Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 193/BC-UBND 2013 hoạt động chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân Hồ Chí Minh

Số hiệu: 193/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Văn Luận
Ngày ban hành: 06/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2013

 

BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH THÀNH PHỐ THÁNG 10, MƯỜI THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 11 NĂM 2013

Triển khai thực hiện Kết luận số 141-KL/TU ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Thành ủy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa IX về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện đạt kết quả như sau:

I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố

1. Các phiên họp, Hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố:

- Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố đã họp giao ban thường kỳ với các sở - ban - ngành, quận - huyện trên địa bàn thành phố để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, mười tháng đầu năm và chỉ đạo công tác trọng tâm tháng 11 năm 2013.

Ngoài ra, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức 142 cuộc họp và trực tiếp đi cơ sở kiểm tra để giải quyết các công việc liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành như: về việc thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh; thông qua báo cáo sơ kết 2 năm Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghe báo cáo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng (đợt 2) năm 2013; về Dự án nổi đường Võ Văn Kiệt và cao tốc Trung Lương; về quy chế quản lý chung cho các hệ thống hào kỹ thuật trên địa bàn thành phố; về kế hoạch thực hiện dự án xây dựng 04 cầu: cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Lê Văn Sỹ, cầu Hậu Giang và tình hình thực hiện Dự án nâng cấp đô thị; về tiến độ thực hiện chương trình di dời, tái định cư các hộ dân cư ngụ trong khuôn viên trường học, bệnh viện, cơ sở thể dục thể thao, các cơ sở thuộc ngành lao động thương binh và xã hội thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý; về tiến độ thực hiện Đề án xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; họp Ban Chỉ đạo xây dựng các công trình y tế trọng điểm, cấp bách.

- Thành phố đã tổ chức và tham dự một số sự kiện: dự lễ khánh thành cầu Sài Gòn 2 và cầu vượt nút giao vòng xoay Cây Gõ (đường Ba Tháng Hai - Kinh Dương Vương - Hồng Bàng).

Ngoài ra, thành phố đã tham dự buổi làm việc với Chủ tịch nước; với Thanh tra Chính phủ về phương án xử lý việc sử dụng nhà 210 Võ Thị Sáu, quận 3; buổi làm việc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Công an thành phố về phòng chống tội phạm.

2. Công tác ban hành các văn bản:

Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 12 Quyết định quy phạm pháp luật; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 589 quyết định cá biệt, 583 công văn, 15 báo cáo; Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 981 công văn, 82 thông báo truyền đạt kết luận chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Trong đó, có các văn bản quan trọng như:

- Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thực hiện dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản xuất chủ yếu trên địa bàn thành phố;

- Quyết định số 49/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2013 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 5730/QĐ-UB ngày 21 tháng 10 năm 2013 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020.

II. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2013

1. Kết quả một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố trong tháng 10:

1.1. Về kinh tế:

- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch v tháng 10 ước đạt 52.264,4 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,7%). Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 493.233,9 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,4%). Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 8,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,3%).

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,17% so với tháng trước. Trong tháng, giá xăng đã được điều chỉnh giảm (-390 đồng/lít từ ngày 07/10/2013) nhưng do ảnh hưởng của mưa bão nên thời gian qua, lưu thông nguồn thực phẩm gặp khó khăn khiến giá nông sản, thực phẩm ở nhiều vùng tăng cao; có 7/11 nhóm mặt hàng có chỉ số giá tăng, trong đó có 4 nhóm hàng tăng cao hơn mức tăng bình quân là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,41%, nhóm hàng may mặc - mũ nón - giày dép tăng 0,29%, giáo dục tăng 0,22% và nhà ở điện nước chất đốt vật liệu xây dựng tăng 0,19%, ba nhóm hàng còn lại tăng nhẹ. Bốn nhóm hàng giao thông, bưu chính viễn thông, văn hóa - giải trí - du lịch và dịch vụ khác giảm nhẹ.

So với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,61% (cùng kỳ tăng 3,8%); trong đó, giáo dục tăng 57,9% do tăng học phí trong năm học 2013 - 2014 bắt đầu từ tháng 9 năm 2013, ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,13% (lương thực giảm 3,64%, thực phẩm tăng 4,7%). Chỉ số giá USD tăng 1,44% so với tháng 12/2012 và tăng 1,33% so với cùng kỳ. Chỉ số giá vàng tháng 10 giảm 20,24% so với tháng 12/2012 và giảm 20,81% so với cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 10 ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 21,4%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,67 tỷ USD, tăng 43,38% so với tháng trước, giảm 10,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 18,2%).

Tính chung 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 21,76 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,5%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 15,86 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 0,6%). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 15%, hàng may mặc tăng 1,6%; một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ: gạo giảm 49,6% (số lượng doanh nghiệp thành phố được phép xuất khẩu gạo giảm vì không đủ tiêu chuẩn về sở hữu cơ sở xay xát và kho chứa theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ; trong khi sdoanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo của một số tỉnh được tăng lên, do đó làm tổng sản lượng gạo xuất khẩu tại thành phố giảm), cà phê giảm 22%, thủy sản giảm 17,2%, hàng giày dép giảm 2,9%... do giá xuất khẩu bình quân giảm và lượng xuất khẩu cũng giảm.

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 10 ước 2,3 tỷ USD, tăng 7,8% so tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 4,9%). Do một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ: đá quý kim loại quý (tăng 17,89 lần), hạt điều (tăng 11, 57 lần do nhập khẩu hạt điều thô để chế biến xuất khẩu), dược phẩm tăng 20%, điện thoại các loại và linh kiện điện tử (tăng 62%).

Tính chung 10 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,1%). Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: đá quý kim loại quý tăng 34,2 lần; sắt thép các loại tăng 9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,74%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 1,5%; chất dẻo tăng 0,6%; xăng dầu giảm 35,2%; du mỡ động thực vật giảm 24%; dược phẩm giảm 10,5%; sữa và các sản phẩm sữa giảm 10%...

- Ngành Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 10 ước đạt 547,7 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng đầu năm ước đạt 3.171 tỷ đồng, tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 6,1%).

Vụ hè thu: Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 10.825,6 ha, tăng 7,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,2%). Trong đó, diện tích lúa đạt 6.271,4 ha, tăng 5,4% so với cùng kỳ; diện tích gieo trồng rau đạt 3.207,5 ha, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Vụ mùa: Đã xuống giống được 8.322,4 ha lúa và trồng được 4.259,4 ha rau.

Tổng sản lượng thủy sản 10 tháng ước đạt 40.166 tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 18,3%); trong đó, sản lượng đánh bắt tăng 8,1% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trng tăng 11,3% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải tháng 10 ước đạt 4.989,8 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 35,8%). Tính chung 10 tháng đầu năm, doanh thu vận tải ước đạt 44.255,8 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 30,1%). Trong đó: Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 30.573,2 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 13.682,7 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ.

- Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 10 ước đạt 6,2 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17%). Tính chung 10 tháng đầu năm, lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 59,5 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,5%).

- Du lịch: lượng khách quốc tế đến thành phố trong tháng 10 ước đạt 419.650 lượt, tăng 9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10%). Trong đó có 338.800 lượt khách đến bằng đường hàng không tăng 10% (tương đương cùng kỳ). Tổng lượng khách quốc tế đến thành phố trong 10 tháng ước đạt 3,22 triệu lượt, tăng 4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,3%) và đạt 79% kế hoạch năm 2013; chiếm 53% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013 ước đạt 6,2 triệu lượt). Tổng doanh thu du lịch (bao gồm nhà hàng, khách sạn và du lịch lữ hành) trong tháng ước đạt 6.651 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch 10 tháng ước đạt 69.933 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ và đạt 86% kế hoạch năm 2013.

1.2. Về tài chính - tín dụng:

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10 tháng (không tính ghi thu ghi chi) ước đạt 187.710,6 tỷ đồng, đạt 78,8% dự toán, tăng 9,11% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,1%). Trong đó, thu nội địa 100.009,6 tỷ đồng, đạt 74,99% dự toán, tăng 11,83%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 61.700 tỷ đồng, đạt 77,08% dự toán, tăng 12%; thu từ dầu thô 26.001 tỷ đồng, đạt 114,5% dự toán, giảm 5,5%.

- Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 10 tháng ước đạt 33.971,1 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán, tăng 5,4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,6%). Chi đầu tư phát triển 11.487,2 tỷ đồng, tăng 2,2% so cùng kỳ, trong đó chi trả lãi và vốn vay đạt 655,6 tỷ đồng, tăng 18,6% so cùng kỳ. Chi thường xuyên ước 19.251,1 tỷ đồng, tăng 14,6% so cùng kỳ; trong đó, chi sự nghiệp kinh tế tăng 0,8%; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng 21,2%; chi sự nghiệp y tế tăng 11,8%; chi quản lý hành chính tăng 21,7%; chi đảm bảo xã hội tăng 15,6%; chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học tăng 6,5%.

- Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố ước đến cuối tháng 10 đạt 1.080.000 tỷ đồng, tăng 8,75% so cuối năm 2012; trong đó vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 16,3% tổng vốn huy động, giảm 0,39% so cuối năm 2012; vốn huy động bằng nội tệ tăng 10,73%.

- Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố ước đến cuối tháng 10 đạt 902.500 tỷ đồng, tăng 5,5% so cuối năm 2012; trong đó, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 16,9% tổng dư nợ, giảm 19,32% so cuối năm 2012; dư nợ bằng nội tệ tăng 12,53%; dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 45,8% tổng dư nợ, tăng 8,5%; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 3,1%.

Thành phố tiếp tục các giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và nguồn vốn có lãi suất phù hợp; chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã thực hiện từ cấp thành phố đến cấp quận - huyện, kết nối ngân hàng với chương trình bình ổn, ngân hàng đến với tiểu thương các chợ truyền thống. Riêng chương trình kết nối ngân hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn quận - huyện đã tổ chức trên tất cả 24 quận - huyện với hạn mức hỗ trợ là 13.151 tỷ đồng cho 603 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực với lãi suất dưới 9% cho ngắn hạn và từ 9%-12% cho trung và dài hạn; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đến nay đã ký 117 hợp đồng bảo lãnh cho các doanh nghiệp với giá trị bảo lãnh là 840 tỷ đng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng được hạn mức tín dụng là 1.384 tỷ đồng.

Đến ngày 30/9/2013, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chiếm 6,08% tăng 0,09 điểm phần trăm so với cuối tháng 8 và tăng 0,58 điểm phần trăm so với cuối năm 2012 (cuối năm 2012 là 5,5%).

1.3. Về đầu tư phát triển:

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố 10 tháng ước thực hiện 128.417 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9%). Thành phố đã giao bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2013 nguồn vốn ngân sách thành phố với tổng vốn điều chỉnh, bổ sung là 3.099,047 tỷ đồng; trong đó đã điều chỉnh giảm vốn đối với 226 dự án có tiến độ giải ngân thấp với tổng vốn điều chỉnh giảm là 1.607,272 tỷ đồng để điều chuyển vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân cao; điều chỉnh tăng vốn 4.706,319 tỷ đồng cho các dự án đã được tạm ứng vốn, trả nợ vốn gốc và lãi vay của dự án ODA, các dự án có tiến độ giải ngân tốt, bổ sung vốn phân cấp cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện. Tính chung từ đầu năm đến nay, thành phố đã giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn là 19.962,362 tỷ đồng.

Tổng số vốn đã giải ngân từ đầu năm đến nay là 10.866,638 tỷ đồng (trong đó giải ngân vốn ODA là 1.480,038 tỷ đồng); như vậy, tỷ lệ giải ngân là 64,4%. Nếu không tính phần vốn ODA thì tỷ lệ giải ngân là 73%.

- Đầu tư trong nước: Tính đến 20/10/2013, thành phố có 21.368 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 96.351,7 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 7% về số lượng doanh nghiệp và giảm 43% về vốn đăng ký). Ngoài ra, có 29.455 doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với số vốn bổ sung 102.206,6 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 3% về số lượng doanh nghiệp và tăng 17% về vốn bổ sung). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 198.558,3 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 44%).

Đã có 17.232 doanh nghiệp gửi thông báo ngưng nghỉ hoạt động, giảm 2,6% so với cùng kỳ[1]. Đã có 2.012 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể (bằng 9,4% số doanh nghiệp thành lập mới).

- Đầu tư nước ngoài: Tính đến ngày 20/10/2013, thành phố có 363 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 847,4 hiệu USD (so với cùng kỳ tăng 12,4% về số dự án và tăng 69,6% về vốn). Ngoài ra, có 108 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 639,3 triệu USD (so với cùng kỳ tăng 8% về số dự án và giảm 7,52% về vốn). Tính chung tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn là 1,49 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 53,3%).

- Vốn viện trợ phát triển (ODA): hiện thành phố đang quản lý 03 dự án đã hoàn thành đang theo dõi trả nợ và 24 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư là 119.098,024 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 98.326,322 tỷ đồng, vốn đối ng là 20.771,702 tỷ đồng, ước giải ngân trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 2.659,911 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 2.447,086 tỷ đồng, vốn đối ứng là 212,825 tỷ đồng.

1.4. Về kết quả triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố:

Từ năm 2013, 4 Chương trình bình ổn thị trường được triển khai với quy mô lớn hơn các năm trước, đi vào chiều sâu, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương trình tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các Bộ, ngành trung ương, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tham gia của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường với lượng cung ứng dồi dào, chất lượng đảm bảo và giá cả theo giá đã đăng ký; qua đó, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt thị trường, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Chương trình đã thu hút nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia, trong đó có các doanh nghiệp phân phối chuyên nghiệp có thương hiệu và hệ thống phân phối rộng khắp, góp phần phát triển nhanh mạng lưới bán hàng của Chương trình. Đến ngày 01/10/2013, tổng số điểm bán của 4 Chương trình bình ổn thị trường triển khai trên địa bàn thành phố là 7.535 điểm (tăng 602 điểm so với thời điểm tháng 4 năm 2013 khi bắt đầu Chương trình năm 2013-2014); cụ thể như sau:

- Chương trình bình ổn các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2013 và Tết Giáp Ngọ năm 2014 có 31 doanh nghiệp tham gia, tập trung bình ổn 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu (gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản). Đến ngày 01/10/2013, Chương trình có 3.236 điểm bán (tăng 174 điểm bán so với thời điểm tháng 4 năm 2013). Chương trình còn có sự đồng hành của các cơ quan đoàn thể; đến ngày 01/10/2013, các cơ sở của Thành đoàn tham gia 5 điểm bán và các cơ sở của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tham gia 63 điểm bán.

- Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2013 - 2014 trên địa bàn thành phố có 13 doanh nghiệp tham gia, tập trung bình ổn 3 nhóm mặt hàng: tập học sinh, đồng phục học sinh, cặp-ba lô-túi xách. Đến ngày 01/10/2013, Chương trình có 769 điểm (tăng 41 điểm so với thời điểm tháng 4 năm 2013).

- Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 và Tết Giáp Ngọ năm 2014 có 2 doanh nghiệp tham gia, tập trung bình ổn 6 nhóm mặt hàng: sữa bột dành cho trẻ; sữa bột dành cho người cao tuổi, người bệnh; sữa bột dành cho bà mẹ mang thai; sữa bột dành cho gia đình; sữa bột chức năng; sữa nước dinh dưỡng bổ sung vi chất. Đến ngày 01/10/2013, Chương trình có 1.194 điểm (tăng 75 điểm so với thời điểm tháng 4 năm 2013).

- Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 và Tết Giáp Ngọ năm 2014 có 13 doanh nghiệp tham gia, tập trung bình ổn 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước với 80 hoạt chất, 400 mặt hàng. Đến ngày 01/10/2013, Chương trình có 2.336 điểm (tăng 312 điểm so với thời điểm tháng 4 năm 2013).

Nhìn chung, các Chương trình bình ổn của thành phố đến nay đã góp phần duy trì lượng cung dồi dào các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; qua đó, góp phần hạn chế hiện tượng đầu cơ, gom hàng; tham gia cân đối cung cầu, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt nguồn cung cục bộ và giá cả tăng giá đột biến nhất là vào các dịp Lễ Tết, góp phần ổn định thị trường.

Thành phố tiếp tục triển khai chương trình hợp tác thương mại giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ nhằm hỗ trợ giải quyết đầu ra nguồn sản phẩm nông nghiệp các tỉnh, đồng thời là nguyên liệu để thành phố chế biến tạo ra sản phẩm đưa vào thị trường; kết nối doanh nghiệp sản xuất với các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố. Tổ chức kiểm tra hàng hóa để chuẩn bị cung ứng thị thường trước, trong và sau tết.

1.5. Về công tác xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch:

Thành phố đã đón tiếp và cung cấp thông tin cho các đoàn khách đầu tư gồm đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với mục đích tìm hiểu về môi trường, cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin, thủ tục đầu tư kinh doanh tại thành phố.

Các hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư được tổ chức theo chuyên đề, ngành hàng và thị trường xuất khẩu, tiềm năng thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều doanh nghiệp; qua đó, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Ngoài ra, một số buổi kết nối giao thương đạt hiệu quả thiết thực, thể hiện qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác của doanh nghiệp. Trong tháng 10 năm 2013, Diễn đàn Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức nhằm kết ni doanh nghiệp 2 nước với sự tham gia của hơn 200 đại biểu thảo luận về những hướng đi mới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, Triển lãm Liên minh Các Doanh nghiệp ngành Công nghiệp phụ trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức nhằm tăng cường trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản; triển lãm gồm 90 gian hàng của doanh nghiệp 2 nước trong 5 lĩnh vực chính của ngành công nghiệp hỗ trợ gồm: khuôn mẫu; ép nhựa và dập; linh kiện điện và điện tử (bao gồm máy văn phòng); phụ tùng, máy móc cơ giới (xe 4 bánh, xe 2 bánh); gia công kim loại, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt... thu hút gn 13.000 lượt tham quan.

Về các hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức ở nước ngoài, Thành phố đã tổ chức Hội chợ Triển lãm tại Phnom Penh, Campuchia vào tháng 4 (với quy mô 220 gian hàng, 120 doanh nghiệp tham gia, thu hút hơn 350.000 lượt khách tham quan, mua sắm và đạt doanh số bán hàng khoảng 2,2 triệu đô-la Mỹ); tổ chức Hội chợ Triển lãm tại Yangon, Myanmar vào tháng 6 (với quy mô 125 gian hàng, 100 doanh nghiệp tham gia, thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan, mua sắm và đạt doanh số bán hàng khoảng 2 triệu đô-la Mỹ); tổ chức Triển lãm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 2013 vào tháng 7 tại Champasak, Lào với 18 doanh nghiệp tham gia và thu hút gần 500 lượt khách. Trong tháng 10 năm 2013, thành phố đã tổ chức đoàn tham dự và xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch tại Hội nghị kinh tế Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam - Ấn Độ tại Ấn Độ.

Nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa, Thành phố tiếp tục chỉ đạo triển khai Chương trình “Phiên chợ hàng Việt” trong năm 2013 tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, các quận ven, huyện ngoại thành; đây cũng là một bộ phận của Chương trình hành động của thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố. Trong 10 tháng đầu năm 2013, “Phiên chợ hàng Việt” đã tổ chức tại Quận 6, Bình Tân, Hóc Môn và Cần Giờ với quy mô bình quân khoảng 70 gian hàng/mỗi phiên chợ, bình quân khoảng 50 doanh nghiệp tham gia/mỗi phiên chợ, thu hút khoảng 103.000 lượt khách tham quan và mua sắm, đạt tổng doanh thu khoảng 15,5 tỷ đồng. Từ tháng 9, Thành phố triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại” với nhiều sự kiện và phục vụ trong thời gian dài hơn so những năm trước; thu hút sự tham gia của trên 850 doanh nghiệp (tăng 9% về số lượng so với năm 2012) với các hình thức khuyến mại hấp dẫn, đa dạng, phong phú tại hơn 2.900 điểm bán hàng trong các chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố (tăng 200 điểm bán so với năm 2012).

Thông qua Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS), Thành phố tiếp tục cập nhật thông tin dành cho khách mua hàng, nhà đầu tư nước ngoài và cổng dành cho nhà xuất khẩu; cập nhật các báo cáo về thị trường, các tin tức hoạt động xúc tiến của Thành phố, các văn bản pháp luật mới liên quan đến thương mại và đầu tư. Tính đến tháng 10 năm 2013, Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư có 4.269 thành viên đăng ký sử dụng; đạt 1,9 triệu lượt truy cập từ 193 quốc gia và vùng lãnh thổ; cập nhật 520 báo cáo thị trường, ngành hàng, sản phẩm.

Hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố” tiếp tục được vận hành nhằm thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của nhà nước đến doanh nghiệp và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Hoạt động của Hệ thng gồm 2 hoạt động chính là đối thoại qua mạng và đối thoại trực tiếp được tổ chức từ thành phố đến các quận, huyện. Tính đến tháng 10 năm 2013, Hệ thống có 3.024 đơn vị thành viên, gồm 36 Hiệp hội và 2.988 doanh nghiệp. Trong 10 tháng đầu năm 2013, Hệ thống đã nhận và trả lời 769 câu hỏi của doanh nghiệp gửi đến; đã tổ chức 8 buổi đối thoại trực tiếp tổng hợp và chuyên đề về thuế, lao động, bảo hiểm xã hội và thủ tục hải quan, và 32 buổi đối thoại trực tiếp trên địa bàn quận, huyện.

1.6. Về văn hóa - xã hội:

a) Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ kỉ niệm nhân Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng, đồng thời tuyên dương các gương điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu cấp thành phố năm 2013. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 04/10.

Cùng với Hà Nội và Quảng Bình, Thành phố đã tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội trường Thống Nhất, ngay từ sáng sớm ngày 12/10 không chỉ các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức và nhân dân thành phố mà cả những tỉnh lân cận cũng đã tới viếng Đại tướng. Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thành phố Hồ Chí Minh có 2.825 đoàn viếng, ước tính tổng số người đến viếng trên 119.000 người. Nhìn chung, tình hình Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trang trọng, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đến viếng rất đông, trang nghiêm, tỏ lòng tôn kính, trân trọng công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với đất nước, dân tộc. Tình hình an ninh trật tự và giao thông xung quanh khu vực Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất và các địa điểm tổ chức Lễ viếng đảm bảo an toàn tuyệt đối, trật tự.

b) Đã có 56 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm học 2013-2014 gồm 1.332 phòng học mới cho các bậc học thuộc hệ thống công lập; ngoài ra còn 263 phòng học mới ở các trường ngoài công lập cũng được đưa vào sử dụng. Dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành thêm 24 dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng trường học để đưa vào sử dụng thêm 559 phòng học và đẩy nhanh tiến độ khởi công mới 59 dự án với tổng số 1.328 phòng dành phục vụ cho năm học 2014-2015.

Thành phố đang tiếp tục triển khai Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp tại thành phố với các nội dung: tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh để đạt chuẩn theo khung tham chiếu Châu Âu (năm 2013 bồi dưỡng 2.536 giáo viên); đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; tiếp tục thí điểm tuyển dụng giáo viên bản ngữ đến giảng dạy tại các trường phổ thông; triển khai xây dựng và trang thiết bị cho các phòng học tiếng Anh tại một số trường tiểu học... Đã triển khai thí điểm chương trình dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh theo giáo trình các nước tiên tiến tại 10 trường trung học phổ thông. Phát triển mạnh phong trào học sinh nghiên cứu khoa học ở các trường phthông, đã tổ chức kỳ thi cấp thành phố với 130 đtài tham dự; đã đạt 01 giải nhất, 02 giải nhì, 3 giải ba và 2 giải khuyến khích tại cuộc thi học sinh nghiên cứu khoa học cấp quốc gia; đạt 4 giải tại cuộc thi Intel ISEF quốc tế 2013 tại Mỹ.

c) Trong tháng, đã tổ chức 04 giải thể thao thành tích cao cấp thành phố; 02 giải quốc tế và 03 giải quốc gia. Cử 51 lượt huấn luyện viên, 163 lượt vận động viên thuộc 09 môn thể thao tập huấn trong nước chuẩn bị tham dự giải toàn quốc và 01 huấn luyện viên, 10 vận động viên thuộc 02 môn thể thao tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài. Cử 58 lượt huấn luyện viên, 270 lượt vận động viên, 01 chuyên gia và 06 trọng tài thuộc 15 môn thể thao thi đầu trong nước đạt 46 Huy chương Vàng, 37 Huy chương Bạc, 33 Huy chương Đồng. Cử 15 lượt huấn luyện viên, 72 lượt vận động viên, 02 chuyên gia thuộc 13 môn thể thao tham dự 16 giải quốc đạt 04 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc và 04 Huy chương Đồng.

d) Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 22.000 lao động, trong đó lao động có việc làm ổn định là 18.300 người, tạo mới 10.200 chỗ làm cho người lao động. Tính chung 10 tháng đầu năm, số lao động được giải quyết việc làm là 238.200 người, đạt 89,9% kế hoạch; số chỗ việc làm mới tạo ra là 97.700 chỗ, đạt 81,5% kế hoạch.

Từ ngày 08/07 đến ngày 09/08, trên địa bàn thành phố đã có 8.900 người lao động đến Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố đăng ký thất nghiệp (cùng kỳ có 9.900 người); 11.300 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (cùng kỳ có 9.100 người).

đ) Với tinh thần tương thân tương ái, nhằm hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua những thiệt hại do liên tiếp bị cơn bão số 10, số 11 và nhiều đợt lũ lớn tàn phá; thành phố đã quyết định chi ngân sách 5 tỷ đồng cùng với số tiền, hàng tiếp nhận ủng hộ từ các tổ chức cá nhân thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố để ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục một phần khó khăn. Tổng số tiền, hàng đã ủng hộ là 13,276 tỷ đồng tiền mặt và hơn 39.409 kg hàng hóa. Cụ thể ủng hộ cho các tỉnh như: Quảng Bình (3,212 tỷ đồng và 10.171,7 kg hàng); Thanh Hóa (700 triệu đồng); Nghệ An (hơn 1 tỷ đồng và 4.270kg hàng hóa); Quảng Nam (1,7 tỷ đồng); Đà Nẵng (1,2 tỷ đồng và khoảng 4.000 kg hàng hóa); Hà Tĩnh (hơn 1,7 tỷ đồng và 10.195,65kg hàng hóa); Quảng Trị (1,052 tỷ đồng và 6.000kg hàng hóa); Thừa Thiên Huế (1,205 tỷ đồng) và Quảng Ngãi (01 tỷ đồng và khoảng 4.000 kg hàng hóa).

e) Tình hình dịch bệnh (Từ 16/9/2013 đến 15/10/2013):

* Bệnh sốt xuất huyết: trong tháng có 957 trường hợp nhập viện, tăng 104 trường hợp (+12,2%) so với tháng trước, không có trường hợp tử vong. Tính chung 10 tháng đầu năm có 5.799 trường hợp, giảm 2.994 trường hợp (-34,05%) so với cùng kỳ năm 2012, tử vong 04 ca (tại Quận 11, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức và Quận 10).

* Bệnh tay-chân-miệng: trong tháng có 703 trường hợp nhập viện điều trị, tăng 104 trường hợp (+17,36%) so với tháng trước, không có trường hợp tử vong. Tính chung 10 tháng đầu năm có 5.959 ca nhập viện điều trị, giảm 5.959 ca (- 46,16%) so với cùng kỳ, có 01 ca tử vong (tại Huyện Củ Chi).

* Các dịch bệnh khác:

Tình hình cúm A (H1N1): Tổng số ca tử vong do cúm A(H1N1) tại thành phố tính từ đầu năm đến nay là 6 ca tại các Quận 3, Quận 9, Quận 11, Quận Tân Phú, Quận Gò vấp và Quận Tân Bình.

Tình hình Cúm A (H5N1) và cúm A(H7N9): chưa có ca mắc cúm A/H5N1 và ca cúm A(H7N9) tại thành phố.

Trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ bùng phát trên địa bàn, thành phố đã chỉ đạo ngành Y tế triển khai các biện pháp tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các dịch; tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cách phòng chống lây nhim bệnh đau mt đỏ trong cộng đồng. Đến nay, tình hình dịch đã giảm mạnh và không có trường hợp biến chứng nặng nào được ghi nhận.

1.7. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội:

a) Về quốc phòng an ninh:

Trong tháng, Công an thành phố triển khai các mặt công tác đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn, nắm tình hình, đấu tranh đối sách với số đối tượng chống đối chính trị trên địa bàn thành phố; đảm bảo an ninh trật tự lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phục vụ diễn tập phương án xử lý tình huống khẩn nguy hàng không, dân dụng, biểu tình phá rối an ninh, khủng bố, kết hợp diễn tập khu vực phòng thủ thành phnăm 2013 (DT-13). Đồng thời triển khai kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự cho các sự kiện chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm 2013.

b) Về trật tự an toàn xã hội: (Từ 16/9/2013 đến 15/10/2013)

+ Tội phạm hình sự: đã xảy ra 539 vụ phạm pháp hình sự, tăng 71 vụ (+ 15,17%) so với cùng kỳ 2012; làm chết 13 người, bị thương 28 người và thiệt hại tài sản trị giá trên 19,6 tỷ đồng. Đã điều tra khám phá 351 vụ, bắt 426 tên (đạt 65,12%), lực lượng tuần tra mật phục bắt 73 nhóm 231 tên tội phạm các loại, số vụ cướp tài sản giảm mạnh so với cùng kỳ (-55,55%), tuy nhiên án trộm tài sản vẫn còn cao (chiếm 51,02% trong cơ cấu tội phạm) do các băng nhóm trộm cắp thực hiện với phương thức, thủ đoạn ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đột nhập nhà dân, doanh nghiệp trộm cắp xe máy hoặc tài sản có giá trị lớn.

+ Vi phạm về kinh tế và môi trường: đã phát hiện và xử lý 77 vụ vi phạm kinh tế; thu giữ nhiều loại hàng hóa trị giá khoảng 1,49 tỷ đng; chủ yếu là thuc lá ngoại, rượu ngoại, mỹ phẩm, máy tính xách tay, dầu DO, điện thoại di động, gas, đồ dân dụng... Lực lượng Cảnh sát môi trường đã tập trung năm tình hình, kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý 92 trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.

+ Tình hình trật tự an toàn giao thông: trong tháng, đã lập biên bản xử lý hành chính 45.694 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 3.712 xe các loại, tước giấy phép lái xe 4.173 trường hợp, xử lý 4.512 trường hợp vi phạm về đội mũ bảo hiểm..., chuyên kho bạc nhà nước thu trên 17 tỷ đng.

Tai nạn giao thông đường bộ: đã xảy ra 417 vụ tai nạn giao thông đường bộ,làm chết 70 người, bị thương 404 người, hư hỏng 290 phương tiện các loại. Trong đó xảy ra 105 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên, tăng 30 vụ (+40%) so với cùng kỳ; làm chết 70 người, tăng 06 người (+9,37%) so với cùng kỳ; bị thương 54 người, tăng 23 người (+74,19%) so với cùng kỳ.

+ Tình hình cháy, nổ: đã xảy ra 36 vụ cháy (giảm 03 vụ so với tháng trước), thiệt hại về người: chết 02 người và bị thương 03 người (so với tháng trước tăng 01 người chết và giảm 05 người bị thương), thiệt hại về tài sản ước tính thành tiền khoảng 70 triệu đồng, có 9 vụ chưa ước tính được thiệt hại thành tiền. Trong tháng, trên địa bàn thành phố không xảy ra nổ (so với tháng trước không tăng, không giảm). Thành phố đã điều động lực lượng, phương tiện thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cu hộ; tìm được 02 thi thể nạn nhân bàn giao cho địa phương và gia đình xử lý.

1.8. Công tác phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại tố cáo:

Trong 9 tháng đầu năm 2013, toàn thành phố đã tiếp 36.899 lượt công dân (lãnh đạo tiếp 7.637 lượt công dân; tiếp thường xuyên 29.262 lượt công dân), giảm 5% so cùng kỳ, trong đó cấp thành phố tiếp 2.123 lượt công dân; cấp sở, ban, ngành tiếp 5.207 lượt công dân; cấp quận - huyện tiếp 18.318 lượt công dân; cấp xã, phường, thị trấn tiếp 11.225 lượt công dân. Ngoài ra, toàn thành phố đã tiếp 77 đoàn công dân (đông người), tăng 32 đoàn so cùng kỳ. Tổng số đơn tiếp nhận, phân loại, xử lý 4.770 đơn, giảm 49% so cùng kỳ. Đã xử lý được 4.759/4.770 đơn, đạt 99,7%, trong đó xử lý, chuyển trả, lưu 1.193 đơn, để lại giải quyết 3.566 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (3.320 đơn khiếu nại và 246 đơn tố cáo). Tổng số đơn thư khiếu nại đã giải quyết thuộc thẩm quyền là 2.569/3.320 đơn, đạt 78%; tổng số đơn tcáo đã giải quyết thuộc thẩm quyền là 192/246 đơn, đạt 78%. Qua công tác phân loại, xử lý đơn cho thấy, nội dung đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu trong lĩnh vực hành chính (chiếm 98,6%); trong đó đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có tỷ lệ trên 56%; đơn lĩnh vực tư pháp chiếm tỷ lệ thấp; nội dung đơn tố cáo liên quan tham nhũng chiếm tỷ lệ thấp.

1.9. Về công tác đối ngoại:

Trong tháng, lãnh đạo thành phố đã đón tiếp 14 đoàn khách quốc tế (08 đoàn nhà nước, 03 đoàn doanh nghiệp, 01 đoàn thuộc Tổ chức phi Chính phủ và 01 đoàn Tổ chức Liên Chính phủ); trong đó, có một số đoàn cấp cao như: Tổng thng Bungary; Tổng lãnh sự Canada; Tổng lãnh sự Hà Lan; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao úc; Bộ Trưởng Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sỹ; Phó Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc; Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam; Thủ hiến Vùng lãnh thổ Bắc Úc; Thị trưởng Berlin, Đức.

2. Nhận xét, đánh giá chung:

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội thành phố tháng 10 tiếp tục ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thành phố tiếp tục được duy trì và tăng trưởng, thể hiện sự nỗ lực của thành phố trong việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khá, các hệ thống bán lẻ có nhiều chương trình khuyến mãi, chương trình bình ổn giá trên địa bàn thành phố đã khuyến khích tiêu dùng do đó lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường không giảm. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp; công tác quản lý tài chính - tín dụng có chuyển biến tích cực; qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp. Đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng. Các công trình giao thông trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong tháng, thành phố đã khánh thành 02 công trình giao thông trọng điểm: cầu Sài Gòn 2 và cầu vượt nút giao vòng xoay Cây Gõ.

Các chính sách an sinh xã hội được thành phố thực hiện tốt, tích cực hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do thiên tai. Tình hình dịch bệnh được chủ động phòng ngừa nên đã khống chế, không để gây hậu quả tiêu cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Tuy nhiên, bước vào quý cuối của năm 2013, thành phố đối diện với khá nhiều khó khăn trong các lĩnh vực, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế cả nước. Kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ do giá trị gia tăng một số mặt hàng xuất khẩu đạt thấp (nông sản, thủy sản) do chỉ xuất khẩu dạng thô hoặc sơ chế hay chỉ gia công (đối với mặt hàng giầy dép), mặt khác do suy thoái kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013 nên cũng ảnh hưởng nhất định đến thị trường xuất khẩu trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng nhẹ, nhưng với áp lực tăng giá hàng hóa do nhu cầu tiêu thụ tăng vào dịp lễ, Tết cuối năm 2013 cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến chỉ số giá tiêu dùng thành phố. Thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm 2013 đạt kết quả khá tích cực nhưng vẫn chưa đủ điều kiện đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013 của thành phố do chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao quá cao so với điều kiện và khả năng của thành phố. Dù thành phố đã nỗ lực cân đối nguồn vốn để bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản (đã bố trí vốn kế hoạch đợt 2/2013), tuy nhiên tỷ lệ giải ngân không cao. Số vụ cướp tài sản giảm mạnh nhưng án trộm tài sản còn rất cao, thủ đoạn của tội phạm ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi, đặc biệt loại án này thường phát triển vào dịp cuối năm.

III. Nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 năm 2013:

1. Rà soát lại các nhiệm vụ được phân công để tập trung thực hiện, quyết tâm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 đã đề ra. Tập trung tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố để phấn đấu tăng trưởng kinh tế bền vững những tháng cuối năm 2013, tạo điều kiện chăm lo an sinh xã hội tốt hơn.

2. Theo dõi sát diễn biến thị trường, tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2013. Đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; bảo đảm cân đối đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết cổ truyền 2014, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Chủ động phát triển hệ thống phân phối hàng bình ổn giá nhằm đưa hàng hóa đến người tiêu dùng với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng nhất.

3. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm góp phần giảm thiểu các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng,… kiểm soát tốt giá cả các loại hàng hóa dịch vụ trong những dịp lễ Tết cuối năm 2013.

4. Tập trung rà soát tiến độ thực hiện và đôn đốc giải ngân các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách, vốn ODA, các dự án triển khai theo hình thức BOT hay BT; nhắc nhở các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất các thủ tục theo quy định để giải ngân sớm các công trình có khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu. Kiên quyết giảm, giãn vốn đối với các công trình, dự án chậm triển khai, chưa thật sự cấp bách, không đủ vốn hoàn thành trong thời hạn quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phương án tái cơ cấu nền kinh tế thành phố theo chủ trương của Chính phủ đồng thời với cải cách hành chính theo hướng tháo gỡ các điểm nghẽn trong quá trình phát triển nhằm tạo tiền đề cần thiết để thành phố tăng trưởng hiệu quả, chất lượng và bền vững hơn.

6. Tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2013); Ngày Nhà giáo Vit Nam 20/11.

7. Triển khai kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2014; tập trung hoàn thành Báo cáo sơ kết 3 năm tình hình kinh tế xã hội thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX và 6 chương trình đột phá; chuẩn bị các nội dung phục vụ Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa IX và kỳ họp lần thứ 12 Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII; triển khai các kế hoạch chăm lo Tết cổ truyền Giáp Ngọ 2014.

8. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông ở cả 3 mặt từ nay đến cuối năm 2013. Mở đợt cao điểm tn công, đy lùi tệ nạn trộm cắp, cướp giật trên địa bàn. Tăng cường công tác tuần tra mật phục, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về hình sự. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, có kế hoạch kiểm tra và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

9. Chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2013./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (HN và TPHCM);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Tổng Cục Thống kê;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- Thành viên UBND thành phố;
- Các sở - ban - ngành TP;
- Ủy ban MTTQ và Đoàn thể TP;
- UBND các quận - huyện;
- Các Tổng Cty, Công ty thuộc TP;
- VPUB: CPVP; Các Phòng CV, THKH (2b);
- Lưu: VT, (THKH/Đ)

TL. CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG





Võ Văn Luận

 



[1] Số liệu Cục Thuế thành phố trong 9 tháng đu năm 2013.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 193/BC-UBND ngày 06/11/2013 về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh thành phố tháng 10, mười tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 11 năm 2013

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.735

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.69.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!