ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 194/BC-UBND
|
Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2019
|
BÁO CÁO
CÔNG
TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI,
QUỐC PHÒNG - AN NINH, THU CHI NGÂN SÁCH THÁNG 11, 11 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CÔNG TÁC
TRỌNG TÂM THÁNG 12 NĂM 2019
I. Hoạt động chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Các phiên họp, hội
nghị của Ủy ban nhân dân thành phố
Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố
tập trung tổ chức các hoạt động kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2019); Kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
(20/11/1982 - 20/11/2019); Kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23.11.1940 -
23.11.2019); tổ chức Lễ tôn vinh các văn nghệ sĩ, nghệ nhân thành phố được truy
tặng và phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ
nhân Ưu tú; Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Phát triển và Hội nhập” năm 2019; tiếp
tục chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp để giải
quyết công việc, các nội dung quan trọng như: họp Ban Chỉ đạo Dự án Quy hoạch
Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; họp Hội đồng
Thi đua, khen thưởng thành phố; Hội đồng thẩm định giá đất thành phố; Ban Chỉ đạo
167; Tổ Công tác chỉ đạo 1037; Tổ Công tác về đầu tư; họp Thường trực Ban Điều
hành Đề án Đô thị thông minh; về bồi thường, hỗ trợ nhà ở và công trình, vật kiến
trúc khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố; họp Hội đồng thi tuyển và
Hội đồng thi nâng ngạch công chức; làm việc với các doanh nghiệp bất động sản để
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và một số cuộc họp quan trọng khác;...
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều hội
nghị, hội thảo quan trọng như: Hội nghị phản biện các kịch bản dự báo tăng trưởng
kinh tế năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025; Hội thảo kết nối phát triển các nhóm
sản phẩm chủ lực thành phố; Hội nghị sơ kết phong trào “Bảo đảm trật tự an toàn
giao thông” giai đoạn 2017 - 2018; Hội nghị lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và
13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long về liên kết phát triển du lịch; Hội nghị
“Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, khu vực giáp ranh
giữa thành phố với các tỉnh” trên địa bàn huyện Cần Giờ; Hội thảo lần 2 và công
bố ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố; Hội
nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh;…
2. Công tác ban hành
các văn bản
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
04 quyết định quy phạm pháp luật; 393 quyết định hành chính, 442 công văn, 23
báo cáo, tập trung vào một số nội dung quan trọng như: Quyết định sửa đổi Khoản
4, Điều 40 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh
ban hành kèm theo Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố; Quyết định về ban hành Quy chế tích hợp, quản lý, vận
hành, khai thác Kho dữ liệu dùng chung của thành phố; Quyết định công nhận kết
quả thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương
tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức)”; Quyết
định giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ
tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn thành phố
năm 2019; Công văn gia hạn thời hạn trình Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2021; Báo cáo việc thực
hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng
dịch vụ công quốc gia; Báo cáo kết quả thực hiện công tác 9 tháng đầu năm của
Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; ...
II. Kết quả thực hiện
chủ đề năm 2019 “Năm đột phá thực hiện cải cách hành chính và Nghị quyết 54 của
Quốc hội”
1. Công tác cải cách hành chính
Thành phố đã ban hành các văn bản chỉ
đạo về đẩy mạnh tiến độ công tác cải cách hành chính: Theo dõi, rà soát, đánh
giá kết quả, nhiệm vụ triển khai công tác cải cách hành chính năm 2019. Tổng hợp
các ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung văn bản hướng dẫn chấm điểm Chỉ số cải cách
hành chính của các sở - ngành, quận - huyện. Tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả
các cuộc họp triển khai hệ thống quản lý công tác cải cách hành chính đến cấp
xã và đơn vị trực thuộc. Xem xét phê duyệt kế hoạch tổng kết chương trình hành
động số 18-CTrHĐ/TU của Thành ủy và Quyết định số 6119/QĐ-UBND ngày 22/11/2016
của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020.
Tập trung thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy chế tổ chức và
hoạt động của các sở - ngành.
2. Thực hiện Nghị Quyết 54 của Quốc hội
- Về phân cấp, ủy quyền: Xem xét, phê
duyệt quy định ủy quyền đối với 07 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn mà Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Dự thảo
Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số
93/2001/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ
Chí Minh. Tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án ủy quyền cho các sở - ngành, Ủy
ban nhân dân các quận - huyện năm 20191.
- Về công tác quản lý cán bộ, công chức,
viên chức:
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14; đồng thời triển khai thực hiện
Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về
ban hành quy định về chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà
khoa học và người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh
có nhu cầu giai đoạn 2019 - 2022. Ban hành quyết định thành lập và quy chế tổ
chức và hoạt động của hội đồng khoa học tư vấn thực hiện chính sách thu hút và
phát triển chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của thành phố.
Triển khai chuẩn bị họp Hội đồng và xây dựng kế hoạch thu hút và phát triển
chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt đợt 1.
III. Tình hình kinh tế
- xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách tháng 11 và 11 tháng đầu năm
2019
1. Lĩnh vực dịch
vụ
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ:
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng
104.343 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,3%). Tính chung 11
tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.050.525
tỷ đồng, tăng 12% (cùng kỳ tăng 12,9%)2.
+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 11 tháng đầu năm ước đạt 38,68 tỷ USD,
tăng 11,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,7%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 50,6% so với cùng kỳ; Hàng rau
quả tăng 17% so với cùng kỳ; Gạo tăng 9,5% so với cùng kỳ; Cao su tăng 9,2% so
với cùng kỳ; Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù tăng 6,5% so cùng kỳ,...
+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa trên địa bàn 11 tháng ước đạt 46,48 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ (cùng
kỳ tăng 13,01%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Ô tô nguyên chiếc các loại
tăng 96% so với cùng kỳ; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 49,6%
so với cùng kỳ; linh kiện và phụ tùng ô tô tăng 13,4% so với cùng kỳ; sản phẩm
hóa chất tăng 5,3% so với cùng kỳ...
- Du lịch:
Du lịch thành phố có sự tăng trưởng ổn
định với các sự kiện du lịch được tổ chức định kỳ như: Lễ hội Áo dài, Ngày hội
Du lịch, Lễ đón khách quốc tế đầu năm, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam và Lễ hội
Trái cây Nam Bộ... đặc biệt là Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE HCMC 2019) với quy
mô lớn nhất từ trước tới nay đã thu hút sự tham gia của 25 quốc gia và vùng
lãnh thổ, 14 cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài và 45 đơn vị tỉnh thành trong
nước tham gia, quy mô Hội chợ có 315 gian hàng triển lãm, tăng 10% so với năm
2018 về gian hàng và tăng 57,3% về diện tích Hội chợ, hơn 8.000 cuộc hẹn đã được
thực hiện giữa người mua và người bán. Hội chợ năm nay có nhiều gian hàng thiết
kế đẹp với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi đã thu hút 30.000 lượt khách tham
quan hội chợ, trong đó có 16.000 khách tham quan và 14.000 khách thương mại. Chất
lượng các sự kiện, lễ hội du lịch đều được nâng tầm, nâng chất, có sự đổi mới về
phương thức truyền thông, quảng bá thu hút được đông đảo sự quan tâm của du
khách và người dân thành phố.
Trong tháng 11 năm 2019, lượng khách
quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 793.000 lượt khách, tăng 12,87 % so
cùng kỳ. Tổng 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 7,77 triệu lượt khách, tăng 14,3 %
so với cùng kỳ, đạt 91,4 % kế hoạch năm 2019. Doanh thu du lịch tháng 11 năm
2019 ước đạt 13.300 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Tổng 11 tháng đầu năm
2019 ước đạt 134.300 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, đạt 89,5% kế hoạch năm
2019.
- Dịch vụ vận tải:
Khối lượng vận tải hành khách công cộng
đến hết tháng 11 năm 2019 ước đạt 576 triệu lượt hành khách, tăng 0,6 % so với
cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ là 572 triệu lượt hành khách) và đạt 87,8% so với kế
hoạch năm 2019 (kế hoạch là 656 triệu lượt hành khách). Khối lượng vận tải buýt
ước đạt 229,6 triệu lượt hành khách, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ
là 267,6 triệu lượt hành khách). Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy lũy
kế đến tháng 11 năm 2019 là 32,1 triệu lượt hành khách, tăng 1,2% so với cùng kỳ
năm 2018.
- Bưu chính viễn thông3:
Tiếp tục triển khai Đề án “Xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh - giai đoạn 2017-2020, tầm
nhìn 2025”. Rà soát nhu cầu, đề xuất danh mục dự án đầu tư công thực hiện đề án
đô thị thông minh để có cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn thực
hiện.
Về phát triển chuỗi công viên phần mềm
Quang Trung: Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất phần mềm lớn tại
Công viên phần mềm Quang Trung có bước phát triển khả quan, hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất phần mềm và công nghệ thông tin lớn trong Công viên phần mềm
Quang Trung hoạt động ổn định. Các doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng liên
tục trên website của Công ty Quang Trung để đăng tuyển hàng trăm vị trí khác
nhau.
- Hoạt động ngân hàng:
Hoạt động ngân hàng tiếp tục ổn
định và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực; hoạt động tín dụng của
các tổ chức tín dụng duy trì tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế thành phố. Các tổ chức tín dụng
trên địa bàn thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương
trình tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và thành phố4:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với
5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 159.863 tỷ đồng5. Trong
đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 114.358
tỷ đồng, chiếm 71,5% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
- Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho
vay chương trình còn khoảng 3.608 tỷ đồng, với 8.887 khách hàng còn dư nợ.
Trong đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp là 274 tỷ đồng với 4 khách hàng; dư nợ
đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình là 3.333 tỷ đồng với 8.883 khách hàng.
- Chương trình cho vay đối với các
doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp: Dư nợ cho vay đạt
162.346 tỷ đồng gồm 3.471 khách hàng vay vốn; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn
đạt 111.955 tỷ đồng; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 50.391 tỷ đồng.
- Chương trình cho vay đối với các dự
án kích cầu theo chương trình của Ủy ban nhân dân Thành phố: Dư nợ cho
vay các dự án kích cầu đạt 1.631 tỷ đồng với 24 dự án.
- Chương trình kết nối ngân hàng -
doanh nghiệp:
Năm 2019 có 16 ngân hàng thương mại đăng ký gói tín dụng với tổng số tiền đăng
ký là 270.262 tỷ đồng. Đến nay, tổng số tiền đã thực hiện đạt 205.078 tỷ đồng
cho 6.599 khách hàng.
- Thị trường chứng khoán: Đến ngày 18
tháng 11 năm 2019, có 74 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch chứng
khoán Thành phố với tổng vốn điều lệ hơn 60 nghìn tỷ đồng; có 377 cổ phiếu, 45
trái phiếu và 5 chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tổng khối lượng niêm yết đạt 84.160
triệu chứng khoán, tăng 0,52% so cùng kỳ tháng trước, tổng giá trị chứng khoán
niêm yết đạt 873.392 tỷ đồng, tăng 0,33% so cùng kỳ tháng trước.
Khối lượng giao dịch bình quân6
đạt gần 208 triệu chứng khoán/ngày; giá trị giao dịch bình quân đạt gần 4.411 tỷ
đồng/ngày. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 24 triệu chứng khoán, tương ứng
giá trị bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng.
Trong kỳ, thị trường có xu hướng tăng;
chỉ số VN-Index đến ngày 18/11/2019 đạt 1.002,91 điểm, tăng 110,37 điểm so cuối
năm 2018 (892,54 điểm). Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 3.419.017 tỷ đồng
(tương đương 147 tỷ USD).
2. Lĩnh vực
công nghiệp
Để khuyến khích và thúc đẩy sản xuất
công nghiệp, thành phố đã ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách
có tác động mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công
nghiệp và công nghiệp hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ
trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp
tục khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo nguồn đầu ra cho hoạt động sản
xuất. Thành phố cam kết tạo điều kiện hỗ trợ tối đa, tạo môi trường đầu tư kinh
doanh thuận lợi nhất cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, triển khai
nhiều chính sách xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp; tập trung
hoàn thiện môi trường đầu tư, chủ động mời gọi doanh nghiệp nước ngoài, tạo sự
phát triển mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến vì đây chính là lĩnh vực tạo
ra giá trị gia tăng, tạo ra sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế thành phố.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố
11 tháng đầu năm ước tăng 7,4%, có mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ
tăng 7,95%). Trong đó, một số ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ như: chế biến
gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 25,9%; sản xuất chế biến thực phẩm
giảm 2,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 2,1%; công nghiệp chế biến
chế tạo khác giảm 2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,1%...
- Bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ
khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực
phẩm) ước tăng 6,23% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,33%):
a) Ngành cơ khí chiếm tỷ trọng 28,65%
trong 4 ngành trọng yếu và chiếm 19,41% trong toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản
xuất 11 tháng ước tăng 8,95% (cùng kỳ tăng 7,67%). Trong đó các phân ngành có mức
tăng trưởng khá so cùng kỳ bao gồm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn ước
tăng 8,81% do Công ty cổ phần kim loại màu nhựa và đồng việt sản xuất các sản
phẩm “dây đồng” đã qua thời gian sửa chữa và bảo trì xong nhà máy nên sản lượng
tăng; Sản xuất thiết bị điện ước tăng 15,46%; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa
được phân vào đâu ước tăng 12,26%. Riêng phân ngành sản xuất xe có động cơ bằng
với cùng kỳ 100,45%, ngành sản xuất phương tiện vận tải khác bằng 99,27%. Trong
11 tháng đầu năm 2019, doanh thu bán lẻ của ô tô các loại đạt 16.541 tỷ đồng,
tăng 15,3% so cùng kỳ, trong khi xe nhập khẩu nguyên chiếc các loại đạt 139,01
triệu USD, gấp 2,05 lần so với cùng kỳ.
b) Ngành sản xuất hàng điện tử chiếm tỷ
trọng 22,01% trong 4 ngành trọng yếu, chiếm 14,91% trong toàn ngành công nghiệp.
Chỉ số sản xuất 11 tháng tiếp tục tăng khá và cao hơn mức tăng cùng kỳ, ước
tăng 20,12% (cùng kỳ tăng 16,05%) nhờ yếu tố thị trường. Kim ngạch xuất khẩu
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt
13,4 tỷ USD, chiếm 39,68% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 50,61% so cùng kỳ.
c) Ngành hóa chất - cao su - nhựa chiếm
tỷ trọng 23,25% trong 4 ngành trọng yếu, chiếm 15,75% trong toàn ngành công
nghiệp. Chỉ số sản xuất 11 tháng ước tăng 1,8% (cùng kỳ tăng 2,63%). Trong đó
phân ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,7% do Công Ty TNHH
Sanofi-Aventis Việt Nam đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định sau thời gian đầu
tư nhà máy tại quận 9 với sản phẩm “Dược phẩm chứa hóc môn nhưng không có
kháng sinh dạng viên” và “Dược phẩm chứa hóc môn nhưng không có kháng
sinh dạng lỏng”.
d) Ngành chế biến lương thực, thực phẩm,
đồ uống chiếm tỷ trọng 26,09% trong 4 ngành trọng yếu, chiếm 17,67% trong toàn
ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất 11 tháng ước tăng 1,25% (cùng kỳ tăng
8,64%). Trong đó: Sản xuất đồ uống ước tăng 7,38% (cùng kỳ tăng 4,46%); Sản xuất
chế biến thực phẩm ước giảm 2,28% (cùng kỳ tăng 8,69%), nhóm ngành “Chế biến
sữa và các sản phẩm từ sữa” giảm 14,06% do Công ty cổ phần sữa Việt Nam -
Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ chuyển một phần sản lượng sữa
cho các nhà máy ở tỉnh khác sản xuất; nhóm ngành “Sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và
các sản phẩm tương tự” giảm 14,33% do Công ty cổ phần Uniben đang chuyển dần
nhà máy sang tỉnh Bình Dương sản xuất. Đây là ngành có mức tăng chậm và chiếm tỷ
trọng cao nên ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số sản xuất của 4 ngành trọng yếu.
Nguyên nhân do chỉ số tồn kho của ngành tăng khi doanh nghiệp vẫn sản xuất theo
đúng kế hoạch đề ra từ đầu năm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn
trong xuất khẩu, nhất là thị trường Trung Quốc do hàng rào kỹ thuật với nhiều
chính sách mới về thuế, quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch... Tuy
nhiên, dự báo tình hình sản xuất của ngành lương thực thực phẩm đồ uống tăng
trong những tháng cuối năm để chuẩn bị hàng phục vụ Tết Canh Tý năm 2020 và các
doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung xuất khẩu như trước đây thì nay đã đầu tư
phát triển thị phần trong nước với các sản phẩm có thể cạnh tranh về chất lượng,
mẫu mã so với hàng nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Thị trường tiêu thụ
ngành chế biến lương thực, thực phẩm chủ yếu là thị trường trong nước chiếm khoảng
54%.
- Khu công nghệ cao: Chú trọng
thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu; triển khai công
tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; xúc tiến đầu tư gắn kết với
xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các
doanh nghiệp ổn định, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao 11 tháng đầu năm
ước đạt 15,185 tỷ USD tăng 19,5% so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu đạt 13,98 tỷ
USD tăng 18,9% so với cùng kỳ và giá trị nhập khẩu đạt 13 tỷ USD tăng 26,6% so
với cùng kỳ. Tổ chức Hội nghị Quốc tế Thường niên Khu Công nghệ cao năm 2019 nhằm
cung cấp những thành tựu mới nhất về sự phát triển công nghệ blockchain trên thế
giới và những ứng dụng tiềm năng của nó tại Việt Nam, đặc biệt ứng dụng tiến tới
xây dựng thành phố thông minh.
3. Lĩnh vực nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công
nghệ cao, công nghệ sinh học; giảm diện tích trồng lúa, mía, muối hiệu quả thấp
sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện
của thành phố như hoa - cây kiểng, cá cảnh, lươn, bò thịt, chim yến. Giá trị sản
xuất ước tăng 6,1% so cùng kỳ vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố
lần thứ X (5,8 - 6%).
Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá cao
như diện tích gieo trồng rau tăng 9,3%, diện tích hoa cây kiểng tăng 7,5%, sản
lượng thịt trâu bò hơi tăng 14,4%, tổ yến tăng 15,8%; cá cảnh tăng 9,9%, trong
đó xuất khẩu tăng 9,1%; cá sấu xuất khẩu tăng 23,1%.
Diện tích rau, quả được chứng nhận
VietGAP tăng, đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp. Với
giá bán rau VietGAP cao hơn so với giá bán rau bình thường khoảng 13% (từ 1.000đ
- 2.000đ/kg) thì giá trị tăng thêm của sản lượng (151.463 tấn) là khoảng 227 tỷ
đồng.
Một số mô hình chuyển đổi mạnh góp phần
nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp
thành phố7 như: Chuyển đổi từ nuôi heo sang nuôi
lươn giá trị thu được 140 - 150 tỷ/ha/năm, gấp 3-4 lần so với nuôi heo; chuyển
đổi từ nuôi bò sữa sang nuôi bò thịt lai dễ nuôi, đề kháng tốt, tăng trọng
nhanh.
Dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch 2019 đều
đạt và vượt, riêng chỉ tiêu đàn heo 320.000 con không đạt do dịch tả heo Châu Phi
hiện đang lây lan mạnh trong cả nước, khuyến cáo tiêu độc, khử trùng chuồng trại
sau khi xuất bán không tái đàn, không để phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn
heo trên địa bàn.
Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới tại 56 xã giai đoạn 2016 - 2020 và đề án xây dựng huyện
nông thôn mới của 5 huyện ngoại thành tiếp tục được triển khai thực hiện. Đến
nay bình quân mỗi xã đạt 18,66/19 tiêu chí nâng chất (tăng 3,26 tiêu chí so với
cuối năm 2018 là 15,4 tiêu chí); bình quân mỗi huyện đạt 7,2/9 tiêu chí (tăng 3
tiêu chí so với cuối năm 2018 là 4,6 tiêu chí/huyện).
Công tác triển khai thực hiện, đảm bảo
an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản trước, trong và sau Tết có hiệu quả; phối
hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Phát thanh, áp phích, tờ rơi,..., từ đó đã
nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tự giác chấp hành của người sản xuất,
kinh doanh đối với việc thực hiện quy định sản xuất, kinh doanh nông sản thực
phẩm an toàn.
Thực hiện Chương trình phát triển nông
nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông
nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, tập trung phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của
ngành nông nghiệp thành phố gồm: rau, hoa - cây kiểng, bò sữa (con giống, sữa),
heo (con giống, thịt), tôm nước lợ và cá cảnh (sản phẩm có tiềm năng).
Công tác kiểm tra tình hình dịch tễ
đàn gia súc, gia cầm, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật được tăng cường
tập trung thực hiện; đặc biệt là công tác phòng ngừa dịch tả lợn Châu Phi theo Kế
hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn
Thành phố8. Dự kiến chỉ tiêu đàn heo năm 2019
(320.000 con) không đạt do thực hiện khuyến cáo tiêu độc, khử trùng chuồng trại
sau khi xuất bán và không tái đàn để khống chế phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến
đàn heo trên địa bàn thành phố. Công tác phòng, chống cháy rừng, quản lý bảo vệ
rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, đặc dụng tiếp tục được tăng cường, tổ chức trực
ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Tình hình phát triển
doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Công tác xúc tiến thương mại và đầu
tư:
+ Thành phố đã tổ chức có hiệu quả nhiều
chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước9 thông
qua các sự kiện hội chợ - triển lãm thương mại và đầu tư, khảo sát thị trường;
tổ chức các chương trình kết nối doanh nghiệp; các hội nghị xúc tiến mời gọi đầu
tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh
nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng
thị phần sang các tỉnh/thành lân cận và cả nước.
+ Thành phố đã đón tiếp và làm việc với
7 đoàn trong và ngoài nước đến tìm hiểu về môi trường đầu tư, kinh doanh và
trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại và đầu tư tại thành phố.
+ Cổng thông tin điện tử thương mại và
đầu tư (MIS) đã cập nhật 120 bản tin tiếng Việt và 185 tiếng Anh về ngành hàng,
thị trường xuất khẩu, các thông tin về dự án và môi trường đầu tư. Cập nhật 12
văn bản pháp luật về đầu tư, kinh doanh - xuất nhập khẩu, tài chính - ngân
hàng. Tiếp tục thực hiện phát sóng Chương trình truyền hình “Kinh tế - Kết nối”
trên VTV9 vào Chủ nhật tuần cuối của tháng với chủ đề “Sản xuất kinh doanh cá cảnh
của Thành phố đang có nhiều điểm sáng.
- Phát triển doanh nghiệp trong nước10:
+ Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ
sung là 888.469 tỷ đồng, bằng 98,6% so với cùng kỳ11. Trong
đó, thành phố có 40.439 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới12
với tổng số vốn đăng ký là 599.037 tỷ đồng (tăng 2,2% số lượng doanh nghiệp và
tăng 22,5% về vốn đăng ký so cùng kỳ); có 121.901 lượt doanh nghiệp đăng ký
thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (tăng 6,7% số lượt doanh nghiệp).
• Doanh nghiệp thành lập mới phân theo
ngành nghề về số lượng: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động
cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất (35,6%); tiếp theo là Khoa học, công nghệ, dịch
vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 10,7%; Xây dựng chiếm
9,5%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,2%; Hoạt động kinh doanh bất động sản
chiếm 6,9%.
• Doanh nghiệp thành lập mới phân theo
ngành nghề về vốn đăng ký: Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao
nhất (37,7%), tiếp theo là Xây dựng chiếm 19,6%, Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô
tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 14,1%, Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn,
thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 9,5%, Tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm chiếm 4,8%.
• Số lượng doanh nghiệp thành lập mới
tập trung đông nhất ở quận 1 (10,3%), quận Tân Bình (7,4), quận Bình Thạnh
(7,2%), quận Gò Vấp (6,7%) và quận Bình Tân (6,6%).
• Loại hình doanh nghiệp thành lập mới:
Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất (86,4%); Công ty Cổ phần chiếm 12,9%;
Doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7%; Công ty hợp danh chiếm 0,01%.
• Đã có 4.490 doanh nghiệp hoàn tất thủ
tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 24,1% so với cùng kỳ; 9.228 doanh
nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 20,8% so với cùng kỳ.
- Phát triển doanh nghiệp nước ngoài (FDI)13: Tính chung cả
vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu
hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp
trong nước, Thành phố thu hút được 6,97 tỷ đô-la Mỹ (bằng 99,5% so với
cùng kỳ năm 2018). Trong đó:
+ Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp
mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 1.182 dự án14 với tổng
vốn đầu tư đạt 1,07 tỷ đô-la Mỹ (tăng 23,2% số dự án cấp mới và tăng 46,5% vốn
đầu tư so với cùng kỳ).
• Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Hoạt động
kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (32%); tiếp theo Hoạt động
hành chính và dịch vụ hỗ trợ chiếm 21%; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ là chiếm 17,4%; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác chiếm 15,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 5,9%; Thông tin
và truyền thông chiếm 3,12%.
• Phân theo quốc tịch nhà đầu tư: Singapore có
vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (23,2%); tiếp theo là Ai Cập (20,9%);
British VirginIslands chiếm 12,5%; Hàn Quốc chiếm 12,3%; Nhật Bản chiếm 11,2%;
Hồng Kông chiếm 3,9%.
+ Trong số các dự án được điều chỉnh
Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có 282
lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số
vốn tăng thêm đạt 767,32 triệu đô-la Mỹ (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn).
+ Thành phố cũng chấp thuận cho 5.465
trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần,
mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương
đương 4,77 tỷ đô-la Mỹ.
5. Thu - chi ngân
sách
- Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện
11 tháng là 361.474 tỷ đồng, đạt 90,57% dự toán, tăng 8,72% so cùng kỳ. Trong
đó, thu nội địa 231.445 tỷ đồng, đạt 84,99% dự toán, tăng 7,99% so cùng kỳ; thu
từ dầu thô 20.156 tỷ đồng, đạt 111,98% dự toán, giảm 8,47% so cùng kỳ; thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu 109.817 tỷ đồng, đạt 100,93% dự toán, tăng 14,35% so
cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương (không tính
tạm ứng) ước thực hiện 11 tháng là 56.623 tỷ đồng, đạt 63,71% dự toán, tăng
19,71% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 19.520 tỷ đồng, đạt 61,74% dự
toán Hội đồng nhân dân thành phố thông qua (dự toán là 31.617,256 tỷ đồng),
tăng 16,36% so với cùng kỳ; chi thường xuyên 33.829 tỷ đồng, đạt 71,34% dự
toán, tăng 24,39% so cùng kỳ.
6. Tình hình đầu tư
xây dựng cơ bản
- Vốn đầu tư công của thành phố: Từ đầu năm đến
nay, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Ủy ban nhân dân thành phố giao và thông
báo kế hoạch đầu tư công năm 2019 là 27.209,887 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn Trung ương là 2.769,490 tỷ đồng,
gồm: ngân sách Trung ương là 1.969,490 tỷ đồng và vốn ODA cấp phát từ ngân sách
Trung ương là 800 tỷ đồng15.
- Vốn ngân sách thành phố là
24.440,397 tỷ đồng, gồm: vốn tập trung từ ngân sách thành phố là 23.047,669 tỷ
đồng, vốn ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 1.392,728 tỷ đồng; Cụ
thể: (1) Quyết định số 6146/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 giao kế hoạch chi
tiết là 24.038,850 tỷ đồng; (2) Quyết định số 2861/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm
2019 điều chỉnh, bổ sung, phân bổ chi tiết là 4.963,150 tỷ đồng; (3) Quyết định
số 4634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2019 điều chỉnh là giảm 4.561,603 tỷ đồng.
Dự kiến từ nay đến cuối năm 2019,
thành phố phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt từ 90% trở lên.
- Vốn ODA: Hiện tại, thành phố
theo dõi tiến độ 12 dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Thực hiện Kế
hoạch vốn ODA đã giao năm 2019 là 2.192,728 tỷ đồng và vốn đối ứng là 794,643 tỷ
đồng, dự kiến giải ngân trong năm 2019 là 2.052 tỷ đồng (đạt 93,6% so với kế hoạch
vốn được giao), vốn đối ứng là 677,465 tỷ đồng (đạt 85% so với kế hoạch vốn được
giao).
7. Công tác quy hoạch,
quản lý đô thị
- Công tác quy hoạch:
Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ
trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Hiện nay, thành phố đang chuẩn bị các bước để thực hiện công tác đấu thầu lựa
chọn đơn vị tư vấn độc lập thực hiện rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng
thành phố.
Công tác rà soát, đánh giá quá trình
thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu 1/5000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị tỷ lệ 1/2000 được chú trọng thực hiện. Thành phố đã công nhận kết quả thi
tuyển và tổ chức Hội thảo lần 2 công bố ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo
tương tác cao phía Đông thành phố (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức)”; xem xét phê
duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) Khu đô thị Tây Bắc thành
phố; thống nhất công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn triển khai ý
tưởng cuộc thi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực công viên 23 tháng 9.
Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận cho Ủy ban nhân dân
Thành phố thực hiện nghiên cứu, lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000
huyện Cần Giờ song song với quá trình nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung
thành phố.
Công tác lập quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị, lập thiết kế đô thị riêng tại các khu vực lõi trung tâm, các
khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực cảnh quan đặc thù... được quan tâm triển
khai, tạo sự đồng bộ với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm
2025, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình kiến trúc trên địa
bàn thành phố.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động
xây dựng:
Tổ chức kiểm tra với 11.896 lượt (giảm 0,2% so với cùng kỳ), phát hiện tổng số
trường hợp vi phạm trật tự xây dựng là 236 trường hợp (giảm 91 trường hợp tương
đương 27,8% so với cùng kỳ). Cụ thể: Sai phép là 116/236 trường hợp, chiếm tỷ lệ
49,2% tổng số vi phạm, (giảm 7,9% so với cùng kỳ); Không phép là 37/236 trường
hợp, chiếm tỷ lệ 15,6% tổng số vi phạm (giảm 50% so với cùng kỳ); Vi phạm khác
là 83/236 trường hợp, chiếm tỷ lệ 35,2% tổng số vi phạm (giảm 34,6% so với cùng
kỳ) chủ yếu là các công trình không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng, vi phạm
điều kiện khởi công.
- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố: Thành phố đã cấp
1.878 giấy chứng nhận lần đầu và cấp đổi, cấp lại 23.834 giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân. Tiếp
tục thu hồi 01 khu đất tại quận 9.
- Cấp giấy phép xây dựng: Thành phố đã
cấp 4.515 giấy phép xây dựng (giảm 6% so với cùng kỳ) với tổng diện tích sàn
xây dựng 1.244.825,30m2.
- Tình hình giảm ngập nước:
+ Công tác quản lý, vận
hành, duy tu hệ thống thoát nước:
Thực hiện nạo vét 540.141m lòng cống
thoát nước đạt 83,39%; nạo vét 69 tuyến kênh rạch và cửa xả với chiều dài 18.210m
đạt 98,37%; nạo vét hầm ga 17.380cái; vét máng 81.935 cái; sửa chữa 3.182 hầm
ga; thay 434m cống bị xuống cấp có khả năng sụp; sửa chữa 2.152 miệng hầm ga
thu nước; nâng khuôn hầm ga 1.315 cái; thay 3.391 khuôn hầm ga; thay 5.332 nắp
hầm ga; sửa chữa máng lưỡi của hầm ga 649 cái.
Vận hành 1.077 van ngăn triều, 27 trạm
bơm với 58 máy bơm cố định và di động (công suất từ 168m3/h đến
84.000 m3/h, tổng công suất 302.880 m3/h) cùng với việc vận
hành đồng bộ 05 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng, Rạch
Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, vận hành trạm bơm tại đường Nguyễn Hữu
Cảnh để hỗ trợ chống ngập).
+ Công tác thực hiện
các công trình cấp bách: Triển khai thực hiện 62 hạng mục công trình cấp
bách sử dụng nguồn vốn ngân sách phục vụ công tác duy tu hệ thống thoát nước.
Đã duyệt thiết kế dự toán 62 hạng mục, thi công 14 hạng mục; đang triển khai
thi công 38 hạng mục, xin giấy phép đào đường 05 hạng mục. Dự kiến hoàn thành
trong tháng 12/2019.
+ Kết quả thực hiện
công tác kiểm tra các trường hợp lấn chiếm hệ thống thoát nước: Kiểm tra,
đôn đốc tiến độ khắc phục các vị trí lấn chiếm hệ thống thoát nước, thi công dự
án ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước. Tính đến thời điểm hiện nay, đã xử lý
03/22 vị trí ảnh hưởng do thi công dự án; đã xử lý 03/22 vị trí lấn chiếm kênh,
rạch; 06/74 vị trí lấn chiếm tuyến cống; 03/62 vị trí lấn chiếm hầm ga và 38 vị
trí lấn chiếm cửa xả.
+ Công tác xử lý nước
thải, bùn thải, vận hành các nhà máy nước thải: Tiếp tục tổ chức quản
lý vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả các Trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải;
giám sát quá trình xử lý bùn thải đúng quy định; công tác vận hành, bảo dưỡng
máy móc thiết bị thực hiện đúng theo kế hoạch. Đã xây dựng kế hoạch, phương án
triển khai thực hiện Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng giai đoạn 2016 - 2020 cho các trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải.
Xây dựng phương án thực hiện các công tác định kỳ hàng năm: đánh giá chất lượng
nước, kiểm kê tài sản. Tổng lưu lượng nước xử lý đến nay là 228.926.854 m3,
chất lượng sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, tổng khối lượng bùn xử lý đã xử
lý 208.346,45 tấn.
Tập trung hoàn thành 02 nhà máy xử lý
nước thải và hệ thống cống bao, gồm có nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 2) từ nguồn
vốn ODA của Nhật Bản, Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ nguồn tài trợ của ngân hàng thế giới.
Đối với 04 nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao gồm có nhà máy Tân Hóa
- Lò Gốm, Tây Sài Gòn, Bắc Sài Gòn 1 và Bình Tân kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP
với phương thức thanh toán bằng nguồn thu phí xử lý nước thải, hoàn trả ngân
sách hàng năm, quỹ đất và vận động các nhà tài trợ ODA.
- Chương trình nước sạch cho sinh hoạt
của nhân dân:
Tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch cung cấp nước sạch năm 2019 trên địa
bàn thành phố với kết quả như sau: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 100%; Tổng
công suất cấp nước sạch là 1.928.097 m3/ngày/đêm; Tỷ lệ thất thoát
nước là 22,01%; Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đạt 148 lít/người/ngày.
- Công tác bảo vệ môi trường: Công tác quản
lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt. Bình quân mỗi ngày thu gom, vận
chuyển và xử lý 9.890 tấn rác sinh hoạt. Tiếp tục giám sát hoạt động của các trạm
quan trắc nước thải tự động tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất trên địa bàn
thành phố; tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát
sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục triển khai công tác phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và quan trắc chất lượng môi trường, chuyển đổi
phương tiện thu gom vận chuyển. Đã khởi công 2 nhà máy đốt rác phát điện của
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (công suất 2.000 tấn/ngày) và
Công ty Cổ phần Vietstar (công suất 2.000 tấn/ngày). Dự kiến từ nay đến cuối
năm tiếp tục khởi công thêm 1 nhà máy đốt rác phát điện của Công ty cổ phần
Tasco (công suất 500 tấn/ngày). Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường,
triển khai kế hoạch thực hiện phong trào chống rác thải nhựa trên địa bàn thành
phố16. Phối hợp với các tổ chức nước ngoài
thực hiện các dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
8. Lĩnh vực văn hóa -
xã hội
- Lĩnh vực văn hóa:
Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên
truyền cổ động chính trị, các hoạt động phục vụ chào mừng các ngày Lễ, sự kiện
trên địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân17.
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa
cơ sở; triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp Việt
Nam”; đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức hoạt động, lễ hội, sự
kiện trên địa bàn thành phố. Tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng xây dựng các
danh hiệu văn hóa lồng ghép với thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ
Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.
Thường xuyên kiểm tra hoạt động trưng
bày, triển lãm chuyên đề phục vụ nhân dân tại các bảo tàng đảm bảo việc trưng
bày hiện vật đúng quy trình, quy định. Bảo quản, vệ sinh, phòng ngừa tác phẩm bảo
vật quốc gia “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Thành lập và
kiện toàn thành viên Hội đồng thẩm định hiện vật sưu tầm các bảo tàng. Phối hợp
thực hiện nhiều cuộc triển lãm, trưng bày với các nội dung, chuyên đề phong
phú, đa dạng thu hút đông đảo người tham quan18. Tổ chức Lễ tiếp nhận
những tác phẩm tranh thể hiện đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản từ bà Ito
Chihiro hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử thành phố.
Công tác quản lý văn hóa vật thể và
phi vật thể có nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện thống kê tình hình thực hiện
công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố. Tổ
chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai. Triển khai Kế hoạch tổ chức lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý di sản văn hóa năm 2019. Lập hồ sơ xếp hạng di tích đối
với 02 công trình: Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm,
Quận 2.
Chú trọng công tác thanh kiểm tra và xử
lý vi phạm hành chính chuyên ngành văn hóa và thể thao năm 2019, xử lý kịp thời
hành vi vi phạm theo quy định pháp luật. Trong tháng 11, đã tiến hành kiểm tra
05 đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và dịch vụ thể thao, ban hành 05 quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức và cá nhân với số tiền phạt 127,5
triệu đồng.
Tổ chức 03 đợt triển lãm phục vụ 4.180
lượt tài liệu thu hút 2.782 lượt bạn đọc về chủ đề “Kỷ niệm 74 năm Ngày Nam bộ
kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2019”, “Kỷ niệm 89 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
(20/10/1930 - 20/10/2019)” và “Hạnh phúc đến từ đâu”. Tổ chức “Ngày Hội Văn hóa
đọc” tại quận Thủ Đức thu hút 10.720 lượt bạn đọc, khách tham quan với 18.033
lượt tài liệu. Xe Thư viện lưu động phục vụ 22 chuyến tại các trung tâm, trường
học, mái ấm đã thu hút 12.942 lượt bạn đọc, phục vụ 20.111 lượt tài liệu19.
Phòng Đọc Thanh Thiếu niên phục vụ lưu động tại Trường Tiểu học Bình Lợi, Trường
Tiểu học Liên Minh Công Nông, Bệnh viện Nhi Đồng 2 phục vụ 19.371 lượt tài liệu
thu hút 6.045 lượt bạn đọc.
- Hoạt động thể dục thể thao:
Trong tháng, thành phố đã tổ chức tốt
10 giải cấp thành phố và cử nhiều huấn luyện viên, vận động viên, chuyên gia và
trọng tài tham dự 11 giải vô địch trẻ quốc gia và 11 giải vô địch quốc tế. Đồng
thời, để chuẩn bị lực lượng tham dự các giải thi đấu, thành phố đã cử nhiều huấn
luyện viên, vận động viên tập huấn trong nước và quốc tế như taekwondo, bắn
súng, bóng đá, bơi lội, rowing, cầu lông, wushu, thể hình, billiards...
Phong trào thể dục thể thao quần chúng
đã diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức thường
xuyên các hoạt động, chương trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, thu
hút sự tham gia đông đảo của quần chúng từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu
rèn luyện thân thể góp phần nâng cao thể lực cho nhân dân20. Tích
cực chủ động liên hệ với các trường chuyên biệt, cơ sở nuôi dạy và bảo trợ người
khuyết tật để giới thiệu về các môn thể thao; xây dựng kế hoạch tổ chức tập luyện
cho người khuyết tật khi có yêu cầu để từ đó tìm kiếm nguồn vận động viên bổ
sung.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động Kỷ
niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019)21. Tập
trung tổ chức các chuyên đề, hội thảo, các cuộc thi, sân chơi lành mạnh, hấp dẫn
tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm22. Chú
trọng chất lượng giáo dục mầm non, tổ chức chuyên đề “Quy trình chế biến thức
ăn của cấp dưỡng và tổ chức bữa ăn cho trẻ” và “Xây dựng môi trường thiên nhiên
trong tổ chức hoạt động và tăng cường vận động cho trẻ” cho các cụm chuyên môn.
Thực hiện thanh kiểm tra nghiêm túc tại
tất cả các cấp học, bậc học23. Triển khai thực hiện Đề án Sữa học đường
cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học
sinh tiểu học tại 10 quận, huyện trên địa bàn thành phố với số lượng tham gia
là 1.516/2.052 đơn vị trường học, 132.818/254.350 học sinh; trong đó 130.002 học
sinh uống sữa hộ bình thường, 2.816 học sinh uống sữa Hộ nghèo, cận nghèo.
- Phát triển khoa học công nghệ: Trong tháng
11 năm 2019, thành phố thực hiện các chương trình khoa học công nghệ và đổi mới
sáng tạo trọng điểm giai đoạn 2016-2020 với một số kết quả cụ thể sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ:
+ Tổ chức xét duyệt cho 04 nhiệm vụ
khoa học và công nghệ; Triển khai 14 nhiệm vụ mới và nghiệm thu 04 nhiệm vụ.
+ Hướng dẫn thủ tục đề nghị chứng nhận
doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho 07 doanh nghiệp24 và nội
dung sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cho 01 doanh nghiệp25.
Đã cấp giấy chứng nhận cho 04 tổ chức khoa học và công nghệ26 đăng
ký mới với tổng số vốn đăng ký là 17 tỷ đồng. Tổ chức Hội nghị liên kết các
phòng thí nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo27. Tiếp tục hỗ trợ tổ chức
03 hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế trong 04 ngành công nghiệp trọng yếu
trên địa bàn thành phố28.
- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế: Huấn luyện,
tư vấn về công cụ quản trị năng suất, chất lượng và đổi mới sáng tạo cho khoảng
110 doanh nghiệp. Hỗ trợ 03 dự án29 tham gia Chương trình vay kích cầu của
Thành phố với tổng vốn đầu tư 967 tỷ đồng, số vốn vay đề nghị hỗ trợ 400 tỷ đồng.
Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch vận hành trang đào tạo trực tuyến
(Online) về năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 201930.
Tổ chức Hội thảo “Đề xuất tiêu chí, đối tượng và lĩnh vực tham gia tại Trung
tâm Khởi nghiệp sáng tạo Thành phố”31 và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố”32.
Tổ chức xét duyệt 04 dự án33 và tuyển chọn 01 nhiệm vụ34
tham gia Chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh (Speedup).
- Hoạt động phát triển thị trường khoa
học và công nghệ: Sàn giao dịch công nghệ thành phố tiếp tục tập trung vận
hành Cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ (Techport) để kết
nối công nghệ thiết bị, các tổ chức trung gian và chuyên gia tư vấn, tìm kiếm đối
tác.
Hệ thống hiện đang vận hành với 6.342
công nghệ và thiết bị của 1.035 nhà cung ứng, 1.378 tổ chức, chuyên gia tư vấn35,
218 dự án tìm kiếm đối tác. Tổ chức tiếp nhận và tư vấn cho 51 yêu cầu từ cá
nhân, doanh nghiệp, trong đó cung cấp thông tin cho 34 yêu cầu, kết nối tư vấn
chuyên gia 17 yêu cầu. Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ thông qua việc hướng
dẫn và hỗ trợ đăng ký 05 sáng chế từ các kết quả nghiên cứu khi thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ. Hỗ trợ tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho 33
nhãn hiệu của 22 tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Tập huấn về sáng kiến trong hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý tài sản
trí tuệ từ đề tài có sử dụng ngân sách nhà nước cho khoảng 500 cán bộ quản lý
khoa học của các trường, viện, tổ chức khoa học và công nghệ, đại diện các
doanh nghiệp, đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước36...
- Hoạt động khoa học và công nghệ và đổi
mới sáng tạo ở cơ sở và Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển
giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025: Tổ chức 06
khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về năng suất chất lượng, đổi mới
sáng tạo và kỹ năng nâng cao năng lực công tác,...cho 190 cán bộ, công chức, đại
diện doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, làng nghề tại quận huyện37. Tổ chức
họp hội đồng tư vấn xác định 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ 38 và
nghiệm thu nhiệm vụ “Ứng dụng hệ thống giám sát, cảnh báo tự động chất lượng
nước và thiết bị lọc cơ học xử lý nước nuôi tôm tại Cần Giờ”.
- Lĩnh vực y tế:
Số ca tay chân miệng nội trú và ngoại
trú là 5.323 ca, giảm 30% so với tháng trước (7.985 ca) và giảm 33% so với cùng
kỳ (7.985 ca). Số ca tay chân miệng cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2019 đến 15
tháng 11 năm 2019 là 25.002 ca, giảm 28% so với cùng kỳ (26.541 ca). Chưa ghi
nhận trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.
Số ca sốt xuất huyết nội trú và ngoại
trú là 7.106 ca, giảm 6% so với tháng trước (7.537 ca) và giảm 20% so với cùng
kỳ (8.863 ca)39, số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ 01
tháng 01 năm 2019 đến 15 tháng 11 năm 2019 là 59.091 ca, tăng 74% so với cùng kỳ
(33.958 ca). Đến nay ghi nhận 09 ca tử vong; trong đó: huyện Củ Chi 01 ca, quận
Tân Phú 01 ca, quận Bình Tân 01 ca, huyện Bình Chánh 01 ca, huyện Hóc Môn 03
ca, Quận 2 có 02 ca.
Số ca sởi nội trú và ngoại trú là 193
ca, tăng 35% so với tháng trước (143 ca) và giảm 46% so với cùng kỳ (360 ca), số
ca sởi cộng dồn từ 01 tháng 01 năm 2019 đến 15 tháng 11 năm 2019 là 6.456 ca,
tăng 5.854 ca so với cùng kỳ (602 ca). Đến nay chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh
sởi.
Các dịch bệnh khác đều được khống chế
và không để xảy ra các ổ dịch trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng
bệnh viện thành phố, bệnh viện tư nhân, bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện
năm 2019. Triển khai chương trình bình ổn năm 2019 (bắt đầu chương trình từ
ngày 01 tháng 4 năm 2019). Doanh số thuốc bình ổn tháng 11 ước đạt 5,2 tỷ đồng.
Tiến độ triển khai các dự án:
- Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh
viện Ung bướu: dự án có tổng mức đầu tư là 5.845 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn
trung ương, đang trong quá trình thi công hoàn thiện và lắp đặt máy móc thiết bị
y tế, dự kiến bàn giao và đưa vào sử dụng khu khám vào cuối tháng 11 năm 2019.
- 03 dự án xây dựng bệnh viện cửa ngõ:
Dự án xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn và Dự án xây dựng mới Bệnh
viện Đa khoa khu vực Củ Chi đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự án
và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu40. Dự án xây dựng mới Bệnh
viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự án
tại Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2019. Hiện nay, cả 03 dự án
đang trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, làm cơ sở
triển khai các bước tiếp theo, dự kiến khởi công dự án trong năm 2020.
- Dự án Bệnh viện Chấn thương Chỉnh
hình (gồm 02 dự án thành phần là Bồi thường giải phóng mặt bằng và Xây dựng mới):
Dự án hiện đang gặp khó khăn về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tiếp tục vận
động các hộ dân còn lại giao đất cho nhà đầu tư.
- Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2): dự án có tổng mức đầu tư là 2.500 tỷ đồng, đã được thành
phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 4068/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2019. Hiện
nay, dự án đang trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự
toán, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo, dự kiến khởi công dự án trong
năm 2020.
- Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm:
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm; đặc biệt là các thông tin
hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết và lưu ý khi lựa chọn thực phẩm an toàn41.
Trong tháng, đã tổ chức thanh tra, kiểm
tra 1.524 cơ sở, phát hiện 34 cơ sở vi phạm, ban hành 85 Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính với số tiền xử phạt là 1.470.639.000 đồng42. Hậu
kiểm 290 hồ sơ tự công bố, 228 hồ sơ đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 78,62%).
Trong tháng, đã cấp 812 Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (tăng 211,5% so với cùng kỳ), tiếp nhận
4.452 hồ sơ tự công bố sản phẩm (giảm 6,35 % so với cùng kỳ), cấp 08 hồ sơ đăng
ký công bố của các cơ sở, 41 Bản cam kết đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh
thực phẩm43. Tổ chức 35 lớp xác nhận kiến thức về
an toàn thực phẩm với 2.893 người tham dự, cấp 505 Giấy xác nhận kiến thức về
an toàn thực phẩm cho 2.836 đối tượng44. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm
động vật ra khỏi địa bàn Thành phố với 8.684 bản chính, 10.645 bản sao, tổng khối
lượng 4.310.932 kg sản phẩm động vật45.
Tổ chức thẩm định và cấp 29 giấy chứng
nhận cho 15 cơ sở tham gia Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” với tổng sản lượng
tham gia chuỗi 8.450,5 tấn thịt heo và 437 tấn rau, quả/năm; tiếp nhận 07 hồ sơ
và giải quyết cấp mã code cho 04 cơ sở tham gia Đề án Quản lý, nhận diện và
truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm trên địa bàn thành phố.
Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc
Môn và Bình Điền với 10.734 xe, tổng lượng heo nhập là 230.366 con; kết quả
100% có vòng niêm phong.
Tổ chức lấy mẫu giám sát đối với sản
phẩm nông sản thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại 03 chợ đầu mối trên
địa bàn thành phố để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, đã tổ chức
lấy 400/550 mẫu thịt heo, 100/200 mẫu thủy sản, 223/570 mẫu rau quả tại chợ đầu
mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Hóc Môn; 158/250 mẫu rau quả của các cơ sở
tham gia Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”; hiện đang chờ kết quả kiểm nghiệm. Kiểm
tra, giám sát an toàn thực phẩm phục vụ 05 lễ hội, hội nghị46 trên địa
bàn thành phố; kết quả kiểm tra chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàn
the và độ sạch dụng cụ ăn uống cho thấy có 282/285 mẫu đạt yêu cầu.
- Giải quyết việc làm:
Trong tháng, thành phố giải quyết việc
làm cho 26.521 lượt người và 11.621 chỗ việc làm mới được tạo ra. Nâng tổng số
giải quyết việc làm trong 11 tháng đầu năm là 300.410/300.000 lượt người (đạt
100,14% kế hoạch năm) và số chỗ việc làm mới là 130.374/130.000 chỗ việc làm mới
(đạt 100,29 % kế hoạch năm); số lao động được giải quyết việc làm tăng 303 lượt
người, số chỗ việc làm mới giảm 2.890 chỗ.
Từ đầu năm đến nay, đã có 144.681 người
nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ đầu năm đến nay, đã có 132.181
người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tính đến ngày 07 tháng 10 năm
2019, trên địa bàn thành phố xảy ra 12 vụ47 tranh chấp lao động tập
thể, đình công với tổng số người tham gia 3.342 người (giảm 09 vụ và giảm 1.005
người so với cùng kỳ).
Trong tháng, thành phố đã tổ chức 09
phiên sàn giao dịch, ngày hội việc làm; trong đó có 60.195 lượt người được tư vấn
việc làm, 18.448 lượt người được giới thiệu việc làm, 10.375 người được nhận việc
làm. Tính chung 11 tháng đầu năm, đã tổ chức 85 phiên sàn giao dịch, ngày hội
việc làm (đạt 102,4% kế hoạch năm).
Trong 11 tháng đầu năm 2019, đã tiếp
nhận 144 hồ sơ thủ tục hành chính; trong đó, thực hiện thẩm định, cấp 35 giấy
chứng nhận đăng ký mới và 54 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục
nghề nghiệp; Công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp đạt 485.290/461.000 học
viên (đạt 105,08 % kế hoạch năm); Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt
11.333/10.500 người (đạt 107,9 % kế hoạch năm), số lao động đang làm việc
đã qua đào tạo trong tháng là 226.582/180.000 người, nâng tổng số lao động đã
qua đào tạo từ đầu năm đến nay đạt 3.886.034 người (đạt 84,34%/83% kế hoạch
năm).
- Công tác giảm nghèo bền vững và đảm
bảo an sinh xã hội:
Đầu giai đoạn 2019 - 2020, trên địa
bàn thành phố có 59.575 hộ nghèo và cận nghèo; trong đó hộ nghèo còn 27.432 hộ
(chiếm tỷ lệ 1,11% tổng hộ dân)48, hộ cận nghèo còn 32.143 hộ (chiếm tỷ
lệ 1,3% tổng hộ dân). Triển khai kiểm tra hiệu quả giảm nghèo và cập nhật thông
tin thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 đến quận, huyện. Đến nay, đã khảo
sát được 25.009 hộ nghèo (đạt 91,17%) và 30.986 hộ cận nghèo (đạt 96,40%)49;
kết quả sơ bộ cho thấy các quận, huyện đã giảm 14.251 hộ nghèo (đạt 90,80% so với
kế hoạch50) và giảm 20.029 hộ cận nghèo (đạt
99,15% so với kế hoạch51).
Dự kiến cuối năm 2019 hoàn thành chỉ tiêu giảm 0,7% tỷ lệ hộ nghèo và 0,9% tỷ lệ
hộ cận nghèo.
Đã lập danh sách in và cấp phát
141.643 thẻ bảo hiểm y tế năm 2019 cho người diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và vượt
chuẩn cận nghèo năm 2018 của 24 quận - huyện. Triển khai thực hiện các giải
pháp cho vay vốn từ các nguồn quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm,
Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự
án đầu tư trên địa bàn thành phố nhằm giải quyết việc làm, trợ giúp trực tiếp
và thực hiện chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo. Thực hiện các
chính sách an sinh xã hội như: đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ tiền
điện52, hỗ trợ nhà ở53, chi
phí hỏa táng54, hỗ trợ giáo dục55... Tổ
chức 4 nhóm tập huấn để triển khai về chủ trương, kế hoạch thực hiện lộ trình
giảm nghèo và xây dựng các giải pháp thực hiện giảm nghèo Thành phố giai đoạn
2019-2020 cho 4.128/4.563 lượt người, đạt 90,4% so với kế hoạch.
Trong tháng, đã công nhận mới 139 trường
hợp người có công với cách mạng nâng tổng số được công nhận mới từ đầu năm đến
nay là 1.801 trường hợp; giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 2.145 trường hợp;
tiếp nhận 865 hồ sơ của người có công và của thân nhân liệt sĩ từ tỉnh, thành
phố khác chuyển đến.
Kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn,
can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đảm
bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em. Trong 11 tháng đầu năm, đã phát
hiện và xử lý 38 vụ vi phạm quyền trẻ em; theo dõi, giám sát việc cấp thẻ Bảo
hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi56; tiếp nhận và chuyển gửi hồ sơ mổ tim
cho trẻ em gia đình nghèo bị bệnh tim bẩm sinh57. Hỗ trợ chi phí học tập
bao gồm: học bổng, dụng cụ học tập, xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
trên địa bàn thành phố.
9. Công tác đối ngoại
Thành phố đã đón tiếp 10 đoàn khách quốc
tế đến thăm và làm việc58. Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố chủ
trì tiếp 23 đoàn khách thăm và tham dự sự kiện đối ngoại, nổi bật là buổi tiếp
tàu thanh niên Đông Nam Á, tiếp đại sứ Nhật, sự kiện 25 năm thành lập Tổng lãnh
sự quán Úc, 25 năm thành lập Amcham....
Đã tổ chức 01 đoàn do Lãnh đạo thành
phố dẫn đầu đi công tác nước ngoài (đoàn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
đi Hyogo và Osaka - Nhật Bản). Tổ chức cho 21 phóng viên nước ngoài vào tác
nghiệp tại thành phố để thực hiện phóng sự về văn hóa, du lịch, con người Việt
Nam, sự phát triển kinh tế của Việt Nam... Tổ chức buổi làm việc giữa lãnh đạo
thành phố và đại diện ADB nhằm thống nhất nội dung MOU theo hướng nâng tầm quan
hệ hợp tác giữa thành phố và ADB; ....
10. Quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội
- Quốc phòng, an ninh59:
Thành phố đã giao 3.800 công dân nhập
ngũ, đạt 100% chỉ tiêu. Trong đó: Đảng viên: 141 công dân, đạt 3,71% so với chỉ
tiêu; trình độ học vấn Trung cấp, Cao đẳng, Đại học: 1.456 công dân, đạt
38,32%; sức khỏe loại 1, 2: 3.010 công dân, đạt 79,21%.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
và an ninh cho các đối tượng; giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng - an ninh
cho học sinh, sinh viên; phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh cho toàn dân
trên các kênh truyền thông. Dân quân các quận - huyện tích cực làm công tác dân
vận giúp dân, thực hiện phong trào thi đua “Lực lượng vũ trang Thành phố
chung sức xây dựng nông thôn mới”.
- Tình hình an ninh chính trị:
Tình hình an ninh chính trị trên địa
bàn thành phố tiếp tục được giữ vững ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến
phức tạp. Cụ thể như:
- Các tổ chức phản động lưu vong, đối
tượng chống đối chính trị, cực đoan trong tôn giáo, số đối tượng tham gia các hội
nhóm xã hội dân sự tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư
tưởng, kích động, tổ chức tụ tập biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Đặc biệt lợi
dụng tình hình phức tạp trên biển Đông, tập trung đăng tải các thông tin xuyên
tạc, kích động dư luận, kêu gọi biểu tình, đình công phản đối Trung Quốc trên
không gian mạng. Hướng dẫn kinh nghiệm và kêu gọi tổ chức biểu tình theo cách
thức tiến hành của người dân Hồng Kông; soạn thảo “Tuyên bố Biển Đông” để tập hợp
chữ ký của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phản đối chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với Trung Quốc... Theo đó, một số ít người dân thiếu hiểu
biết tin, nghe theo tham gia tụ tập biểu tình
- Tình hình khiếu kiện liên quan đền
bù, giải tỏa về đất đai và các dự án chậm giao nhà theo hợp đồng đã ký kết tăng
cả về số lượt đoàn đông người và số lượt người dân tham gia so với cùng kỳ năm
2018. Các vụ khiếu kiện của người dân thành phố ngày càng diễn biến phức tạp,
nhất là các vụ khiếu kiện tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2), dự án Khu công
nghệ cao (Quận 9)... Người dân thường xuyên tụ tập, kéo đến trụ sở cơ quan Đảng,
Nhà nước (kể cả tại Hà Nội) và thành phố khiếu kiện.
- Các vụ đình công - lãn công tại các công
ty, doanh nghiệp có vốn trong và ngoài nước giảm so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên
nhân đình công, lãn công chủ yếu là do công nhân phản đối doanh nghiệp chưa thực
hiện đúng các chế độ về lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Trước tình hình trên, thành phố đã chỉ
đạo quyết liệt lực lượng công an triển khai nhiều giải pháp hiệu quả bảo vệ an
ninh chính trị trên địa bàn góp phần giữ vững ổn định chính trị, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
- Tình hình phạm pháp hình sự, vi phạm
kinh tế, ma túy, tệ nạn mại dâm; tình hình trật tự an toàn giao thông và phòng
cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn:
+ Về phạm pháp hình sự: Thành phố tập
trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm phạm pháp hình sự, tăng
tỷ lệ điều tra khám phá án; đẩy mạnh đấu tranh triệt phá các loại tội phạm, nhất
là tội phạm có tổ chức, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sử dụng vũ khí “nóng”,
không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm và các tụ điểm phức tạp về an
ninh trật tự và tệ nạn xã hội. Trong tháng 11, phạm pháp hình sự ghi nhận 496 vụ60
(tăng 6 vụ tương đương 1,2% so với cùng kỳ), làm chết 6 người, bị thương 70 người,
thiệt hại tài sản trên 10 tỷ đồng.
+ Về tội phạm ma túy: Đã triệt phá
115 vụ, bắt 297 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy61. Khởi tố 102 vụ với 132 bị can; xử lý
hành chính 13 vụ với 165 đối tượng; thu giữ 20 gram heroin, hơn 9 kg ma túy tổng
hợp; 19 gram cần sa; 01 khẩu súng và 07 viên đạn và nhiều tang vật khác có liên
quan.
+ Về tội phạm kinh tế và môi trường: Đã phát hiện
và xử lý 104 vụ/101 đối tượng vi phạm về kinh tế; thu giữ nhiều loại hàng hóa
trị giá trên 4,6 tỷ đồng. Lập 15 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền hơn 983 triệu đồng.
+ Công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật: Các lực lượng
chức năng đã tăng cường công tác phối hợp tuần tra kiểm soát, trinh sát, mật phục,
đeo bám trên các tuyến trọng điểm kết hợp kiểm tra hành chính các cơ sở, kinh
doanh dịch vụ nhạy cảm... nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm; đồng
thời phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và chấn chỉnh
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Kết quả đã triệt phá 58
băng nhóm tội phạm, bắt 142 đối tượng; điều tra khám phá 373 vụ (đạt tỷ lệ
75,2%), bắt 382 đối tượng và 41 tên có lệnh truy nã.
+ Công tác đấu tranh tệ nạn mại dâm và
tệ nạn xã hội: Công tác đấu tranh các loại tệ nạn xã hội khác: Phát hiện
và xử lý 21 vụ với 82 đối tượng tham gia cờ bạc trái phép với quy mô nhỏ tại
khu dân cư, nơi công cộng; thu hơn 112 triệu đồng và nhiều tang vật khác. Đoàn kiểm
tra liên ngành văn hóa - xã hội thành phố kiểm tra và lập biên bản xử lý 20 cơ
sở hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ phức tạp về an ninh trật tự.
+ Về trật tự an toàn giao thông: Công an
thành phố đã chủ động tổ chức phân luồng giao thông, tiếp tục triển khai các
chuyên đề, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chất kích
thích khi tham gia giao thông.
Đã phát hiện và xử lý 51.770 trường hợp
vi phạm giao thông đường bộ và 927 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy.
Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến theo chiều hướng giảm về số vụ, số
người chết và số người bị thương. Cụ thể, xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông đường
bộ từ ít nghiêm trọng trở lên (giảm 16 vụ so với cùng kỳ), làm chết 48 người
(giảm 20 người so với cùng kỳ), bị thương nặng 20 người (giảm 1 người so với
cùng kỳ) và 223 vụ va chạm giao thông làm bị thương nhẹ 195 người, hư hỏng tổng
cộng 428 phương tiện các loại. Xảy ra 01 tai nạn trên tuyến đường thủy nội địa,
làm chết 01 người.
+ Phòng, chống cháy, nổ: Trong tháng
11, trên địa bàn thành phố xảy ra 28 vụ cháy (tăng 02 vụ so với cùng kỳ); làm
chết 03 người, bị thương 01 người, thiệt hại tài sản khoảng 22 triệu đồng. Đã tổ
chức cứu nạn, cứu hộ 18 vụ, giải cứu 05 người và bàn giao 3 thi thể cho địa
phương xử lý.
III. Nhận xét, đánh
giá chung:
- Doanh thu bán lẻ trên địa bàn tăng
trưởng ổn định, đóng góp tích cực vào quy mô và quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của thành phố.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa
bàn thành phố tuy có tốc độ tăng trưởng không cao bằng mức tăng của cùng kỳ
nhưng có mức tăng trưởng lũy kế tăng dần qua từng thời điểm (3 tháng tăng
6,24%; 6 tháng tăng 7,0%; 9 tháng tăng 7,26% và 11 tháng ước tăng 7,42% so cùng
kỳ).
- Các hoạt động xúc tiến thương mại và
đầu tư tiếp tục được triển khai hiệu quả, tạo điều kiện góp phần thúc đẩy tình
hình đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày
Nhà giáo Việt Nam hiệu quả, tiết kiệm, thiết thực, động viên tinh thần tập thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục. Tập trung hướng dẫn các công
tác chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, tăng cường đi cơ sở, nắm tình hình thực
tiễn công tác quản lý, hoạt động dạy và học tại các đơn vị trường học trên địa
bàn thành phố.
- Thành phố thực hiện tốt công tác
chăm lo, hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách có công, đối tượng bảo trợ xã
hội, trẻ em... góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
- Chất lượng các chương trình biểu diễn
nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, ngày Lễ ngày càng nâng cao,
mang đậm tính nhân văn và giáo dục. Tổ chức các hoạt động hợp tác giao lưu về
văn hóa, nghệ thuật, thể thao hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, đạt được mục tiêu đề
ra.
- Công tác tập huấn và thi đấu thể
thao diễn ra đúng kế hoạch, đạt thành tích cao, hoạt động xã hội hóa thể dục thể
thao đã được tổ chức nhiều hơn cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội đối
với lĩnh vực thể dục thể thao.
- Tình hình tai nạn giao thông có chuyển
biến theo chiều hướng tích cực (giảm về số vụ, số người chết và số người bị
thương).
IV. Nhiệm vụ trọng
tâm trong tháng 12 năm 2019
Để hoàn thành đạt và đạt vượt các nhiệm
vụ, chỉ tiêu được giao, Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục quán triệt, tích cực
triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương,
Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, tập trung vào các nội dung trọng tâm như
sau:
1. Tiếp tục thực hiện
Chủ đề năm 2019 “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết
54/2017/QH14 của Quốc hội”. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện 07 Chương trình đột phá
của thành phố, 19 nhiệm vụ Ban Thường vụ Thành ủy giám sát, 10 Đề án
trọng tâm trong năm 2019 và triển khai kế hoạch vận dụng kết quả tổ chức
các các Hội thảo Chuyên đề năm 2019.
Tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện
Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành Thành phố thông minh giai đoạn 2017
- 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông
thành phố. Tổ chức Sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận 21-KL/TW của Bộ Chính trị
và Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đẩy nhanh tiến độ
triển khai thực hiện Kế hoạch số 03-KH/TBVK ngày 30 tháng 6 năm 2019 của Tiểu
ban Văn kiện Đại hội XI; tập trung hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo chính trị, Báo
cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố
giai đoạn 2015 - 2020, trình Ban Thường vụ Thành ủy (lần 1). Các đồng chí được
phân công phụ trách từng nội dung thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo trong quá trình
triển khai, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.
3. Tập trung thực hiện
nghiêm: (1) Kết luận số 1037 ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Thanh tra
Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch,
quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và (2) Thông báo
370 ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về
giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Dự án Khu công nghệ cao Quận 9 và (3) Kết
luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án Thảo Cầm viên mới tại hai xã An Nhơn Tây
và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Tổ chức làm việc, báo cáo Thường trực
Chính phủ về các nội dung liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
4. Nâng cao chất lượng
hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thành phố xử lý các vụ việc
khiếu nại, tố cáo đông người để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc xử
lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Phấn
đấu cơ bản giải quyết xong 07/13 vụ việc trong năm 2019, đến cuối Quý 1 năm
2020, giải quyết căn bản xong 06 vụ việc khiếu nại kéo dài còn lại.
5. Chuẩn bị chu đáo các
báo cáo, tờ trình phục vụ kỳ họp cuối năm 2019 Hội đồng nhân dân thành phố. Khẩn
trương triển khai thực hiện các nội dung đã được Hội đồng nhân dân thành phố
thông qua, đảm bảo các quyết sách của Hội đồng nhân dân thành phố sớm đi vào thực
tiễn và đem lại hiệu quả thiết thực.
6. Đẩy nhanh tiến độ giải
ngân các dự án đầu tư công; tiến độ các công trình trọng điểm: Giải quyết ngập
do triều; điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tuyến metro số 1, 2;... các ngành cần
xác định một số công trình trọng điểm khởi công chào mừng Đại hội XI, trên cơ sở
đó, tập trung đôn đốc thực hiện, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.
7. Tiếp tục thực hiện cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số
26/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020; kiên trì báo cáo
kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn
về phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa.
8. Tiếp tục tổ chức thực
hiện Chương trình đột phá “Chỉnh trang và phát triển đô thị” và Chương trình “Giảm
ngập nước”. Tổ chức sơ kết 03 tháng thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường
vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, đề xuất hướng xử lý các
sai phạm đã xảy ra trước thời điểm tháng 8 năm 2019.
Tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị
số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ
Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”,
đồng thời công bố kế hoạch xây dựng Thành phố xanh, sạch, an toàn đón Tết năm
2020. Thực hiện thí điểm thành lập các Đội quản lý trật tự xây dựng thuộc Ủy
ban nhân dân các quận, huyện.
9. Triển khai làm việc
với tổ chức tư vấn lập Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu. Trên cơ sở đó, xây dựng
Khung đề cương, phương án tài chính phù hợp, đảm bảo sản phẩm quy hoạch có tầm
nhìn, chất lượng tốt trong điều kiện hội nhập quốc tế.
10. Tổ chức Hội thảo “Các
ngành công nghiệp thành phố - Vai trò và tiềm năng phát triển”; Hội nghị sơ kết,
đánh giá 03 năm thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Tiếp tục mở rộng và
phát triển thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại thông qua
Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSIF); Hội chợ xúc tiến tiêu
dùng năm 2019 với chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mại”.
11. Chủ động hàng hóa
cho phục vụ tết; tập trung quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả các hành
vi gian lận thương mại; theo dõi biến động giá cả các hàng hóa thiết yếu và dự
báo biến động giá cả trên địa bàn trong tháng cuối năm, nhất là dịp Tết 2020, xử
lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý giá.
Tiếp tục triển khai các Chương trình
bình ổn thị trường (đặc biệt vào cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán); triển
khai bám sát các kịch bản cung ứng nguồn thịt heo và các sản phẩm liên quan nhằm
ứng phó trước tình hình dịch tả heo Châu Phi. Triển khai 5 giải pháp chung62
và các giải pháp riêng trong từng tình huống thị trường khác nhau63.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, sơ
chế, chế biến, đóng gói và kinh doanh sản phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an
toàn”.
12. Xây dựng Kế hoạch
triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân
2020, Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm của thành phố năm 2020. Tổ chức kiểm
tra định kỳ và lấy mẫu các cơ sở đã tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”; kiểm
tra, rà soát giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tham gia đã hết hạn, thông báo
cho cơ sở được biết và thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại. Thực hiện giám sát an
toàn thực phẩm phục vụ Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ III
và Lễ hội Thành phố - Phát triển và hội nhập năm 2019. Tiếp tục thực hiện
chương trình chuyên đề về an toàn thực phẩm năm 2019.
13. Thúc đẩy công tác quảng
bá xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Tập trung triển khai công tác đào
tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng chuẩn
hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp về điểm
đến, con người thành phố với du khách trong nước và quốc tế. Tập trung phối hợp
các ngành giải quyết có hiệu quả tình trạng chèo kéo, đeo bám và hạn chế đến mức
thấp nhất tình trạng cướp giật, xâm hại tài sản, thân thể du khách đặc biệt là
trong các lễ hội du lịch vào cuối năm.
14. Tập trung tổ chức tốt
các hoạt động lễ hội tiêu biểu trong tháng như: Kỷ niệm 73 năm Ngày toàn quốc
kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2019); Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội
nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019); Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu
số Thành phố Hồ Chí Minh lần III - năm 2019; ... và đặc biệt là Lễ hội Thành phố
đón chào năm mới 2020.
Tổ chức công bố các sự kiện văn hóa
thường niên của Thành phố Hồ Chí Minh và công bố Chương trình văn hóa Tết 2020.
Xây dựng Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ việc triển khai đề án “Đổi
mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”
tại các Bảo tàng; tổ chức xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh thành phố.
Tập trung tốt cho công tác tập huấn, tổ
chức và tham gia thi đấu các giải quốc tế, quốc gia, cấp thành phố, giải Hội khỏe
Phù Đổng các môn muay - kickboxing, billiards, bóng chuyền, bắn súng.
15. Tổ chức Hội thảo “Giáo
dục thông minh” tại thành phố. Tổ chức kiểm tra nghiêm túc công tác phổ cập
giáo dục thành phố, kết quả thực tế công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tại
các quận huyện; kiểm tra Học kỳ I. Tổ chức xét tốt nghiệp trung học cơ sở (Hệ
giáo dục thường xuyên) lần 2. Tổ chức có hiệu quả các cuộc thi cấp thành phố
như: cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học, hội thi “Khéo tay kỹ
thuật” lần 6...
Tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực
hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, nhân dân.
16. Tiếp tục thu thập
thông tin thị trường lao động để đánh giá tình hình lao động việc làm trên địa
bàn thành phố. Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về an toàn lao động,
vệ sinh lao động năm 2019 theo các mục tiêu Chương trình của giai đoạn 2016 -2020.
Cập nhật tình hình đình công, theo dõi tình hình quan hệ lao động; tiếp tục tiếp
nhận, kiểm tra, xét duyệt hồ sơ chế độ ưu đãi người có công và thân nhân theo
quy định; giải quyết các hồ sơ còn tồn đọng trên địa bàn. Hoàn chỉnh báo cáo kết
quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2019, phương hướng nhiệm vụ
năm 2020. Tổ chức Hội trại người khuyết tật tại Khu du lịch Suối Tiên và Hội
nghị đối thoại với người khuyết tật năm 2019.
17. Tổ chức Hội thảo “Y
tế thông minh” tại thành phố. Tập trung giám sát, xử lý các điểm nguy cơ gây dịch
sốt xuất huyết; giám sát phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch, không để dịch lan rộng,
kéo dài; đẩy mạnh truyền thông với ưu tiên kiểm soát các điểm nguy cơ theo kế
hoạch. Kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện thành phố, bệnh viện tư nhân, bệnh
viện và trung tâm y tế quận, huyện năm 2019. Duy trì tốt công tác tiếp dân và
trực đường dây nóng, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên
quan đến lĩnh vực y tế. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch
năm 2020 của ngành y tế.
18. Triển khai thành
công Kế hoạch tổ chức diễn tập xử lý tình huống về an ninh - trật tự trên địa
bàn thành phố - Kế hoạch DT-19. Tiếp tục nắm chắc tình hình âm mưu, hoạt động
chống phá của các tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước. Triển khai
kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, không để xảy ra tình
huống phức tạp về an ninh trật tự. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh nội bộ,
an ninh kinh tế, văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin, truyền thông, đấu tranh,
ngăn chặn các hoạt động tán phát thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.
Tăng cường bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát hỗn hợp đảm bảo trật tự an toàn
xã hội và mở cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm đảm bảo an toàn giao thông,
kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
19. Các sở - ngành, quận
- huyện, doanh nghiệp trực thuộc tiến hành kiểm tra, rà soát các nhiệm vụ do Ủy
ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao, bao gồm cả nhiệm
vụ giao trong đợt duyệt kế hoạch năm 2019 của Thường trực Ủy ban nhân dân thành
phố; khẩn trương, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng
yêu cầu về tiến độ và chất lượng; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh
tế - xã hội năm 2019./.
Nơi nhận:
-
Văn
phòng Chính phủ (a - b);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Bộ Công Thương; Tổng Cục Thống kê;
- Thường trực Thành ủy; TT HĐND. TP;
- Thành viên UBND TP;
- Ủy ban MTTQ và Đoàn thể TP;
- Các Sở - ngành; UBND các quận - huyện;
- Các Tổng Cty, Công ty thuộc TP;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng NCTH, TH (2b);
- Lưu: VT, (TH/Tân)
|
TL. CHỦ
TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG
Hà Phước Thắng
|