẫn Công
ty Pouchen thực hiện dự án nhà lưu trú công nhân tại phường Tân Tạo, quận Bình
Tân với quy mô 12.680 m2 và Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ Giáp Lĩnh
An thực hiện nhà lưu trú công nhân Khu Công nghiệp Tân Thới Hiệp, Quận 12.
- Cấp giấy phép xây dựng: Trong tháng, toàn thành phố cấp 5.296 giấy phép xây dựng, tăng 19.85%
so với tháng trước, tổng diện tích sàn xây dựng là 1.141.140,32 m2
.Tính chung 10 tháng, toàn thành phố đã cấp 41.737 giấy phép xây dựng, với tổng
diện tích sàn xây dựng là 10.638.160,79m2.
Ngoài ra, Thành phố đã kiểm tra 8.662
công trình xây dựng, phát hiện 162 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, tăng
29,6% so với tháng trước và giảm 51,64% so với cùng kỳ năm 2013 (173 vụ). Trong
đó, công trình không phép là 89 trường hợp, sai phép là 49 trường hợp, vi phạm
khác là 24 trường hợp; đã ban hành 101 quyết định xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng, tổng số tiền phạt là 940,75 triệu đồng.
- Chương trình nước sạch cho sinh
hoạt của nhân dân: Công suất phát nước bình quân 10
tháng ước đạt 1,572 triệu m3/ngày, tổng sản lượng nước sản xuất ước
đạt 478,055 triệu m3, đạt 84,05% kế hoạch. Ước trong tháng 10/2014,
số hộ dân được cấp nước sạch tăng thêm 5.780 hộ, nâng tỷ lệ hộ dân đô thị được
cấp nước sạch đạt 93,96%, bình quân đạt 132 lít/người/ngày. Tỷ lệ hộ dân sử dụng
nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 100% kế hoạch. Công suất cấp nước hiện hữu của
các nhà máy và chất lượng nước cung cấp giữ ổn định; các dự án giảm thất thoát
nước, thất thu Vùng 1 và các khu vực thí điểm đạt kết quả khả quan, giảm lượng
nước rò rỉ, kéo giảm tỷ lệ nước thất thoát còn 32,78%.
- Chương trình chống ngập: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn xảy ra 83 trận mưa với 18 trận mưa gây
ngập, số trận mưa gây ngập năm 2014 giảm so cùng kỳ các năm 2011, 2012 và 2013.
Thành phố đã tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cơ bản 10 dự
án chuyển tiếp; kịp thời đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo khả năng
thoát nước, chống ngập úng cho lưu vực, phát huy nhiệm vụ công trình. Tuy
nhiên, trong tháng, do ảnh hưởng bởi triều cường có 2 điểm ngập nặng và 11 điểm
ngập nhẹ.
9. Lĩnh vực văn
hóa - xã hội
- Lĩnh vực văn hóa: Trong tháng, đã diễn ra một số hoạt động lễ hội, tuyên truyền cổ động
chính trị, văn nghệ quần chúng gắn liền với tinh thần giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống lịch sử của dân tộc tiêu biểu như: Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam làn thứ vni; kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Hội Nông dân
Việt Nam (14/10); Kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt
Nam (15/10); Kỷ niệm Ngày truyền thống thanh niên công nhân Thành phố Hồ Chí
Minh (15/10); tuyên truyền Ngày truyền thống dân vận (15/10) thu hút nhiều người
dân hưởng ứng.
Trong tháng, tổng số khách tham quan
07 bảo tàng ước đạt 141.514 lượt; Thư viện thanh thiếu niên và xe thư viện lưu
động đã tổ chức 03 buổi triển lãm thu hút 6.873 lượt bạn đọc; Trung tâm Tổ chức
Biểu diễn và Điện ảnh đã tổ chức 44 suất biểu diễn nghệ thuật và chiếu phim phục
vụ 24.704 lượt người xem.
Trung bình số người tập luyện thường
xuyên tham gia hoạt động đi bộ, tập luyện các môn thể thao tại các Trung tâm Thể
dục thể thao, Câu lạc bộ thể thao khoảng 277.168 lượt người. Đối với thể thao
thành tích cao, trong 10 tháng, đã tổ chức 95 giải cấp Thành phố, 18 giải quốc
gia và 15 giải quốc tế; đã cử 4.548 người thi, đạt tổng số 1.642 huy chương
trong các giải thi đấu trong và ngoài nước.
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao
tuổi, Thành phố đã tổ chức 15 Đoàn công tác đi thăm các cụ 100 tuổi và trên 100
tuổi tiêu biểu trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra, nhằm tìm hiểu những tâm tư
nguyện vọng và đời sống của công nhân để kịp thời đề ra các giải pháp hỗ trợ,
Thành phố đã tổ chức buổi tiếp xúc, lắng nghe ý kiến công nhân, người lao động
tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc. Tham dự buổi tiếp xúc có hơn 100 công nhân cùng đại
diện 12 doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thành phố đã ban hành chính sách đầu tư đối với giáo dục mím non và chế
độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc ngành học mầm non;
chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 3,4, 5 tuổi thuộc diện hộ nghèo giai đoạn
2014-2015 đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ
em 3, 4, 5 tuổi không học bán trú tại huyện Cần Giờ; hỗ trợ chi phí học tập đối
với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn
2014-2015 đang học tại các cơ sở giáo dục đại học.
Đã tổ chức Lễ phát động “Tuần lễ hưởng
ứng học tập suốt đời” với chủ đề “Học để làm cho mình và cộng đồng hạnh phúc”
nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân nâng
cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập; qua
đó, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, góp phần xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh trở thành “Thành phố học tập”.
- Lĩnh vực y tế: Trong tháng, có 1.039 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 30,69% so với
tháng trước, 01 trường hợp tử vong. Tính chung 10 tháng, số ca bệnh sốt xuất
huyết nhập viện điều trị là 6.061 ca, tăng 4,2% so với cùng kỳ, tử vong 05 ca
(cùng kỳ có 04 trường hợp tử vong), số ca bệnh tay chân miệng nhập viện là
1.278 ca, tăng 135,7% so tháng trước, 01 trường hợp tử vong. Tính chung 10
tháng, số ca tay chân miệng là 7.753 ca, tăng 29,8% so cùng kỳ, 01 trường hợp tử
vong.
Thành phố đã chỉ đạo các quận - huyện
có số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cao khẩn trương rà soát ca bệnh
thực tế tại địa phương để triển khai các biện pháp dập dịch kịp thời, không để
dịch bệnh bùng phát lan rộng; tăng cường kiểm tra giám sát các phường - xã có số
ca mắc liên tục trong 3- 4 tuần tìm hiểu nguyên nhân dịch bệnh kéo dài để có biện
pháp xử lý thích hợp; tổ chức Đoàn kiểm tra tình hình dịch bệnh tại quận-huyện
và phường-xã có số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tăng cao[9].
Tăng cường truyền thông, giám sát các dịch bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp,
các bệnh lây qua tiếp xúc như tay chân miệng, sởi, quai bị,... khoanh vùng, xử
lý kịp thời không để dịch bệnh lan rộng. Tiếp tục giám sát các bệnh như cúm A
(H1N1, H5N1, H7N9,...), MERS-CoV theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Triển khai thực hiện
tiêm vaccine Sởi- Rubella tại huyện Hóc Môn, quận Bình Thạnh, quận Gò vấp, quận
6, quận 10.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh
do vi rút Ebola, Thành phố đã ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bệnh do
vi rút Ebola với các tình huống dịch như chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam; xuất
hiện ca bệnh xác định xâm nhập vào Việt Nam; dịch lây lan trong cộng đồng. Từ
ngày 11 tháng 08 năm 2014, ngành y tế Thành phố đã tăng cường việc giám sát
thân nhiệt hành khách nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện tờ khai y tế đối với
những hành khách lưu trú tại các quốc gia đang có dịch Ebola bùng phát mạnh.
Trong tháng, không xảy ra trường hợp
ngộ độc thực phẩm; thành phố đã cấp 220 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm (lũy kế: 7.552 giấy); tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
7 lớp với 382 người tham dự. Đã xử phạt vi phạm hành chính[10] 09 cơ sở hành
nghề y, 44 cơ sở dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, 05 cơ sở về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Giải quyết việc làm: Trong tháng, đã tổ chức giới thiệu và giải quyết việc làm cho 23.910
lao động, trong đó có việc làm ổn định là 16.765 người; tạo mới 9.674 chỗ làm
cho người lao động. Tính chung 10 tháng, số lao động được giải quyết việc làm đạt
243.664 lượt lao động (đạt 91,94% kế hoạch), tăng 5.436 lượt lao động được giải
quyết việc làm so với cùng kỳ, trong đó có việc làm ổn định là 141.958 người; số
chỗ việc làm mới tạo ra là 99.160 chỗ (đạt 82,63% kế hoạch).
Tổng số quyết định hưởng trợ cấp thất
nghiệp trong 10 tháng đầu năm là 81.509 quyết định, giảm 9.620 quyết định hưởng
trợ cấp thất nghiệp so với cùng kỳ. Trong tháng, xảy ra 9 vụ tranh chấp lao động
tập thể với 657 người tham gia; tổng số vụ tranh chấp lao động tập thể trong 10
tháng đầu năm là 70 vụ với 18.182 người tham gia, giảm 17 vụ và 10.762 người
tham gia so cùng kỳ.
Trong 10 tháng, Thành phố đã cấp 7 giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề và 9 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt
động dạy nghề. Đã đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.297 lao động nghèo, giới thiệu việc
làm 8.055 lao động nghèo[11].
- Công tác giảm nghèo, tăng hộ khá
và đảm bảo an sinh xã hội: Tính đến nay, tổng số hộ
nghèo có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống theo chuẩn hộ nghèo của
Thành phố là 47.684 hộ, chiếm tỷ lệ 2,43% hộ dân Thành phố; tổng số hộ cận
nghèo có thu nhập trên 16 đến 21 triệu đồng/người/năm là 49.651 hộ, chiếm tỷ lệ
2,53%.
Thành phố đã duyệt cấp 219.151 thẻ bảo
hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Xây 36 nhà tình nghĩa với kinh phí
1,869 tỷ đồng, 962 nhà tình thương với kinh phí 40,016 tỷ đồng; chống dột 478
căn với kinh phí 5,873 tỷ đồng cho hộ nghèo thành phố. Trong 10 tháng, đã tiếp
nhận công nhận mới 2.867 trường hợp thuộc các diện chính sách có công; giải quyết
trợ cấp ưu đãi học sinh sinh viên 5.353 trường hợp với tổng số tiền 15 tỷ đồng;
ban hành 3.350 quyết định thờ cúng liệt sỹ, giải quyết mai táng phí và 3 tháng
trợ cấp cho 1.458 trường hợp; cấp 10.000 thẻ Bảo hiểm y tế các diện chính sách
có công và thân nhân...
10. Công tác
phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn
- Tình hình cháy, cứu hộ, cứu nạn:
Trong tháng, trên địa bàn Thành phố xảy ra 25 vụ cháy (so với tháng trước tăng
02 vụ, tỷ lệ 8,7%; so với cùng kỳ năm 2013 giảm 11 vụ, tỷ lệ 30,56%), làm chết
03 người và bị thương 02 người (so với tháng trước giảm 04 người chết, tăng 02
người bị thương; so với cùng kỳ tăng 01 người chết, giảm 01 người bị thương); về
tài sản ước tính thành tiền khoảng 78 triệu đồng và 08 vụ chưa ước tính được
thiệt hại thành tiền. Ngoài ra, Thành phố đã nhận được 09 tin yêu cầu cứu nạn,
cứu hộ (so với tháng trước giảm 07 tin, tỷ lệ 43,75%; so với cùng kỳ không
tăng, không giảm). Kết quả cứu được 03 người, tìm được 05 thi thể nạn nhân bàn
giao cho địa phương, gia đình.
- Tình hình nổ: Ngày 17 tháng 10 năm 2014, đã xảy ra vụ nổ tại địa chỉ số 66/2 đường
Lê Thị Riêng, khu phố 5, Phường Thới An, Quận 12. Đây là xưởng sản xuất chi nhánh
của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại Đặng Huỳnh do
ông Huỳnh Văn Hải (giám đốc) thuê để sản xuất, kinh doanh phân bón lá như Urê,
NPK. Vụ nổ làm 03 người chết, cả ba đều là công nhân tại xưởng và cùng quê Đồng
Tháp; làm 02 người bị thương nặng và 03 người bị thương nhẹ; làm sập hoàn toàn
07 căn nhà, 05 căn nhà sập một phần, 106 căn nhà bị ảnh hưởng (tốc mái, nứt tường,
vỡ kính...). Ngay khi vụ nổ xảy ra, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố đã có
mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng khắc
phục thiệt hại, hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân và các hộ gia đình bị ảnh hưởng
(trước mắt, đã hỗ trợ 30 triệu đồng/người đối với người chết; 15 triệu đồng/
người, đối với người bị thương).
11. Công tác cải
cách hành chính và đối ngoại
- Cải cách hành chính: Thành phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chương trình nhánh nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị giai đoạn 2011 - 2015; triển
khai Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố.
Đã ban hành Kế hoạch truyền thông cải
cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Thành lập Tổ Thẩm định Kế hoạch chỉnh lý tài liệu tồn đọng trước
ngày 30 tháng 4 năm 1975 của các cơ quan. Tính đến tháng 10, tổng số hồ sơ cán
bộ đi B đã trao trả: 129 hồ sơ; số hồ sơ đã số hóa: 211; số địa chỉ cán bộ đi B
đã tra tìm: 308.
- Công tác đối ngoại: Trong tháng, Thành phố đã tiếp và làm việc với 14 đoàn khách quốc tế,
trong đó có lãnh đạo 2 tập đoàn kinh tế, dự 02 sự kiện quốc khánh; có 14 đoàn với
100 phóng viên nước ngoài vào tác nghiệp và thực hiện phóng sự. Lãnh đạo Thành
phố đã dẫn đầu 4 đoàn đại biểu cấp cao đi công tác nước ngoài. Đã đón tiếp khoảng
100 lượt kiều bào và thân nhân tìm hiểu về các chính sách, pháp luật liên quan
đến đầu tư, kinh doanh, lao động, lưu trú, nhà đất, quốc tịch và liên hệ thực
hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu. Đã tổ chức “Gặp gỡ doanh nhân thành phố Hồ
Chí Minh với doanh nhân kiều bào tại Viêng Chăn, Lào và các tỉnh Đông bắc Thái
Lan - năm 2014”; đi thăm một số doanh nghiệp kiều bào để nắm thêm thông tin về
tình hình hoạt động kinh doanh, lắng nghe, giải đáp những khó khăn của doanh
nghiệp trong vướng mắc các thủ tục hành chính khi trở về đầu tư tại Việt Nam.
12. Quốc phòng,
an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Quốc phòng, an ninh: Lãnh đạo thành phố đã chủ động nắm tình hình, tập trung chỉ đạo các lực
lượng chủ chốt tăng cường công tác, thường trực sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh
phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác diễn tập phòng thủ
khu vực và huấn luyện lực lượng thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ, bảo
đảm chiến đấu trong mọi tình huống. Qua đó, tình hình an ninh chính trị trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Lực lượng Độ đội Biên phòng đã phối hợp với
Cảng vụ Hàng hải diễn tập công tác cứu nạn, cứu hộ Hàng hải tại Cảng Phú Hữu, Đồng
Nai theo kế hoạch, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
- Về tình hình khiếu kiện: Trong tháng, có 46 lượt đoàn đông người với 764 lượt người dân các tỉnh,
Thành phố kéo đến trụ sở các cơ quan Đảng - Nhà nước khiếu kiện về đất đai, đền
bù giải tỏa. Chính quyền địa phương có mặt kịp thời ngăn chặn người dân tuần
hành gây mất an ninh trật tự; tiếp xúc, vận động người dân trở về, chờ được cơ
quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Về phạm pháp hình sự: Xảy ra 622 vụ, táng 91 vụ (+17,13%) so cùng kỳ; số vụ tăng chủ yếu tập
trung tại địa bàn các Quận 1, 5, 12, Gò vấp, Thủ Đức và huyện Bình Chánh. Lực
lượng công an đã điều tra khám phá 413/622 vụ, đạt 66,4%, bắt 460 đối tượng; lực
lượng tuần tra mật phục bất 68 nhóm (162 đối tượng).
- Về tội phạm ma túy: Trong tháng, tình hình tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp; đã
khám phá 148 vụ, bắt 264 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 517,39 gram
heroin; 3.182,21 gram ma túy tổng hợp; 02 khẩu súng và 06 viên đạn; 94 xe gắn
máy và một số công cụ phương tiện phạm tội khác. Đã khởi tố 113 vụ với 146 bị
can, xử lý hành chính 35 vụ với 118 đối tượng. Công tác đấu tranh chuyển hóa địa
bàn đã phát hiện mới 193 đối tượng nghiện, đã lập 09 hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn.
- Về tội phạm kinh tế và môi trường: Trong tháng, đã phát hiện, xử lý 103 vụ vi phạm kinh tế, thu giữ nhiều
loại hàng hóa trị giá khoảng 3,66 tỷ đồng. Các vụ vi phạm chủ yếu là các nhóm
hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, thu đổi ngoại tệ trái phép, sản xuất
mua bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, vận chuyển, mua bán hàng ngoại
nhập lậu...Lực lượng cảnh sát môi trường đã kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử
lý 38 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
- Công tác phòng ngừa vi phạm pháp
luật: Trong tháng, Thành phố tiếp tục tăng cường công
tác tuần tra, kiểm soát phòng ngừa vi phạm pháp luật, kiểm tra hành chính để chủ
động phát hiện bắt giữ các đối tượng truy nã, trốn trường trại và vi phạm tạm
trú, tiến hành quản lý chặt chẽ ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đã gọi hỏi
răn đe giáo dục 1.575 đối tượng; thu gom 10 đối tượng lang thang, xin ăn; kiểm
tra 4.397 lượt hộ dân, khách sạn, nhà ngăn phòng cho thuê...lập 7.513 biên bản
xử lý các trường hợp vi phạm tạm trú; xử lý 92 trường hợp người nước ngoài quá
hạn tạm trú, không giấy tờ tùy thân, trộm cắp, gây mất trật tự công cộng, buộc
xuất cảnh 06 trường hợp; bắt và vận động đầu thú 41 đối tượng có lệnh truy
nã...
- Công tác đấu tranh tệ nạn mại
dâm và tệ nạn xã hội: Trong tháng, khám phá 02 vụ tổ
chức, mua bán dâm, bắt giữ và xử lý 15 đối tượng, lập biên bản 161 cơ sở vi phạm
kinh doanh không phép, hoạt động quá giờ, không hợp đồng lao động đối với tiếp
viên...Xử lý 29 vụ với 135 đối tượng tổ chức cờ bạc, thu giữ 141 hiệu đồng và một
số công cụ, phạm tội khác.
- Về trật tự an toàn giao thông: Trong tháng, lực lượng công an đã phối hợp các cơ quan truyền thông tổ
chức 43 đợt tuyên truyền tại 26 trường học, cơ quan đoàn thể với 28.130 người
tham dự; thực hiện 30 bài viết, 07 phóng sự, 04 tin, 02 chương trình giao lưu
và 28 chương trình trực tiếp về an toàn giao thông.
Trong tháng, xảy ra 347 vụ tai nạn
giao thông đường bộ, trong đó xảy ra 260 vụ va chạm và 87 vụ tai nạn giao thông
từ ít nghiêm trọng trở lên, làm chết 61 người, bị thương 47 người (so cùng kỳ
năm 2013 giảm 09 vụ (-9,37%), giảm 09 người chết (-12,85%), giảm 01 người bị
thương (-2,1%). Ngoài ra, xảy ra 01 vụ va chạm giao thông đường thủy giữa xà
lang chở xăng và tàu biển Bình Dương trên sông Sài Gòn, làm 01 người mất tích.
III. Nhận xét,
đánh giá chung
Quán triệt các kết luận chỉ đạo của
Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động trước mọi tình huống diễn biến trên thế
giới và khu vực, đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, gắn liền
với đời sống nhân dân. Qua đó, tình hình kinh tế Thành phố trong tháng 10, 10
tháng tiếp tục tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hầu hết các
chỉ tiêu đều tăng so cùng kỳ, đây là tiền đề quan trọng, làm cơ sở cho việc
hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2014. Tổng mức
bán lẻ và doanh thu dịch vụ có hướng phát hiển ngày càng tốt; thu ngân sách
tăng ở cả 3 nhóm (thu nội địa, thu hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ dầu thô);
doanh thu vận tải hàng hóa và hành khách tiếp tục tăng trưởng và có hướng phát
triển mạnh trong những tháng trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; các cảng sông, cảng
biển đã được Thành phố đầu tư, khai thác hiệu quả, lượng hàng hóa thông qua cảng
đã đạt 68,18 triệu tấn, tăng 12,6% so cùng kỳ. Chương trình kết nối ngân hàng -
doanh nghiệp của Thành phố tiếp tục là điểm sáng trong chính sách hỗ trợ, tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tổng số vốn hỗ trợ doanh nghiệp đã đạt 37.483
tỷ đồng, vượt 7.483 tỷ đồng so kế hoạch; nếu so với mục tiêu của chương trình đề
ra ban đầu 20.000 tỷ đồng, thì Thành phố đã vượt 17.483 tỷ đồng. Tính chung,
chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp bình ổn) đã đạt
46.228 tỷ đồng. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, kịp thời ngăn chặn
các hành vi buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng...ngành du lịch
Thành phố đã có có nhiều giải pháp thu hút khách du lịch, do đó mặc dù có những
thời điểm bị ảnh hưởng tình hình biển Đông nhưng khách quốc tế đến Thành phố vẫn
tăng trên 8% so cùng kỳ. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tính đến
tháng 10, Thành phố là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước
ngoài. Song song đó, trong lĩnh vực công nghiệp đã luôn duy trì nhịp độ tăng
trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,8% so cùng kỳ; 4 ngành công nghiệp
trọng yếu (chế biến lương thực, thực phẩm; hóa dược cao su; điện tử; cơ khí chế
tạo) tăng 7,7% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Lĩnh vực
nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu
quả, bền vững; chương trình nông thôn mới triển khai hiệu quả đã tạo sự đổi
thay lớn tại các huyện ngoại thành, thu hẹp chênh lệch thu nhập giữa ngoại
thành và nội thành. Chương trình hợp tác với các địa phương góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế Thành phố và các địa phương trên tất cả lĩnh vực. Văn hóa -
xã hội có nhiều tiến bộ, giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư về cơ sở vật
chất, nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là hệ mầm non; chăm sóc sức khỏe
nhân dân được chú trọng; tổ chức tốt các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, chăm
lo diện chính sách và người nghèo, tạo được sự lan tỏa, quan tâm và chia sẻ của
xã hội. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
IV. Nhiệm vụ trọng
tâm trong tháng 11 năm 2014
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm
các chỉ đạo của của Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố về các nhiệm
vụ kinh tế - xã hội năm 2014, trong đó trọng tâm vào các công việc sau:
1. Thực
hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/2013/CT-TTg ngày
05 tháng 3 năm 2013 về tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc
hại; Kết luận số 217-KL/TU ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Thành ủy tại Hội nghị
Thành ủy lần thứ 19 khóa IX về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, thu chi
ngân sách Thành phố 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối
năm 2014. Chuẩn bị chu đáo các báo cáo, Tờ trình phục vụ kỳ họp lần thứ 16 Hội
đồng nhân dân Thành phố khóa VIII.
2. Tập
trung rà soát tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân
sách, vốn ODA, vốn BT; tập trung vốn cho các công trình cấp bách, sắp hoàn
thành đem lại hiệu quả; đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất
các thủ tục theo quy định để giải ngân sớm các công trình có khối lượng hoàn
thành đã được nghiệm thu. Kiên quyết giảm, giãn vốn đối với các công trình, dự
án chậm triển khai, chưa thật sự cấp bách, không đủ vốn hoàn thành trong thời hạn
quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Rà
soát, giới thiệu, hướng dẫn cho doanh nghiệp tiếp cận các cơ chế, chính sách của
Thành phố như chương trình kết nối cung - cầu, kết nối doanh nghiệp - ngân
hàng, chương trình kích cầu thông qua đầu tư, chương trình bình ổn thị trường..
để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát
triển sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đầu tư chiều sâu để
tăng năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh.
4. Kiểm
soát chặt chẽ các dịch bệnh và chủ động mọi tình huống trước tình hình diễn biến
phức tạp của bệnh do vi rút Ebola; tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch tại
các địa phương và công tác sẵn sàng ứng phó, năng lực điều trị tại các cơ sở y
tế; tập trung giảm số mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ngăn chặn dịch đau mắt
đỏ. Phát huy hơn nữa vai trò tuyến y tế cơ sở, hệ thống y tế tư nhân, bác sĩ
gia đình...trong việc giảm quá tải bệnh viện; đẩy mạnh việc bình toa thuốc,
bình bệnh án toa thuốc điện tử để ngăn chặn các hành vi trục lợi từ việc kê toa
thuốc cho bệnh nhân.
5. Đẩy mạnh
phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng
hóa nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường một
đối tác trong xuất nhập khẩu, chủ động nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất kinh
doanh. Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị nguồn hàng, kho hàng phục vụ nhu cầu
mua sắm của nhân dân trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi - 2015; chú ý nắm
bắt nhu cầu, thị hiếu mua sắm người tiêu dùng để giúp các doanh nghiệp chủ động
hơn trong việc cung ứng hàng hóa, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa; quản lý chặt chẽ
giá cả hàng hóa; ngăn chặn các hành vi buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng kém
chất lượng...
6. Chăm
lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động, gia đình
nghèo, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...Tổ chức thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp
như ký kết hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội..xử lý nghiêm việc nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
7. Rà
soát tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, quản lv
chặt chẽ việc thu thuế, không để nợ đọng, tránh thất thu thuế, nhất là các hợp
đồng chuyển nhượng thương hiệu hoặc chuyển nhượng chủ sở hữu; tập trung cổ phần
hóa doanh nghiệp, đảm bảo đúng kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
8. Đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là an ninh chính trị phục vụ
Đại hội Đảng các cấp; chuẩn bị chu đáo công tác chuẩn bị tuyển chọn và gọi công
dân nhập ngũ đợt 1 năm 2015, kế hoạch diễn tập phòng thủ DT-14.
9. Chuẩn
bị báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh Thành
phố năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; các nội dung phục vụ Văn kiện Đại hội Đảng bộ
Thành phố. Tổ chức các Đoàn công tác thăm các Nhà giáo tiêu biểu trên địa bàn
nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (a
- b);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Bộ Công Thương;
- Tổng cục Thống kê;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Thành viên UBND TP;
- Ủy ban MTTQ và Đoàn thể TP;
- Các sở - ban - ngành TP; UBND các quận - huyện;
- Các Tổng Cty, Công ty thuộc TP;
- VPUB: CPVP; Các Phòng CV, THKH (3b);
- Lưu: VT, (THKH/V)
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
[2] Số liệu đến 30/9/2014
[3] Bao gồm: Phát triển
nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa
và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao.
[4] Lĩnh vực công nghiệp:
54 dự án với tổng vốn đầu tư 3.124,525 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ
lãi vay là 1.487,481 tỷ đồng; Lĩnh vực hạ tầng: 03 dự án với
tổng vốn đầu tư 246,248 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 146,039 tỷ đồng; Lĩnh vực môi trường:
04 dự án với tổng vốn đầu tư 245,12 tỷ đồng, trong đó
vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 134,37 tỷ
đồng; Lĩnh vực giáo dục và dạy nghề: 23 dự án với tổng vốn đầu tư 2.772,415 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi
vay là 1.249,129 tỷ đồng; Lĩnh vực y tế: 12 dự án với tổng vốn đầu tư 1.144,068 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là
652,722 tỷ đồng; Lĩnh vực văn hóa: 04 dự án với tổng vốn đầu
tư 196,7 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư được hỗ trợ lãi vay là 119,49 tỷ đồng.
[5] Giai đoạn từ 19/9/2014 đến 17/10/2014.
[6] Xã Tân Thông Hội và xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ),
xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn); xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh); xã Nhơn Đức
(huyện Nhà Bè).
[7] Cùng kỳ, có 108 dự án
điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 639,3 triệu đô la Mỹ.
[8] Tập đoàn Điện tử
SamSung của Hàn Quốc (là tập đoàn đa quốc gia) lấy pháp nhân Singapore đăng ký
đầu tư tại Thành phố. Do đó thống kê cho quốc gia
Singapore.
[9] Ngày 9/10/2014, Thành
phố đã tổ chức Đoàn kiểm tra đi khảo sát điểm nguy cơ sốt xuất huyết và tay
chân miệng của phường Bình Chiểu quận Thủ Đức gồm 01 vựa ve chai, nghĩa trang
Gò Dưa, 01 khu vực nhà trọ, Nhà văn hóa quận Thủ Đức và đã chỉ đạo Trung tâm Y
tế dự phòng quận Thủ Đức hướng dẫn hỗ trợ các trạm y tế khảo sát mật độ muỗi,
lăng quăng khuôn viên Đại học Nông Lâm, khu nhà trọ của sinh viên, các công sở
trên địa bàn quận, chùa, nhà trọ khu vực mua phế liệu...
[10] Số liệu từ ngày
01/09/2014 đến ngày 09/10/2014.
[11] Số liệu đến ngày
30/09/2014 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá.